Tài liệu Hiệu quả của kỹ thuật trưởng thành trứng non (In-Vitro Maturation – Ivm) so với thụ tinh ống nghiệm (In-Vitro Fertilization – Ivf) ở bệnh nhân có số nang noãn thứ cấp nhiều: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 17
HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT TRƯỞNG THÀNH TRỨNG NON
(IN-VITRO MATURATION – IVM) SO VỚI THỤ TINH ỐNG NGHIỆM
(IN-VITRO FERTILIZATION – IVF) Ở BỆNH NHÂN
CÓ SỐ NANG NOÃN THỨ CẤP NHIỀU
Hồ Ngọc Anh Vũ*, Phạm Dương Toàn*, Vương Thị Ngọc Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM) được thay thế cho thụ tinh ống
nghiệm (IVF) nhằm giảm nguy cơ quá kích buồng trứng (QKBT) ở bệnh nhân có số nang thứ cấp (Antral
Follicle Count – AFC) nhiều. Chưa có nghiên cứu so sánh trực tiếp hai kỹ thuật này.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả và tính an toàn của IVM và IVF ở bệnh nhân có AFC nhiều.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức
(IVFMD), bệnh viện Mỹ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ 7/2015 đến 12/2017. Bệnh nhân 18-38 tuổi, AFC ≥ 24, điều
trị hỗ trợ sinh sản được nhận vào nghiên cứu. IVM hay IVF được thực hiện do chỉ đị...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của kỹ thuật trưởng thành trứng non (In-Vitro Maturation – Ivm) so với thụ tinh ống nghiệm (In-Vitro Fertilization – Ivf) ở bệnh nhân có số nang noãn thứ cấp nhiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 17
HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT TRƯỞNG THÀNH TRỨNG NON
(IN-VITRO MATURATION – IVM) SO VỚI THỤ TINH ỐNG NGHIỆM
(IN-VITRO FERTILIZATION – IVF) Ở BỆNH NHÂN
CÓ SỐ NANG NOÃN THỨ CẤP NHIỀU
Hồ Ngọc Anh Vũ*, Phạm Dương Toàn*, Vương Thị Ngọc Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM) được thay thế cho thụ tinh ống
nghiệm (IVF) nhằm giảm nguy cơ quá kích buồng trứng (QKBT) ở bệnh nhân có số nang thứ cấp (Antral
Follicle Count – AFC) nhiều. Chưa có nghiên cứu so sánh trực tiếp hai kỹ thuật này.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả và tính an toàn của IVM và IVF ở bệnh nhân có AFC nhiều.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức
(IVFMD), bệnh viện Mỹ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ 7/2015 đến 12/2017. Bệnh nhân 18-38 tuổi, AFC ≥ 24, điều
trị hỗ trợ sinh sản được nhận vào nghiên cứu. IVM hay IVF được thực hiện do chỉ định của bác sĩ hay chọn lựa
của bệnh nhân. Bệnh nhân IVM được tiêm FSH 3 liều và hCG. Bệnh nhân IVF được tiêm FSH (phác đồ GnRH
đối vận) và hCG. Kết cục chính là tỷ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên.
Kết quả: Có 919 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu, gồm 608 IVM và 311 IVF. Tuổi, BMI và số
noãn không khác biệt giữa 2 nhóm. Tỷ lệ trẻ sinh sống không khác biệt giữa 2 nhóm IVM so với IVF (36,5%
vs 40,8%, p=0,274); OR hiệu chỉnh = 0,74 (KTC 95% 0,42-1,3). Không có QKBT ở nhóm IVM, trong khi
đó, 3,5% ở nhóm IVF.
Kết luận: Ở bệnh nhân AFC nhiều, IVM có thể thay thế IVF do tránh QKBT và giảm gánh nặng điều
trị cho bệnh nhân.
Từ khoá: trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), AFC, trẻ sinh sống
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF IN VITRO MATURATION AND IN VITRO FERTILIZATION IN WOMEN
WITH HIGH ANTRAL FOLLICLES COUNT
Ho Ngoc Anh Vu, Pham Duong Toan, Vuong Thi Ngoc Lan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 17 - 22
Introduction: In vitro maturation (IVM) is postulated to be an alternative to conventional in vitro
fertilization IVF to avoid ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS) in patients with high Antral Follicle
Count (AFC). To date, there is no direct comparison between IVM versus IVF in women with high AFC.
Aim: To investigate the effectiveness and safety of IVM and IVF in women with high AFC.
Method: We conducted a retrospective study at IVFMD, My Duc Hospital, HCMC, Vietnam from July
2015 to December 2017. We included infertile women between 18-38 years old with AFC ≥ 24, having
indication for ART. Women received either IVM or IVF treatment depending on patients’ or physicians’
choices. In IVM cycles, women received 3 days of FSH followed by hCG. In IVF cycles, women underwent a
GnRH antagonist protocol and were triggered with hCG 6.500 IU. Outcome measures were live birth rate
(LBR) after first embryo transfer.
*Bệnh viện Mỹ Đức **BM Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Hồ Ngọc Anh Vũ ĐT: 0935843336 Email: bsvu.hna@myduchospital.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 18
Results: We studied 919 women, of whom 608 underwent IVM and 311 IVF cycles No significant
differences were found in age, BMI, and number of oocytes between two groups. No difference was found in
live birth between two groups after first transfer (37% vs 41%, p = 0.274). Adjusted OR of IVM compared
with IVF for live birth rate was 0.74, 95%CI 0.42-1.3. OHSS did not occur in the IVM group, while it was
3.5% in IVF group.
Conclusion: In women with high AFC, IVM could be an alternative treatment to IVF to avoid OHSS and
reduce treatment burden for patients.
Keywords: IVM, IVF, AFC, live birth
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1949, phương pháp kích thích buồng
trứng (KTBT) được thực hiện thường quy trong
IVF nhằm hai mục đích: (i) Thu được nhiều noãn
chất lượng tốt, từ đó, tạo được nhiều phôi; (ii) Có
phôi dư để trữ lạnh và sử dụng nếu chuyển phôi
tươi thất bại, do đó, tăng kết quả thai cho bệnh
nhân sau một chu kỳ điều trị có KTBT. Tuy
nhiên, kỹ thuật này mang lại nhiều gánh nặng
cho bệnh nhân trong quá trình điều trị như nguy
cơ bị hội chứng quá kích buồng trứng, xoắn
buồng trứng, huyết khối tĩnh mạch cũng như
nhiều phiền toái do bệnh nhân phải tiêm thuốc
liên tục, siêu âm, xét nghiệm máu nhiều lần(7,14).
Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm giải quyết
các hạn chế này từ việc kích thích buồng trứng.
Kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm
(IVM) là một trong số đó. Kỹ thuật IVM là một
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, khác biệt với thụ tinh
ống nghiệm cổ điển ở hai điểm chính: không tiến
hành hoặc chỉ kích thích buồng trứng nhẹ và
noãn chọc hút được là đa số/ hoặc toàn bộ là
noãn chưa trưởng thành. Kỹ thuật IVM có ưu
điểm lớn trên nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị
ảnh hưởng từ các biến chứng của quá trình kích
thích buồng trứng như bệnh nhân có AFC nhiều
hoặc có hội chứng buồng trứng đa nang(2). Các
báo đầu tiên ghi nhận tỷ lệ thai của IVM thấp,
nhưng hiện nay, kết quả IVM đã được cải thiện
đáng kể.
Chúng tôi, trong năm 2018 vừa công bố kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống cộng
dồn của IVM ở bệnh nhân có đa nang buồng
trứng (PCOS) là 33,7%(6). Các nghiên cứu gần
đây cho thấy tỷ lệ thai khá tương đương giữa kỹ
thuật IVM so với IVF sử dụng KTBT với phác đồ
GnRH đồng vận(12,17) hay phác đồ GnRH đối
vận(3,18). Tuy nhiên, nhược điểm của các nghiên
cứu trước đây là cỡ mẫu nhỏ với kết quả thai
không ổn định. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả và tính
an toàn của kỹ thuật IVM so với kỹ thuật IVF ở
bệnh nhân có AFC nhiều.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân hiếm muộn có AFC nhiều được
điều trị hỗ trợ sinh sản tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản
Bệnh viện Mỹ Đức (IVFMĐ).
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
Tuổi từ 18 đến 38.
Có AFC ≥24 bao gồm các bệnh nhân có hội
chứng buồng trứng đa nang hay hình ảnh buồng
trứng đa nang được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
Rotterdam(11).
Được thực hiện IVM hay IVF.
Số chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản ≤2.
Tiêu chuẩn loại
Các bệnh nhân có bất thường cấu trúc tử cung.
Các chu kỳ: xin noãn, chẩn đoán tiền
làm tổ, khởi động trưởng thành noãn bằng
GnRH đồng vận.
Cách chọn mẫu
Chọn toàn bộ các chu kỳ IVM và IVF thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại IVFMD, Bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 19
viện Mỹ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 07/2015
đến tháng 12/2017.
Phương pháp tiến hành
Nhóm IVM
Bệnh nhân được tiêm 3 mũi FSH (liều 100IU)
vào ngày thứ 3, 4, 5 của chu kỳ kinh tự nhiên
hoặc sau sử dụng nội tiết tạo kinh nguyệt. Siêu
âm được thực hiện vào ngày tiêm mũi FSH cuối.
Bệnh nhân được tiêm hCG 10.000 IU (gọi là mồi
hCG) ngày tiếp theo. Chọc hút noãn được tiến
hành ở thời điểm 36 giờ sau đó. Nuôi cấy trưởng
thành noãn trong 20 giờ với môi trường
Medicult IVM system (Origio, Đan Mạch). Thụ
tinh được thực hiện bằng các tiêm tinh trùng vào
bào tương noãn (ICSI) sau kiểm tra trưởng thành
noãn (1 ngày sau chọc hút noãn). Chuyển phôi
tươi được thực hiện vào 2 ngày sau thụ tinh.
Phôi còn dư sau chuyển phôi tươi sẽ được trữ lại
cho các chu kỳ chuyển phôi trữ sau.
Nhóm IVF
Bệnh nhân được kích thích buồng trứng
phác đồ GnRH đối vận với liều FSH khởi đầu từ
150-225IU/ngày dựa theo tuổi và BMI. Theo dõi
sự phát triển nang noãn bằng siêu âm và định
lượng nồng độ estradiol, progesterone. Khi có ít
nhất 2 nang noãn với đường kính từ 17mm trở
lên, khởi động trưởng thành noãn bằng hCG
250µg. Chọc hút noãn được tiến hành sau đó 36
giờ. Thụ tinh được thực hiện bằng các tiêm tinh
trùng vào bào tương noãn (ICSI) ở thời điểm 3 –
4 giờ sau chọc hút. Chuyển phôi tươi được thực
hiện vào 2 ngày sau thụ tinh. Phôi còn dư sau
chuyển phôi tươi sẽ được trữ lại cho các chu kỳ
chuyển phôi trữ sau.
Chuyển phôi trữ lạnh
Bệnh nhân ở cả 2 nhóm, nếu thất bại chuyển
phôi tươi hay được trữ phôi toàn bộ sẽ được
thực hiện chuyển phôi trữ lạnh (nếu còn phôi dư
được trữ lạnh). Chuẩn bị nội mạc tử cung để
chuyển phôi trữ lạnh được thực hiện bằng cách
sử dụng estradiol uống 2mg/viên, 4 lần mỗi
ngày, từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh
nguyệt. Siêu âm đầu dò âm đạo để theo dõi độ
dày niên mạc tử cung (NMTC) từ ngày thứ 6 trở
đi. Khi nội mạc tử cung dày ít nhất 8mm, bệnh
nhân được sử dụng progesterone đặt âm đạo
400mg/viên, 2 lần mỗi ngày. Ba ngày sau bắt đầu
progesterone, bệnh nhân được thực hiện rã đông
phôi và chuyển phôi.
Thử thai và hỗ trợ hoàng thể
Thử thai bằng cách định lượng nồng độ ß-
hCG trong máu vào 2 tuần sau chuyển phôi. Hỗ
trợ hoàng thể bằng estradiol 4mg/ ngày và
progesterone ngả âm đạo 800mg/ ngày liên tục
tới tuần thứ 7 của thai kỳ.
Kết cục nghiên cứu
Kết cục chính: tỷ lệ trẻ sinh sống sau lần
chuyển phôi đầu tiên.
Kết cục phụ: tỷ lệ thai lâm sàng, thai diễn
tiến, thai ngoài tử cung, sẩy thai, đa thai, thời
gian có thai và tỷ lệ mắc QKBT(13).
Quản lý và phân tích số liệu
Dữ liệu của bệnh nhân được quản lý bằng
phần mềm Microsoft Access. Phân tích số liệu
được thực hiện bằng phần mềm R, phiên bản
3.3.3. Giá trị p <0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2017, có 5205
bệnh nhân được sàng lọc, 919 bệnh nhân thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó, có 608 bệnh
nhân điều trị IVM và 311 bệnh nhân điều trị IVF.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong
nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1.
Kết quả noãn phôi
Kết quả noãn, phôi của tất cả các chu kỳ điều
trị IVM và IVF được trình bày trong Bảng 2.
Kết quả điều trị TTON và kết quả thai sau
lần chuyển phôi đầu tiên
Kết quả điều trị TTON, kết quả thai và trẻ sơ
sinh sau lần chuyển phôi đầu tiên được trình bày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 20
trong Bảng 3.
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
IVM
(n=608)
IVF
(n= 311)
Giá trị
P
Tuổi vợ (năm) 27±2,2 27,2±2,00 0,12
BMI (kg/m
2
) 21,2±2,44 20,9±2,62 0,13
AFC 26,5±8,85 27,5±5,31 0,06
Thời gian vô sinh (năm) 2,9±1,99 2,9±1,51 0,69
Nguyên nhân vô sinh, n (%) 0,20
Nguyên phát 509 (83,7) 249 (80,1)
Thứ phát 99 (16,3) 62 (19,9)
Chỉ định TTON, n (%) 0,80
Vô sinh nam 207 (34,0) 115 (37,0)
Gây phóng noãn thất bại 285 (46,9) 123 (39,5)
Bệnh lý ống dẫn trứng 50 (8,2) 34 (10,9)
Chưa rõ nguyên nhân 43 (7,1) 25 (8,0)
Khác 23 (3,8) 14 (4,5)
Số chu kỳ TTON, n (%) 0,27
1 529 (87,0) 268 (86,2)
Đặc điểm
IVM
(n=608)
IVF
(n= 311)
Giá trị
P
2 79 (13,0) 43 (13,8)
Bảng 2. Kết quả noãn và phôi
Đặc điểm
IVM
(n=608)
IVF
(n=311)
Giá trị
P
Thời gian KTBT (ngày) 3 9,4±8,12 <0,001
Tổng liệu FSH sử dụng
(IU) 300 1995,3±754,88 <0,001
Số trứng chọc hút 15,6±9,13 15,4±5,89 0,70
Số trứng trưởng thành 8,9±5,27 11,9±4,77 <0,001
Số trứng thụ tinh 6,3±4,04 9,6±4,12 <0,001
Số phôi 5,5±3,37 7,5±3,86 <0,001
Phôi tốt 1±1,28 1,8±1,87 <0,001
Phôi trung bình 1,9±1,76 3,7±2,72 <0,001
Phôi xấu 2,6±2,49 2±2,17 0,001
Số phôi trữ lạnh 1,8±2,18 4,3 (3,35) <0,001
QKBT, n (%) 0 (0) 11 (3,5) <0,001
Bảng 3. Kết quả điều trị TTON, kết quả thai và trẻ sơ sinh sau lần chuyển phôi đầu tiên
Đặc điểm IVM (n = 608) IVF (n = 311) OR OR* Giá trị P
Số phôi chuyển trung bình 2,3±0,58 2,3±0,50 0,01
Giai đoạn phôi, n (%) <0,001
Ngày 2 570 (93,8) 26 (8,4)
Ngày 3 38 (6,2) 284 (91,3)
Kiểu chuyển phôi, n (%) <0,001
Phôi tươi 511 (84,0) 209 (67,2)
TPTB - Phôi trữ 89 (14,6) 101 (32,5)
Tỷ lệ thai lâm sàng, n (%) 295 (48,5) 176 (56,6) 0,03
Tỷ lệ thai diễn tiến, n (%) 231 (38,0) 135 (43,4) 0,13
Tỷ lệ sinh sống, n (%) 222 (36,5) 127 (40,8) 0,83 [0,6-1,10] 0,74 [0,42-1,30] 0,23
Đơn thai 147 (66,2) 72 (56,7)
Song thai 75 (33,8) 55 (43,3)
Tỷ lệ làm tổ, n 28,56 (35,57) 37,04 (37,73) 0,001
Tỷ lệ thai ngoài tử cung, n (%) 10 (1,6) 4 (1,3) 0,90
Tỷ lệ sẩy thai (<12 tuần), n (%) 54 (8,9) 37 (11,9) 0,18
Tỷ lệ sẩy thai (12-24 tuần), n (%) 9 (1,5) 8 (2,6) 0,37
Tuổi thai lúc sinh (tuần) 36,74±2,78 36,77±2,30 0,90
Sinh non, n (%)
Đơn thai 30 (4,9) 15 (4,8) 0,99
Song thai 33 (5,4) 29 (9,3) 0,04
Cân nặng trẻ lúc sanh, gram
Đơn thai 3030,6±630,6 3048,4±396,0 0,81
Song thai 2377,1±579,9 2304,2±571,3 0,38
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên với cỡ mẫu lớn,
so sánh trực tiếp giữa IVM và IVF về hiệu quả và
tính an toàn của kỹ thuật ở bệnh nhân có AFC
nhiều. Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ trẻ sinh
sống sau chu kỳ chuyển phôi đầu tiên ở kỹ thuật
IVM và IVF không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(36,5% so với 40,8%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 21
Kết quả nghiên cứu
Kết quả thai trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự các nghiên cứu khác so sánh IVM
và IVF nhưng có cỡ mẫu nhỏ hơn. Nghiên cứu
của Shalom-Paz và cs. cho thấy IVM có tỷ lệ thai
tương đương IVF (44% so với 38-45%)(12). Nghiên
cứu của Walls và cs. cũng cho thấy tỷ lệ trẻ sinh
sống cộng dồn sau chuyển phôi nang của IVM là
41% so với 55% của IVF(18). Tỷ lệ trưởng thành
noãn, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ làm tổ của nhóm
điều trị IVM trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương đương với các kết quả từ các nghiên
cứu trước(8,18). Đặc biệt, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ
lệ làm tổ ở nhóm bệnh nhân điều trị IVM trong
nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với các
nghiên cứu trước đây (49% so với 35-40% và 29%
so với 15-20%)(1). Điều này có thể do chúng tôi đã
thực hiện kỹ thuật IVM được trên 12 năm nên có
nhiều kinh nghiệm với kỹ thuật này. Ngoài ra,
bệnh nhân IVM ở các nghiên cứu trước đây
được chuyển đơn phôi nang (chuyển phôi tươi
hoặc phôi trữ), trong khi nghiên cứu của chúng
tôi thực hiện chuyển trung bình 2 phôi ở giai
đoạn phân chia. Thực tế, khó khăn lớn nhất khi
so sánh kết quả IVM giữa các nghiên cứu khác
nhau là sự không thống nhất trong phác đồ thực
hiện IVM. Các kết quả về phôi học của IVM đều
thấp hơn IVF, chủ yếu do kỹ thuật IVM chọc hút
lấy noãn chưa trưởng thành, qua công đoạn
trưởng thành noãn trong ống nghiệm, số noãn
trưởng thành có sẵn để tạo phôi thấp hơn IVF.
Tuy vậy, không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh
sống ở nhóm IVM so với IVF sau lần chuyển
phôi đầu tiên (36,5% so với 40,8%, p = 0,274).
Chúng tôi cũng tiến hành hiệu chỉnh với các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị bao
gồm số phôi chuyển, giai đoạn phôi chuyển và
kiểu chuyển phôi, kết quả vẫn ghi nhận tỷ lệ trẻ
sinh sống của IVM không khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với IVF. Thật ra, các cặp vợ chồng
khi điều trị hiếm muộn, kết cục quan trọng đối
với họ là trẻ sinh sống, do đó, có thể nói, kỹ
thuật IVM có hiệu quả lâm sàng tương đương
IVF. Về kết cục sản khoa và sơ sinh, không có sự
khác biệt về tỷ lệ sinh non giữa hai nhóm; tuy
nhiên, tỷ lệ này là khá cao. Tỷ lệ sinh non được
ghi nhận cao hơn ở các thai kỳ sau điều trị hỗ trợ
sinh sản so với thai kỳ tự nhiên(5). Một trong các
nguyên nhân của vấn đề này là do tỷ lệ song thai
ở các bệnh nhân trong nghiên cứu đến từ việc số
lượng phôi chuyển nhiều hơn 2 phôi. Việc áp
dụng chiến lược chuyển đơn phôi cần được
quan tâm hơn. Bên cạnh đó, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng trẻ sinh ra
giữa hai nhóm. Nghiên cứu của Roesner và cs.
cũng cho thấy không có sự khác biệt về cân nặng
giữa hai nhóm bệnh nhân điều trị IVM hoặc
IVF/ICSI ở thời điểm bé mới ra đời hoặc tới 2
năm sau đó(10). Các kết quả từ nhiều nghiên cứu
đến thời điểm hiện tại đều ghi nhận tỷ lệ dị tật
bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ IVM hay IVF/ICSI là
không có sự khác biệt so với trẻ sinh ra từ các
thai kỳ tự nhiên(4,6,15). Không có trường hợp quá
kích buồng trứng nào được ghi nhận ở nhóm
bệnh nhân điều trị IVM so với tỷ lệ 3,5% ở nhóm
bệnh nhân IVF. Kết quả này thống nhất với tất
cả nghiên cứu từ trước tới nay về IVM. Đây là
một ưu điểm lớn của IVM nhằm mang lại sự an
toàn và tính tiện lợi cho bệnh nhân trong quá
trình điều trị. Quá kích buồng trứng vẫn còn là
một trong những biến chứng nguy hiểm của
điều trị IVF mặc dù các chiến lược dự phòng đã
được áp dụng. QKBT nặng là một gánh nặng lớn
cho bệnh nhân cả về thể chất lần tinh thần. Do
IVM không kết hợp với KTBT nên QKBT không
còn là vấn đề lo ngại đối với bệnh nhân khi thực
hiện IVM, đây cũng là ưu điểm lớn nhất của
IVM so với IVF ở các bệnh nhân có AFC nhiều(9).
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Điểm mạnh của nghiên cứu này là cỡ mẫu
lớn, trên gần 1.000 chu kỳ chọc hút IVM và IVF
với kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh
sống, trong khi đa số các nghiên cứu khác, cỡ
mẫu nhỏ và kết cục chỉ là thai lâm sàng hay thai
diễn tiến. Hạn chế của nghiên cứu này là thiết kế
hồi cứu. Cần tiến hành các nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên để có cái nhìn toàn
diện hơn về hai kỹ thuật này trên nhóm bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 22
nhân có AFC nhiều. Hiện tại, chúng tôi đang tiến
hành một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có
nhóm chứng lớn nhằm so sánh hiệu quả và tính
an toàn của hai kỹ thuật này (NCT03405701)(16).
KẾT LUẬN
Kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống
nghiệm – IVM là một kỹ thuật an toàn và hiệu
quả so với IVF ở bệnh nhân có số nang thứ cấp
nhiều. Cần có các nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng để kiểm
chứng các kết quả này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chian RC, Uzelac PS, Nargund G (2013). “In vitro maturation of
human immature oocytes for fertility preservation”. Fertil Steril,
99(5):1173-81.
2. Delvigne A, Rozenberg S (2002). “Epidemiology and prevention
of ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS): a review”. Hum
Reprod Update, 8(6): 559-577.
3. Ellenbogen A, Shavit T, Shalom-Paz E (2014). “IVM results are
comparable and may have advantages over standard IVF”. Facts
Views Vis Obgyn, 6(2):77-80.
4. Fadini R, Mignini RM, Guarnieri T et al (2012). “Comparison of
the obstetric and perinatal outcomes of children conceived from
in vitro or in vivo matured oocytes in in vitro maturation
treatments with births from conventional ICSI cycles”. Hum
Repro, 27:3601-8.
5. Henningsen AK, Romundstad LB, Gissler M et al (2011). “Infant
and maternal health monitoring using a combined Nordic
database on ART and safety”. Acta Obstet Gynecol Scand, 90:pp.
683-691.
6. Ho Ngoc Anh Vu, Pham Duong Toan, Le Hoang Anh, Ho
Manh Tuong, Vuong Ngoc Lan (2018). “Live birth rate after
human chorionic gonadotropin priming in vitro maturation in
women with polycystic ovary syndrome”. J Ovarian Re, 11(1):70.
7. Jones HWJr, Jones D, Kolm P (1997). “Cryopreservation: a
simplified method of evaluation”. Hum Reprod, 12:548–553.
8. Junk SM, Yeap D (2012). “Improved implantation and ongoing
pregnancy rates after single-embryo transfer with an optimized
protocol for in vitro oocyte maturation in women with
polycystic ovaries and polycystic ovary syndrome”. Fertil Steril,
98:888–892.
9. Lindenberg S (2013). “New approach in patients with polycystic
ovaries, lessons for everyone”. Fertil. Steril, 99(5):1170–1172.
10. Roesner S, von-Wolff M, Elsaesser M et al (2017). “Two-year
development of children conceived by IVM: a prospective
controlled single-blinded study”. Hum Reprod, 32(6):1341-1350.
11. Rotterdam ESHRE/ASRM-Sponsored PCOS Consensus
Workshop Group (2004). “Revised 2003 consensus on
diagnostic criteria and long-term health risks related to
polycystic ovary syndrome”. Fertil Steril, 81:19–25.
12. Shalom-Paz E, Holzer H, Son W et al (2012). “PCOS patients can
benefit from in vitro maturation (IVM) of oocytes”. Eur J Obstet
Gynecol Reprod Biol,165:53-6.
13. The Management of Ovarian Hyperstimulation Syndrome
(2016). “Green-top Guideline No. 5”. Available from
https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/guidelines/gr
een-top-guidelines/gtg_5_ohss.pdf.
14. Toner JP, Brzyski RG, Oehninger S et al (1991). “Combined
impact of the number of pre-ovulatory oocytes and
cryopreservation on IVF outcome”. Hum Reprod, 6:284–289.
15. Vuong Ngoc Lan, Dang Quang Vinh, Ho Manh Tuong et al
(2018). “IVF transfer of fresh or frozen embryos in women
without polycystic ovaries”. N Engl J Med, 378(2):137–47.
16. Vuong Ngoc Lan, Ho Ngoc Anh Vu, Ho Manh Tuong et al
(2018). “The effectiveness and safety of in vitro maturation of
oocytes versus in vitro fertilisation in women with high antral
follicle count: study protocol for a randomised controlled trial”.
BMJ Open, 8(12):e023413.
17. Walls M, Junk S, Ryan J, Hart R (2012). “IVF versus ICSI for the
fertilization of in vitro matured human oocytes”. Reprod BioMed
Online, 25:603 – 607.
18. Walls ML, Hunter T, Ryan JP et al (2015). “In vitro maturation
as an alternative to standard in vitro fertilization for patients
diagnosed with polycystic ovaries: a comparative analysis of
fresh, frozen and cumulative cycle outcomes”. Hum Repro,
30(1):88–96.
Ngày nhận bài báo 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_ky_thuat_truong_thanh_trung_non_in_vitro_matura.pdf