Hiệu quả cắt cơn co tử cung của atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh

Tài liệu Hiệu quả cắt cơn co tử cung của atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 123 HIỆU QUẢ CẮT CƠN CO TỬ CUNG CỦA ATOSIBAN TRONG ĐIỀU TRỊ CHUYỂN DẠ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VŨ ANH Đoàn Châu Quỳnh*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu: Atosiban đã được chứng minh có tác dụng giảm gò với tỉ lệ thấp tác dụng không mong muốn trong điều trị chuyển dạ sinh non. Atosiban được sử dụng tại BV ĐKQT Vũ Anh từ 2012 đến nay. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của Atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non tại bệnh viện này từ tháng 1 năm 2012 đến 30 tháng 4 năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, báo cáo loạt ca trên 31 hồ sơ bệnh án của những thai phụ 24 tuần - 33 tuần 6 ngày, nhập viện với chẩn đoán chuyển dạ sinh non và được điều trị cắt cơn co tử cung bằng atosiban, tất cả bệnh nhân này đều truyền atosiban liên tục 48 giờ. Chuyển dạ sinh non được xác định có ≥ 4 cơn gò/ 30 phút và CTC < 25 mm qua siêu âm ngã âm đạo. Hiệu quả ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả cắt cơn co tử cung của atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 123 HIỆU QUẢ CẮT CƠN CO TỬ CUNG CỦA ATOSIBAN TRONG ĐIỀU TRỊ CHUYỂN DẠ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VŨ ANH Đoàn Châu Quỳnh*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu: Atosiban đã được chứng minh có tác dụng giảm gò với tỉ lệ thấp tác dụng không mong muốn trong điều trị chuyển dạ sinh non. Atosiban được sử dụng tại BV ĐKQT Vũ Anh từ 2012 đến nay. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của Atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non tại bệnh viện này từ tháng 1 năm 2012 đến 30 tháng 4 năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, báo cáo loạt ca trên 31 hồ sơ bệnh án của những thai phụ 24 tuần - 33 tuần 6 ngày, nhập viện với chẩn đoán chuyển dạ sinh non và được điều trị cắt cơn co tử cung bằng atosiban, tất cả bệnh nhân này đều truyền atosiban liên tục 48 giờ. Chuyển dạ sinh non được xác định có ≥ 4 cơn gò/ 30 phút và CTC < 25 mm qua siêu âm ngã âm đạo. Hiệu quả giảm gò được xác định bằng số bệnh nhân không sinh sau 48 giờ. Nghiên cứu cũng đánh giá tác dụng không mong muốn trên mẹ và các kết cục chu sinh. Kết quả: Tỉ lệ thai phụ không sinh sau 48 giờ là 93,5%, thời gian trì hoãn sinh non trung bình là 41,5 ngày. Tác dụng không mong muốn trên mẹ là nôn ói 3,2% và mạch nhanh 3,2%. Tim thai cơ bản không thay đổi trong quá trình dùng thuốc. Tuổi thai trung bình lúc sinh là 35,2 tuần. Tỉ lệ điểm số Apgar 5 phút ≥ 7 là 90,3%. Hai trường hợp điều trị thất bại có đặc điểm là đái tháo đường thai kì với chỉ số đường huyết cao trong khi điều trị. Kết luận: Atosiban có hiệu quả cắt cơn co tử cung trong điều trị chuyển dạ sinh non với rất ít tác dụng không mong muốn. Cân nhắc điều trị cho những bệnh nhân có đái tháo đường thai kì về khả năng thất bại điều trị. Từ khóa: Atosiban, chuyển dạ sanh non, thuốc cắt cơn co tử cung. ABSTRACT TOCOLYSIS WITH ATOSIBAN IN THE MANAGEMENT OF PRETERM LABOR AT VU ANH HOSPITAL Doan Chau Quynh, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 123 - 128 Objective: Atosiban has been shown to be an effective tocolytic drug with a low rate of side effects in management of preterm labor. Atosiban has been practiced at Vu Anh International Hospital from 2012. The purpose of the retrospective study is to evaluate the effects of atosiban for routine treatment of women with preterm labor at this hospital from 01/01/2012 to 30/04/2016. Study design: In this retrospective - case report study, 31 women in the 24th through 33th week of gestation who presented at our hospital with preterm labor were treated with atosiban; all patients received atosiban in 48 hours continuously. Preterm labor was defined as ≥ 4 uterine contractions/ 30 min and cervical length < 25 mm examined by vaginal ultrasound. Tocolytic effectiveness was determined as the number of women who were still pregnant after 48 hours. Maternal side effects and perinatal outcomes were also evaluated. Results: The proportion of women who remained undelivered was 93.5%; the mean number of days after the * Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Châu Quỳnh ĐT: 0918360003 Email: doanchauquynh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 124 start of tocolysis was 41.5 days. Maternal side effects were vomiting (3.2%) and tachycardia (3.2%). Baseline fetal heart rates were not changed during infusion. The mean of gestational ages at birth was 35.2 weeks. The proportion of Apgar index at 5 minute ≥ 7 was 90.3%. Two cases of failure treating presented gestational diabetes mellitus by OGTT with high serum glucose level during treating. Conclusion: Atosiban is an effective tocolytic drug in the treatment of preterm labor and has a favorable profile for side effects. It should be cautious for GDM patients because of potential failure treating. Keywords: atosiban, preterm labor, ocolysis. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật cho trẻ sơ sinh tại các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển. Tính trung bình, tỉ lệ sinh non ở các nước nghèo là 12%, so với các nước có thu nhập cao là 9%(6). Điều này cho thấy sinh non thật sự là một vấn đề của toàn cầu. Hầu hết sinh non xảy ra một cách tự nhiên. Nguyên nhân thường gặp là đa thai, nhiễm trùng, đái tháo đường, tăng huyết áp, hở eo tử cung và đôi khi có liên quan đến yếu tố di truyền(6). Những hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đã và đang thúc đẩy phát triển các giải pháp can thiệp dự phòng sinh non. Việc điều trị chuyển dạ sinh non hiện nay chủ yếu là sử dụng các thuốc cắt cơn co tử cung như các chất đồng vận beta (beta - agonists) hoặc thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc đối kháng thụ thể oxytocin, nhằm trì hoãn cuộc chuyển dạ ít nhất cho đến khi thuốc kích thích trưởng thành phổi đạt tác dụng tối ưu. Trong các loại thuốc giảm gò thì atosiban được ra đời muộn hơn và được cho là có hiệu quả giảm gò tốt và ít tác dụng không mong muốn trên mẹ và thai hơn. Tại bệnh viện Vũ Anh, chúng tôi đã đưa atosiban vào phác đồ điều trị sinh non từ năm 2012 đến nay, cho thấy có tác dụng giảm gò tốt và chưa có trường hợp nào bị tác dụng không mong muốn trầm trọng. Để có những thông tin cụ thể hơn về tác dụng giảm gò của Atosiban, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả cắt cơn co tử cung của Atosiban trong chuyển dạ sinh non tại bệnh viện ĐKQT Vũ Anh trong thời gian từ 01/01/2012 đến 30/04/2016”. Câu hỏi nghiên cứu Tỉ lệ thành công của Atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non trên thai phụ có thai từ 24 tuần đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vũ Anh từ năm 2012 – 2016 là bao nhiêu? Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ thành công của Atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non trên thai phụ có thai từ 24 tuần đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vũ Anh từ năm 2012 – 2016. 2. Liệt kê các tác dụng không mong muốn của Atosiban trong điều trị chuyển dạ sinh non. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, hồi cứu. Dân số mục tiêu Tất cả thai kì từ 24 tuần đến 33 tuần 6 ngày đang được khám và điều trị tại khoa Sản của bệnh viện Vũ Anh. Dân số nghiên cứu Tất cả thai phụ có thai từ 24 tuần - 33 tuần 6 ngày nhập viện điều trị sinh non chưa vỡ ối bằng atosiban tại bệnh viện Quốc Tế Vũ Anh từ 01/01/2012 đến 30/04/2016 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu khi hồ sơ bệnh án có những đặc điểm sau: - Thai phụ > 18 tuổi và không rối loạn tâm thần hay thiểu năng tâm thần. - Tuổi thai từ 24 tuần đến 33 tuần 6 ngày (được xác định bằng siêu âm trong 3 tháng đầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 125 thai kì). - Có chẩn đoán chuyển dạ sinh non với đủ 3 yếu tố: Cơn gò đều đặn ≥ 20 giây, tần số ≥ 4 cơn trong 30 phút trên biểu đồ tim thai cơn gò đo ít nhất 30 phút. Chiều dài kênh cổ tử cung ≤ 25 mm. Cổ tử cung mở 0 - 3 cm. - Được điều trị chuyển dạ sinh non chưa vỡ ối bằng atosiban theo phác đồ của bệnh viện Vũ Anh. Phác đồ sử dụng atosiban tại bệnh viện Vũ Anh - Bước 1: (lọ 1/ 37,5 mg atosiban/5 ml), lấy từ lọ 1 ra 0,9 ml tiêm tĩnh mạch chậm (bolus) trong 1 phút. - Bước 2: lấy 4,1 ml dung dịch atosiban còn lại của lọ 1 và 5 ml dung dịch atosiban của lọ 2 pha loãng với (36,9 ml + 45 ml) # 82 ml dung môi (dung dịch NaCl 0,9%), truyền tĩnh mạch với tốc độ 24 ml/giờ trong 3 giờ, còn dư 19 ml dùng theo bước 3. - Bước 3: từ lọ 3 đến lọ 9 (cùng với 19 ml dung dịch của bước 2), pha 37,5 mg/ 5ml atosiban với 45 ml NaCl 0,9%, truyền tĩnh mạch duy trì với tốc độ 8 ml/ giờ trong những giờ tiếp theo. - Tổng thời gian điều trị giảm gò là 48 - 49 giờ. - Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 mẹ bằng máy monitor mỗi 15 phút, theo dõi tim thai cơn gò bằng monitor liên tục trong 3 giờ đầu. - Nếu sinh hiệu mẹ ổn định và tim thai không có dấu hiệu bất thường thì theo dõi sinh hiệu mẹ và đo biểu đồ tim thai cơn gò (CTG) trong 30 - 60 phút mỗi 12 giờ sau đó. - Khi kết thúc dịch truyền, đo CTG 60 phút, siêu âm đo chiều dài kênh CTC. Tiêu chuẩn điều trị thành công - Bệnh nhân không sinh sau 48 giờ truyền atosiban. Xử lí số liệu - Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. - Sử dụng thống kê mô tả như tần suất, phần trăm, độ lệch chuẩn, trung bình để mô tả các đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu. - Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. - Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng, biểu. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của các đối tượng được nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi 31,35 ± 4,61 (*) < 20 tuổi 0 0 20 - 39 tuổi 30 96,7 ≥ 40 tuổi 1 3,3 Nghề nghiệp Công nhân 1 3,2 Nhân viên văn phòng 16 51,6 Kinh doanh 5 16,1 Nội trợ 4 12,9 Khác 6 16,2 Nơi ở Tp.HCM 24 77,4 Tỉnh 7 22,6 Dân tộc Kinh 31 100 Tổng số 31 100 (*) trung bình ± độ lệch chuẩn Đối tượng nghiên cứu đều là dân tộc Kinh, đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh (77,4%) với tuổi trung bình là 31,35 tuổi ± 4,61 tuổi. Đại đa số các trường hợp thai phụ là nhân viên văn phòng hoặc kinh doanh (67,7%). Bảng 2. Đặc điểm tiền sử về sản khoa của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Tiền sử sản khoa Con so 15 48,4 Con rạ 16 51,6 Tiền sử sinh non Có 7 22,6 Không 24 77,4 Tiền sử sẩy thai, phá thai quý 1 Có 8 25,8 Không 23 74,2 Tiền sử phá thai quý 2 Có 2 6,5 Không 29 93,5 Vết mổ cũ Có 5 16,1 Không 26 83,9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 126 Hơn 50% trường hợp có tiền sử sinh non hoặc sẩy thai, phá thai trước đó. Vết mổ cũ chỉ gặp trong 16,1% trường hợp. Bảng 3. Đặc điểm của thai kì lần này của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Tuổi thai 29,35 ± 3,08 * tuần (24 - 33 +5 tuần) Khâu vòng CTC Có 4 12,9 Không 27 87,1 Đặt Progesterone Có 16 51,6 Không 15 48,4 Đa ối Có 1 3,2 Không 30 96,8 Số lượng thai Đơn thai 30 96,8 Song thai 1 3,2 Tiểu đường thai kì Có 6 19,4 Không 25 80,6 Nhiễm trùng tiểu Có 2 6,5 Không 29 93,5 Tổng số 31 100 (*) trung bình ± độ lệch chuẩn Tuổi thai trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,35 tuần. Tuổi thai nhỏ nhất là 24 tuần và lớn nhất là 33 tuần 5 ngày. Đại đa số là đơn thai chiếm tỉ lệ 96,8%. 12,9% trường hợp có khâu vòng cổ tử cung và 51,6% trường hợp đã được đặt progesterone dự phòng sinh non trước khi nhập viện. Bảng 4. Khả năng kéo dài thai kì Số ngày kéo dài thai kì Tổng số Tỉ lệ (%) Cộng dồn (%) < 48 giờ 2 6,5 6,5 48 giờ - 7 ngày 2 6,5 12,9 > 7 ngày 27 87,1 100,0 Tổng 31 100 Trong số 31 đối tượng nghiên cứu, số ngày trì hoãn sinh non trung bình là 41,52 ± 24,25 ngày. Thời gian trì hoãn ngắn nhất là 28 giờ, lâu nhất là 84 ngày. Hai đối tượng sinh trong vòng 48 giờ điều trị, tức là tỉ lệ thất bại điều trị là 6,5%, hay tỉ lệ thành công kéo dài thai kì > 48 giờ đạt được 93,5% (KTC 95%: 83,9% - 100%). Đặc điểm của tần số cơn co tử cung trước và sau điều trị Khi bắt đầu điều trị, hơn 50% đối tượng trong nghiên cứu có 1 - 2 cơn co/10 phút (51,6%), 2 đối tượng thất bại điều trị lúc nhập viện có tần số cơn co là 1 - 2 cơn/ 10 phút với triệu chứng than phiền là trằn bụng và không ra huyết âm đạo. Số đối tượng nghiên cứu có ≥ 5 cơn co/10 phút chiếm tỉ lệ 12,9%. 0 0 51,6 35,5 12,9 48,4 16,1 0 0 35,5 0 10 20 30 40 50 60 0 cơn gò/ 10 phút < 1 cơn gò/ 10 phút 1- 2 cơn gò/ 10 phút 3- 4 cơn gò/ 10 phút ≥ 5 cơn gò/ 10 phút Trước điều trị Sau điều trị Biểu đồ 1. Đặc điểm của tần số cơn co tử cung trước và sau điều trị Sau điều trị cắt cơn co bằng atosiban, 64,6% đối tượng cắt được cơn co tử cung, 35,5% đối tượng vẫn còn 1-2 cơn co/10 phút có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non. 16,1 17,2 64,5 13,8 19,4 44,8 24,2 0 10 20 30 40 50 60 70 25 mm Trước điều trị Sau điều trị Biểu đồ 2. Đặc điểm về chiều dài kênh CTC trước và sau điều trị Lúc vào viện: 80,6% đối tượng có chiều dài kênh CTC ≤ 20 mm. Nhóm đối tượng có chiều dài kênh CTC 15 - 20 mm chiếm tỉ lệ cao nhất 64,5%. Chiều dài kênh CTC trung bình lúc nhập viện là 17,39 ± 4,25 mm, ngắn nhất là 7mm, dài nhất là 24 mm. Hai đối tượng điều trị thất bại có chiều dài kênh CTC lúc vào viện là 15 mm và 16 mm. Sau điều trị: Chiều dài kênh CTC trung bình sau điều trị trong số các đối tượng chưa sinh sau 48 giờ là 21,79 mm, ngắn nhất là 7 mm, dài nhất là 35 mm. Số đối tượng có chiều dài kênh CTC sau điều trị ≤ 20 mm chiếm tỉ lệ 31,0%. Nếu so với trước Tỉ lệ (%) Chiều dài CTC Tỉ lệ (%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 127 điều trị thì tỉ lệ chiều dài kênh CTC ≤ 20 mm đã giảm đi, hay chiều dài CTC đã có cải thiện. Bảng 5. Đặc điểm các tác dụng không mong muốn xảy ra ở mẹ và thai nhi Tác dụng không mong muốn Tần suất Tỉ lệ (%) Mạch nhanh 1 3,2 Buồn nôn và nôn 1 3,2 Đau ngực 0 0 Khó thở 0 0 Đau đầu 0 0 Trong các đối tượng nghiên cứu, tác dụng không mong muốn xảy ra khi truyền atosiban là mạch nhanh (≥ 120 lần/ phút) chiếm tỉ lệ 3,2%, nôn và buồn nôn chiếm tỉ lệ 3,2%. Tất cả bệnh nhân đều không có tác dụng không mong muốn khác như đau ngực, khó thở, đau đầu. Đặc điểm tuổi thai của trẻ lúc sinh so với tuổi thai lúc vào viện Trong tất cả các đối tượng, tim thai cơ bản không thay đổi (> 10 nhịp/phút) trong tất cả các biểu đồ CTG từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc điều trị. Bảng 6. Đặc điểm tuổi thai của trẻ lúc sinh so với tuổi thai lúc vào viện Tuổi thai vào viện Tuổi thai lúc sinh (tuần) < 28 28 - <32 32 - <34 34 - <37 ≥ 37 Tổng < 28 2 (20,0) 1 (10,0) 0 4 (40,0) 3 (30,0) 10 28 - <32 0 1 (9,1) 1 (9,1) 5 (45,5) 4 (36,4) 11 32 - <34 0 0 1 (10,0) 2 (20,0) 7 (70,0) 10 Tổng 2 (6,5) 2 (6,5) 2 (6,5) 11 (35,5) 14 (45,2) 31 Tuổi thai trung bình lúc sinh là 35,29 ± 3,24 tuần, nhỏ nhất là 24 tuần 4 ngày và lớn nhất là 39 tuần. Số ngày trì hoãn sinh non trung bình là 41,52 ± 24,25 ngày. Tỉ lệ đối tượng sinh tại thời điểm 34 - 36 tuần 6 ngày là 35,5% và tại thời điểm ≥ 37 tuần là 45,2%. Có 2 trong số 10 đối tượng điều trị khi tuổi thai dưới 28 tuần đã sinh non với tuổi thai lúc sinh dưới 28 tuần. Trong số 10 đối tượng này có 3 trường hợp sinh với tuổi thai trên 37 tuần. Cân nặng trung bình của trẻ lúc sinh là 2645,16 ± 627 gram. Nhóm trẻ sơ sinh đạt được cân nặng ≥ 2500 gram chiếm tỉ lệ 80,6%. Apgar 5 phút lúc sinh ≥ 7 chiếm tỉ lệ 90,3% (KTC 95% 77,4% - 100%). Bảng 7. Các đặc điểm của trẻ lúc sinh Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) 95% CI Cân nặng < 1500g 2 6,5 0,0 – 16,1 1500 - <2500g 4 12,9 3,2 – 25,8 2500 - < 4000g 24 77,4 61,3 – 90,3 ≥ 4000g 1 3,2 0,0 – 9,7 Cách sinh Sinh thường 20 64,5 48,4 – 80,6 Sinh mổ 11 35,5 19,4 – 51,6 Apgar 5’ lúc sinh 0 - 3 1 3,2 0,0 – 9,7 4 - 6 2 6,5 0,0 – 16,1 ≥ 7 28 90,3 77,4 – 100,0 BÀN LUẬN Qua nghiên cứu hồi cứu này, atosiban tỏ ra là một thuốc cắt cơn co tử cung hiệu quả và an toàn trong điều trị chuyển dạ sinh non. Hiệu quả giảm gò của atosiban tương đương với các thuốc đồng vận beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi(2,3,4,5,7). Việc dùng thuốc nên kéo dài liên tục 48 giờ để đạt hiệu quả cao nhất(2) bởi vì việc ngừng thuốc khi thấy hết cơn co tử cung cho thấy khả năng kéo dài thai kỳ không khác biệt so với giả dược(5) và cần phải trì hoãn chuyển dạ ít nhất 48 giờ để thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi có tác dụng. Các tác dụng không mong muốn trầm trọng trên mẹ và thai nhi sẽ được tránh khỏi nếu sử dụng atosiban thay vì dùng các chất đồng vận beta(1). Chỉ có 3,2% bệnh nhân có xảy ra mạch nhanh và nôn ói, cũng có thể có liên quan đến atosiban, nhưng không gây ảnh hưởng trầm trọng trên mẹ và thai nhi. Trong tất cả các biểu đồ tim thai cơn gò cho thấy rằng nhịp tim thai cơ bản không thay đổi trong quá trình dùng thuốc. Nifedipine là một thuốc được nghiên cứu nhiều về khả năng cắt cơn co tử cung, nhưng gần đây đã bị nghi ngờ có liên quan đến những trường hợp tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh, mà các nhà nghiên cứu đã đặt ra cảnh báo khi sử dụng nifedipine trong việc nghiên cứu điều trị chuyển dạ sinh non trong tương lai. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 128 Chúng tôi nhận thấy các trường hợp điều trị thất bại có đặc điểm chung là bệnh nhân có đái tháo đường thai kì qua test 75 gram glucose và chỉ số đường huyết tăng trong khi điều trị. Vì mẫu còn nhỏ nên chúng tôi không kết luận về mối liên quan giữa sự thất bại điều trị và tình trạng đái tháo đường thai kì, nhưng chắc chắn chúng tôi cần phải cân nhắc và tư vấn kĩ với bệnh nhân và thân nhân của họ vì khả năng điều trị thất bại khi dùng thuốc đắt tiền như atosiban. Các trường hợp thai kì < 28 tuần cũng có thể không kéo dài thai kì được lâu và sinh < 28 tuần. Đây là những trường hợp trẻ sinh cực non, có thể tử vong vì suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh, thậm chí nếu trẻ sống được thì cũng có nhiều nguy cơ bị tàn tật, mù lòa. Tuy nhiên việc kéo dài mỗi ngày trong bụng mẹ đã làm tăng khả năng sống cho trẻ, và việc điều trị có thể kéo dài thai kì đến hơn 34 tuần. Do đó, những trường hợp này nên tư vấn thật rõ ràng về lợi ích khi kéo dài được thai kì, nhưng cũng không nên bỏ qua khả năng thất bại dẫn đến sinh cực non. Tình huống này cần phải có biên bản đồng thuận giữa thầy thuốc và người bệnh - thân nhân người bệnh. KẾT LUẬN Atosiban có hiệu quả cắt cơn co tử cung trong điều trị chuyển dạ sinh non với rất ít tác dụng không mong muốn. Cần tư vấn kĩ khi điều trị cho những bệnh nhân có đái tháo đường thai kì về khả năng thất bại điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aravinthan C, Ellen MK, Harry G, et al (2002), “Oxytocin antagonists for tocolysis in preterm labour - a systematic review”, Med Sci Monit, 8(11): RA 268-273. 2. French/Australian Atosiban Investigators Group (2001), “Treatment of preterm labor with the oxytocin antagonist atosiban: a double-blind, randomized, controlled comparison with salbutamol”, European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 98: 177-185. 3. Goodwin TM, Valenzuela GJ, Silver H, Creasy G (1996), “Dose ranging study of the oxytocin antagonist atosiban in the treatment of preterm labor”, Obstet Gynecol, 88: 331-6. 4. Kashanian M, Akbarian AR, Soltanzadeh M (2005), “Atosiban and nifedipin for the treatment of preterm labor”, Int J Gynecol Obstet, 91, 10 -14. 5. Romero R, Sibai BM, Sanchez Ramos L, Valenzuela GJ, Velle J, Tabor B, Goodwin TM, (2000), “An oxytocine receptor antagonist (atosiban) in the treatment of preterm labor: a ramdomized, double blind, placebo – controlled trial with tocolytic rescue”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 182, 1173 – 1183. 6. The European Atosiban Study Group (2001), “The oxytocin antagonist atosiban versus the beta-agonist terbutaline in the treatment of preterm labor”, Acta Obstet Gynecol Scand, 80: 413- 422. 7. van Vliet EO, Nijman TA, Schuit E, Heida KY, Opmeer BC, Kok M, et al (2016), “Nifedipine versus atosiban for threatened preterm birth (APOSTEL III): a multicentre, randomised controlled trial”, www.thelancet.com, Published online March 1/2016, Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cat_con_co_tu_cung_cua_atosiban_trong_dieu_tri_chuy.pdf
Tài liệu liên quan