Tài liệu Hiệu quả của nước súc miệng chứa tinh dầu trên lượng vi khuẩn streptococcus mutans ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 119
HIỆU QUẢ CỦA NƯỚC SÚC MIỆNG CHỨA TINH DẦU
TRÊN LƯỢNG VI KHUẨN STREPTOCOCCUS MUTANS Ở BỆNH NHÂN
MANG KHÍ CỤ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỐ ĐỊNH
Võ Thị Thảo Nguyên*, Đặng Vũ Ngọc Mai**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của nước súc miệng chứa tinh dầu trên số lượng vi khuẩn
Streptococcus mutans trong nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thiết kế song song, ngẫu nhiên,
mù đơn, có nhóm chứng, thực hiện trên 29 bệnh nhân đang điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định tại
Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng được chia ngẫu nhiên thành 2
nhóm: nhóm thử nghiệm (n=15) súc miệng bằng nước súc miệng chứa tinh dầu, nhóm chứng (n=14) súc miệng
bằng nước muối sinh lí; súc miệng ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml trong 30 giây. Nước bọt không kích thích ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của nước súc miệng chứa tinh dầu trên lượng vi khuẩn streptococcus mutans ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 119
HIỆU QUẢ CỦA NƯỚC SÚC MIỆNG CHỨA TINH DẦU
TRÊN LƯỢNG VI KHUẨN STREPTOCOCCUS MUTANS Ở BỆNH NHÂN
MANG KHÍ CỤ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỐ ĐỊNH
Võ Thị Thảo Nguyên*, Đặng Vũ Ngọc Mai**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của nước súc miệng chứa tinh dầu trên số lượng vi khuẩn
Streptococcus mutans trong nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thiết kế song song, ngẫu nhiên,
mù đơn, có nhóm chứng, thực hiện trên 29 bệnh nhân đang điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định tại
Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng được chia ngẫu nhiên thành 2
nhóm: nhóm thử nghiệm (n=15) súc miệng bằng nước súc miệng chứa tinh dầu, nhóm chứng (n=14) súc miệng
bằng nước muối sinh lí; súc miệng ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml trong 30 giây. Nước bọt không kích thích được lấy
trước khi súc miệng và sau khi dùng nước súc miệng 4 tuần. Nước bọt được pha loãng, cấy trên đĩa thạch MSB
(Mitis Salivarius Bacitracin) là môi trường nuôi cấy chọn lọc đối với Streptococcus mutans, ủ yếm khí ở 370C
trong 5 ngày, đếm số khúm vi khuẩn mọc trên mặt thạch sau đó tính ra số đơn vị tạo khúm/ml (CFU/ml).
Kết quả: Số lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt ở thời điểm ban đầu ở hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa (p>0,05). Sau 4 tuần súc miệng với nước muối sinh lí, số lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt tăng
2,54% nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở nhóm súc miệng với nước súc miệng chứa tinh dầu, lượng
vi khuẩn S.mutans giảm 50,48% và có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy nước súc miệng chứa tinh dầu có hiệu quả làm giảm số lượng vi
khuẩn S.mutans trong nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng cố định. Việc bổ sung nước súc miệng
chứa tinh dầu vào quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng của
bệnh nhân.
Từ khóa: nước súc miệng tinh dầu, Streptococcus mutans
ABSTRACT
EFFECT OF AN ESSENTIAL OILCONTAINING MOUTHRINSE
ON SALIVARY STREPTOCOCCUS MUTANS LEVELS IN PATIENTS
WITH FIXED ORTHODONTIC APPLIANCES
Vo Thi Thao Nguyen, Dang Vu Ngoc Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 119 - 125
Objectives: The aim of this study was to determine the effect of an essential oil containing mouthrinse on
salivary Streptococcus mutans levels in patients with fixed orthodontic appliances.
Method: A single-blind, randomized controlled trial with two parallel groups design was conducted in 29
orthodontic patients with fixed appliances at Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and
Pharmacy at Ho Chi Minh City. The subjects were randomized into two groups: the experimental group (n=15
patients) who rinsed with essential oil containing mouthrinse and the control group (n=14 patients) who rinsed
* Khóa BS Răng Hàm Mặt 2008-2014, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn NKCS, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Đặng Vũ Ngọc Mai ĐT: 0918325781 Email: dvngocmai@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 120
with physiological saline. They rinsed with 20ml for 30 seconds twice a day. On-stimulated salivary samples were
collected at baseline and after 4 weeks. Colony-forming units per ml (CFU/ml) of Streptococcus mutans colonies
on MSB Agar (Mitis Salivarius Bacitracin) were counted after 5 days of anaerobic incubation.
Results: There was no statistically significant difference in mean of S.mutans CFU between the two groups
at baseline (p>0.05). The control group showed an increase of 2.54% in the S.mutans CFU with no statistical
significance (p>0.05). There was a significant difference in CFU between baseline and after 4 weeks in
experimental group (p<0.01). The essential oil containing mouthrinse produced a reduction of 50.48% in the
S.mutans CFU (p<0.01).
Conclusion: Essential oil containing mouthrinse was found effectiveness in reducing the amount of
S.mutans in saliva in patients with fixed orthodontic appliances. Adding essential oil containing mouthrinse to
the standard oral hygiene regimen may be beneficial for orthodontic patients in maintaining proper oral health.
Key words: essential oil containing mouthrinse, Streptococcus mutans
MỞ ĐẦU
Điều trị chỉnh hình răng mặt không chỉ
mang lại một khớp cắn chức năng mà còn mang
lại một nụ cười thẩm mỹ. Tuy mang lại nhiều lợi
ích nhưng hình thức điều trị này cũng có thể là
yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng.
Gắn khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định không
những gây cản trở vệ sinh răng miệng mà còn
làm thay đổi cân bằng hệ vi sinh vật thường trú
vùng miệng(14), đặc biệt là sự tăng lên đáng kể
lượng vi khuẩn S. mutans trong mảng bám, nước
bọt(3,12,13,14). Quá trình vệ sinh răng miệng có thể
gặp khó khăn do đau, cản trở của mắc cài, dây
cung, thun liên kết(11) Sự gia tăng vi khuẩn sinh
acid làm giảm pH mảng bám cùng với việc gia
tăng vị trí lưu giữ mảng bám vi khuẩn là những
yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của sang thương
đốm trắng thường thấy trong giai đoạn điều trị
chỉnh hình. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã
được thực hiện để tìm hiểu về hiệu quả của tác
nhân hóa trị liệu như chlorhexidine, tinh dầu
hay triclosan trong các dạng sản phẩm chăm sóc
sức khỏe răng miệng như kem đánh răng, nước
súc miệng, gel hay vec-ni... Trong các tác nhân
kháng khuẩn, nước súc miệng chứa tinh dầu là
loại nước súc miệng đã được sử dụng rộng rãi
trên thế giới trong hơn một thế kỉ qua với ít tác
dụng phụ(2). Nước súc miệng kháng khuẩn chứa
0,092% eucalyptol; 0,042% menthol; 0,06%
methyl salicylate; 0,064% thymol (Listerine®) và
0,12% chlorhexidine gluconate (Peridex®) là hai
loại nước súc miệng được ADA (American
Dental Association) chứng nhận là tác nhân hóa
trị liệu kiểm soát được mảng bám trên nướu và
viêm nướu(2). Nước súc miệng kháng khuẩn
chứa tinh dầu là một biện pháp hỗ trợ vệ sinh
răng miệng an toàn, hiệu quả trong việc làm
giảm viêm nướu, mảng bám. Song những
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của nước súc
miệng chứa tinh dầu trên lượng vi khuẩn
S.mutans trong mảng bám, nước bọt lại chưa đi
đến một kết luận thống nhất. Do đó, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này với mong muốn tìm
hiểu nước súc miệng chứa tinh dầu có hiệu quả
trong việc làm giảm số lượng vi khuẩn S.mutans
trong nước bọt hay không; từ đó tiến tới xây
dựng quy trình hướng dẫn vệ sinh răng miệng ở
đối tượng mang mắc cài - đối tượng nhạy cảm
cao với sâu răng trong giai đoạn điều trị chỉnh
hình răng mặt.
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của nước súc miệng chứa
tinh dầu trên số lượng vi khuẩn S.mutans trong
nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình
răng mặt cố định.
Mục tiêu cụ thể
1- So sánh số lượng S.mutans trong nước bọt
trước và sau khi súc miệng với nước súc miệng
kháng khuẩn chứa tinh dầu trong 4 tuần (nhóm
thử nghiệm)
2- So sánh số lượng S.mutans trong nước bọt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 121
trước và sau khi súc miệng với nước muối sinh lí
trong 4 tuần (nhóm chứng)
3- So sánh hiệu quả làm thay đổi số lượng
S.mutans trong nước bọt giữa nhóm thử nghiệm
và nhóm chứng.
ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, thiết kế song song,
ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 29 bệnh nhân đang
điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định
tại Khu điều trị 4 - Khoa Răng Hàm Mặt - Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi từ 18-35, tình trạng sức khỏe toàn
thân tốt.
Tình trạng răng miệng và ý thức giữ gìn vệ
sinh răng miệng khá.
Điều trị chỉnh hình với mắc cài kim loại ở
răng trước và răng cối nhỏ, khâu ở răng cối lớn.
Tự nguyện kí tên đồng ý tham gia sau khi đã
được thông tin đầy đủ về mục đích và quá trình
nghiên cứu.
Sẵn sàng hoàn thành nghiên cứu theo đúng
tiến trình của đề tài.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có răng sâu chưa điều trị
Dùng kháng sinh toàn thân hay tại chỗ trong
vòng 1 tháng trước đó.
Mắc các bệnh toàn thân.
Dùng nước súc miệng kháng khuẩn trong
vòng 1 tháng trước đó.
Có tiền sử nhạy cảm với bất kì nước súc
miệng kháng khuẩn nào.
Phân nhóm: 29 bệnh nhân được phân ngẫu
nhiên thành 2 nhóm. Nhóm 1: 15 bệnh nhân súc
miệng bằng nước súc miệng chứa tinh dầu
(NSM chứa tinh dầu). Nhóm 2: 14 bệnh nhân súc
miệng bằng nước muối sinh lí (NMSL).
Phương pháp nghiên cứu
Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện vệ sinh răng miệng: Kem đánh
răng không chứa thành phần diệt khuẩn
(Colgate® ngừa sâu răng tối đa), bàn chải mềm
(Colgate ® Slim soft chăm sóc nướu), nước súc
miệng chứa tinh dầu (Listerine ® Cool Mint),
nước muối sinh lí NaCl 0,9% (Công ty cổ phần
thương mại thiết bị Y tế Vĩnh Phúc).
Phương tiện thu thập nước bọt: ly thủy tinh
có nắp đậy (hấp vô trùng).
Vật liệu, dụng cụ trong xét nghiệm vi sinh:
Ống nghiệm, que cấy, pipette 10 ml, pipet 1 ml,
micro pipette (hấp vô trùng), nước cất vô trùng,
bình ủ yếm khí GasPak® anaerobic jar (Becton,
Dickinson and Company, USA), túi tạo môi
trường yếm khí AnaeroGen 2.5 litre (Oxoid, UK),
giấy chỉ thị môi trường yếm khí Anaerobic
indicator (Oxoid, UK), tủ ủ 37oC .
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Đĩa thạch
MSB (Mitis Salivarius Agar bổ sung bacitracin
và sucrose) là môi trường chọn lọc đối với
S. mutans.
Quy trình thực hiện
Nghiên cứu gồm 1 giai đoạn rửa (trước khi
lấy mẫu lần đầu tiên 1 tuần) và 2 lần lấy mẫu
(trước súc miệng và sau khi súc miệng 4 tuần).
Giai đoạn rửa
Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu
được cung cấp bàn chải, kem đánh răng và bản
hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
Lấy mẫu
Lần 1: Trước khi dùng nước súc miệng:
- Quy trình lấy nước bọt: cho bệnh nhân ngồi
thẳng trong tư thế thoải mái, đầu nghiêng nhẹ về
phía trước; yêu cầu bệnh nhân nuốt hết nước bọt
trong miệng sau đó không nuốt nước bọt trong 5
phút rồi nhổ hết nước bọt trong miệng vào ly
thủy tinh vô trùng có nắp đậy.
A
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 122
- Mỗi bệnh nhân được cung cấp nước súc
miệng chứa tinh dầu hoặc nước muối sinh lí đủ
dùng trong 4 tuần. Dùng nước súc miệng sau khi
chải răng vào buổi sáng sau khi ăn sáng và buổi
tối trước khi đi ngủ: mỗi lần 20 ml nước súc
miệng trong 30 giây, không ăn uống sau ít nhất
30 phút.
Lần 2: Sau khi dùng nước súc miệng 4 tuần:
tương tự như lần 1.
Quy trình vi sinh
Nước bọt được lắc đều, pha loãng 1ml nước
bọt với nước cất vô trùng với tỉ lệ 1/103, lấy 20μl
nước bọt đã pha loãng cấy vào thạch chọn lọc
MSB. Ủ thạch trong môi trường yếm khí ở 370C
trong 5 ngày và đếm số khúm vi khuẩn mọc trên
mặt thạch sau đó tính ra số đơn vị tạo khúm/ml
(CFU/ml).
KẾT QUẢ
Kiểm định Mann - Whitney U về số lượng
trung bình vi khuẩn S.mutans trong nước bọt
(CFU/ml) của hai nhóm ở thời điểm ban đầu cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) (Bảng 1).
Bảng 1. Số lượng vi khuẩn S.mutans (CFU/ml) trong
nước bọt so sánh giữa hai nhóm trước khi dùng nước
súc miệng:
Loại NSM n
Trước súc miệng
(x10
5
CFU/ml)
NSM chứa tinh dầu 15 61,27 ± 98,23
NMSL 14 39,00 ± 37,52
p=0,810 Kiểm định Mann – Whitney U
Sự thay đổi số lượng vi khuẩn S.mutans
trong nước bọt trước và sau khi dùng mỗi
loại nước súc miệng
Số lượng trung bình S.mutans (CFU/ml) giảm
có ý nghĩa thống kê ở nhóm dùng nước súc
miệng chứa tinh dầu (p<0,01); ở nhóm chứng, số
lượng trung bình S.mutans khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 2).
Bảng 2. Sự thay đổi số lượng vi khuẩn S.mutans (CFU/ml) trong nước bọt trước và sau khi dùng mỗi loại nước
súc miệng
Loại NSM n Trước súc miệng (x10
5
CFU/ml) Sau súc miệng (x10
5
CFU/ml) p*
NSM chứa tinh dầu 15 61,27 ± 98,23 28,33 ± 59,87 0,003
NMSL 14 39,00 ± 37,52 59,36 ± 63,45 0,510
(*)Test Wilcoxon
So sánh hiệu quả làm thay đổi số lượng vi
khuẩn S.mutans trong nước bọt giữa nước
súc miệng chứa tinh dầu và nước muối sinh
lí
Sau khi dùng nước súc miệng chứa tinh dầu,
số lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt giảm
trung bình 32,93 x 105 CFU/ml. Trong khi đó, ở
nhóm dùng nước muối sinh lí tăng trung bình
20,36 x 105 CFU/ml. Sử dụng kiểm định phi tham
số cho hai mẫu độc lập Mann - Whitney U để so
sánh sự thay đổi số lượng vi khuẩn trước và sau
khi dùng nước súc miệng của hai nhóm cho thấy
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) (Bảng 3).
Bảng 3. So sánh hiệu quả làm thay đổi số lượng S.mutans (CFU/ml) trong nước bọt giữa nước súc miệng chứa
tinh dầu và nước muối sinh lí
Loại NSM n Trước súc miệng (x10
5
CFU/ml) Sau súc miệng (x10
5
CFU/ml) Thay đổi (x10
5
CFU/ml)
NSM chứa tinh dầu 15 61,27 ± 98,23 28,33 ± 59,87 Giảm 32,93 ± 46,22
NMSL 14 39,00 ± 37,52 59,36 ± 53,45 Tăng 20,36 ± 58,80
p= 0,817 Kiểm định Mann - Whitney U
Sau khi dùng nước súc miệng, tỉ lệ vi khuẩn
S.mutans trong nước bọt giảm trung bình 50,48 %
và tăng trung bình 2,54 % tương ứng ở nhóm thử
nghiệm và nhóm chứng. Sử dụng kiểm định phi
tham số cho hai mẫu độc lập Mann - Whitney U
để so sánh hiệu quả làm thay đổi phần trăm (%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 123
số lượng vi khuẩn trước và sau khi dùng nước
súc miệng cho thấy sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4).
Bảng 4. So sánh tỉ lệ phần trăm (%) thay đổi số
lượng S.mutans (CFU/ml) trong nước bọt giữa nước
súc miệng chứa tinh dầu và nước muối sinh lí
Loại NSM N Thay đổi (%)
NSM chứa tinh dầu 15 Giảm 50,48 ± 38,47
NMSL 14 Tăng 2,54 ± 776,68
p=0,728 Kiểm định Mann - Whitney U
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi súc
miệng với nước súc miệng chứa tinh dầu trong 4
tuần, lượng S.mutans trong nước bọt giảm
50,48% so với thời điểm ban đầu và sự giảm này
có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Fine và cs
(2000)(8) và Agarwal và cs (2011)(1). Nghiên cứu
của Fine và cs ghi nhận rằng nước súc miệng
chứa tinh dầu có tác dụng làm giảm 39,2% lượng
S.mutans trong nước bọt không kích thích sau
khi súc miệng trong 11 ngày. Tương tự như vậy,
nghiên cứu của Agarwal và cs cũng kết luận
lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt không
kích thích giảm có ý nghĩa sau 7 ngày dùng nước
súc miệng chứa tinh dầu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ
lệ phần trăm giảm số lượng vi khuẩn S.mutans
sau khi dùng nước súc miệng chứa tinh dầu cao
hơn trong nghiên cứu của Fine và cs. Điều này
có thể do hai nghiên cứu khác nhau về một số
yếu tố như số lượng vi khuẩn trong nước bọt ở
thời điểm ban đầu và thời gian dùng nước súc
miệng. Trong nghiên cứu của Fine và cs (2000),
các cá thể có số lượng vi khuẩn S.mutans trung
bình trong nước bọt ban đầu là 104,38 (2,4x104)
CFU/ml. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả
các đối tượng của nhóm dùng nước súc miệng
chứa tinh dầu đều có lượng vi khuẩn ban đầu ở
mức cao ≥ 7x105 CFU/ml. Đây có thể là lí do
khiến tác dụng của nước súc miệng chứa tinh
dầu thể hiện rõ nét hơn. Bên cạnh đó, thời gian
súc miệng trong nghiên cứu này là 4 tuần, dài
hơn đáng kể so với thời gian 11 ngày trong
nghiên cứu của Fine và cs (2000).
Tuy nhiên, kết quả thu được trong nghiên
cứu của chúng tôi không nhất quán với nghiên
cứu của Fard và cs (2010)(7) ghi nhận nước súc
miệng chứa tinh dầu không có tác dụng làm
giảm có ý nghĩa số lượng S.mutans trong nước
bọt. Về phương pháp, nghiên cứu có những
điểm khá tương đồng với nghiên cứu của chúng
tôi như đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân đang
điều trị chỉnh hình, thời gian dùng nước súc
miệng là 3 tuần. Song cũng có khác biệt quan
trọng là sử dụng bộ kit Strip-Mutans (Orion
Diagnostica, Strip-Mutans, Finland) để đánh giá
sự thay đổi số lượng vi khuẩn S.mutans trong
nước bọt kích thích. Đây là phương pháp đánh
giá bán định lượng, vi khuẩn được nuôi cấy
trong 48 giờ và được so sánh với biểu mẫu của
nhà sản xuất để đọc kết quả. Vì thế, sự khác biệt
số lượng S.mutans trước và sau khi dùng nước
súc miệng có thể biểu hiện không rõ như trong
phương pháp trực tiếp đếm số lượng khúm vi
khuẩn mọc trên thạch chọn lọc.
Hiệu quả làm giảm lượng vi khuẩn S.mutans
của nước súc miệng tinh dầu có thể được giải
thích bởi khả năng kháng khuẩn phổ rộng của
hỗn hợp các tinh dầu thuộc nhóm hợp chất
phenolic chứa trong nước súc miệng (thymol,
menthol, eucalyptol, methyl salicylate)(4). Tinh
dầu tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ sự liên
tục của màng tế bào vi khuẩn và ức chế hoạt
động của enzyme vi khuẩn(2). Đặc tính kị nước
của tinh dầu giúp tăng khả năng thâm nhập qua
lớp màng lipid của tế bào vi khuẩn, làm biến tính
protein màng, gây thủng/biến dạng màng tế bào,
từ đó làm tăng tính thấm dẫn đến sự thoát ra
ngoài của các thành phần nội bào và gây chết tế
bào vi khuẩn(6). Sự hư hại màng tế bào gây ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hàng loạt chức
năng sống của vi khuẩn. Ngoài ra, việc mất tính
nguyên vẹn của màng tế bào làm thay đổi tính
kết dính của vi khuẩn (vi khuẩn đến sau kết dính
vào vi khuẩn đến trước) và khả năng tái đóng
khúm của vi khuẩn, từ đó làm giảm tỉ lệ mảng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 124
bám vi khuẩn trưởng thành và làm giảm khối
lượng mảng bám vi khuẩn(4).
Khác với các nước súc miệng không kê toa
khác, nước súc miệng chứa tinh dầu được chứng
minh có khả năng thâm nhập vào màng sinh học
và tác động lên các vi khuẩn nằm sâu trong
màng sinh học(4). Nước súc miệng chứa tinh dầu
tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn hiếu khí và yếm khí
tùy nghi liên quan đến màng sinh học, trong đó
có S.mutans. Báo cáo gần đây của Oyanagi và cs
(2012)(10) ghi nhận nước súc miệng chứa tinh dầu
có khả năng tiêu diệt S.mutans ở trạng thái tự do
cũng như nằm sâu trong màng sinh học. Những
kết quả này giải thích về khả năng làm giảm số
lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt của
nước súc miệng chứa tinh dầu.
Hiệu quả cơ học của việc súc miệng có thể
được loại trừ khi kết quả nghiên cứu cho thấy
súc miệng với nước muối sinh lí sau 4 tuần
không làm thay đổi có ý nghĩa số lượng vi khuẩn
S.mutans trong nước bọt (p>0,05). Nước muối
sinh lí trong nghiên cứu của chúng tôi đóng vai
trò nhóm chứng âm để đánh giá hiệu quả cơ học
của việc súc miệng. Nghiên cứu của Fine và cs
(2000)(9) sử dụng nước làm nhóm chứng âm cũng
ghi nhận kết quả tương tự: số lượng vi khuẩn
S.mutans trung bình trong nước bọt ở thời điểm
trước và sau thử nghiệm lần lượt là 104,39 và 104,40
(p>0,05). Kết quả này cũng tương đồng với kết
quả ghi nhận được ở nhóm chứng âm (nước
muối sinh lí) trong nghiên cứu của Dogan và cs
(2009)(5).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nước súc
miệng chứa tinh dầu có khả năng làm giảm có ý
nghĩa 50,48% số lượng vi khuẩn S.mutans trong
nước bọt, trong khi đó, nước muối sinh lí không
làm thay đổi có ý nghĩa số lượng vi khuẩn
S.mutans sau 4 tuần thử nghiệm. Song, kết quả so
sánh hiệu quả của hai loại nước súc miệng cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Điều này có thể do nghiên cứu thực hiện trên cỡ
mẫu nhỏ (nhóm thử nghiệm n=15, nhóm chứng
n=14), làm cho sự khác biệt giữa hai nhóm không
được biểu hiện rõ ràng.
KẾT LUẬN
1. Ở nhóm nước súc miệng chứa tinh dầu: số
lượng S.mutans trong nước bọt trước khi dùng
nước súc miệng là 61,27 ± 98,23 x105 CFU/ml, sau
khi súc miệng là 28,33 ± 59,87 x105 CFU/ml. Số
lượng vi khuẩn giảm 50,48% và có ý nghĩa thống
kê (p<0,01).
2. Ở nhóm nước muối sinh lí: số lượng
S.mutans trong nước bọt trước khi dùng nước
súc miệng là 39,00 ± 37,52 x105 CFU/ml, sau khi
súc miệng là 59,36 ± 53,45 x105 CFU/ml. Số lượng
vi khuẩn tăng 2,54% nhưng không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
3. Sự thay đối số lượng và tỉ lệ phần trăm vi
khuẩn S.mutans trong nước bọt trước và sau khi
súc miệng giữa hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu bước đầu
cho thấy nước súc miệng chứa tinh dầu có hiệu
quả làm giảm số lượng vi khuẩn S.mutans trong
nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình
răng cố định. Việc bổ sung nước súc miệng chứa
tinh dầu vào quy trình vệ sinh răng miệng hàng
ngày có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe răng
miệng của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agarwal P, Nagesh L (2011). Comparative evaluation of
efficacy of 0.2% Chlorhexidine, Listerine and Tulsi extract
mouth rinses on salivary Streptococcus mutans count of high
school children-RCT. Contemp Clin Trials.; 32(6): 802-8.
2. Asadoorian J (2006). CDHA Position Paper on Commercially
Available Over-the-Counter Oral Rinsing Products. Canadian
Journal Of Dental Hygiene (CJDH), 40(4): 1-13.
3. Bouzgui F (2012). Orthodontics-Basic aspects and clinical
consideraions. Intech.
4. DePaola LG, Spolarich AE (2007). Safety and Efficacy of
Antimicrobial Mouthrinses in Clinical Practice. Journal of
Dental Hygiene; 81(5): 1-16.
5. Dogan AA, Adilogu AK, Onal S, Cetin ES, Polat E, Uskun E,
Koksal F (2008). Short-term relative antimicrobial effect of
octenidine dihydrochloride on the oral microflora in
orthodontically treated patients. International Journal of
Infectious Diseases; 12: e19-e25.
6. Faleiro ML (2011). The mode of antibacterial action of essential
oil. Science against microbial pathogens, 1143-1156.
7. Fard BK, Ghasemi M, Rastgariyan H, Sajjadi SH, Emami H,
Amani M, Motamedi MHK (2011). Effectiveness of Mouth
Washes on Streptococci in Plaque around Orthodontic
Appliances. International Scholarly Research Network: 1-4.
8. Fine DH, Furgang D, Barnett ML, Drew C, Steinberg L,
Charles CH, Vincent JW (2000). Effect of an essential oil-
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 125
containing antiseptic mouthrinse on plaque and salivary
Streptococcus mutans levels. J Clin Periodontol; 27:157-161.
9. Hamdan AM, Maxfield BJ, Tüfekçi E, Shroff B, Lindauer SJ
(2012). Preventing and treating white-spot lesions associated
with orthodontic treatment: A survey of general dentists and
orthodontists. JADA; 143(7): 777 - 783.
10. Oyanagi T, Tagami J, Martin K (2012). Potential of
mouthwashes in disinfecting cariogenic bacteria and biofilms
leading to inhibition of caries. The Open Dentistry Journal; 6: 23-
30.
11. Phạm Lệ Quyên (2011). Tình trạng mảng bám ở bệnh nhân
mang mắc cài chỉnh nha. Tạp chí Y học, 17: 58-64.
12. Reddy PRR, Raghunandan C, Veena R, Ganeshbabu K (2011).
Adhesion of cariogenic streptococci to orthodontic metal and
ceramic bracket: a quantitative in-vitro study. Int. Journal of
Contemporary Dentistry, 2(5): 66-75.
13. Rosenbloom RG, Tinanoff N (1991). Salivary Streptococcus
mutans levels in patients before, during, and after orthodontic
treatment. Am J Orthodentofacorthop; 100: 35-7.
14. Sari E, Birinci I (2007). Microbiological evaluation of 0.2%
chlorhexidine gluconate mouthrinse in orthodontic patients.
Angle Orthodontist; 77(5):881-884.
Ngày nhận bài báo: 25/01/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/02/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_nuoc_suc_mieng_chua_tinh_dau_tren_luong_vi_khua.pdf