Hiệu quả của một số biện pháp sinh học trong phõng trừ bọ hà (cylas formicarius fabr.) tại bản tây hƣng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Tài liệu Hiệu quả của một số biện pháp sinh học trong phõng trừ bọ hà (cylas formicarius fabr.) tại bản tây hƣng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 55 - 60 55 HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG PHÕNG TRỪ BỌ HÀ (Cylas formicarius Fabr.) TẠI BẢN TÂY HƢNG, XÃ MUỔI NỌI, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Lê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, Phạm Thị Mai1, Yamakawa Rei27 1Trường Đại học Tây Bắc 2Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản Tóm tắt: Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng sản lượng 130 triệu tấn vào năm 2014. Tuy nhiên, khoai lang bị nhiều loài sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la. Bọ hà là đối tượng gây hại quan trọng nhất. Sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng chế phẩm sinh học đều cho hiệu quả tốt với tỷ lệ củ do bọ hà gây hại lần lượt là 18% và 12% so với đối chứng là 37%. Sử dụng bẫy pheromone giới tính đã thiết lập được hệ thống dự báo thiệt hại của bọ hà với đường hồi quy tuyến tính: y = 0,252x + 2,390 (R2 = 0,961) Từ khóa: Bọ hà, bẫy pheromone giới tính, chế phẩm sinh học 1. Mở đầu ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của một số biện pháp sinh học trong phõng trừ bọ hà (cylas formicarius fabr.) tại bản tây hƣng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 55 - 60 55 HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG PHÕNG TRỪ BỌ HÀ (Cylas formicarius Fabr.) TẠI BẢN TÂY HƢNG, XÃ MUỔI NỌI, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Lê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, Phạm Thị Mai1, Yamakawa Rei27 1Trường Đại học Tây Bắc 2Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản Tóm tắt: Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng sản lượng 130 triệu tấn vào năm 2014. Tuy nhiên, khoai lang bị nhiều loài sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la. Bọ hà là đối tượng gây hại quan trọng nhất. Sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng chế phẩm sinh học đều cho hiệu quả tốt với tỷ lệ củ do bọ hà gây hại lần lượt là 18% và 12% so với đối chứng là 37%. Sử dụng bẫy pheromone giới tính đã thiết lập được hệ thống dự báo thiệt hại của bọ hà với đường hồi quy tuyến tính: y = 0,252x + 2,390 (R2 = 0,961) Từ khóa: Bọ hà, bẫy pheromone giới tính, chế phẩm sinh học 1. Mở đầu Khoai lang hiện đang được đánh giá là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng sản lượng 130 triệu tấn vào năm 2014. Châu Á là vùng sản xuất khoai lang rộng lớn nhất chiếm 86,4% tổng diện tích toàn thế giới, tiếp theo là châu Phi chiếm 10,8%. Những nước sản xuất khoai lang lớn nhất thế giới lần lượt là Trung Quốc, Nigeria, Uganda, Indonesia và Việt Nam (FAO, 2016). Mặc dù là một cây trồng kinh tế quan trọng nhưng hàng năm khoai lang bị sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la [4]. Bọ hà là một trong những đối tượng phá hoại nghiêm trọng nhất trên khoai lang. Ở Đài Loan, thiệt hại do Bọ hà gây hại nên trên khoai lang trung bình khoảng 18% số củ. Trong những cánh đồng bị nhiễm nặng có tới 88% số củ có thể bị hư hại [3]. Bọ hà gây hại khoai lang cả ngoài đồng ruộng và cả trong kho [1]. Tại Cuba một nửa diện tích trồng khoai được sử dụng bẫy pheromone giới tính, nấm sinh học Beauveria bassiana và các vật liệu sẵn có của địa phương. Áp dụng các biện pháp phòng trừ cho Bọ hà khoai lang đã giảm đáng kể sự gây hại của Bọ hà từ 45% xuống còn ít hơn 6%, năng suất tăng từ 60 tấn/ha lên 150 tấn/ha [5]. Tây Hưng thuộc xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nơi đây nổi tiếng với sản phẩm khoai lang rất thơm ngon. Tuy nhiên, cũng như các vùng khoai lang khác Tây Hưng bị Bọ hà gây hại nghiêm trọng. Trong thực tế việc áp dụng các biện pháp phòng trừ Bọ hà còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng bẫy pheromone giới tính, chế phẩm sinh học có nguồn gốc nấm Beauveria bassiana phòng trừ Bọ hà hại khoai lang. 7 Ngày nhận bài: 28/11/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 14/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên lạc: Lê Thị Thảo, e - mail: lethao.mc.2009@gmail.com 56 2. Nội dung 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyên Thuận Châu. - Thời gian: Tháng 6 - 9/2016. 2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Vật liệu Bẫy pheromone giới tính (hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate) sản phẩm của Trường Đại học Cần Thơ. Chế phẩm sinh học Beauveria bassiana (Beauveria bassiana) sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Thí nghiệm 1: Sử dụng bẫy pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà Thí nghiệm bố trí gồm 2 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 500 m2. - Công thức 1: Sử dụng bẫy pheromone giới tính (5 bẫy/lần nhắc), 4 lần nhắc lại làm tại 4 vườn: Vườn 1; vườn 2; vườn 3; vườn 4 tại bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi. Mật độ: 1 bẫy/100 m2, độ cao bẫy 50 cm so với mặt đất. - Công thức 2: Đối chứng (áp dụng biện pháp canh tác của nông dân: vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư trước khi trồng, không sử dụng biện pháp phòng trừ). - Phương pháp điều tra: + Đối với công thức sử dụng bẫy pheromone giới tính: Đếm toàn bộ trưởng thành Bọ hà vào bẫy 1 tuần 1 lần. Sau khi điều tra tiến hành thay nước xà phòng trong bẫy. Thay mồi Pheromone giới tính trong bẫy định kì 1 tháng/lần. Tính mật độ trung bình Bọ hà vào bẫy theo thời gian điều tra (con/bẫy/tuần). + Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ (%) củ bị hại * Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bọ hà Thí nghiệm bố trí gồm 2 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 500 m2. - Công thức 1: Sử dụng chế phẩm sinh học Beauveria bassiana, 4 lần nhắc lại. Sử dụng 2 lần/vụ, rải vào đất trước khi trồng và sau trồng 1,5 tháng, 2 kg/1000 m2/lần. - Công thức 2: Đối chứng (theo tập quán người dân - sử dụng biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư trước khi trồng, không phòng trừ bằng biện pháp khác) - Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ (%) củ bị hại. - Phương pháp lấy mẫu và đánh giá tỷ lệ củ bị hại: Lấy tổng số củ của 10 cây sau khi thu hoạch theo đường chéo trong mỗi ô thí nghiệm. Đếm số lượng lỗ ăn (lỗ khoảng 1 mm) trên củ. 57 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Bọ hà vào bẫy pheromone giới tính Số lượng Bọ hà vào bẫy pheromone giới tính thể hiện ở Bảng 1 và hình 1. Ruộng 1 và ruộng 3 có mật độ Bọ hà cao, ruộng 2 và rộng 4 có mật độ Bọ hà thấp. Mật độ Bọ hà đực vào bẫy cao nhất ngày 30/6/2016 trên mỗi ruộng tương ứng là 148,6; 53,1; 201,8; 34,8 con đực/bẫy/tuần. Tuy nhiên, chúng có cùng 1 điểm chung đó là cứ 3 - 4 tuần mật độ Bọ hà lại có 1 đỉnh cao. Khoảng cách thời gian giữa các đỉnh cao Bọ hà vào bẫy trùng với thời gian vòng đời của Bọ hà. Bảng 1. Diễn biến số lƣợng trƣởng thành Bọ hà đực vào bẫy pheromone giới tính tại bản Tây Hƣng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu Ngày điều tra Mật độ Bọ hà trưởng thành đực vào bẫy (con/bẫy) Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 30/6/2016 148,6 53,1 201,8 34,8 7/7/2016 71,3 30,4 36,9 13,6 14/7/2016 58,6 44,3 94,7 19,4 22/7/2016 99,1 62,8 116,6 22 28/7/2016 99,7 35,8 147 15,2 4/8/2016 34 36 142 16,4 11/8/2016 87,4 34,5 107,3 11,8 18/8/2016 115 50 148,5 15 25/8/2016 63,6 27,5 72,8 9,3 1/9/2016 54,1 30,9 64,4 8,8 8/9/2016 - 30 24,4 6,6 15/9/2016 - 21,4 36,1 8,8 Hình 1. Diễn biến số lƣợng trƣởng thành Bọ hà đực vào bẫy pheromone giới tính 58 3.2. Hệ thống dự báo thiệt hại của Bọ hà khoai lang Bảng 2. Tỷ lệ củ khoai lang bị Bọ hà gây hại trong mô hình sử dụng bẫy pheromone giới tính Tỷ lệ củ khoai bị Bọ hà gây hại (%) Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 27,6 17,8 42 5,1 Từ số lượng Bọ hà vào bẫy trong ngày 18/8/2016 và tỷ lệ củ khoai bị gây hại do Bọ hà hệ thống dự báo thiệt hại của Bọ hà đã được thiết lập (Hình 2). Kết quả cho thấy hệ số tương quan chặt chẽ giữa số lượng Bọ hà vào bẫy và tỷ lệ gây hại (R2 = 0,961). Số lượng Bọ hà vào bẫy càng nhiều thì tỷ lệ gây hại càng cao và ngược lại. Đường hồi quy tuyến tính được xác định y = 0,252x + 2,390. Khi mức gây hại kinh tế (EIL) được thiết lập 10% hoặc 15%, các ngưỡng trong số lượng Bọ hà vào bẫy ước tính tương ứng là 30 hoặc 50. Hình 2. Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ gây hại của Bọ hà và số lƣợng trƣởng thành Bọ hà đực vào bẫy pheromone giới tính 3.3. Hiệu quả của biện pháp sử dụng pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà khoai lang Sử dụng bẫy pheromone giới tính ngoài việc dự tính dự báo thiệt hại do Bọ hà để đưa ra biện pháp phòng trừ còn làm giảm số lượng Bọ hà trên đồng ruộng và làm giảm số lượng củ bị hại. Theo Li Zheng Zhuo (1998) khi sử dụng bẫy pheromone giới tính tỷ lệ củ bị Bọ hà gây hại trên đồng ruộng khoảng 8,5 - 10,1% giảm nhiều so với tỷ lệ củ bị Bọ hà gây hại của đối chứng là 53,1 - 58,2% [6]. Hiệu quả của bẫy pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà được thể hiện ở Bảng 3. Kết quả so sánh ở độ tin cậy 95% cho thấy giữa công thức đối chứng và công thức sử dụng bẫy pheromone giới tính có sự khác nhau. Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà ở công thức sử dụng bẫy pheromone giới tính là 18%, thấp hơn nhiều so với công thức đối chứng là 37%. Biện pháp sử dụng bẫy pheromone giới tính cho hiệu quả tốt trong việc hạn chế gây hại của Bọ hà. 59 Bảng 3. Hiệu quả của biện pháp pheromone giới tính phòng trừ Bọ hà khoai lang Công thức Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà (%) Đối chứng 37a Bẫy pheromone 18b Utn 3,02 U(0.05) 1,96 Chú ý: Các chữ cái trong cùng một cột khác biệt nhau thì số liệu khác nhau ở độ tin cậy 95% 3.4. Hiệu quả của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Bọ hà khoai lang Hiệu quả của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Bọ hà khoai lang được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Hiệu quả của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Bọ hà khoai lang Công thức Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà (%) Đối chứng 37a Chế phẩm sinh học 12 b Utn 4,16 U(0,05) 1,96 Chú ý: Các chữ cái trong cùng một cột khác biệt nhau thì số liệu khác nhau ở độ tin cậy 95% Kết quả so sánh ở độ tin cậy 95% cho thấy giữa công thức đối chứng và công thức sử dụng chế phẩm sinh học có sự khác nhau. Tỷ lệ củ bị hại do Bọ hà ở công thức sử dụng bẫy pheromone giới tính là 12%, thấp hơn nhiều so với công thức đối chứng là 37%. Sử dụng chế phẩm sinh học đã giảm thiểu được số lượng củ bị hại từ đó hạn chế thiệt hại về năng suất cũng như chất lượng khoai. 4. Kết luận Sử dụng bẫy pheromone giới tính đã hạn chế được số lượng trưởng thành Bọ hà đực trên đồng ruộng với số lượng trưởng thành Bọ hà đực vào bẫy cao nhất ngày 30/6/2016 trên mỗi ruộng tương ứng là 148,6; 53,1; 201,8; 34,8 con đực/bẫy/tuần. Sử dụng bẫy pheromone giới tính đã thiết lập được hệ thống dự báo thiệt hại của Bọ hà với đường hồi quy tuyến tính: y = 0,252x + 2,390 (R2 = 0,961). Tỷ lệ củ bị hại ở các công thức thí nghiệm sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng chế phẩm sinh học đều giảm so với đối chứng. Có thể dùng bẫy pheromone giới tính và chế phẩm sinh học trong phòng trừ Bọ hà trong canh tác khoai lang. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] R.B. Chalfant (1990). Ecology and management of sweet potato insects, Ann. Rev. Entomol. 35: 157-180. [2] Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) (2016). Food and Agriculture Organization Statistical Databases (FAOSTAT). [3] J. S Hwang and C. C. Hung (1992). Integrated control of sweet potato weevil, Cylas formicarius, with sex pheromone and insecticide. In: Proceedings of a Symposium on Non-agrochemical Control Techniques of Insect and Disease Pests, Plant Protection Society of the Republic of China, 99: 81-94 [4] L. E. Jackai, B. Sosinski, D. M. Jackson. et al., (2006). Occurrence and intra-specific variation of sweetpotato weevil (Brentidae: Coleoptera) in relation to its potential spread in southern United States of America and the Caribbean, in ISHS Acta Horticulturae 703: II International Symposium on Sweetpotato and Cassava: Innovative Technologies for Commercialization, International Society for Horticultural Science, Leuven, Belgium, pp. 197-204, [5] A. Lagnaoui, F. Cisnerros, J. Alcázar and F. Morales, F. (2000). A sustainable pest management strategy for sweet potato weevil in Cuba: A success story. pp. 3-13, In: C. Chien-The (ed.), Control of Weevils in Sweet Potato Production, Proceed. 150 12 th Intl. Symp. Intl. Soc. Trop. Root Crops, 11-15 Sept. 2000, Tsukuba, Japan. [6] Li Zheng Zhuo (1998). Control of Cylas formicarius Fabricius with pheromone, Plant Protection, 24(5): 28-30. EFFICIENT OF SOME BIOLOGICAL METHODS ON SWEET POTATO WEEVIL (Cylas formicarius Fabr.) MANAGEMENT IN TAY HUNG VILLAGE, MUOI NOI COMMUNE, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE Le Thi Thao 1 , Bui Thi Suu 1 , Pham Thi Mai 1 , Yamakawa Rei 2 1 Tay Bac University 2 Senior volunteer of Japannese Abstract: Sweet potato ranks as the world’seventh most important food crop, total production of sweet potato was 130 million tons in 2014. However, sweet potato has many pests and diseases that caused millions of dollars in damage. Sweet potato weevil is the most serious pest of sweet potato. The use of sex pheromone traps, and bio-pesticides to control sweet potato weevil had a good effectiveness with 18% and 12% of the damage ratio of sweet potato weevil compared to 37% of control. By using pheromone trapping, we established the sweet potato weevil demage prediction system and linear regression line was y = 0.252x + 2.390 (R2 = 0.961). Keywords: Bio- pesticides, sex pheromone traps, sweet potato weevil.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_2533_2135913.pdf