Tài liệu Hiện trạng tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các bệnh viện khu vực phía Nam năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 524
HIỆN TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC BỆNH VIỆN KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2018
Ngô Khần*, Lê Ngọc Diệp*, Đặng Ngọc Chánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và xử lý chất thải y tế, tuy nhiên thực tế tại
một số đơn vị vẫn còn tồn tại những bất cập do vấn đề khó khăn về kinh phí, thiếu sự quan tâm đúng mức của
lãnh đạo bệnh viện. Nhiều quy định hướng dẫn đã được ban hành, tuy nhiên kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy
công tác quản lý chất thải vẫn còn nhiều tồn tại như tỉ lệ BV có giấy xác nhận hoàn thành bảo vệ công trình môi
trường còn thấp, 1/3 số BV được quan trắc chưa được cấp giấy phép xả nước thải cũng như 66,7% BV có nước
thải chưa đạt quy chuẩn quy định. Do đó, việc đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là
một điều hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bệnh vi...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các bệnh viện khu vực phía Nam năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 524
HIỆN TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC BỆNH VIỆN KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2018
Ngô Khần*, Lê Ngọc Diệp*, Đặng Ngọc Chánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và xử lý chất thải y tế, tuy nhiên thực tế tại
một số đơn vị vẫn còn tồn tại những bất cập do vấn đề khó khăn về kinh phí, thiếu sự quan tâm đúng mức của
lãnh đạo bệnh viện. Nhiều quy định hướng dẫn đã được ban hành, tuy nhiên kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy
công tác quản lý chất thải vẫn còn nhiều tồn tại như tỉ lệ BV có giấy xác nhận hoàn thành bảo vệ công trình môi
trường còn thấp, 1/3 số BV được quan trắc chưa được cấp giấy phép xả nước thải cũng như 66,7% BV có nước
thải chưa đạt quy chuẩn quy định. Do đó, việc đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là
một điều hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bệnh viện đảm bảo việc tuân thủ quy định thủ tục pháp lý trong bảo vệ
môi trường.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 13 bệnh viện khu vực
phía Nam.
Kết quả nghiên cứu: 92,3% BV phân công bằng văn bản khoa/phòng chịu trách nhiệm chính về công tác
quản lý chất thải y tế; 23,1% số BV có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy xác
nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, 30,8% BV chưa có giấy phép xả nước thải và 69,2% BV
có chất lượng nước thải không đạt quy định. Có 1/3 BV (chiếm 33,3%) thực hiện xử lý chất thải theo mô hình
cụm cơ sở y tế chưa có công văn chấp thuận của cơ quan quản lý và 33,3% BV chưa quản lý tro xỉ như chất thải
nguy hại. Tỉ lệ BV quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ
chưa cao (38,5%) và 38,5% BV chưa triển khai tập huấn về quản lý chất thải y tế cho nhân viên.
Kết luận: 100% BV khảo sát chưa tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Phần lớn
BV chưa có giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, chưa lập báo cáo xả thải cũng như chưa có
giấy phép xả nước thải và chất lượng nước thải không đạt quy định. Đồng thời còn tồn tại tình trạng BV xử lý
theo mô hình cụm cơ sở y tế nhưng chưa có công văn chấp thuận của cơ quan quản lý, việc quan trắc môi trường
lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và hoạt động triển khai tập huấn về quản lý chất thải y tế
cho nhân viên chưa được các BV chú trọng.
Từ khóa: chất thải y tế, quy định bảo vệ môi trường, bệnh viện
ABSTRACT
THE COMPLIANCE WITH ENVIRONMENTAL PROTECTION REGULATIONS AT HOSPITALS IN
SOUTHERN VIETNAM IN 2018
Ngo Khan, Le Ngoc Diep, Dang Ngoc Chanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 524 – 532
Background: Although there have been many efforts in the management and treatment of medical waste,
there are still some shortcomings due to funding problems and insufficient support from hospital leaders. Many
guiding regulations have been issued. However, accroding to the results of monitoring program in 2017, medical
waste management in hospitals still had many problems, such as low percentage of hospital having a certificate of
*Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Khần ĐT: 0949047661 Email: ngokhan@ihp.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 525
completion of environmental protection works, 1/3 of hospitals have not been granted waste water discharge
licences as well as 66.7% of hospitals with wastewater have not comply regulation. Therefore, assessment of the
compliance with environmental protection regulations is essential.
Objectives: To determine the percentage of hospitals that comply with the medical waste management
regulations.
Methods: A cross-sectional study was carried out on 13 hospitals in the Southern area.
Results: 92.3% of hospitals officially assigned a specific department the responsibility of hospital waste
management; 23.1% of hospitals had a certificate of completion of environmental protection works or
environmental standard compliance certificates. Besides, 30.8% of hospitals did not have waste water discharge
licences and 69.2% of hospitals with wastewater quality did not meet the standard. There was 1/3 of hospitals
(33.3%) applied cluster model of hazardous healthcare solid waste treatment did not have official approval of
management authorities and 33.3% of hospitals did not treated ash as hazardous waste. The percentage of
hospitals monitoring the working environment as stipulated in Decree 44/2016/ND-CP of the Government was
not high (38.5%) and 38.5% of hospitals did not implement training on medical waste management for health
care staff.
Conclusions: Hospitals need to review and complete all legal procedures, maintain the environmental
assessment in accordance with the content and frequency specified. Every year, hospitals need to organize medical
waste management training for all health care staff, strictly monitor the amount of waste generated to ensure the
compliance with environmental protection regulations in the health sector.
Keywords: medical waste, environmental protection regulations, hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải phát sinh từ cơ sở y tế mang nhiều
mối nguy cơ tiềm ẩn, nếu không được phân loại
và xử lý an toàn sẽ gây ô nhiễm môi trường cũng
như nguy hại cho sức khỏe của người tiếp xúc.
Do vậy đặt ra yêu cầu cấp bách phải thực hiện
quản lý và xử lý chất thải y tế đúng theo quy
định. Tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg về việc
phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai
đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
đặt ra mục tiêu đến năm 2020 tất cả các bệnh
viện (BV) phải có hệ thống xử lý chất thải theo
quy định của Bộ Y tế(7). Báo cáo kết quả thực hiện
Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020 cho thấy
đến nay các tuyến huyện và xã cơ bản đã đạt
được mục tiêu đề án. Tuy nhiên, một số đơn vị
vẫn tồn tại những bất cập do khó khăn về kinh
phí, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và
giám sát chưa được thực hiện thường xuyên
cũng như thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh
đạo(5). Nhiều văn bản, quy định hướng dẫn được
ban hành khá lâu nhưng thực tế cho thấy các báo
cáo hiện trạng phần lớn chú trọng đến khối
lượng chất thải phát sinh, công tác phân loại, thu
gom và xử lý chất thải, chưa đề cập nhiều đến số
liệu đối với các thủ tục pháp lý mà cơ sở y tế đã
đạt được(2,3,4,5). Song song đó, các báo cáo hiện
trạng đánh giá hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật vẫn còn còn một số bất cập, chồng
chéo không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và hệ
thống(2,4). Chương trình quan trắc của Viện Y tế
công cộng TP. Hồ Chí Minh được triển khai định
kỳ, qua các năm BV đã từng bước cải thiện hoạt
động quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, trong
năm 2017 công tác quản lý chất thải vẫn còn
nhiều tồn tại như tỉ lệ theo dõi khối lượng chất
thải còn thấp (chiếm 62,5%), tỉ lệ BV có giấy xác
nhận hoàn thành bảo vệ công trình môi trường
cũng như báo cáo/đề án xả nước thải vẫn còn
thấp (chiếm 25,0% và 45,8%). Ngoài ra, vẫn còn
1/3 BV quan trắc chưa được cấp giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước. Do hạn chế về kinh
phí nên hoạt động xử lý và tiêu hủy chất thải y
tế còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây
dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải đạt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 526
tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường, số BV có
mẫu nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải rất thấp
(chiếm 33,3%)(10). Chính vì vậy, việc đánh giá sự
tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường là một điều hết sức cần thiết, đặc biệt tại
những BV tuyến Trung ương và tuyến tỉnh là
nơi chịu sức tải trong công tác khám chữa bệnh
cũng như có lượng rác phát thải cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ bệnh viện tuân thủ các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan
đến quản lý chất thải y tế trong năm 2018.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát trên 13 bệnh viện công tuyến Trung
ương và tỉnh thuộc khu vực phía Nam gồm 07
BV tuyến Trung ương và 06 BV đa khoa tuyến tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp thực hiện
Thu thập thông tin qua phiếu điều tra soạn
sẵn. Các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường
được đánh giá thông qua xem trực tiếp hồ sơ
và tài liệu đi kèm, đồng thời kết hợp phỏng
vấn cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý chất thải
y tế tại BV. Thực hiện xét nghiệm 01 mẫu nước
thải sau xử lý, kết quả xét nghiệm đánh giá theo
QCVN 28:2010/BTNMT.
KẾT QUẢ
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 13 BV thuộc
9 tỉnh/thành, đặc tính quy mô của các BV thu
được như sau:
Quy mô giường bệnh tại các BV tuyến Trung
ương dao động từ 50-1.930 giường, tương ứng
với tuyến tỉnh là 600-1.627 giường. Nhìn chung
số giường thực kê tại các BV luôn cao hơn so với
giường kế hoạch, đối với hiệu suất sử dụng
giường bệnh tại các BV dao động khá lớn từ
73,2% đến 300% (Bảng 1).
Thực hiện thủ tục pháp lý bảo vệ môi trường
(Hình 1)
Thông thường, hoạt động QLCTYT tại các BV
thực hiện thông qua Ban quản lý chất thải y tế
hoặc Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn. Kết quả
tại Hình 2 cho thấy có 53,8% BV đã thành lập Ban
Quản lý chất thải y tế, trong đó tỉ lệ ở nhóm BV
tuyến tỉnh cao hơn so với nhóm BV tuyến Trung
ương, tương ứng với 66,7% và 42,9%.
Bảng 1: Sự phân bố về quy mô khoa/phòng, quy mô giường bệnh và hiệu suất sử dụng giường bệnh tại 13 BV
Tên BV Số khoa/phòng Số giường kế hoạch Số giường thực kê
Hiệu suất sử dụng giường
bệnh (%)
Tuyến Trung ương
Cao nhất
66
(BV Chợ Rẫy)
1.930
(BV Chợ Rẫy)
2.727
(BV Chợ Rẫy)
300
(BV ĐHYD Cần Thơ)
Thấp nhất
24
(BV ĐHYD Cần Thơ)
50
(BV ĐHYD Cần Thơ)
150
(BV ĐHYD Cần Thơ)
73,2
(BV RHM TW TP.HCM)
Trung vị
45
(BVĐK TW Cần Thơ)
900
(BV ĐHYD TP.HCM)
1.126
(BV Thống Nhất)
112,6
(BV Thống Nhất)
Tuyến tỉnh
Cao nhất
86
(BVĐK Đồng Nai)
1.627
(BVĐK Đồng Nai)
2.063
(BVĐK Đồng Nai)
163,6
(BVĐK TT Tiền Giang)
Thấp nhất
34
(BVĐK Hậu Giang)
600
(BVĐK Hậu Giang)
720
(BVĐK Hậu Giang)
120,0
(BVĐK Hậu Giang)
Trung vị
36
(BVĐK TT An Giang)
900
(BVĐK Sóc Trăng)
1.276
(BVĐK TT Tiền Giang)
125,1
(BVĐK Đồng Nai)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 527
Hình 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý chất thải y tế tại các BV
Hình 2: Phân bố tỉ lệ BV thành lập Ban quản lý chất
thải y tế và phân công khoa phòng chịu trách nhiệm
Kết quả Bảng 2 cho thấy 92,3% BV đã được
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy
định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP và Thông tư
26/2015/TT-BTNMT. Tuy nhiên ở các quy định
còn lại tỉ lệ BV tuân thủ chiếm khá thấp, chiếm
từ 7,7% đến 23,1%. Đối với biên bản thanh kiểm
tra được các đơn vị lưu giữ khá đầy đủ.
Trên 90% BV có sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại và tỉ lệ BV có giấy phép xả
thải chiếm 69,2%. Đáng chú ý, chỉ gần 1/3 số BV
khảo sát có chất lượng nước thải đạt quy chuẩn
QCVN 28:2010/BTNMT. Bên cạnh đó, 1/3 BV
thực hiện xử lý chất thải theo mô hình cụm có
công văn phê duyệt của Ủy ban tỉnh, tất cả BV
đã thực hiện xét nghiệm khí thải lò và 66,7% xử
lý tro xỉ đáp ứng theo quy định (Bảng 3).
Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ và tập
huấn về QLCTYT
Đánh giá công tác quan trắc môi trường tại
BV, nhìn chung các BV đã thực hiện tốt việc
quan trắc theo báo cáo đánh giá tác động môi
trường (chiếm 92,3%), tỉ lệ quan trắc môi trường
BV theo Thông tư 31/2013/TT-BYT của Bộ Y tế
thấp hơn (chiếm 76,9%). Tất cả BV đã hợp đồng
với đơn vị đáp ứng năng lực quan trắc. Đặc biệt
đối với việc quan trắc môi trường lao động theo
Nghị định 44/2016/NĐ-CP còn hơn một nửa số
BV chưa thực hiện tại thời điểm quan trắc
(chiếm 61,5%). Nguyên nhân là do tính ràng
buộc về mặt xử phạt hành chính của các quy
định giảm dần cũng như một số BV chưa được
cập nhật đối với quy định quan trắc môi trường
lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Bên
cạnh đó, chỉ khoảng trên 60% BV tiến hành tập
huấn định kỳ về công tác QLCTYT cho nhân
viên (Bảng 4).
Ban Giám đốc BV
Ban Quản lý CTYT/Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn
Phòng Hành chính
Quản trị
Phòng
Điều dưỡng
Các khoa phòng chuyên
môn
Lập kế hoạch, giám sát,
báo cáo
Mua sắm trang thiết bị,
dụng cụ, hóa chất
Kiểm tra, giám sát tại khoa
phòng
Thực hiện
quy chế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 528
Bảng 2: Sự phân bố tỉ lệ BV thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường (n=13)
Stt Nội dung
Số BV thực hiện [n (%)]
Chung
(n = 13)
Tuyến Trung
ương (n = 07)
Tuyến tỉnh
(n = 06)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết 12 (92,3) 07 (100) 05 (83,3)
Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường 03 (23,1) 01 (14,3) 02 (33,3)
Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường 01 (7,7) 01 (14,3) 0 (0)
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước hoặc Đề án xả nước thải vào nguồn nước 01 (7,7) 01 (14,3) 0 (0)
Biên bản thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả QLCTYT định kỳ, đột xuất 13 (100) 07 (100) 06 (100)
Bảng 3: Sự phân bố tỉ lệ BV thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động quản lý và xử lý CTYT (n=13)
STT Nội dung
Số BV thực hiện [n (%)]
Chung
(n = 13)
Tuyến Trung
ương (n = 07)
Tuyến tỉnh
(n = 06)
Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH 12 (92,3) 07 (100) 05 (83,3)
Giấy phép xả thải 09 (69,2) 04 (57,1) 05 (83,3)
Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT 04 (30,8) 03 (42,9) 01 (16,7)
Sổ/chứng từ giao nhận chất thải y tế nguy hại 12 (92,3) 06 (85,7) 06 (100)
Thực hiện xử lý chất thải theo mô hình cụm cơ sở y tế 03 (23,1) 0 (0) 03 (50)
Phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh/nằm trong kế hoạch thu gom,
vận chuyển xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh (n=3)
01 (33,3) - 01 (33,3)
Xét nghiệm khí thải lò đốt định kỳ (n=3) 03 (100) - 03 (100)
Xử lý tro xỉ đúng quy định (n=3) 02 (66,7) - 02 (66,7)
Bảng 4: Sự phân bố tỉ lệ BV có thực hiện quan trắc môi trường định kỳ và tập huấn về QLCTYT (n=13)
Stt Nội dung
Số BV thực hiện [n (%)]
Chung
(n = 13)
Tuyến Trung
ương (n = 07)
Tuyến tỉnh
(n = 06)
1
Quan trắc theo báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi
trường chi tiết
12 (92,3) 07 (100) 05 (83,3)
Thuê đơn vị có giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc (n=12) 12 (100) 07 (100) 05 (100)
2
Quan trắc môi trường BV theo Thông tư 31/2013/TT-BYT của Bộ Y tế 10 (76,9) 06 (85,7) 04 (66,7)
Thuê đơn vị có giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc (n=10) 10 (100) 06 (100) 04 (100)
3 Quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ 05 (38,5) 03 (42,9) 02 (33,3)
4 Tập huấn về công tác QLCTYT năm 2018 08 (61,5) 03 (42,9) 05 (83,3)
Bảng 5: Sự phân bố tỉ lệ BV có thực hiện công tác theo dõi về QLCTYT (n=13)
Stt Nội dung
Số BV thực hiện [n (%)]
Chung
(n = 13)
Tuyến Trung
ương (n = 07)
Tuyến tỉnh
(n = 06)
1
Sổ ghi chép khối lượng chất thải lây nhiễm 12 (92,3) 06 (85,7) 06 (100)
Sổ được ghi chép thường xuyên, đầy đủ (n = 12) 12 (100) 06 (100) 06 (100)
2
Sổ ghi chép khối lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm 11 (84,6) 06 (85,7) 05 (83,3)
Sổ được ghi chép thường xuyên, đầy đủ (n = 11) 11 (100) 06 (100) 05 (100)
3
Sổ ghi chép khối lượng chất thải rắn y tế thông thường không phục vụ
mục đích tái chế
09 (69,2) 04 (57,1) 05 (83,3)
Sổ được ghi chép thường xuyên, đầy đủ (n = 09) 09 (100) 04 (100) 05 (100)
4
Sổ ghi chép khối lượng chất thải rắn y tế thông thường phục vụ mục đích
tái chế
12 (92,3) 06 (85,7) 06 (100)
Sổ được ghi chép thường xuyên, đầy đủ (n = 12) 12 (100) 06 (100) 06 (100)
5 Sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải 12 (92,3) 06 (85,7) 06 (100)
6 Sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại (n = 04) 04 (100) - 04 (100)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 529
Công tác ghi chép, theo dõi khối lượng và vận
hành hệ thống xử lý chất thải
Việc lập sổ theo dõi khối lượng chất thải lây
nhiễm và chất thải y tế thông thường phục vụ
mục đích tái chế chiếm tỉ lệ cao nhất (92,3%), tiếp
đến là nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm
(chiếm 84,6%) và thấp nhất ở nhóm chất thải y tế
thông thường không phục vụ mục đích tái chế
(chiếm 69,2%). Về sổ theo dõi nhật ký vận hành
của hệ thống xử lý nước thải y tế, 92,3% BV đã
tiến hành lập và ghi ghép hàng ngày (Bảng 5).
Đánh giá chung hiện trạng các BV thực hiện các
quy định về bảo vệ môi trường, kết quả thu
được như sau:
Hình 3: Sự phân bố tỉ lệ tiêu chí BV đạt được trong
việc thực hiện liên quan đến quản lý chất thải y tế
Bảng 6: Đánh giá chung tỉ lệ BV thực hiện quy định
pháp luật theo khung đánh giá
STT Mức đánh giá
Số BV thực hiện [n (%)]
Chung
(n = 13)
Tuyến
Trung
ương
(n = 07)
Tuyến
tỉnh
(n = 06)
1 > 90% 0 (0) 0 (0) 0 (0)
2 >70% đến ≤ 90% 05 (38,5) 03 (42,9) 02 (33,3)
3 >50% đến ≤70% 07 (53,8) 03 (42,9) 04 (66,7)
4 ≤ 50% 01 (7,7) 01 (14,2) 0 (0)
Đánh giá chung
Đạt
Không đạt
0 (0)
100 (100)
0 (0)
100 (100)
0 (0)
100 (100)
Tỉ lệ BV được đánh giá đạt khi đảm bảo
được 100% các tiêu chí đặt ra, kết quả Bảng 6
cho thấy tất cả các BV đều chưa tuân thủ đầy
đủ các quy định và thủ tục pháp lý liên quan
đến bảo vệ môi trường. Trong đó chỉ 38,5% số
BV thực hiện được trên 70% tiêu chí đề ra và
61,5% BV còn lại đáp ứng khá thấp quy định
(Bảng 6, Hình 3).
BÀN LUẬN
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Sự dao động về quy mô giường bệnh ở các
BV phụ thuộc vào tuyến và chuyên khoa, nhóm
BV tuyến Trung ương thường có số giường lớn
so với tuyến tỉnh, đồng thời BV đa khoa sẽ có số
giường bệnh cao hơn so với BV chuyên khoa
cùng tuyến. Trong tổng số 13 BV được khảo sát,
84,6% BV có lượng giường thực kê cao gấp 1,1
đến 3,0 lần so với số giường theo kế hoạch.
Tương tự với kết quả khảo sát trong 3 năm gần
đây và nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Tiền Giang
trong năm 2014 thì tình trạng quá tải BV vẫn tiếp
diễn(6,8,9,10). Quá tải BV một mặt ảnh hưởng đến
chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh, mặt
khác còn là gánh nặng cho hoạt động quản lý
chất thải y tế, đặc biệt đối với việc quản lý phân
loại, thu gom và xử lý chất thải.
Thực hiện thủ tục pháp lý bảo vệ môi trường
Có khoảng một nửa BV khảo sát đã thành
lập Ban Quản lý chất thải y tế, trong đó tỉ lệ tại
tuyến Trung ương là 42,9% và tuyến tỉnh là 66,7
%. Tất cả BV được đánh giá đều đã phân công
khoa/phòng chịu trách nhiệm chính về công tác
quản lý chất thải y tế của BV, tuy nhiên việc
phân công được thể hiện bằng văn bản cụ thể chỉ
ở 92,3% BV. Ngoài ra, các BV đều đã ban hành
điều lệ hoạt động và trách nhiệm chung của Ban
quản lý chất thải y tế/Hội đồng kiểm soát nhiễm
khuẩn. Tuy nhiên tại đây chưa có sự phân công
cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng
thành viên.
Hầu hết BV (chiếm 92,3%) đã được phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy
định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP và Thông tư
26/2015/TT-BTNMT. Trong đó, tất cả BV tuyến
Trung ương đều đã hoàn thành thủ tục trên,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 530
riêng ở tuyến tỉnh vẫn còn 01 BV chưa được phê
duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại cơ sở
hoạt động mới (cơ sở đi vào hoạt động từ cuối
năm 2016). Đặc biệt, tỉ lệ BV được cấp giấy xác
nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
là rất thấp (03/13 BV), duy nhất 01 BV tuyến
Trung ương có giấy xác nhận bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường. Tương tự đối với báo cáo
xả nước thải vào nguồn nước, kết quả ghi nhận
chỉ có 01 BV tuyến Trung ương thực hiện theo
quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BTNMT của
Bộ Tài nguyên và Môi trường là tất cả cơ sở y tế
có phát sinh nước thải đều phải có giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước, đồng thời lập báo cáo
xả thải vào nguồn nước ít nhất 1 năm/lần(1).
Riêng với biên bản thanh kiểm tra, báo cáo về
quản lý chất thải y tế định kỳ cũng như đột xuất,
tất cả BV đều lưu giữ đầy đủ.
Đánh giá đối với việc đảm bảo các quy định
trong xử lý chất thải cho thấy tất cả BV trực
thuộc tuyến Trung ương đều đã được cấp sổ
đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, riêng
tại tuyến tỉnh chiếm 83,3%. Giấy phép xả nước
thải vào nguồn nước là một trong những thủ tục
pháp lý về bảo vệ môi trường bắt buộc phải thực
hiện ở tất cả cơ sở y tế theo quy định tại Thông
tư 27/2014/TT-BTNMT. Tuy nhiên kết quả quan
trắc qua các năm từ 2016-2018 cho thấy vẫn còn
nhiều BV chưa được cấp giấy phép (tỉ lệ lần lượt
là 59,1%, 66,7% và 69,2%)(9,10). Tại tuyến Trung
ương, 57,1% BV đã có giấy phép xả thải. Tại các
BV tuyến tỉnh, tỉ lệ này là 83,3%. Trong đó, nhóm
BV tuyến Trung ương còn 01 BV hiện đang sử
dụng song song hai hệ thống xử lý nước thải,
bao gồm một hệ thống do Dự án Hỗ trợ xử lý
chất thải BV vay vốn Ngân hàng Thế giới đầu tư
xây dựng (thiết bị mới được đưa vào vận hành).
Kết quả quan trắc từ năm 2011-2017 ghi nhận BV
trên chưa được cấp giấy phép xả nước thải đối
với hệ thống xử lý nước thải cũ, đến năm 2018
BV đã hoàn thành, riêng với thiết bị mới hiện
chưa được cấp phép xả thải. Đồng thời, kết quả
cho thấy chỉ khoảng 30% số BV khảo sát có chất
lượng nước thải sau xử lý đạt theo QCVN
28:2010/BTNMT, trong đó tập trung chủ yếu ở
nhóm BV tuyến Trung ương (chiếm 3/4 BV đạt).
So với kết quả khảo sát của Viện Y tế công cộng
TP. Hồ Chí Minh trong ba năm từ 2015-2017,
chất lượng nước thải của các BV tại thời điểm
khảo sát có phần cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa
cao với tỉ lệ đạt lần lượt là 23,3%, 18,2% và
33,3%(8,9,10).
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, các BV khi
thực hiện bàn giao chất thải nguy hại cho đơn
vị có tư cách pháp nhân xử lý phải sử dụng và
lưu giữ chứng từ vận chuyển chất thải nguy
hại. Kết quả cho thấy 92,3% BV đã làm tốt quy
định trên, ngoại trừ 01 BV tuyến Trung ương
không lưu giữ chứng từ tại thời điểm khảo sát.
Ngoài ra, 50% BV tuyến tỉnh thực hiện xử lý
chất thải lây nhiễm cho các cơ sở y tế lân cận,
tuy nhiên chỉ có 01 BV được sự cho phép của
Uỷ ban nhân dân tỉnh và 01 BV thực hiện xử lý
theo công văn yêu cầu của Sở Y tế tỉnh. Với BV
tuyến tỉnh còn lại, mặc dù đang xử lý chất thải
nguy hại cho một số cơ sở y tế trên địa bàn
nhưng chưa có công văn chấp thuận của bất
kỳ cơ quan quản lý địa phương.
Với công tác kiểm soát tro xỉ và khí thải phát
sinh từ lò đốt, 100% BV hợp đồng với đơn vị có
đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
thực hiện lấy mẫu xét nghiệm khí thải lò đốt
theo QCVN 02:2012/BTNMT. Đồng thời, các BV
(chiếm 66,7%) đã thực hiện quản lý tro xỉ sau đốt
như chất thải nguy hại thông qua việc xét
nghiệm tro xỉ lò đốt và xử lý như chất thải nguy
hại (1 BV) hoặc lưu giữ tro tại BV do lò đang
được vận hành thử nghiệm (1 BV). Riêng tại BV
còn lại vẫn chưa tiến hành xét nghiệm tro xỉ theo
QCVN 07:2009/BTNMT mà giao chất thải cho
công ty công trình đô thị tỉnh xử lý như chất thải
thông thường. Tình trạng trên đã được ghi nhận
từ năm 2016 tuy nhiên đến nay BV vẫn tiếp tục
duy trì và chưa tiến hành khắc phục.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 531
Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ và tập
huấn về QLCTYT
Theo quy định, các BV phải thực hiện quan
trắc môi trường theo đúng nội dung và tần suất
cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường/đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Tất cả
BV tuyến Trung ương đã thực hiện quy định
trên. Trong đó, 1 BV trong cả hai năm 2016 và
2017 ghi nhận chưa thực hiện giám sát môi
trường thì đến năm 2018 đã tiến hành, tuy nhiên
nội dung vẫn chưa đầy đủ theo cam kết. Đối
tuyến tỉnh, còn duy nhất 01 BV chưa tiến hành
quan trắc do chưa được phê duyệt Đề án bảo vệ
môi trường chi tiết.
Bên cạnh việc thực hiện quan trắc môi
trường định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi
tiết, các BV phải thực hiện quan trắc đánh giá tác
động môi trường từ hoạt động khám, chữa bệnh
theo quy định tại Thông tư 31/2013/TT-BYT của
Bộ Y tế. Kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy
76,9% BV đã thực hiện hoạt động này. Trong đó
01 BV tuyến Trung ương và 01 BV tuyến tỉnh là
hai đơn vị không thực hiện hoạt động này trong
nhiều năm qua(8,9,10). Song song đó, 01 BV tuyến
Trung ương có thực hiện quan trắc tuy nhiên
chưa đầy đủ nội dung như theo yêu cầu tại
Thông tư. Tất cả BV có thực hiện quan trắc môi
trường theo báo cáo đánh giá tác động môi
trường/đề án bảo vệ môi trường chi tiết cũng
như theo Thông tư 31/2013/TT-BYT đều hợp
đồng với đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện quan trắc theo quy định tại Nghị định
số 127/2014/NĐ-CP về điều kiện của tổ chức
hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường ban
hành ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ.
Tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, các BV phải thực
hiện quan trắc môi trường lao động với tần suất
ít nhất mỗi năm một lần, đây sẽ là cơ sở để các
đơn vị đưa ra biện pháp giảm thiểu các yếu tố
nguy cơ có hại cũng như căn cứ thực hiện chế độ
bồi dưỡng độc hại cho nhân viên. Tỉ lệ BV đã
thực hiện quan trắc môi trường lao động tính
đến thời điểm khảo sát năm 2018 là 38,5%, kết
quả này tương đương với khảo sát của Viện Y tế
công cộng thực hiện năm 2016 và năm 2017 (lần
lượt là 36,4% và 37,5%)(9,10).
Tập huấn về quản lý chất thải y tế cho
nhân viên là một trong những hoạt động quan
trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý và xử lý chất thải y tế tại các BV,
đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng thực
hành và thay đổi thái độ của nhân viên y tế.
Hoạt động này cần được duy trì thực hiện
hàng năm và triển khai cho toàn bộ nhân viên
trong BV. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn
38,5% BV chưa triển khai tập huấn về quản lý
chất thải y tế cho nhân viên, gồm 4 BV tuyến
Trung ương và 1 BV tuyến tỉnh. Tỉ lệ nhân
viên BV được tham gia tập huấn cao nhất ở
nhóm tuyến tỉnh và tuyến Trung ương lần lượt
là 87,6% và 100%, tương ứng với tỉ lệ thấp nhất
theo từng tuyến là 6,8% và 5,0%. Nội dung tập
huấn về quản lý chất thải y tế thường được
lồng ghép với nội dung kiểm soát nhiễm
khuẩn và do cán bộ BV trực tiếp giảng dạy.
Công tác ghi chép, theo dõi khối lượng và vận
hành hệ thống xử lý chất thải
Bên cạnh việc tuân thủ về các thủ tục giấy
phép, BV phải thực hiện theo dõi thường xuyên,
riêng rẽ khối lượng các nhóm chất thải. Tuy
nhiên thực tế cho thấy việc lập sổ theo dõi khối
lượng chưa đồng bộ giữa các nhóm chất thải.
Nếu như trong năm 2017, nhóm tuyến Trung
ương có 1 BV không có sổ theo dõi riêng cho ba
nhóm chất thải, sổ theo dõi khối lượng chất thải
lây nhiễm chưa đúng mẫu quy định thì trong
năm 2018, BV không có sổ theo dõi riêng cho cả
bốn nhóm chất thải.
Đối với sổ theo dõi vận hành hệ thống xử lý
chất thải, chỉ 3 BV trực thuộc tuyến tỉnh trang bị
lò đốt chất thải rắn y tế. Tất cả các BV này đều đã
ghi chép đầy đủ và thường xuyên hoạt động vận
hành của thiết bị. Tại thời điểm quan trắc năm
2017, có 2 BV tuyến tỉnh gồm lò đốt chất thải rắn
y tế chưa đưa vào vận hành (1 BV) hoặc chưa
thực hiện ghi chép việc vận hành của thiết bị (1
BV) thì đến năm 2018 các BV trên đã làm tốt. Về
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 532
sổ theo dõi nhật ký vận hành của hệ thống xử lý
nước thải y tế, 92,3% BV đã tiến hành lập và ghi
ghép hàng ngày, riêng còn 1 BV tuyến Trung
ương chưa thực hiện.
Đánh giá chung tỉ lệ BV thực hiện quy định
pháp luật
Nhìn chung, tất cả các BV đều chưa tuân
thủ đầy đủ các quy định và thủ tục pháp lý
liên quan đến bảo vệ môi trường. Trong đó chỉ
38,5% số BV thực hiện được trên 70% tiêu chí
đề ra, trong đó nhóm BV tuyến Trung ương
đạt 42,9%, tương ứng với tuyến tỉnh là 33,3%.
Đặc biệt, duy nhất 1 BV tuyến Trung ương đáp
ứng với tỉ lệ rất thấp (26,3%) do khó khăn về
kinh phí và chưa nhận được sự quan tâm đúng
mức của lãnh đạo BV. Các thủ tục pháp lý BV
thường chưa đạt gồm giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước, báo cáo xả nước thải, đồng
thời việc quan trắc môi trường lao động theo
Nghị định 44/2016/NĐ-CP và công tác tập
huấn định kỳ về quản lý chất thải y tế còn
chưa được các BV chú trọng.
KẾT LUẬN
Đánh giá chung đối với việc tuân thủ các thủ
tục pháp lý, 100% BV khảo sát không đạt đầy đủ
tiêu chí đề ra. Các BV đã làm tốt việc điều hành
hoạt động quản lý chất thải y tế thông qua Ban
quản lý chất thải y tế và phần lớn các BV đã
phân công cho khoa/phòng chịu trách nhiệm
chính về công tác quản lý chất thải y tế bằng văn
bản cụ thể.
Đa số các BV chưa làm tốt đối với phần hồ
sơ pháp lý bảo vệ môi trường như chưa có
giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường, chưa lập báo cáo xả thải cũng như
chưa có giấy phép xả nước thải. Đồng thời,
trên 60% BV có chất lượng nước thải không
đạt quy chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT.
Đối với hoạt động xử lý chất thải theo mô hình
cụm cơ sở y tế tồn tại tình trạng BV chưa có
công văn chấp thuận của cơ quan quản lý
(chiếm 33,3%). Đối với công tác kiểm soát tro
xỉ và khí thải phát sinh từ lò đốt, 100% BV đã
tiến hành xét nghiệm khí thải định kỳ và 66,7%
quản lý tro xỉ như chất thải nguy hại.
Hầu hết các BV đều có thực hiện quan trắc
môi trường theo cam kết tại báo cáo đánh giá tác
động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường
chi tiết, riêng tỉ lệ BV quan trắc môi trường lao
động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-
CP còn chưa cao (38,5%).
Công tác triển khai tập huấn về quản lý chất
thải y tế cho nhân viên còn chưa được các BV
chú trọng. Việc lập sổ ghi chép theo dõi vận
hành hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng và thống
kê khối lượng chất thải đã được các BV thực
hiện, tuy nhiên chưa đồng bộ ở tất cả các phân
nhóm chất thải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Quy định việc đăng ký
khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp
lại giấy phép tài nguyên nước. Thông tư 27/2014/TT-BTNMT,
pp.1-2.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo môi trường quốc
gia giai đoạn 2011-2015.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Báo cáo môi trường quốc
gia 2016 - Chuyên đề: Môi trường đô thị. Bộ TNMT, pp.99-101.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Báo cáo môi trường quốc
gia 2017 - Chuyên đề: Quản lý chất thải. Bộ TNMT, pp.52-67,
141-145.
5. Cục Quản lý môi trường y tế (2017). Báo cáo thực trạng công tác
quản lý môi trường y tế và đề xuất các hoạt động trọng tâm
trong thời gian tới. URL:
content/uploads/2017/07/B%C3%A1o-c%C3%A1o-Giao-ban-6-
th%C3%A1ng-t%E1%BA%A1i-H%C3%A0-t%C4%A9nh-
final.pdf (truy cập 20/04/2019).
6. Ngô Khần (2016). Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một
số bệnh viện công thuộc tỉnh Tiền Giang năm 2014. Y học TP. Hồ
Chí Minh, 5(20):497-506.
7. Thủ tướng chính phủ (2011). Tổng thể xử lý chất thải y tế giai
đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định
2038/QĐ-TTg.
8. Viện Y tế công cộng TP. HCM (2015). Báo cáo quan trắc môi
trường y tế khu vực phía Nam năm 2015. Viện Y tế công cộng
TP. HCM, pp.13-14.
9. Viện Y tế công cộng TP. HCM (2016). Báo cáo quan trắc môi
trường y tế khu vực phía Nam năm 2016. Viện Y tế công cộng
TP. HCM, pp.29-35,70.
10. Viện Y tế công cộng TP. HCM (2017). Báo cáo quan trắc môi
trường y tế khu vực phía Nam năm 2017. Viện Y tế công cộng
TP. HCM, pp.31-37, 76.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_tuan_thu_quy_dinh_phap_luat_ve_bao_ve_moi_truong.pdf