Tài liệu Hiệu quả của điều trị viêm nha chu đối với protein phản ứng C và fibrinogen trên bệnh nhân bệnh động mạch vành: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 147
HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU
ĐỐI VỚI PROTEIN PHẢN ỨNG C VÀ FIBRINOGEN
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Phạm Yến Ngọc*, Nguyễn Thị Hồng**, Nguyễn Thu Thủy***
Mở đầu: Ở Việt Nam, mối liên kết giữa viêm nha chu (VNC) và bệnh toàn thân ngày càng được khẳng
định, bên cạnh đó đã có một số nghiên cứu về tình trạng VNC ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (BĐMV). Tuy
nhiên, hiệu quả của việc điều trị VNC ở bệnh nhân BĐMV vẫn còn là một vấn đề chưa rõ.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điều trị VNC đối với nồng độ protein phản ứng C (CRP) và fibrinogen
trên bệnh nhân BĐMV.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 36 bệnh nhân bệnh động mạch
vành điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hóc Môn, chia thành hai nhóm: nhóm 1 (n = 18) được điều trị viêm nha chu
mạn theo quy trình điều trị không phẫu thuật đầy đủ, nhóm 2 được hướng dẫn vệ sinh răng miệng. Đo đạc ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của điều trị viêm nha chu đối với protein phản ứng C và fibrinogen trên bệnh nhân bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 147
HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU
ĐỐI VỚI PROTEIN PHẢN ỨNG C VÀ FIBRINOGEN
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Phạm Yến Ngọc*, Nguyễn Thị Hồng**, Nguyễn Thu Thủy***
Mở đầu: Ở Việt Nam, mối liên kết giữa viêm nha chu (VNC) và bệnh toàn thân ngày càng được khẳng
định, bên cạnh đó đã có một số nghiên cứu về tình trạng VNC ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (BĐMV). Tuy
nhiên, hiệu quả của việc điều trị VNC ở bệnh nhân BĐMV vẫn còn là một vấn đề chưa rõ.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điều trị VNC đối với nồng độ protein phản ứng C (CRP) và fibrinogen
trên bệnh nhân BĐMV.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 36 bệnh nhân bệnh động mạch
vành điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hóc Môn, chia thành hai nhóm: nhóm 1 (n = 18) được điều trị viêm nha chu
mạn theo quy trình điều trị không phẫu thuật đầy đủ, nhóm 2 được hướng dẫn vệ sinh răng miệng. Đo đạc các
chỉ số lâm sàng nha chu, CRP, Fibrinogen ở thời điểm trước và hai tháng sau khi can thiệp. Nhóm 2 được điều trị
viêm nha chu đầy đủ sau khi đã ghi nhận kết quả liên quan đến nghiên cứu.
Kết quả: Hai tháng sau khi can thiệp điều trị viêm nha chu không phẫu thuật trên nhóm 1 và hướng dẫn vệ
sinh răng miệng cho nhóm 2, kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số GI, PI, độ sâu túi nha chu và
mức độ mất bám dính lâm sàng giữa hai nhóm (p<0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về
Fibrinogen ((p<0,05). Ở nhóm 1, có sự thay đổi về chỉ số nha chu và CRP ở thời điểm trước và sau khi can thiệp
điều trị viêm nha chu (p<0,05).
Kết luận: Điều trị viêm nha chu mạn có thể có tác dụng đối với các chỉ dấu liên quan bệnh động mạch vành
như CRP và Fibrinogen.
Từ khoá: viêm nha chu mạn, bệnh động mạch vành, protein phản ứng C, Fibrinogen
ABSTRACT
EFFECTS OF PERIODONTAL TREATMENT ON C-REACTIVE PROTEIN AND FIBRINOGEN
IN PATIENTS WITH CORONARY HEART DISEASE
Pham Yen Ngoc, Nguyen Thi Hong, Nguyen Thu Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 147 - 152
Background: In Vietnam, the relationship between periodontitis and systemic diseases has been
progressively confirmed; beside, there were several studies that investigate the periodontal status in patients with
coronary heart disease (CHD). However, the effect of periodontal treatment in patients with CHD has not been
clearly defined.
Objectives: This study aimed at evaluating the effect of periodontal treatment on C-reactive protein (CRP)
and Fibrinogen levels in patients with CHD.
Materials and methods: The study was conducted on 36 patients with CHD treated at Hoc Mon General
Hospital and divided into two groups as follows: group 1 (n = 18) was treated for periodontitis by using non-
surgical treatment protocol while group 2 was instructed for oral hygiene only. The measurement of periodontal
*Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hóc Môn
**Bộ môn Bệnh học miệng, Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
***Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thu Thuỷ ĐT: 01208505265 Email: ngthuthuy20@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 148
clinical parameters, CRP, Fibrinogen was performed at baseline and two months after the intervention. Group 2
received full periodontal treatment after the study results were recorded.
Results: Two months after non-surgical intervention for periodontitis on group 1 and oral hygiene
guidelines for group 2, the differences in GI, PI, periodontal pocket depth and clinical attachment loss were
statistically significant between two groups (p<0.05). There was a statistically significant difference between two
groups in terms of fibrinogen (p <0.05). In group 1, there was a statistically significant difference in periodontal
index and CRP before and after treatment (p>0.05).
Conclusion: Treatment of periodontitis may have effects on CHD biomarkers such as CRP and Fibrinogen.
Key words: chronic periodontitis, coronary heart disease, C-reactive protein, Fibrinogen.
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, nền y học phát triển vượt bậc,
song song đó nhiều bệnh tật ngày càng trở nên
phổ biến và phức tạp. Bệnh động mạch vành
(BĐMV) và viêm nha chu (VNC) là những bệnh
rất thường gặp hiện nay(1,6).
BĐMV là một trong những nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu trên thế giới. Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) ước tính tỉ lệ tử vong toàn cầu do
BĐMV năm 2002 là 7,2 triệu người, và sẽ tăng
lên 11,1 triệu người vào năm 2020. Đặc biệt tỉ lệ
này có xu hướng giảm đi ở các nước phương tây,
nhưng lại tăng lên ở các quốc gia đang phát
triển. BĐMV cũng là nguyên nhân gây tàn phế
hàng đầu tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho
xã hội(2). Ở Việt Nam, bệnh có xu hướng gia tăng
nhanh, từ đó thách thức lớn cho ngành y tế nước
ta là làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển
bệnh, cũng như kiểm soát được tình trạng
bệnh(4). Nhiều công trình nghiên cứu về các yếu
tố nguy cơ kinh điển của BĐMV như tuổi, giới
tính, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân,
hút thuốc lá, đái tháo đường,... đã được công
nhận(4,5). Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ đáng kể
bệnh nhân không thể giải thích được bằng
những yếu tố nguy cơ này. Gần đây, tình trạng
viêm nhiễm dẫn đến suy giảm chức năng lớp nội
mạc động mạch trong bệnh lý BĐMV đã được
chứng minh(4,5). Protein phản ứng C (CRP) và
fibrinogen trong huyết thanh người là những chỉ
dấu sinh học hữu ích để phát hiện, dự báo và
đánh giá mức độ viêm, có ý nghĩa tiên đoán tình
trạng BĐMV(3).
VNC là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do
các vi khuẩn trong miệng tác động lên các mô
xung quanh răng. Đây là một trong những
nhiễm trùng phổ biến nhất và có liên hệ với một
đáp ứng viêm, biểu hiện qua sự tăng nồng độ
CRP và các dấu chứng viêm khác. Các nghiên
cứu dịch tễ học cho thấy có khoảng 10% người
trưởng thành và 30% các cá nhân trên độ tuổi 50
bị bệnh VNC trầm trọng. Ở Việt Nam, tỉ lệ VNC
của người trưởng thành tương đối cao, trong đó
có 46,2% lứa tuổi trên 45 bị VNC(1).
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã cho
thấy mối liên quan giữa VNC và BĐMV, và
VNC là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với
BĐMV. Tình trạng VNC có thể đại diện cho
các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tim mạch(7,8,9). Ở
Việt Nam, mối liên kết giữa VNC và bệnh toàn
thân ngày càng được khẳng định, bên cạnh đó
đã có một số nghiên cứu về tình trạng VNC ở
bệnh nhân BĐMV. Tuy nhiên, hiệu quả của
việc điều trị VNC ở bệnh nhân BĐMV tại Việt
Nam vẫn còn là một vấn đề chưa rõ. Nghiên
cứu này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của
điều trị VNC đối với nồng độ CRP và
fibrinogen trên bệnh nhân BĐMV.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: là người có BĐMV và VNC
đến khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa khu
vực Hóc Môn.
Dân số chọn mẫu: là những bệnh nhân được
lấy ra từ dân số mục tiêu từ tháng 5 năm 2017
đến tháng 12 năm 2017.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 149
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chung
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bị
BĐMV ổn định và VNC. Bệnh nhân ≥ 40 tuổi, có
≥ 16 răng không tính răng cối lớn thứ ba, có khả
năng tự chăm sóc răng miệng. BMI ≤ 25. Huyết
áp ≤ 140/90 mmHg. Bệnh nhân không hút thuốc
lá trong vòng 6 tháng tính đến ngày tham gia
nghiên cứu. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên
cứu sau khi được giải thích và có ký tên xác
nhận. Bệnh nhân tái khám đúng hẹn(6).
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân BĐMV
Bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu
chuẩn sau và được chẩn đoán xác định qua hồ sơ
bệnh án: ĐTN điển hình bao gồm 3 yếu tố (1)
đau thắt chẹn sau xương ức với tính chất và thời
gian điển hình; (2) xuất hiện khi gắng sức hay
xúc cảm; và (3) đỡ đau khi nghỉ hoặc dùng
nitrates. Các yếu tố nguy cơ cao của BĐMV:
mảng Xantheplasma, biến đổi đáy mắt, các bằng
chứng của bệnh động mạch ngoại vi. Lâm sàng
trong cơn ĐTN có thể nghe thấy tiếng T3, T4;
tiếng ran ở phổi. Bằng chứng thiếu máu cục bộ
cơ tim trên điện tâm đồ: lúc nghỉ (sóng Q hoặc
ST chênh xuống, cứng, thẳng đuỗn), trong cơn
đau (ST chênh xuống, song T âm), hoặc khi gắng
sức (block nhánh phải hoặc ST chênh xuống <
1mm). Khả năng tắc nghẽn ĐMV qua bệnh sử
hay bằng chứng của nhồi máu cơ tim cũ (X
quang tim phổi thẳng đánh giá mức độ dãn các
buồng tim, ứ trệ tuần hoàn phổi). Biết BĐMV
qua chụp cắt lớp vi tính ĐMV xác định mức độ
hẹp, và vôi hóa ĐMV. Chẩn đoán BĐMV do bác
sĩ chuyên khoa tim mạch xác định(2,7).
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân VNC
Theo tiêu chuẩn phân loại của trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa bệnh (Centers for
Disease Control and prevention - CCD) và Viện
hàn lâm Nha chu học Hoa Kỳ (American
Academy of Periodontology - AAP). VNC có ≥ 2
vị trí (không cùng 1 răng) có PPD ≥ 4mm và ≥ 2
vị trí (không cùng 1 răng) có CAL ≥ 3mm (không
tính răng cối lớn thứ 3)(7).
Tiêu chuẩn loại trừ
Nữ đang mang thai hay cho con bú.
Bệnh lý ác tính. Bệnh nhân bỏ tái khám.
Bệnh nhân đang có bệnh lý cấp tính, và hoặc
VNC cấp tính, áp xe nha chu cấp và/hoặc có dấu
hiệu của BĐMV không ổn định.
NMCT cấp tính trong vòng 6 tháng tính đến
ngày tham gia nghiên cứu.
Bệnh lý hay tình trạng ảnh hưởng đến VNC,
CRP và fibrinogen như: đái tháo đường, bệnh
gan, bệnh hô hấp, hội chứng Sjogren gây khô
miệng. Đã điều trị nha chu trong vòng 3 tháng
tính đến thời điểm tham gia nghiên cứu.
Có dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm
trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm tham gia
nghiên cứu(7).
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu chính thức trong nghiên cứu
- Nhóm can thiệp (nhóm 1): gồm 18 bệnh
nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được điều trị
VNC không phẫu thuật.
- Nhóm chứng (nhóm 2): gồm 18 bệnh nhân
đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được điều trị VNC ban
đầu và sẽ được điều trị VNC không phẫu thuật
sau khi kết thúc nghiên cứu.
Hai nhóm nghiên cứu được chọn tương
đồng về độ tuổi và tỉ lệ giới.
Chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng
khám Tim mạch của bệnh viện Đa Khoa khu vực
Hóc Môn, được bác sĩ tim mạch chẩn đoán là
BĐMV, được tư vấn về mối liên quan giữa
BĐMV và bệnh VNC, sau đó được chuyển đến
khám răng tại phòng khám RHM.
Bác sĩ RHM khám và lựa chọn những bệnh
nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, giải thích cho
bệnh nhân về chương trình nghiên cứu.
Trợ thủ phân ngẫu nhiên bệnh nhân vào
nhóm 1 hoặc nhóm 2 với sự đồng ý có kí tên xác
nhận của bệnh nhân và ghi nhận thông tin vào
phiếu thu thập dữ liệu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 150
Phỏng vấn, xét nghiệm CRP, fibrinogen và
khám đánh giá tình trạng viêm nha chu ban đầu
Tất cả 36 bệnh nhân của 2 nhóm đều được
phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi; được xét
nghiệm CRP và Fibrinogen, đánh giá tình trạng
nha chu (gồm các chỉ số PlI, GI, BOP, PPD, CAL)
ban đầu; được phát một phần quà gồm kem
đánh răng và bàn chải đánh răng Colgate đủ để
sử dụng trong thời gian 3 tháng.
Khám và điều trị viêm nha chu
Bệnh nhân trong cả 2 nhóm được chụp phim
quanh chóp ở vùng xác định có VNC trên lâm
sàng để đánh giá mức độ tiêu xương trước khi
điều trị.
Nhóm 1: tất cả 18 bệnh nhân được điều trị
VNC không phẫu thuật theo phác đồ điều trị của
bộ môn Nha chu - khoa Răng Hàm Mặt - Đại học
Y Dược TP.HCM bao gồm hướng dẫn vệ sinh
răng miệng, lấy vôi răng trên và dưới nướu, xử
lý mặt chân răng.
Nhóm 2: tất cả 18 bệnh nhân được điều trị
VNC ban đầu (cung cấp thông tin cho bệnh nhân
về VNC, hướng dẫn VSRM, thay đổi thói quen,
hành vi) và sẽ được điều trị VNC không phẫu
thuật sau khi đánh giá tình trạng nha chu, CRP
và fibrinogen sau 2 tháng.
Khám đánh giá tình trạng nha chu, CRP và
fibrinogen sau 2 tháng.
Tất cả 36 bệnh nhân của 2 nhóm đều được
xét nghiệm CRP và Fibrinogen, đánh giá tình
trạng nha chu (gồm các chỉ số PlI, GI, BOP, PPD,
CAL) sau 2 tháng.
Xử lý thống kê
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0. Xác định phân phối chuẩn bằng
kiểm định Kolmogorov-Smirnov. Dùng kiểm
định Mann-Whitney U và kiểm định t để so sánh
các trung bình PI, GI, BOP, PPD, CAL,
fibrinogen, CRP giữa hai nhóm trước và 2 tháng
sau điều trị. So sánh tỉ lệ bằng kiểm định χ2. Mức
ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05.
Y đức
Thông qua Hội đồng Y đức Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm mô tả của các nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm 1
(TB ± ĐLC)
Nhóm 2
(TB ± ĐLC)
P
Tuổi 64,33 ± 11,36 62,78 ± 10,45 0,75
*
Giới tính (nam/nữ) 10/8 7/11 0,32
**
BMI (kg/m
2
) 23,05 ± 3,17 23,00 ± 3,26 0,96
***
* Kiểm định Mann-Whitney U ** Kiểm định χ2
*** Kiểm định t
Bảng 2. So sánh các chỉ số nha chu, chỉ dấu bệnh
động mạch vành giữa hai nhóm trước khi điều trị
viêm nha chu
Chỉ số
Nhóm 1
(TB ± ĐLC)
Nhóm 2
(TB ± ĐLC)
P
PI 1,14 ± 0,27 1,27 ± 0,49 0,16
*
GI 1,64 ± 0,19 1,67 ± 0,27 0,37
*
BOP (%) 40,73 ± 12,75 47,91 ± 25,78 0,98
**
Độ sâu túi nha chu (mm) 3,10 ± 0,55 3,32 ± 0,61 0,26
*
Độ mất bám dính (mm) 3,56 ± 0,69 3,92 ± 0,11 0,25
*
CRP (mg/L) 21,42 ± 24,21 13,48 ± 10,28 0,70
**
Fibrinogen (g/L) 3,11 ± 0,89 3,21 ± 0,61 0,70
*
*Kiểm định t **Kiểm định Mann-Whitney U
Bảng 3. So sánh các chỉ số nha chu, chỉ dấu bệnh
động mạch vành giữa hai nhóm 2 tháng sau khi điều
trị viêm nha chu
Chỉ số
Nhóm 1
(TB ± ĐLC)
Nhóm 2
(TB ± ĐLC)
P
PI 0,28 ± 0,08 0,35 ± 0,17 0,12*
GI 0,67 ± 0,18 1,09 ± 0,34 <0,001*
BOP (%) 19,59 ± 10,48 36,19 ± 14,70 <0,001**
Độ sâu túi nha chu
(mm)
2,38 ± 0,36 3,48 ± 0,64 <0,001*
Độ mất bám dính
(mm)
2,83 ± 0,55 4,08 ± 1,15 <0,001*
CRP (mg/L) 12,70 ± 10,87 14,79 ± 9,56 0,16**
Fibrinogen (g/L) 2,74 ± 0,74 3,28 ± 0,65 0,03*
*Kiểm định t độc lập **Kiểm định Mann-Whitney U
Bảng 4. So sánh các chỉ số nha chu, chỉ dấu bệnh
động mạch vành ở nhóm 1 trước và 2 tháng sau khi
điều trị viêm nha chu
Chỉ số
t0
(TB ± ĐLC)
t1
(TB ± ĐLC)
P
PI 1,14 ± 0,27 0,28 ± 0,08 <0,001*
GI 1,64 ± 0,19 0,67 ± 0,18 <0,001*
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 151
Chỉ số
t0
(TB ± ĐLC)
t1
(TB ± ĐLC)
P
BOP (%) 40,73 ± 12,7519,59 ± 10,48<0,001*
Độ sâu túi nha chu (mm) 3,10 ± 0,55 2,38 ± 0,36 <0,001*
Độ mất bám dính (mm) 3,56 ± 0,69 2,83 ± 0,55 <0,001*
CRP (mg/L) 21,42 ± 24,2112,70 ± 10,87<0,001*
Fibrinogen (g/L) 3,11 ± 0,89 2,74 ± 0,74 0,01*
*Kiểm định t
Bảng 5. So sánh các chỉ số nha chu, chỉ dấu bệnh
động mạch vành ở nhóm 2 trước và 2 tháng sau khi
điều trị viêm nha chu
Chỉ số t0 (TB ± ĐLC) t1 (TB ± ĐLC) P
PI 1,27 ± 0,49 0,35 ± 0,17 <0,001
*
GI 1,67 ± 0,27 1,09 ± 0,34 <0,001
*
BOP (%) 47,91 ± 25,78 36,19 ± 14,70 <0,001
*
Độ sâu túi nha chu (mm) 3,32 ± 0,61 3,48 ± 0,64 <0,001
*
Độ mất bám dính (mm) 3,92 ± 0,11 4,08 ± 1,15 <0,001
*
CRP (mg/L) 13,48 ± 10,28 14,79 ± 9,56 0,06
*
Fibrinogen (g/L) 3,21 ± 0,61 3,28 ± 0,65 0,06
*
*Kiểm định t
BÀN LUẬN
Hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới và chỉ số BMI
(p>0,05). Trước khi can thiệp, các chỉ số lâm sàng
nha chu và chỉ dấu bệnh động mạch vành giữa
hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Hai tháng sau khi can thiệp điều trị
viêm nha chu không phẫu thuật theo hướng dẫn
của bộ môn Nha chu, khoa Răng Hàm Mặt Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trên nhóm
1 và hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho nhóm 2,
kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
các chỉ số GI, PI, độ sâu túi nha chu và mức độ
mất bám dính lâm sàng giữa hai nhóm (p<0,05).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm về CRP (p>0,05), điều này có thể giải
thích do CRP là một chỉ dấu viêm cấp tính và có
thể ổn định sau khi điều trị bệnh động mạch
vành ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về
Fibrinogen ((p<0,05), điều này có thể có liên quan
đến vai trò của vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu
mạn đối với sự đông máu theo như kết luận của
các nghiên cứu trước đây(3,10).
Ở nhóm 1, có sự thay đổi về chỉ số nha chu
và CRP ở thời điểm trước và sau khi can thiệp
điều trị viêm nha chu (p>0,05). Ở nhóm 2, các chỉ
số PI, GI, BOP giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05),
trong khi độ sâu túi nha chu, độ mất bám dính
lâm sàng tăng lên có ý nghĩa thống kê; điều này
có thể dựa trên tác dụng của việc hướng dẫn vệ
sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám tại nhà
của bệnh nhân trên các dấu chứng viêm ở mô
nướu, tuy nhiên do không can thiệp điều trị mô
nha chu sâu nên các dấu chứng của viêm nha
chu không được cải thiện. CRP và Fibrinogen ở
nhóm 2 không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
thời điểm t0 và sau hai tháng.
Các nhận xét trên cần được xác định rõ hơn
trong một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và với
bệnh nhân có mức độ viêm nha chu từ trung
bình đến nặng.
KẾT LUẬN
Điều trị viêm nha chu mạn có thể có tác
dụng đối với các chỉ dấu liên quan bệnh động
mạch vành như CRP và Fibrinogen, tuy nhiên
cần nghiên cứu tiếp theo để đưa đến kết luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Do LG, Spencer JA, Roberts-Thomson K, Ha DH, Tran TV,
Trinh HD (2003). Periodontal disease among the middle-aged
Vietnamese population. J Int Acad Periodontol: 77-84.
2. Đặng Vạn Phước (2006). Lịch sử, dịch tễ học và tầm quan
trọng của bệnh động mạch vành. In: Đặng Vạn Phước. Bệnh
động mạch vành trong thực hành lâm sàng, 1-12. Nhà xuất bản Y
học, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Emerging Risk Factors Collaboration, Kaptoge S, Di
Angelantonio E, Pennells L, Wood AM, White IR, Gao P,
Walker M, Thompson A (2012). C-Reactive protein,
fibrinogen, and cardiovascular disease prediction. New
England Journal of Med, 367: 1310-1320.
4. Nguyễn Hoàng Vũ (2016). Đặc điểm giải phẫu động mạch vành
trên người Việt Nam trưởng thành, Luận án tiến sĩ Y học, Đại
học Y Dược, TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Thụy Vũ (2011). Tình trạng nha chu của bệnh nhân
bệnh động mạch vành, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược,
TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thu Thủy (2015). Vai trò của stress oxy hóa trong
bệnh nha chu và bệnh động mạch vành. Cập nhật nha khoa, 20:
28-32.
7. Nguyen TT, Ngo LQ, Promsudthi A, Surarit R (2016). Salivary
lipid peroxidation in patients with general chronic
periodontitis and acute coronary syndrome. J Periodontol, 87:
134-141.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 152
8. Ridker PM (2003). Clinical application of C-reactive protein for
cardiovascular disease detection and prevention. Circulation
107: 363-369.
9. Ritam SNT, Jyoti RR (2013). Effect of periodontal treatment on
plasma fibrinogen, serum C- reactive protein and total white
blood cell count in periodontitis patients- a prospective
interventional trial. Rom J Intern Med, 51: 45-51.
10. Shojaie M, Pourahmad M, Eshraghian A, Izadi HR,
Naghshvar F (2009). Fibrinogen as a risk factor for premature
myocardial infarction in Iranian patients: a case control study.
Vasc Health Risk Manag, 5: 673-676.
11. Vidal F, Figueredo CM, Cordovil I, Fischer RG (2009).
Periodontal therapy reduces plasma levels of IL-6, CRP, and
fibrinogen in patients with severe periodontitis and refractory
arterial hypertension. J Periodontol, 80: 786-791.
Ngày nhận bài báo: 31/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_dieu_tri_viem_nha_chu_doi_voi_protein_phan_ung.pdf