Hiệu lực của một số loại chế phẩm sinh học phòng trừ rệp đào (myzus persicae sulzer) trên cây bắp cải

Tài liệu Hiệu lực của một số loại chế phẩm sinh học phòng trừ rệp đào (myzus persicae sulzer) trên cây bắp cải: 160 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 160 - 166 HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ RỆP ĐÀO (Myzus persicae Sulzer) TRÊN CÂY BẮP CẢI Hoàng Văn Thảnh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Rệp đào (Myzus percicae Sulzer) là loài dịch hại có tính đa thực, gây hại nhiều trên các cây trồng trong đó có cây bắp cải. Trong điều kiện thí nghiệm, ba loại chế phẩm sinh học Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes), BotaniGard (Beauveria bassiana) và Mycotal (Verticillium lecanii) đều có tác dụng phòng trừ Rệp đào. Ở điều kiện ẩm độ thấp sau khi phun, các chế phẩm sinh học có hiệu lực trừ rệp không cao: chỉ đạt từ 6,7 - 13,0% sau 7 ngày xử lý ở trong điều kiện nhà kính và 20 % - 53% sau 20 ngày sau phun ở điều kiện phòng thí nghiệm; Hiệu lực của các chế phẩm này thấp hơn so với thuốc hóa học Actellic 50EC. Trong điều kiện ẩm độ cao, hiệu lực trừ rệp của ba loại chế phẩm đạt từ 78,2 - 95,9 % sau 15 ngày xử lý và không có sự khác nhau với ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu lực của một số loại chế phẩm sinh học phòng trừ rệp đào (myzus persicae sulzer) trên cây bắp cải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
160 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 160 - 166 HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ RỆP ĐÀO (Myzus persicae Sulzer) TRÊN CÂY BẮP CẢI Hoàng Văn Thảnh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Rệp đào (Myzus percicae Sulzer) là loài dịch hại có tính đa thực, gây hại nhiều trên các cây trồng trong đó có cây bắp cải. Trong điều kiện thí nghiệm, ba loại chế phẩm sinh học Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes), BotaniGard (Beauveria bassiana) và Mycotal (Verticillium lecanii) đều có tác dụng phòng trừ Rệp đào. Ở điều kiện ẩm độ thấp sau khi phun, các chế phẩm sinh học có hiệu lực trừ rệp không cao: chỉ đạt từ 6,7 - 13,0% sau 7 ngày xử lý ở trong điều kiện nhà kính và 20 % - 53% sau 20 ngày sau phun ở điều kiện phòng thí nghiệm; Hiệu lực của các chế phẩm này thấp hơn so với thuốc hóa học Actellic 50EC. Trong điều kiện ẩm độ cao, hiệu lực trừ rệp của ba loại chế phẩm đạt từ 78,2 - 95,9 % sau 15 ngày xử lý và không có sự khác nhau với thuốc Actellic 50EC. Từ khóa: rệp, Rệp đào, cây bắp cải, chế phẩm sinh học. 1. Mở đầu Rệp đào (Myzus percicae Sulzer ) là loài sâu hại chính trên trên nhiều loại cây trồng: cây đào, mơ mận, cây bắp cải, su hào, cải củ và nhiều loại cây trồng khác. Thời gian vòng đời của Rệp đào phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thời gian hình thành một thế hệ của Rệp đào từ 10 - 12 ngày. Trong điều kiện thời tiết bình thường, một năm Rệp đào có 20 lứa (Horsfall JL, 1924). Rệp non tuổi một ban đầu có màu xanh lục sau đó chuyển sang màu vàng nhạt và rệp sinh sản đơn tính đẻ ra rệp non. Rệp có 4 tuổi với thời gian trung bình mỗi tuổi tương ứng là 2,0; 2,1; 2,3; và 2,0 ngày. Con cái đẻ con sau khi sinh từ 6 đến 17 ngày, thời gian trung bình là 10,8 ngày [2] Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng phòng trừ Rệp đào. Tuy nhiên, Rệp đào rất dễ chống thuốc [2]. Trong tự nhiên, có hàng trăm loài thiên địch của Rệp đào đã được phát hiện như bọ rùa (bộ Coleoptera: họ Coccinellidae), ruồi ăn rệp (bộ Diptera: họ Syrphidae), ong ký sinh (bộ Hymenoptera: họ Braconidae) và nấm ký sinh. Sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại nói chung và Rệp đào nói riêng trên nhiều loại cây trồng đang được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sử dụng nấm gây bệnh côn trùng trong phòng trừ rệp, các nghiên cứu đã cho thấy có thể sử dụng nhiều loài nấm như là tác nhân sinh học để quản lý đối tượng thuộc họ rệp muội (Aphids) trên nhiều loại cây trồng [3]. Khi sử dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc nấm Beauveria bassiana ký sinh trên côn trùng có hiệu lực phòng trừ nhện nhỏ Tetranychus urticae và Rệp đào Myzus persicae trung bình 83% so với đối chứng [1]. Khi sử dụng chế phẩm Gottsu-A (có nguồn gốc nấm Paecilomyce tenuipes) và chế phẩm Mycotal ( có nguồn gốc nấm Verticillium lecanii) phòng trừ rệp Aphis Ngày nhận bài: 23/5/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Hoàng Văn Thảnh, e - mail hoangthanhtbu@gmail.com 161 gossypii, rệp Myzus persicae và Macrosiphum euphorbiae có hiệu lực cao. Độ hữu hiệu đối với Rệp đào của chế phẩm Gottsu-A đạt 58% và Mycotal là 90%. Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp để cho chế phẩm sinh học Gottsu-A phát huy hiệu lực là 15°C tới 28°C, hiệu lực trừ sâu của chế phẩm tăng khi ẩm độ không khí cao và hiệu lực đạt cao nhất khi ở trong điều kiện ẩm độ bão [4]. Nhiều thử nghiệm chỉ ra rằng, hiệu lực của Gottsu-A đạt cao đòi hỏi duy trì điều kiện ẩm độ không khí cao trong vòng 8 giờ sau khi phun [3]. Hiệu lực của chế phẩm chứa Verticillium lecanii đối với Rệp đào ở ba nồng độ bào tử khác nhau (107, 105, and 104, bào tử/ml), ở nồng độ 104 hiệu lực thấp hơn so với 105 và 107 bào tử/ml (Mahabbat Khan, 1990). Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại được triển khai trên đối tượng sâu thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và bộ cánh cứng (Coleoptera), có rất ít kết quả nghiên cứu việc sử dụng nấm gây hại côn trùng để phòng trừ Rệp đào trên cây bắp cải và các cây trồng khác. Nghiên cứu này được triển khai nhằm đánh giá hiệu lực của các chế phẩm có nguồn gốc từ các nấm B. bassiana, P. tenuipes và V. lecanii trừ Rệp đào. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp người sản xuất nhận thấy ưu điểm của việc sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Rệp đào trong canh tác rau và cây trồng khác. 2. Nội dung 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Phòng thí nghiệm, Trung tâm Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản Thành phố Tsukuba (JICA-Tsukuba), Nhật Bản. - Thời gian: Tháng 3 - 11/2014. 2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Vật liệu Nghiên cứu được thực hiện với 3 loại chế phẩm sinh học khác nhau và một loại thuốc hóa học: Chế phẩm Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes) là sản phẩm của Công ty hóa chất Sumitomo tại Nhật Bản, với nồng độ là 5,0 x 108 bào tử/ml, nồng độ 0,2%. Chế phẩm BotaniGard (Beauveria bassiana) là sản phẩm của Công ty Arysta Life Science Nhật Bản với 6 x 1010 bào tử/ml, nồng độ sử dụng 1%; Mycotal (Verticillium lecanii) lượng bào tử 3,0 x 109 bào tử/g, nồng độ phun 0,1 %; Thuốc hóa học Actellic 50EC (hoạt chất Pirimiphos-methyl) của công ty Syngenta, nồng độ sử dụng 0,2% Giống bắp cải Hyb.Teruyoshi được sử dụng cho thí nghiệm. Hộp nhựa kích thước đường kính 10 cm, sâu 15 cm dùng trồng bắp cải để nuôi sâu trong tủ sinh trưởng. Lồng trồng cây bắp cải có kích thước 24 x 30 x 37cm được phủ lưới xung quanh để nuôi Rệp đào trong nhà kính. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện với 4 công thức: Gottsu-A (Got-A), BotaniGard (Bot-G), Actellic 50EC (Chem), phun nước lã làm đối chứng (Control), 3 lần nhắc lại. Rệp đào được bắt ngoài đồng ruộng và thả trong lồng nuôi sâu có trồng bắp cải là nguồn rệp phục vụ cho thí nghiệm. Thả 15 rệp trưởng thành, khỏe mạnh trên một cây bắp cải trong lồng nuôi sâu, sau đó 162 1 ngày tiến hành loại bỏ toàn bộ rệp trưởng thành để được rệp tuổi một. Sử dụng 10 rệp tuổi 1/cây bắp cải có số lá bằng nhau (giai đoạn 5 - 7 lá), 3 cây bắp cải/lần nhắc lại, 30 rệp tuổi 1/công thức. Cây bắp cải được phun ướt đều bằng chế phẩm sinh học hoặc thuốc hóa học, đối chứng phun ướt bằng nước lã. Rệp được theo dõi hàng ngày ở các công thức thí nghiệm. a) Thí nghiệm 1 Thí nghiệm được tiến hành sử dụng chế phẩm sinh học trừ rệp đào ở trong điều kiện nhà kính. Rệp được nuôi vào ngày 8/6/2014, phun thuốc sau đó 1 ngày, điều kiện nhiệt độ 28oC. Đánh giá hiệu lực thuốc ở 7 và 10 ngày sau phun, sử dụng công thức Abbott tính hiệu lực thuốc: * Ghi chú: Ca = Số rệp còn sống ở công thức đối chứng sau phun; Ta = Số rệp còn sống ở công thức sử dụng thuốc sau khi. Số liệu hiệu lực thuốc (%) được chuyển sang cung Arcsin trước khi phân tích thống kê. b) Thí nghiệm 2 Được thực hiện trong điều kiện tủ sinh trưởng để nuôi rệp, rệp nuôi ngày 19/6/2014, nhiệt độ 22oC, ẩm độ 65% (không duy trì ẩm độ cao), điều kiện chiếu sáng 9 giờ/ngày đêm, phun thuốc vào ngày 20/6/2014. Hiệu lực thuốc được đánh giá sau phun 15 và 20 ngày bằng công thức Abbott. c) Thí nghiệm 3: phun kép 2 lần, lần một cách lần hai 7 ngày; duy trì độ ẩm trên 80% trong 48 giờ bằng cách đậy nắp petri; bắt đầu phun lần một trên rệp 1 ngày tuổi; thời gian thí nghiệm 30/7/2014. d)Thí nghiệm 4: phun kép 2 lần, lần một cách lần hai 7 ngày; duy trì độ ẩm trên 80% trong 24 giờ bằng cách đậy nắp petri; bắt đầu phun lần một trên rệp 1 ngày tuổi; thời gian thí nghiệm 23/9/2014. Hiệu lực thuốc được đánh giá sau khi xử lý thuốc 15 và 20 ngày bằng công thức Abbott. 2.3. Kết quả và thảo luận 2.3.1. Thí nghiệm 1: Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học trong điều kiện nhà kính. Hiệu lực của chế phẩm sinh học và thuốc hóa học có sự khác nhau thống kê ở độ tin cậy 95%. Hiệu lực thuốc hóa học đạt 100%, chế phẩm sinh học đạt từ 6,7 - 13,0% sau 7 ngày xử lý. 163 Bảng 1. Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học trong điều kiện nhà kính Công thức Hiệu lực (%) 7 DAS 10 DAS Got-A 6,67 b 6,67 b Bot-G 13,33 b 13,33 b Myc 10,0 b 10,0 b Chem 100 a 100 a LSD (5%) 15,04 15,05 * Ghi chú: + DAS - ngày sau phun; + Số liệu hiệu lực thuốc (%) đã được chuyển sang Arcsin trước khi phân tích thống kê; + Các chữ cái cùng một cột giống nhau thì số liệu không khác nhau ở độ tin cậy 95% Hình 1: Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học Hiệu lực trừ rệp của ba loại chế phẩm không có sự khác nhau ở cả 7 và 10 ngày sau khi xử lý. Trong điều kiện thí nghiệm, tác dụng trừ Rệp đào của cả loại chế phẩm đều thấp. Nấm gây bệnh cho côn trùng cần điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ thích hợp để nấm xâm nhập, tạo mối quan hệ ký sinh và gây độc đối với côn trùng [3]. Có thể do điều kiện thí nghiệm chưa thuận lợi để nấm xâm nhập gây bệnh nên hiệu lực chế phẩm đạt thấp, đây là vấn đề đặt ra để các nghiêu cứu về điều kiện sử dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm gây bệnh côn trùng trong công tác bảo vệ thực vật. 2.3.2. Thử nghiệm chế phẩm sinh học trừ Rệp đào trong tủ sinh trưởng ở điều kiện phòng thí nghiệm. a) Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học trong điều kiện ẩm độ thấp Thí nghiệm duy trì ẩm độ 65% và nhiệt độ 220C trong tủ sinh trưởng nuôi rệp. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu lực thuốc hóa học Actellic 50EC đạt 100% tại 15 ngày sau khi xử lý và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các chế phẩm sinh học. Bảng 2. Hiệu lực chế phẩm sinh học trừ Rệp đào trong phòng thí nghiệm Công thức Hiệu lực (%) 15DAS 20DAS Got-A 43,3 b 46,7 b Bot-G 20,0 c 20,0 c Myc 16,7 c 53,3 b Chem 100 a 100 a LSD (5%) 13,73 17.93 Hình 2: Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học điều kiện ẩm độ thấp Hiệu lực của các chế phẩm sinh học đều tăng ở 15 và 20 ngày sau phun. Sau phun 20 164 ngày, hiệu lực của chế phẩm Mycotal cao nhất đạt 53% , sau đó đến chế phẩm Gottsu-A đạt 46,7% và thấp nhất là chế phẩm BotaniGard đạt 20%. Nhìn chung ở điều kiện thí nghiệm ẩm độ 65% và nhiệt độ 220C trong tủ sinh trưởng nuôi rệp, hiệu lực trừ rệp của ba loại chế phẩm đều đạt thấp. b) Thí nghiệm 3. Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học với hai lần phun kế tiếp và duy trì ẩm độ >80% trong vòng 48 giờ. Trong điều kiện ẩm độ cao, độ hữu hiệu trừ rệp của thuốc Actellic 50EC so với các chế phẩm sinh học không khác nhau có ý nghĩa thống kê. Hiệu lực của thuốc Actellic 50EC đạt 100%, trong khi đó hiệu lực của ba chế phẩm sinh học đạt từ 78% - 100% sau 15 ngày xử lý. Bảng 3. Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học ở điều kiện ẩm độ cao trong phòng thí nghiệm Công thức Hiệu lực (%) 15DAS 20DAS Got-A 95,9 a 91,5 a Bot-G 78,2 a 82,7 a Myc 100 a 100 a Chem 100 a 100 a LSD (5%) 20,67 18,76 Hình 3. Hiệu lực trừ Rệp đào chế phẩm sinh học trong điều kiện ẩm độ >80% Trong điều kiện ẩm độ cao, cả ba loại chế phẩm sinh học thử nghiệm đều có hiệu lực cao trừ Rệp đào. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy, khi sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu hại cần điều kiện ẩm độ cao sau khi phun để giúp nâng cao hiệu lực trừ sâu của các vi sinh vật. c) Thí nghiệm 4: Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học trong điều kiện phun kép hai lần và duy trì ẩm độ >80% trong vòng 24 giờ. Kết quả thử nghiệm ở bảng 4 cho thấy, hiệu lực của thuốc Actellic 50EC cao nhất, đạt 100% sau phun 15 ngày và 20 ngày. Tuy nhiên khi so sánh thống kê, hiệu lực của chế phẩm Bot-G tương đương với thuốc Actellic 50EC. Nếu so sánh 3 loại chế phẩm sinh học thấy rằng hiệu lực của cả 3 chế phẩm sinh học đều đạt rất cao, không có sự khác nhau giữa các loại chế phẩm và với thuốc hóa học. 165 Bảng 4. Hiệu lực trừ Rệp đào của chế phẩm sinh học trong điều kiện ẩm độ cao Công thức Hiệu lực (%) 15DAS 20DAS Got-A 92,43 a 82,55 a Bot-G 95,35 a 89,99 a Myc 89,05 a 83,56 a Chem 100 a 100 a LSD (5%) 20.42 27.62 Hình 4. Hiệu lực trừ rệp của chế phẩm sinh học trong điều kiện phun kép 2 lần và ẩm độ cao Môi trường ẩm độ cao giúp cho hoạt động nấm gây hại côn trùng. Điều kiện ẩm độ tối ưu và phun kép chế phẩm sinh học thử nghiệm tiến hành đã tạo điều kiện bào tử nấm nảy mầm và xâm nhiễm gây chết cho Rệp đào. Khi Rệp đào chết bởi nấm gây bệnh, phát hiện các sợi nấm màu trắng phát triển trên cơ thể rệp và quan sát được bào tử nấm dưới kính hiển vi. Ở ngoài đồng ruộng các bào tử này sẽ là nguồn bệnh tiếp tục phát tán, xâm nhiễm gây bệnh cho côn trùng [1]. 3. Kết luận. Các chế phẩm sinh học Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes), BotaniGard (Beauveria bassiana) và Mycotal (Verticillium lecanii) có tác dụng phòng trừ Rệp đào. Trong điều kiện ẩm độ cao duy trì trong thời gian 48 giờ, hiệu lực trừ rệp của ba loại chế phẩm sinh học đem thử nghiệm đều cao sau 15 ngày xử lý và tương đương với thuốc Actellic 50EC. Duy trì ẩm độ >80% sau khi xử lý và phun kép chế phẩm sinh học là điều kiện thuận lợi để các chế phẩm sinh học phát huy tốt hiệu lực phòng trừ Rệp đào. Có thể sử dụng chế phẩm có nguồn gốc nấm Paecilomyce tenuipes, Beauveria bassiana và Verticillium lecanii phòng trừ Rệp đào trong canh tác rau họ hoa thập tự và trên một số cây trồng khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Geral Brust 2007, Using Beauveria bassiana in high tunnel pest management, IPM Vegetable Specialist. [2] Horsfall JL 1924, Life history studies of Myzus persicae Sulzer. Pennsylvania Agric, Agricultural Experiment Station Bulletin. [3] Mahabbat Khan 1990, Biological control of Aphid with a Entomopathogenic fungus, Pakistan J.Agric.Res.Vol.11.No.3 [4] Takeshi MARUYAMA 2009, Development of a Novel Microbial Insecticide: Gottsu-A. Sumitomo Chemical Co., Ltd. 166 THE EFFECTIVENESS OF SOME BIO-PESTICIDES IN CONTROLLING GREEN PEACH APHIDS (Myzus persicae Sulzer) ON CABBAGE Hoang Van Thanh Tay Bac University Abstract: Green peach aphids are major insect pest on cabbage, radish, spinach, etc in Viet Nam. In experiment condition, Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes), BotaniGard (Beauveria bassiana) ad Mycotal (Verticillium lecanii) were insecticidal activity on Green peach aphids. In low humidity condition,the effectiveness sof the bio-pesticides go up from 6.7 - 13.0% after 7 days treatment in green house and 20 - 53% after 20 days spraying in growth chamber, lower than thoese of Actellic 50EC. In high humidity condition, mortality of Green peach aphids was high at 15 days after treatment (78.2 - 95.9 %) and there was no significant difference between Actellic 50EC and three kinds of bio-pesticids. Maitenance humidity of more than 80% just after treatment and two times spraying is suitable for the bio-pesticides on control aphids. Keywords: Aphids, green peach aphids, cabbage, bio-pesticides.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_7878_2136085.pdf
Tài liệu liên quan