Hiệu quả của Fibrin giàu tiểu cầu kết hợp Hydroxyapatite - Tricalcium Phosphate trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc

Tài liệu Hiệu quả của Fibrin giàu tiểu cầu kết hợp Hydroxyapatite - Tricalcium Phosphate trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 153 HIỆU QUẢ CỦA FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU KẾT HỢP HYDROXYAPATITE -  TRICALCIUM PHOSPHATE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU CÓ TIÊU XƯƠNG THEO CHIỀU DỌC Nguyễn Mẹo*, Hoàng Tử Hùng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hiệu quả của fibrin giàu tiểu cầu (PRF) kết hợp HA-βTCP trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc. Phương pháp: 38 vị trí tiêu xương theo chiều dọc trên 19 bệnh nhân, chia ngẫu nhiên 2 nhóm: nhóm sử dụng PRF kết hợp HA-TCP và nhóm sử dụng màng collagen kết hợp HA-TCP. Đo lường các thông số trên lâm sàng và X quang gồm, độ sâu túi (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL) và lấp đầy khiếm khuyết, tiêu mào xương ổ trước phẫu thuật, 3 và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Trung bình giảm độ sâu túi trên nhóm sử dụng PRF kết hợp HA-TCP(4,95±1,62 mm) so với nhóm chứng sử dụng màng collagen kết hợp HA-TCP (3,68±1,34 mm), cải thiện CAL ở nhóm PRF/HA-TCP (4,84±1,35 m...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của Fibrin giàu tiểu cầu kết hợp Hydroxyapatite - Tricalcium Phosphate trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 153 HIỆU QUẢ CỦA FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU KẾT HỢP HYDROXYAPATITE -  TRICALCIUM PHOSPHATE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU CÓ TIÊU XƯƠNG THEO CHIỀU DỌC Nguyễn Mẹo*, Hoàng Tử Hùng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hiệu quả của fibrin giàu tiểu cầu (PRF) kết hợp HA-βTCP trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc. Phương pháp: 38 vị trí tiêu xương theo chiều dọc trên 19 bệnh nhân, chia ngẫu nhiên 2 nhóm: nhóm sử dụng PRF kết hợp HA-TCP và nhóm sử dụng màng collagen kết hợp HA-TCP. Đo lường các thông số trên lâm sàng và X quang gồm, độ sâu túi (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL) và lấp đầy khiếm khuyết, tiêu mào xương ổ trước phẫu thuật, 3 và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Trung bình giảm độ sâu túi trên nhóm sử dụng PRF kết hợp HA-TCP(4,95±1,62 mm) so với nhóm chứng sử dụng màng collagen kết hợp HA-TCP (3,68±1,34 mm), cải thiện CAL ở nhóm PRF/HA-TCP (4,84±1,35 mm) so với nhóm chứng sử dụng màng collagen/HA-TCP (2,84±1,02 mm), tiêu mào xương ổ ở nhóm PRF/HA-TCP (0,4±1,5 mm) ít hơn so nhóm chứng màng collagen/HA-TCP (0,43±1,16 mm) và lấp đầy khiếm khuyết ở nhóm PRF/HA-TCP (2,94±11,39 mm) nhiều hơn nhóm sử dụng màng collagen/HA-TCP (2,55±1,01 mm). Kết luận: PRF kết hợp HA-TCP cho thấy hiệu quả hơn sử dụng màng collagen kết hợp HA-TCP trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc. Từ khoá: Fibrin giàu tiểu cầu, khiếm khuyết trong xương, tái tạo mô nha chu. ABSTRACT EFFICACY OF PLATELET RICH FIBRIN COMBINED WITH HYDROXYAPATITE -  TRICALCIUM PHOSPHATE FOR THE TREATMENT OF INTRABONY PERIODONTAL DEFECTS Nguyen Meo, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 153 - 159 Objectives: The aim of the present clinical study was to determine the additive effects of PRF with HA- TCP in the treatment of intrabony defects. Methods: Thirty eight interproximal intrabony defects in 19 patients with chronic periodontitis were randomly assigned to PRF/HA-TCP group or the collagen/HA-TCP. Clinical parameters [pocket depth (PD), clinical attachment loss (CAL) and radiographic [bone fill (DF) and alveolar crest resorption] were evaluated at baseline, 3-month, and at a 6-month evaluation. Results: Compared with baseline, 6-month results indicated that both treatment modalities resulted in significant changes in all clinical and radiograph parameters. However, the PRF/HA-TCP group exhibited statistically significantly greater changes compared with the collagen/HA-TCP group in PPD (4.95±1.62 mm vs 3.68±1.34 mm), CAL (4.84±1.35 mm vs 2.84±1.02 mm), alveolar crest bone (0.4±1,5 mm vs 0.43±1.16 mm), bone fill (2.94±11.39 mm vs 2.55±1.01 mm). *Bộ môn Nha Chu, Khoa RHM, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa RHM, Đại học Quốc Tế Hồng Bàng Tác giả liên lạc: ThS.BS.CK2 Nguyễn Mẹo ĐT: 0908330062 Email: meonguyen688@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 154 Conclusions: These findings indicate that a combination of PRF and HA-TCP is more effective than HA- TCP with collagen for the treatment of intrabony periodontal defects. Key words: platelet rich fibrin, intrabony defect, periodontal regeneration. MỞ ĐẦU Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng mạn tính đa yếu tố do một phức hợp các loài vi khuẩn tương tác với mô và tế bào của vật chủ gây giải phóng một loạt cytokin, chemokin và các chất trung gian gây viêm, dẫn đến sự phá hủy cấu trúc mô nha chu. Viêm nha chu (VNC) là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở người trưởng thành(15). VNC là một bệnh lý rất phổ biến, trên thế giới tỷ lệ VNC ở người lớn thay đổi từ 10-60% tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán(6). Mục tiêu của điều trị VNC là loại bỏ quá trình viêm, ngăn sự tiến triển bệnh và tái tạo mô nha chu (TTMNC) đã bị phá hủy. Điều trị VNC gồm điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh, các yếu tố tại chỗ và toàn thân cũng như yêu cầu của bệnh nhân. Điều trị phẫu thuật TTMNC là một trong những phương pháp được lựa chọn khi mức độ VNC từ trung bình đến nặng có tiêu xương và/hoặc sang thương vùng chẽ. Năm 1998, Marx và cs giới thiệu huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), là thế hệ thứ nhất của tiểu cầu cô đặc hoạt động như một nguồn cung cấp các yếu tố tăng trưởng (GFs) và các chất trung gian sinh học. Trên lâm sàng điều trị VNC có khiếm khuyết trong xương (IBD), PRP được sử dụng từ năm 2000(10,11). Fibrin giàu tiểu cầu (PRF) là vật liệu sinh học thuộc thế hệ thứ hai của tiểu cầu cô đặc được Choukroun và cs (2001)(4) mô tả lần đầu. PRF chứa tiểu cầu, cytokin, bạch cầu, các GFs. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng PRF riêng rẽ hay kết hợp với vật liệu sinh học khác như ghép xương tự thân, đồng loại, dị loại và vật liệu thay thế xương HA, βTCP, sứ có hoạt tính sinh học hay chất kích thích tái tạo mô thường cho kết quả tốt hơn so với sử dụng PRP trong điều trị VNC có IBD(2). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của PRF kết hợp HA-βTCP trong điều trị VNC có IBD. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: việc sử dụng PRF kết hợp với HA-βTCP có hiệu quả hơn so với màng collagen kết hợp HA-βTCP trong điều trị VNC có tiêu xương theo chiều dọc hay không, với mục tiêu sau: 1. Xác định hiệu quả lâm sàng của PRF kết hợp HA-βTCP sau 3 và 6 tháng điều trị trên những sang thương nha chu có tiêu xương vách răng theo chiều dọc qua các thông số PPD, CAL. 2. Xác định trên phim X quang hiệu quả của PRF kết hợp HA-βTCP sau 6 tháng điều trị trên những sang thương nha chu có tiêu xương vách răng theo chiều dọc. 3. So sánh hiệu quả lâm sàng và X quang trên nhóm PRF kết hợp HA-βTCP với nhóm chứng (màng collagen kết hợp HA-βTCP) sau 3 và 6 tháng điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn có nhóm chứng (thiết kế nửa miệng). Tiêu chí chọn mẫu Viêm nha chu từ trung bình đến nặng đã điều trị giai đoạn I: lấy cao răng và xử lý mặt chân răng. Có tối thiểu 2 vị trí ở 2 bên hàm của cùng cung răng bị tiêu xương vách răng theo chiều dọc với độ sâu túi nha chu (PPD) ≥5 mm, mất bám dính lâm sàng (CAL) ≥3 mm, khiếm khuyết trong xương (IBD) trên phim X quang >3 mm. Khiếm khuyết trong xương (IBD) thuộc dạng còn 2 và 3 vách. Không tiền sử dị ứng. Nướu sừng hóa mặt ngoài ≥ 2 mm. PlI < 1 sau điều trị giai đoạn I. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 155 Bệnh nhân không có bệnh toàn thân hay dùng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng kết quả điều trị viêm nha chu. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Răng có độ lung lay >2. Phương tiện nghiên cứu Dụng cụ khám nha chu: cây đo túi nha chu UNC15 (HuFriedy, Hoa Kỳ). Bộ dụng cụ chụp phim song song (RINN XCP: Densply, Hoa Kỳ). Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu. Máy chụp phim X quang (Xmind SATELEC, Pháp). Máy ly tâm (Centrifuge EBA20, Hettich, Đức). Kim cánh bướm số 24G và ống nghiệm hút chân không bằng thủy tinh 10 ml (Vacutainer, Nhật). Khuôn ép PRF (P.R.F-SYSTEM Surgident, Hoa Kỳ). Vật liệu nghiên cứu Phim AGFA DENTUS M2 comfort (Bỉ) Vật liệu ghép thay thế xương (HA-βTCP) Maxresorb (Botiss, Đức): hỗn hợp biphasic với thành phần 60% hydroxyapatite (HA) và 40% beta tricalcium phosphate (βTCP). Nước muối sinh lý 0,9%. Màng collagen có thể tiêu: màng tự tiêu Geistlich Bio-Oss Collagen® Đức. Màng PRF được tạo theo quy trình của Choukroun 2001. Quy trình tạo màng PRF Lấy 10 ml máu tĩnh mạch của bệnh nhân, không sử dụng chất kháng đông, cho vào ống nghiệm và ly tâm 3000 vòng/ 1 phút/ 10 phút. Kết quả thu được 3 lớp: lớp trên cùng không có tế bào gọi là huyết tương nghèo tiểu cầu, lớp giữa là khối fibrin giàu tiểu cầu (PRF), lớp dưới cùng là hồng cầu. Lấy khối PRF và đặt vào khuôn ép tạo màng PRF có bề dày đồng nhất 1 mm. Màng PRF sau khi ép chia thành 2 phần: một phần được cắt thành mảnh nhỏ trộn với vật liệu thay thế xương HA-βTCP, một phần dùng để làm lớp phủ trên xương ghép. Quy trình phẫu thuật Trước phẫu thuật Chụp phim bằng kỹ thuật song song vùng răng cần điều trị (thông số chụp 70kV, 8mA, 0,32s), lấy dấu làm máng mặt nhai cá nhân bằng nhựa (Stent) để tiêu chuẩn hóa vị trí cần đo, khoan rãnh trên Stent để chuẩn hóa vị trí cần đo. Đặt Stent vào vị trí cần đo, đo các thông số CAL, PPD, GR trên lâm sàng. Các bước phẫu thuật Bệnh nhân được gây tê bằng thuốc tê lidocaine 2% với 1/100000 adrenaline. Cắt đường trong khe nướu. Phẫu thuật lật vạt có bề dày toàn bộ đến 2 răng kế cận, rạch đường giảm căng nếu cần thiết. Lấy sạch cao răng, mảng bám dưới nướu, mô hạt viêm và biểu mô túi nha chu. Bơm rửa bằng nước muối sinh lý 0,9%. Ở nhóm thử nghiệm: ghép PRF+HA-βTCP và phủ màng PRF trên phần xương ghép. Ở nhóm chứng: ghép HA-βTCP+nước muối sinh lý và phủ màng collagen trên phần xương ghép. Đặt lại vạt tại vị trí ban đầu. Khâu với chỉ silk (4-0). Đánh giá độ sâu túi nha chu (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL), tụt nướu trên lâm sàng Sử dụng cây đo túi UNC-15. Đo túi nha chu, mất bám dính lâm sàng và vị trí bờ nướu ở vị trí sang thương vùng cần phẫu thuật với bờ phía nướu của Stent làm tham chiếu và rãnh trên Stent để đặt cây đo túi với cách đo như sau: đặt cây đo túi dọc theo rãnh đã tạo trên Stent vùng cần phẫu thuật rồi đo khoảng cách từ: Điểm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 156 tham chiếu là bờ phía nướu của Stent đến đáy túi; đến đường nối men-xê măng; đến bờ nướu. Các thông số đo trên phim X quang Để đánh giá hình ảnh: các phim được số hóa và Scan bằng máy CanoScan 5600F. Dùng phần mềm Adobe Photoshop CS6 Full để đo các thông số với độ chính xác 1/10 mm. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số liệu. Kết quả trung bình PPD, CAL, tụt nướu, lấp đầy khiếm khuyết trên X quang, và tiêu mào xương ổ. Sự khác biệt trung bình trong nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm trước và sau 3, 6 tháng điều trị. KẾT QUẢ Tình trạng nha chu lúc ban đầu (T0) trên lâm sàng và phim X quang Nghiên cứu gồm 19 bệnh nhân (38 vị trí) với tuổi trung bình 42±13,52 tuổi. Vệ sinh răng miệng duy trì thích hợp trong giai đoạn I (PlI < 1). Bảng 1. Tình trạng nha chu lúc ban đầu trên lâm sàng và X quang (n=38) Đặc điểm T0 Thử nghiệm (n=19) Chứng (n=19) p* Chỉ số mảng bám (PlI) 0,80±0,38 0,84±0,24 0,72 Chỉ số nướu (GI) 0,79±0,36 0,92±0,35 0,13 Độ sâu túi nha chu (PPD)(mm) 8,16 ±1,86 8,11±2,03 0,86 Mất bám dính lâm sàng (CAL) (mm) 8,53 ±2,57 8,26±2,49 0,84 Tụt nướu GR(mm) 0,37±1,64 0,16±2,17 0,54 Khiếm khuyết trong xương (IBD)(mm) 4,71±1,62 4,32±1,46 0,39 p* So sánh hai nhóm trong cùng thời điểm, kiểm định Man-Whitney U. So sánh thay đổi độ sâu túi nha chu (PPD) sau 3 và 6 tháng Bảng 2. So sánh thay đổi PPD sau 3 và 6 tháng Nhóm Thay đổi TB T3 p* Thay đổi TB T6 p* Thay đổi TB T3 và T6 p* Thử nghiệm(n=19) 3,74±1,28 <0,001(1) 4,95±1,62 <0,001(1) 1,2±1,08 <0,001(1) Chứng(n=19) 2,52±1,07 <0,001(1) 3,68±1,34 <0,001(1) 1,16±0,9 <0,001(1) Khác biệt TB 1,22±1,17 0,003(2) 1,27±1,48 0,016(2) 0,04±0,99 0,826(2) p* (1): Kiểm định t-test bắt cặp. p* (2): So sánh khác biệt trung bình hai nhóm cùng thời điểm, kiểm định Man-Whitney U. Sau 3 tháng (T3) PPD giảm ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 3,74±1,28mm và 2,52±1,07mm có ý nghĩa thống kê (p<0,001); sau 6 tháng (T6) PPD giảm ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 4,95±1,6 mm và 3,68±1,34mm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). So sánh thay đổi CAL sau 3 và 6 tháng Bảng 3 trình bày sự thay đổi CAL. Tại T0, CAL khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p>0,05). Ở T3, CAL cải thiện ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 3,84±0,96mm và 1,9±0,94mm có ý nghĩa thống kê (p<0,001); ở T6, cải thiện CAL ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 4,84±1,21mm và 2,84±1,02mm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). So sánh tiêu mào xương ổ trên X quang lúc ban đầu và 6 tháng Bảng 4 cho thấy, ở T6, có tiêu mào xương ổ trên nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 0,40±1,50mm và 0,43±1,16mm, sự khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05). So sánh lấp đầy khiếm khuyết (DF) trên X quang sau 6 tháng Bảng 5 trình bày lấp đầy khiếm khuyết trên phim X quang. Tại T0, IBD khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở nhóm thử Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 157 nghiệm và nhóm chứng (p>0,05). Ở T6, DF nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 2,94±1,39mm (tương ứng 64,21±30,24%) và 2,55±1,01mm (tương ứng 61,04±19,99%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 (p<0,001). Bảng 3. So sánh thay đổi CAL sau 3 và 6 tháng Nhóm Thay đổi TB T3 p* Thay đổi TB T6 p* Thay đổi TB T3 và T6 p* Thử nghiệm (n=19) 3,84±0,96 <0,00(1) 4,84±1,21 <0,001(1) 1,00±1,05 <0,001(1) Chứng(n=19) 1,9 ±0,94 <0,001(1) 2,84±1,02 <0,001(1) 0,95±0,7 0,01(1) Khác biệt trung bình 1,94±0,95 <0,001(2) 2,00±1,11 <0,001(2) 0,05±0,89 0,975(2) p* (1): Kiểm định t-test bắt cặp. p* (2): So sánh khác biệt trung bình hai nhóm cùng thời điểm, kiểm định Man-Whitney U. Bảng 4. So sánh tiêu mào xương ổ sau 6 tháng Nhóm Thay đổi TB (T6) p* Thử nghiệm (n=19) 0,40±1,50 0,263(1) Chứng (n=19) 0,43±1,16 0,121(1) Khác biệt trung bình 0,03±1,33 0,704(2) p* (1): Kiểm định t-test bắt cặp. p* (2): So sánh khác biệt trung bình hai nhóm trong cùng thời điểm, kiểm định Man-Whitney U. Bảng 5. So sánh lấp đầy khiếm khuyết (DF) sau 6 tháng Nhóm Thay đổi TB (T6) % DF p* Thử nghiệm (n=19) 2,94±1,39 64,21±30,24 <0,001 Chứng (n=19) 2,55±1,01 61,04±19,99 <0,001 p ¥ 0,327 0,988 p*: Kiểm định t-test bắt cặp. p¥: So sánh khác biệt trung bình hai nhóm trong cùng thời điểm, kiểm định Man-Whitney U. BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trên 38 vị trí trên 19 bệnh nhân với tuổi trung bình 42±13,52 tuổi. Tất cả BN tham gia nghiên cứu đều lành thương tốt, không có biến chứng trên những vị trí điều trị sau phẫu thuật. Các nghiên cứu của Shah(14), Lekovic(9), Agarwal(1), Chandradas(3), Sezgin(13) sử dụng PRF riêng rẽ hoặc kết hợp ghép xương, vật liệu thay thế xương cũng cho thấy kết quả lành thương tốt. Thay đổi độ sâu túi nha chu (PPD) sau 3 và 6 tháng Độ sâu túi nha chu >3 mm được xem là tình trạng bệnh lý của nha chu. Giảm PPD là một trong những điều kiện cần có của một điều trị VNC thành công. Vì bám dính mới là một bám dính liên kết bền vững chứ không phải là bám dính biểu mô kéo dài là một bám dính không bền vững. Giảm PPD không những là kết quả mong đợi của TTMNC mà còn là một thông số quan trọng trong việc chăm sóc cho BN của các nhà lâm sàng, vì thông số PPD tác động trực tiếp việc chọn phương pháp điều trị và điều trị duy trì. Lý do chính của giảm PPD có thể do giảm viêm nướu và sự co lại của vách túi, có thể xảy ra do kết hợp cải thiện CAL, tụt nướu sau điều trị. Lekovic(8) cho rằng đặt vật liệu ghép vào IBD có thể cải thiện độ ổn định của mô nướu, do đó ngăn sự thâm nhập của đầu cây đo túi nha chu mà không nhất thiết đạt bám dính lâm sàng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng không thể quy cho do ảnh hưởng của tình trạng tụt nướu, do vấn đề kiểm soát mảng bám hay tình trạng viêm nướu, vì tất cả những yếu tố này đã cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 158 Thay đổi mất bám dính lâm sàng (CAL) sau 3 và 6 tháng Trong nghiên cứu này, ở T0; CAL ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 8,53±2,57mm và 8,26±2,49mm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 3 tháng (T3), cải thiện CAL ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 3,84±0,96mm và 1,90±0,94mm, khác biệt có ý nghĩa so với T0 (p<0,001); so sánh mức độ cải thiện CAL giữa hai nhóm ở thời điểm T3, CAL ở nhóm thử nghiệm cải thiện nhiều hơn nhóm chứng, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sau 6 tháng (T6), CAL ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng tiếp tục cải thiện lần lượt là 4,84±1,21mm và 2,84±1,02mm, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với T0 (p<0,001); so sánh mức độ cải thiện CAL giữa hai nhóm ở thời điểm T6, CAL ở nhóm thử nghiệm cải thiện nhiều hơn so với nhóm chứng, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tiêu mào xương ổ trên X quang sau 6 tháng Trong nghiên cứu này, sau 6 tháng cho thấy có sự tiêu mào xương ổ trên nhóm thử nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 0,40±1,50mm và 0,43±1,16mm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với T0 (p>0,05). Mức độ tiêu mào xương ổ trên nhóm chứng nhiều hơn so với nhóm thử, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mức độ tiêu mào xương ổ trên nhóm thử nghiệm ít hơn so với nhóm chứng có thể được giải thích: với đặc tính sinh học vốn có của PRF, làm giảm tác động có hại liên quan đến tình trạng viêm sau phẫu thuật, điều chỉnh các yếu tố gây phá hủy mô trong quá trình lành thương(5). Thay đổi lấp đầy khiếm khuyết (DF) trên X quang sau 6 tháng Lấp đầy khiếm khuyết là một trong những thông số quan trọng để đánh giá hiệu quả TTMNC trong điều trị VNC có IBD. Theo Hanna(7) thời gian thấy được những thay đổi của xương ổ răng trên phim X quang tối thiểu là 6 tháng. Theo dõi những thay đổi xương ổ trên X quang sau phẫu thuật TTMNC là một phương pháp không đau, không xâm lấn để đánh giá sự hình thành xương, độ sâu, bề rộng và lấp đầy khiếm khuyết trong xương. Chính vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện đánh giá hiệu quả điều trị TTMNC trên X quang sau 6 tháng, để so sánh những thay đổi tình trạng xương so với thời điểm lúc ban đầu trên nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Nghiên cứu tổng quan của Reynold(12) thực hiện ghép vật liệu thay thế xương điều trị VNC có IBD. Kết quả sau 6-12 tháng cho thấy tỷ lệ lấp đầy khiếm khuyết từ 60- 65%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh đúng với thực tế lâm sàng về mức độ lấp đầy khiếm khuyết ở nhóm thử nghiệm và nhóm chứng sau 6 tháng điều trị VNC có IBD. KẾT LUẬN Sử dụng fibrin giàu tiểu cầu (PRF) kết hợp HA-βTCP cho thấy giảm độ sâu túi nha chu, cải thiện CAL trên lâm sàng nhiều hơn so với nhóm chứng sử dụng màng collagen kết hợp HA- βTCP trong điều trị viêm nha chu có tiêu xương theo chiều dọc (p<0,05). Điều này chứng tỏ điểm mạnh của vật liệu sinh học tự thân khi sử dụng fibrin giàu tiểu cầu của người bệnh. Riêng hiệu quả lấp đầy khiếm khuyết trên X quang giữa nhóm thử nghiệm sử dụng PRF kết hợp HA- βTCP so với nhóm chứng sử dụng màng collagen kết hợp HA-βTCP, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agarwal A, Gupta ND, Jain A, et al (2016). “Platelet rich fibrin combined with decalcified freeze-dried bone allograft for the treatment of human intrabony periodontal defects: a randomized split mouth clinical trial”, Acta Odontol Scand, 74(1), pp. 36-43. 2. Arbildo H, Gamarra L, RoJas S, et al (2017). “Clinical effect of platelet rich fibrin in the treatment of periodontal intrabony defects. Systematic review and meta-analysis”, J Oral Res, 6(5), pp. 127-135. 3. Chandradas D, Ravindra S, Rangaraju M, et al (2016). “Efficacy of platelet rich fibrin in the treatment of human intrabony defects with or without bone graft: A randomized controlled trial”, J Int Soc Prev Community Dent, 6(2), pp. 153-9. 4. Choukroun J, Adda F, Schroeffler C, et al (2001). “An opportunity in perio-implantology: the PRF (french)”, Implantodontie, 42, pp. 55-62. 5. Dohan DM, Choukroun J, Diss A, et al (2006). “Platelet-rich fibrin (PRF): A second generation platelet concentrate. Part III: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 159 Leucocyte activation: A new feature for platelet concentrates”, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 101, pp. 51-5. 6. Dye BA, et al (2012). “Global periodontal disease epidemiology”, Periodontalogy 2000, 58, pp. 10-25. 7. Hanna R, Trejo PM, Weltman RL, et al (2004). “Treatment of intrabony defects with bovine derived xenograft alone and in combination with platelet rich plasma: a randomized clinical trial”, J Periodontol, 75, pp. 1668-77. 8. Lekovic V, Camargo PM, Weinlaender M, et al (2003), “Effectiveness of a combination of platelet-rich plasma, bovine porous bone mineral and guided tissue regeneration in the treatment of mandibular grade II molar furcations in humans”, J Clin Periodontol, 30, pp. 746-51. 9. Lekovic V, Milinkovic I, Aleksic Z, et al (2011). “Platelet rich fibrin and bovine porous bone mineral vs. platelet-rich fibrin in the treatment of intrabony periodontal defects”, J Periodontal Res, 47(4), pp. 409-17. 10. Marx RE, Carlson ER, Eichstaedt RM, et al (1998). “Platelet rich plasma: growth factor enhancement for bone grafts”, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 85, pp. 638-646. 11. Obarrio JJ, Aruz-Dutari JI, Chamberlain TM, et al (2000). “The use of autologous growth factors in periodontal surgical therapy: platelet gel biotechnology-case reports”, Int J Periodontics Rest Dent, 20, pp. 487-97. 12. Reynold AM, Reidy AM, Branch-May LG, et al (2003). “The efficacy of bone replacement grafts in the treatment of periodontal osseous defects. A systematic review”, Ann Periodontol, 8, pp.227-265. 13. Sezgin Y, Uraz A, Taner IL, et al (2017). “Effects of platelet rich fibrin on healing of intrabony defects treated with anorganic bovine bone mineral”, Braz Oral Res, 31, pp. 15. 14. Shah M, Patel J, Dave D, Shah S, et al (2015). “Comparative evaluation of platelet rich fibrin with demineralized freeze- dried bone allograft in periodontal infrabony defects: A randomized controlled clinical study”, J Indian Soc Periodontol, 19(1), pp. 56-60. 15. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2002). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Việt Nam 2001, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 67-75. Ngày nhận bài báo: 28/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_fibrin_giau_tieu_cau_ket_hop_hydroxyapatite_tri.pdf
Tài liệu liên quan