Hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe răng miệng trên sinh viên Trường Đại học Sài Gòn

Tài liệu Hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe răng miệng trên sinh viên Trường Đại học Sài Gòn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 190 HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP NÂNG CAO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRÊN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Trịnh Thị Tố Quyên*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe răng miệng so với chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thường quy trên sinh viên năm thứ nhất năm học 2015-2016 trường Đại học Sài Gòn. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn trên 118 sinh viên (nữ chiếm 81,4%) có sâu răng và/ hoặc viêm nướu. Đánh giá hiệu quả dựa trên so sánh tình trạng sức khỏe răng miệng được ghi nhận bằng chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI) và chỉ số SMT-R và tự báo cáo hành vi qua bảng câu hỏi tự điền về hành vi chăm sóc răng miệng trước và sau can thiệp 3 tháng. Kết quả: So sánh kết quả khám ban đầu và sau 3 tháng can thiệp, nhóm can thiệp cải thiện GI, PlI và ch...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe răng miệng trên sinh viên Trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 190 HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP NÂNG CAO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRÊN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN Trịnh Thị Tố Quyên*, Ngơ Thị Quỳnh Lan** TĨM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe răng miệng so với chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thường quy trên sinh viên năm thứ nhất năm học 2015-2016 trường Đại học Sài Gịn. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cĩ nhĩm chứng, mù đơn trên 118 sinh viên (nữ chiếm 81,4%) cĩ sâu răng và/ hoặc viêm nướu. Đánh giá hiệu quả dựa trên so sánh tình trạng sức khỏe răng miệng được ghi nhận bằng chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI) và chỉ số SMT-R và tự báo cáo hành vi qua bảng câu hỏi tự điền về hành vi chăm sĩc răng miệng trước và sau can thiệp 3 tháng. Kết quả: So sánh kết quả khám ban đầu và sau 3 tháng can thiệp, nhĩm can thiệp cải thiện GI, PlI và chỉ số SMT-R hơn so với nhĩm chứng. Trung bình PlI tồn bộ thay đổi 1,4±0,3 (p<0,0001) và trung bình PlI mặt bên thay đổi là 1,5±0,4 (p<0,0001). Trung bình GI tồn bộ thay đổi là 1,2±0,3 và trung bình GI mặt bên thay đổi là 1,2±0,4 (p<0,0001). Chỉ số SMT thay đổi khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Các sinh viên trong nhĩm can thiệp báo cáo sử dụng chỉ nha khoa (81,3%) cao hơn nhĩm chứng (40,7%). Kết luận: Chương trình giáo dục nâng cao sức khoẻ răng miệng phù hợp với cá nhân đã cĩ hiệu quả trong việc cải thiện hành vi chăm sĩc răng miệng trong sinh viên hơn giáo dục sức khỏe thường quy. Từ khố: Sức khỏe răng miệng, sinh viên, nâng cao sức khỏe, sâu răng, viêm nướu, mảng bám. ABSTRACT THE EFFECTIVENESS OF THE ORAL HEALTH PROMOTION INTERVENTION AMONG STUDENTS OF SAIGON UNIVERSITY Trinh Thi To Quyen, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 190- 197 Objective: To evaluate the effectiveness of an individually tailored oral health promotion intervention compared to the regular oral health education among the first year students of Sai Gon university in the academic year 2015. Method: A single blinded, randomized, controlled clinical trial were used in 118 students (81.4% female) with dental caries and/or gingivitis. The effect of the programs on gingivitis (gingival index (GI)), dental caries (decayed, missing and filled teeth index (DMFT)), oral hygiene (plaque indices (PlI)), and behavior self-report was evaluated 3-months after oral health education. Results: Between baseline and 3-month follow-up timepoint, the experimental group improved both GI, PlI and DMFT more than the control group. The mean gain-score difference was 1.4±0.4 for global PlI (p<0.0001) and 1.2±0.4 for proximal PlI (p<0.001). The mean gain-score difference was 1.2±0.3 for global GI and 1.2±0,4 for proximal GI (p<0.0001). The mean DMFT score was change insignificantly. The students in the experimental group reported a higher frequency of flossing (81.3%) than the control group (40.7%). *Trạm Y tế trường Đại học Sài Gịn **Bộ mơn Nha khoa cơ sở, Khoa RHM, Đại học Y Dược, TpHCM Tác giả liên lạc: BS.CKII. Trịnh Thị Tố Quyên ĐT:39231142 Email: tuanquyen011@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 191 Conclusion: The individually tailored oral health promotion intervention was more effective in improving oral care behavor than the regular oral health education among student. Key words: oral health, students, health promotion, dental caries, gingivitis, dental plaque. MỞ ĐẦU Bệnh sâu răng và bệnh nha chu đã từ lâu được xem là gánh nặng của ngành y tế và là một trong những vấn đề chính về sức khoẻ cộng đồng(3). Sự hiểu biết về hành vi tự chăm sĩc cá nhân trong nha khoa phịng ngừa sẽ là tối quan trọng để tạo điều kiện kiểm sốt sâu răng và bệnh nha chu(15). Tuy nhiên, giáo dục sức khỏe răng miệng (SKRM) cho đến nay đã cho thấy chỉ cĩ cải thiện về kiến thức nhưng lại ít ảnh hưởng đến hành vi chăm sĩc răng miệng(17). Một tổng quan hệ thống các nghiên cứu của Cochrane trước đây(12) về các can thiệp tâm lý cho người lớn mắc bệnh nha chu đã cho thấy các can thiệp tâm lý cải thiện hành vi vệ sinh răng miệng hơn. Chương trình giáo dục SKRM phù hợp với cá nhân trên bệnh nhân nha chu dựa trên các chiến lược nhận thức xã hội và phỏng vấn tạo động lực cĩ tác động tích cực đến hành vi vệ sinh răng miệng như kiểm sốt mảng bám và tần suất vệ sinh răng miệng hàng ngày so với chương trình giáo dục vệ sinh răng miệng thường quy(10). Lứa tuổi thanh niên, nhất là sinh viên khi bước vào trường đại học, rời khỏi gia đình, họ sống độc lập và tự chăm sĩc bản thân mình(5). Kết quả từ một nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 3.333 sinh viên năm nhất năm học 2015-2016 cho thấy cĩ 61,33%, bị sâu răng, số trung bình Sâu Mất Trám là 1,84±2,31 (trong đĩ số trung bình số răng sâu là 1,12±1,79), 93,1% chảy máu nướu khi khám thăm dị(16). Kết quả này khơng những nĩi lên mức độ bệnh trầm trọng của mơ răng và mơ nha chu mà cịn cho thấy sự hạn chế trong hành vi chăm sĩc răng miệng. Tuy nhiên, các bằng chứng về can thiệp trên bệnh nhân cĩ sâu răng cịn rất hiếm, hầu như các hồi cứu hệ thống chỉ tập trung trên bệnh nhân viêm nha chu. Điều này gợi ý rằng nhiều nghiên cứu liên quan chủ đề này cần tiến hành, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà tỷ lệ sâu răng cịn phổ biến. Do đĩ, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá chương trình giáo dục sức khoẻ răng miệng phù hợp với từng cá nhân so với một chương trình giáo dục SKRM thường quy trên sinh viên đại học cĩ bệnh sâu răng và/hoặc viêm nướu. Các mục tiêu chuyên biệt nhằm so sánh (1) Sự thay đổi hành vi tự chăm sĩc răng miệng và (2) Sự thay đổi chỉ số lâm sàng: chỉ số mảng bám (PIL), chỉ số viêm nướu (GI), chỉ số sâu mất trám (SMT) giữa nhĩm can thiệp và nhĩm chứng sau 3 tháng can thiệp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cĩ nhĩm chứng, mù đơn để đánh giá hiệu quả của hai chương trình giáo dục SKRM khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sài Gịn với đối tượng đã được khám sức khỏe khi nhập học cĩ sâu răng và/hoặc nha chu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Đề tài được sự đồng ý của Hội đồng Y đức của trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu trường Đại học Sài Gịn chấp thuận. Cĩ 118 người đạt tiêu chuẩn, được chọn ngẫu nhiên và phân bổ vào chương trình can thiệp phù hợp từng cá nhân (nhĩm can thiệp, n=59) và chương trình giáo dục SKRM thường quy (nhĩm chứng, n=59). Trình tự phân bố ngẫu nhiên các cá thể vào 2 nhĩm nghiên cứu được tạo bằng phần mềm Stata. Mỗi cá nhân tự điền bộ câu hỏi trước khi khám lâm sàng. Sau khi khám răng miệng, mỗi nhĩm được nhận một chương trình giáo dục SKRM. Nhĩm can thiệp được nhận chương trình can thiệp phù hợp từng cá nhân. Chương trình can thiệp bao gồm 7 thành phần cụ thể với tiến trình khác nhau phù hợp nhu cầu mục đích cần đạt của từng cá thể liên quan SKRM và hành vi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 192 chăm sĩc răng miệng(9). Chương trình được thực hiện từ 3 đến 4 lần hẹn. 1- Phân tích kiến thức, mong đợi kết quả và động cơ: Thảo luận về tình trạng SKRM và lập mục tiêu dài hạn liên quan SKRM. 2- Phân tích thĩi quen chăm sĩc răng miệng:Thảo luận về tần suất của hành vi ( chải răng, dùng chỉ nha khoa và khám răng định kỳ) 3- Thực hành hành vi: 4- Mục tiêu cá nhân về hành vi chăm sĩc răng miệng: Sinh viên đưa ra mục tiêu ngắn hạn: Thế nào, khi nào và ở đâu để thực hiện hành vi 5- Tự theo dõi liên tục: Ghi nhật ký hành vi: tần suất, thời gian 6- Đánh giá thực hiện hành vi. 7- Phịng ngừa tái phát: Tình huống nguy cơ cao trở ngại thực hiện hành vi được xác định và bàn luận giải pháp các tình huống. Chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng dành cho nhĩm chứng là chương trình giáo dục SKRM thường quy. Sinh viên được thơng báo tình trạng SKRM, cung cấp một số thơng tin về bệnh răng miệng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và được khuyến cáo hành vi vệ sinh răng miệng rất quan trọng cho SKRM. Mỗi đối tượng tham gia cả 2 nhĩm đều được nhận một tờ rơi về giáo dục SKRM, một bàn chải đánh răng sử dụng bằng pin và một hộp chỉ nha khoa. Hướng dẫn cách sử dụng bàn chải chạy bằng pin và chỉ nha khoa. Nếu cĩ nhu cầu điều trị răng (lấy vơi răng, trám răng và nhỗ răng) được miễn phí trong thời gian can thiệp. Cơng cụ thu thập thơng tin gồm phiếu khám lâm sàng và bộ câu hỏi tự điền vể kiến thức, thái độ và hành vi liên quan sức khỏe răng miệng. Các đánh giá lâm sàng được thực hiện ở thời điểm trước và sau 3 tháng can thiệp do cùng một bác sĩ răng hàm mặt khám và khơng biết sự phân bố của nhĩm đối tượng. Khám lâm sàng bao gồm ghi nhận sâu răng, mất răng và trám răng theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới; chỉ số mảng bám (PlI) theo Silness and Lưe(14) và chỉ số nướu (GI) theo Lưe và Silness(11). Mảng bám và viêm nướu được ghi nhận trên các mặt ngồi, mặt trong, mặt gần và mặt xa của tất cả các răng, ngồi trừ răng cối thứ ba. Sự hiện diện của mảng bám ghi theo tiêu chí của chỉ số mảng bám (PlI). Bác sĩ khám răng miệng được chuẩn hĩa. Bộ câu hỏi tự điền vể hành vi liên quan sức khỏe răng miệng đã được sử dụng trong nghiên cứu trên sinh viên trước đĩ(16). Nhập dữ liệu vào máy vi tính bằng phần mềm Epidata 10. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata version 13.0. Thống kê mơ tả trình bày tần số và tỉ lệ % về các đặc trưng dân số của mẫu, tỷ lệ hiện mắc bệnh sâu răng, viêm nướu, tỷ lệ % (95% khoảng tin cậy (KTC) về hành vi chăm sĩc răng miệng, điểm trung bình (± độ lệch chuẩn (ĐLC)) về các chỉ số PlI, chỉ số GI của người tham gia. Số trung vị và 2 phân vị bách phân (25%, 75%) được báo cáo cho các chỉ số SMT-R do khơng phân phối bình thường. Sử dụng phép kiểm chi bình phương (χ2) để so sánh tỷ lệ thay đổi hành vi giữa các nhĩm và chi bình phương McNemar để so sánh tỷ lệ trong cùng nhĩm trước và sau can thiệp. Sử dụng phép kiểm t test bắt cặp để đánh giá sự thay đổi các số trung bình (chỉ số GI, PlI) trước-sau can thiệp của từng nhĩm, và t-test độc lập để so sánh sự thay đổi trung bình các chỉ số của nhĩm can thiệp và chứng trước sau can thiệp. Wilcoxon rank sum test và Wilcoxon signed rank test sẽ áp dụng để so sánh chỉ số SMT-R khơng phân phối bình thường giữa các nhĩm và trong cùng nhĩm trước và sau can thiệp. Mức ý nghĩa thống kê α của các test là 0,05. KẾT QUẢ Cĩ 118 sinh viên được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhĩm. Một sinh viên nữ của nhĩm chứng khơng đến khám sau 3 tháng vì nghỉ học. Tất cả mẫu được phân ngẫu nhiên đều được phân tích (Intention to treat -ITT). Dữ liệu đầu vào được sử dụng cho đo lường lần sau ở cá thể này dựa trên giả định sự mất dấu cá thể là ngẫu nhiên(4). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 193 Giữa 2 nhĩm can thiệp và nhĩm chứng khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê về các đặc điểm: tuổi, giới tính, tình trạng cĩ sâu răng, viêm nướu, đi khám răng và hút thuốc lá trước khi can thiệp (p>0,05) (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Nhĩm chứng (n=59) Nhĩm can thiệp (n=59) p Tuổi (TB ±ĐLC) 20,5 ± 1,1 20,3 ± 1,3 0,55 b Giới (n, %) Nam 9 (15,2) 13 (22,3) 0,34 a Nữ 50 (84,7) 46 (78,0) Sâu răng (n, %) 51 (86,4) 50 (84,7) 0,79 a Viêm nướu (n, %) 59 (100) 58 (98,3) 1,0 c Chưa bao giờ đi khám răng (n ,%) 16 (27,1) 22 (37,3) 0,18 a Chưa bao giờ hút thuốc lá (n ,%) 58 (98,3) 58 (98,3) 1,0 c aTest chi bình phương, b test so sánh 2 trung bình, c test chính xác Fisher Tự báo cáo hành vi chăm sĩc răng miệng Kết quả của tự báo cáo hành vi chăm sĩc răng miệng sau 3 tháng can thiệp được trình bày trong cột thứ hai của Bảng 2. Tần suất đánh răng ít nhất hai lần trong một ngày đã tăng lên ở cả 2 nhĩm là 94,9% (p>0,05). Trong lần khám đầu tiên, chỉ cĩ 10,2% sinh viên dùng chỉ nha khoa, nhưng sau 3 tháng can thiệp, sinh viên cả hai nhĩm tăng sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày lên đáng kể, nhất là sinh viên trong nhĩm can thiệp, cĩ 81,3% sinh viên trong nhĩm can thiệp (p<0,0001) và 40,7% sinh viên trong nhĩm chứng (p<0,0001) đã tự báo cáo. Khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê ở thời điểm bắt đầu (p> 0,05) và cĩ sự khác biệt đáng kể sau 3 tháng can thiệp giữa hai nhĩm (p <0,001). Tương tự, sau 3 tháng cả 2 nhĩm đều cải thiện đi điều trị răng (p<0,0001), nhưng mhĩm can thiệp cải thiện nhiều hơn nhĩm chứng, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 2. Hành vi tự chăm sĩc răng miệng của nhĩm can thiệp (n=59) và nhĩm chứng (n=59) trước và sau can thiệp 3 tháng. Hành vi Nhĩm Ban đầu (n ,%) [KTC 95%] Sau 3 tháng (n ,%) [KTC 95%] P a Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày Can thiệp 55 (93,2) [83,0;97,5] 57 (96,6) [87,3;99,2] 0,62 Chứng 50 (84,7) [72,9;92,0] 55 (93,2) [83,1;99,2] 0.17 Đánh răng với kem đánh răng Can thiệp 57 (96,6) [87,1;99,1] 59 (100,0) 0,5 Chứng 58 (98,3) [88,5;99,8] 59 (100,0) 1,0 Cĩ sử dụng chỉ nha khoa. Can thiệp 8 (13,6) [6,8;25,1] 48 (81,3) ** [69,1;89,5] <0,0001 Chứng 4 (6,8) [2,5;17,0] 24 (40,7) [28,8;53,8] <0,0001 Khám răng dưới 6 tháng Can thiệp 11 (18,6) [10,5;30,9] 42 (71,2) * [58,2;81,4] <0,0001 Chứng 8 (13,5) [6,8;25,1] 30 (50,8) [38,1;63,5] <0,0001 KTC: Khoảng tin cậy; *Chi bình phương P<0,05; **P <0,001; a Chi bình phương McNemar Tình trạng vệ sinh răng mệng Tình trạng vệ sinh răng miệng trong quá trình nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3. Phân tích dữ liệu cho thấy sự khác biệt đáng kể về điểm số mảng bám giữa nhĩm can thiệp và nhĩm chứng sau 3 tháng can thiệp (p<0,001). Trong lần khám đầu tiên, nhĩm chứng cĩ trung bình PlI thấp hơn so với nhĩm can thiệp, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tuy nhiên, sau 3 tháng can thiệp, trung bình PlI của cả 2 nhĩm đều thay đổi, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê trong từng nhĩm (p <0,0001) và nhất là mảng bám của nhĩm can thiệp giảm gấp hai lần nhĩm chứng và trung bình PlI của nhĩm can thiệp thấp hơn nhĩm chứng, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Tương tự, khi xem xét mảng bám vùng kẻ răng cĩ xu hướng giảm nhiều hơn mảng bám trên tồn bộ răng. Mảng bám của nhĩm can Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 194 thiệp giảm đáng kể hơn so với nhĩm chứng, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa 2 nhĩm (p <0,0001). Bảng 3. Trung bình chỉ số mảng bám tồn bộ và mặt bên của nhĩm can thiệp (n=59) và nhĩm chứng (n=59) trước và sau can thiệp 3 tháng. Trung bình ± Độ lệch chuẩn P a Ban đầu Sau 3 tháng Thay đổi PlI tồn bộ Can thiệp 1,7 ± 0,3 * 0,2 ± 0,2 * 1,4±0,3 <0,0001 Chứng 1,2 ± 0,4 0,4± 0,2 0,7 ±0,4 <0,0001 PlI mặt bên Can thiệp 1,7 ± 0,3 * 0,2 ± 0,2 * 1,5 ± 0,4 <0,0001 Chứng 1,1 ± 0,5 0,4 ± 0,2 0,7 ± 0,5 <0,0001 a t-test bắt cặp *t-test hai mẫu độc lập <0,0001 Tình trạng viêm nướu Bảng 4. Trung bình chỉ số nướu tồn bộ và mặt bên của nhĩm can thiệp (n=59) và nhĩm chứng (n=59) trước và sau can thiệp 3 tháng. Trung bình (Độ lệch chuẩn) p a Ban đầu Sau 3 tháng Thay đổi GI tồn bộ Can thiệp 1,3 ± 0,3** 0,1 ± 0,1* 1,2 ± 0,3 <0,0001 Chứng 0,8 ± 0,6 0,2 ± 0,2 0,6 ± 0,6 <0,0001 GI mặt bên Can thiệp 1,3 ± 0,4** 0,1 ± 0,1* 1,2 ± 0,4 <0,0001 Chứng 0,8 ± 0,6 0,2 ± 0,2 0,6 ± 0,6 <0,0001 a t-test bắt cặp *t-test hai mẫu độc lập <0,05, **p<0,0001 Tình trạng viêm nướu được trình bày trong bảng 4. Phân tích về vấn đề này cho thấy điểm số GI trong lần khám đầu tiên của cả hai nhĩm cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,001), nhĩm can thiệp cĩ trung bình GI cao hơn nhĩm chứng. Sau 3 tháng can thiệp, điểm số GI cả hai nhĩm cĩ sự giảm đáng kể, sự khác biệt thay đổi trong từng nhĩm cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trung bình GI của nhĩm can thiệp đã giảm đáng kể và thấp hơn nhĩm chứng, sự khác biệt giữa 2 nhĩm cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,001). Đối với vùng kẻ răng, trung bình GI giảm tương đương với GI tồn bộ răng, nhĩm can thiệp giảm nhiều và thấp hơn nhĩm chứng, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tình trạng sâu răng Tình trạng sâu răng được trình bày trong bảng 5. Trung bình SMT-R ban đầu là của 2 nhĩm khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Sau 3 tháng can thiệp, trung bình SMT-R của nhĩm can thiệp hầu như khơng thay đổi, chỉ cĩ sự thay đổi ở nhĩm chứng, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, do kết quả phân phối SMT-R (bảng 5) lệch phải nên giá trị trung vị được báo cáo để so sánh. Trong lần khám đầu tiên, cĩ hơn 50% sinh viên cĩ ít nhất 2 răng sâu, khơng cĩ răng trám và khơng cĩ răng mất ở cả 2 nhĩm. Sau 3 tháng can thiệp, cĩ hơn 50% sinh viên 2 răng sâu ở nhĩm chứng và khơng cĩ răng sâu ở nhĩm can thiệp (p<0,0001). Đồng thời, cĩ ít nhất 25% sinh viên đã trám 1 răng ở nhĩm chứng và trám 4 răng ở nhĩm can thiệp. Sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa 2 lần khám (p<0,05). Bảng 5. Trung vị và trung bình sâu mất trám của nhĩm can thiệp (n=59) và nhĩm chứng (n=59) trước và sau can thiệp 3 tháng. Trung vị (25%;75%) TB P Ban đầu Sau 3 tháng Răng Sâu Can thiệp 2 (1;4) 2,7 0 (0;1) ** 0,9 <0,0001 Chứng 2 (1;4) 3,1 2 (1;4) 2,7 0,09 Răng Trám Can thiệp 0 (0;1) 0,9 2 (0;4) * 2,6 <0,0001 Chứng 0 (0;0) 0,5 0 (0;1) 1,0 <0,05 Răng Mất Can thiệp 0 (0;0) 0,2 0 (0;0) 0,2 <0,05 Chứng 0 (0;0) 0,1 0 (0;0) 0,2 0,08 SMTR Can thiệp 3 (1;6) 3,8 3 (1;6) 3,8 1,0 Chứng 3 (1;6) 3,7 3 (2;6) 3,8 0,04 *p<0,001; **p<0,0001 BÀN LUẬN Nghiên cứu này nhằm đánh giá hai chương trình thay đổi hành vi chăm sĩc răng miệng trên bệnh nhân cĩ viêm nướu và/ hoặc sâu răng. Nhĩm can thiệp được nhận chương trình can thiệp phù hợp từng cá nhân. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích và trao quyền cho sinh viên cĩ trách nhiệm hơn về SKRM của bản thân họ, hy vọng sẽ dẫn đến nhu cầu điều trị trong tương lai ít hơn sẽ giảm chi phí, thời gian, cũng như tình trạng SKRM sẽ tốt hơn. Chỉ số mảng bám, chỉ số nướu và chỉ số SMT-R kết hợp với tự báo cáo các thĩi quen vệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 195 sinh răng miệng được sử dụng làm kết quả đánh giá các hành vi chăm sĩc răng miệng ngắn hạn và dài hạn. Khơng cĩ sự khác biệt về tần suất đánh răng vì hầu hết các sinh viên đã đánh răng hai lần một ngày trước khi can thiệp. Các sinh viên trong nhĩm can thiệp đã tự báo cáo tăng sử dụng chỉ nha khoa liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu và tăng cao hơn so với nhĩm chứng. Một lý do khác biệt cĩ thể là việc xây dựng các mục tiêu là một phần trọng tâm của chương trình giáo dục phù hợp từng cá nhân. Theo tác giả Gollwitzer(6), khi cĩ kế hoạch cụ thể khi nào, ở đâu và làm thế nào được áp dụng cho một hành vi cụ thể để tăng cường ý định và đưa đến một tỷ lệ đạt được mục tiêu cao. Các chỉ số lâm sàng về vệ sinh răng miệng là những bằng chứng khách quan cho những thay đổi hành vi của các nhĩm tham gia. Điểm số mảng bám cải thiện hơn so với các sinh viên trong nhĩm chứng. Các sinh viên trong cả hai nhĩm đạt mức điểm trung bình mảng bám thấp hơn so với mức mảng bám ban đầu, tương tự như các nghiên cứu về hành vi vệ sinh răng miệng khác(10,12). Sự tích tụ mảng bám là nguyên nhân gây bệnh sâu răng và viêm nướu(1). Tình trạng viêm nướu răng cải thiện sau 3 tháng can thiệp ở cả hai nhĩm. Điểm số GI giảm đáng kể nhất là nhĩm can thiệp, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa các nhĩm. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu can thiệp hành vi và khẳng định giả thuyết cho rằng các can thiệp tâm lý cĩ hiệu quả đối với thay đổi hành vi vệ sinh răng miệng so với phương pháp giáo dục sức khỏe thường quy(10,12). Đồng thời, trung bình SMT hầu như khơng thay đổi ở cả hai nhĩm, nhưng các thành phần sâu răng, mất răng và trám răng trong chỉ số SMT-R cĩ thay đổi đáng kể, nhất là số răng trám ở nhĩm can thiệp. Mặc dù cả 2 nhĩm đều được nhận điều trị răng miễn phí, nhưng nhĩm can thiệp cải thiện nhiều hơn. Điều này cĩ thể giải thích khi các sinh viên cĩ cam kết bằng văn bản đã ảnh hưởng đến thĩi quen tự chăm sĩc răng miệng theo hướng tích cực và các sinh viên cảm thấy hài lịng khi tham gia vào quá trình ra tự quyết định và chủ động trong quá trình can thiệp sẽ thay đổi tốt hơn(7,8). Với kết cục lâm sàng, cả hai nhĩm đều cải thiện về viêm nướu và sâu răng, đây là một dấu hiệu quan trọng của sự gia tăng nhận thức về sức khỏe răng miệng của các cá nhân trong nhĩm nghiên cứu. Sự khác biệt chính giữa hai nhĩm nghiên cứu là các sinh viên trong nhĩm can thiệp đã tự chọn mục tiêu chăm sĩc bản thân và như là một cam kết giữa sinh viên và bác sĩ. Sự trao quyền cho cá nhân tự đưa ra những quyết định và tự chịu trách nhiệm về tình hình sức khoẻ của mình (chăm sĩc răng miệng), đây là một phần rất quan trọng trong lý thuyết nhận thức xã hội(2). Chương trình can thiệp bao gồm việc thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch thay đổi hành vi và giám sát hành vi đã cĩ hiệu quả trong việc thay đổi hành vi. Cách tiếp cận này cĩ hiệu quả trong việc cải thiện chỉ số lâm sàng và tự báo cáo hành vi như các báo cáo của tác giả Jonsson(10,9). Các cá nhân trong nhĩm chứng nhận được thơng tin SKRM và hướng dẫn về chăm sĩc răng miệng thường quy cĩ kết quả cải thiện nhưng kém hơn nhĩm can thiệp. Mặc dù, việc thực hiện các hành vi tự chăm sĩc răng miệng ở những người cĩ trình độ học vấn cao như sinh viên đại học thường tốt hơn(13), nhưng việc chăm sĩc răng miệng được tìm thấy trong nghiên cứu này cần được quan tâm, chỉ với 10.2 % sinh viên cĩ dùng chỉ nha khoa lúc ban đầu trước khi can thiệp (bảng 2). Ngồi ra, nghiên cứu nhĩm tuổi này cịn cĩ những gợi ý quan trọng là cần cĩ các can thiệp duy trì hành vi tự chăm sĩc răng miệng. Điểm hạn chế thứ nhất của đề tài là đối tượng tham gia là đa số là nữ nên hiệu quả các chương trình can thiệp tương tự cĩ thể khác biệt nếu thực hiện trên mẫu cĩ tỉ lệ nam sinh viên tham gia cao hơn vì mức độ tuân thủ điều trị và quan tâm thẩm mỹ răng ở nữ tốt hơn. Hạn chế thứ hai là sinh viên tự báo cáo hành vi (self- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 196 report) cĩ thể tạo sai lệch thơng tin với tỷ lệ thay đổi hành vi tích cực ước lượng cĩ thể cao hơn (overestimation). Tuy nhiên, các chỉ số đánh giá định lượng (PlI, GI, SRM-R) cĩ tính khách quan cĩ thể phản ảnh tình trạng thay đổi hành vi trong thực tế. Điểm mạnh của nghiên cứu là đã thu thập các bằng chứng về hiệu quả của can thiệp thay đổi hành vi chăm sĩc răng miệng trên sinh viên đại học trong bối cảnh của một quốc gia cĩ thu nhập trung bình-thấp. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cĩ nhĩm chứng để so sánh trước-sau và giữa hai nhĩm can thiệp và khơng can thiệp. Với cách phân bổ ngẫu nhiên, các cá thể tham gia ở hai nhĩm đều cĩ những đặc điểm tương tự làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả can thiệp sau 3 tháng. Đây là một nghiên cứu dẫn đường cho một nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng cĩ đối chứng sau này. Trong quá trình nghiên cứu, một số biện pháp kiểm sốt sai lệch thơng tin và lây nhiễm đã được áp dụng nhằm hạn chế phần nào pha lỗng hiệu quả can thiệp. KẾT LUẬN Chương trình can thiệp giáo dục SKRM phù hợp từng cá nhân dựa trên thuyết nhận thức xã hội hiệu quả hơn chương trình giáo dục sức khỏe thường quy. Kết quả cho thấy nhĩm can thiệp cĩ sự cải thiện về hành vi chăm sĩc răng miệng (đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, dùng chỉ nha khoa một lần một ngày và đi điều trị răng), mảng bám, viêm nướu và sâu răng tốt hơn so với nhĩm chứng. Tuy nhiên, cần cĩ những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá mức độ phù hợp của chương trình can thiệp trong bối cảnh lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Axelsson P, Nystrưm B, et al. (2004). "The long-term effect of a plaque control program on tooth mortality, caries and periodontal disease in adults. Results after 30 years of maintenance". J Clin Periodontol 31(9): 749-757. 2. Bandura, A. (1986). Social foundations of thought and action: A social cognitive theory. Englewood Cliffs, NJ: Prentice- Hall, Inc. 3. Barmes DE (1999). "A global view of oral diseases: today and tomorrow". Community Dent Oral Epidemiol 27: 2-7. 4. European Medicines Agency (2010). Guideline on missing data in confirmatory clinical trials. Available from entific_guideline/2010/09/WC50009673.pdf . 5. Gall TL, Evans DR, et al. (2000). "Transition to first-year university: Patterns of change in adjustment across life domains and time". Journal of Social and Clinical Psychology 19: 544-567. 6. Gollwitzer PM (1999). "Implementation Intention. Strong effects of simple plans.". American Psychologist 54(7): 493-50. 7. Hamman Calley K, Rogo E, et al. (2000). "A proposed client self-care commitment model". J Dent Hyg 74: 24–35. 8. Jo ¨nsson B, Lindberg P, et al. (2006). "Improved compliance and self-care in patients with periodontitis - a randomized control trial". Int J Dent Hyg 4: 77–83. 9. Jo¨nsson B and O¨hrn K (2010). "Evaluation of an individually tailored oral health educational programme on periodontal health". J Clin Periodontol 37: 912-919. 10. Jonsson, B. and K. O¨ hrn (2009). "The effectiveness of an individually tailored oral health educational programme on oral hygiene behaviour in patients with periodontal disease: a blinded randomized-controlled clinical trial (one year follow- up)". Journal of Clinical Periodontology: 1025-1034. 11. Lưe H and Silness J (1963). "Periodontal disease in pregnancy: I. Prevalence and severity". Acta Odontol Scand 21: 533–551. 12. Renz A, Ide M, et al. (2007). "Psychological interventions to improve adherence to oral hygiene instructions in adults with periodontal diseases". Cochrane Database of Systematic Reviews (Online): CD005097. 13. Rimondini L, Zolfanelli B, et al. (2001). "Self-preventive oral behavior in an Italian university student population". Journal of Clinical Periodontology 28: 207-211. 14. Silness J and Lưe H (1964). "Periodontal disease in pregnancy: II. Correlation between oral hygiene and periodontal condition". Acta Odontol Scand 22: 121–135. 15. Ten Gate JM (2004). "Fluorides in caries prevention and control: empiricism or science". Caries Res 38: 254-257. 16. Trịnh Thị Tố Quyên, Ngơ Thị Quỳnh Lan (2017). "Tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan trên sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sài Gịn". Y học Thành phố Hồ Chí Minh 21(2): 246-254. 17. Watt RG (2005). "Strategies and approaches in oral disease prevention and health promotion". Bull World Health Organ 83(9): 711–718. Ngày nhận bài báo: 31/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_chuong_trinh_can_thiep_nang_cao_suc_khoe_rang_mieng.pdf
Tài liệu liên quan