Tài liệu Hiện trạng vệ sinh môi trường và chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại một số trường học khu vực phía nam năm 2018 - Đặng Ngọc Chánh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 510
HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG, SINH HOẠT
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2018
Đặng Ngọc Chánh*, Phan Công Khá*, Lê Ngọc Diệp*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Giáo dục luôn là mục tiêu hàng đầu của đất nước ta và nhà trường là cái nôi ươm mầm cho thế
hệ trẻ. Đảm bảo trường học xanh, sạch, đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh, hấp
dẫn, đồng thời giáo dục chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này được
thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường và công tác cung cấp nước sạch tại các trường học khu
vực phía Nam, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và công tác cấp nước sạch tại 9 trường học
thuộc khu vực phía Nam và đề xuất các biện pháp cải thiện phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ng...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng vệ sinh môi trường và chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại một số trường học khu vực phía nam năm 2018 - Đặng Ngọc Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 510
HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG, SINH HOẠT
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2018
Đặng Ngọc Chánh*, Phan Công Khá*, Lê Ngọc Diệp*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Giáo dục luôn là mục tiêu hàng đầu của đất nước ta và nhà trường là cái nôi ươm mầm cho thế
hệ trẻ. Đảm bảo trường học xanh, sạch, đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh, hấp
dẫn, đồng thời giáo dục chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này được
thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường và công tác cung cấp nước sạch tại các trường học khu
vực phía Nam, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và công tác cấp nước sạch tại 9 trường học
thuộc khu vực phía Nam và đề xuất các biện pháp cải thiện phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 9 trường học tại 3 tỉnh khu
vực phía Nam. Nội dung đánh giá bao gồm: công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác thu gom và xử lý chất
thải, công tác cấp nước và đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
Kết quả nghiên cứu: Các trường đã có phân công công việc đảm bảo vệ sinh trường học và thực hiện tốt
công tác truyền thông giáo dục về môi trường. 77,78% cơ sở có công trình vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, không có
mùi, đồng thời có các phương án xử lý chất thải rắn phát sinh phù hợp. Nước ăn uống và sinh hoạt được nhà
trường cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: 66,67% cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh học đường;
44,44% cơ sở chưa có hệ thống thu gom nước mưa, các trường chưa quan tâm đến chất lượng nước đang sử
dụng; 62,5% mẫu nước uống trực tiếp không đạt chỉ tiêu vi sinh.
Kết luận: Các trường học đã thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học, tuy nhiên chưa bảo đảm chất lượng
nước ăn uống, sinh hoạt.
Từ khóa: vệ sinh trường học, thu gom và xử lý chất thải, chất lượng nước
ABSTRACT
CURRENT STATUS OF ENVIRONMENTAL SANITATION
AND DRINKING, DOMESTIC WATER QUALITY OF SCHOOLS IN SOUTHERN PROVINCES IN 2018
Dang Ngoc Chanh, Phan Cong Kha, Le Ngoc Diep
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 510 – 516
Background: Education is always the top priority in our country, and school is a cradle for the young
generation. Ensuring a green, clean and beautiful school will create a safe, healthy and attractive learning and
playing environment, and educate us on the sense, habit of preserving and protecting the environment. Therefore,
this study was conducted to assess the current status of sanitation and clean water supply in Southern schools,
and propose appropriate improvement measures.
Objectives: To assess the current status of environmental sanitation and clean water supply in 9 schools in
the Southern area and propose appropriate improvement measures.
Methods: A cross-sectional study was carried out in 9 schools in the Southern area. The contents of
Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: KS. Phan Công Khá ĐT: 0987112585 Email: phancongkha@iph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 511
evaluation included: the implementation of environmental sanitation activities, waste collection and treatment,
water supply and quality assurance of drinking and domestic water.
Results: The schools assigned positions to ensure school sanitation and good implementation of
environmental education and communication. 77.78% of schools had clean, airy, odorless sanitation facilities, as
well as appropriate solutions for solid waste disposal. Drinking and domestic water was provided fully by the
schools. However, there were still some shortcomings: 66.67% of schools have not ensured school sanitation;
44.44% of schools did not have rainwater collection system, and disregarded the water quality; 62.5% of direct
drinking water samples did not meet the standard for microbiological criteria.
Conclusion: Schools have well implemented the school sanitation, but have not ensured the quality of
drinking and domestic water.
Keywords: school sanitation, waste collection and treatment, water quality
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục luôn là mục tiêu hàng đầu của đất
nước ta và nhà trường là cái nôi ươm mầm cho
thế hệ trẻ. Vấn đề vệ sinh trường học có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe
cho giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, việc nếu vệ
sinh trường học không tốt thì có thể dẫn đến
phát sinh bệnh tật và là ổ dịch lây lan bệnh tật
cho cộng đồng. Đảm bảo trường học xanh, sạch,
đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, vui chơi
an toàn, lành mạnh, hấp dẫn, đồng thời giáo dục
chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi
trường. Vì vậy, vệ sinh trường học cũng là một
trong những nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-
2019 của ngành Giáo dục(1).
Theo báo cáo của tổ chức JMP, trong năm
2016, trên toàn thế giới, 69% trường học có cung
cấp nước uống sạch cho học sinh, 19% trường
học không cung cấp nước uống, có khoảng 570
triệu học sinh thiếu nước uống tại trường học;
về vệ sinh trường học, có 53% trường học có đầy
đủ dịch vụ vệ sinh môi trường, được cung cấp
đầy đủ nước và xà phòng rửa tay, 36% trường
học không có dịch vụ vệ sinh(4).
Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, tính đến tháng 8/2018, cả nước có
trên 188,000 nhà vệ sinh ở các cấp tiểu học, trung
học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT)
công lập. Hầu hết cơ sở giáo dục từ tiểu học đến
THPT công lập đều có nhà vệ sinh dành riêng
cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, nhà vệ
sinh đang sử dụng tốt chỉ chiếm tỷ lệ khoảng
67,3% (riêng cấp tiểu học chỉ có 57,9% nhà vệ
sinh sử dụng tốt, còn lại là bán kiên cố, tạm hoặc
nhà vệ sinh nhờ mượn). Nhiều nhà vệ sinh
không đáp ứng yêu cầu sử dụng như số lượng
xí, chỗ rửa tay còn thiếu(3).
Vì vậy nghiên cứu được thực hiện tại một
số trường học thuộc khu vực phía Nam, nhằm
đánh giá các công tác đảm bảo vệ sinh môi
trường, công tác thu gom và xử lý chất thải,
cấp nước và đảm bảo chất lượng nước ăn
uống, sinh hoạt, từ đó đề xuất các biện pháp
cải thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng
dạy và tiếp thu kiến thức cho giáo viên và học
sinh tại nhà trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nước sạch và vệ sinh
môi trường tại 9 trường học trên địa bàn 3 tỉnh
khu vực phía Nam, từ đó đề xuất các biện pháp
cải thiện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Có 9 trường học bao gồm 1 trường mẫu giáo,
4 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1
trường trung học phổ thông. Phương pháp lựa
chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh An
Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và Trà Vinh (mỗi tỉnh
3 mẫu), nhằm đánh giá hiện trạng vệ sinh môi
trường và chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại
các trường học.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 512
tả, kết hợp giữa phương pháp thu thập số liệu
dựa trên phiếu điều tra soạn sẵn và quan sát
thực tế dựa trên bảng kiểm.
Nội dung khảo sát bao gồm: công tác đảm
bảo vệ sinh trường học, công tác thu gom và
xử lý chất thải, cấp nước ăn uống và sinh hoạt
(theo Thông tư 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT–
Quy định về công tác y tế trường học)(2). Đồng
thời tiến hành lấy mẫu nước ăn uống, sinh
hoạt đánh giá theo QCVN 01:2009/BYT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống và QCVN 6-1:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên
nhiên và nước uống đóng chai.
KẾT QUẢ
Công tác đảm bảo vệ sinh trường học
Bảng 1: Công tác đảm bảo vệ sinh trường học
Nội dung
Mầm non
(n = 1)
Tiểu học
(n = 4)
THCS
(n = 3)
THCS &
THPT (n = 1)
Chung
(n = 9)
Vệ sinh phòng học, hành lang, và khuôn viên trường
Học sinh thực hiện 0 3(75%) 3(100%) 1(100%) 7(77,78%)
Nhân viên vệ sinh 1(100%) 1(25%) 0 0 2(22,22%)
Đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường
Sạch sẽ, để rác đúng nơi quy định 1(100%) 2(50%) 0 0 3(33,33%)
Tồn tại rác tại các hành lang, khuôn viên nhà trường 0 2(50%) 3(100%) 1(100%) 6(66,67%)
Công trình vệ sinh
Thiết kế đúng quy cách, đủ cho số lượng học sinh 1(100%) 3(75%) 1(33,33%) 1(100%) 8(88,89%)
Khu rửa tay có nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn 1(100%) 3(75%) 1(33,33%) 0 5(55,56%)
Có bảng nội quy vệ sinh (n=8) - 0 0 0 0
Đảm bảo đủ nước dội, giấy vệ sinh, thùng rác hợp vệ sinh 1(100%) 4(100%) 3(100%) 1(100%) 9(100%)
Tần suất lau dọn nhà vệ sinh:
Tần suất 1 lần/ngày 0 3(75%) 2(66,67%) 1(100%) 6(66,67%)
Tần suất 2 lần/ngày 1(100%) 1(25%) 1(33,33%) 0 3(33,33%)
Người thực hiện vệ sinh:
Nhân viên vệ sinh 1(100%) 3(75%) 2(66,67%) 0 6(66,67%)
Bảo vệ 0 1(25%) 1(33,33%) 1(100%) 3(33,33%)
Chất lượng nhà vệ sinh:
Sạch sẽ, thoáng mát 1(100%) 4(100%) 1(33,33%) 1(100%) 7(77,78%)
Phát sinh mùi hôi 0 0 1(33,33%) 0 1(11,11%)
Xuống cấp, quá tải 0 0 1(33,33%) 0 1(11,11%)
Truyền thông giáo dục về nước sạch và vệ sinh môi trường 1(100%) 4(100%) 3(100%) 1(100%) 9(100%)
77,78%
11,11%
11,11%
Sạch sẽ, thoáng mát Có mùi hôi Đã xuống cấp
Hình 1: Thực trạng nhà vệ sinh tại các trường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 513
Công tác thu gom và xử lý chất thải
Bảng 2: Công tác thu gom và xử lý chất thải tại các trường
Mầm non
(n = 1)
Tiểu học
(n = 4)
THCS
(n = 3)
THPT
(n = 1)
Chung
(n = 9)
Có bể tự hoại 1 (100%) 4 (100%) 3 (100%) 1 (100%) 9 (100%)
Có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa 1 (100%) 2 (50%) 1 (33,33%) 1 (100%) 5 (55,56%)
Xử lý rác thải
Hợp đồng với cơ sở có đủ điều kiện thu gom, xử lý 1 (100%) 3 (75%) 2 (66,67%) 1 (100%) 7 (77,78%)
Tự đốt trong khuôn viên trường 0 1 (25%) 1 (33,33%) 0 2 (22,22%)
Công tác cấp nước ăn uống và sinh hoạt
Bảng 3: Công tác cấp nước ăn uống và sinh hoạt tại các trường
Mầm non
(n = 1)
Tiểu học
(n = 4)
THCS
(n = 3)
THPT
(n = 1)
Chung
(n = 9)
Nước sinh hoạt
Nước giếng 0 1 (25%) 1 (33,33%) 0 2 (22,22%)
Nước thủy cục 1 (100%) 3 (75%) 2 (66,67%) 1(100%) 7 (77,78%)
Nước uống trực tiếp
Nước đóng bình 1 (100%) 3 (75%) 2 (66,67%) 0 6 (66,67%)
Nước qua hệ thống lọc tại trường 0 1 (25%) 2 (66,67%) 1(100%) 4 (44,44%)
Nước học sinh tự mang đi 0 0 1 (33,33%) 0 1 (11,11%)
Hình 2: Lượng nước tiêu thụ trong 1 tháng tại các trường
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại các
trường học khu vực phía Nam
Thực hiện lấy 11 mẫu nước ăn uống, sinh
hoạt tại các trường học phân tích, đánh giá theo
QCVN 01: 2009/BYT (10 mẫu phân tích 15 chỉ
tiêu và 1 mẫu phân tích 2 chỉ tiêu), kết quả kiểm
nghiệm như Hình 3.
Nhìn chung, tỉ lệ mẫu nước có tất cả các chỉ
tiêu đều đạt theo QCVN 01:2009/BYT tương đối
cao, đạt 81,8%; 10% mẫu không đạt 2 chỉ tiêu độ
cứng và Sắt tổng số (nguồn nước giếng), 20%
mẫu không đạt chỉ tiêu độ cứng (đều là nguồn
nước máy).
Đánh giá chất lượng nước uống trực tiếp tại các
trường học khu vực phía Nam
Thực hiện lấy 8 mẫu nước uống trực tiếp tại
các trường (bao gồm nước qua máy lọc RO và
nước uống đóng bình) phân tích 5 chỉ tiêu vi
sinh theo QCVN 6-1: 2010/BYT, kết quả kiểm
nghiệm như Hình 4.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 514
Hình 3: Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt
5
8 8
3
8
3
5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Coliforms tổng số Escherichia coli Streptococci
feacal
Pseudomonas
aeruginosa
Bào tử vi khuẩn
kị khí khử sulfit
S
ố
m
ẫu
Chỉ tiêu theo QCVN 6-1:2010/BYT
Mẫu đạt theo QCVN 6-1:2010/BYT
Mẫu không đạt theo QCVN 6-1:2010/BYT
Hình 4: Kết quả phân tích mẫu nước uống trực tiếp
Bảng 4: Chi tiết mẫu vượt QCVN 6-1:2010/BYT
Chỉ tiêu
Số mẫu vượt
tiêu chuẩn
Kết quả vượt cao nhất
Giới hạn theo QCVN 6-
1:2010/BYT
Nguồn nước
Coliforms tổng số 3 35 CFU/250mL 0 CFU/250mL Nước đóng bình
Pseudomonas aeruginosa 5 4,8 x 10
2
CFU/250mL 0 CFU/250mL Nước đóng bình
BÀN LUẬN
Công tác đảm bảo vệ sinh trường học
Vệ sinh tại phòng học, hành lang và khuôn
viên nhà trường: 77,78% do học sinh thực hiện
qua việc phân công trực nhật, riêng với khối
mầm non được thực hiện bởi nhân viên vệ sinh
và giáo viên 2 lần/ngày.
Nhìn chung, 33,33% cơ sở có môi trường
sạch sẽ, thân thiện, có nhiều cây xanh; 66,67% cơ
sở chưa đảm bảo vệ sinh môi trường: rác, giấy
vụn phát sinh ở khu vực hành lang sau giờ giải
lao; một số trường có diện tích quá rộng, không
có điều kiện làm vệ sinh nên mọc nhiều cây cỏ,
bụi rậm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 515
Đối với công trình vệ sinh, tỉ lệ công trình
xây dựng đúng quy cách, đủ cho số lượng học
sinh là 88,89%. Tuy nhiên, chỉ có 55,56% cơ sở có
khu vực rửa tay đảm bảo có nước sạch và xà
phòng rửa tay; tất cả các cơ sở đều không có
bảng nội quy vệ sinh.
Chịu trách nhiệm dọn vệ sinh là nhân viên
hợp đồng (chiếm 66,67%) và bảo vệ (chiếm
33,33%) thực hiện với tần suất 1 – 2 lần/ngày với
mức lương từ 1 – 3,5 triệu/tháng. Hiện nay, chỉ
có 77,78% cơ sở có công trình vệ sinh sạch sẽ,
thoáng, không có mùi (trung bình cả nước đạt
67,3%(4)); 11,11% nhà vệ sinh có phát sinh mùi
hôi và 11,11% nhà vệ sinh đã xuống cấp, chờ cải
tạo, đều tập trung ở khối THCS.
Đối với công tác truyền thông giáo dục về
nước sạch và vệ sinh môi trường, ở các địa
phương đều phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường 2018. Tại
nhà trường, khối Mầm non hướng dẫn các bé
rửa tay, sử dụng nước tiết kiệm, không vứt rác
bừa bãi; với các khối từ Tiểu học đến THPT, phát
động các phong trào vẽ tranh bảo vệ môi trường
và tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần, đưa vệ sinh trường lớp vào danh mục
chấm điểm thi đua(3).
Thu gom và xử lý chất thải
Tất cả các trường học đều có hệ thống bể tự
hoại để xử lý nước thải từ khu vệ sinh, sau đó
theo cống thải ra bên ngoài. Có 55,56% trường có
xây dựng hệ thống thu gom nước mưa; 44,44%
cơ sở còn lại chưa có mạng lưới thu gom, nước
mưa chảy tràn trong khu vực trường.
Xử lý rác thải trong nhà trường: hiện nay,
77,78% trường học có hợp đồng thu gom rác với
công ty Môi trường đô thị, rác sau khi được thu
gom tại nhà trường sẽ được công ty thu gom
định kỳ (thu gom hằng ngày hoặc từ 2-3
lần/tuần); 22,22% trường học tự đốt rác trong
khuôn viên nhà trường: 11,11% cơ sở chưa phân
loại một số đồ làm bằng nhựa không được đốt,
11,11% cơ sở có phân loại bán cho cơ sở thu mua
ve chai. Việc đốt rác trong nhà trường và trong
giờ học gây ô nhiễm môi trường, lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của học sinh và giáo viên.
Công tác cấp nước ăn uống và sinh hoạt
Đa số các trường dùng nước thủy cục cho
mục đích sinh hoạt (tỉ lệ 77,78%), sử dụng nước
giếng là 22,22%.
Qua khảo sát, 66,67% trường mua bình nước
20L cho học sinh và giáo viên uống trực tiếp;
44,44% trường sử dụng hệ thống lọc nước uống
trực tiếp, tuy nhiên hệ thống lọc nước RO chưa
được bảo trì, thay thế lõi lọc thường xuyên do
kinh phí còn nhiều hạn chế; 11,11% trường học
sinh phải tự túc nước uống.
Đa số các trường hiện nay chưa tiến hành
kiểm tra chất lượng nguồn nước đang sử dụng
(tỉ lệ 88,89%) và cũng chưa yêu cầu các đơn vị
cấp nước cung cấp kết quả kiểm nghiệm. Chỉ có
11,11% cơ cở kiểm tra chất lượng nước định kỳ 3
tháng/lần theo QCVN 01:2009/BYT, và cũng chỉ
kiểm nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, chưa kiểm
nghiệm các chỉ tiêu vi sinh.
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại các
trường học khu vực phía Nam
Tỉ lệ mẫu nước có tất cả các chỉ tiêu đều đạt
theo QCVN 01:2009/BYT tương đối cao, đạt
81,8%; 10% mẫu không đạt 2 chỉ tiêu độ cứng và
Sắt tổng số (nguồn nước giếng), 20% mẫu không
đạt chỉ tiêu độ cứng (đều là nguồn nước máy).
Đánh giá chất lượng nước uống trực tiếp tại các
trường học khu vực phía Nam
Tỉ lệ mẫu đạt tất cả các chỉ tiêu thấp: 37,5%;
với các mẫu không đạt, chủ yếu là vượt các chỉ
tiêu Coliforms tổng số và Pseudomonas
aeruginosa, đều là mẫu lấy từ bình uống nước
trực tiếp cho học sinh.
KẾT LUẬN
Công tác đảm bảo vệ sinh trường học
Công tác đảm bảo vệ sinh tại trường: hầu hết
các trường đều phân công cho học sinh thực
hiện quét dọn hằng ngày, đảm bảo lớp học sạch
sẽ. Khuôn viên các trường rộng rãi, có nhiều cây
xanh, được vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 516
còn tồn tại một số vấn đề như rác chủ yếu là giấy
phát sinh ở các lớp sau giờ giải lao, một số
trường có diện tích cỏ mọc nhiều.
Nhà vệ sinh trường học: tất cả các trường
đều được xây dựng nhà vệ sinh, có đầy đủ nước
sạch để xối rửa, được vệ sinh định kỳ ngày từ 1
đến 2 lần. Tuy nhiên một số nhà vệ sinh vẫn
phát sinh mùi hôi, còn thiếu labo rửa tay và
dung dịch khử khuẩn, chưa có bảng hướng dẫn.
Đặc biệt, có trường nhà vệ sinh đã xuống cấp và
đang trong thời gian chờ để cải tạo.
Đối với công tác truyền thông giáo dục về
nước sạch và vệ sinh môi trường: ở địa phương
và ở các trường học đều thực hiện tốt công tác
truyền thông qua các cuộc phát động hưởng ứng
Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường, các cuộc thi vẽ tranh, các bài viết về môi
trường, đưa vệ sinh lớp học vào chấm điểm thi
đua hàng tuần.
Công tác thu gom và xử lý chất thải
Các trường hiện nay đều có hệ thống bể tự
hoại để xử lý nước thải từ khu vực nhà vệ sinh.
Tỉ lệ trường không có hệ thống thu gom nước
mưa còn cao, nước mưa chảy tràn trong khu vực
trường gây ngập, đọng nước làm mất vệ sinh
môi trường. Rác thải trong nhà trường chủ yếu
là giấy nháp, giấy bỏ của học sinh, các loại chai
đựng nước bằng nhựa, thủy tinh, các loại bao bì
đựng đồ ăn, đều được thu gom hằng ngày, sau
đó đều được xử lý bằng cách hợp đồng với đơn
vị thu gom hoặc đốt tại trường, không có tình
trạng để rác lâu ngày gây bốc mùi hôi thối. Tuy
nhiên có trường đốt rác ngay trong giờ học sinh
lên lớp và rác chưa được phân loại trước khi đốt.
Công tác cấp nước ăn uống và sinh hoạt
Công tác cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt:
đa số các trường đều sử dụng nước máy để
dùng cho mục đích sinh hoạt, có đủ vòi nước
cho giáo viên và học sinh làm vệ sinh cá nhân
sau thời gian giảng dạy, học tập. Tuy nhiên các
trường đều chưa quan tâm đến chất lượng
nguồn nước đang sử dụng, chưa yêu cầu công ty
cấp nước cung cấp kết quả kiểm nghiệm chất
lượng nước, chưa tiến hành xét nghiệm định kỳ
nguồn nước giếng đang sử dụng.
Công tác cấp nước uống cho học sinh: hầu
hết các trường đều dùng nước đóng bình dung
tích 20L và nước qua hệ thống lọc RO tại trường
để cấp nước uống cho học sinh. Còn tồn tại một
số vấn đề về đảm bảo vệ sinh như: bình nước
chưa để nơi khô ráo, hệ thống lọc nước RO
không được bảo trì và thay thế lõi lọc thường
xuyên do kinh phí còn nhiều hạn chế và phòng
để máy còn chưa đảm bảo vệ sinh, ẩm thấp.
Đồng thời nhà trường chưa yêu cầu cung cấp kết
quả kiểm nghiệm chất lượng nước đối với nước
đóng bình, và chưa định kỳ kiểm tra chất lượng
nước qua máy lọc RO.
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
Mẫu nước sinh hoạt ở các trường đảm bảo
yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT đạt tỉ lệ cao
(81,8%), số ít mẫu không đạt Quy chuẩn, chủ
yếu là chỉ tiêu độ cứng và sắt tổng số.
Đánh giá chất lượng nước uống trực tiếp
Mẫu nước uống trực tiếp không đạt quy
chuẩn chiếm tỉ lệ cao (62,5%), chủ yếu là chỉ tiêu
Pseudomonas aeruginosa và Coliforms, đều là
mẫu nước uống trực tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Nhiệm vụ chủ yếu năm học
2018-2019 của ngành Giáo dục. Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT.
2. Bộ Y tế (2016). Quy định về công tác y tế trường học. Thông
tư 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT.
3. Lao động thủ đô (2018). Nhà vệ sinh ở các trường học: Đến bao
giờ mới sạch 100%? URL:
o-cac-truong-hoc-den-bao-gio-moi-sach-100-82607.html.
4. WHO/UNICEF (2018). Drinking water, sanitation and hygiene
in schools global baseline report 2018. WHO/UNICEF joint
monitoring programme for water supply, sanitation and
hygiene, pp.5-7.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 510_73_2212133.pdf