Tài liệu Hiệu quả chế độ đặc sớm cải thiện nhu động ruột sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tủy sống: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 207
HIỆU QUẢ CHẾ ĐỘ ĐẶC SỚM CẢI THIỆN NHU ĐỘNG RUỘT
SAU MỔ LẤY THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ TỦY SỐNG
Nguyễn Thị Lan*, Trần Thiện Trung**, Jane Dimmitt Champion***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sản phụ sau mổ lấy thai có triệu chứng liệt ruột tạm thời, điều này kéo dài thời gian phục hồi
sức khỏe của sản phụ. Sự phục hồi nhu động ruột của sản phụ sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chế
độ ăn và thời gian bắt đầu cho sản phụ ăn. Việc cho sản phụ ăn sớm và chế độ ăn đặc sẽ giúp sản phụ sớm phục
hồi nhu động ruột, giảm chi phí điều trị so với chế độ truyền thống.
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả chế độ ăn đặc sớm phục hồi nhu động ruột trên sản phụ sau mổ lấy thai bằng
gây tê tủy sống.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ 01/4/2019 đến 30/5/2019 tại Bệnh
viện đa khoa Trần Văn Thời. Chúng tôi nghiên cứu sự phục hồi nhu động ruột sau mổ lấy ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả chế độ đặc sớm cải thiện nhu động ruột sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tủy sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 207
HIỆU QUẢ CHẾ ĐỘ ĐẶC SỚM CẢI THIỆN NHU ĐỘNG RUỘT
SAU MỔ LẤY THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ TỦY SỐNG
Nguyễn Thị Lan*, Trần Thiện Trung**, Jane Dimmitt Champion***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sản phụ sau mổ lấy thai có triệu chứng liệt ruột tạm thời, điều này kéo dài thời gian phục hồi
sức khỏe của sản phụ. Sự phục hồi nhu động ruột của sản phụ sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chế
độ ăn và thời gian bắt đầu cho sản phụ ăn. Việc cho sản phụ ăn sớm và chế độ ăn đặc sẽ giúp sản phụ sớm phục
hồi nhu động ruột, giảm chi phí điều trị so với chế độ truyền thống.
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả chế độ ăn đặc sớm phục hồi nhu động ruột trên sản phụ sau mổ lấy thai bằng
gây tê tủy sống.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ 01/4/2019 đến 30/5/2019 tại Bệnh
viện đa khoa Trần Văn Thời. Chúng tôi nghiên cứu sự phục hồi nhu động ruột sau mổ lấy thai bằng phương
pháp gây tê tủy sống trên hai nhóm sản phụ nhận chỉ định chế độ ăn từ bác sĩ điều trị. Một nhóm sản phụ được
chỉ định ăn theo chế độ truyền thống và một nhóm sản phụ được chỉ định ăn đặc sớm. Sản phụ được điều dưỡng
chăm sóc trực tiếp theo dõi ghi nhận thời gian phục hồi âm ruột, trung tiện. Kết quả được so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả: Thời gian phục hồi âm ruột, trung tiện của sản phụ trong nhóm ăn đặc sớm lần lượt là 12 giờ 37
phút ± 01 giờ 37 phút và 24 giờ 27 phút ± 03 giờ 13 phút, sớm hơn so với nhóm sản phụ thực hiện theo chế độ ăn
truyền thống là 13 giờ 29 phút ± 01 giờ 29 phút và 29 giờ 12 phút ± 05 giờ 08 phút với (p < 0,05).
Kết luận: Chế độ ăn đặc sớm giúp sản phụ sau mổ lấy thai phục hồi nhu động ruột sớm hơn so với chế độ ăn
truyền thống. Không có sự khác biệt về triệu chứng rối loạn tiêu hóa giữa hai nhóm.
Từ khóa: mổ lấy thai, ăn sớm sau mổ
ABSTRACT
EFFICACY EARLY DIET IMPROVES INTESTINAL MOTILITY
AFTER CAESAREAN SECTION BY SPINAL ANESTHESIA
Nguyen Thi Lan, Tran Thien Trung, Jane Dimmitt Champion
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 207 – 211
Background: Women after caesarean section has temporary intestinal paralysis. This extends the recovery
time for pregnant women. The recovery of intestinal motility of pregnant women after surgery depends on many
factors including diet and start time for women to eat. Early feeding and solid diet will help pregnant women
recover early intestinal motility, reduce treatment costs compared to traditional regimes.
Objectives: To effectively investigate the early diet to restore intestinal motility in women after cesarean
section with spinal anesthesia.
Method: Cross-sectional study describing implementation from April 1, 2019 to May 30, 2019 at Tran Van
Thoi General Hospital. We investigated the recovery of intestinal motility after caesarean section of two groups of
women receiving the diets from the treating doctor. A group of women is assigned to a traditional diet and a
group early diet. The women will be taken care of directly by nurses and recorded the time of bowel sound, passage
flatus. The results were compared between the two groups.
*Bộ môn Điều dưỡng - Khoa Y, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Điều dưỡng, Friendship Bridge Group – USA
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Lan ĐT: 0944011792 Email: nguyenlan.cmy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 208
Results: The time of bowel sound and passage flatus in women in the group of early diet was 12 hours 37
minutes ± 01 hours 37 minutes and 24 hours 27 minutes ± 03 hours 13 minutes, earlier than the group of women
follow traditional food was 13 hours 29 minutes ± 01 hours 29 minutes and 29 hours 12 minutes ± 05 hours 08
minutes (p <0.05).
Conclusion: Early diet helps women after cesarean section to restore intestinal motility earlier than
traditional diets. There are no differences in symptoms of gastrointestinal disorders between the two groups.
Keywords: Caesarean section, early feeding after surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mổ lấy thai là một trong những phẫu thuật
phổ biến và ngày càng gia tăng. Thống kê của Tổ
chức Y tế thế giới vào năm 2010, tỷ lệ sinh mổ tại
Việt Nam chiếm 36% chỉ đứng sau Trung Quốc.
Rối loạn chức năng đường tiêu hóa thường gặp
trên người bệnh trải qua phẫu thuật vùng bụng
với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy hơi,
khó trung đại tiện, trướng bụng và đau bụng(4,6).
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh chế
độ ăn sớm sễ giúp hoạt động tiêu hóa sớm phục
hồi sau các phẫu thuật vùng bụng. Thời gian
qua, chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau mổ ở
các bệnh viện được quan tâm hơn. Vấn đề được
đặt ra là cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn
nhằm giúp sản phụ phục hồi nhanh nhất, nâng
cao chất lượng chăm sóc, đáp ứng nhu cầu của
sản phụ. Hiện nay, chế độ dinh dưỡng sau mổ
lấy thai còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy
nhiên, phổ biến nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng
ăn truyền thống và ăn đặc sớm sau mổ. Chế độ
ăn truyền thống sau mổ được tiến hành từ ăn
loãng đến ăn đặc theo từng bước, chế độ ăn
thường lệ chỉ được thực hiện khi có trung tiện.
Chế độ ăn đặc sớm sau mổ sẽ cung cấp nhiều
năng lượng, giúp hệ tiêu hóa phục hồi sớm hơn,
tăng cường sức đề kháng cho sản phụ, giúp
giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, thời gian lành vết
mổ được rút ngắn và giúp sản phụ hài lòng hơn
trong việc giảm thời gian nằm viện(5,7,8).
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Hiệu quả chế độ ăn đặc sớm cải
thiện nhu động ruột sau mổ lấy thai bằng
phương pháp gây tê tủy sống” nhằm cung cấp
thêm bằng chứng để đưa ra chế độ dinh dưỡng
phù hợp hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc cho
sản phụ sau mổ lấy thai.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thời gian phục hồi âm ruột, trung
tiện của sản phụ mổ lấy thai ở nhóm được chỉ
định ăn đặc sớm sau mổ so với nhóm được chỉ
định ăn theo chế độ truyền thống; và
Xác định tỷ lệ các rối loạn tiêu hóa trên sản
phụ mổ lấy thai ở nhóm được chỉ định ăn đặc
sớm và nhóm được chỉ định ăn theo chế độ
truyền thống.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả sản phụ sau mổ lấy thai được gây tê
tủy sống tại khoa Sản-Bệnh viện đa khoa Trần
Văn Thời từ ngày 01/4/2019 đến hết 30/5/2019.
Các sản phụ được lựa chọn có tuổi đời đủ 18
tuổi trở lên, cùng sử dụng chung nhóm thuốc
giảm đau, kháng sinh sau mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Sản phụ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa 24
giờ trước khi phẫu thuật. Sản phụ có tiền sản
giật, sản giật, dọa sinh non, đái tháo đường, tim
mạch, bệnh dạ dày - ruột phải dùng chế độ ăn
bệnh lý.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang – mô tả.
Các bước tiến hành
Nghiên cứu viên lấy phiếu đồng thuận tham
gia nghiên cứu giai đoạn hồi tỉnh của sản phụ.
Chế độ ăn của sản phụ nhận được bác sĩ điều trị
chỉ định. Chế độ ăn đặc sớm là sản phụ được ăn
cháo sau mổ 6 giờ, số lần ăn và số lượng tùy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 209
thuộc vào khả năng của sản phụ. Sau mổ 24 giờ
sản phụ sẽ bắt đầu chế độ như thường lệ.
Chế độ ăn truyền thống là sản phụ chỉ được
ăn chế độ ăn như thường lệ sau mổ 2 đến 3 ngày
khi đã có trung tiện. Điều dưỡng ghi nhận thời
gian phục hồi nhu động ruột mỗi một giờ/ lần
bằng phương pháp sử dụng ống nghe. Thời gian
có trung tiện được sản phụ báo cáo với điều
dưỡng trực tiếp chăm sóc.
Xử lý số liệu
Nghiên cứu viên thu thập số liệu thông qua
mẫu phiếu đã thiết kế sẵn. Số liệu được nhập và
xử lý bằng phần phần mềm SPPS 20.0.
So sánh thời gian trung bình phục hồi âm
ruột, trung tiện và lượng dịch truyền giữa hai
nhóm dùng phép kiểm Mann Whitney.
Sử dụng phép kiểm T độc lập để xem xét
mối liên quan giữa thời gian phục hồi âm ruột,
trung tiện với các yếu tố vết mổ cũ, số lần sinh
con, thời gian mổ của sản phụ.
Giá trị p <0,05 được chọn là ngưỡng có ý
nghĩa thống kê.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y
đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số
138/ĐHYD-HĐĐĐ.
KẾT QUẢ
Qua thời gian nghiên cứu từ 01/4/2019 đến
30/5/2019 tại BVĐK Trần Văn Thời, có 144 sản
phụ tham gia nghiên cứu gồm 2 nhóm: 68 sản
phụ trong nhóm chế độ ăn đặc sớm và 76 sản
phụ ăn theo chế độ ăn truyền thống.
Độ tuổi của sản phụ tham gia nghiên cứu
tập trung nhiều ở lứa tuổi từ 25 – 35 tuổi. Tỷ lệ
sản phụ sinh con lần hai cao hơn so với sinh
con lần đầu, tỷ lệ sản phụ không có vết mổ cũ
cao hơn so với tỷ lệ sản phụ có vết mổ cũ, sản
phụ có thời gian mổ dưới 60 phút cao hơn so
với sản phụ có thời gian mổ ≥60 phút. Sự khác
biệt về độ tuổi, tiền thai, vết mổ cũ, thời gian
mổ của sản phụ trong hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm về của sản phụ tham gia nghiên cứu
Nhóm tuổi
Nhóm ăn đặc
sớm
Nhóm ăn chế độ
truyền thống P (χ
2
)
n=68 (%) n=76 (%)
Tuổi (TB ± ĐLC) 29,04 ± 6,621 27.09 ± 6,479
< 25 tuổi 20 29,4 30 39,5
0,31 25 - 35 tuổi 34 50 36 47,4
> 35 tuổi 14 20,6 10 13,2
Tiền thai
Sinh con lần đầu 24 35,3 36 47,4
0,14 Sinh con lần 02
trở lên
44 64,7 40 52,6
Vết mổ cũ
Có vết mổ cũ 19 27,9 17 22,4
0,44
Không vết mổ cũ 49 72,1 59 77,6
Thời gian mổ
< 60 phút 64 94,1 72 94,7
0,87
≥ 60 phút 4 5,9 4 5,3
TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn
Bảng 2. So sánh thời gian phục hồi âm ruột và trung
tiện giữa hai nhóm
Kết quả
Nhóm ăn đặc
sớm
Nhóm ăn chế độ
truyền thống p
n = 68 n = 76
Âm ruột
(TB ± ĐLC)
12 giờ 37 phút ±
01 giờ 37 phút
13 giờ 29 phút ±
01 giờ 29 phút
0,02
Trung tiện
(TB ± ĐLC)
24 giờ 27 phút ±
03 giờ 13 phút
29 giờ 12 phút ±
05 giờ 08 phút
0,001
Thời gian phục hồi âm ruột và trung tiện
của sản phụ trong nhóm ăn đặc sớm, sớm hơn
so với sản phụ trong nhóm ăn theo chế độ
truyền thống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p <0,05 (Bảng 2).
Bảng 3. Mối liên quan giữa thời gian phục hồi ân
ruột với yếu tố vết mổ cũ, thời gian mổ và số lần sinh
con của sản phụ trong nhóm ăn đặc sớm
Thời gian có âm ruột
(Mean ± SD)
p
Vết mổ cũ
Có 12 giờ 39 phút ± 1 giờ 24 phút
0,92
Không 12 giờ 37 phút ± 1 giờ 52 phút
Thời gian cuộc mổ
< 60 phút 12 giờ 29 phút ± 1 giờ 42 phút
0,007
≥ 60 phút 14 giờ 52 phút ± 35 phút
Số lần sinh con
Sinh con lần đầu 12 giờ 47 phút ± 1 giờ 46 phút
0,63
Sinh con lần 2 trở lên 12 giờ 33 phút ± 1 giờ 45 phút
Trong nhóm ăn đặc sớm, thời gian phục
hồi âm ruột của sản phụ có thời gian mổ <60
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 210
phút sớm hơn so với nhóm sản phụ có thời
gian mổ ≥60 phút, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,007 (Bảng 3).
Trong nhóm ăn đặc sớm, thời gian phục hồi
âm ruột, trung tiện của sản phụ có thời gian mổ
<60 phút sớm hơn so với nhóm sản phụ có thời
gian mổ ≥60 phút, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p=0,001 (Bảng 4).
Bảng 4. Mối liên quan giữa thời gian phục hồi trung
tiện với yếu tố vết mổ cũ, thời gian mổ và số lần sinh
con của sản phụ trong nhóm ăn đặc sớm.
Thời gian trung tiện
(Mean ± SD)
p
Vết mổ cũ
Có 25 giờ 34 phút ± 02 giờ 41 phút
0,079
Không 24 giờ 02 phút ± 03 giờ 20 phút
Thời gian mổ
< 60 phút 24 giờ 05 phút ± 02 giờ 50 phút
0,001
≥ 60 phút 30 giờ 20 phút ± 03 giờ 42 phút
Số lần sinh con
Sinh con lần đầu 23 giờ 36 phút ± 02 giờ 59 phút
0,159
Sinh con lần 2 trở lên 24 giờ 49 phút ± 03 giờ 17 phút
Nghiên cứu ghi nhận có một sản phụ trong
nhóm ăn đặc sớm buồn nôn vào hậu phẫu ngày
thứ 2 chiếm tỷ lệ 1,4% (1/68). Nghiên cứu không
ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện rối loạn
tiêu hóa khác: nôn, trướng bụng, tiêu chảy, tắc
ruột trong cả hai nhóm.
BÀN LUẬN
Đặc điểm sản phụ tham gia nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 144 sản phụ
được chia gồm 2 nhóm: 68 sản phụ ăn theo chế
độ ăn đặc sớm và 76 sản phụ ăn theo chế độ ăn
truyền thống. Độ tuổi trung bình của sản phụ
nhóm ăn đặc sớm là 29,04 ± 6,621 cao hơn so với
độ tuổi trung bình trong nhóm ăn theo chế độ
truyền thống là 27,09 ± 6,479, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p=0,07. Tuổi
trung bình của sản phụ tham gia trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn độ tuổi trung bình
của sản phụ trong nghiên cứu của tác giả Đặng
Ngọc Trà Mi(4), tương đương với độ tuổi của sản
phụ trong nghiên cứu của tác giả Adamu O
Ogbadua(1) và cao hơn so với nghiên cứu của tác
giả Barat(3). Tỷ lệ sản phụ sinh con lần hai cao
hơn so với sản phụ sinh con lần một trong cả hai
nhóm. Sản phụ không có vết mổ cũ chiếm tỷ lệ
cao hơn sản phụ có vết mổ cũ. Trong nghiên cứu
ghi nhận, thời gian mổ lấy thai <60 phút chiếm
tỷ lệ cao. Chỉ ghi nhận mỗi nhóm có 4 ca thời
gian mổ ≥60 phút trở lên. Sự khác biệt về yếu tố
số lần sinh con, có vết mổ cũ, thời gian cuộc mổ
giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Kết quả ghi nhận 100% sản phụ của hai
nhóm có đường mổ ngang vệ.
Thời gian phục hồi nhu động ruột
Sản phụ thực hiện chế độ ăn đặc sớm có thời
gian phục hồi âm ruột, phục hồi trung tiện sớm
hơn so với nhóm sản phụ thực hiện chế độ ăn
truyền thống. Nghiên cứu của tác giả Đặng
Ngọc Trà Mi(4) kết luận sản phụ sau mổ lấy thai
được cung cấp chế độ ăn đặc sớm sẽ hồi phục
trung tiện sớm hơn so với nhóm sản phụ có chế
độ ăn truyền thống. Cho ăn sớm giúp cải thiện
trở lại chức năng đường tiêu hóa sau phẫu thuật
lấy thai. Kết quả của chúng tôi tương đương với
các các nghiên cứu của các tác giả khác(1,8).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với các nghiên cứu trên thế giới về chế độ ăn đặc
sớm. Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng chế
độ ăn sớm và thức ăn đặc hơn so với chế độ ăn
truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cho sản phụ
sau mổ lấy thai bằng phương pháp vô cảm gây
tê tủy sống(10). Chế độ ăn đặc sớm sau phẫu thuật
không làm tăng các biến chứng đường tiêu hóa
mà còn có thể dung nạp tốt và mang lại các lợi
ích như giảm trướng bụng, nhu động ruột phục
hồi sớm hơn(7,8,9,10). Điều này có thể giúp cho bà
mẹ di chuyển sớm, ngừng truyền dịch sớm hơn.
Bên cạnh đó bà mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ
sớm hơn, phát triển tình cảm của bà mẹ và trẻ sơ
sinh, giúp sản phụ hài lòng hơn khi nằm viện(2).
Tuy giữa các nghiên cứu có sự chênh lệch về
khoảng thời gian phục hồi âm ruột, nhu động
ruột nhưng cùng đưa ra kết luận về hiệu quả của
chế độ ăn đặc sớm đối với sự phục hồi của sản
phụ sau mổ.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thời
gian cuộc mổ có ảnh hưởng đến thời gian phục
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 211
hồi âm ruột, phục hồi trung tiện. Trong nhóm
sản phụ thực hiện chế độ ăn đặc sớm, nhóm
sản phụ có thời gian mổ dưới 60 phút thì thời
gian phục hồi âm ruột, trung tiện lần lượt là 12
giờ 29 phút ± 01 giờ 42 phút và 24 giờ 05 phút
± 02 giờ 50 phút sớm hơn so với nhóm sản phụ
có thời gian phẫu thuật từ 60 phút trở lên là 14
giờ 52 phút ± 35 phút và 30 giờ 20 phút ± 03
giờ 42 phút. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê lần lượt với p = 0,007 và p = 0,001. Thời gian
phục hồi nhu động ruột giữa nhóm sản phụ
sinh con lần một và sinh con lần hai trở lên,
nhóm sản phụ có vết mổ cũ không có có vết
mổ cũ trong nhóm ăn đặc sớm khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Kết quả của
nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu
của tác giả Đặng Ngọc Trà Mi(4) thời gian mổ
kéo dài sẽ có khả năng tác động đến ruột
nhiều hơn, ruột sẽ hoạt động lại chậm hơn.
Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa
Trong nhóm ăn đặc sớm ghi nhận một
trường hợp có dấu hiệu buồn nôn. Không ghi
nhận các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa còn lại:
nôn, tiêu chảy, trướng bụng, tắc ruột ở cả hai
nhóm ăn đặc sớm và nhóm ăn chế độ truyền
thống. Cho ăn sớm không làm tăng triệu
chứng rối loạn tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã
đề cập đến việc chấp nhận và dung nạp sớm
thức ăn rất tốt khi thực hiện cho uống và ăn
sớm hơn 6 giờ sau mổ(1,9).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy chế độ ăn đặc sớm
rút ngắn thời gian phục hồi nhu động ruột, an
toàn cho sản phụ sau mổ lấy thai bằng phương
pháp gây tê tủy sống. Các triệu chứng rối loạn
tiêu hóa do chế độ ăn đặc sớm là rất hiếm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adamu OO, Teddy AE, Godwin AO, et al (2018). "Early Versus
Delayed Oral Feeding after Uncomplicated Cesarean Section
under Spinal Anesthesia: A Randomized Controlled Trial".
Nigerian Journal of Surgery, 1(24):6-11.
2. Adeli M, Razmjoo N, Tara F, et al (2013). "Effect of early post
cesarean feeding on gastrointestinal complications". Nursing and
Midwifery Studies, 2(2):176.
3. Barat S, Esmaeilzadeh S, Golsorkhtabaramiri M, et al (2015).
"Women's satisfaction in early versus delayed postcaesarean
feeding: A one-blind randomized controlled trial study". Caspian
Journal of Intern Medicine, 6(2):67-71.
4. Đặng Ngọc Trà Mi, Vũ thị Nhung, Phạm Thị Minh Trang
(2014). "Thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả chế độ ăn đặc
sớm và muộn ở sản phụ sau sinh mổ tại bệnh viện Hùng
Vương ". Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(1):175-178.
5. Guo J, Long S, Li H, et al (2015). "Early versus delayed oral
feeding for patients after cesarean". International Journal of
Gynecology & Obstetrics, 128(2):100-105.
6. Holte K, Kehlet H (2000). "Postoperative ileus: a preventable
event". British Journal of Surgery, 87(11):1480-1493.
7. Jalilian N, Ghadami MR (2014). "Randomized clinical trial
comparing postoperative outcomes of early versus late oral
feeding after cesarean section". Journal Obstet Gynaecol Research,
40(6):1649-1652.
8. Kathpalia SK (2017). "Early Maternal Feeding Versus
Traditional Delayed Feeding After Cesarean Section: A Pilot
Study". Journal Obstet Gynaecol India, 67(3):178-182.
9. Masood SN, Masood Y, Naim U, et al (2014). "A randomized
comparative trial of early initiation of oral maternal feeding
versus conventional oral feeding after cesarean delivery".
International Journal of Gynecology and Obstetrics, 126(2):115-119.
10. Nantasupha C, Ruengkhachorn I, Ruangvutilert P (2016). "Effect
of conventional diet schedule, early feeding and early feeding
plus domperidone on postcesarean diet tolerance: A
randomized controlled trial". Journal Obstet Gynaecol Research,
42(5):519-525.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_che_do_dac_som_cai_thien_nhu_dong_ruot_4262_2212077.pdf