Tài liệu Hệ thống ô ngăn hình mạng neoweb trong công nghệ gia cố nền đất các công trình giao thông và thủy lợi: 97 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
HỆ THỐNG Ô NGĂN HÌNH MẠNG NEOWEB
TRONG CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT CÁC CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG VÀ THỦY LỢI
Nguyễn Thị Kim Thịnh
Khoa Xây dựng
Email: thinhntk@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 31/7/2017
Ngày PB đánh giá: 28/8/2017
Ngày duyệt đăng: 08/9/2017
TÓM TẮT
Công nghệ Neoweb là một công nghệ mới dùng trong lĩnh vực xây dựng đường trên nền đất
yếu, sụt lở mái dốc, hiện tượng sạt lở trên đường, công nghệ này giúp giảm chi phí xây dựng và
thời gian thi công. Công nghệ Neoweb không phức tạp về thiết kế, thi công và khả năng cung ứng
vật liệu cũng như nguồn nhân lực. Vật liệu có thể tận dụng ở địa phương giúp giảm giá thành sản
phẩm, thích hợp với các tỉnh thành chưa phát triển về kinh tế, mức đầu tư mà vẫn đảm bảo hiệu
quả về mặt sử dụng và bảo trì Bài viết trình bày về phạm vi áp dụng, khả năng làm việc của nền
được gia cố bằng hệ thống Neoweb. Cũng trong bài báo, tác giả đã so sánh giải pháp về kết cấu,
hiệu quả về m...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống ô ngăn hình mạng neoweb trong công nghệ gia cố nền đất các công trình giao thông và thủy lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
HỆ THỐNG Ô NGĂN HÌNH MẠNG NEOWEB
TRONG CÔNG NGHỆ GIA CỐ NỀN ĐẤT CÁC CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG VÀ THỦY LỢI
Nguyễn Thị Kim Thịnh
Khoa Xây dựng
Email: thinhntk@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 31/7/2017
Ngày PB đánh giá: 28/8/2017
Ngày duyệt đăng: 08/9/2017
TÓM TẮT
Công nghệ Neoweb là một công nghệ mới dùng trong lĩnh vực xây dựng đường trên nền đất
yếu, sụt lở mái dốc, hiện tượng sạt lở trên đường, công nghệ này giúp giảm chi phí xây dựng và
thời gian thi công. Công nghệ Neoweb không phức tạp về thiết kế, thi công và khả năng cung ứng
vật liệu cũng như nguồn nhân lực. Vật liệu có thể tận dụng ở địa phương giúp giảm giá thành sản
phẩm, thích hợp với các tỉnh thành chưa phát triển về kinh tế, mức đầu tư mà vẫn đảm bảo hiệu
quả về mặt sử dụng và bảo trì Bài viết trình bày về phạm vi áp dụng, khả năng làm việc của nền
được gia cố bằng hệ thống Neoweb. Cũng trong bài báo, tác giả đã so sánh giải pháp về kết cấu,
hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt môi trường trong xây dựng đường, xây dựng đập giữa kết
cấu thông thường với kết cấu sử dụng công nghệ Neoweb.
Từ khóa: Neoweb, ô ngăn hình mạng, ô ngăn Neoweb, mạng lưới tổ ong, ô ngăn cách Neoweb.
THE NEOWEB NETWORK ENVIRONMENT SYSTEM IN LANDMARK
TECHNOLOGY OF LAND AND IRRIGATION WORKS
ABSTRACT
Neoweb technology is a new technology used in the construction of roads on weak
grounds, sloping slopes, and on sites with phenomena of landslide. This technology reduces
construction costs and construction time. Neoweb technology is not complicated in terms of
design, construction and supply of materials as well as human resources. Materials can be
used locally to reduce the cost of products, which is suitable for the provinces and cities that
have not developed economically, investment levels but still ensures the effectiveness in terms
of use and maintenance... This paper presents the scope of application, the functionality of the
platform that is reinforced with the Neoweb system. The paper also compares structures,
economic and environmental efficiency in road construction and dam construction between
conventional structures and structures using Neoweb technology.
Keywords: Neoweb, net enclosure, Neoweb compartment, honeycomb grid, Neoweb
compartment.
98 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với nước ta, công tác thiết kế và
xử lý móng chưa phát triển, gặp nhiều khó
khăn do điều kiện kinh tế xã hội, địa hình
núi đồi và thời tiết thất thường. Vậy
chuyển giao công nghệ là một bước đi phù
hợp và khả thi với chúng ta hiện nay.
Kết cấu ô ngăn hình mạng Neoweb
tạo thành cốt trong vật liệu bảo vệ bề mặt
đồng thời là ván khuôn trong quá trình thi
công. Vật liệu chèn lấp rất phong phú từ
đất trồng tự nhiên để trồng cỏ, đá dăm,
cuội sỏi cho đến bê tông. Tùy theo yêu cầu
thiết kế khác nhau mà lựa chọn loại
Neoweb nào cho phù hợp cả về mặt kỹ
thuật và kinh tế. Không những thế, thi
công công nghệ Neoweb còn rất đơn giản,
rút ngắn thời gian, thích hợp với điều kiện
khí hậu mưa nắng thất thường như các tỉnh
miền núi nước ta, mặt khác giảm thời gian
thi công là giảm giá thành xây dựng, đó là
một lợi thế không hề nhỏ.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm và phạm vi áp dụng
hệ thống Neoweb
Neoweb là một hệ thống gia cố nền
đất có cấu tạo mạng lưới dạng tổ ong,
giữa các vách ngăn được đục lỗ và tạo
nhám để tạo khả năng thoát nước. Các
mạng lưới ngăn hình tổ ong làm tăng diện
tích phân bố tải trọng lên gấp 4 lần, tăng
góc ma sát trong của đất trong các khối tổ
ong và tăng cường độ chịu tải của đất
yếu, tạo ra một lớp đệm 3 chiều có cường
độ chịu uốn và độ cứng cao. Nó có tác
dụng làm giảm tối đa độ lún thẳng đứng
trên nền đất yếu
.
Hình 1. Ô ngăn Neoweb
Hệ thống Neoweb là công nghệ phân
tách, ổn định gia cố nền được nghiên cứu và
phát triển tại ISRAEL. Neoweb được tạo ra
từ một hỗn hợp gồm nhiều Polimer sắp xếp
một cách đồng bộ. Hợp chất này bao gồm độ
bền sức kháng mỏi HDPE với sự ổn định
hình dáng kích thước và sức kháng cắt từ
biến của Polimer PET.
99 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Hình 2. Áp dụng giải pháp Neoweb
Hợp chất này không bị thoái hoá,
chịu được hoá chất, lửa, nước do đó có độ
giãn nở vì nhiệt thấp, không mất đi các đặc
tính kỹ thuật dưới chu kỳ biến thiên giữa
nhiêt độ rất thấp và nhiệt độ cao từ -70oC
đến +90oC. Độ bền trong môi trường tự
nhiên đạt 50 năm trong điều kiện khắc
nghiệt nhất. Các thanh neo được ghim vào
nền nhằm neo giữ hệ thống với lớp vải Địa
kỹ thuật và nền đất. Ngăn cách đất giữ và
bảo vệ các vật liệu chèn lấp bê trong theo
ba phương, tạo ra cường độ chịu kéo cao
trong từng phương. Kết cấu ô ngăn hình
mạng và tổng hợp polymer đồng bộ của nó
tạo ra nền ra cố vững chắc mong muốn. Vật
liệu chèn lấp phong phú từ đất trồng, đá
dăm, sỏi cuội đến bê tông [1].
Hệ thống Neoweb đã được áp dụng
trình giao thông và thủy lợi trên rất nhiều các
quốc gia như làm móng, đường cho xe hạng
nặng ở sa mạc Siberia, đường dẫn cho thiết bị
khoan ở sa mạc Sahara, đường dẫn trong rừng
Amazon trên nền đất sét bão hòa, đường sắt ở
Ba Lan, hệ thống bảo vệ kênh và tường chắn ở
Hawall
2.2. Sự làm việc của hệ thống gia cố ô
ngăn hình mạng Neoweb
Trường hợp khi không bố trí hệ
thống Neoweb, dưới tác dụng của tải trọng
khi đạt đến trạng thái giới hạn vật liệu nền
đất, hoặc các lớp vật liệu kém dính bị phá
hoại do cắt trượt, đẩy trồi, dẫn đến mất
sức chịu tải.
100 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Hình 3. Sức chịu tải của nền không gia cố và nền được gia cố hệ thống Neoweb[4]
Khi vật liệu nền đất hoặc móng áo
đường được tăng cường bằng hệ thống
Neoweb, tải trọng thẳng đứng truyền trên lớp
vật liệu chèn lấp trong hệ thống Neoweb
chuyển hóa một phần thành ứng suất ngang
tác dụng lên thành các ô ngăn, phân bố ứng
suất rộng hơn sang các ô liền kề, kết quả làm
giảm ứng suất trong các vật liệu chèn lấp
đảm bảo cho các vật liệu chèn lấp không bị
phá hoại, tăng sức chịu tải và giảm độ lún.
Hình 4. Sức kháng xung quanh ô ngăn [4]
Việc tăng cường kết cấu ô ngăn hình
mạng Neoweb còn làm hạn chế sự nở hông
của vật liệu do sức kháng xung quanh ô
ngăn. Hệ thống Neoweb giúp thoát nước
ngang tốt, thoát nước ngang tốt đồng thời
thoát nước nhanh bề mặt đối với mặt
đường không phủ bề mặt. Đất bên trong
các ô lân cận cũng tạo ra sức kháng bị
động chống lại tác dụng của tải trọng
truyền xuống. Ứng suất ngang tác dụng
vào thành ô ngăn đã được đục lỗ và tạo
nhám sẽ sinh ra sức kháng ma sát tiếp xúc
giữa thành ô ngăn và vật liệu chèn lấp.
Sức kháng này sẽ làm giảm ứng suất thẳng
đứng truyền xuống đất nền.
Hình 5. Sức kháng bị động của các ô xung
quanh [4]
Toàn bộ khối đất được kìm hãm và
chắn giữ trong một kết cấu có cường độ
chịu kéo cao tạo ra một lớp có sức kháng
mômen uốn tăng lên. Sức kháng kết cấu
này cũng làm tăng khả năng phục hồi tốt
hơn, đặc biệt dưới các tải trọng tập trung.
101 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Hình 6. Tác dụng của ô ngăn dưới tải trọng
lặp [4]
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm
NeowebTM chịu tải trọng đứng
Hình 7. Hộp thí nghiệm (Han, 2007)[3]
Han (2007) đã nghiên cứu thực
nghiệm ô ngăn hình mạng chịu tải trọng
đứng để đánh giá sự tăng sức chịu tải và
mô đun đàn hồi tương đương của lớp đất
nền được gia cố [3]. Chiều cao của ô ngăn
là 50 mm, kích thước hai chiều dài và rộng
tương ứng là 250mm và 210mm. Chiều
dày của ô ngăn là 1,78mm. Dựa trên kết
quả thí nghiệm thì cường độ chịu kéo
trung bình là 9,3kN/m, độ cứng là
250KN/m tương ứng với biến dạng 2%.
Hộp thí nghiệm như trên hình 7. Kết quả
thí nghiệm cho thấy, với mức chuyển vị
1,25mm, sức chịu tải và độ cứng của đất
nền tăng lên 65%.
2.4. Áp dụng phƣơng pháp gia cố
nền đất bằng công nghệ ô ngăn hình mạng
Neoweb
2.4.1. So sánh kết cấu áo đường mềm
thông thường với áo đường sử dụng công
nghệ Neoweb
Hình 8. Sử dụng công nghệ Neoweb giảm chiều dày kết cấu áo đường [2].
102 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Với một cường độ là tương đương
thì kết cấu áo đường có gia cố bằng hệ
thống Neoweb có chiều dày giảm. Trên
hình 8 nếu sử dụng kết cấu gia cố bằng hệ
thống Neoweb cấp phố đá dăm loại 2
giảm đi 14cm đồng nghĩa với việc nhân
công, máy móc phục vụ cho việc đào và
vận chuyển đất đem đổ sẽ giảm một
lượng đáng kể. Dẫn đến chi phí xây dựng
sẽ giảm.
Hình 9. Công nghệ Neoweb thay thế lớp móng đá dăm gia cố xi măng [2].
Không những thế, hệ thống Neoweb có
thể dùng để thay thế lớp móng đá dăm gia cố
xi măng. Tránh việc sử dụng móng đá dăm
gia cố xi măng có công nghệ thi công phức
tạp và mất nhiều thời gian và không gây hiện
tượng nứt truyền như lớp móng đá dăm gia
cố. Từ đó giảm được chiều dày tối thiểu của
lớp bê tông nhựa.
2.4.2. So sánh về tính hiệu quả kinh tế
Ví dụ 1
Bảng 1. Thông số thiết kế đường[1]
Lề đường Số làn Bề rộng đường Diện tích đường
Ngoài-3m, Trong-1.5m(x2) 2 làn 12.00m(x2) 2,400,000 m2
Số liệu giao thông và địa chất Có những hạn chế
CBR đất nền đường - 3% Thiếu cấp phối có chất lượng cao
Giao thông - xe nặng, W18=55.1x10
6 Chi phí bê tông nhựa cao
- Giải pháp thiết kế thông thường và giải pháp gia cố Neoweb
103 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Hình 10. So sánh lớp móng gia cố và không gia cố Neoweb
KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG THÔNG THƯỜNG
Tổng chiều dày KCAD = 97 cm
KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG GIA CỐ NEOWEB
Tổng chiều dày KCAD = 56 cm
Bảng 2. Tổng hợp các yếu tố hiệu quả kinh tế giữa 2 giải pháp [1]
Thông số
Khối lƣợng
giảm (m3)
Phần trăm
giảm (%)
Chi phí giảm
(US $)
Khối lượng đào nền 984,000 75% 3,837,600
Cấp phối đá dăm móng dưới 1,320,000 100% 34,056,000
Lớp bê tông nhựa phủ bề mặt 144,000 27% 17,010,240
Công tác (đắp/đào) 1,968,000 46% 3,837,600
Xe tải 16m3 cho công tác (đắp/đào) 123,000 46% 34,056,000
Giảm thời gian thi công 1,968,000 42% -
Giảm chi phí xây dựng ban đầu - 20% 23,010,240
Tính toán và so sánh giữa giải pháp
thiết kế áo đường thông thường và giải
pháp gia cố Neoweb thì tổng chiều dày
giảm đi gần một nửa dẫn đến khối lượng
đào nền giảm 75%, công tác đào đắp và
máy móc phục vụ cho công tác đó giảm
đến 46%. Tốc độ thi công vì thế mà
được đẩy mạnh giúp sớm hoàn thiện công
trình tránh được các rủi ro trong quá trình
thi công.
104 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Bảng 3. Hiệu quả về mặt môi trường
Giảm công
tác (đắp/đào)
Khoảng cách vận
chuyển km
Số các xe tải
(16m3/xe)
Tổng quãng đƣờng
vận chuyển
Nhiệt liệu -
2.44km/l
1,968,000 m2 50km (trung bình) 123.00 xe 6,150,000 km 15,006,000
Ví dụ 2
- Thông số thiết kế yêu cầu
Thiết kế giải pháp gia cố mái thượng lưu đập với độ dốc mái H:V=3:1. Yêu cầu chống
nước thấm quá ở phần dưới mực nước thiết kế. Đảm bảo mái dốc ổn định. [4]
- Giải pháp thiết kế thông thường và áp dụng Neoweb
Hình 11. Giải pháp thiết kế [4]
Giải pháp thông thường (BTCT) Giải pháp Neoweb
Bảng 4. Tổng hợp hiệu quả kinh tế giữa giải pháp thông thường và áp dụng Neoweb
(Tổng cộng chi phí trực tiếp cho 1m2 mái đập) [4]
STT Chi phí
Ký
hiệu
Cách tính
Giải pháp
thông thƣờng
(VND)
Giải pháp có
Neoweb
(VND)
I Chi phí trực tiếp T (VL+NC+M+TT) 425,532 407,552
1 Chi phí vật liệu VL (DG + CL + VL) 219,309 363,691
2 Chi phí nhân công NC NCx1,2026x1,2 196,649 36,105
3 Chi phí máy thi công M MTC x 1,08 3,285 1,734
105 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
4 Chi phí khác TT (VL+NC+M)x1,5% 6,289 6,023
II Chi phí chung C NC x55% 108,157 19,858
III
Thu nhập chịu thuế
tính trước
TL (T + C) x 5,5% 29,353 23,508
IV
Chi phí xây dựng
trước thế
G T + C + TL 563,042 450,918
Khi sử dụng công nghệ Neoweb đã tận
dụng các loại vật liệu địa phương, vật liệu tại
chỗ, giúp giảm thiểu công vận chuyển vật
liệu đến chân công trình, nhân công lắp đặt,
máy thi công đơn giản góp phần làm giảm
giá thành xây dựng công trình đến 25% và
gần 50% thời gian thi công.
Tính hữu dụng của công nghệ này còn thể
hiện ở chỗ thích hợp cao với địa hình miền núi,
nơi có nhiều đồi, vách cao, công trình giao thông
đồi núi, công trình thủy lợi phức tạp về địa hình,
mái dốc taluy, độ dốc cao và phức tạp.
3. KẾT LUẬN
Trong bài viết, tác giả đã trình bày phạm
vi áp dụng, những ưu điểm, kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của công nghệ Neoweb. Các ô
ngăn này có tác dụng hạn chế sự nở ngang của
đất nền dưới tác dụng của tải trọng đứng. Do
đó hệ thống này làm tăng độ cứng và sức chịu
tải của đất nền. Các ví dụ trong bài báo là
những minh chứng cụ thể làm sáng tỏ việc áp
dụng hệ thống Neoweb sẽ làm giảm chiều dày
kết cấu áo đường một cách đáng kể và có thể
thay thế lớp móng đá dăm gia cố xi măng có
công nghệ thi công phức tạp. Công nghệ này
mang lại tính hiệu quả về mặt kinh tế, chi phí
xây dựng được giảm từ 20†25%, thời gian thi
công giảm đến 50% và hiệu quả về mặt môi
trường hơn so với phương pháp thông thường.
Hơn nữa công nghệ này lại dễ dàng trong thiết
kế và thi công, nguồn vật liệu, nhân công có thể
lấy tại địa phương. Đối với nước ta, đây là công
nghệ mới chưa được thi công rộng rãi, chưa có
kiểm nghiệm thực tế trong quá trình sử dụng.
Nên cần có các nghiên cứu cụ thể, các công
trình thi công thí điểm để có cái nhìn tổng quan
hơn. Từ đó sớm áp dụng rộng rãi công nghệ
Neoweb vào trong các công trình giao thông và
thủy lợi để đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Minh Tân, Trương Đăng Toàn (2008), Giới thiệu công nghệ mới gia cố nền đất - Hệ
thống ô ngăn hình mạng Neoweb (Áp dụng trong các công trình giao thông và thủy lợi), JIVC
join stock campany, Việt Nam.
2. Emersleben, A. and Meyer, M. (2008), Bearing Capacity Improvement of Asphalt Paved Road
Constructions due to the use of Geocells-Falling Weight Deflectometer and Vertical Stress
Measurements. Proceeding of the 4th Asian Regional Conference on Geosynthetics.
3. Han, J., Yang, X., Leshchinsky, D., and Parsons R. L. (2007), Behavior of Geocell-Reinforced
Sand under a Vertical Load. Geosynthetics Committee.
4. Kief, O. (2007), PRS Neoloy® Geocell Technology for Neoweb® Cellular Confinement
Systems, PRS Mediterranean Ltd, Israel.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_3927_2154189.pdf