Tài liệu Hệ thống hóa, đánh giá những vấn đề cơ bản, cấp bách về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc - Vũ Hồng Phong: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 14/4/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 23/5/2018
(1) Đại học Lao động - Xã hội; e-mail: phongvhulsa@gmail.com
Số 22 - Tháng 6 năm 2018
1. Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về
hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc và có thể
chia thành bốn nhóm công trình nghiên cứu theo
các nội dung chủ yếu sau:
Một là, các công trình nghiên cứu hợp tác với
các quốc gia láng giềng về công tác dân tộc.
Cùng với các công trình khoa học nghiên cứu
về quan hệ tộc người ở nước ta với các nước láng
giềng, thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia
láng giềng về công tác dân tộc như: Nguyễn Văn
Cường (2007), “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam
với Lào và Campuchia (1991 - 2006)”; Lâm Ngọc
Uyên Trân (2008), “Hợp tác du lịch giữa Việt Nam
và Campuchia: Th...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống hóa, đánh giá những vấn đề cơ bản, cấp bách về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc - Vũ Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 14/4/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 23/5/2018
(1) Đại học Lao động - Xã hội; e-mail: phongvhulsa@gmail.com
Số 22 - Tháng 6 năm 2018
1. Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về
hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc và có thể
chia thành bốn nhóm công trình nghiên cứu theo
các nội dung chủ yếu sau:
Một là, các công trình nghiên cứu hợp tác với
các quốc gia láng giềng về công tác dân tộc.
Cùng với các công trình khoa học nghiên cứu
về quan hệ tộc người ở nước ta với các nước láng
giềng, thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia
láng giềng về công tác dân tộc như: Nguyễn Văn
Cường (2007), “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam
với Lào và Campuchia (1991 - 2006)”; Lâm Ngọc
Uyên Trân (2008), “Hợp tác du lịch giữa Việt Nam
và Campuchia: Thực trạng và giải pháp”, Luận
văn thạc sĩ; Nguyễn Sĩ Tuấn (2006) “Cơ sở lịch sử,
chính trị, xã hội và pháp lý của vùng biên giới đất
liền Việt Nam - Campuchia và đề xuất giải pháp ổn
định, phát triển vùng biên giới hai nước”, đề tài cấp
Nhà nước; Lê Thị Trường An (2006), “Quan hệ Việt
Nam - Campuchia trong giải quyết vấn đề biên giới
lãnh thổ”, Luận văn thạc sĩ; Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á (2009), “Vùng biên giới đất liền Việt Nam -
Campuchia: Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý
và các giải pháp phát triển bền vững, hài hòa”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học; Lò Giàng Páo (2010), “Điều
tra đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội tuyến biên
giới Việt Nam – Trung Quốc”, Báo cáo tổng hợp dự
án, ủy ban dân tộc; Hoàng Hữu Bình (2010), “Cơ
sở khoa học của việc đổi mới xây dựng và thực hiện
chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hocá và hội nhập quốc tế”, đề
tài cấp bộ của Ủy ban dân tộc;
Các công trình nghiên cứu trong nhóm đã đánh
giá toàn diện về công tác hợp tác quốc tế với các
nước láng giềng trong đó có hợp tác quốc tế trong
công tác dân tộc. Hầu hết các công trình đã nghiên
cứu làm rõ đường lối, chính sách quan hệ hợp tác
với các nước láng giềng, đánh giá những thành tựu
và những tồn tại trong công tác này, làm rõ nguyên
nhân và đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác
với các quốc gia. Trong đó, các công trình khoa học
cũng đa quan tâm xem xét với nhiều hướng tiếp cận
và nội dung khác nhau. Đặc biệt, các công trình đã
nghiên cứu đã làm rõ cơ sở khoa học để tăng cường
hợp tác giữa các quốc gia trong giải quyết vấn đề
về công tác dân tộc như phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng các vùng dân tộc thiểu
số sát biên giới các nước, tăng cường trao đổi kinh
nghiệm giữa các nước để triển khai hiệu quả công
tác dân tộc.
Hai là, các công trình nghiên cứu hợp tác
quốc tế trong công tác dân tộc với các nước trong
khu vực
HỆ THỐNG HÓA, ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN,
CẤP BÁCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG
CÔNG TÁC DÂN TỘC*
Vũ Hồng Phong(1)
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Công tác dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
các dân tộc, tạo điều kiện để vùng dân tộc thiểu số phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, đặc biệt là
giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là vấn đề hợp tác quốc tế về
công tác dân tộc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong công tác
dân tộc. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực về lý luận, tổng kết thực tiễn và
đề xuất kiến nghị, giải pháp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong công tác
dân tộc vẫn còn nhiều “khoảng trống”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung hệ thống những
công trình nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc, trên cơ sở đó chỉ rõ những “khoảng
trống”, những vấn đề cơ bản cấp bách trong các nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong công tác dân
tộc cần được nghiên cứu trong thời gian tới.
Từ khóa: Công tác dân tộc, Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, những vấn đề cấp bách về công
tác dân tộc, vấn đề cấp bách về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
15Số 22 - Tháng 6 năm 2018
Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu các nội dung có liên quan đến vấn đề
này, tuy nhiên hầu hết các công trình đều nghiên
cứu tổng thể về mối quan hệ giữa nước ta với các
quốc gia trong khu vực, tiêu biểu như các công
trình: Trương Hồ Tố (2002) “Về cơ quan làm công
tác dân tộc của một số quốc gia”, báo cáo tại hội
thảo - Thực trạng và giải pháp kiện toàn hệ thống bộ
máy cơ quan làm công tác dân tộc và miền núi hiện
nay ở nước ta; Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu thực
hiện dự án (2002), “Ổn định dân cư các xã biên giới
Việt – Trung”; Lê Kim Khôi (2003), “Cơ sở khoa
học về phân cấp quản lý công tác dân tộc ở nước
ta”, kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ; Trương Hồ Tố
(2004), báo cáo hội thảo “Công tác đối ngoại của
Ủy ban dân tộc, hợp tác hay quan hệ”; Lò Giàng
Páo (2010), “Điều tra đánh giá thực trạng kinh tế -
xã hội tuyến biên giới Việt – Trung, báo cáo đề tài
cấp bộ, Ủy ban dân tộc; Viện Quan hệ quốc tế (Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
(2010), “Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995
đến nay: Thành tựu, vấn đề đặt ra và trển vọng”,
Đề tài cấp bộ; Dương Thị Huệ (2011), “Hợp tác
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân
cách mạng Lào về đào tạo cán bộ trong hệ thống
chính trị từ 1986 đến 2006”, Luận án tiến sĩ lịch sử.
Các công trình trong nhóm đã nghiên cứu hợp
tác toàn diện giữa Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực, làm rõ lịch sử, quá trình hình thành và phát
triển, thành tựu, nguyên nhân và những hạn chế, đề
xuất các chủ trương và giải pháp tăng cường hợp
tác với các quốc gia trong khu vực. Các công trình
đã nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội trong đó có đề cập đến hợp
tác giải quyết vấn đề về công tác dân tộc và tăng
cường quan hệ giữa các dân tộc, các điều kiện hợp
tác quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực. Các
công trình nghiên cứu trong nhóm đã đánh giá được
những thành tựu, hạn chế về hợp tác quốc tế trong
công tác dân tộc của Việt Nam với các nước trong
khu vực , từ đó đề xuất các mô hình hợp tác phù hợp
trong thời gian tới.
Ba là, các công trình nghiên cứu về hợp tác với
các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong và ngoài
Việt Nam
Cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác với các
quốc gia trong việc giải quyết vấn đề về công tác
dân tộc, trong những năm qua, nước ta còn thực
hiện hiệu quả các thỏa thuận theo chương trình
hợp tác, quan hệ với nhiều nhà tài trợ quốc tế song
phương và đa phương, các tổ chức quốc tế như Ngân
hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên
Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan Hợp tác Phát triển
Australia (AusAID), Liên minh Châu Âu (EU),
Chính phủ Phần Lan, Cơ quan Hợp tác Phát triển Ai
Len (IrishAid), Các tổ chức phi chính phủ (NGO)...
Tuy nhiên, cho đến này các công trình khoa học
nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, chủ yếu là
một số công trình nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm
về các vấn đề an sinh xã hội đối với đồng bào dân
tộc thiểu số, một số nghiên cứu về các chương trình,
dự án đầu tư và viện trợ phát triển kinh tế - xã hội
cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực
hiện với nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, đặc
biệt là sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ đối
với công tác dân tộc. Nhóm các nghiên cứu hợp tác
quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, các viện
nghiên cứu, các tổ chức quốc tế về công tác dân
tộc tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm, xây
dựng và thực hiện công tác dân tộc. Các công trình
nghiên thuộc nhóm này có thể kể đến là: Ủy ban
dân tộc phối hợp với UNDP thực hiện dự án (2003)
“Tăng cường năng lực cho cơ quan và chia sẻ thông
tin trong mạng lưới nghiên cứu về dân bản địa, dân
miền núi”, dự án do UNDP tài trợ; Tổ chức bảo
thiên nhiên quốc tế (IUCN) (2004) “Kế hoạch du
lịch cộng đồng SaPa”; Ủy ban dân tộc phối hợp với
cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hiệp
quốc (UNODC) thực hiện dự án (2005), “Phòng
chống lạm dụng ma túy trong đồng bào dân tộc
thiểu số ở Việt Nam”, Phan Văn Hùng là giám đốc
dự án, dự án được tài trợ bởi ngân sách của các
tổ chức quốc tế (Nhà tài trợ Đan Mạch, UNODC
và các tổ chức quốc tế khác); Ủy ban dân tộc
phối hợp với UNDP thực hiện dự án VIE02/001 –
SEDEMA EMPCD (2009), “Tăng cường Năng lực
cho Ủy ban Dân tộc Xây dựng Thực hiện và Giám
sát Chính sách Dân tộc”; Trần Thị Hạnh (2009),
“Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân
tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất các giải pháp phát
triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi”, dự
án do UNDP tài trợ; World Bank (2009), Ethnicity
and development in Viet Nam” (Dân tộc và phát
triển ở Việt Nam); Nguyễn Cao Thịnh, Phan Văn
Hùng, Trần Thị Hạnh nghiên cứu (2010), “Phân
tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng
dân tộc và miền núi”, dự án được UNDP tài trợ;
Ủy ban Dân tộc, (2011), “Lịch sử 65 năm cơ quan
công tác dân tộc, 1946-2011” Sách chuyên khảo;
Nguyễn Thị Lan Hương làm chủ nhiệm, Viện Khoa
học Lao động và Xã hội đã hợp tác với Viện Hanns
Seidel của CHLB Đức thực hiện dự án (2013), “Rà
soát chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu
số”; Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Định hướng
mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội ở Việt Nam đến
năm 2020”, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã
hợp tác với Viện Hanns Seidel của CHLB Đức xây
dựng báo cáo (2014), “An sinh xã hội đối với dân
tộc thiểu số ở Việt Nam”, Viện Khoa học Lao động
và Xã hội, Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) (2014)
đã nghiên cứu “Tác động của Biến đổi khí hậu đến
sinh kế người DTTS ở vùng Tây Bắc”, đề tài do Ông
Lý Quang Tuấn làm trưởng nhóm nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu trong nhóm này tập trung
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
16 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
vào việc hợp tác với viện nghiên cứu các nước, hợp
tác với các tổ chức quốc tế nhằm nghiên cứu trao
đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc, hỗ trợ phát
triển vùng dân tộc thiểu số, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Các hoạt
động hợp tác quốc tế này đã giúp ủy ban dân tộc
tăng cường được việc trao đổi kinh nghiệm về thực
hiện công tác dân tộc, đồng thời làm cho các nước,
các tổ chức quốc tế hiểu rõ quan điểm, đường lối
chính sách dân tộc của của Đảng, Nhà nước ta. Từ
đó, quan tâm và có thiện chí hỗ trợ nguồn lực góp
phần phát triển nguồn nhân lực, thực hiện xóa đói,
giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các đề tài nghiên cứu trong nhóm này cũng đã chỉ
ra được vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc
hỗ trợ vốn và các nguồn lực khác để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ
thực hiện các chính sách an sinh xã hôi đối với vùng
dân tộc thiểu số, hỗ trợ tài chính cho các nghiên cứu
về công tác dân tộc.
Bốn là, Nhóm các nghiên cứu về các chương
trình, dự án đầu tư và viện trợ phát triển kinh tế
- xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số của các tổ
chức phi chính phủ.
Trong nhóm này, có thể kể đến các công trình
nghiên cứu như: Lê Văn Sơn, (2005), Vai trò của
các tổ chức phi chính phủ trong việc hô trợ kỹ thuật
tăng cường năng lực cho người dân và đối tác
địa phương miền núi phía Bắc”, Luận văn thạc sĩ
ĐHKHXH&NV Hà Nội; Hồ Thạch (2008), với bài
viết “Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài song
hành cùng Việt Nam trong phát triển y tế”; Đỗ Sơn
Hà (2009) “Thực trạng và giải pháp về tổ chức,
hoạt động và quản lý hội, tổ chức phi chính phủ
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Duy Anh (2010),
“Tổ chức phi chính phủ cần được nhìn nhận bình
đẳng với cơ quan nhà nước ”, Tạp chí Khoa học và
tổ Quốc số 11 tr 32-34; Phạm Bảo Khánh (2010),
“Các tổ chức phi chính phủ trong việc hoạch định
và thực thi chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay”,
Luận án tiến sĩ; Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Tăng
cường hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các
tổ chức phi chính phủ”, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế
tổ chức ngày 14/12/2013; Giàng Seo Phử (2014),
“Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quản lý nhà
nước về công tác dân tộc thời kỳ đổi mới, đề xuất
quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong
thời gian tới, Báo cáo tổng hợp UBDT;
Các công trình nghiên cứu trong nhóm này đều
khẳng định, trong những năm gần đây, các tổ chức
phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam đã đóng góp
đáng kể vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát
triển cộng đồng, góp phần cải thiện đời sống cho
người nghèo, đồng bào ở vùng sâu vùng xa. Ngoài
ra, các tổ chức phi chính phủ còn đưa ra các phương
pháp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em,
tham gia phản biện xã hội và vận động chính sách
và các chương trình có liên quan đến trẻ em, đóng
góp đáng kể vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ, giáo
dục trẻ em của nước ta; chống biến đổi khí hậu và
phòng chống HIV/AIDS cũng là lĩnh vực được các
tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia. Tổ chức
phi chính phủ là một trong những nguồn lực hỗ trợ
tích cực góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào
vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Các công trình
nghiên cứu nêu trên cũng đã khẳng định trong hơn
hai thập kỷ qua, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc thiểu số
tại Việt Nam.
2. Những vấn đề cấp bách cần nghiên cứu
về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc thời
gian tới
Qua việc hệ thống hóa các công trình
nghiên cứu có liên quan đến hợp tác quốc tế trong
công tác dân tộc cho thấy, các công trình nghiên cứu
chủ yếu tập trung nghiên cứu về việc hợp tác giữa
Việt Nam với các quốc gia trong phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo an ninh tại các tỉnh miền núi gần
biên giới giữa nước ta và các nước láng giềng và
trong khu vực, nghiên cứu hợp tác quốc tế giữa các
tổ chức của Việt Nam với các tổ chức quốc tế, tổ
chức phi chính phủ để phát triển nguồn nhân lực,
xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, các hoạt
động nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm nhằm triển
khai hiệu quả công tác dân tộc, một số đề tài nghiên
cứu về những hợp tác trên phương diện hỗ trợ, tài
trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
đối với các hoạt động của công tác dân tộc như thực
hiện an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số,
xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Như vậy, có thể thấy là các công trình nghiên cứu
về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc vẫn chủ
yếu tập trung vào một số nội dung có tính lặp đi
lặp lại trong nhiều năm, còn nhiều nội dung chuyên
sâu về hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc chưa
được nghiên cứu, đặc biệt là những vấn đề mang
tính cấp bách trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu, rộng của nước ta và trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tới gần. Cụ thể,
một số khoảng trống trong các nghiên cứu về hợp
tác quốc tế trong công tác dân tộc và những vấn đề
cấp bạch cần tập trung nghiên cứu trong thời gian
tới là:
Thứ nhất, so với các lĩnh vực khác, vấn đề hợp
tác quốc tế trong công tác dân tộc còn chưa được
đầu tư nghiên cứu nhiều, đặc biệt là các đề tài
chuyên sâu về các nội dung hợp tác quốc tế trong
công tác dân tộc. Cho đến nay, chưa có công tŕnh
nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về công tác hợp tác
quốc tế trong công tác dân tộc. Hầu hết các công
trình đều nghiên cứu về công tác đối ngoại, ngoại
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
17Số 22 - Tháng 6 năm 2018
giao trên các lĩnh vực của đời sống mà chưa có công
trình đi sâu nghiên cứu về công tác hợp tác quốc tế
trong công tác dân tộc.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra
được khung lý thuyết, các nội dung cũng như các
hoạt động chủ yếu của công tác dân tộc và chưa có
luận giải sâu sắc về các nội dung được đưa ra. Các
công trình mới đề cập đến các nội dung cụ thể, thực
tiễn, thiên về mô tả, trình bày tư liệu và sự phân
tích, đánh giá, luận giải còn thiếu sức thuyết phục.
Dẫn đến việc tổng kết đánh giá thực trạng còn thiếu
khung lý thuyết dẫn dắt, thiếu nền tảng lý luận cho
những nhận xét, đánh giá.
Thứ ba, có rất ít những công trình nghiên cứu
thực nghiệm được tiến hành theo quy trình từ xây
dựng lý thuyết đến áp dụng nghiên cứu và đề xuất
giải pháp. Nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu dựa
vào tài liệu thống kê thứ cấp, hoặc có triển khai thực
địa nhưng không được tuân theo quy trình mang
tính thực nghiệm.
Thứ tư, hợp tác quốc tế về công tác dân tộc được
thực hiện ở nhiều cấp độ và hình thức khác nhau
nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu
nào đánh giá tính hiệu quả của của từng chương
trình, dự án để chỉ rõ mô hình hợp tác nào có hiệu
quả cần phát huy, mô hình nào thiếu tính khả thi,
thiếu cơ sở khoa học để điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp và thiếu những công trình nghiên cứu làm
rõ các mô hình hợp tác có hiệu quả trên thế giới để
áp dụng ở Việt Nam.
Thứ năm, còn nhiều nội dung về hợp tác quốc
tế trong công tác dân tộc chưa được nghiên cứu,
đi sâu, làm rõ và đặc biệt là chưa có các công trình
khoa học đi sâu nghiên cứu các hình thức, nội dung
hợp tác quốc tế có tính đặc thù trên lĩnh vực công
tác dân tộc.
Thứ sáu, cho đến nay, chưa có công trình nghiên
cứu về hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho
cán bộ làm công tác dân tộc, chưa có công trình
nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm nâng cao năng
lực cán bộ làm công tác dân tộc giữa các nước.
Thứ bảy, chưa có những công trình nghiên cứu
về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong việc quản
lý các dòng người di cư, quản lý các nhóm dân tộc
thiểu số di cư từ nước khác đến hình thành nhóm
dân tộc thiểu số ở nước sở tại. Hiện nay sự di cư
của các tộc người sang các nước láng giềng là rất
phổ biến, hình thành nên nhóm dân tộc thiểu số ở
nước mà họ di cư đến. Như ở Việt Nam hiện nay,
từ sự di cư hình thành nên các dân tộc thiểu số như
người hoa, người Khmer, người Chăm và gần đây
người Thái, người Mã Lai cũng di cư sang nước ta
khá nhiều hình thành nhóm dân tộc thiểu số ở nước
ta. Đây là xu hướng tất yếu của sự di cư của người
Việt ra các nước và các nước vào Việt Nam hình
thành nhóm dân tộc thiểu số của nước sở tại. Tuy
nhiên, việc quản lý những dòng di cư này như thế
nào? Việc quản lý nhóm người này sinh sống tại
Việt Nam ra sao? Giữa các nước cần có sự hợp tác
trong quản lý các dòng di cư, quản lý các nhóm dân
tộc thiểu số đến từ nước khác như thế nào? Đây là
vấn đề đáng quan tâm đang đặt ra cho Việt Nam và
các nước trên thế giới. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn
chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Thứ tám, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 đang được bàn luận rộng rãi, nhiều công trình
nghiên cứu đánh giá về tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0 đến mọi mặt của đời sống xã hội
nước ta. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp tác quốc tế
về công tác dân tộc, chưa có nhiều các cuộc hội
thảo, các bài viết đề cập về vấn đề này. Đây là một
khoảng trống lớn trong nghiên cứu về công tác dân
tộc nói chung và nghiên cứu về hợp tác quốc tế
trong công tác dân tộc nói riêng. Bởi thực tế cho
thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những
thách thức lớn đối với công tác dân tộc trong thời
kỳ mới.
3. Kết luận
Nghiên cứu về hợp tác quốc tế nói chung và hợp
tác quốc tế trong công tác dân tộc cũng đã được
nhiều tác giả nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu
đã có những đóng góp nhất định về lý luận, tổng kết
thực tiễn, đề xuất các kiến nghị, giải pháp về hợp
tác quốc tế trong công tác dân tộc. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong công
tác dân tộc vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, còn nhiều
khoảng trống trong các nghiên cứu về hợp tác quốc
tế trong công tác dân tộc, nhiều vấn đề cấp bách
trong hợp tác quốc tế về công tác dân tộc. Do đó,
trong thời gian tới, các nghiên cứu về hợp tác quốc
tế trong công tác dân tộc cần tập trung giải quyết
những vấn đề cấp bách trong công tác dân tộc như
nghiên cứu, lựa chọn mô hình hợp tác quốc tế phù
hợp với những đặc thù của dân tộc thiểu số của Việt
Nam, cần tập trung nghiên cứu và triển khai các dự
án hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho cán
bộ làm công tác dân tộc, tập trung nghiên cứu các
đề tài về hợp tác quốc tế trong phát triển công nghệ
thông tin, giúp người dân vùng dân tộc thiểu số tiếp
cận với công nghệ thông tin trong đời sống, phát
triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, cần có những đề tài
nghiên cứu về việc hợp tác giữa các quốc gia trong
việc quản lý các dòng di cư giữa các nước, quản lý
nhóm người, tộc người của nước khác di cư sang
nước sở tại, cần có đề tài tổng hợp chuyên sâu về
hợp tác quốc tế trong công tác dân tộc. /
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa
học cấp Nhà nước; “Hệ thống hóa, đánh giá các
nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở Việt
Nam từ năm 1986 đến nay”, Ủy ban Dân tộc.
Tài liệu tham khảo
[1] Lò Giàng Páo (2010), “Điều tra đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
18 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
Nam – Trung Quốc”, Báo cáo tổng hợp dự án, ủy
ban dân tộc;
[2] Trương Hồ Tố (2002) “Về cơ quan làm công
tác dân tộc của một số quốc gia”, báo cáo tại hội
thảo - Thực trạng và giải pháp kiện toàn hệ thống
bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc và miền núi
hiện nay ở nước ta;
[3] Lò Giàng Páo (2010), “Điều tra đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt –
Trung, báo cáo đề tài cấp bộ, Ủy ban dân tộc.
[4] Lê Văn Sơn (2005), Vai trò của các tổ chức
phi chính phủ trong việc hô trợ kỹ thuật tăng cường
năng lực cho người dân và đối tác địa phương miền
núi phía Bắc”, Luận văn thạc sĩ ĐHKHXH&NV
Hà Nội;
[5] Duy Anh (2010) đã viết bài, “Tổ chức phi
chính phủ cần được nhìn nhận bình đẳng với cơ
quan nhà nước ”, bài đăng trên tạp chí Khoa học và
tổ Quốc số 11 tr 32-34;
[6] Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Tăng cường hợp
tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi
chính phủ”, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế tổ chức ngày
14/12/2013;
[7] Ủy ban dân tộc phối hợp với UNDP thực
hiện dự án (2003) “Tăng cường năng lực cho cơ
quan và chia sẻ thông tin trong mạng lưới nghiên
cứu về dân bản địa, dân miền núi”, dự án do UNDP
tài trợ;
[8] Ủy ban dân tộc phối hợp với cơ quan
phòng chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc
(UNODC) thực hiện dự án (2005), “Phòng chống
lạm dụng ma túy trong đồng bào dân tộc thiểu số ở
Việt Nam”, Phan Văn Hùng là giám đốc dự án, dự
án được tài trợ bởi ngân sách của các tổ chức quốc
tế (Nhà tài trợ Đan Mạch, UNODC và các tổ chức
quốc tế khác);
[9] Ủy ban dân tộc phối hợp với UNDP thực
hiện dự án VIE02/001 – SEDEMA EMPCD (2009),
“Tăng cường Năng lực cho Ủy ban Dân tộc Xây
dựng Thực hiện và Giám sát Chính sách Dân tộc”;
[10] Trần Thị Hạnh (2009), “Nghiên cứu thực
trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS)
và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
vùng dân tộc và miền núi”, dự án do UNDP tài trợ;
[11] Nguyễn Cao Thịnh, Phan Văn Hùng, Trần
Thị Hạnh nghiên cứu (2010), “Phân tích và đánh
giá thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc và
miền núi”, dự án được UNDP tài trợ;
[12] Nguyễn Thị Lan Hương làm chủ nhiệm,
Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã hợp tác với
Viện Hanns Seidel của CHLB Đức thực hiện dự án
(2013), “Rà soát chính sách an sinh xã hội đối với
dân tộc thiểu số”;
[13] Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã hợp
tác với Viện Hanns Seidel của CHLB Đức xây dựng
báo cáo (2014), “An sinh xã hội đối với dân tộc
thiểu số ở Việt Nam”, Viện Khoa học Lao động và
Xã hội, Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) (2014)
đã nghiên cứu “Tác động của Biến đổi khí hậu đến
sinh kế người DTTS ở vùng Tây Bắc”, đề tài do Ông
Lý Quang Tuấn làm trưởng nhóm nghiên cứu.
[14] World Bank (2009), Ethnicity and
development in Viet Nam”
SYSTEMATIZATION AND EVALUATION OF URGENT AND BASIC ISSUES
OF INTERNATIONAL COOPERATION IN ETHNIC AFFAIRS
Vu Hong Phong
Abstract: In innovate of the country, ethnic affairs has always been the Party and State have paid special
attention to promote economic development - social, preserve and promote the cultural identity of peoples,
created conditions for ethnic minority areas of sustainable development and hunger poverty reduce. One of
the problems by the Party and State have paid special attention in the recent past, especially the period since
Vietnam joined the World Trade Organization (WTO) is the issue of international cooperation on the ethnic
affairs.. However, there have been many research projects on international cooperation in ethnic affairs.
The research work has made positive contributions to theoretical, practical summaries and proposals and
solutions. However, the study of international cooperation in ethnic affairs still exists, restrictions, and
many “gaps” in the study of international cooperation in ethnic affairs. Within the scope of this article, the
author focuses systematically study on international cooperation in ethnic affairs, on that basis, indicate
the “gap”, the urgent issues in studies on international cooperation in ethnic affairs.
Keywords: International Cooperation on ethnic affairs; the urgent issues of ethnic affairs; urgent issues
of international cooperation in ethnic affairs
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 119_534_1_pb_2203_2151954.pdf