Tài liệu Hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An: 35
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ
TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG THU BỒN – HỘI AN
Triệu Trân Huân1
Võ Văn Minh2
Triệu Thy Hòa3
Tóm tắt: Bài báo này tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu
sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao
gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae). Hệ thực vật bậc cao ven bờ
khu vực hạ lưu sông Thu Bồn có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn
khu vực. Có 4 kiểu thảm thực vật chính tại khu vực đó là: Quần hợp Cứt lợn (Ageratum
conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa); Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis); Quần
hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Lau (Saccharum arundinaceum) – Sậy (Phragmites
communis); Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans)
Từ khóa: thực vật bậc cao, phân bố thực vật, quần hợp, hạ lưu sông Thu Bồn
1. Mở đầu
Sông Thu Bồn là sông lớn...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ
TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG THU BỒN – HỘI AN
Triệu Trân Huân1
Võ Văn Minh2
Triệu Thy Hòa3
Tóm tắt: Bài báo này tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu
sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao
gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae). Hệ thực vật bậc cao ven bờ
khu vực hạ lưu sông Thu Bồn có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn
khu vực. Có 4 kiểu thảm thực vật chính tại khu vực đó là: Quần hợp Cứt lợn (Ageratum
conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa); Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis); Quần
hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Lau (Saccharum arundinaceum) – Sậy (Phragmites
communis); Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans)
Từ khóa: thực vật bậc cao, phân bố thực vật, quần hợp, hạ lưu sông Thu Bồn
1. Mở đầu
Sông Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ thống các
nhánh sông chằng chịt ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại, Hội An. Sông có độ dốc lớn,
hằng năm thường xuyên có lũ xuất hiện, gây ngập lụt và sạt lở ở nhiều nơi. Để đối phó với
hiện tượng sạt lở thì hiện nay người ta có xu hướng sử dụng thực vật thích hợp để giữ lại
bờ sông, nó ít tốn kém và cung cấp nhiều lợi ích. Nội dung cơ bản của giải pháp trên là
nghiên cứu lựa chọn những loại thực vật có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều
kiện ngập nước thường xuyên hoặc ở khu vực mái bờ chịu sự dao động của nước để trồng
ở bờ sông nhằm phòng chống sạt lở vùng bờ.
Việc nghiên cứu hệ thực vật ven sông có vai trò quan trọng để có thể đưa ra giải
pháp quản lý, bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ và phòng chống sạt lở. Ở khu vực hạ lưu sông
Thu Bồn – Hội An, các nghiên cứu về hệ thực vật chỉ mới tập trung vào rừng dừa nước
Bảy Mẫu [3], về quần xã cỏ biển [5], chưa có các đề tài nghiên cứu về thảm thực vật ven
sông Thu Bồn.
Bài báo này cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao
ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An, là cơ sở để đưa ra
các giải pháp tối ưu nhằm phòng chống và kiểm soát hiện tượng sạt lở ở khu vực này.
2. Nội dung
2.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
1 ThS, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
2 PGS.TS, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
3 ThS, Khoa Lý-Hóa-Sinh, Trường Đại học Quảng Nam
TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA
36
- Phương pháp lập tuyến điều tra thực vật: Để tiến hành thu thập các số liệu về thành
phần loài của hệ thực vật ven bờ chúng tôi sử dụng phương pháp lập tuyến điều tra 2 bên
bờ sông. Lập 4 tuyến, mỗi tuyến dài 1km được đánh dấu tọa độ bằng máy GPS thuộc 4 địa
điểm: Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Nam, Cẩm Thanh.
- Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa: Sử dụng phương pháp thu mẫu
thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn [8]. Các mẫu thu gồm có bộ phận dinh dưỡng và bộ
phận sinh sản. Mỗi mẫu đều được gắn nhãn (etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy,
các đặc điểm quan trọng như dạng thân; màu sắc lá, hoa, quả; mùi vị đặc trưng (nếu có);
có nhựa mủ hay không; môi trường sống...Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu mẫu,
ép tạm thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm cồn 70%.
- Phương pháp xác định danh tính khoa học: Sử dụng phương pháp so sánh hình
thái kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu như: Thực vật chí
Đông Dương (Flore générale de l'Indo-Chine); Bộ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of
Vietnam); Cây cỏ Việt Nam (3 tập) của Phạm Hoàng Hộ (1999).
- Phương pháp lập bản đồ: Căn cứ vào số liệu về phân bố thực vật trong quá trình
điều tra thực địa (bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo, xây
dựng bản đồ phân bố thực vật.
2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thành phần loài thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn
Thành phần loài sinh vật là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự đa
dạng cũng như khả năng bền vững của hệ sinh thái. Kết quả điều tra theo tuyến nghiên cứu
đã xác định được 46 loài thực vật bậc cao thuộc 43 chi 29 họ thực vật thuộc 2 ngành thực
vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài, ngành Thực vật hạt kín
(Angiospermae) có 45 loài.
Bảng 1. Danh mục thành phần loài TVBC ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn
Loài
Stt Họ
Tên Khoa học Tên VN
Ds
I. NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA)
1 Họ Ráng (Pteridaceae) Acrostichum aureum Ráng đại C
II. NGÀNH THỰC VẬT HẠT KÍN (ANGIOSPERMAE)
2 Họ Rau dền (Amaranthaceae) Amaranthus spinosus Dền gai C
3 Họ Hoa tán (Apiaceae) Centella asiatica Rau má C
4 Họ Ráy (Araceae) Alocasia macrorrhizos Ráy C
5 Họ Cau dừa (Arecaceae) Nypa fruticans Dừa nước B
6 Ageratum conyzoides Cứt lợn C
7 Bidens pilosa Xuyến chi C
8
Họ Cúc Asteraceae)
Eupatorium odoratum Cỏ lào B
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ
37
Loài
Stt Họ
Tên Khoa học Tên VN
Ds
9 Wedelia chinensis Sài đất C
10 Họ Gạo (Bombacaceae) Ceiba pentandra Bông gòn G
11 Họ Vòi voi (Boraginaceae) Heliotropium indicum Vòi voi C
12 Họ Màn màn (Capparaceae) Gynandropsis gynandra Màn màn C
13 Họ Phi lao (Casuarinaceae) Casuarina equisetifolia Phi lao G
14 Họ Bàng (Combretaceae) Terminalia catappa Bàng G
15 Họ Trúc đào (Apocynaceae) Plumeria rubra Hoa sứ G
16 Cyperus malaccensis Cỏ lác C
17
Họ Cói (Cyperaceae)
Cyperus sp. Cỏ năng C
18 Acalypha indica Tai tượng ấn C
19 Euphorbia hirta Cỏ sữa lá lớn C
20 Ricinus communis Thầu dầu B
21
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Sauropus androgynous Rau ngót B
22 Crotalaria mucronata Lục lạc 3 lá B
23 Mimosa pudica Trinh nữ C
24
Họ Đậu
(Fabaceae)
Mimosa pigra Mai dương B
25 Họ Hoa môi (Lamiaceae) Clerodendrum aniculatum
Xích đồng
nam B
26 Sida rhombifolia Ké hoa vàng C
27
Họ Bông (Malvaceae)
Urena lobata Ké hoa đào B
28 Họ Xoan (Meliaceae) Melia azedarach Xoan G
29 Họ Chuối (Musaceae) Musa paradisiaca Chuối nhà C
30 Họ Dâu tằm (Moraceae) Artocarpus heterophyllus Mít G
31 Họ Hương đào (Myrtaceae Psidium guajava Ổi ta G
32 Cynodon dactylon Cỏ gà C
33 Panicum repens Cỏ ống C
34 Phragmites communis Sậy C
35 Spinifex littoreus Cỏ chông C
36
Họ Hòa thảo (Poaceae)
Saccharum
arundinaceum Lau C
TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA
38
Loài
Stt Họ
Tên Khoa học Tên VN
Ds
37 Bambusa aff. funghomii Tre G
38 Họ Đước (Rhizophoraceae) Rhizophora apiculata Đước đôi G
39 Họ Cà phê (Rubiaceae) Morinda citrifolia Nhàu G
40 Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) Scoparia dulcis Cam thảo đất C
41 Họ Bồ hòn (Sapindaceae) Cardiospermum halicacabum
Tam phỏng,
lồng đèn
D
L
42 Họ Đào kim nương (Myrtaceae) Eucalyptus amaldulensis Bạch đàn G
44 Datura metel Cà độc dược B
45
Họ Cà (Solanaceae)
Solanum torvum Cà dại trắng B
46 Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Lantana camara Ngũ sắc B
Chú thích: DS: dạng sống; G: thân gỗ; B: thân bụi; DL: dây leo; C: cây thân thảo.
Phân tích sâu hơn về ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae) cho thấy: lớp hai lá
mầm (Dicotyledonae) chiếm ưu thế với 34 loài (75,56% tổng số loài trong ngành Thực vật
hạt kín), số chi là 33 (76,74% tổng số chi), số họ là 24 (82,76% tổng số họ); lớp một lá
mầm (Monocotyledonae) có tỷ lệ thấp hơn, có số loài là 12 (24,44% tổng số loài), số chi
là 10 (23,26% tổng số chi), số họ là 5 (17,24% tổng số họ).
Ở cấp độ họ, họ có nhiều loài nhất là họ Cỏ (Poaceae) gồm 6 loài (chiếm 13,95%
tổng số loài đã thống kê được ở khu vực). Trong đó: có 2 họ mỗi họ có 4 loài (chiếm
8,89%), đó là: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae). Có 1 họ có 3 loài
(chiếm 6,67%), đó là: Họ Đậu (Fabaceae). Có 3 họ có 2 loài (chiếm 4,44%), đó là: Họ Cà
(Solanaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Cói (Cyperaceae). Còn lại có 22 họ có 1 loài.
Ở cấp độ chi, có các họ có nhiều chi như: Họ Cỏ (Poaceae) có 6 chi (chiếm 13,95%
tổng số chi trong khu vực nghiên cứu); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae)
mỗi họ có 4 chi (chiếm 9,3%). Có 3 họ có 2 chi (chiếm 4,65% ) là họ Đậu (Fabaceae), họ
Cà (Solanaceae), họ Bông (Malvaceae). Còn lại 23 họ có 1 chi.
So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Nga tại sông Nhuệ - Đáy [6], và kết
quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng [7] ta thu được kết quả ở bảng 2.
Bảng 2. So sánh hệ thực vật ven bờ tại các sông trên cả nước
Stt Địa điểm Loài Chi Họ
1 Sông Nhuệ - Đáy – Hà Nam 197 152 70
2 Sông Đại Ninh – Lâm Đồng 98 74 42
3 Sông Thu Bồn – Hội An 46 43 29
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ
39
Qua bảng 2 cho thấy hệ thực vật ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An ít đa dạng so
với các sông trong cả nước. Do khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đi qua thành phố Hội An có
mật độ dân cư tương đối lớn. Các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trên 2 bên bờ của lưu
vực sông như: nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình công
cộng, các khu du lịch và các hoạt động canh tác nông nghiệp. Những hoạt động trên là
nguyên nhân dẫn đến sự kém đa dạng của hệ thực vật và còn ảnh hưởng đến cân bằng hệ
sinh thái vùng bờ.
2.2.2 Sự đa dạng về dạng sống của các loài thực vật bậc cao ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn
Theo kết quả ở bảng 1 (danh mục thành phần loài TVBC) cho thấy, thực vật trong
vùng nghiên cứu có 4 dạng sống chính là thân gỗ, thân bụi, thân thảo và thân leo. Đối với
các loài thân thảo có 23 loài, chiếm 50% nên có số lượng loài lớn nhất và hầu như thường
xuyên xuất hiện tại các địa điểm nghiên cứu. Nhóm này gồm các cây sống ven bãi bồi, ven
bờ sông đất thấp ẩm, hay các vùng đất ngập nước, tập trung chủ yếu vào các họ như họ
Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae),Tiếp đến là thân gỗ với
11 loài (chiếm 23,9%), nhóm này là các cây sống ven bờ sông như họ Phi lao
(Casuarinaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Xoan (Meliaceae) Nhóm cây bụi có 11
loài (chiếm 23,9%), nhóm này gặp nhiều ở ven bờ đất khô hay ẩm tập trung chủ yếu vào
các họ như họ Đậu (Fabaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Cau dừa (Arecaceae) Và cuối
cùng là thân leo với 1 loài (chiếm 2,2%) là loài Lồng đèn (Cardiospermum halicacabum
L.).
Như vậy, nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất (50%) trong số các dạng sống
hiện có ở khu vực nghiên cứu. Chúng không chỉ góp phần làm gia tăng tính đa dạng của
hệ sinh thái thực vật ven sông mà còn đem lại giá trị sử dụng cho người dân địa phương
như sử dụng làm cảnh, làm thuốc, làm thức ăn. Ngoài ra, chúng còn tham gia bảo vệ môi
trường, chống sạt lở và biến đổi khí hậu.
2.2.3. Đặc điểm phân bố thành phần loài thực vật bậc cao ven bờ theo tuyến nghiên cứu
Qua điều tra, khảo sát ở các tuyến nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật bậc cao ven bờ
có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn khu vực. Cấp độ loài: thấp nhất là
20 loài, cao nhất là 27 loài. Cấp độ họ: thấp nhất là 11 họ tại Cẩm Kim và cao nhất là 25
họ tại Cẩm Nam.
Bảng 3. Sự phân bố của thực vật qua các tuyến trong khu vực nghiên cứu
Địa điểm Họ Chi Loài
Cẩm Kim 11 18 20
Thanh Hà 16 18 20
Cẩm Nam 20 25 27
Cẩm Thanh 18 21 22
Kết quả điều tra khảo sát hệ thực vật ven bờ ở các địa điểm: Đ1.Cẩm Kim;
Đ2.Thanh Hà; Đ3.Cẩm Nam; Đ4. Cẩm Thanh (bảng 4).
TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA
40
Bảng 4. Bảng thống kê độ thường gặp các loài thực vật tại các điểm nghiên cứu
Loài Cẩm Kim
Thanh
Hà
Cẩm
Nam
Cẩm
Thanh TC Stt
Tên khoa học Tên thường gọi % % % % %
1 Acrostichum aureum Ráng đại 0,36 0,94 1,3
2 Amaranthus spinosus Dền gai 0,19 0,19
3 Centella asiatica Rau má 0,58 0,63 1,01 0,36 2,58
4 Alocasia macrorrhizos Ráy 0,27 0,22 0,49
5 Nypa fruticans Wurmb. Dừa nước 0,51 3,16 3,67
6 Ageratum conyzoides Cứt lợn 8,27 1,04 1,50 10,81
7 Bidens pilosa Xuyến chi 3,45 1,30 4,75
8 Eupatorium odoratum Cỏ lào 1,13 1,13
9 Wedelia chinensis Sài đất 2,10 11,02 3,23 16,35
10 Ceiba pentandra Bông gòn 0,12 0,12
11 Heliotropium indicum Vòi voi 0,39 0,19 0,58
12 Gynandropsis gynandra Màn màn 0,29 0,29
13 Casuarina equisetifolia Phi lao 0,65 0,65
14 Terminalia catappa Bàng 0,22 0,14 0,36
15 Plumeria rubra Hoa sứ 0,05 0,02 0,07
16 Cyperus malaccensis Cỏ lác 8,37 1,30 5,79 1,52 16,98
17 Cyperus sp. Cỏ năng 1,83 0,77 2,6
18 Acalypha indica Tai tượng ấn 0,10 0,07 0,17
19 Euphorbia hirta Cỏ sữa lá lớn 0,46 0,27 0,73
20 Ricinus communis Thầu dầu 0,17 0,17
21 Sauropus androgynus Rau ngót 0,31 0,31
22 Crotalaria mucronata Lục lạc ba lá 0,12 0,07 0,29 0,48
23 Mimosa pudica Trinh nữ 0,46 0,89 0,22 1,57
24 Mimosa pigra Mai dương 0,65 1,01 0,41 0,51 2,58
25 Clerodendrum paniculatum Xích đồng nam 0,17 0,17
26 Sida rhombifolia Ké hoa vàng 0,58 0,58
27 Urena lobata Ké hoa đào 0,68 0,43 0,75 1,86
28 Melastoma candidum Mua 0,34 0,34
29 Melia azedarach Xoan 0,63 0,39 0,17 1,19
30 Musa paradisiaca Chuối nhà 0,51 0,41 0,92
31 Artocarpus heterophyllus Mít 0,17 0,19 0,36
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ
41
Loài Cẩm Kim
Thanh
Hà
Cẩm
Nam
Cẩm
Thanh TC Stt
Tên khoa học Tên thường gọi % % % % %
32 Psidium guajava Ổi ta 0,46 0,14 0,6
33 Cynodon dactylon Cỏ gà - - - - -
34 Panicum repens Cỏ ống 1,66 0,65 1,11 3,42
35 Phragmites communis Sậy 2,70 0,51 1,62 1,01 5,84
36 Spinifex littoreus Cỏ chông 0,41 0,41
37 Saccharum arundinaceum Lau 6,39 3,09 1,23 10,71
38 Bambusa aff. funghomii Tre 0,88 0,88
39 Rhizophora apiculata Đước đôi 0,17 0,17
40 Morinda citrifolia Nhàu 0,07 0,07
41 Scoparia dulcis Cam thảo đất 0,29 0,41 0,58 1,28
42 Cardiospermum halicacabum Lồng đèn 0,34 0,17 0,51
43 Datura metel Cà độc dược 0,27 0,27
44 Solanum torvum Cà dại hoa trắng 0,22 0,17 0,43 0,82
45 Lantana camara Ngũ sắc 0,46 0,34 0,8
46 Eucalyptus camaldulensis Bạch đàn trắng 0,27 0,27
Qua bảng 4 cho thấy, có 9 loài ưu thế có số cá thể xuất hiện nhiều nhất trong khu
vực nghiên cứu đó là: Dừa nước (Nypa fruticans), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Xuyến
chi (Bidens pilosa), Sài đất (Wedelia chinensis), Cỏ lác (Cyperus malaccensis), Cỏ ống
(Panicum repens), Lau (Saccharum arundinaceum) và Sậy (Phragmites communis).
Hệ thực vật tại Cẩm Kim có 20 loài, 18 chi, 11 họ nên có sự đa dạng thấp nhất trong
4 điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, tại đây có hầu hết các loài ưu thế trong khu vực nghiên cứu
với 8 loài trừ Dừa nước (Nypa fruticans). Trong đó có 3 loài là Cứt lợn (Ageratum
conyzoides), Cỏ lác (Cyperus malaccensis) và Lau (Saccharum arundinaceum) có số
lượng nhiều, chiếm ưu thế với tần xuất bắt gặp tại mọi vị trí. Ở Cẩm Thanh, có tới 9 loài
chỉ xuất hiện tại đây mà chưa tìm thấy sự xuất hiện của chúng tại các điểm nghiên cứu còn
lại như: Cà độc dược (Datura metel), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Xích đồng nam
(Clerodendrum paniculatum), Thầu dầu (Gynandropsis gynandra) Tại đây, loài Dừa
nước (Nypa fruticans) chiếm ưu thế với các dãy dừa nước mọc ven bờ thành các đê tự
nhiên bảo vệ bờ sông chống sạt lở.
2.2.4 Các kiểu thảm thực vật trong vùng nghiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được bản đồ hiện trạng phân bố thực vật
(hình 1).
TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA
42
Hình 1. Bản đồ hiện trạng phân bố hệ thực vật ven bờ sông Thu Bồn – Hội An
Tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua Hội An có 4 kiểu thảm thực vật chính:
- Quần hợp Cứt lợn (Ageratum conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa) (Q1): đây là
quần hợp đặc trưng cho vùng bờ Cẩm Kim (Hội An) với cỏ Cứt lợn (Ageratum
conyzoides) và Xuyến chi (Bidens pilosa) là loài chiếm ưu thế mọc cùng các loài khác như
Rau má (Centella asiatica), Dền gai (Amaranthus spinosus), Vòi voi (Heliotropium
indicum)
- Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis) (Q2): xuất hiện tại khu vực Thanh Hà với
loài ưu thế là Sài đất (Wedelia chinensis). Mọc trên bờ kè ven sông và khoảng đất trống
xen kẽ với các loài Mai dương (Mimosa pigra), Trinh nữ (Mimosa pudica), Ké hoa vàng
(Sida rhombifolia)
- Quần hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Quần hợp Lau (Saccharum
arundinaceum) – Sậy (Phragmites communis) (Q3): kiểu thảm cùng ngập nước và bán
ngập nước đặc trưng của cả khu vực nghiên cứu, nhưng thường gặp nhiều nhất là tại Cẩm
Kim, Cẩm Nam. Với loài ưu thế là Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Quần hợp Lau
(Saccharum arundinaceum) – Sậy (Phragmites communis) xen cùng các loài khác như: Cỏ
năng (Cyperus sp.), Cỏ ống (Panicum repens)
- Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) (Q4): Kiểu thảm đặc trưng của đất
ngập mặn, gặp chủ yếu ở Cẩm Thanh. Với loài ưu thế là Dừa nước (Nypa fruticans
Wurmb.) mọc cùng với Phi lao (Casuarina equisetifolia), Cà độc dược, Ngũ sắc
3. Kết luận
- Hệ thực vật bậc cao ở hạ lưu sông Thu Bồn - Hội An gồm có 46 loài thuộc 43 chi
29 họ thuộc 2 ngành thực vật, đó là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thực vật
hạt kín (Angiospermae).
- Về dạng sống, nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất (50%); tiếp theo là thân gỗ
và thân bụi với 11 loài chiếm 23,9%; 1 loài thân leo chiếm 2,2%.
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ
43
- Hệ thực vật bậc cao ven bờ khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đi qua thành phố Hội An
có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn khu vực. Thấp nhất là 20 loài 18
chi 11 họ tại Cẩm Kim, cao nhất là 27 loài 25 chi 20 họ tại Cẩm Nam.
- Có 4 kiểu thảm thực vật chính tại khu vực: (i) Quần hợp Cứt lợn (Ageratum
conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa), (ii) Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis), (iii)
Quần hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Lau (Saccharum arundinaceum) – Sậy
(Phragmites communis), (iv) Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở
Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[2] Võ Văn Chi, Trần Hợp (2000), Cây cỏ có ích Viêt Nam, tập 1, 2, 3, Nxb Giáo dục Hà Nội.
[3] Nguyễn Hữu Đại (2008), “Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước ở hạ lưu sông Thu
Bồn – Quảng Nam và vấn đề quản lí, bảo vệ, phục hồi”, Tạp chí KH&CN biển 8 (4),
tr. 51-66.
[4] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, NXB Trẻ.
[5] Cao Văn Lương (2010), “Hiện trạng thảm cỏ biển Cửa Đại, Hội An”, Tuyển tập tài
nguyên và môi trường biển, Tập XVI, 2011.
[6] Nguyễn Thị Việt Nga (2012), “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật đất ngập nước của
sông Nhuệ - Đáy (phần chảy qua tỉnh Hà Nam) và khả năng sử dụng chúng để xử lý
ô nhiễm môi trường”, Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học, ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[7] Đặng Văn Sơn (2012), Đa dạng hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Sinh học, 2012, 34(3SE): 51-56.
[8] Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Title: THE DISTRIBUTED STATUS OF THE SYSTEM OF VASCULAR PLANTS
IN THE DOWNSTREAM AREA OF THE THU BON RIVERSIDE HOI AN CITY
TRIEU TRAN HUAN
VO VAN MINH
The University of Da Nang - University of Education
TRIEU THY HOA
Quang Nam University
Abstract: This paper focuses on researching of higher plants in the downstream area
of the Thu Bon Riverside crossing Hoi An City. A research has identified that the higher
plant system includes 46 species belonging to 43 branches, 29 families of two branches of
vascular plants, such as Polypodiophyta and Angiosperm. The distribution of the system
of vascular plants in the downstream area of Thu Bon riverside is relatively uniform at
points across the region. There are 4 main types of vegetation in the area.
Keywords: vascular plants, distribution of plants, the downstream area of Thu Bon
riverside
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4456_8118_2134843.pdf