Hệ thống lãnh thổ sinh thái, quần xã nhân văn và hệ sinh thái nhân văn trong khoa học môi trường - Nguyễn Thế Thôn

Tài liệu Hệ thống lãnh thổ sinh thái, quần xã nhân văn và hệ sinh thái nhân văn trong khoa học môi trường - Nguyễn Thế Thôn: 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 4 NĂM 2002 Trao đổi HỆ THỐNG LÃNH THỔ SINH THÁI, QUẦN XÃ NHÂN VĂN VÀ HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ưNguyễn Thế Thôn Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học I. Mở đầu Khoa học môi trường là khoa học nghiên cứu môi trường sống của con người và các hệ sinh vật, nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người với môi trường sống ấy nhằm phục vụ thực tiễn cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Sinh thái học nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sinh vật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với môi trường sống xung quanh. Con người cũng là sinh vật, nên nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống chung quanh chính là nghiên cứu sinh thái học con người. Do con người có ý thức tinh thần, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và tổ chức xã hội, nên sinh thái học con người được phân biệt với sinh thái học của sinh vật và...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống lãnh thổ sinh thái, quần xã nhân văn và hệ sinh thái nhân văn trong khoa học môi trường - Nguyễn Thế Thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 4 NĂM 2002 Trao đổi HỆ THỐNG LÃNH THỔ SINH THÁI, QUẦN XÃ NHÂN VĂN VÀ HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ưNguyễn Thế Thôn Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học I. Mở đầu Khoa học môi trường là khoa học nghiên cứu môi trường sống của con người và các hệ sinh vật, nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người với môi trường sống ấy nhằm phục vụ thực tiễn cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Sinh thái học nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sinh vật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với môi trường sống xung quanh. Con người cũng là sinh vật, nên nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống chung quanh chính là nghiên cứu sinh thái học con người. Do con người có ý thức tinh thần, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và tổ chức xã hội, nên sinh thái học con người được phân biệt với sinh thái học của sinh vật và được gọi là sinh thái nhân văn. Do đó khoa học môi trường chính là khoa học sinh thái nhân văn cùng với sự nghiên cứu toàn diện hệ thống môi trường sống của con người và các hệ sinh vật. Sinh thái học có khái niệm và đối tượng nghiên cứu cơ bản là hệ sinh thái. Khoa học sinh thái nhân văn cũng có khái niệm và đối tượng nghiên cứu cơ bản của mình là hệ sinh thái nhân văn, trong hệ sinh thái nhân văn có quần xã nhân văn và sinh cảnh nhân văn. Quần xã nhân văn chính là con người và xã hội của nó cùng các sinh vật có quan hệ đời sống được nuôi trồng hoặc được bảo vệ, xây dựng hoặc bị huỷ hoại, phụ thuộc vào con người trong kinh tế - xã hội và môi trường sống. Còn sinh cảnh nhân văn chính là lãnh thổ sinh thái - lãnh thổ môi trường sống của con người và mọi thể sinh vật. Các vấn đề về hệ sinh thái nhân văn, quần xã nhân văn và hệ thống lãnh thổ sinh thái là những vấn đề mới mà bài báo này muốn đề cập, giới thiệu. Để tiện theo dõi xin được bắt đầu từ vấn đề hệ thống lãnh thổ sinh thái. II. Hệ thống lãnh thổ sinh thái Lãnh thổ sinh thái là lãnh thổ của môi trường sinh thái - lãnh thổ môi trường sống của con người và mọi thể sinh vật, là môi trường sinh thái được cụ thể hoá theo lãnh thổ. Đó là hệ thống lãnh thổ có cấu trúc và chức năng, được phân chia thành những cấp phân vị lãnh thố có quy mô khác nhau. Năm 2000 trên Tạp chí Các khoa học về Trái đất (số 1/2000) tác giả của bài báo này đã công bố bài viết “Về lý thuyết cảnh quan sinh thái”, trong đó đã giới thiệu cảnh quan sinh thái là cấp phân vị cơ sở của hệ thống lãnh thổ sinh thái. Nhỏ hơn cảnh quan sinh thái có các cấp phân vị cơ bản là dạng cảnh quan sinh thái và diện cảnh quan sinh thái. Cảnh quan sinh thái, dạng cảnh quan sinh thái, diện cảnh quan sinh thái được gọi chung là cảnh quan sinh thái∗. Lý thuyết cảnh quan sinh thái được ra đời là do sự phát triển của khoa học môi trường. Con người sống trên các cảnh quan, trên các lãnh thổ tự nhiên khác nhau của bề mặt trái đất, đồng thời con người cũng là sinh vật, nên cũng sống trong các hệ sinh thái khác nhau. Các lãnh thổ tự nhiên và các hệ sinh thái đều là môi ∗ Năm 1993 trên Thông báo Khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (tập số 2/1993) tác giả bài báo này đã có bài viết: “Bàn về sinh thái cảnh quan và cảnh quan sinh thái”, tác giả đã nêu rõ: tuy cùng chung đối tượng nghiên cứu, nhưng sinh thái cảnh quan thuộc về sinh thái học, còn cảnh quan sinh thái thuộc về khoa học lãnh thổ cảnh quan [4]. 2 trường sống của con người, chúng có cùng chung một lãnh thổ của môi trường sống. Về lãnh thổ tự nhiên địa lý học đảm nhiệm nghiên cứu, về hệ sinh thái được sinh vật học nghiên cứu. Khoa học địa lý coi lãnh thổ tự nhiên được hình thành bởi sự phân hoá của lớp vỏ địa lý chủ yếu do sự hoạt động của các quy luật địa đới và phi địa đới, chúng có cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của các thành phần lớp vỏ địa lý, trong đó sinh vật được xem xét chung trong sinh quyển, khí hậu được xem xét trong khí quyển, thủy văn trong thủy quyển, đất trong thổ quyển và địa hình, địa chất trong thạch quyển. Khoa học địa lý nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau của các thành phần cấu trúc của lớp vỏ địa lý, không nghiên cứu các hệ sinh thái trong sinh quyển. Trong khi đó sinh vật học nghiên cứu các hệ sinh thái trong sinh quyển, nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của quần xã sinh vật với nhau và với môi trường sống của chúng là khí hậu của khí quyển, thủy văn của thủy quyển, đất của thổ quyển và địa hình, địa chất của thạch quyển theo các quy luật chuyển hoá vật chất và năng lượng của hệ sinh thái. Các thành phần môi trường của hệ sinh thái cũng chính là các thành phần cấu trúc của lãnh thổ tự nhiên, chúng thống nhất với nhau trong cùng lãnh thổ đó, nhưng do hai khoa học vừa kể trên có mục đích và đối tượng nghiên cứu khác nhau, nên chưa hợp nhất chúng lại với nhau. Khoa học môi trường đòi hỏi thống nhất các môi trường sống lại với nhau trong lãnh thổ môi trường sống của sự thống nhất vốn có về lãnh thổ của chúng và chúng được gọi là lãnh thổ sinh thái. Cảnh quan sinh thái chính là sự thống nhất lãnh thổ cảnh quan địa lý và hệ sinh thái của sinh vật ở trên lãnh thổ cảnh quan đó. Cảnh quan sinh thái có cấu trúc của lãnh thổ cảnh quan địa lý cùng với cấu trúc của hệ sinh thái; có chức năng hoạt động của các thành phần cấu trúc cảnh quan địa lý và chức năng hoạt động của hệ sinh thái trong sự thống nhất với nhau của lãnh thổ sinh thái thống nhất đó. Khi nói đến cấu trúc tức cũng là nói đến hoạt động chức năng của cấu trúc vì có cấu trúc mới có hoạt động chức năng. Khi nói đến chức năng tức cũng là nói đến kết quả của hoạt động cấu trúc. Vì vậy cảnh quan sinh thái đã được định nghĩa là tổng thể lãnh thổ hiện tại có cấu trúc của cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển ở trên đó. Cảnh quan sinh thái được phân biệt theo các cấu trúc cảnh quan và theo các chức năng sinh thái khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau [5]. Như trên đã nói cảnh quan sinh thái là cấp phân vị cơ sở và dưới nó có các cấp phân vị cơ bản là dạng cảnh quan sinh thái và diện cảnh quan sinh thái mà diện cảnh quan sinh thái là cấp phân vị lãnh thổ nhỏ nhất. Các cảnh quan sinh thái được hợp nhất lại với nhau thành cấp phân vị lớn hơn được gọi là Vùng sinh thái. Các Vùng sinh thái được hợp nhất lại với nhau thành Khu sinh thái. Các Khu sinh thái được hợp nhất lại với nhau thành Miền sinh thái. Các Miền sinh thái được hợp nhất lại với nhau thành Xứ sinh thái, chúng theo quy mô từ nhỏ đến lớn. Cũng giống như cảnh quan sinh thái vùng sinh thái có cấu trúc của vùng địa lý tự nhiên và có các chức năng sinh thái của các hệ sinh thái ở trên vùng địa lý tự nhiên đó. Khu sinh thái có cấu trúc của khu địa lý tự nhiên và có các chức năng sinh thái của các hệ sinh thái ở trên khu địa lý tự nhiên. Miền sinh thái, xứ sinh thái cũng tương tự như vậy, đều có cấu trúc của miền, của xứ địa lý tự nhiên và các chức năng sinh thái của các hệ sinh thái ở trên Miền và trên Xứ đó. Các chức năng sinh thái của các lãnh thổ sinh thái cũng có quy mô từ nhỏ đến lớn của hệ thống lãnh thổ sinh thái vừa kể. Do khuôn khổ bài báo có hạn chúng tôi không thể trình bày hết cấu trúc lãnh thổ địa lý và chức năng sinh thái khác nhau ở trên các lãnh thổ sinh thái khác nhau, cũng như không thể trình bày hết các định nghĩa chi tiết về cấu trúc và chức năng của hệ thống lãnh thổ sinh thái. Cấu trúc của lãnh thổ địa lý tự nhiên về căn bản chúng tôi dựa vào các định nghĩa của các lãnh thổ địa lý tự nhiên trong địa lý học. ở đây chúng tôi muốn làm rõ hơn về chức năng sinh thái của các lãnh thổ sinh thái. Khi nói đến chức năng cần nhận rõ chức năng là các đối tượng, hiện tượng được phát sinh, phát triển từ các đối tượng, hiện tượng có trước theo một quy luật tự nhiên nhất định và theo các mục tiêu nhất định của con người. Chức năng sinh thái của lãnh thổ sinh thái có đa chức năng mà trước hết là chức năng môi trường sống tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc lãnh thổ. Các chức năng của nền địa chất, địa hình, đất, sinh vật, thủy văn, khí hậu đều là các chức năng môi trường sống của con người và các hệ sinh vật. Con người và sinh vật sống nhờ nền địa chất, địa hình, đất, sinh vật, nước và không khí. Chức năng sinh thái quan trọng thứ hai là năng suất sinh học của đa dạng các loài sinh vật trong quần xã của hệ sinh thái . Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái được biểu hiện bởi năng suất sinh học của quần xã trong hệ sinh thái. Chức năng sinh thái thứ ba có ý nghĩa cũng rất quan trọng đó là chức năng 3 kinh tế - xã hội. Sự cung cấp tài nguyên của môi trường (của các thành phần cấu trúc lãnh thổ) là điều kiện rất quan trọng, có khi là chủ yếu, là cơ sở vật chất cho sự phát triển của xã hội loài người, cho sự phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, ngư, công nghiệp, thương mại, du lịch ... và đặc biệt là các hệ sinh thái, các công trình hạ tầng do con người xây dựng có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội và thẩm mỹ. Các chức năng kinh tế - xã hội là các chức năng tự nhiên và nhân tạo được sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội và đó là cơ sở để phân loại các lãnh thổ sinh thái theo các mục đích sử dụng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Ví dụ, phân loại ra cảnh quan sinh thái nông nghiệp, cảnh quan sinh thái lâm nghiệp, cảnh quan sinh thái ngư nghiệp, cảnh quan sinh thái đô thị,v.v... Chức năng thứ tư là chứa đựng, chuyển hoá các chất thải của con người thải ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quy mô hoạt động của các chức năng sinh thái tự nhiên thường được trùng khớp, đồng nhất với quy mô cấu trúc lãnh thổ tự nhiên ở trong cùng cấp đó, nhưng chức năng sinh thái thuộc về kinh tế - xã hội có khi được xác định khác nhau trên cùng quy mô lãnh thổ hoặc có quy mô nhỏ hơn ngay trong quy mô cấu trúc của lãnh thổ tự nhiên. Ví dụ, cùng đều là rừng nguyên sinh có cùng quy mô, cùng sinh khối, nhưng nơi này là rừng phòng hộ đầu nguồn, nơi kia là rừng đặc dụng, rừng khai thác đặc sản. Hoặc trong tổng thể lãnh thổ tự nhiên có rừng nguyên sinh cùng sinh khối, nhưng được chia ra với các mục đích sử dụng khác nhau như rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng bảo tồn, rừng sản xuất khai thác đặc sản, và như thế trên cùng một tổng thể lãnh thổ tự nhiên đã có ba lãnh thổ sinh thái khác nhau theo ba mục đích sử dụng khác nhau. Các lãnh thổ sinh thái của hệ thống lãnh thổ sinh thái là các lãnh thổ môi trường sống của con người và các hệ sinh vật. Đó là các sinh cảnh của hệ sinh thái nhân văn sẽ được đề cập ở phần sau. III. quần xã nhân văn Tập hợp nhiều cá thể người tạo thành quần thể người. Quần thể người cũng là quần thể sinh vật vì con người là sinh vật, nhưng do con người có trí tuệ, có khoa học kỹ thuật, có văn hoá, có kinh tế và tổ chức xã hội, có tôn giáo, dân tộc, có giai cấp và đảng phái....nên quần thể người khác với quần thể sinh vật và phải được gọi đó là quần thể nhân văn. Quần thể này có nhiều tính chất đặc biệt như là quần xã của xã hội loài người. Quần xã nhân văn thực sự được biểu hiện rõ là khi quần xã đó do con người hình thành nên. Đó là một quần xã có đầy đủ từ vật sản xuất, vật tiêu thụ cấp 1, cấp 2 ...đến vật phân huỷ, trong đó có cả con người. Kể từ khi loài người biết trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra được các giống mới, các cây trồng và vật nuôi bao gồm các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây nguyên liệu và gia cầm, gia súc cùng với động thực vật nuôi trồng dưới nước,...các loài sinh vật này luôn luôn tồn tại với con người, hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, liên hệ với nhau bởi những quan hệ sinh thái về thức ăn và nơi ở, biểu hiện bằng những quan hệ tương trợ hay tiêu diệt. Chúng cũng được hình thành trên cơ sở của một quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh, bảo đảm cho mối quan hệ thích ứng giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với ngoại cảnh, dẫn đến một cấu trúc bền vững nhất định do mức độ của các mối quan hệ đó quyết định. Các cây trồng là vật sản xuất, các gia súc gia cầm là vật tiêu thụ cấp 1, con người là vật tiêu thụ cấp 1,2,3,...Chúng hình thành nên quần xã do con người thực hiện trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi theo phong tục, tập quán của các nền văn hoá khác nhau. Quần xã ấy được gọi là quần xã nhân văn có chức năng kinh tế - xã hội. Cũng như các quần xã tự nhiên, quan hệ của các loài khác nhau trong quần xã nhân văn gián tiếp chịu ảnh hưởng của sự biến đổi môi trường do chính bản thân các loài trong quần xã đó gây ra. Đó là một quần xã tập hợp những loài sinh vật có cấu trúc ổn định trong một thời gian nhất định. Trong quần xã nhân văn con người là thành phần loài hoạt động ở trong đó. Những thay đổi của ngoại cảnh do con người gây nên đủ để biến đổi một quần xã nhân văn này và hình thành nên một quần xã nhân văn khác. Ngày nay không còn nơi nào, lãnh thổ nào là không bị con người tác động. Các mức độ tác động có sự khác nhau. Các quần xã tự nhiên bị con người can thiệp, bảo tồn hay tiêu diệt chúng. Sự can thiệp, tác động ngày càng sâu sắc của con người vào các quần xã tự nhiên đã biểu hiện con người là thành phần của quần xã tự nhiên. Khi con người chi phối có tính quyết định đến các quần xã tự nhiên, thì con người làm cho quần xã tự nhiên trở thành quần xã nhân văn mà trong đó con người là thành phần tác động, tham gia hoạt động ở trong đó. Tuỳ theo mức độ tác động và mức độ tham gia hoạt động mà tính nhân văn của quần xã nhân văn 4 được biểu hiện khác nhau. Sự tác động của con người vào tự nhiên để hình thành nên các quần xã nhân văn do con người tạo nên có chức năng kinh tế - xã hội được gọi là quần xã nhân văn kinh tế - xã hội. Ví dụ, con người tác động vào vùng rừng núi Tánh Linh lấn chiếm quần xã tự nhiên có đàn voi tự nhiên sinh sống để tạo ra quần xã nhân văn nương rẫy, có trồng trọt, chăn nuôi và làng xóm. Sự tác động này làm cho đàn voi không có nơi sinh sống, gây nên xung đột giữa voi và người và kết quả là con người phải tổ chức di dời đàn voi tự nhiên ở Tánh Linh đi đến một nơi khác. Như vậy, các quần xã nhân văn tác động và lấn chiếm các quần xã tự nhiên vốn là môi trường tự nhiên - môi trường sống của con người và sinh vật. Các quần xã tự nhiên không có con người tác động vẫn hoàn toàn là quần xã tự nhiên có chức năng môi trường. Các quần xã tự nhiên có con người hoạt động bảo vệ để duy trì chức năng môi trường sống của con người, thì đó là quần xã nhân văn bảo vệ môi trường. Nếu con người thiết lập, xây dựng, cải tạo các quần xã làm chức năng môi trường, thì gọi là quần xã nhân văn xây dựng môi trường. Còn nếu bị con người huỷ hoại, thì đó là quần xã nhân văn huỷ hoại môi trường. Tất cả chúng được gọi chung là quần xã nhân văn môi trường. Như vậy, quần xã nhân văn có hai loại: quần xã do con người tạo nên có chức năng kinh tế - xã hội và quần xã tự nhiên có sự tác động của con người và con người ở trong đó có chức năng môi trường. Quần xã nhân văn kinh tế - xã hội thường tác động vào quần xã nhân văn môi trường trong mối quan hệ mâu thuẫn của sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hai loại quần xã này song song tồn tại, chúng độc lập với nhau, xâm nhập vào nhau, tương tác với nhau, lấn chiếm nhau và hỗ trợ nhau ở trong thể thống nhất của các lãnh thổ sinh thái. Sự phát triển quá mức các quần xã nhân văn kinh tế - xã hội sẽ dẫn đến sự tiêu diệt các quần xã nhân văn môi trường. Sự xác định quần xã nhân văn là sự khẳng định vai trò của con người trong tất cả mọi quần xã. Không được tách rời con người ra khỏi các quần xã sinh vật có liên quan. Nó là vật tiêu thụ cấp cao nhất, có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các sinh vật khác. Sự phân chia ra các quần xã nhân văn kinh tế - xã hội và các quần xã nhân văn môi trường là sự xác định các mối quan hệ tương tác giữa hoạt động kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của con người. Từ đó, muốn kinh tế xã hội phát triển, bảo vệ môi trường bền vững của sự phát triển bền vững, rõ ràng là phải bảo đảm sự cân bằng hài hoà giữa hai loại quần xã nhân văn đó. Con người tạo ra các quần xã nhân văn kinh tế - xã hội có hiệu quả kinh tế để giải quyết vấn đề phát triển, đồng thời con người phải có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, thiết lập và xây dựng những quần xã nhân văn môi trường để giải quyết vấn đề môi trường bền vững. Sự phấn đấu của con người là tạo ra các quần xã nhân văn trong sự thống nhất hài hoà của sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường bền vững trong trường hợp đó được gọi là quần xã nhân văn kinh tế - môi trường. IV. Hệ sinh thái nhân văn Khoa học sinh thái nhân văn được nghiên cứu ở một số nước Châu Âu và ở Mỹ. Lê Trọng Cúc và A. Terry Rambo đã có công lao đưa khoa học này vào Việt Nam. Trong bài viết “Một số vấn đề sinh thái nhân văn và phát triển ở Việt Nam” Lê Trọng Cúc và A. Terry Rambo đã đưa ra định nghĩa sinh thái nhân văn là “khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường”. Theo các ông, “khái niệm này dựa trên nguyên tắc quan hệ có hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường thiên nhiên (hệ sinh thái)”. Tuy các ông có đề cập đến việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa những hệ thống này và sự hình thành những hình thái đặc trưng trong hệ thống xã hội và hệ sinh thái, nhưng trong bài viết các ông chưa đề cập đến hệ sinh thái nhân văn [3]. Trong một bài viết khác các ông có đề cập đến danh từ hệ sinh thái nhân văn nhưng trong khái niệm thì vẫn là khái niệm sinh thái nhân văn, chưa có một định nghĩa riêng cho nó [2]. ở Liên Xô trước đây trong công trình về khoa học cảnh quan, D.L Armand có giới thiệu vài nét về sinh thái học con người. Ông nêu quan điểm của V. X Preobrazenxki và E. L Raikh là, sinh thái học con 5 người không những là vấn đề làm sáng tỏ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sức khoẻ con người, mà còn là vấn đề tương tác giữa con người với môi trường và các phản ứng ngược lại của chúng. Tuy vậy, D.L Armand vẫn định nghĩa “sinh thái học con người là một bộ phận của sinh thái học nghiên cứu các vấn đề về các gánh nặng cực trị đè lên con người và những biến đổi nhân sinh trong thiên nhiên gây ra bởi các gánh nặng đó” [1]. Từ điển Bách khoa thư địa lý Xô Viết (1988) định nghĩa sinh thái học con người là nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xung quanh đối với con người [6]. ở Liên Xô trước đây chưa thấy có khái niệm về hệ sinh thái người hay hệ sinh thái nhân văn. Sinh thái học đã chỉ ra rằng, hệ sinh thái gồm có quần xã và sinh cảnh của nó tạo ra. Tất nhiên, quần xã nhân văn và lãnh thổ sinh thái (môi trường sinh thái theo lãnh thổ) của nó tạo ra hệ sinh thái nhân văn. Như vậy hệ sinh thái nhân văn là một thực thể có thực bao gồm lãnh thổ sinh thái và quần xã nhân văn như đã nói ở trên và được chúng tôi định nghĩa: Hệ sinh thái nhân văn là tổng thể của hai hệ thống, bao gồm hệ thống con người và kinh tế xã hội của nó cùng các sinh vật thuộc quần xã nhân văn và hệ thống môi trường sinh thái (môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân tạo) mà hai hệ thống đó tác động qua lại với nhau trong sự thống nhất tương hỗ của tự nhiên và xã hội. Như trên đã nói, quần xã nhân văn có hai loại được chia theo chức năng kinh tế - xã hội và chức năng môi trường. Nếu xem khái niệm phát triển bền vững là kinh tế xã hội phát triển và môi trường bền vững, thì hệ sinh thái nhân văn cũng được phân loại theo sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự bền vững của môi trường. Ví dụ, phân loại ra hệ sinh thái nhân văn lâm nghiệp kém phát triển và kém bền vững, hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp phát triển kém bền vững, hệ sinh thái nhân văn du lịch phát triển bền vững, hệ sinh thái nhân văn công nghiệp phát triển kém bền vững, hệ sinh thái nhân văn đô thị phát triển tương đối bền vững v.v...Tuy nhiên việc phân loại này còn cần phải được nghiên cứu sâu hơn với các chỉ tiêu phân loại cụ thể hơn. Hệ sinh thái nhân văn bao gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có con người hoạt động ở trong đó, cho nên phạm vi không gian của hệ sinh thái nhân văn bao gồm các không gian của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Vì thế, hệ sinh thái nhân văn có lãnh thổ và ranh giới lãnh thổ của hệ sinh thái nhân văn bao trùm lên các lãnh thổ sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Có thể gọi lãnh thổ của hệ sinh thái nhân văn là lãnh thổ nhân văn. Đó cũng chính là lãnh thổ hành chính của xã hội loài người ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia, liên quốc gia. Khái niệm và nội dung của hệ sinh thái nhân văn có các vấn đề về tổng thể lãnh thổ tự nhiên của địa lý tự nhiên, về kinh tế - xã hội và tổ chức sản xuất lãnh thổ của địa lý kinh tế - xã hội và địa lý dân cư, về nhân văn của địa lý nhân văn, về sinh thái của khoa học sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề của khoa học môi trường, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững chính là xây dựng các hệ sinh thái nhân văn phát triển bền vững. Công trình này được sự tài trợ bởi chương trình khoa học cơ bản. Tài liệu tham khảo [1]. D.L . Armand (1975). Khoa học về cảnh quan (Tiếng Việt). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 226 - 227. [2]. Lê Trọng Cúc, Kathleen gillogly, A. Terry Rambo (1990). Hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền Bắc Việt Nam. Số đặc biệt của Viện Môi trường và chính sách Đông Tây. Số 12 (Tiếng Việt), in tại Thái Lan. [3] Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo (1995). Một số vấn đề sinh thái nhân văn và phát triển ở Việt Nam. Tuyển tập Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội. 15 - 36. [4]. Nguyễn Thế Thôn (1993). Bàn về sinh thái cảnh quan và cảnh quan sinh thái. Thông báo khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội I. Số 2. Hà Nội ,88 - 95. [5]. Nguyễn Thế Thôn (2000). Về lý thuyết cảnh quan sinh thái. Tạp chí các khoa học về Trái đất số 1/2000 (T22). Hà Nội 70 - 75. [6]. Từ điển bách khoa thư địa lý (1988). (Tiếng Nga). NXB Bách Khoa toàn thư Xô Viết. 341 (trong mục từ Sinh thái học). 6 Summary Ecological territory system, humane community, human ecosystem in environmental science Nguyen The Thon Ecological territories are defined and divided, according to the increase of territorial scales. Their taxonomical ranks are: ecolandface, ecolandshape, ecolandscape, ecoregion, ecoprovince, ecocountry and ecostate. Human communities are divided into two types: socio - economy human communities and environmental human communities. Based on the ecological territory and human community, the author advances concept of human ecosystem. Human ecosystem is a complex of two sub - system: sub - system of lucman being and socio - economy will creatures belong to the lurman community; and sub - system of ecological environment (natural ecological environment and artificial ecological environment), these two sub - systems interact in reciprocal integration of Nature and Society.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_thong_lanh_tho_sinh_thai_quan_xa_nhan_van_0088_2167485.pdf
Tài liệu liên quan