Hệ thống phúc lợi trẻ em Nhật Bản ngày nay

Tài liệu Hệ thống phúc lợi trẻ em Nhật Bản ngày nay: Xã hội học, số 1 - 1993 Xã hội học thế giới 93 Hệ thống phúc lợi trẻ em Nhật Bản ngày nay REIHO KASHIWAME 1 . Sự phát triển hệ thống phúc lợi trẻ em Khái niệm "các dịch vụ phúc lợi trẻ em" bao hàm các giải pháp toàn diện không chỉ nhằm vào phúc lợi cho trẻ mà còn cho gia đình và cộng đồng trẻ đang sống. Những dịch vụ này nhằm bảo đảm cho trẻ phát triển cả về mặt thể lực lẫn trí lực, và nhằm cải thiện chất lượng phúc lợi trẻ em. Dịch vụ phúc lợi trẻ em ở Nhật Bản cho phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bắt đầu bằng sự ra đời của Đạo luật về phúc lợi trẻ em, cùng với các luật khác có liên quan và Hiến chương trẻ em. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản gánh chịu hậu quả khó khăn về kinh tế, hơn nữa, tình trạng lộn xộn trong xã hội, sự thất vọng của quằn chúng, đã là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang, trẻ mồ côi do chiến tranh, trẻ mồ côi hồi hương. Trước tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các tổ chức xã hội tạo mọ...

pdf4 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống phúc lợi trẻ em Nhật Bản ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 1 - 1993 Xã hội học thế giới 93 Hệ thống phúc lợi trẻ em Nhật Bản ngày nay REIHO KASHIWAME 1 . Sự phát triển hệ thống phúc lợi trẻ em Khái niệm "các dịch vụ phúc lợi trẻ em" bao hàm các giải pháp toàn diện không chỉ nhằm vào phúc lợi cho trẻ mà còn cho gia đình và cộng đồng trẻ đang sống. Những dịch vụ này nhằm bảo đảm cho trẻ phát triển cả về mặt thể lực lẫn trí lực, và nhằm cải thiện chất lượng phúc lợi trẻ em. Dịch vụ phúc lợi trẻ em ở Nhật Bản cho phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bắt đầu bằng sự ra đời của Đạo luật về phúc lợi trẻ em, cùng với các luật khác có liên quan và Hiến chương trẻ em. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản gánh chịu hậu quả khó khăn về kinh tế, hơn nữa, tình trạng lộn xộn trong xã hội, sự thất vọng của quằn chúng, đã là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang, trẻ mồ côi do chiến tranh, trẻ mồ côi hồi hương. Trước tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các tổ chức xã hội tạo mọi điều kiện để giúp đỡ trẻ em. Năm 1947, Luật phúc lợi trẻ em ra đời lấy mục đích chính là nâng cao sức khỏe trẻ em một cách nhanh nhất và phúc lợi cho tất cả trẻ em. Đạo luật này phản ánh một cách trung thành ý tưởng về một Nhà nước phúc lợi mà hiến pháp Nhật Bản năm 1946 đã quy định. Cũng trong năm đó, Văn phòng trẻ em được thành lập trong Bộ Y tế và phúc lợi, và là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về phúc lợi trẻ em. Năm 1951, một hội nghị do Thủ tướng chính phủ triệu tập đưa ra Hiến chương trẻ em, trong đó xác định khái niệm trẻ em và triết lý cơ bản về phúc lợi trẻ em. Sau đó Hiến chương này đã được phổ biến rộng rãi trong toàn dân. Với sự quan tâm đặc biệt này, trong những năm 1960, khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, dịch vụ phúc lợi trẻ em đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ đó, dù gặp nhiều khó khăn do hậu quả của nền kinh tế nghèo nàn để lại phúc lợi trẻ em luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhiệm vụ quốc gia là cải thiện sức khỏe của trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, do xu hướng già hóa dân cư mà cả hai dịch vụ phúc lợi cho người già và trẻ em đều được coi là cấp thiết. 2. Những thay đổi về môi trường sống của trẻ em và gia đình Những thay đổi mà nền kinh tế Nhật Bản trải qua đã gây ra những biến đổi trong môi trường sống của trẻ và gia đình của chúng. Các biến đổi ấy thể hiện qua các khía cạnh sau: a) Tỉ suất sinh giảm và số sinh thấp. Trong đó phải xét tới các yếu tố ảnh hưởng tới việc giảm mức sinh; (a) số phụ nữ trong độ tuổi sinh để giảm; (b) xu hướng kết hôn muộn do trình độ học vấn của phụ nữ cao hơn và cơ hội tìm kiếm việc làm cho họ tăng lên; (c) chi phí cho việc nuôi trẻ cao; (d) chi phí giáo dục cao. Số gia đình 1 con chiếm 37%; gia đình hai con là 46%; chỉ có khoảng 15% gia đình có từ 3 con trở lên (1990) . b) Xu hướng phát triển gia đình hạt nhân và số các thành viên trong gia đình giảm. Trong năm 1990, số gia đình hạt nhân chiếm khoảng 60%, số các hộ gia đình với 3 thế hệ Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1993 94 Hệ thống phúc lợi trẻ em... cùng chung sống chỉ có 14%. Số thành viên trung bình trong một hộ gia đình xấp xỉ 3,05 (người). c) Ly hôn tăng. d) Số lượng nữ công nhân tăng. 3. Các luật phúc lợi trẻ em Các luật liên quan tới trẻ em gắn liền với các lĩnh vực: phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lao động, bảo hiểm xã hội, tòa án và công an. Các luật liên quan trực tiếp đến trẻ phải kể đến như sau: a) Luật phúc lợi trẻ em (1947) b) Luật trợ cấp nuôi nấng trẻ ( 1961 ) c) Luật trợ cấp nuôi nấng trẻ tàn tật ( 1964 ) d) Luật phúc lợi cho các bà mẹ và những người ăn theo (dependents) và các góa phụ (1965) đ) Luật sức khỏe bà mẹ và trẻ em (1965) e) Luật trợ cấp trẻ em ( 1971 ) . 4. Hệ thống quản lý phúc lợi trẻ em Hệ thống quản lý này được phân chia thành hai cấp độ, gồm các cơ quan chính phủ và các tổ chức địa phương chịu trách nhiệm về phúc lợi trẻ em. 1) Các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về phúc lợi trẻ em. Trong đó bao gồm: a) Các cơ quan chính phủ trung ương Bộ Y tế và phúc lợi chịu trách nhiệm quản lý ở cấp Nhà nước, các Văn phòng trẻ em và gia đình chịu trách nhiệm quản lý phúc lợi trẻ em, bao gồm các phòng sau: kế hoạch hóa, chăm sóc trẻ em, trợ cấp trẻ em, phòng phúc lợi cho người tàn tật và phòng sức khỏe trẻ em. b) Các cơ quan chính phủ địa phương: Các cơ quan này chịu trách nhiệm trong địa bàn thành phố, quận, thị trấn, làng. Họ điều hành việc quản lý trong đó tập trung vào vấn đề cư trú, xem đó là vấn đề căn bản. Các cơ quan này đều có phòng ban riêng chịu trách nhiệm về phúc lợi trẻ em, phúc lợi cho người tàn tật... c) Các cơ quan tư vấn: Bộ Y tế và phúc lợi có Hội đồng phúc lợi trẻ em trung ương: ở cấp quận, thành phố cũng đều có các Hội đồng phúc lợi trẻ em. Các Hội đồng này tiến hành điều tra vấn đề có liên quan tới trẻ chậm phát triển, phúc lợi bà mẹ và trẻ em; đưa ra những lời khuyên bảo về những vấn đề liên quan đến các cơ quan có trách nhiệm. d) Các cơ quan tiến hành các hoạt động phúc lợi hiện nay. Bao gồm: a. Trung tâm hướng dẫn trẻ. Được thiết lập ở cấp quận, thành phố, đưa ra bàn bạc với gia đình các vấn đề về con cái họ, gợi ý các câu hỏi, hình thức trừng phạt, và đưa ra những lời khuyên cần thiết về các vấn đề chăm sóc trẻ. Đây là tổ chức có thẩm quyền được giao phó việc nhận trẻ vào các tổ chức phúc lợi trẻ em hoặc giao phó trẻ cho cha mẹ nuôi. b. Cơ quan phúc lợi. Các cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện những điều khoản trong 6 luật phúc lợi cơ bản là, luật phúc lợi cho người tàn tật, luật phúc lợi trẻ em, luật phúc lợi cho người mẹ với trẻ phụ thuộc và các góa phụ, luật phúc lợi cho người chậm phát triển. c. Trung tâm sức khỏe công cộng. Cung cấp dịch vụ phúc lợi trẻ em như phổ biến những kiến thức về điều kiện vệ sinh, hỏi đáp về tình hình sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe v.v... d. Ủy viên Hội đồng trẻ em: Có trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu cần được chăm sóc của trẻ em, của các bà mẹ mang thai, và hướng dẫn, giúp đỡ họ. Họ cũng hợp tác với các cơ Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1993 Reiho Kashiwame 95 quan phúc lợi trẻ em và phúc lợi xã hội khác. e. Tòa án gia đình: Là một cơ quan pháp lý giải quyết những vấn đề gia đình và vấn đề trẻ phạm tội vị thành niên. Tổ chức này gồm 2 bộ phận, một liên quan tới vấn đề ly hôn, con bị bỏ rơi và sự thừa kế tài sản; bộ phận kia liên quan tới việc phân xử tội phạm vị thành niên. 2) Các tổ chức phúc lợi trẻ em a) Có 14 loại tổ chức, cơ quan phúc lợi trẻ em trong điều khoản về luật phúc lợi trẻ em. Ngoài ra còn có nhiều dạng cơ sở thuận lợi khác được dành cho trẻ em, các bà mẹ với người ăn theo. b) Việc thành lập các tổ chức phúc lợi trẻ em: Chính phủ có trách nhiệm thành lập các cơ quan phúc lợi trẻ em. Các tổ chức quốc gia này có nhiệm vụ đào tạo và giáo dục trẻ phạm tội vị thành niên và đưa ra những điều kiện thuận lợi cho trẻ em chậm phát triển. Ngoài ra các cấp quận, thành phố cũng có trách nhiệm như trên và đưa ra những điều kiện phù hợp với từng địa phương. c) Việc quản lý những cơ sở phúc lợi trẻ em: Để tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trê em, nhà nước đã đưa ra những điều luật quy định về các tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo đời sống văn hóa và sức khỏe cho trẻ đối với các tổ chức phúc lợi trẻ em. Các điều luật quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các giám đốc; các chi phí cho các tổ chức phúc lợi trẻ em (trong đó bao gồm các chi phí cho việc xây dựng nhà cửa, sửa chữa những tiện nghi sinh hoạt...); các quy định của nhà nước về chi phí cho các tổ chức ở các quận, địa phương và các tổ chức của tư nhân. 5. Dịch vụ phúc lợi trẻ em ngày nay Hiện có các loại dịch vụ sau: 1) Sức khỏe bà mẹ và trẻ em: dịch vụ này có thể được chia thành 3 nhóm: dịch vụ sức khỏe (hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, kiểm tra sức khỏe v.v...); dịch vụ thuốc thang (giúp đỡ thuốc thang, tiến hành điều trị), và các dịch vụ nhằm tăng cường sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. 2) Chăm sóc hàng ngày: dịch vụ này được thực hiện ở các trung tâm chăm sóc trẻ hàng ngày khi bố mẹ đi làm hay ốm đau. Các trung tâm này cũng là một trong những tổ chức phúc lợi trẻ em, nó đặc biệt chú ý đến các trang thiết bị sử dụng dùng cho trẻ, và lựa chọn đội ngũ nhân viên làm việc rất thận trọng để phù hợp với công việc chăm sóc trẻ. Các trung tâm này làm việc có thể đến 7 giờ hoặc 10 giờ tối và quy định số trẻ ở từng độ tuổi cho mỗi nhân viên chăm sóc. Ngoài ra, trung tâm còn có các nhóm chăm sóc trẻ bị tàn tật, hướng dẫn trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau. 3) Tăng cường sự phát triển sức khỏe của trẻ em: Dịch vụ này bao gồm cả việc trao đổi ý kiến và hướng dẫn các vấn đề khác nhau về trẻ em trong gia đình. Nó tích cực ủng hộ việc xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí nhằm đem lại hạnh phúc cho trẻ em; khuyến khích các hoạt động cộng đồng vì người mẹ và trẻ em; trao đổi các chương trình giữa người già và trẻ em, thành lập và ủng hộ các câu lạc bộ chăm sóc trẻ. . . 4) Hệ thống trợ cấp cho trẻ em: đưa ra các quy định về các cá nhân được nhận trợ cấp trẻ em. Do là số con của bố mẹ (hay người đỡ đầu); là thu nhập hàng tháng không quá mức quy định; thời gian nhận trợ cấp; số tiền trợ cấp cho số con phải nuôi: 5) Các biện pháp giúp cho trẻ tàn tật về mặt thể lực cũng như về mặt tâm thần. 6) Dịch vụ phúc lợi cho trẻ em cần được chăm sóc: Trẻ cần được chăm sóc ở đây được chia làm 3 loại: (a) trẻ cần chăm sóc và bảo vệ; (b) trẻ phạm tội vị thành niên; (c) trẻ gặp những khó khăn về mặt tình cảm. Trẻ cần chăm sóc và bảo vệ ở đây là những trẻ không có người đỡ đầu, hay cha mẹ đã chết. Các trung tâm hướng dẫn trẻ hay tổ chức phúc lợi trẻ em có nhiệm vụ giúp trẻ, chẳng hạn gửi vào vườn trẻ, nhà mẫu giáo, hoặc giao phó cho bố mẹ nuôi. Các tổ chức trên Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1993 96 Hệ thống phúc lợi trẻ em... giúp đỡ chi phí nuôi nấng trẻ và thẩm tra trẻ trước khi giao phó cho bố mẹ nuôi. Đối với trẻ phạm tội vị thành niên, một trong những dịch vụ phúc lợi cho trẻ loại này là việc đưa ra các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội thông qua các hoạt động tổ chức cộng đồng, chẳng hạn như các hoạt động của Nhà cho trẻ em, Câu lạc bộ người mẹ, và các chương trình cộng đồng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ em. Với trẻ gặp khó khăn về mặt tình cảm, các tổ chức như Nhà hướng dẫn và giúp đỡ trẻ. Trung tâm giáo dục trẻ, Trung tâm sức khỏe bà mẹ trẻ em... có trách nhiệm giúp trẻ bằng cách mở các lớp nội khoa tâm lý cho trẻ. Trong thời gian gần đây, “ám ảnh về trường học” đang trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, các tổ chức trên càng nỗ lực giúp trẻ vượt qua ám ảnh ấy . 7) Phúc lợi cho bà mẹ với những người ăn theo và các góa phụ: Các gia đình chiếu người cha thường gặp phải những khó khăn về mặt kinh tế. Ở Nhật Bản, trong năm 1988 có tới 849.000 hộ gia đình thiếu cha, trong đó các nguyên nhân chính là bố mẹ ly hôn (≈70%) và người cha bị chết (≈ 30%). Dịch vụ phúc lợi chính cho các gia đình loại này có thể kể đến như sau: a) Dịch vụ bàn bạc ý kiến và hướng dẫn các gia đình thiếu cha, các cơ quan phúc lợi, các trung tâm hướng dẫn trẻ, các ủy viên Hội đồng trẻ em, đó là những tổ chức và người giúp đỡ chính. b) Quỹ tín dụng phúc lợi bà mẹ và trẻ em: Tổ chức này lấy việc tài trợ về kinh tế cho các gia đình thiếu cha là chính. Nó quy định tư cách của một người mẹ được giúp đỡ. Việc cho vay nhằm giúp đỡ gia đình vốn bắt đầu kinh doanh hay tiếp tục kinh doanh, tiền điều trị bệnh tật, làm nhà, và cưới xin... c) Giúp đỡ tìm việc: Việc làm là tiêu chuẩn đầu tiên để giúp các giả đình thiếu cha có kinh tế độc lập và đảm bảo về nhà cửa. Tuy nhiên trong trường hợp người mẹ bị ốm hay thương tật, các nhân viên chăm sóc được cử đến để chăm sóc trẻ em và người mẹ. Đối với những phụ nữ góa chồng, dịch vụ này cũng sản sàng đáp ứng. Một số các Bộ khác như Bộ Lao động hay Bộ Xây dựng cũng giúp đỡ để tìm kiếm việc làm hoặc giảm bớt giá thuê nhà cho các gia đình loại này. d) Cơ sở phúc lợi cho bà mẹ và trẻ em: Nhà cho bà mẹ và trẻ em, Trung tâm phúc lợi bà mẹ và trẻ em. Nhà nghỉ cho bà mẹ và trẻ em là những cơ sở phúc lợi cho các gia đình thiếu cha. Các cơ quan phúc lợi cấp quận và thành phố được ủy quyền làm việc này. Các trung tâm trên cũng cung cấp dịch vụ tư vấn và hướng dẫn đời sống và hoạt động kinh doanh. Các nhà nghỉ giúp cho bà mẹ và trẻ em nghỉ ngơi và giải trí. e) Hưu và trợ cấp: Đối với những gia đình thiếu cha (do chết, ly hôn hay cha mẹ ly thân) người mẹ có quyền nhận trợ cấp. Tuy nhiên có những quy định phụ thuộc vào thu nhập hàng năm của gia đình. Ngoài các biện pháp đảm bảo thu nhập từ hệ thống hưu và trợ cấp có một hệ thống bổ sung trả công cho người nhận giúp đỡ trẻ em và bà mẹ, đặc biệt là thực hiện việc miễn thuế. 6.Đào tạo các nhân viên phúc lợi trẻ em chuyên nghiệp Trước hết đề cập tới đội ngũ những người làm trọng các dịch vụ phúc lợi trẻ em, và những quy định tuyển chọn những người làm trong các lĩnh vực riêng như (a) những người chăm sóc trẻ; (b) những người hướng dẫn trẻ; (c) các thầy giáo hướng dẫn. Họ đều phải tốt nghiệp từ các khoa nhất định của các trường đại học như tâm lý học, giáo dục học hay xã hội học, hay các khóa học về chăm sóc trẻ, hoặc có kinh nghiệm làm việc trong các dịch vụ phúc lợi trẻ em... Nói chung, họ được đào tạo qua một hệ thống thi cử đòi hỏi chất lượng cao được đưa ra từ Bộ Y tế và phúc lợi. Người lược thuật: TỐ HẠNH Nguồn: Child Welfare System and lts Present Situation. 1992. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_1993_reiho_kashiwame_6245_3013.pdf