Hiệu quả chăm sóc căng-gu-ru ở trẻ sinh non

Tài liệu Hiệu quả chăm sóc căng-gu-ru ở trẻ sinh non: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 102 HIỆU QUẢ CHĂM SÓC CĂNG-GU-RU Ở TRẺ SINH NON Văng Phú Khanh*, Đặng Thị Hà** TÓM TẮT Mở đầu: Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) 2016, sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi do liên quan đến các biến chứng như ngạt sau khi sinh, suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (TSN), chiếm tỷ lệ 10%. Trong năm 2015, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tử vong do liên quan đến sinh non. Báo cáo của TCYTTG tại Việt Nam năm 2012 tỷ lệ TSN là 5‰ và xu hướng này dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng. Thông thường, TSN còn sống gặp các vấn đề về sức khỏe như tàn tật, thiểu năng, khó khăn về nghe nhìn, khiếm khuyết về khả năng hô hấp, khó khăn về bú, dễ hạ thân nhiệt, mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào mức độ non tháng của trẻ. Một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp Căng-gu-ru(PPK) đã thực hiện tại c...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả chăm sóc căng-gu-ru ở trẻ sinh non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 102 HIỆU QUẢ CHĂM SÓC CĂNG-GU-RU Ở TRẺ SINH NON Văng Phú Khanh*, Đặng Thị Hà** TÓM TẮT Mở đầu: Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) 2016, sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi do liên quan đến các biến chứng như ngạt sau khi sinh, suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (TSN), chiếm tỷ lệ 10%. Trong năm 2015, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tử vong do liên quan đến sinh non. Báo cáo của TCYTTG tại Việt Nam năm 2012 tỷ lệ TSN là 5‰ và xu hướng này dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng. Thông thường, TSN còn sống gặp các vấn đề về sức khỏe như tàn tật, thiểu năng, khó khăn về nghe nhìn, khiếm khuyết về khả năng hô hấp, khó khăn về bú, dễ hạ thân nhiệt, mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào mức độ non tháng của trẻ. Một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp Căng-gu-ru(PPK) đã thực hiện tại các đơn vị khác trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay tại đơn vị chúng tôi vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả của phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả cụ thể của PPK. Nâng cao năng lực thực hành điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kiểm tra trước – sau không nhóm đối chứng trên 63 TSN.Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn có chủ đích cho đến khi đủ mẫu. Kết quả nghiên cứu: Từ kết quả phân tích, các chỉ số sinh hiệu đều thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) sau khi chăm sóc PPK. Cụ thể, chỉ số nhịp tim tăng 4 nhịp/phút, chỉ số thân nhiệt tăng 0,30C, tần số hô hấp giảm 2 nhịp, độ bão hòa oxy tăng nhẹ 1,4%. Kết luận: Chỉ số nhịp tim tăng nhẹ sau khi chăm sóc PPK, không có trường hợp nào hạ nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh. Các chỉ số thân nhiệt đều tăng lần lượt trong 3 ngày chăm sóc, không có trường hợp nào bị hạ thân nhiệt. Tần số hô hấp của trẻ sau chăm sóc PPK có sự giảm nhẹ, không có trường hợp nào bị rối loạn hoặc suy hô hấp trong suốt quá trình ủ Căng-gu-ru. Độ bão hòa oxy tăng trong 3 ngày được chăm sóc PPK và không có trường hợp nào bị hạ oxy máu. Từ khóa: Chăm sóc Căng-gu-ru, trẻ sinh non. ABSTRACT THE EFFECT OF KANGAROO MOTHER CARE ON PRETERM BABIES Vang Phu Khanh, Dang Thi Ha ng * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 102-109 Background: Acording to the World Health Organization (WHO) in 2016, estimated 15million babies are born too early every year accounting for more than ten percent. Vietnam reported that there are about 5‰ preterm babies in the year of 2012 and this trend will be predicted increase for years. Many survivor preterms face a lifetime of disability, including learning disabilities and visual and hearing problems. Moreover, preterm infants are particularly vulnerable to complications due to impaired respiration, difficulty to feeding, poor body temperature regulation and high risk of infection that leads to increase mortality and morbidity. Previous studies related to Kangaroo mother care (KMC) have been performed in other local units. However, up to now we have not done any research to evaluate the effectiveness of this method. Objectives: To further assess the specific efficacy of KMC. To improve the capacity of nursing practice. Methods: Pretest - posttest quasi-experimental study of 63 preterm babies. The sample size was selected by **Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, **Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: ThS Văng Phú Khanh, ĐT 0917727749, Email: khanhphuvang@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 103 random sampling method until the sample is complete. Results: Statistically analyzed results showed that change in four vital parameters was statistically significant (p < 0.001). In detail, after kangaroo application heart rate was increased 4/minute; body temperature increased slighly to 0.30C; respiration rate was decreased 2/minute compared with pre-KMC and the last was upward of oxygen saturation with 1.4%. Conclusions: Heart rate increased slightly after KMC, no case of bradycardia or tachycardia. The body temperature increased in 3 days, no cases of hypothermia. The respiratory rate after KMC was decreased, with no cases of respiratory distress or respiratory failure during kangarooing period. Oxygen saturation increased for all 3 days and no cases of hypoxymia. Keywords: Kangaroo Mother Care, preterm baby. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc trẻ sơ sinh là một trong những chủ đề được quan tâm nhất trong hệ thống chăm sóc y tế thế giới. Trong khuyến cáo về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh của Bộ Y tế, chăm sóc trẻ sơ sinh là một nội dung được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giảm tỷ lệ tai biến và tử vong đặc biệt ở trẻ sinh non (TSN)(6). Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) 2016, sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi liên quan đến các biến chứng như ngạt sau khi sinh, suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu TSN, chiếm tỷ lệ 10%. Tại Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tử vong do liên quan đến sinh non năm 2015. Báo cáo của TCYTTG tại Việt Nam năm 2012 tỷ lệ TSN là 5‰ và xu hướng này dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng(4,5). Thông thường, TSN còn sống gặp các vấn đề về sức khỏe như tàn tật, thiểu năng, khó khăn về nghe nhìn khiếm khuyết về khả năng hô hấp, khó khăn về bú, dễ bị hạ thân nhiệt, mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào mức độ non tháng của trẻ (16,34,36). Chăm sóc PPK là một phương pháp thay thế lồng ấp điện an toàn, hiệu quả và khả thi trong chăm sóc TSN, góp phần thực hiện chăm sóc toàn diện cho TSN đặc biệt ở các bệnh viện tuyến cơ sở không đủ khả năng đầu tư phương tiện, lồng ấp điện (27). Năm 2013, bệnh viện nhi đồng cần Thơ (BVNĐCT) đã triển khai đơn vị chăm sóc Căng-gu-ru. Một số nghiên cứu liên quan đến PPK đã thực hiện tại các đơn vị khác trong nước bao gồm đánh giá hiệu quả và khảo sát về kiến thức và thái độ liên quan đến PPK(26,32). Tuy nhiên, cho đến nay đơn vị chúng tôi vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả của phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả cụ thể của PPK. Nâng cao năng lực thực hành điều dưỡng dựa vào chứng cứ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu kiểm tra trước – sau không nhóm đối chứng. PPK đã được tiến hành 60 phút/lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp. Thời gian 60 phút/lần được áp dụng theo hướng dẫn của TCYTTG (2003)(35). Các chỉ số sinh hiệu: nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, độ bão hòa oxy đã được đo lường ngay trước và sau 60 phút chăm sóc PPK, liên tục 3 ngày và trung bình các chỉ số trước sau đã được sử dụng để thống kê và so sánh kết quả. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Nghiên cứu chỉ chọn những TSN có trọng lượng lúc sinh từ 1200g trở lên, có tuổi thai lúc sinh từ 30 - 36 tuần, đã nhập viện chẩn đoán và điều trị tại khoa sơ sinh-BVNĐCT. Tiêu chuẩn loại trừ Mẹ hoặc người chăm sóc có bệnh kèm theo: sản giật, động kinh, trầm cảm, rối loạn tâm thần, có lạm dụng chất gây nghiện, có bệnh nặng cần hồi sức sau sanh sẽ loại ra khỏi nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 104 Cỡ mẫu: được ước lượng theo công thức: Cỡ mẫu đã được tính theo phần mềm G*Power 3.1.9.2. Sử dụng phép kiểm test hai đuôi, so sánh khác biệt trung bình trong một nhóm. Để đạt cỡ mẫu là 57 thì cần hệ số ảnh hưởng 0,5, lực nghiên cứu 95%, độ tin cậy 95%(13). Dự trù mất mẫu 10% nên nghiên cứu cần 63 mẫu. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn cho đến khi đủ mẫu Mẫu nghiên cứu đã thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên đơn, chọn có chủ đích. Chọn tất cả các cặp mẹ và trẻ đủ tiêu chí nhập viện điều trị tại khoa Sơ sinh, BVNĐTPCT, đã đồng ý tham gia nghiên cứu và thể hiện cam kết bằng biên bản đồng thuận. Trong thời gian nghiên cứu từ 10/2017 đến 04/2018 có khoảng 247 trẻ nhập viện khoa ICU, 95 trẻ đáp ứng tiêu chí chọn vào, 32 trẻ từ chối tham gia, tổng cộng 63 trẻ được thu thập đầy đủ số liệu và được đưa vào phân tích. Công cụ nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu Bảng thu thập dữ liệu nghiên cứu được xây dựng gồm 2 phần: Phần 1: thông tin cơ bản của mẹ hoặc người chăm sóc và các thông tin cơ bản về TSN. Phần 2: thu thập các chỉ số về sinh hiệu như: tần số tim, tần số hô hấp, thân nhiệt, độ bão hòa oxy. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn, thu thập thông tin đặc điểm chung của mẹ và bé. Các chỉ số sinh hiệu của trẻ như nhịp tim (Ntm), nhịp thở (Nth), thân nhiệt (Nđ), độ bão hòa oxy (SpO2) được thu thập ngay trước và ngay sau chăm sóc. Phân tích số liệu Số liệu sau khi kiểm tra đã được nhập liệu và xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Phép kiểm Students’ Paired t test đã được dùng để so sánh khác biệt hai trung bình trong một nhóm trước và sau chăm sóc PPK. Tổng cộng có 63 mẫu đã được thu thập đầy đủ và đưa vào phân tích. KẾT QUẢ Tuổi trung bình của bà mẹ tham gia trong nghiên cứu là 28,33 ± 6,94 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Nhóm tuổi cao nhất là 25 - 31 chiếm 36,5%. Nghề nghiệp phân bố cao nhất ở nhóm nội trợ là 43 trường hợp chiếm 68,3%. Trình độ văn hóa từ THPT chiếm 81%. Phương pháp sinh thường của các đối tượng chiếm tỷ lệ 60,3%, 39,7% sinh mổ. Không có trường hợp nào phải sinh giúp. Sinh con lần thứ nhất chiếm tỷ lệ cao nhất 33 trường hợp (52,4%). Phương pháp thụ thai tự nhiên chiếm tỷ lệ cao hơn 58 trường hợp (92,1%) so với thụ thai nhân tạo. Bảng 1. Đặc điểm chung của mẹ hoặc người CS Đặc điểm chung của mẹ hoặc người CS Tổng (n=63) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 18 – 24 21 33,3 25 – 31 23 36,5 32 – 38 14 22,3 39 - 45 5 7,9 Nghề nghiệp Nhóm nghề khác 20 31,7 Nội trợ 43 68,3 Trình độ văn hóa Đại học trở lên 10 15,8 Trung học - Cao đẳng 2 3,2 THPT trở xuống 51 81 Khả năng kinh tế ≤ 4,000,000 VND 24 38,1 5,000,000 – 9,000,000 VND 20 31,7 ≥10.000.000 VND 19 30,2 Phương pháp sinh con Sinh thường 38 60,3 Sinh giúp 00 00 Sinh mổ 25 3,7 Số lần sanh con Lần một 33 52,4 Lần hai 22 34,9 Ba lần trở lên 8 12,7 Phương pháp thụ thai Tự nhiên 58 92,1 Nhân tạo 5 7,9 Trẻ sinh non có trung bình tuổi thai (tuần) là 32,95 ± 2,01 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Trung bình tuổi thai lúc tham gia nghiên cứu (tuần) là 36,56 ± 1,68 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 105 Bảng 2. Đặc điểm chung của trẻ sinh non Đặc điểm chung của trẻ sinh non Tần số n Tỷ lệ % Tuổi thai lúc sanh (tuần) 28 - 30 6 9,5 31 - 33 29 46 34 - 36 28 44,5 Tuổi thai lúc tham gia nghiên cứu (tuần) 33 - 35 15 23,8 36 - 38 41 65,1 39 - 42 7 11,1 Giới tính trẻ Nam 38 60,3 Nữ 25 39,7 Cân nặng lúc sinh (g) < 1500g 10 15,9 ≥ 1500g 53 84,1 %) tăng Ntm, 17 trẻ (27%) giảm Ntm (Bảng 3). Trung bình Ntm của 63 trẻ lần lượt ngày 1, 2, 3 là 140,7 ± 11,3; 140,6 ± 7,8; 140,7 ± 7,3 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Sau khi chăm sóc: trung bình Ntm của các trẻ lần lượt ngày 1, 2, 3 là 144,5 ± 8,8; 144,5 ± 7,1; 145,4 ± 5,5 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Trung bình Nth của các trẻ lần lượt ngày 1, 2, 3 là 46,2 ± 2,4; 46,3 ± 1,6; 46,6 ± 1,8 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Sau chăm sóc: trung bình Nth của các trẻ lần lượt ngày 1, 2, 3 là 45,3 ± 3,5; 44,4 ± 2,4; 44,3 ± 2,1 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Trung bình SpO2 lần lượt các ngày 1, 2, 3 là 95,7 ± 1,7; 95,1 ± 1,5; 95,3 ± 1,6 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Sau chăm sóc: trung bình SpO2 lần lượt các ngày 1, 2, 3 là 96,6 ± 1,4; 96,8 ± 1,1; 96,9 ± 1,2 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Trung bình Nđ của các trẻ lần lượt ngày 1, 2, 3 là 36,6 ± 0,3; 36,6 ± 0,2; 36,6 ± 0,2 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Sau chăm sóc: trung bình Nđ của các trẻ lần lượt ngày 1, 2, 3 là 36,9 ± 0,2; 36,9 ± 0,2; 36,9 ± 0,2 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Bảng 3. Giá trị các chỉ số sinh hiệu trước và sau chăm sóc PPK lần lượt ngày 1, 2 và 3. Các chỉ số sinh hiệu Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Trước Sau Trước Sau Trước Sau Ntm (l/phút) GTNN 120 124 126 130 120 126 GTLN 165 162 156 162 158 156 TB ± SD 140,7±11,3 144,5±8,8 140,6±7,8 144,5±7,1 140,7±7,3 145,4±5,5 Nth (l/phút) GTNN 40 40 44 40 44 40 GTLN 54 56 52 55 52 50 TB ± SD 46,2±2,4 45,3±3,4 46,3±1,6 44,4±2,4 46,6±1,8 44,3±2,1 SpO2 (%) GTNN 92 93 90 93 92 93 GTLN 99 99 98 98 98 99 TB ± SD 95,7±1,7 96,6±1,4 95,1±1,5 96,8±1,1 95,3±1,6 96,9±1,2 Nđ ( 0 C) GTNN 36 36,3 36,2 36,5 36,2 36,5 GTLN 37,2 37,4 37,1 37,3 37 37,3 TB ± SD 36,6±0,3 36,9±0,2 36,5±0,2 36,8±0,2 36,6±0,2 36,8±0,2 GTNN: giá trị nhỏ nhất; GTLN: giá trị lớn nhất; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn. Bảng 4. Sự thay đổi các chỉ số sinh hiệu trước và sau khi chăm sóc PPK Khác biệt các chỉ số sinh hiệu Sau và Trước PPK df Student’ paired t test Trung bình ± độ lệch chuẩn 95% Cl t Giá trị P* Ntm (l/phút) ngày 1 62 3,9 ± 6,7 2,2 – 5,5 4,6 <0,001 a Ntm (l/phút) ngày 2 62 3,9 ± 4,8 2,8 – 5,1 6,5 <0,001 a Ntm (l/phút) ngày 3 62 4,7 ± 5,4 3,3 – 6,0 6,8 <0,001 a Nth (l/phút) ngày 1 62 -0,9 ± 2,5 -1,6 – -0,3 -2,9 <0,05 b Nth (l/phút) ngày 2 62 -1,8 ± 1,9 -2,3 – -1,3 -7,5 <0,001 a Nth (l/phút) ngày 3 62 -2,3 ± 1,8 -2,7 – -1,8 -9,8 <0,001 a SpO2 (%) ngày 1 62 0,9 ± 1,3 0,6 – 1,2 5,8 <0,001 a SpO2 (%) ngày 2 62 1,7 ± 1,2 1,4 – 2,0 11,0 <0,001 a SpO2 (%) ngày 3 62 1,6 ± 1,0 1,4 – 1,9 12,5 <0,001 a Nđ ( 0 C) ngày 1 62 0,24 ± 0,15 0,20-0,28 12,69 <0,001 a Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 106 Khác biệt các chỉ số sinh hiệu Sau và Trước PPK df Student’ paired t test Trung bình ± độ lệch chuẩn 95% Cl t Giá trị P* Nđ ( 0 C) ngày 2 62 0,3 ± 0,13 0,27-0,33 18,96 <0,001 a Nđ ( 0 C) ngày 3 62 0,3 ± 0,14 0,26-0,33 16,81 <0,001 a * Student’ paired t test; t: giá trị thống kê; P: ý nghĩa thống kê, CI: độ tin cậy 95%; df: độ dao động. a: khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001. b: khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,05. BÀN LUẬN Hiệu quả của PPK trên tần số tim (Ntm) Kết quả từ nghiên cứu đã xác định chỉ số Ntm tăng 4 nhịp/phút có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) sau khi được ủ Căng-gu-ru. So sánh với nghiên cứu của Al Bera trên 256 đối tượng TSN nhẹ cân tại khoa NICU ở một bệnh viên hạng III, Ấn Độ. Kết quả chỉ số Ntm tăng sau khi được chăm sóc PPK. Cùng với nghiên cứu của Elisabeth về mối liên quan chỉ số Ntm giữa TSN và người chăm sóc. Kết quả chứng minh sau khi ủ Căng-gu-ru chỉ số Ntm tăng có liên quan trực tiếp với chỉ số Ntm của người ủ Căng-gu-ru(3). Pramila Verma và Vijay Verma cho kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của PPK lên chỉ số Ntm ở TSN nhẹ cân rằng trung bình Ntm là 140,48 (nhịp/phút) và sau 30 phút Ntm là 140,66 (nhịp/phút), tăng 0,18 nhịp(31). Tăng Ntm sau khi ủ căng-gu-ru có thể được giải thích như sau. Thứ nhất, do tác động của trọng lực, trong quá trình chăm sóc PPK trẻ được đặt ở tư thế cao-nghiêng đầu ngay trên ngực của mẹ. Vì vậy, tác động của trọng lực gây dồn ứ tuần hoàn dẫn đến giảm hồi lưu tĩnh mạch đưa đến kích thích thụ thể cảm nhận làm tăng áp lực tống máu về tim(17). Chúng tôi thực hiện qui trình chăm sóc PPK theo hướng dẫn của bộ y tế và TCYTTG. Trẻ được đặt tư thế cao và nghiên đầu, vì thế kết quả Ntm tăng sau khi được chăm sóc PPK có sự tương đồng và phù hợp với cơ chế sinh lý được giải thích trong các nghiên cứu trước. Thứ hai, Ntm tăng còn do tình trạng giảm dần các kích thích từ môi trường ngoài tử cung theo thời gian và sự dần trưởng thành của trẻ sơ sinh(17). Thêm vào đó, Ntm tăng sau khi chăm sóc PPK là do tác động trực tiếp từ người cho trẻ ủ Căng-gu-ru(20). Các nghiên cứu cũng chứng minh kết quả Ntm tăng là do trẻ được mát-xa, vuốt ve và đung đưa khi trẻ được người mẹ đặt trước ngực. Điều này có thể lý giải rằng khi trẻ được âu ếm, vuốt ve sẽ kích thích các hệ thống dây thần kinh trung tâm, đồng thời đây cũng có thể là sự đáp ứng về mặt tâm sinh lý với sự hiện diện của người mẹ(11,14,29). Hiệu quả của PPK trên thân nhiệt (Nđ) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng xác định Nđ tăng trung bình 0,30C có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) sau khi chăm sóc PPK. Kết quả chúng tôi có sự tương quan khi so sánh với các nghiên cứu trên 256 đối tượng TSN của Al Bera(2) và Sangeetha Lakshmi Boju trên 86 TSN(15), K. Heimann trên 18 TSN tuổi thai từ thấp hơn 36 tuần tuổi(7), nghiên cứu của Lee Jihye(21) thực nghiệm đối chứng trên 34 TSN ủ Căng-gu-ru 30 phút mỗi ngày kéo dài trong hai tuần, tất cả các nghiên cứu đều xác định Nđ tăng sau khi được chăm sóc PPK. Có thể giải thích cơ chế tác động làm tăng Nđ khi được chăm sóc PPK là khi trẻ được đặt tư thế chăm sóc PPK sẽ giúp cho cơ thể giảm sự thoát nhiệt do cở thể trẻ được đặt trong áo Căng-gu-ru và choàng khăn kín cơ thể, đồng thời cơ thể trẻ được truyền nhiệt từ người mẹ trong suốt quá trình da kề da (10,27). Từ các tổng hợp và phân tích các nghiên cứu kể trên, có thể xác định chăm sóc PPK có ảnh hưởng lên sự thay đổi Nđ của trẻ. Hiệu quả của PPK trên tần số hô hấp (Nth) Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác định Nth giảm trung bình 2 nhịp/phút có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi trẻ được chăm sóc ủ Căng-gu-ru sẽ được tạo điều kiện thư giản nghỉ ngơi nhiều hơn, cơ thể giảm sự kích thích, giảm các hoạt động chuyển hóa dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng oxy từ đó có tác động đến hoạt động hô hấp(24). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương quan khi so sánh với các nghiên cứu của Alpanamayi Bera trên 265 cặp mẹ và TSN áp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 107 dụng chăm sóc PPK 60 phút mỗi ngày trong 3 ngày liên tục(2) có Nth giảm 3 nhịp. Eun-Sook- Cho trong nghiên cứu bán thực nghiệm ở 40 cặp mẹ và trẻ từ 33 tuần tuổi trở lên cho kết quả Nth giảm(9) và Hyun-kyung Park trong nghiên cứu thực nghiệm có nhóm chứng với 34 cặp mẹ và trẻ sinh non cân nặng từ 1000g - 2000g, tuổi thai từ 32 tuần trở lên(27). Kommers(19), Sangeetha Lakshmi Boju có kết quả Nth giảm sau khi được chăm sóc PPK(7). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cần đặt trong bối cảnh của các nghiên cứu liên quan để giải thích như sau. Khi được chăm sóc PPK Nth giảm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một là trẻ luôn được trong trạng thái nghĩ ngơi và giảm các kích thích từ môi trường xung quanh do đó trẻ có giấc ngủ sâu và cơ thể ít có những hoạt động thể chất nên nhu cầu về tiêu thụ oxy cho cơ thể cũng giảm trong khi lượng oxy máu động mạch tăng(8,22,24). Thứ hai, tư thế cao nghiêng đầu trong quá trình ủ Căng-gu-ru giúp cho cơ hoành hoạt động hiệu quả hơn từ đó làm giảm đi hiệu suất hoạt động hô hấp cho cơ thể(1,21,23,33). Bên cạnh đó, độ bão hòa oxy tăng đồng thời sẽ giảm kích thích hô hấp, hoạt động hô hấp của cơ thể cũng sẽ được thư giãn(2,12). Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu chúng tôi, Pramila Verma(31) lại cho kết quả Nth tăng sau khi chăm sóc PPK. Hiệu quả của PPK trên độ bão hòa oxy (SpO2) Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định chăm sóc PPK làm chỉ số SpO2 tăng trung bình 1,4% có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). SpO2 tăng trong các ngày 1, 2 và 3 lần lượt là 1; 1,3 và 1,2% sau khi được chăm sóc PPK. Kết quả của chúng tôi có sự tương đồng khi so sánh với các nghiên cứu của Al bera trên 265 trẻ sinh non nhẹ cân được chăm sóc PPK trong 3 ngày liên tục(2), nghiên cứu của Sangeetha Lakshmi Boju trên 86 trẻ sinh non cho thấy SpO2 tăng 1,1% sau khi được chăm sóc PPK(7). Xét các khía cạnh về cơ chế sinh lý và nhu cầu chuyển hóa trong cơ thể trẻ sơ sinh, SpO2 tăng sau khi được ủ Căng-gu-ru là do nhu cầu sử dụng oxy ở trẻ sơ sinh đặt biệt ở TSN càng cao vì phổi chưa kịp trưởng thành. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ oxy, vì vậy tần số hô hấp ở TSN càng cao hơn trẻ sinh đủ tháng nhằm đảm bảo cho cung cấp đầy đủ hàm lượng oxy cho cơ thể. Ngoài ra, SpO2 tăng sau khi ủ Căng-gu-ru có thể giải thích là do tác động của trọng lực. Tư thế cao nghiêng đầu giúp hoạt động tuần hoàn và hô hấp hiệu quả hơn kết quả làm giảm nhịp hô hấp trong khi tăng lượng oxy máu(1,18,30). Nghiên cứu của Stark cho biết tư thế cao nghiêng đầu giúp tăng dung tích khí thở và giúp các xương sườn di chuyển dễ dàng kết quả làm tăng lượng oxy máu(28). KẾT LUẬN Thay đổi lên nhịp tim Trung bình, chỉ số Ntm tăng 4 nhịp/phút có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) sau khi chăm sóc PPK. Không có trường hợp nào hạ Ntm hoặc Ntm nhanh. Khác biệt chỉ số Ntm trước và sau chăm sóc PPK ngày 1-2-3 lần lượt là 3,9 ± 6,7; 3,9 ± 4,8 và 4,7 ± 5,4 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Thay đổi lên thân nhiệt Thân nhiệt tăng trung bình 0,30C có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), không có trường hợp nào bị hạ Nđ. Cụ thể khác biệt chỉ số Nđ trước và sau chăm sóc PPK ngày 1-2-3 lần lượt là 0,24 ± 0,15; 0,3 ± 0,13; 0,3 ± 0,14 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Thay đổi lên hô hấp Không có trường hợp nào rối loạn hô hấp trong và sau khi ủ Căng-gu-ru, trung bình Nth giảm 2 nhịp/phút có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) sau 3 ngày chăm sóc PPK. Khác biệt Nth ngày 1- 2-3 lần lượt là -0,9 ± 2,5; -1,8 ± 1,9; -2,3 ± 1,8 (trung bình ± độ lệch chuẩn). Thay đổi lên Độ bão hòa oxy SpO2 tăng trung bình 1,4% có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) và không có trường hợp nào bị hạ oxy máu. Khác biệt SpO2 sau khi được chăm sóc PPK lần lượt ngày 1; 2 và 3 là 0,9 ± 1,3; 1,7 ± 1,2; 1,6 ± 1,0 (trung bình ± độ lệch chuẩn). KIẾN NGHỊ Chúng tôi có một số kiến nghị cụ thể sau: Thường xuyên cập nhật, tổ chức đào tạo, tập Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 108 huấn. Phổ biến kiến thức giáo dục sức khỏe về chăm sóc trẻ sinh non. Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu chăm sóc TSN. Xây dựng và ban hành chính sách, qui trình và phát triển kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh. Đưa chăm sóc Căng-gu-ru vào danh mục chăm sóc thường qui cho TSN. Các nghiên cứu sau nên thực hiện tiếp với cỡ mẫu lớn hơn và nên thực hiện với nhóm đối chứng và có thời gian ủ nhiều hơn đồng thời phân tích theo các nhóm nhỏ để có sự khác biệt riêng cho từng nhóm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acolet D, Sleath K, Whitelaw A, (1989), "Oxygenation, Heart Rate and Temperature in Very Low Birthweight Infants during Skin to Skin Contact with Their Mothers", Acta Paediatrica, 78 (2), pp. 189-193. 2. Bera A, Ghosh J, Singh A K, Hazra A, et al, (2014), "Effect of Kangaroo Mother Care on Vital Physiological Parameters of The Low Birth Weight Newborn", Indian Journal of Community Medicine: Official Publication of Indian Association of Preventive & Social Medicine, 39 (4), pp. 245- 249. 3. Bloch-Salisbury E, Zuzarte I, Indic P, Bednarek F, et al, (2014), "Kangaroo care: cardio-respiratory relationships between the infant and caregiver", Early Hum Dev, 90 (12), pp. 843-850. 4. Bộ Y tế, (2009), Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2009 – 2015, Bộ Y tế, pp.1-57 5. Bộ Y tế, (2016), Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020 Bộ Y tế, pp.1-58. 6. Bộ Y tế, (2016), Quyết định sô 6734/QĐ-BYT-Tài liệu hướng dẫn chuyên môn "Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai, pp. 1-58. 7. Boju S L, Gopi Krishna M, Uppala R, Chodavarapu P et al (2012), "Short spell kangaroo mother care and its differential physiological influence in subgroups of preterm babies", Journal of tropical pediatrics, 58 (3), pp. 189-193. 8. Bosque EM, Brady JP, Affonso DD, Wahlberg V (1995), "Physiologic Measures of Kangaroo Versus Incubator Care in a Tertiary Level Nursery", Journal of Obstetric, Gynecologic, & Neonatal Nursing, 24 (3), pp. 219-228. 9. Cho ES, Kim SJ, Kwon MS, Cho H et al (2016), "The Effects of Kangaroo Care in the Neonatal Intensive Care Unit on the Physiological Functions of Preterm Infants, Maternal-Infant Attachment, and Maternal Stress", J Pediatr Nurs, 31 (4), pp. 430-438. 10. Conde-Agudelo A. Diaz-Rossello JL (2016), "Kangaroo mother care to reduce morbidity and mortality in low birthweight infants", Cochrane Database Syst Rev, (8), pp 1-38. 11. Cowan F, Thoresen M (1986). Blood-pressure and heart-rate responses to up and down tilting in newborn healthy babies. Early Human Development; pp. 350-350. 12. Crawford D, Hickson W, (2002), An introduction to neonatal nursing care, Nelson Thornes, pp. 29-35. 13. Faul F, Erdfelder E, Lang AG, Buchner A (2007), "G* Power 3: A flexible statistical power analysis program for the social, behavioral, and biomedical sciences", Behavior research methods, 39 (2), pp. 175-191. 14. Finley JP, Hamilton R, MacKenzie MG (1984), "Heart rate response to tilting in newborns in quiet and active sleep", Neonatology, 45 (1), pp. 1-10. 15. Heimann K, Vaeβen P, Peschgens T, Stanzel S et al (2010), "Impact of skin to skin care, prone and supine positioning on cardiorespiratory parameters and thermoregulation in premature infants", Neonatology, 97 (4), pp. 311-317. 16. Hoàng Công Chánh, (2010), Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Non Tháng, NXB Y học Hà Nội, pp. 109-124. 17. Javorka K, Lehotska Z, Kozar M, Uhrikova Z et al (2017), "Heart Rate Variability in Newborns", Physiological research, 66, pp. 203-214. 18. Kaneko K, Milic-Emili J, Dolovich M, Dawson A et al (1966), "Regional distribution of ventilation and perfusion as a function of body position", Journal of Applied Physiology, 21 (3), pp. 767-777. 19. Kommers DR, Joshi R, van Pul C, Atallah L et al (2017), "Features of heart rate variability capture regulatory changes during kangaroo care in preterm infants", The journal of pediatrics, 182 pp. 92-98. 20. Kozár M, Javorka K, Javorka M, Matasova K et al (2015), "Changes of cardiovascular regulation during rewarming in newborns undergoing whole-body hypothermia", Neuroendocrinol Letters, 36 (5), pp. 101-105. 21. Lee J, Bang KS (2011), "The effects of kangaroo care on maternal self-esteem and premature infants' physiological stability", Korean Journal of Women Health Nursing, 17 (5), pp. 454-462. 22. Ludington S (1990), "Energy conservation during skin-to-skin contact between premature infants and their mothers", Heart & lung: the journal of critical care, 19 (5 Pt 1), pp. 445-451. 23. M Ludington-Hoe S (2011), "Evidence-based review of physiologic effects of kangaroo care", Current Women's Health Reviews, 7 (3), pp. 243-253. 24. Martin RJ, Okken A, Rubin D (1979), "Arterial oxygen tension during active and quiet sleep in the normal neonate", The Journal of pediatrics, 94 (2), pp. 271-274. 25. Nguyễn Thị Hạnh, Khu Thị Khánh Dung, Trần Minh Điền, (2013), "Tìm hiểu kiến thức về chăm sóc trẻ đẻ non của các bà mẹ tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương", Y HỌC THỰC HÀNH, 899 (12), pp. 69-72. 26. Nguyễn Thị Thúy An, (2013), "Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về ủ ấm cho trẻ sinh non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ", Y Học Tp Hồ Chí Minh, 17 (4), pp. 97-103. 27. Park HK, Choi BS, Lee SJ, Son IA et al (2014), "Practical application of kangaroo mother care in preterm infants: clinical characteristics and safety of kangaroo mother care", J Perinat Med, 42 (2), pp. 239-245. 28. Stark A, Waggener TB, Frantz 3rd I, Cohlan BA et al (1984), "Effect on ventilation of change to the upright posture in newborn infants", Journal of Applied Physiology, 56 (1), pp. 64-71. 29. Tachtsidis I, Elwell CE, Lee CW, Leung TS et al (2003). Spectral characteristics of spontaneous oscillations in cerebral haemodynamics are posture dependent. Oxygen Transport to Tissue XXV. Springer, pp. 31-36. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 109 30. Trần Thị Dự, (2015), "Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương năm 2015", Khoa Y Học Sức Khỏe, 32 (11), pp. 43-48. 31. Verma P, Verma V, (2014), "Effect of Kangaroo Mother Care on Heart rate, Respiratory rate and Temperature in Low Birth Weight Babies", International Journal of Medical Research and Review, 2 (02), pp.81-86. 32. Vũ Thị Thu Hà, (2015), "Kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh của các sản phụ tại Khoa Điều trị tự nguyện Bệnh viện Phụ sản TƯ năm 2015", Y Học Thực Hành, 34 (14), pp. 122-126. 33. Wieland C, Bauer K, Bisson S, Versmold H, (1995), "Känguruhpflege bei 39 Frühgeborenen", Monatsschrift für Kinderheilkunde, 143 (11), pp. 1099-1103. 34. World Health Organization, (2014), Preterm birth fact sheet, World Health Organization, pp. 354-359. 35. World Health Organization, (2003), Kangaroo Mother Care. A practical guide, Who, pp.1-54. 36. WHO, (2015), WHO recommendations on interventions to improve preterm birth outcomes, WHO, pp. 42-50. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cham_soc_cang_gu_ru_o_tre_sinh_non.pdf
Tài liệu liên quan