Tài liệu Hiện trạng các hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
32
HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Trần Thị Thanh Huế1, Văn Thu Phượng2, Nguyễn Hoàng Tùng1, Huỳnh Thanh Việt1
1Trường Đại học An Giang
2Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 17/10/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
31/05/2018
Ngày chấp nhận đăng:
08/2018
Title:
The Reality of Educational
Management Information
Systems in An Giang Province
Keywords:
Educational Management
Information System (EMIS),
education and training, usage
efficiency, economic
productivity
Từ khóa:
Hệ thống thông tin quản lý
giáo dục, giáo dục và đào tạo,
hiệu quả sử dụng, hiệu suất
kinh tế
ABSTRACT
Educational Management Information System (EMIS) has been applied for
long in the field of education in many countries in the world. EMIS has also
been employed in Vietnam’s educational sector for nearly a decade. Severa...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng các hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
32
HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Trần Thị Thanh Huế1, Văn Thu Phượng2, Nguyễn Hoàng Tùng1, Huỳnh Thanh Việt1
1Trường Đại học An Giang
2Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 17/10/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
31/05/2018
Ngày chấp nhận đăng:
08/2018
Title:
The Reality of Educational
Management Information
Systems in An Giang Province
Keywords:
Educational Management
Information System (EMIS),
education and training, usage
efficiency, economic
productivity
Từ khóa:
Hệ thống thông tin quản lý
giáo dục, giáo dục và đào tạo,
hiệu quả sử dụng, hiệu suất
kinh tế
ABSTRACT
Educational Management Information System (EMIS) has been applied for
long in the field of education in many countries in the world. EMIS has also
been employed in Vietnam’s educational sector for nearly a decade. Several
Vietnamese information technology and communication (ITC) corporations
have applied various management systems into Vietnam’s education and
training sector. In this paper, we reported findings from a study on the
practice of educational information management and current information
management systems in An Giang province. The results indicated that the
usage efficiency and economic productivity of such systems were not high.
Based on the results, we provide recommendations for the effectiveness of
using EMIS for An Giang education sector and suggest areas for future
studies.
TÓM TẮT
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) được đưa vào sử dụng ở nhiều
quốc gia trên thế giới khá lâu và EMIS cũng được đưa vào sử dụng trong
ngành Giáo dục Việt Nam gần một thập kỷ qua. Gần đây, nhiều tập đoàn
công nghệ thông tin Việt Nam đã đưa vào sử dụng khá nhiều chương trình
quản lý hệ thống thông tin cho ngành Giáo dục của nhiều tỉnh thành trên cả
nước. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát thông tin về việc quản
lý các mảng thông tin giáo dục và hiện trạng các hệ thống thông tin quản lý
của ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát cho thấy,
hiệu quả sử dụng và hiệu suất kinh kế của các hệ thống thông tin quản lý
chưa cao. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra các kiến nghị để góp phần
cải thiện hiệu suất sử dụng EMIS cho ngành Giáo dục tỉnh An Giang và đồng
thời đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
1. GIỚI THIỆU
Giáo dục (GD) là một yếu tố quan trọng cho sự
tăng trưởng và phát triển của quốc gia. Phát
triển GD góp phần rất lớn vào sự tiến bộ của xã
hội. Tuy nhiên, làm thế nào để tối đa hóa việc
học của học sinh trong các hệ thống GD với
nguồn lực hạn chế vẫn là một trong những
thách thức lớn nhất về GD. Điều này đòi hỏi sự
giám sát và đánh giá thường xuyên hệ thống
học tập trong GD bằng cách thu thập và kiểm
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
33
tra dữ liệu và thông tin được sử dụng trong quá
trình ra quyết định GD (UNESCO, 2003).
Việc ra quyết định dựa trên thông tin tổng hợp
từ hệ thống quản lý GD (QLGD) (Educational
Management System - EMS) giúp tăng tính tiếp
cận, hiệu quả, tính công bằng và chất lượng GD
thông qua các hệ thống giám sát và đánh giá
hiệu quả, lập ngân sách và kế hoạch, nghiên
cứu và phân tích chính sách. Hệ thống thông tin
(HTTT) QLGD (Education Management
Information System - EMIS) cho phép đưa ra
các quyết định dựa vào các dữ liệu, thông tin
cần thiết và thông qua việc thúc đẩy một môi
trường trong đó nhu cầu của thông tin này được
đưa vào sử dụng. Senge (1990) cho rằng, EMIS
được thiết kế để quản lý sự đa dạng, phong phú
của thông tin trong hệ thống GD và để đưa ra
những thay đổi có ý nghĩa trong GD, trong khi
nêu bật sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố
khác nhau của hệ thống GD, cũng như giữa GD
và các khía cạnh khác của xã hội.
Hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển
EMIS được sử dụng như một công cụ hiệu quả
trong công tác QLGD và đóng vai trò quan
trọng cho sự phát triển GD ở các nước này. Các
tổ chức quốc tế như UNESCO, Ngân hàng Thế
giới, Ủy ban châu Âu thường dành ra một
khoản ngân sách đáng kể cho việc thu thập và
quản lý thông tin GD thông qua việc xây dựng
và triển khai các EMIS. Sau đây là một số
EMIS tiêu biểu: (a) HTTT quản lý GD do
UNESCO phát triển và đã được triển khai ở các
nước đang phát triển vào đầu thập niên 2000
(Carrizo, 2003); (b) EMIS của khu vực Mỹ
Latin và Caribe được đầu tư phát triển vào năm
2000 với mục tiêu thiết lập kết nối giữa các hệ
thống dữ liệu GD cả vùng Caribe nhằm chuẩn
hóa và tăng tính sẵn sàng của dữ liệu giữa các
EMIS của vùng Caribe (Cassidy, 2006) và (c)
EMIS của quốc gia Pakistan được xây dựng vào
thập niên 1990 với sự tài trợ về tài chính và kỹ
thuật của UNESCO (Khan, 2015).
Ở Việt Nam, công nghệ thông tin (CNTT) đã và
đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới hệ
thống GD và đào tạo (GD&ĐT). Xây dựng và
phát triển các EMIS sẽ giúp cho ngành GD tăng
hiệu quả quản lý đồng thời càng làm tăng chất
lượng của các hoạt động dạy và học trong GD.
Một số nghiên cứu về EMIS cho ngành GD đã
được thực hiện ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất là
nghiên cứu của tác giả Vương Thanh Hương,
đã chỉ ra rằng nghiên cứu về thông tin GD ở
Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay được chia
thành nhiều nhóm chủ đề chính, trong đó có
nhóm chủ đề nghiên cứu về HTTT QLGD.
Trong nhóm chủ đề này, các nghiên cứu lý luận
về HTTT QLGD đề cập đến: quan niệm về
EMIS; vai trò của HTTT trong QLGD; các
nguyên tắc và phương pháp trong xây dựng
EMIS theo hướng hoạt động có hiệu quả; các
tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống này (Vương Thanh Hương, 1999).
Ngoài ra, các tổ chức/doanh nghiệp mạnh về
CNTT như Viettel, VNPT, PROSOFT và
Quảng Ích cũng tham gia phát triển và triển
khai EMIS cho ngành GD với các sản phẩm
như SMAS, vnEdu, VietSchool.
Ở An Giang, Sở GD&ĐT Tỉnh, các phòng
GD&ĐT và các cơ sở GD (CSGD) đã và đang
sử dụng rất nhiều HTTT để quản lý các mảng
thông tin khác nhau trong GD. Việc triển khai
và vận hành các HTTT trong quản lý và điều
hành của ngành GD đã góp phần nâng cao hiệu
quả và chất lượng GD. Tuy nhiên, hiện nay các
HTTT của ngành GD An Giang do nhiều đơn vị
khác nhau cung cấp nhằm phục vụ công tác
quản lý thông tin theo từng mảng chức năng, cụ
thể như quản lý nhân sự, quản lý học sinh, quản
lý tuyển sinh, quản lý thi nghề, quản lý cơ sở
vật chất, quản lý tài chính, Thế nên rất cần
một nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng của
các HTTT hiện tại đối với công tác quản lý và
điều hành của ngành GD tỉnh An Giang. Trong
bài viết này chúng tôi trình bày kết quả nghiên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
34
cứu về hiện trạng các HTTT hiện có của ngành
GD tỉnh An Giang.
Các phần tiếp theo của bài báo này sẽ trình bày
các nội dung sau: tổng quan về cơ sở lý luận
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu, kết luận và hướng phát triển của
nghiên cứu.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Theo Hua và Herstein (2003), EMIS là một đơn
vị dịch vụ cơ chế sản xuất, quản lý và phổ biến
dữ liệu và thông tin GD. EMIS cũng là một
công cụ quản lý thông tin của một Bộ nào đó
hoặc Bộ GD của quốc gia đó (UNESCO, 2003).
Các chức năng quản lý của EMIS bao gồm thu
thập, lưu trữ, tích hợp, xử lý, tổ chức, xuất và
tiếp thị dữ liệu GD, thống kê một cách kịp thời
và đáng tin cậy. Nhờ EMIS, các nhà QLGD
được cung cấp thông tin chính xác và kịp thời
để có thể thực hiện có hiệu quả các quyết định,
lập kế hoạch, phát triển dự án và các chức năng
quản lý khác. Các nhiệm vụ cụ thể này phục vụ
nhu cầu QLGD, phân bổ nguồn lực và xây dựng
chính sách như lập kế hoạch và ngân sách,
nghiên cứu và phân tích chính sách, giám sát và
đánh giá, truyền thông và hợp tác. EMIS cũng
là một tập hợp các quy trình, thủ tục, thỏa thuận
hợp tác được chính thức hoá và tích hợp thông
qua các dữ liệu và thông tin về trường học hoặc
các CSGD, hỗ trợ cho việc quản lý và chia sẻ
thông tin nhằm đưa ra các quyết định GD ở mỗi
cấp của hệ thống GD. Thế nên việc sử dụng các
HTTT QLGD là cần thiết nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý và điều hành của ngành GD, góp
phần nâng cao chất lượng GD nói chung.
2.2 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh có quy mô dân số trên hai
triệu người, với mạng lưới trường lớp của
ngành GD rất lớn, bao gồm: 201 trường mầm
non (MN), 328 trường tiểu học (TH), 157
trường trung học cơ sở (THCS), 51 trường
trung học phổ thông (THPT) và 11 trung tâm
GD nghề nghiệp (năm học 2017 - 2018). Toàn
Tỉnh có hơn 412 ngàn học sinh từ bậc MN đến
bậc THPT và 27.000 cán bộ, giáo viên. Trong
những năm qua, ngành GD An Giang đã thực
hiện rất tốt các hướng dẫn về nhiệm vụ CNTT
do Bộ GD&ĐT ban hành (Bộ GD&ĐT, 2003,
2015) cũng như các kế hoạch ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước của
UBND Tỉnh. Tất cả các CSGD trên địa bàn tỉnh
An Giang đều được trang bị máy tính, máy tính
cá nhân có kết nối Internet.
Trong những năm qua ngành GD tỉnh An
Giang đã triển khai nhiều phần mềm/HTTT
QLGD như phần mềm Hệ thống quản lý chất
lượng GD TH (EQMS), phần mềm HTTT
QLGD (EMIS), phần mềm quản lý nhân sự
(PMIS), phần mềm quản lý phổ cập GD, phần
mềm quản lý tài sản – thiết bị, các phần mềm
quản lý trường học,
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu
trong đề tài nghiên cứu này là phương pháp
khảo sát. Chúng tôi có 2 mục tiêu cần khảo sát:
thứ nhất là nhu cầu của ngành về các nhóm
thông tin cần quản lý và được gọi là các mảng
thông tin; thứ hai là hiện trạng của các HTTT
hiện có của ngành. Trước khi tiến hành khảo
sát, chúng tôi thiết kế hai phiếu khảo sát về
mảng thông tin cần quản lý và các HTTT quản
lý hiện có, đồng thời lựa chọn mẫu phù hợp cho
từng loại khảo sát. Thời gian thực hiện khảo sát
từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2017.
3.1 Xây dựng phiếu khảo sát và lựa chọn
mẫu khảo sát các mảng thông tin quản
lý
Phiếu khảo sát thứ nhất thu thập thông tin về
hiện trạng các mảng thông tin đang được sử
dụng ở thời điểm hiện tại (thời điểm thực hiện
nghiên cứu) của các trường học và đơn vị
QLGD (Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT). Phiếu
khảo sát được xây dựng cho 2 nhóm đơn vị:
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
35
nhóm các CSGD và nhóm đơn vị QLGD.
- Phiếu khảo sát dành cho các CSGD thu thập
các dữ liệu thông tin quản lý trường học
như: tuyển sinh đầu cấp, quản lý hoạt động
giảng dạy, quản lý tài chính, quản lý tài sản
thiết bị dạy học, số lượng học sinh, giáo
viên/cán bộ, các tổ chức đoàn thể, thống kê
báo cáo,
- Phiếu khảo sát dành cho đơn vị QLGD thu
thập các thông tin về tổ chức mạng lưới GD,
quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức,
lương và đãi ngộ (phụ cấp), tài sản và cơ sở
vật chất, văn bằng chứng chỉ, thống kê báo
cáo, phân luồng - phổ cập học sinh, công tác
thanh kiểm tra,
Đối tượng thu thập thông tin ở CSGD là cán bộ
quản lý CSGD như thành viên ban giám hiệu.
Đối với các đơn vị QLGD, đối tượng thu thập
thông tin là lãnh đạo các phòng chuyên môn và
chuyên viên quản lý chuyên môn. Các chuyên
viên được chọn để khảo sát vì họ phụ trách lập
các báo cáo tổng hợp và phân tích số liệu nên
rất am hiểu về các mảng thông tin của ngành
GD.
Chúng tôi tiến hành khảo sát tại các CSGD,
Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT với tổng cộng
290 phiếu, được phân bổ như trong Bảng 1.
Bảng 1. Phân bổ số phiếu theo loại đơn vị được khảo sát
Trường
MG/MN
Trường
TH
Trường THCS Trường THPT
Sở
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
Số phiếu 28 81 102 45 24 10
3.2 Xây dựng phiếu khảo sát và lựa chọn
mẫu khảo sát các hệ thống thông tin
quản lý
Tương tự, để khảo sát hiện trạng các HTTT
đang được sử dụng trong ngành GD, chúng tôi
xây dựng phiếu khảo để thu thập thông tin về
hiện trạng hạ tầng CNTT ở các đơn vị như kết
nối Internet, mạng nội bộ và các máy chủ; thông
tin chi tiết về các HTTT /phần mềm quản lý như
tên phần mềm, phiên bản, các chức năng chính,
đơn vị phát triển. Đối tượng được chọn để thu
thập thông tin là lãnh đạo đơn vị, chuyên viên ở
các phòng GD cấp huyện và các phòng ban
chuyên môn trực thuộc Sở GD-ĐT tỉnh An
Giang; ban giám hiệu, giáo viên phụ trách
CNTT của các trường học. Chúng tôi tiến hành
khảo sát tại 91 đơn vị với tổng số phiếu khảo sát
là 137 phiếu. Trong đó số lượng đơn vị và số
lượng phiếu khảo sát được phân bổ theo loại
đơn vị như ở Bảng 2.
Bảng 2. Phân bổ số phiếu theo loại đơn vị được khảo sát
Loại đơn vị Số lượng đơn vị Số lượng phiếu
Trường THPT 20 37
Trường THCS 30 34
Trường TH và MN 23 24
Phòng GD&ĐT 9 32
Phòng, ban thuộc Sở GD&ĐT 9 10
Tổng số 91 137
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
36
Để dữ liệu khảo sát mang tính đại diện cho ngành GD của Tỉnh, chúng tôi chọn 09 huyện, thị, thành
từ miền núi, biên giới và thành thị. Thông tin chi tiết về các đơn vị được chọn khảo sát ở 09 địa
phương như Bảng 3.
Bảng 3. Phân bổ số lượng phiếu theo huyện/thị/thành phố
Huyện/thị/thành Số lượng đơn vị Số lượng phiếu
Tri Tôn 10 17
Tịnh Biên 9 11
Châu Đốc 8 10
Tân Châu 8 12
Chợ Mới 7 11
Phú Tân 9 16
Thoại Sơn 8 13
Châu Thành 8 12
Long Xuyên 15 25
Sở GD&ĐT 9 10
Tổng số 91 137
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả khảo sát các mảng thông tin quản lý của ngành
4.1.1 Các mảng thông tin ở các trường học
Kết quả phân tích khảo sát đối với các trường THPT, THCS, TH và MN cho thấy, thứ tự các mảng
thông tin (TT) được 04 nhóm trường này chọn là khác nhau, như trong Bảng 4. Sự khác biệt này phù
hợp với yêu cầu về hồ sơ chuyên môn cần lưu trữ ở của từng cấp GD.
Bảng 4. Danh sách 10 đầu công việc/dữ liệu được chọn theo loại trường
STT Mảng TT/THPT Mảng TT/THCS Mảng TT/Tiểu học Mảng TT/MG-MN
1. Tuyển sinh đầu cấp Quản lý tài chính Quản lý tài chính
Quản lý tài sản, thiết bị
GD
2. Kết quả học tập Quản lý phổ cập GD Quản lý phổ cập GD Quản lý tài chính
3. Báo cáo thống kê Kết quả học tập Báo cáo thống kê Quản lý phổ cập GD
4.
Quản lý tài sản,
thiết bị
Báo cáo thống kê
Quản lý tài sản, thiết
bị
Báo cáo thống kê
5. Quản lý tài chính Quản lý giảng dạy Báo cáo định kỳ
Quản lý học sinh chuyển
đi, đến
6. Quản lý lớp học
Quản lý tài sản, thiết
bị
Quản lý giảng dạy
Kiểm tra, đánh giá giáo
viên/nhân viên
7. Quản lý giảng dạy Quản lý nhân sự Quản lý thư viện Quản lý văn thư lưu trữ
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
37
STT Mảng TT/THPT Mảng TT/THCS Mảng TT/Tiểu học Mảng TT/MG-MN
8. Báo cáo định kỳ Quản lý lớp học Quản lý nhân sự Quản lý nhân sự
9. Quản lý nhân sự Tuyển sinh đầu cấp Quản lý lớp học Quản lý lớp học
10. Thông tin học sinh Quản lý thư viện Kết quả học tập Báo cáo định kỳ
4.1.2 Các mảng thông tin ở đơn vị quản lý giáo dục
Chúng tôi phân tích 34 phiếu khảo sát về các mảng TT ở các phòng GD&ĐT và các phòng ban
chuyên môn trực thuộc Sở GD&ĐT. Thứ tự 10 mảng TT được các đơn vị quản lý chọn nhiều nhất
được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5. Danh sách 10 đầu công việc/dữ liệu được chọn nhiều nhất
STT Mảng TT quản lý Tổng số chọn Phần trăm
1. Đơn vị trực thuộc 30 88
2. Lương 30 88
3. Đãi ngộ/Phụ cấp 30 88
4. Hồ sơ giáo viên/cán bộ 29 85
5. Quản lý biên chế 29 85
6. Báo cáo, thống kê (định kỳ) 28 82
7. Báo cáo, thống kê (hàng năm) 28 82
8. Thuyên chuyển/điều động 27 79
9. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 27 79
10. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 27 79
4.2 Kết quả khảo sát các mảng thông tin
quản lý của ngành
4.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin
Kết quả khảo sát đã thu được những đặc điểm
sau đây về thực trạng của hạ tầng CNTT:
- 100% các đơn vị được khảo sát trang bị từ
02 đến 04 đường truyền kết nối Internet (cáp
quang) được cung cấp bởi 02 nhà cung cấp
dịch vụ VNPT và Viettel.
- 26 trường học chưa triển khai mạng nội bộ
để kết nối, chia sẻ dữ liệu và các tài nguyên
giữa các máy tính văn phòng và giữa những
người dùng trong đơn vị. Các đơn vị này đa
số là trường TH và THCS.
- Sở GD-ĐT tỉnh An Giang được trang bị 02
máy chủ server Windows và 02 máy chủ cơ
sở dữ liệu MS SQL Server.
4.2.2 Hệ thống thông tin/phần mềm quản lý
Các HTTT quản lý của ngành GD tỉnh An
Giang hiện nay đều được triển khai từ trên
xuống nhằm phục vụ công tác quản lý điều
hành của ngành. Các HTTT quản lý này chủ
yếu tập trung vào quản lý các đối tượng bao
gồm nhân sự, học sinh, trường học, tài chính,
trang thiết bị dạy học, thống kê báo cáo, thư
viện, cụ thể như sau:
- Phần mềm quản lý nhân sự (PMIS): 87/91
đơn vị.
- HTTT QLGD (thống kê - EMIS): 87/91 đơn
vị.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
38
- Quản lý chất lượng học sinh TH (EQMS):
23/24 trường TH và MN; 18/18 Phòng
GD&ĐT và các phòng ban chuyên môn trực
thuộc Sở GD&ĐT.
- Quản lý phổ cập và xóa mù chữ (ESCI):
15/24 trường TH và MN; 25/36 trường
THCS hoặc THCS - THPT; 17/18 Phòng
GD&ĐT và các phòng ban chuyên môn trực
thuộc Sở GD&ĐT.
- Quản lý tài chính: 100% các đơn vị sử dụng
phần mềm kế toán hành chính. Trong đó có
60/91 đơn vị sử dụng phần mềm MSIA; 01
đơn vị sử dụng phần mềm Ischool; 30 đơn vị
sử dụng phần mềm DTSoft.
- Quản lý thiết bị đồ dùng dạy học: 55 đơn vị
sử dụng phần mềm Nhất Tâm; 9 đơn vị sử
dụng phần mềm MISA; 26 đơn vị chưa sử
dụng phần mềm.
- Quản lý tài sản: 53 đơn vị sử dụng phần
mềm Nhất Tâm; 23 đơn vị sử dụng phần
mềm MISA; 13 đơn vị chưa sử dùng phần
mềm.
- Quản lý thư viện: 15/91 đơn vị sử dụng phần
mềm quản lý thư viện. Đây là các đơn vị
được Sở GD-ĐT triển khai dùng thử phần
mềm quản lý thư viện.
- Phần mềm quản lý trường học điện tử: 51/73
trường sử dụng phần mềm quản lý trường
học. Trong đó 33 trường sử dụng SMAS của
Viettel; 10 sử dụng phần mềm vnEdu của
VNPT; 06 trường sử dụng VietSchool; 02
trường tự viết phần mềm riêng (Ischool và
THPT Tân Châu). Trong số các trường sử
dụng phần mềm quản lý trường học có 04
trường TH. Trong số 22 trường chưa sử
dụng phần mềm quản lý trường học có 04
trường THCS.
- Ngoài ra, các phòng GD cấp huyện còn sử
dụng HTTT kiểm định chất lượng GD MN
( các trường THPT sử
dụng phần mềm tuyển sinh 10 của Sở GD-
ĐT (6 trường) và phần mềm thi nghề (07
trường).
4.3 Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát
Sau khi tổng hợp các mảng thông tin/dữ liệu
liên quan đến đối tượng/dữ liệu phục vụ công
tác quản lý và điều hành ngành GD ở thời điểm
hiện tại và trong tương lai (kết quả khảo sát ở
phần 4.2.2), chúng tôi tiến hành đối chiếu giữa
các mảng TT được hỗ trợ trong các HTTT quản
lý hiện có của ngành GD để đánh giá mức độ
đáp ứng yêu cầu quản lý TT. Kết quả phân tích
được thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 6. Bảng đối chiếu giữa 10 đối tượng/danh mục và các HTTT
Các mảng TT dạng số Các HTTT/phần mềm
đang dùng để quản lý Đối tượng/Danh mục Đầu công việc/Dữ liệu số
1. Quản lý tổ chức Đơn vị trực thuộc, CSGD, PMIS
2. Quản lý bộ máy Quản lý biên chế, ngạch, chức danh,
chuyên môn, cơ cấu độ tuổi,
PMIS
3. Quản lý trường Quản lý hoạt động chuyên môn, công tác
chủ nhiệm
SMAS/vnEdu/VietShool
Phổ cập GD - chống mù chữ ESCI
Quản lý chất lượng học sinh (TH) EQMS
Quản lý học liệu số, ngân hàng câu hỏi,
giáo án, sinh hoạt chuyên môn
chưa có
4. Quản lý giáo viên/
cán bộ
Sơ yếu lý lịch, quá trình công tác, quá
trình lương, quá trình đào tạo, thi đua
PMIS
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
39
Các mảng TT dạng số Các HTTT/phần mềm
đang dùng để quản lý Đối tượng/Danh mục Đầu công việc/Dữ liệu số
khen thưởng - kỷ luật,
5. Quản lý học sinh Học bạ, đánh giá quá trình học tập, khen
thưởng - kỷ luật
SMAS/vnEdu/VietShool
Theo dõi sức khoẻ, khuyến học/hướng
nghiệp, an ninh trật tự học đường
chưa có
6. Quản lý tài chính Kế toán hành chính sự nghiệp DTSoft/MISA
7. Quản lý tài sản, cơ sở
vật chất
Tài sản, thiết bị, nhật ký luân chuyển
Nhất Tâm/MISA
8. Tuyển sinh đầu cấp Nhập hồ sơ, thi tuyển/xét tuyển Tuyển sinh 10
9. Quản lý khoa học,
công nghệ
Công trình nghiên cứu chưa có
Công nghệ chưa có
10. Phân luồng học sinh Tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT chưa có
Trong 10 đối tượng/danh mục cần quản lý hiện
nay, toàn ngành GD tỉnh An Giang đang sử
dụng 10 phần mềm để quản lý các công việc
trong lĩnh vực QLGD. Các phần mềm này được
xây dựng độc lập từ các nhà phân phối khác
nhau nên không đồng bộ chung về dữ liệu. Điều
này gây khó khăn cho công tác quản lý báo cáo
và thống kê dữ liệu. Bên cạnh đó thông tin/dữ
liệu của phần mềm không được cập nhật liên
tục, gây ra độ lệch thông tin khi thống kê.
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ
thống thông tin quản lý ngành GD tỉnh
An Giang
Kết quả khảo sát cho thấy tỉnh An Giang đang
sử dụng nhiều ứng dụng CNTT để QLGD. Tuy
nhiên, các HTTT này còn manh mún, rời rạc và
chưa quản lý tập trung về mặt dữ liệu. Do đó dữ
liệu thông tin GD chưa được khai thác một cách
tối ưu. Đây là một sự lãng phí về công sức và
tài chính.
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng HTTT quản
lý ngành GD của tỉnh An Giang, chúng tôi đề
xuất các giải pháp sau:
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng
chung cho ngành GD tỉnh An Giang. CSDL
này là nơi tập trung lưu trữ tất cả các dữ liệu
liên quan đến hoạt động GD&ĐT của Tỉnh.
- Sở GD&ĐT cần thiết kế và xây dựng quy
trình quản lý thông tin trên phạm vi toàn
tỉnh, phân cấp quản lý đối với từng cấp đơn
vị và từng con người trong hệ thống. Chuẩn
hóa về mặt quy trình quản lý thông tin sẽ
hạn chế tối đa việc báo cáo nhiều lần cùng
nội dung, cùng số liệu cho các đơn vị cấp
trên khác nhau và qua đó sẽ hạn chế được
công việc báo cáo cho đơn vị cấp dưới.
- Các cơ quan cấp phòng, trường học cần phối
hợp chặt chẽ trong việc xây dựng hệ thống,
sẽ rất hiệu quả nếu các cấp này được cấp
kinh phí cho việc quản lý và duy trì hệ
thống.
- Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Tin học
thuộc Sở GD&ĐT nhằm phục vụ các công
việc chính như vận hành và duy trì HTTT,
phát triển các dịch vụ ứng dụng CNTT trong
GD (như đào tạo chứng chỉ) và hợp đồng với
các chuyên gia CNTT bên ngoài để xây
dựng các dự án và phát triển các phần mềm
phục vụ cho ngành GD.
- Chuẩn hóa và hoàn thiện đội ngũ chuyên
viên tin học quản lý ở cấp cơ sở. Nghiên cứu
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
40
đề xuất biên chế hoặc phụ cấp công việc cho
các cá nhân phụ trách công việc kiêm nhiệm.
- Mở rộng các dịch vụ thuê ngoài nhưng đảm
bảo quản lý về mặt sở hữu dữ liệu thông tin
GD; có thể sử dụng phương pháp thuê ngoài
nhưng ràng buộc các thiết kế phải đảm bảo
dữ liệu tập trung lưu tại CSDL dùng chung
của ngành.
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1 Kết luận
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là thu thập
các mảng thông tin cần quản lý chung của toàn
ngành GD trong tỉnh An Giang thông qua kết
quả khảo sát ý kiến của lãnh đạo trường, lãnh
đạo Phòng GD&ĐT cấp huyện, lãnh đạo phòng
ban và chuyên viên trực thuộc Sở GD&ĐT để
từ đó xác định các mảng thông tin cần quản lý
theo thứ tự ưu tiên và và đối chiếu với các
HTTT quản lý hiện có của ngành.
Phạm vi bài viết tập trung vào việc cung cấp
các số liệu khảo sát về hiện trạng các mảng
thông tin GD cần quản lý và hiện trạng các
HTTT quản lý của ngành GD trên địa bàn tỉnh
An Giang. Các kết quả khảo sát cho thấy, ngành
GD tỉnh An Giang hiện nay đang sử dụng nhiều
ứng dụng CNTT để quản lý HTTT. Tuy nhiên,
các HTTT quản lý này còn rất manh mún, rời
rạc và chưa quản lý tập trung về mặt dữ liệu.
Do đó dữ liệu thông tin GD chưa được khai
thác một cách hiệu quả và tối ưu, gây ra sự lãng
phí lớn về công sức và tài chính của Tỉnh. Từ
kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra sáu đề xuất ở
trên nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
các HTTT QLGD của tỉnh An Giang.
5.2 Hướng phát triển nghiên cứu
Chúng tôi nghĩ rằng không chỉ ngành GD&ĐT
tỉnh An Giang chưa khai thác hết tính hiệu quả
và kinh tế của các HTTT quản lý hiện có, mà
ngành GD&ĐT của các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung
cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy, mô
hình nghiên cứu tương tự có thể được thực hiện
ở các địa phương khác để hiểu rõ hơn thực
trạng và đề xuất giải pháp giúp cho ngành
GD&ĐT của các địa phương khai thác các
HTTT quản lý một cách tối ưu, kinh tế và hiệu
suất cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2003). Đề án dạy học
tin học, ứng dụng Công nghệ thông tin và
Truyền thông trong trường phổ thông giai
đoạn 2004 - 2006. Hà Nội: Bộ GD-ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm
học 2015 - 2016.
Carrizo, L., & Sauvageot, C., & Bella, N.
(2003). Information tools for the
preparationand monitoring of education
plans: Education policies and strategies 5.
UNESCO.
Cassidy, T. (2006). Education management
information system (EMIS) in Latin
American and the Caribbean: Lessons and
challenges. Inter-American Development
Bank.
Hua, C., & Herstein, J. (2003). Education
Management Information System (EMIS):
Integrated Data and Information Systems
and Their Implications In Educational
Management. The Annual Conference of
Comparative and International Education
Society New Orleans. New Orleans, LA
USA.
Khan, N., & Kakli, M. B., & Piracha, Z. F., &
Zia, M. A. (2015). Pakistan Education
Statistics 2013 - 2014. National Education
Management Information System, Academy
of Educational Planning and Management.
Mc Ilrath, D., & Huitt, W. (1995, December).
The teaching-learning process: A discussion
of models. Educational Psychology
Interactive. Valdosta, GA: Valdosta State
University. Retrieved from
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41
41
deltch.html
MISA. (2017). QLTH. Retrieved from
pham/plid/18/Phan-mem-quan-ly-truong-
hoc.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2017). Những thách thức
của Giáo dục thế kỷ 21: Cách nhìn về chất
lượng giáo dục. Tạp chí Giáo dục Thủ đô, số 1-
2/2017.
Senge, P. (1990). The Fifth Discipline: The art
and practice of the learning organization
(1st Ed.). The USA: Currency.
UNESCO. (2003). Education Management
Information System (EMIS) and
Formulation of Education for All(EFA).
Plan of Actions 2002 - 2015. UNESCO.
Vương Thanh Hương. (1999). Một số giải pháp
hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo
dục và đào tạo Việt Nam. Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ. Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo
dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1555662418_04_tran_thi_thanh_hue_xpdf_8155_2189569.pdf