Hệ thống sản xuất rau ở Tây Bắc Việt Nam

Tài liệu Hệ thống sản xuất rau ở Tây Bắc Việt Nam: N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 25 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Hệ thống sản xuất rau ở Tây Bắc Việt Nam Gordon Rogers1, Dale Yi2, Phạm Thị Sến3 Cơ quan 1Nghiên cứu vầ Cây trồng Ứng dụng, Sydney, Australia 2Đại học Adelaide, Adelaide, Australia 3Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Phú Thọ, Việt Nam Tác giả đại diện gordon@ahr.com.au Từ khóa Mộc Châu, Hà Nội, rau sạch, nhóm nông dân Đặt vấn đề Nhiệt độ mùa hè cao ở Hà Nội làm cho việc trồng rau ôn đới như cải bắp, đậu và cà chua khó khăn. Từ tháng 5 đến tháng 10, các nhà bán lẻ ở Hà Nội nhập rau từ Đà Lạt hoặc từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là cơ hội duy nhất cho vùng cao Tây Bắc của Việt Nam với khí hậu mát mẻ, đất canh tác và nguồn nước dồi dào để cung cấp rau cho thị trường Hà Nội trong những tháng mùa hè. ACIAR đang hỗ trợ hai dự án thử nghiệm hai cách tiếp cận khác nhau giúp các nông hộ nhỏ Việt ...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống sản xuất rau ở Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 25 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Hệ thống sản xuất rau ở Tây Bắc Việt Nam Gordon Rogers1, Dale Yi2, Phạm Thị Sến3 Cơ quan 1Nghiên cứu vầ Cây trồng Ứng dụng, Sydney, Australia 2Đại học Adelaide, Adelaide, Australia 3Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Phú Thọ, Việt Nam Tác giả đại diện gordon@ahr.com.au Từ khóa Mộc Châu, Hà Nội, rau sạch, nhóm nông dân Đặt vấn đề Nhiệt độ mùa hè cao ở Hà Nội làm cho việc trồng rau ôn đới như cải bắp, đậu và cà chua khó khăn. Từ tháng 5 đến tháng 10, các nhà bán lẻ ở Hà Nội nhập rau từ Đà Lạt hoặc từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là cơ hội duy nhất cho vùng cao Tây Bắc của Việt Nam với khí hậu mát mẻ, đất canh tác và nguồn nước dồi dào để cung cấp rau cho thị trường Hà Nội trong những tháng mùa hè. ACIAR đang hỗ trợ hai dự án thử nghiệm hai cách tiếp cận khác nhau giúp các nông hộ nhỏ Việt Nam tận dụng cơ hội này. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận thứ nhất được thử nghiệm và đánh giá bởi Dự án AGB/2014/035 “Cải thiện sinh kế ở Myanmar và Việt Nam thông qua phát triển chuỗi giá trị rau” và một dự án trước đó, Dự án AGB/2009/053. Hai dự án này làm việc trực tiếp với hệ thống bán lẻ hiện đại, cung cấp rau được chứng nhận an toàn đến các siêu thị và cửa hàng rau sạch ở Hà Nội. Giao tiếp giữa nông dân và các nhà bán lẻ là sự giao tiếp hai chiều, giúp hai bên hiểu rõ những gì họ cần cung cấp. Các nhóm nghiên cứu của dự án đã giúp các nhóm nông dân ở Mộc Châu đáp ứng các tiêu chuẩn và nhận được chứng chỉ đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và rau VietGAP; họ có thể sản xuất và cung cấp rau cho thị trường Hà Nội và truy xuất được nguồn gốc rau. UBND huyện Mộc Châu cũng đã làm việc với các nhóm nông dân và các cơ quan chức năng để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Rau An Toàn Mộc Châu. Cách tiếp cận thứ hai đang được đánh giá bởi dự án rau AGB/2012/059 H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 26 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững “Xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh rau hiệu quả, bền vững tại Tây Bắc Việt Nam” và một dự án khác trước đó, Dự án AGB/2006/112. Các dự án này tập trung vào khu vực Lào Cai ở Tây Bắc Việt Nam, gần điểm du lịch Sa Pa nổi tiếng. Nhóm dự án đã sử dụng phương pháp tiếp cận có tính địa phương nhiều hơn, tập trung vào rau bản địa và làm việc kết hợp chặt chẽ với thị trường địa phương, hội phụ nữ, và nhằm giải quyết các khó khăn cụ thể như phòng trừ các loại sâubệnh hại có mầm mống từ trong đất, dinh dưỡng cây trồng và tiếp thị. Các dự án này xem xét cách tiếp cận trên và nêu bật những thay đổi chính về trong hệ thống canh tácđã đạt được. Kết quả Dự án AGB/2009/053 ở Mộc Châu đã làm việc với 68 nông dân ở các bản Tự Nhiên, An Thái, Tà Niết và Vân Hồ. Trong số này, 71% là phụ nữ, 90% là người dân tộc Kinh là 90%, còn lại 10% là dân tộc H’Mông, Thái và Mường. Dự án mới (AGB/2014/035) nhằm mục đích phát triển một mô hình quản lý nhóm nông nhâm bền vững và có thể nhân rộng, số thôn đã được mở rộng lên tới10, với tổng số 150 nông dân, với tỷ số tỷ lệ người dân tộc thiểu số nhiều hơn. Nông dân có thể tăng thêm 150% thu nhập khi tham gia sản xuất và cung ứng rau chứng nhận an toàn vào thời điểm trái vụ cho các nhà bán lẻ hiện đại ở Hà Nội, so với sản xuất rau truyền thống và bán ở chợ địa phương (Bảng 1). Bảng 1: Kết quả thu nhập của người nông dân từ bản Tự Nhiên ở Mộc Châu. (Số liệu trung bình của 38 hộ thành viên của HTX Tự Nhiên) Hệ thống sản xuất Lãi thuần (triệu đồng/ha/ năm) Quy đổi sang đô Úc (AUD/ha/năm) Trung bình các hộ gia đình sản xuất thông trườngtrong bản Tự Nhiên 120 $7,560 Hộ nông dân sản xuất rau an toàn ở bản Tự Nhiên 300 (150% thu nhập nhiều hơn) $18,900 Hộ nông dân sản xuất lúa thông thường 20 (hoặc ít hơn) $1,260 Hộ nông dân sản xuất ngô thông thường 20 (hoặc ít hơn) $1,260 N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 27 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Trong khuôn khổ dự án ở Lào Cai, một nhóm nông dân mới được thành lập ở Ma Tra (Sapa, Lào Cai), bắt đầu từ một hệ thống canh tác nông nghiệp truyền thống luân canh lúa, ngô và rau để tự cung, tự cấp. Thông qua thử nghiệm các hệ thống canh tác khác nhau, nông dân đã nhận thấy lợi ích của việc sản xuất rau trái vụ, và đã chuyển sang sản xuất bắp cải trái vụ. Tháng 8 năm nay, ông Tao, một thành viên của nhóm Ma Tra đã thu được 51 triệu đồng từ bắp từ thửa ruộng nhỏ của mình (khoảng 500m2). Hợp tác xã Dì Thàng (Bắc Hà, Lào Cai) đã có thể đa dạng hóa sản xuất, cung ứng nhiều loại rau khác nhau đáp ứng nhu cầu của các cửa hàng và nhà hàng cao cấp tại Hà Nội. Dự án đã đầu tư nghiên cứu nhằm giảm thiểu rủi ro và phổ biến cho nông dân những kiến thức mới về sản xuất và kinh doanh rau thông qua việc thực hiện các thử nghiệm về hệ thống nông nghiệp có sự tham gia của nhóm nông dân. Thảo luận và kết luận Các dự án đã chứng minh hai cách tiếp cận nghiên cứu có thể đem lại hiệu quả như thế nào trong việc cải thiện sinh kế của nông dân ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Dự án ở Mộc Châu có tiềm năng lớn hơn để mở rộng và tận dụng các cơ hội thị trường và nguồn lực lớn hơn, trong khi mô hình Lào Cai phù hợp hơn với các nông hộ qui mô nhỏ hơn,nhiều thành phần dân tộc thiểu số hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs3_5578_2207164.pdf
Tài liệu liên quan