Tài liệu Hiệu quả chương trình giám sát và huấn luyện rửa tay cho nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 16
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ HUẤN LUYỆN
RỬA TAY CHO NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Thị Kim Liên*, Trần Thị Thu Sương*, Ngô Thị Minh Diệu*, Hoàng Thị Ngọc Chà*,
Lương Thị Ánh Thùy*, Nguyễn Thị Ánh Thoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình giám sát và chương trình huấn luyện rửa tay cho nhân viên
y tế bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tăng từ 55,3% (2013), 72,1% (2016), 73%
(2017). Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay (VST) của ĐD – KTV cao nhất và tăng từ 62,8% (2013), 71,2% (2016), 76,7%
(2017); với Bác sĩ là 45,8% (2013), 65,3% (2016), 68,8% (2017). Hộ lý là nhóm đối tượng có tỉ lệ VST thấp nhất,
tuy nhiên tỉ lệ này vẫn tăng hàng năm (38,1% (2013), 54,5% (2016), 68,4% (2017) Tỉ lệ tuân thủ VST của nhân
viên y tế (NVYT) cao hơn ở các khoa có cườ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả chương trình giám sát và huấn luyện rửa tay cho nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 16
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ HUẤN LUYỆN
RỬA TAY CHO NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Thị Kim Liên*, Trần Thị Thu Sương*, Ngô Thị Minh Diệu*, Hoàng Thị Ngọc Chà*,
Lương Thị Ánh Thùy*, Nguyễn Thị Ánh Thoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình giám sát và chương trình huấn luyện rửa tay cho nhân viên
y tế bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tăng từ 55,3% (2013), 72,1% (2016), 73%
(2017). Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay (VST) của ĐD – KTV cao nhất và tăng từ 62,8% (2013), 71,2% (2016), 76,7%
(2017); với Bác sĩ là 45,8% (2013), 65,3% (2016), 68,8% (2017). Hộ lý là nhóm đối tượng có tỉ lệ VST thấp nhất,
tuy nhiên tỉ lệ này vẫn tăng hàng năm (38,1% (2013), 54,5% (2016), 68,4% (2017) Tỉ lệ tuân thủ VST của nhân
viên y tế (NVYT) cao hơn ở các khoa có cường độ làm việc cao Trong 5 thời điểm rửa tay theo khuyến cáo của
WHO thì thời điểm sau khi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể có tỉ lệ tuân thủ VST cao nhất, thời điểm sau khi
tiếp xúc các môi trường xung quanh bệnh nhân ít được chú ý nhất.
Kết luận: Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung của toàn bệnh viện cũng như của điều dưỡng tăng hàng năm. Các
khoa có tỉ lệ NVYT tuân thủ VST cao nhất là các khoa làm việc với cường độ cao. Thời điểm VST sau khi tiếp xúc
với MT XQBN thường xuyên bị bỏ sót nhất.
Chính vì vậy, cần tổ chức tập huấn lại cũng như cập nhật liên tục kiến thức và triển khai các biện pháp nhắc
nhở, đốc thúc rửa tay cho toàn thể NVYT mà đặc biệt đối tượng điều dưỡng là hết sức cần thiết.
Từ khóa: Rửa tay, nhân viên y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện.
ABSTRACT
EFFECT OF AUDITING AND TRAINING PROGRAM OF HAND WASHING ON MEDICAL STAFF IN
CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Thi Kim Lien, Tran Thi Thu Suong, Ngo Thi Minh Dieu, Hoang Thi Ngoc Cha,
Lương Thi Anh Thuy, Nguyen Thi Anh Thoa
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 16 – 22
Objective: Evaluate effectiveness of auditing and training program of hand washing on medical staff in
Children’s hospital 2
Methods: Cross-sectional
Results: The rate of hand washing of the hospital increases from 55.3% (2013), 72.1% (2016), 73% (2017).
The rate of hand washing of nurses- technicians is the highest, and it increases 62.8% (2013), 71.2% (2016),
76.7% (2017); and the rate of doctors is 45.8% (2013), 65.3% (2016), 68.8% (2017). Personal assistants have the
lowest rate, though it is still higher and higher by years (38.1% (2013), 54.5% (2016), 68.4% (2017) The
percentage of compliance with hand washing of healthcare workers is higher at departments where people work
high rhythm. According to WHO’s 5 moments for hand washing, the highest rate is after expose blood and body
*Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: ThS Đd Nguyễn Thị Kim Liên, ĐT: 0909381271, Email: nt.kimlien@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 17
fluid of patients. The lowest is after contact with patients’ surrounding.
Conclusions: The rate of hand washing compliance of the hospital as well as nurses increase every year.
Departments with highest rates are high rhythm. After contact patients’ surrounding is often missed.
Therefore, it’s necessary to retraining and continue update knowledge and take measures to remind medical
staff about hand washing practice, especially nurses.
Key words: Hand hygiene, medicine staff.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự xuất hiện của một số bệnh gây ra bởi
các vi sinh vật kháng thuốc và những tác nhân
gây bệnh mới, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn
là vấn đề quan trọng và nan giải ngay ở các nước
tiên tiến, với tỉ lệ nhiễm khuẩn chung khá cao 7 -
–10%(3,6). Thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện vào khoảng 5 - 10% ở các nước đã
phát triển và lên đến 15 - 20% ở các nước đang
phát triển. 5 - 10% nhiễm khuẩn bệnh viện gây
thành các vụ dịch trong bệnh viện. Nhiễm khuẩn
bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện trung bình
từ 7 - 15 ngày và làm gia tăng sử dụng kháng
sinh cũng như kháng kháng sinh.
Việc lây truyền nhiễm khuẩn gây ra bệnh
hầu hết là qua trung gian bàn tay. Do đó, một
trong những khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện chính là thực hành rửa tay khi
chăm sóc bệnh nhân(1,2,4).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rửa tay
được coi là liều vacxin tự chế, rất đơn giản, dễ
thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể
cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây,
Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay
ở cả bệnh viện và cộng đồng. Theo nhiều báo cáo
của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong
và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và
đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể
phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh,
trong đó có rửa tay bằng xà phòng.
Rửa tay là biện pháp đơn giản, hiệu quả dễ
thực hiện. Đây cũng là một biện pháp kiểm soát
nhiểm khuẩn, giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm
chéo cho bệnh nhân(10). Từ năm 2013, Phòng
Điều Dưỡng đã tổ chức triển khai chương trình
giám sát rửa tay. Đến năm 2015, toàn thể nhân
viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân được tham
gia vào lớp huấn luyện rửa tay.
Năm 2017, sau 5 năm triển khai chương trình
giám sát rửa tay, 3 năm tổ chức lớp huấn luyện
rửa tay, với mục đích đánh giá kết quả tuân thủ
rửa tay của nhân viên y tế, nhằm xây dựng lại kế
hoạch hành động phù hợp, hướng đến mục tiêu
kiểm soát lây nhiễm chéo, nâng cao hiệu quả
kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viên, đây là
lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của chương trình giám sát
và chương trình huấn luyện rửa tay cho nhân
viên y tế BV Nhi Đồng 2.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ nhân viên tuân thủ VST năm
2017 (sau 5 năm triển khai chương trình giám sát
và huấn luyện rửa tay) tại BV Nhi Đồng 2.
So sánh tỉ lệ tuân thủ VST của nhân viên y tế
qua các năm triển khai chương trình giám sát và
huấn luyện rửa tay tại BV Nhi Đồng 2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả nhân viên y tế có cơ hội vệ sinh tay khi
khám chữa bệnh, chăm sóc cho BN tại các khoa
lâm sàng, phòng khám BV Nhi Đồng 2.
Dân số nghiên cứu
Tất cả nhân viên y tế có cơ hội vệ sinh tay khi
khám chữa bệnh, chăm sóc cho BN tại các khoa
lâm sàng, phòng khám BV Nhi Đồng 2 từ tháng
01/03/2017 – 31/11/2017.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 18
Thời gian
Từ tháng 03/2017 đến tháng 11/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Theo khuyến cáo của WHO, cỡ mẫu phải đủ
lớn để loại trừ ảnh hưởng của cơ hội, cần tối
thiểu 200 cơ hội cho 1 khoảng thời gian giám sát
tại 1 đơn vị (khoa, phòng, đối tượng chuyên
môn). Vì thế, trong nghiên cứu này, chúng tôi
chọn mỗi quý 400 cơ hội/khoa. Thời gian đi giám
sát VST là 6 tháng (2 quý). Vì vậy tổng số cơ hội
tối thiểu cần giám sát là: 27 khoa x 800, khoảng
21600 cơ hội.
Tiêu chuẩn chọn vào
Nhân viên y tế có cơ hội VST tại các khoa
lâm sàng, phòng khám BV Nhi Đồng 2 có làm
chuyên môn tiếp xúc với người bệnh theo chỉ
định VST tại 05 thời điểm của WHO trong giờ
hành chánh (sáng: 7giờ – 11giờ 30 phút,
chiều: 13 giờ - 16 giờ).
Trước khi tiếp xúc bệnh nhân.
Trước khi làm thủ thuật.
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.
Sau khi tiếp xúc với môi trường xung
quanh bệnh nhân.
Tiêu chuẩn loại trừ
NVYT có cơ hội VST không được quan sát
trọn vẹn hoặc VST không vì mục đích nằm trong
5 thời điểm VST.
Phương pháp thu thập xử lí số liệu
Kỹ thuật quan sát: Giám sát viên là các BS-
ĐD-KTV trong mạng lưới giám sát rửa tay của
các khoa gồm 80 giám sát viên (GSV). GSV đến
từng khoa quan sát và điền vào phiếu thu thập
dữ liệu.
Thời gian quan sát: Khoảng thời gian giám
sát không nên quá 20 phút (± 10 phút tùy theo
hoạt động được giám sát), tốt nhất là giám sát
các hoạt động chăm sóc y tế từ đầu đến cuối.
Cuối cùng, nếu trong 1 lượt giám sát mà không
diễn ra bất kì hoạt động chăm sóc sức khỏe nào
thì nên kết thúc lượt giám sát đó. Mục đích chia
nhỏ giám sát ra thành nhiều lượt là để có được
tổng quan về thực hành.
Công cụ thu thập số liệu: Bảng thu thập số liệu
BS ĐD HL Khác
Cơ hội Chỉ định Hành động
1
Trước TXBN Cồn
Trước thủ thuật Xà phòng
Sau PNDCT Quên
Sau TXBN Găng
Sau TX MTXQ
BS ĐD HL Khác
Cơ hội Chỉ định Hành động
2
Trước TXBN Cồn
Trước thủ thuật Xà phòng
Sau PNDCT Quên
Sau TXBN Găng
Sau TX MTXQ
BS ĐD HL Khác
Cơ hội Chỉ định Hành động
3
Trước TXBN Cồn
Trước thủ thuật Xà phòng
Sau PNDCT Quên
Sau TXBN Găng
Sau TX MTXQ
Người giám sát có thể giám sát 3 NVYT cùng
lúc, nếu mật độ cơ hội rửa tay cho phép.
Ngay khi có 1 chỉ định rửa tay, tính 1 cơ hội
rửa tay trong cột thích hợp và đánh chéo tương
ứng vào chỉ định. Sau đó điền đầy đủ tất cả chỉ
định được áp dụng và những hành động rửa tay
liên quan được giám sát hay bở lỡ.
Mỗi cơ hội nằm ở 1 hàng trong mỗi cột; mỗi
hàng này độc lập với hàng của cột khác.
Phương pháp kiểm soát sai lệch
Nhóm giám sát được tập huấn và thống
nhất phương pháp quan sát, thực hiện đúng các
chỉ tiêu đề ra.
Kiểm soát sai lệch bằng cách tuân thủ tiêu
chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 19
Kiểm soát sai lệch của người quan sát bằng
cách tập huấn thật kĩ cho giám sát viên, khảo
sát thử để xem xét, chỉnh sửa bảng khảo sát
cho phù hợp.
Phương pháp thống kê
Nhập và xử lí số liệu bằng chương trình
phần mềm SPSS 19.0.
Y đức trong nghiên cứu
Đề tài đã được hội đồng nghiên cứu khoa
học của Bv duyệt trước khi thực hiện.
KẾT QUẢ
Kết quả tuân thủ VST của NVYT BV Nhi
Đồng 2 năm 2017
Bảng 1. Tỉ lệ tuân thủ VST theo chức danh năm 2017
Chức danh
Có VST Không VST
n % n %
Bác sĩ 6134 68,8 2783 31,2
ĐD - KTV 9160 76,7 2783 23,3
Hộ lý 333 65,4 176 34,6
Nhân viên khác 410 68,4 189 31,6
Tổng cộng 16037 73 5931 27
Nhóm đối tượng ĐD - KTV có tỉ lệ tuân thủ
VST cao nhất 76,7%, ở bác sĩ 68,8%, thấp nhất là
Hộ lý 65,4%.
Bảng 2. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo khoa năm 2017
Khoa
Có VST Không VST
n % n %
Bỏng chỉnh trực 842 80,9 199 19,1
Cấp cứu lưu 983 82,8 204 17,2
Nội 1 675 76,4 208 23,6
Nội 2 562 70,6 234 29,4
Nội 3 491 72,4 187 27,6
Hô hấp 1 620 79,8 157 20,2
Hô hấp 2 625 74,8 211 25,2
Hồi sức 500 76,2 156 23,8
Hồi sức sơ sinh 606 83,9 116 16,1
Liên chuyên khoa 404 52,4 367 47,6
Ngoại tổng hợp 431 68,8 195 31,2
Ngoại thần kinh 351 58,5 249 41,5
Nhiễm 569 82 125 18
Niệu 655 65,1 351 34,9
Nội tổng hợp 939 79,7 239 20,3
PT-GMHS 867 80,4 212 19,6
Sơ sinh 620 91,4 58 8,6
Thần kinh 457 76,7 139 23,3
Khoa
Có VST Không VST
n % n %
Thận nội tiết 649 71,2 262 28,8
Tiêu hóa 426 53,3 374 46,8
Tim mạch 675 70,5 283 29,5
Ung bướu huyết học 903 78,8 243 21,2
Khoa khám bệnh 702 69 316 31
Sức khỏe trẻ em 415 62,2 252 37,8
PK tâm lý – CLC 402 66,4 203 33,6
Chẩn đoán hình ảnh 270 48,6 286 51,4
Phòng mổ trong
ngày
398 79,1 105 20,9
Tổng cộng 16037 73 5931 27,0
Tỉ lệ tuân thủ VST chung của bệnh viện
năm 2017 là 73%. Các khoa có tỉ lệ tuân thủ
VST cao nhất là: Sơ sinh (91,4%), Hồi sức sơ
sinh (83,9%), Cấp cứu lưu (82,8%); Thấp nhất
là Liên chuyên khoa (52,4%) và khoa Chẩn
đoán hình ảnh 48,6%.
Bảng 3. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời điểm
của WHO năm 2017
Thời điểm rửa tay
Có VST Không VST
n % n %
Trước khi tiếp xúc
Bn
6984 73,5 2513 26,5
Trước khi làm thủ
thuật
2217 80,6 535 19,4
Sau nguy cơ phơi
nhiễm với dịch tiết
1180 85,9 194 14,1
Sau khi tiếp xúc bn 4539 69,3 2013 30,7
Sau tiếp xúc MT
XQBN
1117 62,3 676 37,7
Tổng cộng 16037 73 5931 27
Năm 2017, khi khảo sát các thời điểm rửa tay
theo WHO, tỉ lệ NVYT tuân thủ VST sau khi
phơi nhiễm với dịch tiết là cao nhất (85,9%) và
thấp nhất tại thời điểm sau khi tiếp xúc với MT
XQBN (62,3%).
So sánh tỉ lệ VST của NVYT các năm 2013, 2016, 2017
Khi tiến hành so sánh kết quả khảo sát tỉ
lệ tuân thủ VST trong các năm 2013, 2016,
2017 chúng tôi nhận thấy các tỉ lệ tuân thủ
rửa tay của các nhóm đối tượng đều tăng.
Với nhóm ĐD –KTV tỉ lệ này là 62,8% (2013),
71,2% (2016), 76,7% (2017); Tỉ lệ này với Hộ
lý là 38,1% (2013), 51,4%(2016), 65,4% (2017).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 20
Bảng 4. So sánh tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo chức danh năm 2013, 2016, 2017
Chức danh
2013 (N= 1554) 2016 (N= 2771) 2017 (N= 21968)
Có VST (%) Không VST (%) Có VST (%) Không VST (%) Có VST (%) Không VST (%)
Bác sĩ 45,8 54,2 65,3 34,7 68,8 31,2
ĐD - KTV 62,8 37,2 71,2 28,8 76,7 23,3
Hộ lý 38,1 61,9 51,4 48,6 65,4 34,6
Nhân viên khác 35,1 64,9 54,5 45,6 68,4 31,6
Tổng cộng 55,3 44,7 72,1 27,9 73 27
Bảng 5. So sánh tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo khoa năm 2013, 2016, 2017
Khoa
2013 (N=1554) 2016 (N=21771) 2017 (N=21968)
Có VST (%) Không VST (%) Có VST (%) Không VST (%) Có VST (%) Không VST (%)
Bỏng chỉnh trực 47,6 52,4 60 40 80,9 19,1
Cấp cứu lưu 64,3 35,7 76,9 23,1 82,8 17,2
Nội 1 46,4 53,6 72,7 27,3 76,4 23,6
Nội 2 38,1 61,9 64 36 70,6 29,4
Nội 3 50 50 75,2 24,8 72,4 27,6
Hô hấp 1 54,8 45,2 77,5 22,5 79,8 20,2
Hô hấp 2 47,6 52,4 65,2 34,8 74,8 25,2
Hồi sức 70,2 29,8 93,1 6,9 76,2 23,8
Hồi sức sơ sinh 56 44 92,5 7,5 83,9 16,1
Liên chuyên khoa 50 50 61,5 38,8 52,4 47,6
Ngoại tổng hợp 50 50 67 33,1 68,8 31,2
Ngoại thần kinh 73,8 26,2 83,3 16,7 58,5 41,5
Nhiễm 53,6 46,4 75,5 24,5 82,0 18,0
Niệu 69 31 70,8 29,2 65,1 34,9
Nội tổng hợp 31 69 64,8 35,2 79,7 20,3
PT-GMHS 64,3 35,7 84,5 15,6 80,4 19,6
Sơ sinh 72,6 27,4 88,9 11,2 91,4 8,6
Thần kinh 42,9 57,1 73,6 26,4 76,7 23,3
Thận nội tiết 40,5 59,5 61,1 38,9 71,2 28,8
Tiêu hóa 56 44 70 35,1 53,3 46,8
Tim mạch 54,8 45,2 66,3 33,7 70,5 29,5
Ung bướu huyết học 71,4 28,6 56,9 43,2 78,8 21,2
Khoa khám bệnh 55,9 44,1 69 31
Sức khỏe trẻ em 76,9 23,1 62,2 37,8
PK tâm lý - CLC 78,3 21,8 66,4 33,6
Chẩn đoán hình ảnh 28,4 71,6 48,6 51,4
Phòng mổ trong ngày 87,8 12,2 79,1 20,9
Tổng cộng 55,3 44,7 72,1 27,9 73 27
Khi tiến hành so sánh kết quả khảo sát tỉ lệ
tuân thủ VST của nhân viên y tế tại các khoa
năm 2013, 2016, 2017, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ
tuân thủ VST chung của bệnh viện có tăng lên
lần lượt là 55,3%, 72,1%, 73%. Khoa có tỉ lệ
tuân thủ rửa tay cao là các khoa: Sơ sinh, Hồi
sức sơ sinh, Cấp cứu lưu, PT – GMHS. Tỉ lệ
tuân thủ VST các năm 2013, 2016, 2017 của
khoa Sơ sinh là 72,6%, 88,9%, 91,4%; Khoa Hồi
sức là 70,2%, 93,1% 76,2%; Khoa Hồi sức sơ
sinh là 56%, 83,9%, 92,5%; khoa PT – GMHS là
64,3%, 84,5%, 80,4%. Khoa Chẩn đoán hình
ảnh có tỉ lệ tuân thủ VST thấp nhất liên tiếp
các năm 2016 (28,4%), 2017 (48,6%).
Khi so sánh kết quả khảo sát các thời điểm
VST theo WHO các năm 2013, 2016, 2017, chúng
tôi nhận thấy tỉ lệ NVYT tuân thủ VST sau khi
phơi nhiễm với dịch tiết là cao nhất và thấp nhất
tại thời điểm sau khi tiếp xúc với MT XQBN
(Bảng 6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 21
Bảng 6. So sánh tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời điểm của WHO 2013, 2016, 2017
Thời điểm rửa tay
2013 (N=1554) 2016 (N=21771) 2017 (N=21968)
Có VST (%) Không VST (%) Có VST (%) Không VST (%) Có VST (%) Không VST (%)
Trước khi tiếp xúc Bn 48,9 51,1 72,1 27,9 73,5 26,5
Trước khi làm thủ thuật 54,3 45,7 82,4 17,7 80,6 19,4
Sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch tiết 73,3 26,7 85,6 14,5 85,9 14,1
Sau khi tiếp xúc bn 59,7 40,3 67,5 32,5 69,3 30,7
Sau tiếp xúc MT XQBN 48,7 51,3 57,0 43,0 62,3 37,7
BÀN LUẬN
Khi so sánh kết quả khảo sát các năm 2013,
2016, 2017 cho thấy tỉ lệ tuân thủ VST chung tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 tăng hàng năm (55,3%,
72,1%, 73%). Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu
tại bệnh viện Trưng Vương của tác giả Chu Thị
Hoàng Yến năm 2013 (33.53%) và cao hơn
nghiên cứu của tác giả Pitter năm 2000 tại bệnh
viện Thụy Sỹ (48%)(8,9).
Khi so sánh giữa các đối tượng NVYT các
năm 2013, 2016, 2017, số cơ hội VST của ĐD -
KTV luôn là nhiều nhất cũng như sự tuân thủ
VST luôn cao nhất so với các nhóm còn lại
(62,8%, 71,2%,76,7%). Hộ lý vẫn là nhóm đối
tượng tuân thủ VST thấp nhất, tuy nhiên tỉ lệ gia
tăng 2013 – 2016 và 2016 – 2017 trên 13%. Điều
này cho thấy, điều dưỡng là người thực hiện
công việc chăm sóc trực tiếp người bệnh nên có
thói quen VST cao hơn các đối tượng khác, tuy
nhiên so với năm 2016, tỉ lệ tuân thủ VST của ĐD
– KTV tăng nhẹ (5,5%).
So sánh tỷ lệ VST của NVYT tại các khoa lâm
sàng các năm 2013, 2016, 2017 cho thấy, tỉ lệ tuân
thủ rửa tay ở các khoa là không đồng đều, tỷ lệ
cao tập trung ở các khoa trọng điểm như: Sơ
sinh, Hồi sức sơ sinh, Cấp cứu lưu Điều này có
thể cho thấy đây là các khoa làm việc với cường
độ cao hơn các khoa khác nên được huấn luyện
và nhắc nhở thường xuyên. Tuy nhiên, tỉ lệ VST
năm 2017 của NVYT ở các khoa Hồi sức sơ sinh,
Hồi sức, PT – GMHS giảm đi so với năm 2016.
Do đó, ngoài việc thường xuyên nhắc nhở tại
khoa phòng, Bệnh viện cần tổ chức huấn luyện
và đào tạo lại về việc tuân thủ rửa tay và có kế
hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Về sự tuân thủ thực hành VST của NVYT
theo từng thời điểm cho thấy, thời điểm sau khi
phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể luôn được
tuân thủ VST cao nhất. Điều này cho thấy NVYT
đã nhận thức rất rõ nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ
cho mình, tỷ lệ này cũng trùng với nghiên cứu
của BV Trưng Vương 2013 là 71,55%. Tuy nhiên
tại thời điểm sau khi tiếp xúc các môi trường
xung quanh bệnh nhân là ít được NVYT chú ý
VST nhất. Điều này có thể do NVYT cho rằng các
thời điểm này khả năng lây nhiễm thấp từ môi
trường xung quanh nên không cần VST, chứng
tỏ sự cần thiết phải tập huấn lại kiến thức về các
thời điểm VST cho NVYT và phải có sự giám sát
nhắc nhở thường xuyên của mạng lưới kiểm soát
nhiễm khuẩn tại chỗ(5,6,7).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tuân thủ VST chung của toàn bệnh viện
cũng như của điều dưỡng tăng dần các năm
2013, 2016, 2017.
Khoa làm việc với cường độ cao có tỉ lệ
NVYT tuân thủ VST cao.
Thời điểm VST sau khi tiếp xúc với MT
XQBN thường xuyên bị bỏ sót nhất.
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu gợi ý chương trình giáo
dục về rửa tay cần chú ý đến những thời điểm
cần bỏ sót, đồng thời nên tập trung vào từng
khoa và từng đối tượng, bao gồm:
Sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của
Ban Giám Đốc bệnh viện.
Xây dựng kế hoạch tăng cường VST của
khoa KSNK và mạng lưới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 22
Tập huấn lại và bổ sung những kiến thức
mới về VST cho toàn thể NVYT mà đối tượng
cần chú ý nhiều nhất là điều dưỡng.
Có bảng kiểm khảo sát sự tuân thủ VST và
phản hồi cho nhân viên y tế của giám sát viên
KSNK.
Cung cấp đầy đủ dung dịch VST nhanh
phù hợp.
Mỗi khoa phòng thường xuyên nhắc nhở về
tuân thủ VST.
Có biện pháp động viên, khen thưởng kịp
thời đối với các khoa và cá nhân tuân thủ tốt VST
cũng như phê bình, xử phạt các khoa hoặc cá
nhân chưa quan tâm đúng mức trong việc VST
trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akyol A, Ulusoy H, Ozen I (2006), Handwashing: a simple,
econimicl and effective method for preventing nosocomial
infections in intensive care units, J Hosp Infect; 62 (4); pp, 395-
405,
2. Albert RK, Condie F (1981), Handwashing patterns in medical
intensive care units, N, Engl, J, Med, 304, pp,1465-1466,
3. Allegranzi B, Storr J, Dziekan G, Leotsakos A, Donaldson L,
Pittet D (2007), First global patient safety challenge, who world
alliance for patient safety, who, geneva, switzerland, The frist
global patient safety challenge “Clean care is safer care”: from
launch to current progess and achievements, J hosp Infect, 65
suppl 2: pp, 115-123,
4. Black RE, DykesAC, Anderson KE, Wells JG, Sinclair SP, Gary
GW (1981), Handwashing to prevent diarrhea in day-care
centers, Am J Epidemiol, 113: pp, 445-451,
5. Đặng Thị Vân Trang (2010), Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân
viên y tế theo 5 thời điểm của tổ chức tế thế giới, Y học TP,
HCM, 14 (2), tr, 436-439,
6. Hà Mạnh Tuấn, Bạch Văn Cam (1994), Các điều kiện gây nhiễm
khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu trẻ và biện pháp phòng
ngừa, Tài liệu huấn luyện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Bệnh
viện Nhi Đồng 1, tr, 10-17,
7. Mai Ngọc Xuân (2010), Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay
của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm Bệnh viện
Nhi Đồng 2 năm 2010, Y Học TP, Hồ Chí Minh, 14 (4), tr, 218 –
226.
8. Pittet D, Hugonnet S, Harbarth S (2000), Effectiveness of a
hospital-wide programme to improve compliance with hand
hygience, The lancet; 356 (9238), pp,1307-1312,
9. Pittet D, Mourouga P, Perneger TV (1990), Compliance with
hand washing in a teaching hospital, Ann Intern med, 130, pp,
126-130,
10. Steer AC, Mallison GF (1975), Handwashing practices for the
prevention of nosocomial infections, Ann Intern Med, 83: pp,
683-690.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_chuong_trinh_giam_sat_va_huan_luyen_rua_tay_cho_nha.pdf