Tài liệu Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng: 78 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL –
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES, VOL 1, ISSUE 4, 2017
Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng
Phan Thanh Tâm
Tóm tắt—Bài viết này trình bày những vấn đề cơ
bản về Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng nhằm
xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ
nhân xưng trong tiếng Stiêng với đại từ nhân xưng
trong tiếng Việt. Hệ thống đại từ nhân xưng của mỗi
dân tộc không những thực hiện chức năng xưng gọi
mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá giao
tiếp của dân tộc đó. Vị trí của đại từ nhân xưng trong
tiếng Stiêng và sắc thái biểu cảm của nó trong giao
tiếp xã hội có những nét đặc trưng riêng trong cách
sử dụng. Thông qua những mẫu câu của tiếng Stiêng
mà chúng tôi đã ghi âm và khảo sát tại thực địa tỉnh
Bình Phước, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận
định chung về đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng và
những điểm khác biệt thú vị trong hệ thống ngôn ngữ
tiếng dân tộc thuộc ngữ hệ Mon-Khmer. Bài...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL –
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES, VOL 1, ISSUE 4, 2017
Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng
Phan Thanh Tâm
Tóm tắt—Bài viết này trình bày những vấn đề cơ
bản về Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng nhằm
xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ
nhân xưng trong tiếng Stiêng với đại từ nhân xưng
trong tiếng Việt. Hệ thống đại từ nhân xưng của mỗi
dân tộc không những thực hiện chức năng xưng gọi
mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá giao
tiếp của dân tộc đó. Vị trí của đại từ nhân xưng trong
tiếng Stiêng và sắc thái biểu cảm của nó trong giao
tiếp xã hội có những nét đặc trưng riêng trong cách
sử dụng. Thông qua những mẫu câu của tiếng Stiêng
mà chúng tôi đã ghi âm và khảo sát tại thực địa tỉnh
Bình Phước, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận
định chung về đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng và
những điểm khác biệt thú vị trong hệ thống ngôn ngữ
tiếng dân tộc thuộc ngữ hệ Mon-Khmer. Bài viết là
những bước tìm hiểu ban đầu về cách sử dụng đại từ
nhân xưng trong tiếng Stiêng.
Từ khóa—tiếng Stiêng, câu tiếng Stiêng.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại từ nhân xưng là các từ dùng để xưng-gọi
trong giao tiếp. Người tham gia giao tiếp phải xác
định cho mình các vai để xưng cho thích hợp, đồng
thời cũng phải chọn một số từ ngữ để gọi cho tương
thích. Tuỳ theo ngữ cảnh, nội dung, mục đích giao
tiếp mà người giao tiếp lựa chọn cách xưng hô sao
cho phù hợp. Chúng tôi thông qua ngữ liệu khảo sát
và thu thập được dựa trên tư liệu điều tra, điền dã
tiếng Stiêng từ thực địa tại tỉnh Bình Phước.
Nghiên cứu và tìm hiểu về Hệ thống đại từ nhân
xưng trong câu tiếng Stiêng, để thấy được nét đặc
sắc văn hoá của người Stiêng qua cách dùng từ
xưng hô.
2 CƠ SỞ DẪN LUẬN
2.1 Khái niệm về đại từ nhân xưng tiếng Việt
“Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với
người khác, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa
Ngày nhận bản thảo: 22-5-2017; Ngày chấp nhận đăng:
27-11-2017; Ngày đăng: 31-12-2017
Bài báo này là một phần kết quả của Đề tài Nghiên cứu
khoa học tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(VNU-HCM) với mã số đề tài là C2015-18b-04.
Phan Thanh Tâm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG-HCM
(email: phanthanhtam@hcmussh.edu.vn)
mình với người ấy” (Đức Nguyễn, 2000, Về cách
xưng hô của học sinh đối với thầy giáo, Tạp chí
Ngôn ngữ (3):73-74). Nhiều nhà Việt ngữ học đã có
những công trình nghiên cứu về đại từ nhân xưng
(còn gọi là đại từ xưng hô) trong tiếng Việt và các
nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về đại từ
nhân xưng trong tiếng Việt có những điểm chung
và có những điểm khác biệt.
Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Đại từ nhân
xưng dùng để trỏ người hay động vật, vật thể. Đặc
điểm ngữ pháp của nó giống đặc điểm ngữ pháp
của danh từ ở chỗ không thể trực tiếp làm vị ngữ mà
phải có hệ từ”. [Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt,
1997, Nxb Giáo Dục Hà Nội].
Còn Đinh Trọng Lạc nói rằng: “Bên cạnh các
đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày, nó, hắn) trong
tiếng Việt còn dùng những từ chỉ quan hệ gia đình
huyết tộc (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu) để xưng hô”.
Ông chú trọng phân tích sắc thái biểu cảm của hệ
thống đại từ nhân xưng tiếng Việt và ông cũng nhấn
mạnh là: “Các đại từ nhân xưng của tiếng Việt
không có sắc thái trung tính như trong tiếng Pháp,
Nga, Hán” [Phong cách học tiếng Việt, 2004,
Nxb Giáo Dục Hà Nội].
Theo Diệp Quang Ban “Nhân xưng từ là những
từ không mang nghĩa, chúng thuộc vào số những từ
dùng để quy chiếuViệc xưng hô theo ngôi trong
tiếng Việt có điểm riêng là không chỉ dùng nhân
xưng từ mà còn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ
ngôi”. [Ngữ pháp tiếng Việt, 2005, Nxb Giáo Dục
Hà Nội].
Quan điểm của Bùi Minh Toán cho rằng “Các
đại từ xưng hô, người nói tự xưng (tôi, tao, chúng ta,
chúng mình, chúng tớ), người nói gọi người nghe
(mày, chúng mày, mi) hoặc chỉ người được nói
tới (nó, hắn, thị, y, chúng, nó). Ngoài ra, trong tiếng
Việt, nhiều danh từ chỉ quan hệ thân tộc được dùng
như đại từ xưng hô: Ông, bà, anh, chị, em, cháu
(dùng rộng trong giao tiếp xã hội). Trong đó, các
đại từ xưng hô của tiếng Việt cũng phân biệt theo
ngôi và số. Còn các danh từ thân tộc dùng để xưng
hô trong gia đình và trong xã hội không phân biệt
theo ngôi, cùng một từ có thể dùng cả ba ngôi, tùy
theo tình huống giao tiếp. [Giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt, 2007, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội].
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 79
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 1, SỐ 4, 2017
Lê Đình Tư thì cho rằng “Đại từ chỉ ngôi (hay
đại từ nhân xưng) trong tiếng Việt khá phức tạp, do
chúng không chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn
được dùng để biểu thị những thái độ, tình cảm khác
nhau của người nói. Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt
thường có tính bắt buộc; khi không dùng chúng,
quan hệ giữa các vai giao tiếp có thể thay đổi theo
hướng xấu hoặc theo hướng suồng sã, thân mật.”
Ông chia đại từ chỉ ngôi tiếng Việt làm hai loại: đại
từ chỉ ngôi chuyên dùng và đại từ chỉ ngôi lâm thời.
[Trang chuyên Ngôn ngữ học, 24/2/2011]
Mặc dù các nhà nhiên cứu có một số điểm nhìn
nhận về đại từ nhân xưng trong cách diễn giải có
khác nhau, nhưng nhìn chung khi đưa ra khái niệm
về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt thì họ có
chung một quan điểm khi cho rằng:
- Từ xưng hô là từ dùng để xưng – gọi trong
giao tiếp xã hội.
- Từ xưng hô có thể dùng cho người, sự vật, đồ
vật, động vật.
- Từ nhân xưng có thể dùng để thay thế cho
danh từ, cho chủ ngữ trong câu khi muốn lặp lại
trong câu giao tiếp.
- Đại từ nhân xưng xuất hiện trong câu biểu lộ
sắc thái tình cảm giữa nhiều người tham gia giao
tiếp
Bài nghiên cứu Hệ thống đại từ nhân xưng
trong tiếng Stiêng của chúng tôi sẽ dựa trên các
khái niệm về đại từ nhân xưng của các nhà nghiên
cứu đã nêu ở trên để nghiên cứu về đại từ trong
tiếng Stiêng và tìm ra những điểm tương đồng và dị
biệt giữa đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng với
đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.
2.2 Chức năng của đại từ nhân xưng trong tiếng
Việt
Trong giao tiếp xã hội của người Việt, việc
‘xưng” và “gọi” giữ một vị trí quan trọng trong
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong từ hoàn
cảnh giao tiếp, việc “xưng” và “gọi” giữa những
người trực tiếp tham gia giao tiếp có sự quyết định
quan trọng đến kết quả cuộc thoại mà các vai tham
gia giao tiếp muốn hướng đến. Có thể nói một cách
cụ thể là các từ “xưng”, “gọi”- chính là những đại
từ xưng hô trực tiếp biểu lộ tình cảm, thái độ của
các vai giao tiếp cùng tham gia giao tiếp trong một
cuộc hội thoại.
Đối với tiếng Việt, mức độ phong phú trong
việc dùng các đại từ nhân xưng cùng biểu thị sự ảnh
hưởng của văn hoá ứng xử trong giao tiếp của
người Việt. Trong các ngữ cảnh cụ thể, đại từ nhân
xưng biểu thị những sắc thái tình cảm và ngữ nghĩa
của phát ngôn (tích cực/ tiêu cực, tôn kính/ ngang
bằng, thân mật/ suồng sã)
Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt được
phân biệt theo ngôi và số: Ngôi thứ nhất số ít: tôi, ta,
tớ, tao, ông, bà, cha, mẹ, con, chị, anh, em(xét
theo ngữ cảnh giao tiếp), số nhiều đa số thêm từ
“chúng” ở phía trước: chúng tôi, chúng ta, một
số có thể thêm “các” ở phía trước: các cô, các thầy,
các bác, các chị(cũng xét theo ngữ cảnh giao
tiếp); Ngôi thứ hai số ít: mày, bay, mi, ngươi(xét
theo ngữ cảnh giao tiếp), số nhiều cũng thêm từ
“chúng” ở phía trước: chúng mày, chúng bay,
chúng mi; Ngôi thứ ba số ít: nó, hắn, số nhiều
cũng thêm từ “chúng” ở phía trước: chúng nó,
chúng hắn. Còn các danh từ chỉ mối quan hệ thân
tộc cũng được dùng như một đại từ nhân xưng để
xưng hô trong những hoàn cảnh giao tiếp thân mật
(gia đình hay những bạn bè thân ngoài xã hội) cũng
được phân biệt theo ngôi và phải đặt chúng trong
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để xác nhận nó
giữ vai trò của ngôi nào trong cuộc thoại của những
người cùng tham gia giao tiếp.
Danh từ chỉ tên người có thể được dùng như
một đại từ nhân xưng mang sắc thái thân mật khi
hai người bạn thân nói chuyện với nhau: Lan sẽ
hướng dẫn Cúc làm món bánh chuối nhé! Trong
một số trường hợp không dùng tên riêng nhưng có
thể sử dụng một từ định danh đứng ngay sau đại từ
nhân xưng để xác định mối quan hệ giữa ngôi thứ
nhất và ngôi thứ hai có mối quan hệ thân tộc như:
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại dùng làm từ
xưng-gọi.
Một số đại từ nhân xưng có định danh sau nó là
số từ (theo cách gọi người ruột thịt trong gia đình
của người miền Nam): anh hai, chị ba, chị tư
cũng được xếp vào loại các đại từ mang sắc thái
nghĩa thân tộc, gọi một cách thân mật giữa các
thành viên trong gia đình. Một số danh từ định danh
mang nghĩa xác định một đối tượng cụ thể trong
quan hệ giữa những người ruột thịt trong một gia
đình cũng được dùng như một đại từ nhân xưng
như: bố, mẹ, cậu, dì, dượng Những danh từ này
cũng có thể dùng kèm với những từ định danh ngay
sau nó để xác định vai vế, vị trí của những người
tham gia hội thoại trong mối quan hệ thân tộc: mẹ
đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng Đồng thời, chúng
cũng có thể kết hợp với số từ ngay sau chúng để
biểu thị mức độ thân mật trong mối quan hệ cụ thể
với những người trực tiếp tham gia giao tiếp: cậu
hai, mợ ba
Đối với tình huống xã giao giữa hai người đối
thoại chưa quen biết, hoặc mới làm quen thường
80 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL –
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES, VOL 1, ISSUE 4, 2017
dùng các từ xưng hô trong gia đình thể hiện thứ bậc
vai vế: cháu – ông, em – anh (chị), con – bố (bác,
chú) hoặc là: tôi – ông (bà). Theo Đinh Trọng Lạc
trong tình huống này người nói không được dùng
lối nói trống không, vì như vậy sẽ bị coi là vô lễ,
khiếm nhã và cũng không dùng các từ thân mật như
“ta”, “mình”, sẽ bị coi là suồng sã. Ngoài ra, tình
huống thông báo khách quan mà ít liên quan đến
người nói và người nghe. Nếu có liên quan thì sử
dụng “tôi” và “chúng tôi” (tự xưng) có khuynh
hướng dùng trong các văn bản khoa học, hành
chính. “ta” và “chúng ta” bao gồm người nói và
người nghe. Còn người được nói đến là họ, người ta
(số đông), chàng, nàng
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt đòi hỏi
người dùng chúng phải xác định rõ các yếu tố như:
Tình huống đối thoại (hoàn cảnh giao tiếp ngữ
cảnh), cương vị và thái độ của các bên tham gia hội
thoại, trong đó đường ranh giới phân chia bậc trên
(tuổi tác), vị trí trong gia đình và trong xã hội, giới
tính (nam, nữ) với bậc dưới (người nhỏ tuổi hơn, vị
trí thấp hơn trong gia đình và ngoài xã hội) rất rõ
ràng. Sự thay đổi về mặt thái độ khi ứng xử trong
giao tiếp và sự thay đổi về vị trí trong gia đình và xã
hội của một người sẽ quyết định việc lựa chọn đại
từ nhân xưng giữa những người tham gia hội thoại
như thế nào khi giao tiếp trong những ngữ cảnh cụ
thể.
3 ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG CÂU TIẾNG
STIÊNG
3.1 Đặc điểm cấu tạo của đại từ nhân xưng trong
câu tiếng Stiêng
Đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng cũng có ba
ngôi như tiếng Việt: ngôi thứ nhất (dùng để xưng),
ngôi thứ hai (dùng để gọi) và ngôi thứ ba (dùng để
chỉ đối tượng được đề cập đến trong ngữ cảnh giao
tiếp xã hội của người nói hoặc người nghe). Có thể
thống kê đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng theo
một hệ thống qua bảng 1 và bảng 2 dưới đây:
BẢNG I
BẢNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG STIÊNG
Ngôi Số Tiếng Stiêng Tiếng Việt
I
ít hey tôi, tao, tớ
nhiều
bâl hey, phŭng hey
bâl nanh, phŭng nanh
bâl bỡn, phŭng bỡn
chúng tôi, chúng tao, chúng tớ
chúng ta
chúng mình, bọn mình
II
ít
ŭn
mĭng
ji
měq
yau
oh
ay
may
chị
cô
bà
anh
ông
em
mày (nữ)
mày (nam)
nhiều
bâl ŭn
bâl mĭng
bâl ji
bâl měq
bâl yau
bâl may, phŭng may
các chị
các cô
các bà
các anh
các ông
chúng mày, chúng bay
III ít
měq ney, yau ney
ŭn ney, mĭng ney, ji ney
păng
anh ấy, ông ấy
chị ấy, cô ấy, bà ấy
nó, hắn
nhiều
bâl păng, phŭng păng
bâl bu
bâl ŭn ney
bâl mĭng ney
bâl ji ney
bâl měq ney
bâl yau ney
chúng nó, bọn nó, lũ nó
họ, người ta
các chị ấy
các cô ấy
các bà ấy
các anh ấy
các ông ấy
Các trường hợp đặc biệt:
Trong khẩu ngữ, các danh từ nanh, bỡn (ta,
mình) được dùng làm đại từ nhân xưng trong hội
thoại khi người nói sử dụng cách nói rút gọn từ và
thể hiện mối quan hệ thân mật với người nghe. Đại
từ nhân xưng này chỉ dùng ở ngôi thứ nhất số nhiều
(không dùng ở ngôi thứ nhất số ít), khi sử dụng
trong hội thoại giao tiếp có thể thêm từ chúng vào
trước thành chúng ta, chúng mình.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 81
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 1, SỐ 4, 2017
a. nanh
(1) Nanh hăn. (Chúng ta đi.)
(2) Nanh buai điêt bu ‘bỡn jơ. (Chúng ta có
khuyên nhưng nó không nghe.)
(3) Nanh ‘bỡn gỡt sơdiang na pơos dak. (Chúng ta
không biết người nào lấy nước.)
(4) Iar pâng nanh nar mhi adĭp stỗp tỗng. (Gà của
chúng ta hôm qua bị mất trộm.)
(5) Păng tât rol nanh. (Nó đến trước chúng ta.)
b. bỡn
(6) Tỗk bỡn hăn bi rol! (Nơi chúng mình đi lúc
trước!)
(7) Bỡn hăn ơoi! (Chúng mình đi đi!)
(8) Bỡn bơ kar phong năh! (Chúng mình làm việc
với nhé!)
(9) Hăn tât nơhoc phong bỡn ‘bỡn? (Đi tới suối
với chúng mình không?)
(10) Kar bơ bỡn rễh rỗm luôc men ‘bỡn? (Công
việc chúng mình đã giải quyết rồi phải
không?)
BẢNG II
BẢNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONG TIẾNG STIÊNG
TT Tiếng Stiêng Tiếng Việt TT Tiếng Stiêng Tiếng Việt
1 rỗng kỵ, sơ 13 měq anh
2 kưk cụ, cố 14 ŭn chị
3 yau ông 15 oh em
4 ji bà 16 sai-klỗw chồng
5 bươp bố 17 sai-ŭr vợ
6 mêy mẹ 18 pơlsa rễ
7 ma bác, cậu 19 lu dâu
8 dễq dượng 20 kon con
9 uai mợ 21 mon, sau cháu
10 cěq dì 22 sey chắt
11 kôuc chú 23 sâm chút
12 mĭng cô, thím 24 sŭt chít
Trong giao tiếp, người tham gia các vai giao
tiếp trong các cuộc hội thoại thường muốn xác định
rõ vị trí các vai hay giới tính của người nói và người
nghe bằng cách kết hợp đại từ nhân xưng ngôi thứ
hai số ít ở vị trí phía trước các danh từ thân tộc. Ví
dụ: yau kưk (ông cố), yau rỗng (ông sơ), ji kưk (bà
cố), ji rỗng (bà sơ)
Tiếng Stiêng sử dụng cách kết hợp các danh từ
thân tộc để chỉ huyết thống nội – ngoại, ví dụ như:
yau bưop (ông nội), ji bưop (bà nội), yau mêy (ông
ngoại), ji mêy (bà ngoại) dùng trong gia đình; měq
pơlsa (anh rể), ŏh pơlsa (em rể), ŭn lu (chị dâu), oh
lu (em dâu), được dùng khá phổ biến trong giao
tiếp quan hệ trong gia đình.
Đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng có thể
dùng trực tiếp hệ thống đại từ của nó, hoặc cũng có
thể dùng danh từ thân tộc làm từ “xưng-gọi” như
trong tiếng Việt. Tuy nhiên, qua khảo sát ngữ liệu
chúng tôi cũng tìm thấy những điểm khác nhau
giữa đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng với đại từ
nhân xưng trong tiếng Việt như đã nêu ở hai bảng
trên.
3.2 Chức năng của đại từ nhân xưng theo ngôi và
số (trong tiếng Stiêng)
3.2.1 Ngôi thứ nhất
a. Số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hey dùng
cho người nói tự xưng về bản thân mình với đối
tượng tham gia đối thoại cùng với họ. Ví dụ như:
tôi, tao, tớ Hey được sử dụng trong giao tiếp xã
hội mà không phụ thuộc vào tuổi tác, vị thế của
người nói và có thể đảm nhiệm chức năng ngữ pháp
làm chủ ngữ, bổ ngữ hoặc từ chỉ sự sở hữu trong
phát ngôn của người nói.
(11) Hey adĭp mêy wai. (Tao bị mẹ đánh. / Mẹ
đánh tao.)
(12) Hey câp pok pei kon iar. (Tôi muốn mua ba
con gà.)
(13) Hey sang phân cơnăng ŏq ỡn ‘ban ‘bỡn? (Tôi
dùng cái chảo này có được không?)
(14) Kâp hey di băk ! (Chờ tao một chút !)
(15) Měq an hey phân ney. (Anh cho tôi cái đó.)
(16) Pai yun mơq hey atop dak. (Con hươu nhìn tôi
bơi trong nước.)
(17) Klỗw kơmlŏh đăt muai wăng ău lăh měq
(pâng) hey. (Chàng trai khoẻ nhất làng này là
anh (của) tôi.)
(18) Âu la bar kon kơ’bư pang hey. (Đây là hai con
trâu của tao.)
(19) Nơhi (pâng) hey lơ bơnâm. (Nhà (của) tôi trên
núi.)
b. Số nhiều
Khi sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số
nhiều chỉ cần thêm lượng từ bâl, phŭng ở phía
trước hey, nanh, bỡn chẳng hạn như: bâl hey,
phŭng hey (chúng tôi); bâl nanh, phŭng nanh
82 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL –
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES, VOL 1, ISSUE 4, 2017
(chúng ta); bâl bỡn, phŭng bỡn (chúng mình).
Ngoài ra, lượng từ phŭng đứng trước bâl nanh còn
mang ý nghĩa số nhiều, chỉ một dân tộc hay một
cộng đồng người (phŭng + bâl nanh). Ví dụ: Phŭng
bâl nanh ras sơdiang. (Chúng tôi dân tộc Stiêng.)
Cũng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít, đại
từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều cũng giữ chức
năng làm chủ ngữ, bổ ngữ và từ chỉ sự sở hữu trong
tiếng Stiêng.
(20) Bâl hey hăn tât cuap ŭn. (Chúng tôi đi đến gặp
chị.)
(21) Păng hăn mrŏh ô phŭng hey. (Nó đi cùng với
chúng tôi.)
(22) Bâl nanh tiêk gỗw, tiêk kơ‘bư lơ bơnâm.
(Chúng tao dắt bò, dắt trâu trên đồi.)
(23) Tơom lơhỗng pâng phŭng nanh ad^p ‘băk.
(Cây đu đủ của chúng ta bị gãy.)
(24) Bâl bỡn bănh tât rŭng ney hân ‘bơn? (Chúng
mình dám đến hang đó hay không?)
(25) Wăng bri ‘bỡn wêc phŭng bỡn yŏh. (Buôn
làng không quên bọn mình đâu.)
3.2.2 Ngôi thứ hai
a. Số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít cũng có
chức năng làm chủ ngữ, bổ ngữ và từ chỉ sự sỡ hữu
trong phát ngôn nhưng nó có sự khác nhau giữa hai
giới giữa nam và nữ như sau: Nam: yau (ông),
bươp/bap (bố/cha), ma (bác/cậu), měq (anh),
sai-klỗw (chồng), may (mày); Nữ: ji (bà), mey (mẹ),
mĭng (cô), cěq (dì), ŭn (chị), sai-ŭr (vợ), ay (mày).
(26) Ji lah ô sau. (Bà nói với cháu.)
(27) Mĭng gâm lăh-dơ hey gâm? (Cô nấu hay tôi
nấu?)
(28) Hey kăh tuôr ŭn mỡt. (Tôi nhớ chị nhiều lắm.)
(29) Yau hăn mrŏh ô phĭng hey. (Ông đi cùng với
chúng tôi.)
(30) ‘Nanh ba měq an hey klănh něh. (Gùi lúa anh
cho tôi tốt quá.)
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít ŏh (em)
dùng để chỉ người nghe, không phân biệt giới tính,
nhưng chỉ dùng để người nói nói với người nhỏ tuổi
hơn mình hoặc căn cứ vào vị thế của các vai giao
tiếp.
(31) Ŏh hăn na? (Em đi đâu?)
(32) Đưom đeh na ŏh ‘bỡn sa piang? (Tại sao em
không ăn cơm?)
(33) Měq câp t^p ŏh. (Anh muốn gặp em.)
(34) Bươp ŏh đaq ŏh hăn dỗw miêr. (Bố em bảo em
lên rẫy.)
Cách xưng hô thân mật, không trang trọng,
tiếng Stiêng dùng đại từ nhân xưng ay (mày) chỉ
giới nữ và may (mày) chỉ giới nam. Thường thì các
đại từ này được dùng trong giao tiếp giữa bạn bè
với nhau hoặc người lớn nói chuyện với người nhỏ
tuổi hơn họ (trong những ngữ cảnh giao tiếp xã hội
cụ thể). Ngoài ra, điểm khác biệt trong tiếng Stiêng
là trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật hay tức giận
giữa vợ chồng tiếng Stiêng vẫn chỉ sử dụng hai đại
từ nhân xưng ay và may.
(35) May bliam blam câp wai bâl bu bơoh. (Mày
dữ dằn muốn đánh người ta à?)
(36) May kơměh bơ phân cơon ney? (Mày đang
làm gì đó?)
(37) Skuat ơoi may! (Im đi mày!)
(38) May ỡn muat tỗk trŭr lăh ‘bỡn? (Mày có ở tại
chòi hay không?)
(39) Bươp juôi may năh? (Bố giúp mày nhé?)
(40) May bâh sa piang. (Mày về ăn cơm.)
(41) Ay hươi pơos dak dăn? (Mày đã lấy
nướcchưa?)
(42) Hey sang ay hăn pok bêh an hey. (Tao bảo
mày đi mua rượu cho tao.)
(43) Sa ơoi ay! (Ăn đi mày!)
(44) Păng huôc cơnăm jang ay. (Nó ít tuổi hơn
mày.)
(45) May wai păng lăh-da păng wai may? (Mày
đánh nó hay nó đánh mày?)
(46) Năr mơhi ay pơ kek bak bưon? (Hôm qua mày
cãi nhau với ai?)
Cũng trong cách xưng hô thân mật, giữa người
nói và người nghe trong một cuộc hội thoại, chúng
tôi thấy đại từ nhân xưng cũng có thể được giản
lược và không xuất hiện trong phát ngôn mà người
nói và người nghe vẫn có thể hiểu nghe được trong
những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
(47) (Měq) Bơh bi ec? (Anh về lúc nào?)
(48) (Měq) Juai hey phong! (Anh giúp tôi với!)
(49) (Měq) Sa ơoi! (Anh ăn đi!)
b. Số nhiều
Trong tiếng Stiêng, đa số đại từ nhân xưng
ngôi thứ hai số nhiều phải thêm từ bâl (các) ở phía
trước các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít: bâl ŭn
(các chị), bâl mĭng (các cô), bâl ji (các bà), bâl měq
(các anh), bâl yau (các ông)hay ở phía trước các
danh từ thân tộc ở bảng số 3.1.b ở trên (cũng xét
theo ngữ cảnh giao tiếp), còn thêm từ bâl/phŭng
(chúng) ở phía trước may (mày): bâl may, phŭng
may (chúng mày) và thường được dùng cho cả hai
giới nam và nữ.
(50) Bâl měq hăn. (Các anh đi.)
(51) Yau pâng bâl měq suông piang hơi. (Ông của
các anh ăn cơm rồi.)
(52) Bâl ŭn hăn pơgŭm. (Các chị đi họp.)
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 83
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 1, SỐ 4, 2017
(53) Ỗm lưoi, bâl ŭn hăn yỗp ka. (Tắm xong, các
chị đi bắt cá.)
(54) Bâl may/Phŭng may ‘bâl cơnăm hơi ? (Chúng
mày mấy tuổi rồi?)
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (số ít và số
nhiều) cũng đảm nhận chức năng ngữ pháp làm chủ
ngữ và bổ ngữ nhưng có phân biệt rõ ràng về mặt
giới tính và phong cách thân mật được đánh dấu và
phân biệt một cách rõ ràng khi nói chuyện với
người nhỏ tuổi hơn hay có thể giản lược không xuất
hiện trong phát ngôn trong phong cách giao tiếp
thân mật. Còn trong phong cách trang trọng vẫn
phụ thuộc vào mức độ thân quen vai giao tiếp trong
gia đình và xã hội hay các mối quan hệ bình đẳng,
quyền thế thì vẫn có những đại từ nhân xưng riêng
đánh dấu cho phong cách này.
3.2.3 Ngôi thứ ba
a. Số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít měq, yau,
ŭn, mĭng (anh, ông, chị, cô..) kết hợp với yếu tố
ney (ấy) phía sau nó tạo thành đại từ nhân xưng
ngôi thứ ba số ít: měq ney (anh ấy), yau ney (ông
ấy), ŭn ney (chị ấy), mĭng ney (cô ấy), ji ney (bà ấy.
Hoặc kết hợp yếu tố ney (ấy) với các danh từ chỉ
quan hệ thân tộc, ví dụ: cěq ney (dì ấy), uai ney (mợ
ấy), dễq ney (dượng ấy), kôuc ney (chú ấy) (tuỳ
theo ngữ cảnh các vai giao tiếp trong gia đình hay
ngoài xã hội).
(55) Měq ney dơoc tât hơi. (Anh ấy sắp tới rồi.)
(56) Mĭng ney ‘ban rom ‘ban khỗn. (Cô ấy vừa đẹp
vừa giàu.)
(57) Ŭn ney ‘mey pơđỗh. (Chị ấy mới sinh.)
(58) Ma ney tăm trŭl om thễy miêr. (Bác ấy dựng
chòi để giữ rẫy.)
(59) Hey yay hăn thiêng ô kôuc ney. (Tôi thường đi
chơi với chú ấy.)
(60) Nar na hey ku hăn thiêng nơhi ŭn ney. (Ngày
nào tôi cũng đi chơi nhà (của) chị ấy.)
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít là păng (nó,
hắn) với vai nhỏ hơn về tuổi tác, có vị trí trong gia
đình và xã hội thấp hơn. Đồng thời păng (nó) cũng
là đại từ dùng để chỉ con vật và đồ vật.
(61) Păng lăh tơjang blak tơm chư. (Nó là thợ
mộc.)
(62) Păng rian bak ô měq pâng păng. (Nó học bài
với anh của nó.)
(63) Di khay di pak păng wĭl bâh ti wang păng kươi.
(Được một tháng rưỡi, nó trở về làng nó.)
(64) Kon sŏw liap tơmuôk pâng nơhơom păng.
(Con chó liếm gò má của chủ nó.)
(65) Wỡt kươi hey tĭp păng hey dĭp tâm suar ô
păng. (Lần tới, tôi gặp nó, tôi sẽ nói với nó.)
(66) Hey ô păng lăh măt sỡt sơr. (Tôi với hắn là
bạn thân.)
(67) Hey hăn, păng ku hăn. (Tôi đi, hắn cũng đi.)
(68) Hey tât lăh om tĭp păng. (Tôi đến là để gặp
hắn).
(69) Pai ơc, păng drơm lâu tơm chư. (Con chim sẻ,
nó đậu trên cây.)
(70) Hey khưonh kon kơ’bư, păng kơměh sai pih .
(Tôi thấy con trâu, nó đang ăn cỏ.)
b. Số nhiều
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều cũng
đảm nhiệm vai trò chung về mặt ngữ pháp trong
phát ngôn như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai: chủ ngữ, bổ ngữ và từ chỉ sự sở hữu.
Hình thức số nhiều của đại từ nhân xưng ngôi thứ
ba, ta thêm lượng từ bâl (các) ở phía trước đại từ
nhân xưng ngôi thứ hai số ít: bâl ŭn ney (các chị
ấy), bâl mĭng ney (các cô ấy), bâl ji ney (các bà ấy),
bâl měq ney (các anh ấy), bâl yau ney (các ông
ấy)
(71) Bâl měq ney hăn sỗp bri. (Các anh ấy đi khắp
rừng.)
(72) May wai bâl měq ney lăh-da bâl měq ney wai
may?
(73) (Mày đánh các anh ấy hay các anh ấy đánh
mày?)
(74) Kâp bâl yau ney một chút! (Chờ các ông ấy
một chút!)
Ngoài ra, lượng từ bâl còn kết hợp với bu để
tạo thành hình thức số nhiều như: bâl bu (họ, người
ta) dùng chung cho cả người lớn hơn lẫn người nhỏ
hơn về tuổi tác, có vị trí trong gia đình và xã hội
thấp hơn (theo ngữ cảnh giao tiếp). Nếu đại từ nhân
xưng ngôi thứ ba số ít păng (nó) chỉ một đối tượng
cụ thể có xác định, thì đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
số nhiều bâl bu (họ, người ta) không xác định rõ đối
tượng và không cụ thể.
(75) Păng adip bâl bu wai chơt bi nar mhi. (Nó bị
người ta đánh chết hôm qua.)
(76) Tât khay mi, bâl bu tăm buôt. (Tới mùa mưa,
người ta trồng bắp.)
(77) Bâl bu sa bâl âk kon iar? (Họ ăn bao nhiêu con
gà?)
(78) Bâl bu wai gôơng. (Họ gõ còng.)
Trong một số trường hợp, bu được dùng với ý
nghĩa như là người (sơdiang) và trong các trường
hợp này, nó được chuyển thành một danh từ có thể
mang ý nghĩa là lâm thời trong câu.
(79) Bu nuus au lăh bap hey. (Người này là cha
tôi.)
(80) Bu ê to, kêêng mau, tơt ê caar. (Người ấy,
chiều nay, đến làm việc.)
84 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL –
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES, VOL 1, ISSUE 4, 2017
Các lượng từ bâl/phŭng được thêm ở vị trí phía
trước păng: bâl păng, phŭng păng (chúng nó, bọn
nó, lũ nó) thường mang ý nghĩa tiêu cực hơn. Trong
giao tiếp xã hội, tuỳ theo vị thế xã hội và mức độ
thân mật giữa các vai giao tiếp mà lựa chọn các đại
từ nhân xưng cho thích hợp trong ngữ cảnh giao
tiếp.
(81) Bâl păng/Phŭng păng băc ơ nơhi diêh. (Chúng
nó ngủ ở nhà dưới.)
(82) Bâl păng/Phŭng păng gỗk ‘bỡn nggơoi. (Lũ nó
ngồi không yên.)
(83) Phỡn chêt pâng bâl păng/phŭng păng bơ an
hey ji kuôi. (Cái chết của chúng nó làm cho
tôi rất đau khổ.)
(84) Hey ‘bỡn an bâl păng/phŭng păng jŏk pơkâu.
(Anh không cho bọn nó hút thuốc.)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đại từ nhân
xưng trong tiếng Việt và tiếng Stiêng có những
điểm chung (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ
ba số ít và số nhiều, cũng có từ thân tộc cũng thay
thế từ nhân xưng về chức năng ngữ pháp, nó cũng
giữ vai trò là chủ ngữ, bổ ngữ và từ chỉ sự sở hữu)
nhưng đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng có
những điểm riêng mà trong tiếng Việt không có
hoặc không được sử dụng phổ biến như : cấu trúc
đảo OSV trong tiếng Stiêng.
(85) Rŭp au bơon ney hươi gŭr. (Hình này ai đó đã
vẽ.)
(86) Piang au bơon nay hươi năk. (Cơm này ai đó
đã nấu.)
(87) Đar ney bơon hươi Ьỗp. (Cái bàn đó ai đã
đóng.)
(88) Nơhi au bơon ney hươi liar. (Nhà này ai đó đã
xây.)
(89) Tơom au sơdiang na ney hươi kŏl. (Cái cây
này người nào đó đã chặt.)
(90) Pai cỗm ney bơon nět hươi sơmlăp. (Con hổ
đó ai đó đã giết.)
4 KẾT LUẬN
Nhìn một cách tổng thể, hệ thống đại từ nhân
xưng trong tiếng Stiêng biểu hiện vị trí trong gia
đình và trong xã hội của người nói người nghe,
quan hệ ngang bằng, quyền thế giống như trong
tiếng Việt. Về chức năng ngữ pháp và sự sắp xếp
trật tự trong phát ngôn phần lớn giống với đại từ
nhân xưng trong tiếng Việt có những điểm riêng
biệt chỉ riêng tiếng Stiêng mới có mà chúng tôi đã
đề cập đến trong phần nghiên cứu ở trên. Bài viết là
sự khảo sát từ những ngữ liệu cụ thể tại địa phương
mà chúng tôi đã thu thập được, từ đó chúng tôi đã
sắp xếp nghiên cứu và đưa ra cách nhìn nhận tổng
thể về hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng.
Bài viết là sự khởi đầu mở của một vấn đề nghiên
cứu về tiếng dân tộc. Sau đó, chúng tôi mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp để việc nghiên cứu của
chúng tôi về đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng
được hoàn thiện hơn và có hệ thống logic hơn của
các nhà khoa học nghiên cứu chuyên về tiếng dân
tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan An (1985), Tổ chức xã hội của người Stiêng, trong Vấn
đề dân tộc ở Sông Bé. Nxb. Tổng hợp Sông Bé, tr. 89-128.
[2] Phan An (1992), Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng
ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975), Nxb Đại học
Quốc gia TP. CM.
[3] Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo Dục
Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Chiến, Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên
cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp), Tạp chí những
vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam,
Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội (trang 61 - 65), 1993.
[5] Lê Khắc Cường (2010), hệ thống chữ viết tiếng Stiêng và
vấn đề xây dựng từ điển đối chiếu Việt-Stiêng, Stiêng-Việt,
Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện phát triển Bền vững vùng
Nam Bộ, số 3, tr.60-68.
[6] Lê Khắc Cường (2011), Danh ngữ tiếng Stiêng, Tập san
Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, TP.HCM, số 50, tr.40-43.
[7] Lê Khắc Cường (2015), Phương ngữ tiếng Stiêng, Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 18, số X2-2015.
[8] Bùi Thị Mỹ Duyên (1986), Những đặc điểm của câu đơn
tiếng Stiêng, khoá luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học
Tổng hợp TP.HCM.
[9] Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ
thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn,
Đại học Vinh.
[10] Ngô Đình Dũng (1987), Ngữ âm tiếng Stiêng, khoá luận tốt
nghiệp đại học, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.
[11] Nguyễn Đức (2000), Về cách xưng hô của học sinh đối với
thầy giáo, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, tr73-74.
[12] Haupers Lorraine – Haupers Ralph (1991), Stieng-English
Dictionary. Summer Institute of Linguistics. Manila.
[13] Haupers Ralph – Điểu ‘Bi (1968), Nói tiếng Sơđiêng
(Stiêng Phrase Book), Sơđiêng – Việt – Anh, Summer
Institute of Linguistics. Saigon.
[14] Võ Thanh Hương (1987), Cụm danh từ tiếng Stiêng, khoá
luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.
[15] Nguyễn Minh Hoạt (2007), Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê
(đối chiếu với tiếng Việt), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học
Vinh.
[16] Đinh Trọng Lạc (2004), Phong cách học tiếng Việt, Nxb
Giáo Dục Hà Nội.
[17] Đoàn Thị Tâm (2012), Hệ thống từ ngữ chỉ người trong
tiếng Êđê, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm TP.HCM.
[18] Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
[19] Phạm Ngọc Thưởng (1998), Xưng hô trong tiếng Nùng,
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 85
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TẬP 1, SỐ 4, 2017
[20] Lê Đình Tư (2011), Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt, Trang
chuyên Ngôn ngữ học, 24/2/2011.
[21] Trần Văn Tiếng (1987), Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Stiêng,
Khoá luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Tổng hợp
TP.HCM.
[22] Bùi Minh Toán (2007), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt,
Nxb ĐHSP Hà Nội.
[23] Bùi Minh Yến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia
đình người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/1990, tr30-37.
[24] Phạm Thị Hải Yến (2010), Xưng hô giữa vợ và chồng trong
gia đình người M’nông Preh (Đối chiếu với cách xưng hô
giữa vợ và chồng người Việt), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,
Trường Đại học Vinh.
Phan Thanh Tâm đạt học vị Thạc sĩ năm
2013 chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh và đối
chiếu. Hiện bà là giảng viên Khoa Việt Nam học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQG-HCM. Hướng nghiên cứu của bà là Ngôn
ngữ học so sánh và đối chiếu.
Pronoun system of the Stieng language
Phan Thanh Tam
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM, Viet Nam
Corresponding author: phanthanhtam@hcmussh.edu.vn
Received: 22-5-2017; Accepted: 27-11-2017; Published: 31-12-2017
Abstract—This paper presents the basics of the
pronoun system of the Stieng language to define some
similarities and differences between the pronouns of
the Stieng language and those of the Vietnamese
language. The pronoun system of each nation not
only performs the function of communication but
also expresses the linguistic and cultural
characteristics of that nation. The position of the
Stieng language pronouns and its expressiveness in
communication has their own characteristics.
Through the Stieng sentences we have recorded and
investigated in Hon in Binh Phuoc province, we make
some general remarks about the pronouns of the
Stieng language and the interesting differences in the
language system of the minority belonging to the
Mon-Khmer language family. The paper is the first
steps in understanding the use of pronouns in the
Stieng language.
Index Terms—Stieng language, Stieng sentences
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 466_fulltext_1281_3_10_20190313_7626_2193908.pdf