Tài liệu Hệ thống thư viện hiện đại - Chương 2: Thư viện số: Thư viện số
Digital Library
Thư viện số ở Mỹ
• Nhiều thư viện điện tử và thư viện số đã được xây
dựng ở các nước phát triển.
• Thư viện Quốc hội Hoa kỳ đã tiến hành một
chương trình thư viện số khổng lồ nhằm chuyển
đổi vốn tư liệu in truyền thống sang các nguồn tin
điện tử linh hoạt
• (nếu công việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch
thì độc giả và những người dùng ở khắp nơi trên
thế giới trong thế kỷ 21 sẽ có thể bật máy tính,
tìm đến CSDL và truy nhập tới kho tư liệu số hoá
của TVQH Hoa kỳ)
Chia sẻ thông tin toàn cầu
• Nhiều thư viện đại học Mỹ cũng đang tìm cách
để đưa các sưu tập thư viện vào máy tính và
đưa lên mạng để bạn đọc truy nhập sử dụng
rộng rãi.
• Các chuyên gia cũng có tham vọng tập hợp tư
liệu số từ nhiều nơi và thậm chí trên phạm vi
toàn cầu, xây dựng thư viện toàn cầu
(universal library) để thông qua Internet, mọi
người ở bất cứ nơi nào cũng có thể truy nhập.
3 chức năng của thư viện số
• Làm cho người dùng có thể sử dụng được các...
15 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống thư viện hiện đại - Chương 2: Thư viện số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện số
Digital Library
Thư viện số ở Mỹ
• Nhiều thư viện điện tử và thư viện số đã được xây
dựng ở các nước phát triển.
• Thư viện Quốc hội Hoa kỳ đã tiến hành một
chương trình thư viện số khổng lồ nhằm chuyển
đổi vốn tư liệu in truyền thống sang các nguồn tin
điện tử linh hoạt
• (nếu công việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch
thì độc giả và những người dùng ở khắp nơi trên
thế giới trong thế kỷ 21 sẽ có thể bật máy tính,
tìm đến CSDL và truy nhập tới kho tư liệu số hoá
của TVQH Hoa kỳ)
Chia sẻ thông tin toàn cầu
• Nhiều thư viện đại học Mỹ cũng đang tìm cách
để đưa các sưu tập thư viện vào máy tính và
đưa lên mạng để bạn đọc truy nhập sử dụng
rộng rãi.
• Các chuyên gia cũng có tham vọng tập hợp tư
liệu số từ nhiều nơi và thậm chí trên phạm vi
toàn cầu, xây dựng thư viện toàn cầu
(universal library) để thông qua Internet, mọi
người ở bất cứ nơi nào cũng có thể truy nhập.
3 chức năng của thư viện số
• Làm cho người dùng có thể sử dụng được các
dạng nguồn tri thức, thông tin;
• Tạo cơ chế cho phép người dùng nhận dạng, xác
định được các nguồn tin cần tìm và vị trí lưu giữ
các nguồn tin ấy;
• Cung cấp cơ chế chuyển giao các nguồn tin riêng
biệt tới người dùng, kể cả quá trình nhận các
nguồn tin ở nơi khác và chuyển cho người dùng.
(Thư viện như là người môi giới thông tin)
Những dịch vụ cơ bản của thư viện số
• Dịch vụ tàng trữ, là nơi các đối tượng số được ký
gửi và lưu giữ;
• Dịch vụ định danh (đặt tên) đảm bảo cho mỗi đối
tượng số có một tên duy nhất và có ít nhất một vị
trí lưu trữ;
• Dịch vụ chỉ mục: mô tả tập hợp các đối tượng số,
chuyển đổi các câu hỏi thành tập hợp kết quả tìm
có chứa các tên nguồn duy nhất.
• Dịch vụ thu thập: lựa chọn theo các tiêu chí xác
định, dựa vào các mục lục chuyên môn hoá hoặc
các phương tiện trợ giúp phát hiện nguồn khác
Các nguyên tắc xây dựng và phát
triển thư viện số/thư viện điện tử
• Trong khi xây dựng các thư viện số, điều quan
trọng là phải xem xét các nguyên tắc quan
trọng đảm bảo sử dụng dễ dàng các thư viện
đó và giá trị lưu trữ lâu dài.
Các nguyên tắc
1. Cần phải có những dạng tư liệu tiêu biểu. Các
thành phần tư liệu phải được trình bày dưới hình
thức tự nhiên quen thuộc với người dùng.
2. Kết hợp cả ba lĩnh vực : Xã hội (kỹ năng và kiến
thức thông tin của người sử dụng, ảnh hưởng xã
hội đối với dây chuyền chuyển giao thông tin,
luật pháp và chính sách), thông tin (tổ chức,
phát hiện nguồn, vai trò của siêu dữ liệu,...), và
hệ thống (tương tác người - máy, phần mềm và
cấu trúc, qui mô và tương tác)
• 3. Các đường liên kết phải được ghi lại, giữ
gìn, tổ chức và tổng quát hoá.
• 4. Cần phải có sự phân tách giữa thư viện số
và giao diện người dùng cho thư viện đó.
Đối tượng của thư viện số được sử dụng khác
với đối tượng được lưu trữ. Người dùng tin
cần nội dung trí tuệ của tư liệu chứ không
phải là đối tượng số.
• 5. Sử dụng những phương pháp tìm kiếm
tiên tiến.
• 6. Phải phát triển các hệ thống mở, một số
chức năng của cán bộ thư viện sẽ do máy tính
thực hiện.
• 7. Phải hỗ trợ việc truy nhập theo nhiệm vụ tới
các nguồn lưu trữ điện tử
• 8. Phải có quan điểm phát triển lấy người
dùng làm trung tâm. Người dùng phải làm
việc với những đối tượng ở mức tổng quát hoá
thích hợp.
Một số vấn đề khi xây dựng thư
viện điện tử & thư viện số
• Khó tìm kiếm tài liệu do thiếu công cụ hoặc
do bộ máy tìm kiếm tổ chức kém.
• Thiếu các tham chiếu qua lại và mối liên kết
với các tư liệu khác.
• Quá nhiều đường liên kết không cần thiết
hoặc dẫn tới các thông tin vô dụng.
• Thường xuyên cải tổ khiến người dùng nhiều
khi phải phán đoán, mò mẫm nơi có các thông
tin đã được định vị trước đây.
• Thiếu sự nhất quán trong khi trình bày những
thông tin tương tự.
• Thông tin lạc hậu, không cập nhật, sai ngữ
pháp và chính tả.
• Khổ mẫu không tương hợp nên gặp rắc rối
khi tham chiếu trực tuyến và in ra.
Dịch vụ thư viện trên mạng
• Truy nhập các cơ sở dữ liệu do thư viện xây
dựng hoặc do nơi khác làm, có thu hoặc không
thu lệ phí.
• Cung cấp tư liệu: cách này tiết kiệm được
thời gian biên chế và người dùng cũng như
cuớc phí bưu điện. Hiện nay phổ biến dùng e-
mail để chuyển yêu cầu, dùng e-mail hoặc fax
để cung cấp tư liệu.
• Gia hạn mượn
• Gửi các thông báo của thư viện qua e-mail:
về sách đặt đã tới lượt hoặc đòi sách
• Tra cứu điện tử
• Dịch vụ trả lời bạn đọc ( trong vòng 24 giờ )
Thư viện ở Việt Nam từng bước
hiện đại hoá
• Kết hợp các nguồn tin truyền thống với hiện đại
• Bổ sung thêm các tạp chí điện tử toàn văn trên CD-
ROM ( hiện còn quá ít)
• Đặt mua ( trả tiền thuê bao truy nhập) các tạp chí điện
tử toàn văn trên mạng ( hầu như chưa nơi nào làm)
• Số hoá một phần vốn tư liệu ( đặc biệt là các sưu tập
quí hiếm và nơi khác không có, những sưu tập là thế
mạnh của mình,...)
• Điện tử hoá một phần dịch vụ và tạo điều kiện cho
người sử dụng chủ động khai thác các mạng diện rộng,
kể cả truy nhập Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02thuvienso_761_1993622.pdf