Tài liệu Hệ thống văn bản tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 1 - Nhìn từ phương diện ngôn ngữ và văn hóa: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 18-22
18
Email: ttlthuy@sgu.edu.vn
HỆ THỐNG VĂN BẢN TẬP ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG VIỆT LỚP 1 - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
Trần Thị Lam Thủy - Trường Đại học Sài Gòn
Ngày nhận bài: 26/3/2019; ngày chỉnh sửa: 02/4/2019; ngày duyệt đăng: 12/4/2019.
Abstract: In this article, we survey and value the system of reading texts in Vietnamese textbooks
of grade 1 from the view of language and culture. The results show that current reading texts are
mostly subordinate texts. From a cultural perspective, the texts have focused on providing
knowledge but they need to be supplemented with readings that guide students on codes of
conduct, help students develop communication competency to achieve their goals of new
curriculum and textbooks.
Keywords: New curriculum and textbook, communication competency, system of reading texts,
subordinate text.
1. Mở đầu
Nghiên cứu về chương trình, nội dung ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống văn bản tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 1 - Nhìn từ phương diện ngôn ngữ và văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 18-22
18
Email: ttlthuy@sgu.edu.vn
HỆ THỐNG VĂN BẢN TẬP ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG VIỆT LỚP 1 - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
Trần Thị Lam Thủy - Trường Đại học Sài Gòn
Ngày nhận bài: 26/3/2019; ngày chỉnh sửa: 02/4/2019; ngày duyệt đăng: 12/4/2019.
Abstract: In this article, we survey and value the system of reading texts in Vietnamese textbooks
of grade 1 from the view of language and culture. The results show that current reading texts are
mostly subordinate texts. From a cultural perspective, the texts have focused on providing
knowledge but they need to be supplemented with readings that guide students on codes of
conduct, help students develop communication competency to achieve their goals of new
curriculum and textbooks.
Keywords: New curriculum and textbook, communication competency, system of reading texts,
subordinate text.
1. Mở đầu
Nghiên cứu về chương trình, nội dung dạy học là
nhiệm vụ hết sức cần thiết và được nhiều nhà nghiên cứu
ở các chuyên ngành liên quan đến giáo dục rất quan tâm
- từ việc xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học đến xây
dựng các phương pháp dạy học, đến những vấn đề về
chương trình dạy học và quá trình dạy học.
Riêng về phân môn Tập đọc trong chương trình
Tiếng Việt tiểu học, các nghiên cứu mới tập trung vào 2
hướng chính:
- Nghiên cứu để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò của
phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt tiểu
học. Hướng nghiên cứu này có các chương trình, dự án
của Bộ GD-ĐT, các tác giả như Lê Phương Nga, Lê A,
Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh...
- Đi sâu vào phương pháp dạy học cụ thể của phân
môn bao gồm: quy trình bài dạy, các phương pháp lên
lớp, các biện pháp khai thác nội dung bài học (Lê Phương
Nga, Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh);
phương pháp, nội dung dạy/học các bài học cụ thể (Tạ
Đức Hiền, Lê Xuân Lít - Phan Mậu Cảnh - Trần Thị Lam
Thủy - Trần Thị Mỹ Hạnh),...
Tuy nhiên, để nghiên cứu các văn bản trong chương
trình dạy học Tập đọc một cách hệ thống, xem xét nội
dung chương trình đã đáp ứng được các yêu cầu của giáo
dục cấp tiểu học hiện nay chưa, sự phát triển về lượng và
về chất của các văn bản Tập đọc qua các lớp 1, 2, 3, 4, 5
đã phù hợp và đảm bảo tính khoa học chưa..., đặc biệt là
để đánh giá nội dung các văn bản trên quan điểm giáo
dục, từ phương diện ngôn ngữ và văn hóa thì đến nay
chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu. Trong bài
báo này, chúng tôi chọn khảo sát và tìm hiểu hệ thống bài
Tập đọc của lớp 1 để phần nào có câu trả lời cho những
vấn đề được nêu ra ở đây.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Về phân môn Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 1
Văn bản Tập đọc của sách giáo khoa (SGK) hiện
hành được xây dựng theo 3 quan điểm: 1) Quan điểm dạy
học giao tiếp: lấy nguyên tắc giao tiếp là định hướng cơ
bản. Trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thông
thường và quan trọng nhất. Thông qua các bài Tập đọc
để tạo cho học sinh môi trường giao tiếp chọn lọc, trang
bị những kiến thức nền và phát triển kĩ năng sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp; 2) Quan điểm tích hợp (tích
hợp theo chiều ngang và chiều dọc); 3) Quan điểm tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh (mỗi học sinh
tham gia học tập tích cực, được bộc lộ mình và tự do sáng
tạo, phát triển).
Chương trình Tập đọc lớp 1 được bắt đầu từ tuần học
thứ 25. Các bài tập đọc được phân bố theo 3 chủ điểm:
1) Nhà trường, 2) Gia đình, 3) Thiên nhiên - Đất nước.
Cứ 3 tuần hết một lượt chủ điểm lại quay vòng trở lại.
Việc quay vòng chủ điểm này không phải là sự lặp lại y
hệt mà vòng sau mở rộng hơn vòng trước. Theo chương
trình học (từ tuần 25 đến tuần 36), bao gồm 36 bài Tập
đọc, như sau:
- Tuần 25: Nhà trường: Trường em, Tặng cháu, Cái
nhãn vở;
- Tuần 26: Gia đình: Bàn tay mẹ, Cái Bống, Vẽ ngựa;
- Tuần 27: Thiên nhiên - Đất nước: Hoa ngọc lan, Ai
dậy sớm, Câu đố;
- Tuần 28: Nhà trường: Mẹ và cô, Quyển vở của em,
Con quạ thông minh;
- Tuần 29: Gia đình: Ngôi nhà, Quà của bố, Vì bây
giờ mẹ mới về;
- Tuần 30: Thiên nhiên - Đất nước: Đầm sen, Mời
vào, Chú công;
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 18-22
19
- Tuần 31: Nhà trường: Chuyện ở lớp, Mèo con đi
học, Người bạn tốt;
- Tuần 32: Gia đình: Ngưỡng cửa, Kể cho bé nghe,
Hai chị em;
- Tuần 33: Thiên nhiên - Đất nước: Hồ Gươm, Lũy
tre, Sau cơn mưa;
- Tuần 34: Nhà trường: Cây bàng, Đi học, Nói dối
hại thân;
- Tuần 35: Gia đình: Bác đưa thư, Làm anh, Người
trồng na;
- Tuần 36: Thiên nhiên - Đất nước: Anh hùng biển cả,
Ò... ó... o., Không nên phá tổ chim.
Theo phân phối chương trình, một bài Tập đọc được
dạy trong 2 tiết, mỗi tuần học 3 bài (tương ứng với 6 tiết).
Cụ thể: - Tiết 1: Tìm hiểu từ khó, luyện đọc (đọc từng
câu, đọc từng đoạn/khổ, đọc cả bài) trong vòng 35 phút;
- Tiết 2: Tìm hiểu bài (nội dung), trả lời câu hỏi liên quan
tới bài trong vòng 35 phút. Cách phân chia thời lượng tiết
dạy như vậy là khá hợp lí, không bị quá tải về lượng kiến
thức mà các em phải học. Hầu hết các văn bản đều có cấu
trúc đơn giản, ngắn gọn; sử dụng ngôn ngữ và phương
tiện truyền tải lời nói gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của
học sinh lớp 1.
2.2. Văn bản Tập đọc nhìn từ góc độ ngôn ngữ
Xét từ góc độ ngôn ngữ, có nhiều cấp độ để nghiên
cứu trong một đối tượng văn bản như ngữ âm (cách vận
dụng các hình thức tu từ ngữ âm trong văn bản), từ vựng,
ngữ nghĩa, ngữ pháp (ngữ, câu), văn bản. Sau đây,
chúng tôi chỉ xét đến đặc trưng của văn bản biểu hiện
trong các bài Tập đọc lớp 1.
2.2.1. Khái niệm “văn bản”
Trên bình diện lí thuyết, thuật ngữ “văn bản” đã được
nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và đưa ra rất nhiều
định nghĩa. Mỗi nhà nghiên cứu thường tập trung sự chú
ý vào các bình diện họ quan tâm đồng thời đưa ra những
cái nhìn riêng về văn bản. Harweg (1968) định nghĩa từ
đặc trưng của văn bản; Halliday và Hasan (1976) xem
xét văn bản trong mối tương quan với câu; Trần Ngọc
Thêm (1985) xem xét văn bản trên cấu trúc và các mối
liên hệ giữa các câu trong văn bản; Diệp Quang Ban
(2010) xem xét một cách toàn diện từ dạng văn bản (nói
hoặc viết), dung lượng (dài/ngắn), hình thức và nghĩa, đề
tài, chủ đề, mục đích sử dụng... Từ sự tổng hợp ý kiến
của những người đi trước, với đối tượng là các bài Tập
đọc trong SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, chúng tôi
cho rằng: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp
ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn
vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết
chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
2.2.2. Đặc trưng của văn bản Tập đọc lớp 1
2.2.2.1. Đặc trưng chung của văn bản
Cũng như văn bản nói chung, văn bản Tập đọc lớp 1
được xem xét từ các đặc điểm đặc trưng của văn bản như
tính mục đích, tính chỉnh thể (tính trọn vẹn về nội dung và
hoàn chỉnh về hình thức), tính phong cách, tính chính xác.
- Tính mục đích hướng cho văn bản trả lời các câu
hỏi: Viết văn bản nhằm mục đích gì/Viết để làm gì? Mục
tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội
dung, phương tiện ngôn ngữ, cấu trúc... Tính mục đích
của văn bản được thể hiện rõ nét trên hai phương diện
chính: nội dung phản ánh và lĩnh vực giao tiếp (phong
cách chức năng).
- Tính chỉnh thể được thể hiện ở hai phương diện sau:
+ Trọn vẹn về nội dung: văn bản dù ngắn hay dài cũng
trình bày được một nội dung trọn vẹn; tất cả các câu trong văn
bản đều tập trung thể hiện một chủ đề nhất định. Chủ đề này
có thể được phát triển qua các chủ đề bộ phận (các tiểu chủ
đề) của từng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn nhưng
toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất quán về chủ đề chung.
Tính trọn vẹn về nội dung của văn bản có tính chất
tương đối và ở nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào
các nhân tố của hoạt động giao tiếp.
+ Hoàn chỉnh về hình thức: Văn bản ở dạng hoàn
chỉnh nhất gồm 4 phần: Tiêu đề - Mở đầu - Phát triển -
Kết luận. Tuy nhiên, trong thực tế, văn bản không phải
lúc nào cũng đầy đủ cả bốn phần cấu trúc như vậy.
Những văn bản không đủ các thành phần cấu trúc được
O.I. Moskalskaja gọi là “thể thống nhất trên câu”/ “văn
bản con” hay “văn bản dưới bậc” [1; tr 19-20].
Tính hoàn chỉnh của một văn bản càng cao thì việc cắt
bỏ các bộ phận ra khỏi văn bản lại càng khó thực hiện. Nói
cách khác, đối với văn bản có tính hoàn chỉnh cao, các bộ
phận và yếu tố hợp thành của nó có quan hệ qua lại, ràng
buộc với nhau rất chặt chẽ, bền vững, không thể loại bỏ một
yếu tố nào mà không ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại.
Tính chỉnh thể không đồng nhất với sự đầy đủ của
các thành phần, các yếu tố. Có khi nhờ vào hoàn cảnh
giao tiếp, người ta có thể lược bỏ một phần, một chi tiết
nào đó. Vì vậy, tính chỉnh thể vừa có tính khách quan,
vừa có tính chủ quan.
- Tính phong cách của văn bản thể hiện ở hai phương
diện chủ yếu: phong cách nói và phong cách viết. Ở
phong cách nói, từ ngữ mang tính khẩu ngữ, gần gũi với
lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng nhiều hư từ, lặp từ, kèm
thêm cử chỉ, điệu bộ. Ở phong cách viết, ngôn ngữ tuân
theo những đặc điểm phong cách của từng thể loại: tính
thuật ngữ, tính biểu cảm, mang đặc trưng phong cách cá
nhân người viết... Nội dung của văn bản thể hiện rất rõ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 18-22
20
tính định hướng: Viết cho ai? Viết về vấn đề gì? Phong
cách viết thể hiện như thế nào?...
- Tính chính xác của văn bản thể hiện ở chỗ văn bản
phải được tổ chức theo đúng các quy tắc sử dụng tiếng
Việt. Theo cách hiểu đó, yêu cầu chính xác trong việc sử
dụng tiếng Việt thể hiện trên cả các phương diện chữ viết,
từ ngữ, ngữ pháp với những quy tắc có tính chặt chẽ,
bắt buộc mọi người phải tuân theo khi tạo văn bản.
2.2.2.2. Đặc trưng của văn bản Tập đọc lớp 1
Từ những đặc trưng chung của văn bản, đối với đối
tượng đặc thù là học sinh lớp 1, xét trên những bài Tập
đọc được đưa vào SGK Tiếng Việt 1, chúng tôi đặt ra vấn
đề: những bài Tập đọc lớp 1 có được coi là văn bản
không? Biểu hiện đặc trưng văn bản như thế nào trong
bài Tập đọc lớp 1?
* Bài Tập đọc lớp 1 nhìn từ dung lượng
Một trong những đặc điểm nổi bật đầu tiên của Tập
đọc lớp 1 là tính súc tích, ngắn gọn. Theo kết quả khảo
sát, dung lượng trung bình trong bài Tập đọc Tiếng Việt
lớp 1 khoảng 9 câu/bài, 64 tiếng/bài. Xuất phát từ bài đọc
đầu tiên chỉ có 5 câu với 49 từ/tiếng và bài nhiều nhất
khoảng 90 từ/tiếng. Điều này đáp ứng yêu cầu về khả
năng đọc của học sinh lớp 1 (yêu cầu về tốc độ đọc
30-40 tiếng trong thời gian 1 phút [2]). Phù hợp với yêu
cầu luyện đọc - hiểu cho học sinh lớp 1.
Tính súc tích, ngắn gọn của bài đọc lớp 1 thể hiện một
cách triệt để trong từng câu chữ. Câu trong bài đọc ngắn,
gần như ta không thể lược bỏ được bất cứ từ nào trong
văn bản. Chẳng hạn, bài đọc Trường em:
Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn
thân thiết như anh em. Trường học dạy em thành người
tốt. Trường học dạy em những điều hay.
Em rất yêu mái trường của em.
(Tiếng Việt 1, tập 2, tr 46)
Một câu chuyện với khá nhiều tình tiết cũng được kể
một cách ngắn gọn. Ví dụ:
Con quạ thông minh
Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một chiếc lọ có
nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không
sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Nó
lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần
dần. Thế là quạ tha hồ uống.
(Theo La Phông-ten, Tiếng Việt 1, tập 2, tr 79)
* Bài Tập đọc lớp 1 nhìn từ cấu trúc
Do đặc trưng ngắn gọn, súc tích, phần lớn các bài đọc
của Tiếng Việt 1 không đảm bảo cấu trúc đầy đủ 4 phần
của văn bản. Về hình thức, có những bài đọc chỉ là một
đoạn văn như Con quạ thông minh (tr 79), hoặc hai đoạn
văn như Cái nhãn vở (tr 52), Chú công (tr 97), Hồ Gươm
(tr 118), Sau cơn mưa (tr 124), Cây bàng (tr 127), Bác
đưa thư (tr 136), Anh hùng biển cả (tr 145), Không nên
phá tổ chim (tr 151), Mùa thu ở vùng cao (tr 166). Như
vậy, tỉ lệ số bài có cấu trúc dưới bậc của văn bản là 10/36
(chiếm 27,8%) tổng số bài đọc của Tiếng Việt 1.
Mặc dù không đảm bảo cấu trúc đầy đủ song các bài đọc
có nội dung, ý nghĩa rõ ràng được rút ra sau mỗi bài học.
Chẳng hạn bài “Sau cơn mưa” (tr 124) chỉ gồm 2 đoạn văn
ngắn với 5 câu rất ngắn gọn nhưng lại có một nội dung rõ
ràng theo trình tự của thời gian (Sau trận mưa những cảnh
vật xung quanh diễn ra như thế nào? Mọi thứ thay đổi ra
sau?) để những nội dung, kiến thức này được ghi nhớ, khắc
sâu và trở thành vốn sống của chính bản thân mỗi học sinh.
* Bài Tập đọc lớp 1 nhìn từ nội dung
Nội dung của các bài Tập đọc chủ yếu được thể hiện
qua những mẩu chuyện nhỏ và những bài thơ ngắn. Ở
đây, chúng tôi xét qua hệ thống nhân vật, ngữ cảnh của
câu chuyện, và ý nghĩa của bài học.
Thế giới nhân vật trong Tập đọc lớp 1 khá đa dạng và
gần gũi. Xuất hiện nhiều nhất là các nhân vật thiếu nhi,
học sinh, ông, bà, bố, mẹ, cô giáo... những người thường
xuyên tiếp xúc với các em trong cuộc sống. Tương tự,
thế giới các loài vật cũng hết sức quen thuộc với các em
như cái Bống, con ngựa, chim sẻ, con quạ, lão sói, chú
công, mèo con, cá heo, gà mẹ, gà con. Đặc biệt, cả thế
giới ấy được đưa vào ngữ cảnh thân thuộc của gia đình
và trường học khiến cho bài học càng dễ đọc, dễ hiểu.
Đồng thời, sự đa dạng của thế giới nhân vật đã đưa các
em vào thế giới muôn màu muôn vẻ, sống động và lí thú,
tạo cho các em hứng thú say mê đọc và tìm hiểu.
Nội dung các bài đọc thường đề cập là những vấn đề hết
sức quen thuộc. Mỗi bài đọc bao giờ cũng mang một ý nghĩa
giáo dục khá rõ ràng. Chẳng hạn, bài Trường em (tr 46) hình
thành cho HS tình yêu trường lớp; Bàn tay mẹ (tr 55) giúp
HS hiểu rõ nỗi vất vả của mẹ và tình yêu mẹ. Thông qua các
bài đọc nhằm giáo dục cho các em về tình cảm gắn bó của
gia đình, tình yêu quê hương đất nước, đức tính đáng quý
của con người (lễ phép, trung thực, bao dung giúp đỡ mọi
người), hiểu những tính xấu cần bị phê phán như lười biếng
(Mèo con đi học, tr 103), nhõng nhẽo (Vì bây giờ mẹ mới về,
tr 88), nói dối (Nói dối hại thân, tr 133), ích kỉ (Hai chị em,
tr 115). Mỗi bài đọc là một thế giới mà qua đó góp phần
hình thành những phẩm chất tốt đẹp và mở rộng hiểu biết
cho các em về thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, nội dung một số bài đọc chỉ mới dừng lại
là những nét gợi để bước đầu cho học sinh ý niệm về đối
tượng được nói đến. Nhiều bài đọc chưa có được câu kết
có ý nghĩa khái quát hoặc ấn tượng cho các em. Nghĩa là
xét về cấu trúc nội dung, nhiều bài đọc mới dừng lại ở
mức độ của “chuỗi câu”/ “văn bản dưới bậc”. Có thể coi
đây là một hạn chế của nội dung SGK hiện hành dù điều
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 18-22
21
này có nguyên nhân từ yêu cầu về dung lượng của bài
đọc dành cho đối tượng học sinh lớp 1.
* Bài Tập đọc lớp 1 nhìn từ phong cách
Qua thống kê của chúng tôi, hầu hết các văn bản Tập
đọc lớp 1 thuộc hai phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (15
bài) và ngôn ngữ nghệ thuật (21 bài).
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được
dùng chủ yếu trong các trích đoạn hội thoại có lời đối đáp
của các nhân vật. Ví dụ: “- Chị ơi, bà chưa trông thấy
con ngựa bao giờ đâu! - Sao em biết? - Sáng nay em vẽ
một bức tranh con ngựa, đưa cho bà xem, bà lại hỏi:
“Cháu vẽ con gì thế?” (Vẽ ngựa, tr 61). Hoặc lời đối đáp
giữa 2 nhân vật cụ già và người hàng xóm: “- Cụ ơi, cụ
nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn
không? Chuối mau ra quả. Còn na, chắc gì cụ đã chờ
được đến ngày có quả. Cụ già đáp: - Có sao đâu! Tôi
không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người
trồng” (Người trồng na, tr 142)... Với ngôn ngữ vừa
mang tính cụ thể, vừa mang tính cảm xúc, vừa thể hiện
tính cá thể cho từng nhân vật, các bài đọc sử dụng phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt thực sự là những mẩu câu giao
tiếp dễ nhớ, dễ sử dụng cho HS lứa tuổi lớp 1.
Các bài đọc thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
hầu hết là thơ, truyện, hoặc tản văn. Biện pháp tu từ được
sử dụng ở đây chủ yếu là nhân hóa. Chẳng hạn: Có ngàn
tia nắng nhỏ / Đi học sáng hôm nay (Sáng nay, tr 154);
Mèo ta buồn bực / Mai phải đến trường (Mèo con đi học,
tr 103)... Hầu hết các con vật, sự vật trong các bài đọc
được nhân hóa trở nên sinh động, gần gũi như con người.
Đặc biệt là gần gũi với các em bé buổi đầu đi học.
Nói chung, đặc điểm nổi bật của bài Tập đọc lớp 1 là
tính ngắn gọn (câu ngắn, bài ngắn) và tính chân thật (nội
dung dễ hiểu, dễ nhớ). Xét về cấu trúc và hình thức, đa
số các bài Tập đọc lớp 1 là những văn bản dưới bậc. Điều
này có nguyên nhân từ yêu cầu phù hợp với đặc điểm
tâm lí và năng lực của HS lớp 1. Đồng thời, giải quyết
đúng trọng tâm nhiệm vụ của Tiếng Việt 1 là chú trọng
hình thành kĩ năng đọc và cung cấp vốn từ ngữ cho HS.
2.3. Những nội dung về văn hóa trong văn bản Tập
đọc lớp 1
2.3.1. Khái niệm “văn hóa”
Khái niệm “văn hóa” vốn được sử dụng với rất nhiều
nghĩa. Xuất phát từ những mục đích sử dụng khác nhau, lĩnh
vực nghiên cứu khác nhau mà “văn hóa” được các nhà nghiên
cứu định nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, “văn hóa” bao
gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín
ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Theo nghĩa thông
dụng, “văn hóa” được dùng để chỉ trình độ (trình độ văn hóa).
Theo nghĩa chuyên biệt “văn hóa” chỉ trình độ phát triển của
một giai đoạn lịch sử (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo). Vì
vậy, thật khó để đưa ra một khái niệm khả chấp cho mọi
trường hợp. Ở đây, chúng tôi hiểu khái niệm “văn hóa” theo
nhận định của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [3; tr 431].
2.3.2. Giá trị văn hóa qua các bài Tập đọc lớp 1
Có thể thấy, những kiến thức đầu tiên HS được học
là bộ “công cụ” đơn giản nhưng thiết yếu nhất giúp con
người có thể vận dụng để sinh tồn và thích ứng với những
đòi hỏi của cuộc sống. Dù chỉ bắt đầu với ba chủ điểm,
song các văn bản Tập đọc lớp 1 đã cung cấp kiến thức
nhiều mặt cho học sinh như ngôn ngữ, văn hóa, những
hiểu biết về thiên nhiên, phong tục tập quán, lịch sử đất
nước, sự kiện lịch sử tất cả đều được đề cập trong hệ
thống bài đọc. Thông qua 3 chủ điểm: Nhà trường, Gia
đình, Thiên nhiên - Đất nước, HS được cung cấp một hệ
thống giá trị về đạo đức (truyền thống yêu nước, những
bài học về giá trị đạo đức, hành vi), văn hóa ứng xử
(uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước, yêu hòa
bình, bình đẳng nam nữ, tình đoàn kết, hữu nghị), văn
hóa thẩm mĩ (yêu hòa bình, yêu cái đẹp, phê phán cái
xấu, ca ngợi những điều cao cả...). Ví dụ:
- Với chủ điểm Nhà trường
Thông qua bài đọc Trường em, Cây bàng, Đi học
giúp HS hiểu được ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết
với các bạn học sinh. Từ đó, các em biết yêu thương, có
ý thức bảo vệ trường lớp và tài sản trong nhà trường.
Thông qua bài Tặng cháu, Chuyện ở lớp giáo dục cho
HS biết học tập thật tốt, thật ngoan để ba mẹ vui lòng và
trở thành một người có ích cho đất nước.
Thông qua bài Người bạn tốt giúp HS biết giúp đỡ
bạn bè trong học tập, biết không nên nói dối làm mất lòng
tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
- Với chủ điểm Gia đình
Thông qua bài Bàn tay mẹ, Cái Bống, Quà của bố,
HS hiểu được tình cảm của ba mẹ dành cho con của mình
cao cả và bao la biết nhường nào. Từ đó, các em biết yêu
thương, hiếu thảo, kính trọng với ba mẹ của mình.
Thông qua bài Ngôi nhà giúp HS cảm nhận được
ngôi nhà như người bạn thân thiết và gắn bó. Từ đó, các
em biết trân trọng và bảo vệ mái ấm của mình.
Thông qua bài Người trồng na giáo dục cho HS biết
đến đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thông qua bài Bác đưa thư giúp HS hiểu được công
việc vất vả của người lao động, từ đó biết ứng xử và có
tấm lòng yêu thương đối với mọi người.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 18-22
22
Thông qua bài Làm anh, giáo dục cho các em biết yêu
thương, biết trách nhiệm đối với em nhỏ của người làm anh/chị.
- Với chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước
Thông qua các bài Tập đọc về chủ điểm Thiên nhiên -
Đất nước, HS biết được vẻ đẹp của những cảnh vật xung
quanh cuộc sống của các em. Từ đó, giúp các em thêm yêu
thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống của mình hơn.
Khảo sát hệ thống kiến thức về văn hóa mà HS lớp 1
được học, chúng tôi có bảng sau:
Nội dung bảng thống kê trên cho thấy, các kiến thức
để ứng xử với môi trường xã hội chưa được đề cập đến
trong các bài đọc lớp 1. Điều này là hoàn toàn phù hợp
với khả năng và không gian giao tiếp của em bé (giao tiếp
của HS lớp 1 chủ yếu vẫn đang là không gian gia đình và
lớp học). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không
cần thiết để cung cấp những kiến thức và kĩ năng giao
tiếp xã hội cho các em.
Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng thay đổi giáo
dục với việc thay đổi chương trình SGK mới. Với mục tiêu
giúp HS phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức
đọc, viết, nói và nghe (gồm cả giao tiếp đa phương thức), đặc
biệt là lớp 1, năng lực đọc được đặt lên hàng đầu, tập trung
vào hai yêu cầu chính là đọc đúng và đọc hiểu. Trước hết là
biết đọc đúng với tốc độ phù hợp và biết đọc thầm để có khả
năng đọc hiểu những câu chuyện, bài thơ, bài văn, kịch bản
văn học và văn bản thông tin. Việc chọn bài Tập đọc phù hợp
cho HS cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Từ việc xác
định vai trò, mục tiêu của chương trình mới và đặc điểm của
chương trình hiện hành, chúng tôi có một số đề xuất như sau:
- Về nội dung và cấu trúc: cần chọn những văn bản
dù ngắn gọn vẫn cần phải có cấu trúc đầy đủ, chặt chẽ.
Điều này sẽ giúp học HS hình thành thói quen tư duy
logic và năng lực triển khai, tổng hợp vấn đề, biết giải
quyết triệt để mục tiêu đặt ra. Đặc biệt, tạo tiền đề cho
việc học làm văn sau này của các em.
- Về dung lượng: nên chọn bài có dung lượng vừa đủ
để tăng số lượng HS luyện đọc được trọn vẹn bài đọc
trong một giờ dạy. Bởi lẽ mục đích của việc đọc cần
hướng tới là đọc hiểu. Nếu các em được đọc trọn vẹn một
nội dung, khả năng tiếp nhận sẽ cao hơn.
- Ngoài những văn bản cung cấp kiến thức có tính
giáo dục cao chúng ta cần bổ sung thêm các bài đọc trau
dồi kiến thức về nghi thức lời nói và giao tiếp-ứng xử với
môi trường xã hội. Chương trình hiện nay chỉ có hai bài
hướng dẫn HS nói lời chào và lời chia tay (Mẹ và cô, tr
73 và Bác đưa thư, tr 136).
3. Kết luận
Tóm lại, với mục tiêu chủ yếu của Tiếng Việt lớp 1 là
chú trọng dạy chữ trên cơ sở dạy âm và dạy âm là để dạy
chữ, với quan điểm dạy học giao tiếp và phát triển năng lực
cho người học, việc lựa chọn bài tập đọc để đưa vào chương
trình dạy học là hết sức quan trọng. Để đạt được mục tiêu
dạy học tập đọc cho HS lớp 1, cần có sự lựa chọn kĩ lưỡng
để phù hợp với đối tượng, bổ sung thêm thể loại văn bản
phong phú, đa dạng hơn để tạo hứng thú cho HS. Đây chính
là cơ sở để phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt nói chung
và phát triển kĩ năng đọc cho HS lớp 1 nói riêng.
Tài liệu tham khảo
[1] O.I. Moskalskaja (1996). Ngữ pháp văn bản (Trần
Ngọc Thêm dịch). NXB Giáo dục.
[2] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số: 22/2016/TT-
BGDĐT ngày 22/9/2016 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học (ban
hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[3] Hồ Chí Minh toàn tập (1995). NXB Chính trị Quốc gia.
[4] Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở Văn hóa Việt Nam.
NXB Giáo dục.
[5] Lê Phương Nga (2002). Dạy học tập đọc ở Tiểu học
mới. NXB Giáo dục.
[6] Bộ GD-ĐT (2015). Tiếng Việt 1, tập 2. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[7] Trần Thị Lam Thủy (2018). Vốn sống và vốn từ. Tạp
chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 4, tr 41-45.
Tổng hợp kiến thức về văn hóa trong văn bản Tập đọc lớp 1
Kiến thức
văn hóa
Văn hóa
nhận thức
Văn hóa
tổ chức cộng đồng
Văn hóa ứng xử
với môi trường tự nhiên
Văn hóa ứng xử
với môi trường xã hội
Nhận
thức về
vũ trụ
Nhận
thức về
con người
Văn hóa tổ
chức đời
sống tập thể
Văn hóa tổ
chức đời
sống cá
nhân
Văn hóa tận
dụng môi
trường tự
nhiên
Văn hóa
ứng phó với
môi trường
tự nhiên
Văn hóa tận
dụng môi
trường xã
hội
Văn hóa ứng
phó với môi
trường xã hội
Số bài 6 18 12 8 10 3 0 0
(Nội dung về văn hóa dựa theo cách phân loại của Trần Ngọc Thêm [4])
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4tran_thi_lam_thuy_68_2164572.pdf