Tài liệu Hiệu lực của phân đạm đối với rau xà lách trên đất phù sa tỉnh Thừa Thiên - Huế: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1053
HIỆU LỰC CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI RAU XÀ LÁCH
TRÊN ĐẤT PHÙ SA TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn
sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao. Nó là
loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như cây
thấp, rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày, có khả
năng cho năng suất cao, thích ứng rộng trên
nhiều vùng sinh thái, ít sâu bệnh, thời gian sinh
trưởng ngắn, quay vòng/6 - 7 lần/năm nên
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy việc tác
động các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng
suất, chất lượng rau xà lách là biện pháp rất
quan trọng. Trong khoa học về dinh dưỡng cây
trồng, đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản đối với
cây trồng nói chung và cây xà lách nói riêng.
Theo các tài liệu đã công bố thì cây xà lách có
nhu cầu về đạm nhiều nhất. Phân đạm có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rau
xà lách [1], [3]. Nhìn chung, việc sử ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu lực của phân đạm đối với rau xà lách trên đất phù sa tỉnh Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1053
HIỆU LỰC CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI RAU XÀ LÁCH
TRÊN ĐẤT PHÙ SA TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn
sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao. Nó là
loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như cây
thấp, rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày, có khả
năng cho năng suất cao, thích ứng rộng trên
nhiều vùng sinh thái, ít sâu bệnh, thời gian sinh
trưởng ngắn, quay vòng/6 - 7 lần/năm nên
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy việc tác
động các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng
suất, chất lượng rau xà lách là biện pháp rất
quan trọng. Trong khoa học về dinh dưỡng cây
trồng, đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản đối với
cây trồng nói chung và cây xà lách nói riêng.
Theo các tài liệu đã công bố thì cây xà lách có
nhu cầu về đạm nhiều nhất. Phân đạm có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rau
xà lách [1], [3]. Nhìn chung, việc sử dụng phân
bón hiện nay ở nhiều vùng còn mất cân đối và
chưa thực sự hợp lý. Quy trình phân bón cho
cây xà lách của người dân phần lớn dựa vào
kinh nghiệm. Hơn nữa, quy trình bón phân
thống nhất chung cho các địa phương chưa
xem xét đến các điều kiện đất đai, vùng sinh
thái, điều kiện canh tác và các yếu tố khác.
Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng
suất và chất lượng rau xà lách [4]. Vì vậy, cần
phải xác định liều lượng và dạng phân đạm hợp
lý cho cây xà lách, làm cơ sở xây dựng một
quy trình bón phân cân đối và hợp lý, phù hợp
với vùng đất phù sa, nhằm góp phần nâng cao
năng suất xà lách, tăng thu nhập cho người sản
xuất, từng bước duy trì và cải thiện độ phì đất,
ổn định sản xuất nông nghiệp và bền vững môi
trường. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xác
định được liều lượng và dạng phân đạm phù
hợp cho cây xà lách, góp phần tăng năng suất,
phẩm chất rau xà lách và nâng cao độ phì đất
phù sa tỉnh Thừa Thiên- Huế.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
a) Đất
Đề tài tiến hành trên đất phù sa chuyên
trồng rau.
b) Cây trồng
Sử dụng giống xà lách hai mũi tên, là
giống đang được trồng phổ biến tại địa phương.
c) Phân bón
Tiến hành thí nghiệm về liều lượng và
dạng phân đạm. Thí nghiệm sử dụng các loại
phân bón sau: Phân đạm: Urê (46% N), amôn
sunphat (20% N), canxi nitrat (15% N), phân lân
supe (16% P2O5), phân KCl (60% K2O), phân
chuồng được sản xuất tại địa phương, vôi bột.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ 1: Từ tháng
1 đến tháng 2 năm 2015. Vụ 2: Từ tháng 3 đến
tháng 4 năm 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: phường Hương
An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Công thức và bố trí thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm hai nhân tố với 4
liều lượng đạm (0, 30, 60, 90 kg N/ha) và 3
dạng phân đạm (Urê, amon sunfat, canxi nitrat)
trên nền 10 tấn phân chuồng + 30 kg P2O5 + 60
kg K2O + 400 kg vôi/ha.
Bảng 1: Các công thức thí nghiệm
TT Ký
hiệu
Dạng phân
N
Lượng đạm
(kg/ha)
1 D1N0
Urê
0
2 D1N30 30
3 D1N60 60
4 D1N90 90
5 D2N0
(NH4)2SO4
0
6 D2N30 30
7 D2N60 60
8 D2N90 90
9 D3N0
Ca(NO3)2
0
10 D3N30 30
11 D3N60 60
12 D3N90 90
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1054
Kiểu bố trí thí nghiệm: theo kiểu ô lớn –
ô nhỏ (Split - plot), 3 lần nhắc lại, 10 m2/ô thí
nghiệm nhỏ và 40 m2/ô thí nghiệm lớn. Liều
lượng đạm bố trí ở ô nhỏ, dạng phân đạm bố trí
ở ô lớn.
2.2.2. Biện pháp bón phân
- Vụ 1:
Bón lót toàn bộ vôi khi làm đất, 100%
phân chuồng, 100% phân lân, 1/2 kali và 1/4
phân đạm cho tất cả các công thức khi trồng.
Bón thúc lần 1 sau trồng 7 ngày với 1/4
lượng phân đạm.
Bón thúc lần 2 sau trồng 2 tuần với 1/2
lượng kali còn lại và 1/4 lượng phân đạm tiếp theo.
Bón thúc lần 3 sau trồng 3 tuần với 1/4
lượng phân đạm còn lại.
Vụ 2: Lượng phân đạm bón giữ nguyên
theo công thức thí nghiệm. Các loại phân vô cơ
khác giảm 30% so với vụ 1. Phương pháp bón
tương tự như vụ 1.
2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi
a. Về cây trồng
* Các chỉ tiêu về năng suất:
- Năng suất lý thuyết: NSLT (tấn/ha) = (số
cây/m2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g)/100).
- Năng suất sinh vật học: NSSV (tấn/ha)
= (Khối lượng trung bình 1m2 (kg) x 10000 x
0,8)/1000.
- Năng suất kinh tế: NSKT (tấn/ha) =
(Khối lượng trung bình phần ăn được 1 m2 (kg)
x 10000 x 0,8)/1000.
* Các chỉ tiêu về phẩm chất rau:
- Hàm lượng NO3- trong rau khi thu
hoạch: Phân tích theo phương pháp so màu trên
quang phổ kế.
- Hợp chất khô khi thu hoạch: Mẫu cây
đã xác định khối lượng tươi ở trên đem sấy ở
nhiệt độ 105oC đến khi khối lượng không đổi,
cân và tính khối lượng bình quân.
b. Về đất
Phân tích các chỉ tiêu theo các phương
pháp như sau: pHKCl (pH met, tỷ lệ 1:5), OC
(Wakley Black), N tổng số (Kjeldahl), P2O5
tổng số (So màu trên quang phổ kế), K2O tổng
số (Quang kế ngọn lửa). Tất cả các phân tích
được thực hiện tại Bộ môn Nông hóa Thổ
nhưỡng, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý thống kê
trên phần mềm Statistix 10.0 về các chỉ tiêu
như trung bình, phân tích ANOVA, LSD.05.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân
đạm đến năng suất rau xà lách
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy
các chỉ tiêu về năng suất rau xà lách có sự sai
khác thống kê giữa liều lượng và dạng phân
đạm bón.
- Năng suất lý thuyết: năng suất lý thuyết
tăng dần tương ứng với các liều lượng đạm,
dao động 11,23 – 24,96 tấn/ha trong vụ 1 và
10,74 – 24,82 tấn/ha. Trong đó năng suất lý
thuyết đạt cao nhất ở nhóm công thức D1N90
(dạng đạm urê và lượng bón 90 kg N/ha) và
thấp nhất ở công thức D2N0 (dạng đạm
(NH4)2SO4 và 0 kg N/ha trong vụ 1) và D1N0
(dạng đạm urê và 0 kg N/ha), D3N0 (dạng đạm
Ca(NO3)2 và 0 kg N/ha trong vụ 2). Ở các công
thức còn lại năng suất lý thuyết dao động trong
khoảng 11,63 - 22, 78 tấn/ha trong vụ 1 và
12,90 – 24,12 tấn/ha trong vụ 2.
- Năng suất sinh vật học: có sự sai khác
có ý nghĩa khi bón phân đạm với các liều lượng
và dạng khác nhau. Trong vụ 1, năng suất sinh
vật học đạt 9,54 – 23,36 tấn/ha ở dạng phân
urê, 8,52 – 18,54 tấn/ha ở dạng phân
(NH4)2SO4 và dao động 9,30 – 18,30 tấn/ha ở
dạng phân Ca(NO3)2. Như vậy năng suất sinh
vật học đạt cao nhất ở dạng phân urê với lượng
bón 90 kg/ha. Ở vụ 2, tương tự như vụ 1, năng
suất sinh vật học cũng tăng lên khi tăng lượng
đạm bón, dao động 10,51 -19,39 tấn/ha ở dạng
phân urê, 11,11 -15,51 tấn/ha ở dạng phân
(NH4)2SO4 và 9,38 – 17,86 tấn/ha ở dạng phân
Ca(NO3)2.
- Năng suất kinh tế: có sự sai khác rất rõ
về năng suất kinh tế giữa các công thức bón 90
kg N/ha so với 30 kg N/ha và không bón. Đối
với vụ 1, năng suất kinh tế đạt 7,37 – 16,46
tấn/ha. Trong đó, năng suất kinh tế đạt cao nhất
ở lượng bón 90 kg N/ha là 16,46 tấn/ha (dạng
phân urê), 16,27 tấn/ha (dạng phân (NH4)2SO4)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1055
và 16,39 tấn/ha (dạng phân Ca(NO3)2). Ở vụ 2,
năng suất kinh tế dao động 76,73 – 15,64
tấn/ha, đạt cao nhất ở dạng phân urê ở lượng
bón 90 kg N/ha (15,64 tấn/ha) và thấp nhất ở
dạng phân (NH4)2SO4 (14,29 tấn/ha).
Tóm lại, năng suất kinh tế của rau xà
lách đạt cao nhất ở liều lượng bón 90 kg N/ha
và ở dạng phân urê và (NH4)2SO4.
Bảng 2: Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến năng suất rau xà lách
Công
thức
Vụ 1 Vụ 2
Năng suất
lý thuyết
(tấn/ha)
Năng suất
sinh vật học
(tấn/ha)
Năng suất
kinh tế
(tấn/ha)
Năng suất
lý thuyết
(tấn/ha)
Năng suất
sinh vật học
(tấn/ha)
Năng suất
kinh tế
(tấn/ha)
D1N0 11,92e 9,54
de 7,56e 10,74f 10,51
f 7,15e
D1N30 19,77d 15,81
c 11,25c 20,82b 13,19
e 11,04d
D1N60 22,89b 18,26
b 13,32b 19,44b 17,07
bc 13,89bc
D1N90 24,96a 23,36
a 16,46a 24,82a 19,39
a 15,64a
D2N0 11,23e 8,52
e 7,37e 12,90ef 11,11
f 6,76e
D2N30 14,26d 11,44
d 9,18d 16,30cd 13,83
de 11,9d
D2N60 19,43c 15,52
c 12,78b 19,00bc 14,45
de 13,7bc
D2N90 22,71b 18,54
b 16,27a 19,18bc 15,51
cd 14,29bc
D3N0 11,63e 9,30
de 7,55e 10,74f 9,38
f 6,73e
D3N30 14,26d 11,41
d 9,50d 17,37bc 13,36
e 11,91d
D3N60 19,53c 15,62
c 13,35b 18,09 bc 14,45
de 13,54c
D3N90 22,87b 18,30
b 16,39a 24,12a 17,86
ab 14,65ab
LSD.05 6,23 6,47 5,43 9,67 7,85 5,34
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo Dulcan
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến một số chỉ tiêu về phẩm chất rau xà
lách
Bảng 3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và dạng phân đạm đến tỷ lệ chất khô và nitrat của rau xà
lách
Vụ 1 Vụ 2
Tỷ lệ chất khô (%) Hàm lượng nitrat (mg/kg)
Tỷ lệ chất khô
(%)
Hàm lượng nitrat
(mg/kg)
D1N0 27,84 0 20,25 0
D1N30 34,30 140 22,54 200
D1N60 32,17 360 25,83 430
D1N90 29,60 820 26,09 900
D2N0 28,33 0 20,60 0
D2N30 40,43 240 28,57 310
D2N60 38,25 400 30,20 500
D2N90 35,10 620 35,69 745
D3N0 27,95 0 20,20 0
D3N30 39,77 240 26,50 290
D3N60 39,77 420 33,70 550
D3N90 36,19 900 29,95 1000
Kết quả ở bảng 3 cho thấy:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1056
- Hàm lượng chất khô: Ở vụ 1, các công
thức được bón ở liều lượng đạm 30 - 60 kg
N/ha có tỷ lệ chất khô đạt cao nhất và cao hơn
so với không bón phân đạm ở tất cả các dạng
đạm khác nhau, tỷ lệ chất khô dao dộng 17,84
– 34,30% ở dạng phân urê, 28,33 – 40,43% ở
dạng phân (NH4)2SO4 và 27,95 – 39,77% ở
dạng phân Ca(NO3)2. Tương tự như vụ 1, ở vụ
2 tỷ lệ chất khô đạt cao nhất ở lượng bón 60 -
90 kg N/ha ở cả 3 dạng phân đạm và cao nhất ở
dạng bón (NH4)2SO4 (35,69%). Nhìn chung,
hàm lượng chất khô tăng khi tăng liều lượng
phân đạm bón, đạt cao nhất khi bón với liều
lượng 30 - 60 kg N/ha và cao nhất ở dạng phân
(NH4)2SO4.
- Hàm lượng nitrat: hàm lượng nitrat
tăng tương ứng với liều lượng đạm bón tăng.
Nhìn chung hàm lượng nitrat ở các công thức
có bón đạm dao động 140 - 900 mg NO3-/kg
trong vụ 1, 200 – 1.000 mg NO3-/kg trong vụ 2.
Trong đó, hàm lượng nitrat trong rau xà lách
đạt cao nhất tại lượng bón 90 kg N/ha ở dạng
phân Ca(NO3)2, tiếp theo là phân urê. Nhìn
chung hàm lượng nitrat trong xà lách đảm bảo
an toàn cho phép đối với tiêu chuẩn rau an toàn
theo Quyết định của Bộ Y tế (1998) [2].
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân
đạm đến một số tính chất hóa học đất
Bảng 4. Các chỉ tiêu về tính chất hóa học đất trồng rau xà lách tại vụ 2
Chỉ tiêu
Công thức pHKCl OM (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%)
Trước thí nghiệm 4,9 1,75 0,061 0,059 0,58
Sau thí nghiệm
D1N0 4,9 1,66 0,063 0,060 0,60
D1N30 4,8 1,82 0,071 0,063 0,61
D1N60 4,8 1,82 0,074 0,062 0,61
D1N90 4,9 1,84 0,078 0,065 0,61
D2N0 4,8 1,60 0,067 0,064 0,60
D2N30 4,7 1,69 0,070 0,065 0,60
D2N60 4,6 1,78 0,073 0,066 0,62
D2N90 4,8 1,80 0,075 0,064 0,60
D3N0 4,9 1,60 0,065 0,060 0,61
D3N30 5,1 1,63 0,067 0,063 0,61
D3N60 5,0 1,80 0,075 0,060 0,62
D3N90 5,1 1,83 0,077 0,067 0,63
Kết quả ở bảng 4 cho thấy:
- pHKCl: pHKCl trước thí nghiệm ở đất
trồng rau xà lách là 4,9, điều này chứng tỏ rằng
đất thí nghiệm là đất chua. pHKCl của đất sau thí
nghiệm có sự thay đổi, nhìn chung pHKCl có
tăng và giảm so với đất trước thí nghiệm nhưng
không nhiều, dao động 4,6 – 5,1.
- Hàm lượng chất hữu cơ (OM%): Kết
quả phân tích đất ở bảng 4 cho thấy hàm lượng
chất hữu cơ của đất trước thí nghiệm là 1,75%.
Sau thí nghiệm đã có sự thay đổi, trong đó hàm
lượng chất hữu cơ tăng rõ rệt khi bón đạm với
liều lượng 90 kg N/ha ở 2 dạng phân urê và
Ca(NO3)2 (1,84 – 1,84%).
- Đạm tổng số: Kết quả phân tích cũng
cho thấy hàm lượng đạm tổng số trước thí
nghiệm là 0,061%. Sau thí nghiệm, hàm lượng
đạm tổng số trong đất ở các công thức có bón
đạm đều cao hơn so với công thức không bón
đạm và đạt cao nhất ở công thức D1N90
(0,078%).
- Lân tổng số (P2O5 %) và kali tổng số
(K2O %): Kết quả phân tích đất cho thấy đất
trước thí nghiệm có hàm lượng lân tổng số là
0,059%. Sau thí nghiệm, hàm lượng lân tổng số
trong đất thay đổi không đáng kể, dao động
0,060 – 0,067%. Tương tự như vậy, hàm lượng
kali tổng số ở đất trước thí nghiệm là 0,58% và
cũng không thay đổi nhiều sau thí nghiệm, dao
động 0,60 – 0,63%.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1057
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Năng suất lý thuyết tăng tỷ lệ thuận với
liều lượng đạm bón, còn các dạng đạm bón ít
ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết. Năng suất
lý thuyết đạt cao nhất ở dạng urê với liều lượng
đạm bón 90 kg N/ha trong vụ 1 (24,96 tấn/ha)
và 19,36 tấn/ha trong vụ 2.
- Năng suất kinh tế đạt cao nhất là 16,46
tấn/ha (vụ 1) và 15,64 tấn/ha (vụ 2) tại lượng
bón 90 kg N/ha ở dạng đạm urê.
- Tỷ lệ chất khô ở các công thức có bón
đạm đều cao hơn so với công thức không bón
và đạt cao nhất ở lượng bón 30 - 60 kg N/ha ở
cả 3 dạng đạm bón.
- Hàm lượng NO3- đạt cao nhất ở công
thức bón 90 kg N/ha ở cả 3 dạng đạm bón, tuy
nhiên tất cả các công thức đều có hàm lượng
NO3- đảm bảo an toàn cho phép đối với tiêu
chuẩn rau an toàn theo Quyết định của Bộ Y tế
(1998).
- Một số tính chất hóa học đất: Liều
lượng và dạng phân đạm bón có ảnh hưởng đến
tính chất hóa học đất, đặc biệt là hàm lượng
OM (%) và đạm tổng số trong đất.
4.2. Đề nghị
Bước đầu có thể áp dụng lượng bón 10
tấn phân chuồng + 60 - 90 kg N + 30 kg P2O5 +
60 kg K2O/ha + 400 kg vôi/ha cho cây rau xà
lách trên đất phù sa tại phường Hương An, thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế để đạt
năng suất, chất lượng tối ưu, đồng thời cải
thiện được tính chất hóa học của đất.
LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-NN.03-
2013.10”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Tâm, 2001. Nghiên cứu ảnh
hưởng của việc bón phân có đạm đến năng
suất và sự biến động hàm lượng nitrat trong
cải bẹ xanh và trong đất. Luận văn thạc sỹ
khoa học nông nghiệp. Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Y tế, 1998. Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-
BYT. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm
lượng nitrat (NO3-) trong một số sản phẩm
rau tươi.
3. Bùi Quang Xuân, Bùi Đình Dinh, Mai Phương
Anh, 1996. Quản lý hàm lượng nitrat trong
rau bằng con đường bón phân cân đối. Báo
cáo tại Hội thảo “Rau sạch”, Hà Nội 17 -
18/06/1996.
4. Bùi Quang Xuân, 1998. Ảnh hưởng của phân
bón đến năng suất và hàm lượng nitrat trong
một số loại rau trên đất phù sa sông Hồng.
Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học
KTNN Việt Nam, Hà Nội.
ABSTRACT
Efficiency of nitrogen fertilizer on lettuce yield in alluvial soil of Thua Thien - Hue
The field experiment consisted of 12 treatments with 4 different nitrogen rates on three
nitrogen types, namely urea, (NH4)2SO4 and Ca(NO3)2, arranged in split plot design (rate of nitrogen in
the sub plot and type of nitrogen in main plot) with three replicates in two seasons of 2015 spring 2015
on alluvial soil of Thua Thien-Hue. The study aims at determining the best nitrogen rate and type to
produce the highest lettuce yield, quality and improving soil fertility. Different rate and type of nitrogen
significantly exhibited N effect on lettuce yield and quality, then soil fertility. The highest yield of lettuce
and better soil fertility were noticed at the level of 60 - 90 kg N/ha plus 30 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10
tons/ha of FYM at three types of nitrogen, in particular “urea” (16.46 tons/ha in crop season 1 and
15.64 tons/ha in crop season 2), subsequently following as Ca(NO3)2. Soil characteristics were better
than before application. Based on the results, recommendation of 60 - 90 kg N + 30 kg P2O5 + 60 kg
K2O + 10 tons/ha FYM was launched for lettuce production in alluvial sandy soil of Thua Thien- Hue
province. The model obtained the highest yield and good quality, better soil fertility improvement.
Keywords: alluvial soil, lettuce, nitrogen fertilizer.
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_40_1147_2130127.pdf