Tài liệu Hiện trạng mộc bân phật giáo tại chùa bổ đà và chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang - Nguyễn Thị Bích Ngọc: Tạp chí KHLN 4/2015 (4150 - 4157)
©: Viện KHLNVN - VAFS
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn
4150
HIỆN TRẠNG MỘC BÂN PHẬT GIÁO
TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG
Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Hoàng Trung Hiếu2, Lê Ngọc Hoan2
1
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
Từ khóa: Mộc bản, hiện
trạng ngoại quan mộc bản
TÓM TẮT
Mộc bản kinh Phật là những bản khắc gỗ các chữ Hán, chữ Nôm âm bản
nhằm mục đích in ấn, phổ biến các giáo lý nhà Phật phục vụ công tác tôn
giáo. Đây là kho tàng vô giá của dân tộc, ngoài giá trị về Phật giáo, các
kho mộc bản còn phản ánh trình độ khắc điêu luyện, trình độ mỹ thuật,
văn hóa của người Việt xưa. Hiện nay, tại Bắc Giang có 2 kho mộc bản
đang được lưu giữ, bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Tuy
nhiên chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả
lưu giữ mộc bản tại hai chùa. Qua đánh giá, phần lớn mộc bản đều đang
có dấu hiệu xuống cấp do ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng mộc bân phật giáo tại chùa bổ đà và chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang - Nguyễn Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHLN 4/2015 (4150 - 4157)
©: Viện KHLNVN - VAFS
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn
4150
HIỆN TRẠNG MỘC BÂN PHẬT GIÁO
TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG
Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Hoàng Trung Hiếu2, Lê Ngọc Hoan2
1
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
Từ khóa: Mộc bản, hiện
trạng ngoại quan mộc bản
TÓM TẮT
Mộc bản kinh Phật là những bản khắc gỗ các chữ Hán, chữ Nôm âm bản
nhằm mục đích in ấn, phổ biến các giáo lý nhà Phật phục vụ công tác tôn
giáo. Đây là kho tàng vô giá của dân tộc, ngoài giá trị về Phật giáo, các
kho mộc bản còn phản ánh trình độ khắc điêu luyện, trình độ mỹ thuật,
văn hóa của người Việt xưa. Hiện nay, tại Bắc Giang có 2 kho mộc bản
đang được lưu giữ, bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Tuy
nhiên chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả
lưu giữ mộc bản tại hai chùa. Qua đánh giá, phần lớn mộc bản đều đang
có dấu hiệu xuống cấp do bị cong, nứt, nấm mốc và côn trùng xâm hại.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra đánh giá tổng quan về hiện trạng ngoại quan
của mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà làm cơ sở cho các giải
pháp bảo quản mộc bản.
Keywords: Woodblock,
current situation of
woodblocks
Current situation of the buddhistical woodblocks in Bo Da pagoda and
Vinh Nghiem pagoda in Bac Giang province
Buddhistical woodblocks are wooden boards encrypted with Chinese scripts
or Vietnamese scripts modified from Chinese scripts (chữ Nôm) for printing
in order to popularize buddhistical philosophy. Wooden blocks are
invaluable treasures of Vietnam not only in terms of religious importance
but also in the soul and culture reflected in the manuscripts and the artistic
values of the encryption works. In Bac Giang, most important woodblocks
have been preserved in Vinh Nghiem pagoda and Bo Da pagoda, although
there have not been any scientific study on woodblock storages and
preservation. Our study illustrated that most of the woodblocks in the two
storages have been damaged to certain extent, mostly due to disfiguration,
cracking, molding and attacks of insects. This comprehensive evaluation of
the current situation of the two woodblock storages can be used in
designing appropriate preservation method for the treasures in the future.
Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015
4151
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kho tàng di sản tư liệu của Việt Nam,
các mộc bản là những dấu ấn quan trọng
chứng tỏ mức độ phát triển của trình độ điêu
khắc gỗ và nghề in ấn, đồng thời ẩn chứa các
giá trị lịch sử, nghệ thuật, kỹ thuật đáng ghi
nhận. Năm 2009, bộ Mộc bản triều Nguyễn đã
được UNESCO ghi nhận là Di sản ký ức thế
giới (Phạm Đình Nham et al., 2004). Tỉnh Bắc
Giang là một trong những trung tâm của Phật
giáo Kinh Bắc nổi tiếng thời kỳ Đại Việt, đặc
biệt là ở thời đại nhà Trần. Sự tồn tại và phát
triển Phật giáo ở Bắc Giang đã lưu dấu ở địa
bàn này rất nhiều di sản đáng quý, tiêu biểu
nhất là chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện
Yên Dũng) và chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn,
huyện Việt Yên). Đây là hai trung tâm Phật
giáo lớn ở tỉnh Bắc Giang, cũng là hai trong số
những ngôi chùa cổ xưa tồn tại cho đến ngày
nay. Tại hai chùa còn lưu giữ được số lượng
mộc bản kinh phật rất có giá trị về Phật giáo
và về văn hóa thành văn. Kho mộc bản chùa
Vĩnh Nghiêm hiện còn lưu giữ được 3.050 bản
khắc từ thời vua Lê Cảnh Hưng (thế kỷ XVIII)
đến thời vua Thành Thái triều Nguyễn (thế kỷ
XIX) (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2011) và đã
được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế
giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm
2012. Kho mộc bản chùa Bổ Đà hiện còn lưu
giữ được 2.000 bản khắc từ thời vua Lê Cảnh
Hưng (Phạm Thị Huệ et al., 2015).
Do chịu sự tác động của thời gian, môi trường
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và các yếu tố khác
từ hai thế kỷ qua, bộ mộc bản tại chùa Vĩnh
Nghiêm và Bổ Đà đã và đang bị suy giảm về
chất lượng và số lượng. Để góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị của bộ mộc bản quý giá
này, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các
giải pháp kỹ thuật bảo quản phù hợp với hiện
trạng từng bộ mộc bản và điều kiện lưu giữ tại
chùa được đặt ra rất cấp thiết. Bài báo này giới
thiệu kết quả đánh giá hiện trạng ngoại quan
của mộc bản thể hiện bằng các thông số về
kích thước, độ cong, nứt và các dấu hiệu hư
hại do sinh vật làm cơ sở khoa học cho việc đề
xuất các giải pháp kỹ thuật bảo quản mộc bản.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu: 374 mộc bản tại chùa Bổ Đà và
599 mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực trạng lưu trữ
mộc bản: Sử dụng phương pháp khảo sát
thực địa.
- Phương pháp lấy mẫu: Chọn ngẫu nhiên
trên 15% tổng số mộc bản tại mỗi chùa để
kiểm tra.
Hiện trạng ngoại quan của mộc bản được thể
hiện bằng các thông số:
+ Kích thước mộc bản;
+ Các khuyết tật trên mộc bản: Mắt gỗ, nứt,
cong, hư hại do nấm, côn trùng gây ra.
+ Hiện trạng chữ khắc trên mộc bản.
- Phương pháp đo kích thước mộc bản: Sử
dụng thước đo chiều dài, độ chính xác đến 1mm.
- Phương pháp xác định khuyết tật: Theo
TCVN 8932:2013, Gỗ xẻ cây lá rộng - Khuyết
tật - Phương pháp đo.
- Phương pháp xác định hiện trạng chữ
khắc: Đếm số lượng chữ bị mất hoặc chữ bị
mất nét trên bề mặt mộc bản.
III. KẾT QUÂ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng lưu trữ mộc bản tại chùa
Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà
Tại chùa Vĩnh nghiêm: Kho mộc bản gồm 5
gian trong dãy nhà Tả vu. Nhà kho có kết cấu
bằng gỗ lim, có 2 cửa sổ, 2 cửa đi. Các cửa
thường xuyên đóng kín, ánh sáng không trực
tiếp chiếu vào mộc bản. Phía trên gần sát mái
nhà là cửa gió kéo dài suốt dọc nhà kho, cao
0,45m, tạo sự lưu thông không khí trong kho.
Mộc bản được kê xếp trên 8 giá gỗ 3 tầng, cao
2,2m, rộng 1,12m và dài 3,6m. Giá đỡ được kê
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4)
4152
trên trụ đế bằng đá, đường kính đế kê Ø 0,3m,
cao 0,25m, có vành rãnh chứa dầu nhớt để
chống côn trùng như mối, kiến xâm nhập vào
mộc bản. Mỗi tầng lưu giữ 2 lớp mộc bản; ở
mỗi lớp, các tấm mộc bản xếp sát nhau và tựa
vào giá đỡ với góc nghiêng khoảng 80-85o.
Các thông số môi trường trong kho lưu trữ
theo thống kê như sau: nhiệt độ trung bình
năm 19-26oC, độ ẩm trung bình 81%, cường
độ ánh sáng trung bình 18 lux.
Tại chùa Bổ Đà: Kho mộc bản gồm 3 gian
nhà, thuộc dãy nhà ngang 5 gian. Nhà kho có
kết cấu bằng gỗ lim, có 3 cửa đi thường xuyên
đóng kín, trên cánh cửa có ô thoáng. Ngoài
hiên phía trước có 2 tấm che 2 gian bên bằng
gỗ lim, nửa trên tấm che có ô thoáng, tác dụng
che mưa hắt, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu
vào kho mộc bản.
Mộc bản được kê xếp trên 10 giá gỗ 3 tầng,
cao 1,34m, rộng 0,35m và dài 1,8m. Mỗi tầng
lưu giữ một dãy mộc bản, các tấm mộc bản
xếp tựa vào nhau với góc nghiêng khoảng 80-
85
o. Giá gỗ được kê trên 4 viên gạch dày
9cm, tạo cách ly với nền, bảo vệ chân giá
không bị ẩm.
Các thông số môi trường trong kho lưu trữ
theo thống kê như sau: nhiệt độ trung bình
năm 20-27oC, độ ẩm trung bình 84%, cường
độ ánh sáng trung bình 20 lux.
3.2. Hiện trạng ngoại quan của mộc bản
3.2.1. Kết quả khảo sát về kích thước của
mộc bản
Chiều dài mộc bản:
Với các mộc bản được khảo sát, đa số có chiều
dài từ 330mm đến 360mm (729/971mẫu). Các
mộc bản này thuộc về hơn 30 bộ sách khác
nhau. Điều đó cho thấy kích thước về chiều
dài tương đối thống nhất khi sản xuất mộc bản
(hình 1). Tại hình 2 và hình 3 thể hiện phân bố
tần suất mộc bản theo chiều dài ở chùa Bổ Đà
và Vĩnh Nghiêm cho thấy có một số “đỉnh”
phổ biến khác là kích thước 260-270mm (bộ
sách mã hiệu ĐTCQTK, chùa Vĩnh Nghiêm),
kích thước 330-340mm (bộ sách mã hiệu
TPHL, chùa Bổ Đà) và 380-390mm (bộ sách
mã hiệu LNCM, chùa Bổ Đà). Như vậy, một
số bộ sách được chế tác với kích thước khác
nhau, có thể là tùy theo điều kiện vật liệu sẵn
có tại thời điểm chế tác.
Tại chùa Vĩnh Nghiêm, 340/599 mộc bản có
chiều dài trong khoảng từ 340 đến 350mm.
Điều này cho thấy kích thước chung về chiều
dài của mộc bản tại mỗi chùa là khác nhau.
Hình 1. Phân bố tần suất mộc bản theo chiều dài (mm) ở chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm
Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015
4153
Hình 2. Phân bố tần suất mộc bản theo chiều dài (mm) ở chùa Bổ Đà
Hình 3. Phân bố tần suất mộc bản theo chiều dài (mm) ở chùa Vĩnh Nghiêm
Chiều rộng mộc bản
Đại đa số trong các mộc bản được khảo sát
(98,3%) có chiều rộng trong khoảng từ 170mm
đến 240mm, trong đó có tới 562 mộc bản
(58,1%) khoảng từ 220mm đến 230mm; 156
mộc bản từ 180mm đến 200mm và 758 mộc
bản có kích thước từ 210 đến 240mm (hình 4).
Chiều dày mộc bản: 728 mộc bản (ứng với
khoảng 3/4 số mẫu) có chiều dày vào khoảng
từ 18mm đến 24mm, trong đó 481 mộc bản có
chiều dày từ 18mm đến 22mm (hình 4).
Hình 4. Phân bố tần suất mộc bản theo chiều rộng (trái) (mm) và chiều dày (phải) (mm)
tại hai chùa
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4)
4154
3.2.2. Kết quả khảo sát về khuyết tật của mộc bản
Cong lòng máng và cong mặt
Hình 5. Thống kê các mộc bản bị cong lòng máng và cong mặt
Trong số 973 mộc bản được đánh giá, chỉ có
29 mộc bản không bị cong, còn lại 944 mộc
bản bị cong ở các mức độ khác nhau.
Có tới 870 mộc bản bị cong lòng máng và
cong mặt, 20 mộc bản chỉ cong lòng máng, và
54 mộc bản chỉ cong mặt.
Đa số các mộc bản cong lòng máng có độ lệch
ở trong khoảng từ 1mm đến dưới 3mm. Có
127 mộc bản cong lòng máng có độ lệch từ
3mm trở lên, một số mẫu có độ lệch tới 10mm.
Hầu hết mộc bản (810/890) cong mặt có độ
lệch ở trong khoảng dưới 2mm. Có 15 mộc
bản cong với độ lệch từ 3mm trở lên, chỉ số
độ lệch lớn nhất ghi nhận được là 6mm
(hình 5).
Nứt
Bảng 1. Phân loại các dạng nứt và số lượng mộc bản bị nứt phân theo dạng nứt
Loại nứt trên mộc bản Tại chùa Bổ Đà Tại chùa Vĩnh Nghiêm Tổng cộng
Nứt đầu 303 463 766
Nứt mặt 9 56 65
Nứt cạnh 0 22 22
Không bị nứt 66 128 194
Bị ít nhất 1 loại nứt 308 471 779
Trên tổng số 973 mộc bản, có 779 mộc bản bị
ít nhất một loại hư hại do nứt gỗ. Tỷ lệ mộc
bản bị nứt ở chùa Bổ Đà là 82,3%, cao hơn
một chút so với chùa Vĩnh Nghiêm (78,6%).
Phổ biến nhất xảy ra trên các mộc bản là nứt từ
phía đầu mộc bản, dọc theo thớ gỗ (766/973
mộc bản ở cả hai chùa).
Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015
4155
Bảng 2. Phân bố tần suất của vết nứt trên các mộc bản
Số vết nứt Tại chùa Bổ Đà Tại chùa Vĩnh Nghiêm Tổng cộng
0 71 136 207
Từ 1 đến 2 143 242 385
Từ 3 đến 4 108 127 235
Từ 5 đến 6 34 59 93
Từ 7 đến 8 9 25 34
Hơn 8 9 10 19
Trên các mộc bản bị nứt đầu, phần lớn chỉ bị
từ 1 đến 4 vết nứt. Trong tổng số 766 mộc bản
bị nứt đầu, có tới 385 mẫu bị từ 1 đến 2 vết nứt
và 235 mộc bản bị từ 3 đến 4 vết nứt. Đáng
chú ý, có tới 19 mẫu bị hơn 8 vết nứt, trong đó
một nửa (9 mộc bản) là ở chùa Bổ Đà. Đo
chiều dài vết nứt tại đầu mộc bản cho thấy đại
đa số (97%) các vết nứt có kích thước dài từ
5mm đến dưới 30mm, trong đó đến 46,6% số
vết nứt được thống kê có chiều dài từ 10mm
đến dưới 20mm. Đo chiều sâu các vết nứt ở
đầu mộc bản cho thấy các vết nứt có chiều sâu
chủ yếu từ 10mm đến dưới 100mm.
3.2.3. Kết quả khảo sát về mức độ xâm hại
mộc bản của sinh vật
Nguyên nhân do nấm mốc
Trong tổng số 973 mộc bản được đánh giá, chỉ
có 80 mộc bản (8,2%) là hoàn toàn không phát
hiện thấy nấm mốc trên bề mặt, phần còn lại ít
nhất có một mặt bị nấm mốc, trong đó 716
mộc bản (73,6%) thấy nấm mốc ở cả hai mặt.
Đáng chú ý, gần như tất cả các mẫu của chùa
Bổ Đà đều phát hiện thấy nấm mốc.
Tỷ lệ diện tích bị nấm mốc của các mộc bản
tương đối khác nhau. Nếu như tại chùa Vĩnh
Nghiêm, 637/937 bề mặt mộc bản bị nấm mốc
với diện tích dưới 30% thì tại chùa Bổ Đà, có
hơn 1/3 số mộc bản bị nấm mốc với diện tích
từ 50% trở lên. Tỷ lệ bề mặt bị nấm mốc hơn
90% ở chùa Bổ Đà cũng cao hơn hẳn so với
chùa Vĩnh Nghiêm (6,4% so với 1,5%). Mộc
bản bị mốc là do điều kiện môi trường lưu trữ
chưa đảm bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho
nấm mốc phát triển.
Nguyên nhân do mối, mọt
Bảng 3. Số mộc bản bị mối mọt gây hại tại 2 chùa
Đặc điểm Tại chùa Bổ Đà Tại chùa Vĩnh Nghiêm Tổng cộng
Số tấm có dấu hiệu bị mối gây hại 38 3 41
Số tấm có dấu hiệu bị mọt gây hại 4 2 6
Số lượng mộc bản bị mối mọt gây hại là rất ít.
Đặc biệt ở chùa Bổ Đà cho thấy số tấm bị mối
gây hại nhiều gấp hơn 12 lần so với chùa Vĩnh
Nghiêm. Điều này cho thấy tại chùa Bổ Đà có
sự hoạt động mạnh của đối tượng gây hại này.
3.2.4. Kết quả khảo sát về hiện tượng mất
nét, mất chữ của mộc bản
Kết quả khảo sát cho thấy các chữ khắc trên
mộc bản cũng đang có dấu hiệu bị hư hại. Hư
hại chủ yếu là: mất nét chữ, hoặc mất cả chữ.
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4)
4156
Bảng 4. Thống kê số mộc bản bị hư hại phần chữ khắc theo nguyên nhân
Địa điểm Nguyên nhân do va chạm Nguyên nhân do nứt Nguyên nhân khác Cộng
Tại chùa Vĩnh Nghiêm 281 55 0 315
Tại chùa Bổ Đà 153 6 11 164
Tổng cộng 434 61 11 479
Có 479 trên tổng số 973 (49,2%) mộc bản bị
mất chữ hoặc mất nét chữ khắc ở mức độ có
thể ảnh hưởng đến độ chính xác của việc in ấn.
Trong số các nguyên nhân gây ra hư hại chữ
khắc, phổ biến nhất là do tác động cơ học xảy
ra khi có sự va chạm trực tiếp lên bề mặt mộc
bản trong quá trình sử dụng và lưu trữ. Nứt vỡ
tự nhiên chỉ gây ra hư hại trên 61 bề mặt mộc
bản, trong khi các nguyên nhân khác (mối hại,
vón mực, vết đục do sửa chữa chữ) chỉ gây ra
mất chữ hoặc mất nét chữ trên 11 bề mặt.
Trong 434 bề mặt mộc bản bị mất chữ hoặc mất
nét chữ do nguyên nhân cơ học, số lượng chữ bị
hư hại trên mỗi bề mặt là không nhiều, trong đó
có tới 220 bề mặt (50,7) chỉ bị hư hại 1 chữ, 94
bề mặt hư hại 2 chữ. Số bề mặt hư hại từ 5 chữ
trở lên chỉ chiếm 9,9%. Ngược lại, nếu mộc bản
hư hại chữ do nguyên nhân nứt vỡ, số chữ bị
mất hoặc mất nét chữ trên bề mặt có thể từ 1
đến 4 chữ, cá biệt có 3 mộc bản bị hư hại tới
15-16 chữ (hình 6).
Hình 6. Số lượng chữ bị mất hoặc bị mất nét chữ trên mỗi bề mặt mộc bản
IV. KẾT LUẬN
Mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà
được tạo ra phần lớn có chiều dài từ 330mm
đến 360mm, chiều rộng từ 170mm đến
210mm, chiều dày từ 18mm đến 24mm. Tuy
nhiên, kích thước phổ biến của các mộc bản ở
chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm là không
giống nhau. Còn có một số bộ kinh sách cá
biệt được chế tác với thông số kích thước khác
hẳn với kích thước phổ biến.
Trong số 973 mộc bản được đánh giá, chỉ có
29 mộc bản (3%) giữ được trạng thái phẳng,
còn lại 944 mộc bản bị cong lòng máng, cong
mặt, hoặc cong theo cả hai dạng ở các mức độ
khác nhau; Có tới 779 mẫu (80,1%) bị khuyết
tật do nứt; Có 479 mộc bản (49,2%) bị mất
chữ hoặc hư hại phần chữ khắc ở mức độ có
thể ảnh hưởng đến độ chính xác của việc in ấn
bằng mộc bản.
Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015
4157
Chỉ có 80 mộc bản (8,2%) là hoàn toàn không
phát hiện thấy nấm mốc trên bề mặt, phần còn
lại ít nhất có một mặt bị nấm mốc, trong đó 716
mộc bản (73,6%) phát hiện thấy nấm mốc ở cả
hai mặt. Đáng chú ý, gần như tất cả các mẫu
của chùa Bổ Đà đều phát hiện thấy nấm mốc.
Số lượng mộc bản bị mối mọt gây hại ít, có
41/973 mẫu mộc bản có vết mối, mọt xâm hại.
Để bảo vệ mộc bản trước các nguy cơ gây hại
từ yếu tố môi trường cũng như sự tác động của
con người, cần phải có nghiên cứu kiến trúc nhà
kho và các giải pháp điều tiết ổn định môi
trường phù hợp với chất liệu gỗ làm mộc bản;
thực hiện tốt việc kiểm soát côn trùng gây hại
và các quy định về lưu giữ, sử dụng mộc bản.
TÀI LIỆU THAM KHÂO
1. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2011. Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát
triển Phật giáo Việt Nam. NXB Thông tấn, Hà Nội, 459tr.
2. Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.
3. Nguyễn Thị Hà, 2009. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo quản tài liệu mộc bản. Báo cáo đề tài nghiên cứu
2008-98-01. Cục văn thư lưu trữ Nhà nước, 87tr.
4. Phạm Đình Nham, Nguyễn Xuân Hoài, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Thị Thiêm, 2004. Mộc bản triều Nguyễn - Đề
mục tổng quan. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 774tr.
5. Phạm Thị Huệ, Nguyễn Xuân Hoài, Đỗ Tuấn Khoa, 2015. Mộc bản Chùa Bổ Đà - Đề mục tổng quan. NXB
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 336 tr.
6. TCVN 8932:2013. Gỗ xẻ cây lá rộng - Khuyết tật - Phương pháp đo.
Người thẩm định: TS. Đỗ Văn Bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_4_nam_2015_20_3954_2131797.pdf