Tài liệu Hiệu quả của lidocaine truyền tĩnh mạch sau phẫu thuật nội soi ổ bụng ở bệnh nhân trên 90 tuổi: Báo cáo hai trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 396
HIỆU QUẢ CỦA LIDOCAINE TRUYỀN TĨNH MẠCH SAU PHẪU THUẬT
NỘI SOI Ổ BỤNG Ở BỆNH NHÂN TRÊN 90 TUỔI:
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP
Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*
TÓM TẮT
Bệnh nhân lớn tuổi trải qua phẫu thuật vùng bụng đều có nguy cơ suy hô hấp, đặc biệt nếu sử dụng càng
nhiều giảm đau opioid. Lidocaine ngày càng được quan tâm như phương pháp giảm đau hỗ trợ với nhiều ưu điểm
khác như ít nôn ói hay phục hồi nhu động ruột sớm bên cạnh giảm lượng opioids trong và sau phẫu thuật. Tuy
nhiên việc sử dụng lidocaine trên bệnh nhân lớn tuổi chưa có nhiều nghiên cứu. Chúng tôi giới thiệu hai trường
hợp sử dụng lidocaine trong phẫu thuật nội soi ổ bụng trên bệnh nhân đặc biệt lớn tuổi cho kết quả tốt.
Từ khóa: Lidocaine truyền tĩnh mạch, trên 90 tuổi, phẫu thuật nội soi ổ bụng.
ABSTRACT
THE ANALGESIC EFFICACY OF INTRAVENOUS LIDOCAINE INFUSION AFTER LAP...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của lidocaine truyền tĩnh mạch sau phẫu thuật nội soi ổ bụng ở bệnh nhân trên 90 tuổi: Báo cáo hai trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 396
HIỆU QUẢ CỦA LIDOCAINE TRUYỀN TĨNH MẠCH SAU PHẪU THUẬT
NỘI SOI Ổ BỤNG Ở BỆNH NHÂN TRÊN 90 TUỔI:
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP
Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*
TÓM TẮT
Bệnh nhân lớn tuổi trải qua phẫu thuật vùng bụng đều có nguy cơ suy hô hấp, đặc biệt nếu sử dụng càng
nhiều giảm đau opioid. Lidocaine ngày càng được quan tâm như phương pháp giảm đau hỗ trợ với nhiều ưu điểm
khác như ít nôn ói hay phục hồi nhu động ruột sớm bên cạnh giảm lượng opioids trong và sau phẫu thuật. Tuy
nhiên việc sử dụng lidocaine trên bệnh nhân lớn tuổi chưa có nhiều nghiên cứu. Chúng tôi giới thiệu hai trường
hợp sử dụng lidocaine trong phẫu thuật nội soi ổ bụng trên bệnh nhân đặc biệt lớn tuổi cho kết quả tốt.
Từ khóa: Lidocaine truyền tĩnh mạch, trên 90 tuổi, phẫu thuật nội soi ổ bụng.
ABSTRACT
THE ANALGESIC EFFICACY OF INTRAVENOUS LIDOCAINE INFUSION AFTER LAPAROSCOPIC
SURGERY IN PATIENTS OVER 90 YEARS OF AGE: TWO CASE REPORTS
Tran Do Anh Vu, Nguyen Thi Thanh Truc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 396 - 399
Elderly patients are at risk of pulmonary complications after abdominal surgeries, specially with the use of
opioids postoperative. Lidocaine is adjunctive analgesic due to lower opioid requirements, less incidence of nausea
and vomiting and also improve postoperative bowel function. There was no study specifically assessing pain in
elderly patients with lidocaine infusion. In this report we present two cases of especially old patients using
lidocaine infusion in laparoscopic surgery which are effective pain control.
Keywords: Lidocaine, intravenous infusion, over 90 years of age, laparoscopic surgery.
GIỚI THIỆU
Cùng với sự tiến bộ của khoa học nói chung
và y tế nói riêng dân số người cao tuổi ngày càng
phát triển nhanh. Tuy nhiên, tuổi thọ tăng cao
cùng với sự thay đổi sinh lý và dược động học
các loại thuốc đặc biệt thuốc giảm đau gây nhiều
khó khăn cho những nhà lâm sàng trong việc
chọn lựa thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Đặc
biệt ở bệnh nhân sau phẫu thuật, giảm đau đủ sẽ
có những tác dụng tích cực về lâu dài như giảm
rối loạn nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc
sống, giảm nguy cơ đau mãn tính(4). Hiện nay
opioids mặc dù có nhiều tác dụng phụ nhưng
vẫn là thuốc được sử dụng chủ yếu để giảm đau
trong và sau các phẫu thuật với mức độ đau từ
trung bình đến nặng. Những tác dụng phụ của
opioids như suy hô hấp, buồn nôn và nôn, an
thần quá mức và chậm hồi phục nhu động ruột
làm tăng tỷ lệ biến chứng hậu phẫu ngay cả đối
với bệnh nhân trẻ tuổi(3). Một số nghiên cứu đã
đưa ra rằng cùng với sự già đi là sự suy giảm
khả năng chịu đựng đau ở mức độ nặng cũng
như kéo dài thời gian hồi phục bởi hiện tượng
tăng đau. Ngoài ra, ở người lớn tuổi còn có sự
thay đổi về số lượng và chức năng của thụ thể
opioids làm tăng nhạy cảm opioids lên 50%(9). Sự
thay đổi này làm tăng khả năng sử dụng giảm
đau opioids quá thừa hoặc quá thiếu trên bệnh
nhân lớn tuổi.
Lidocaine là thuốc tê thuộc nhóm amide,
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Đỗ Anh Vũ. ĐT: 0903181976. Email: trandoanhvu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 397
được sử dụng đường tĩnh mạch từ những thập
niên 1960 cho một số chỉ định như: gây tê vùng,
chống loạn nhịp, giảm đau cho các loại đau
trung ương và đau thần kinh, sử dụng hỗ trợ
giảm đau sau mổ đặc biệt trong những trường
hợp đau sau phẫu thuật đề kháng với opioids.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy lidocaine
truyền tĩnh mạch có hiệu quả tốt đặc biệt trên các
phẫu thuật vùng bụng. Truyền tĩnh mạch liên
tục lidocaine đã được nhiều tác giả đánh giá là có
hiệu quả giảm đau tốt và giúp phục hồi nhu
động ruột sớm. Lidocaine còn giúp giảm nhu
cầu thuốc giảm đau, giảm buồn nôn và nôn ói
sau mổ, giảm thời gian nằm viện. Tuy nhiên
những nghiên cứu riêng cho đối tượng bệnh
nhân lớn tuổi vẫn chưa có(2). Trong bài viết này
chúng tôi trình bày hai trường hợp sử dụng
lidocaine truyền tĩnh mạch để giảm đau trong
phẫu thuật bụng trên bệnh nhân đặc biệt lớn
tuổi (trên 90 tuổi).
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP
Trường hợp 1
Bệnh nhân nam, sinh năm 1919 (98 tuổi),
cân nặng 52 kg, có chỉ định phẫu thuật nội soi
cắt đại tràng. Tiền căn: Tăng huyết áp, bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính do lao phổi cũ, hút
thuốc lá > 20 gói năm. Thăm khám trước phẫu
thuật: Bệnh nhân tỉnh táo, da niêm hồng nhạt,
không đau ngực, khả năng gắng sức khoảng
4METs, không khó thở, âm phế bào phổi trái
giảm. X quang ngực thẳng có xơ kèm vôi hóa
rải rác 2 phế trường, điện tâm đồ: nhịp xoang
đều, siêu âm tim: giảm động thành dưới vách,
hở 2 lá 2/4, EF 62%. Bệnh nhân được tiêm tĩnh
mạch Lidocaine 70 mg (1,5mg/kg) trong 10
phút sau đó khởi mê với Midazolam 1mg,
Sufentanil 10 mcg, Propofol 50 mg,
Rocuronium 30 mg. Sau khi đặt nội khí quản
kiểm soát hô hấp, bệnh nhân được duy trì mê
bằng Sevoflurane, Lidocaine truyền liên tục
với liều 100 mg/giờ (2mg/kg/giờ), Sufentanil
lặp liều 10 mcg trước lúc rạch da. Trong suốt
thời gian phẫu thuật kéo dài 140 phút, mạch
và huyết áp bệnh nhân ổn định với
Sevoflurane từ 0, 6 – 1 MAC, và không cần
thêm Sufentanil. Cuối phẫu thuật bệnh nhân
được hóa giải giãn cơ với Neostigmin 1mg và
Atropin 0,5 mg. Bệnh nhân có thể tự thở qua
ống nội khí quản, mạch huyết áp ổn định,
được chuyển theo dõi ở phòng hồi tỉnh. Bệnh
nhân được truyền Lidocaine 50 mg/giờ
(1mg/kg/giờ) tại hồi tỉnh trong 6 giờ sau phẫu
thuật. Bệnh nhân tỉnh táo, được rút nội khí
quản sau 20 phút đến hồi tỉnh, vết mổ đau
nhẹ, VAS 2-3/10. Vết mổ ít đau trong những
ngày sau đó, giảm đau bằng Paracetamol, xuất
viện vào ngày hậu phẫu thứ 7.
Trường hợp 2
Bệnh nhân nữ, sinh năm 1926 (91 tuổi), 52 kg,
viêm túi mật cấp, có chỉ định phẫu thuật nội soi
cắt túi mật. Tình trạng trước phẫu thuật: Bệnh
nhân tỉnh, suy kiệt nặng, ho đàm vàng đục, phổi
ran ngáy hai phế trường, tim loạn nhịp hoàn
toàn, tần số 140 l/ph, không đau ngực. Siêu âm
tim: rung nhĩ, hở van 3 lá ¾, tăng áp động mạch
phổi PAPs 80 mmHg, EF 71%. Điện tâm đồ: rung
nhĩ đáp ứng thất nhanh. Bệnh nhân được tiêm
tĩnh mạch Lidocaine 70 mg (1,5mg/kg) trong 10
phút sau đó khởi mê với Sufentanil 10 mcg,
Etomidate 10 mg, Rocuronium 20 mg. Sau khi
đặt nội khí quản kiểm soát hô hấp, bệnh nhân
được duy trì mê bằng với Sevoflurane, Lidocaine
truyền liên tục với liều 100 mg/giờ (2mg/kg/giờ),
Sufentanil lặp liều 5 mcg trước lúc rạch da. Phẫu
thuật kéo dài 45 phút, mạch huyết áp ổn định,
cuối phẫu thuật bệnh nhân được hóa giải giãn cơ
với Sugammadex (Bridion) 200 mg. Ngưng
truyền Lidocaine 30 phút sau khi kết thúc phẫu
thuật. Giảm đau sau mổ với Paracetamol và
Nefopam. Tại phòng hồi tỉnh, bệnh nhân tỉnh
táo, rút nội khí quản sau 15 phút, vết mổ đau nhẹ
VAS 2-3/10. Xuất viện vào ngày hậu phẫu thứ 3.
BÀN LUẬN
Lidocaine có nhiều ưu điểm cho các phẫu
thuật vùng bụng, giảm nhu cầu sử dụng
opioids, phục hồi nhu động ruột sớm, giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 398
nôn và buồn nôn sau mổ, ít tác dụng phụ và
chi phí thấp.
Lidocaine tác dụng dựa trên những cơ chế
khác nhau như tương tác với kênh Natri và
tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với các thụ thể
và con đường dẫn truyền cảm giác đau khác
nhau. Lidocaine còn có tác dụng chống tăng đau
ngoại biên đối với đau bản thể và tác dụng trung
ương đối với đau có nguồn gốc thần kinh(6).
Lidocaine đã được chứng chứng minh có hiệu
quả hỗ trợ giảm đau qua nhiều phân tích gộp
trên nhiều loại phẫu thuật với số lượng lớn bệnh
nhân(10). Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào
riêng biệt cho đối tượng bệnh nhân lớn tuổi, dù
việc giảm liều opioids sử dụng hậu phẫu góp
phần quan trọng trong sự hồi phục sau mổ trên
bệnh nhân lớn tuổi(2,8).
Trường hợp báo cáo 1, bệnh nhân cao tuổi
kết hợp với các bệnh lý tim mạch, hô hấp như
tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là
các yếu tố nguy cơ cao có thể xảy ra các biến
chứng tim mạch, hoặc suy hô hấp sau mổ. Kiểm
soát đau không hiệu quả hoặc sử dụng opioids
liều cao sau mổ sẽ làm tăng thêm các nguy cơ
này. Việc sử dụng phác đồ giảm đau đa mô thức
và phòng ngừa đau chu phẫu (preempty/
preventive analgesia) mang lại nhiều lợi ích như
thang điểm đau sau mổ thấp hơn, hiệu quả giảm
đau tốt hơn do tác dụng hiệp lực giữa các thuốc
có cơ chế và vị trí tác dụng khác nhau trên con
đường dẫn truyền và nhận cảm đau.
Khi được sử dụng Lidocaine truyền tĩnh
mạch trong và sau phẫu thuật 6 giờ, bệnh nhân
không phải dùng thêm Opioids trong suốt quá
trình phẫu thuật (trừ lúc khởi mê và trước lúc
rạch da) và hậu phẫu. Trong quá trình truyền
Lidocaine, mạch huyết áp bệnh nhân ổn định và
hậu phẫu bệnh nhân hồi phục tri giác nhanh
chóng. Việc không cần thêm Opioids trong suốt
phẫu thuật và hậu phẫu đã giúp hạn chế các tác
dụng phụ của opioids trên phẫu thuật kéo dài và
có mức độ đau từ trung bình đến nặng như cắt
đại tràng nội soi. Trong một nghiên cứu cũng
trên cùng loại phẫu thuật, Lidocaine với liều
1,5mg/kg tiêm mạch chậm lúc khởi mê và
2mg/kg/giờ truyền tĩnh mạch trong 24 giờ có tác
dụng cải thiện mức giảm đau, mệt mỏi và chức
năng ruột sau phẫu thuật(5). Dù thời gian sử
dụng Lidocaine hậu phẫu trên bệnh nhân của
chúng tôi ngắn hơn (6 giờ) do lo ngại sự thay đổi
về dược động học trên người lớn tuổi, kết quả
giảm đau đạt được cũng rất tốt.
Trường hợp bệnh nhân lớn tuổi thứ hai trải
qua phẫu thuật cắt túi mật nội soi nhưng bệnh
nhân có viêm đường hô hấp dưới và bệnh lý tim
mạch nặng: rung nhĩ đáp ứng thất nhanh và
tăng áp phổi nặng. Sử dụng opioids liều cao
trong mổ trên các bệnh nhân này dẫn đến việc
ức chế hô hấp và kéo dài thời gian thở máy dẫn
đến nguy cơ suy thất phải, thuyên tắc huyết
khối, nhiễm trùng hô hấpViệc tìm kiếm biện
pháp để có thể đảm bảo đủ hiệu quả giảm đau
trong lúc mổ mà không cần hoặc chỉ dùng liều
thấp opioids để có thể rút nội khí quản sớm và
giảm thấp các biến chứng tim mạch, hô hấp sau
mổ là cần thiết .
Với liều Lidocaine 1,5 mg/kg tiêm mạch
chậm và 2mg/kg/giờ truyền tĩnh mạch trong lúc
phẫu thuật cho hiệu quả huyết động ổn định,
sau mổ bệnh nhân tỉnh táo, rút nội khí quản sớm
và không cần dùng thêm Opioids để giảm đau
hậu phẫu. Hiệu quả giảm đau, giảm nôn ói của
Lidocaine trên phẫu thuật cắt túi mật nội soi đã
được đề cập trong nghiên cứu của Lauwick S(7).
Lidocaine không có tác dụng chống loạn nhịp
trên các loạn nhịp trên thất, không nên sử dụng
trên các bệnh nhân có loạn nhịp nặng, suy tim,
Adam – stokes, block tim. Trong trường hợp
này, chúng tôi cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích
của giảm đau bằng Lidocaine và nguy cơ rối
loạn nhịp nặng, cũng như nguy cơ suy hô hấp
khi sử dụng opioids.
Lidocaine được chuyển hóa ở gan
(cytochrome P450) và được thải qua thận với
dưới 10% không thay đổi trong nước tiểu. Tác
dụng giảm đau Lidocaine thường với nồng độ
dưới 5 mcg/mL. Để đạt nồng độ huyết tương 2-5
mcg/mL, liều Lidocaine phụ thuộc cân nặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 399
khoảng 1,33-3 mg/kg/giờ. Nồng độ huyết tương
cao hơn ghi nhận các triệu chứng tê quanh
miệng, vị kim loại, lơ mơ, nhìn đôi, kịch thích, co
cứng cơ và co giật. Co giật thường xảy ra khi
nồng độ huyết tương trên 8 mcg/mL nhưng có
thể thấp hơn nếu đi kèm ứ thán khí. Vì vậy cần
thận trọng khi sử dụng Lidocaine trên bệnh
nhân suy gan hay suy hô hấp do ứ thán khí, biến
chứng này càng dễ gặp trên người lớn tuổi với
khả năng dự trữ chức năng kém(1).
Lidocaine từ lâu đã được sử dụng rộng rãi
trong gây mê hồi sức. Hiện nay, tác dụng giảm
đau của Lidocaine đang ngày càng được nghiên
cứu và ứng dụng rộng rãi giúp các bác sĩ gây mê
có thêm một lựa chọn cho các phác đồ giảm đau
hậu phẫu. Không những có tính ổn định huyết
động, ít tác dụng phụ mà hiệu quả kinh tế cũng
là ưu điểm lớn của Lidocaine.
Chúng tôi hy vọng rằng Lidocaine sẽ giúp
bác sĩ gây mê hồi sức thêm một lựa chọn kế
hoạch giảm đau cho các bệnh nhân đặc biệt, giúp
hạn chế sử dụng opioids, từ đó giảm các tác
dụng phụ của opioids cũng như giảm những
trường hợp đau đề kháng với opioids.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Becker DE, Reed KL (2006). Essentials of local anesthetic
pharmacology. Anesthesia Progress, 53(3):98-109.
2. Daykin H (2017). The efficacy and safety of intravenous
lidocaine for analgesia in the older adult: a literature review.
British Journal of Pain, 11(1): 23–31.
3. Dolin SJ, Cashman JN (2005). Tolerability of acute
postoperative pain management: nausea, vomiting, sedation,
pruritus, and urinary retention. Evidence from published data.
British Journal Anaesthesia, 95(5):584-591.
4. Gottschalk A, Raja SN (2004). Severing the link between acute
and chronic pain: the anesthesiologist's role in preventive
medicine. Anesthesiology, 101:1063-1065
5. Kaba A, Laurent SR, Detroz BJ, et al (2007). Intravenous
lidocaine infusion facilitates acute rehabilitation after
laparoscopic colectomy. Anesthesiology, 106(1):11-18.
6. Lauretti GR (2008). Mechanisms of analgesia of intravenous
lidocaine. Revista Brasileira de Anestesiologia, 58(3):280-286.
7. Lauwick S, Kim DJ, Michelagnoli G, et al (2008).Intraoperative
infusion of lidocaine reduces postoperative fentanyl
requirements in patients undergoing laparoscopic
cholecystectomy. Can J Anaesth, 55(11):754-60.
8. Marret E, Rolin M, Beaussier M, Bonnet F (2008). Meta-
analysis of intravenous lidocaine and postoperative recovery
after abdominal surgery. British Journal of Surgery, 95(11):1331 -
1338.
9. Schug SA, Palmer GM, Scott DA (2015). Acute pain
management: scientific evidence, fourth edition, Medical
Journal of Australia;204(8):315-317.
10. Vigneault L, Turgeon AF, Côté D (2011). Perioperative
intravenous lidocaine infusion for postoperative pain control:
a meta-analysis of randomized controlled trials. Canadian
Journal Anaesthesia, 58(1):22-37.
Ngày nhận bài báo: 13/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_lidocaine_truyen_tinh_mach_sau_phau_thuat_noi_s.pdf