Hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội

Tài liệu Hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội: Chương III Hệ thống chế độ BHXH I. Cơ sở hình thành và đặc điểm của hệ thống chế độ BHXH 1.1 Cơ sở hình thành hệ thống chế độ BHXH Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất, là hạt nhân của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Mảng chính sách này mang tính khái quát cao và thể hiện rõ mục đích, quan điểm, định hướng, phạm vi và các mối quan hệ điều chỉnh giữa Nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của nền kinh tế - xã hội. Chính sách BHXH thường được thể hiện dưới dạng các văn bản pháp quy, các bộ luật và hiến pháp của mỗi nước. Để triển khai và thực hiện chính sách BHXH, vấn đề cốt lõi là phải cụ thể hoá chính sách thông qua các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là những quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp những chế định thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy...

doc39 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III Hệ thống chế độ BHXH I. Cơ sở hình thành và đặc điểm của hệ thống chế độ BHXH 1.1 Cơ sở hình thành hệ thống chế độ BHXH Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất, là hạt nhân của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Mảng chính sách này mang tính khái quát cao và thể hiện rõ mục đích, quan điểm, định hướng, phạm vi và các mối quan hệ điều chỉnh giữa Nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của nền kinh tế - xã hội. Chính sách BHXH thường được thể hiện dưới dạng các văn bản pháp quy, các bộ luật và hiến pháp của mỗi nước. Để triển khai và thực hiện chính sách BHXH, vấn đề cốt lõi là phải cụ thể hoá chính sách thông qua các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là những quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp những chế định thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng và phạm vi; về nghĩa vụ và quyền lợi, về điều kiện và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Chế độ BHXH được cụ thể hoá dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ... Vì thế, khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH để đảm bảo sự đúng đắn và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ sau đây: 1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già 5. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình 7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế 9. Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Chín chế độ trên hình thành 1 hệ thống chế độ BHXH. Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất là phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong 5 chế độ : (3), (4), (5), (8), và (9). Hệ thống các chế độ BHXH được hình thành dựa trên những cơ sở chủ yếu sau: 1.1.1 Cơ sở sinh học Cơ sở sinh học tồn tại ngay trong bản thân những người lao động tham gia BHXH. Đây được coi là cơ sở khách quan nhất, vì nó liên quan đến độ tuổi, giới tính, sự suy giảm sức khoẻ tự nhiên và những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của mỗi con người.... - Độ tuổi của mỗi con người luôn có giới hạn. Đứng trên góc độ quản lý dân số và nguồn lao động, người ta thường phân chia dân số thành 3 nhóm tuổi: Nhóm dân số trẻ (từ 0 đến 14 tuổi); nhóm dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) và nhóm dân số già (từ 61 tuổi trở lên). Việc phân chia này có vai trò rất lớn khi xây dựng hệ thống chế độ BHXH và đặc biệt là chế độ trợ cấp tuổi già. Tuổi già để được hưởng trợ cấp tiền hưu trí ở các nước không giống nhau, bởi lẽ "tuổi già sinh học" của các quốc gia, các vùng có sự khác nhau đáng kể. Tuổi già sinh học chủ yếu chịu sự chi phối của các quá trình diễn biến sinh lý trong cơ thể của con người. Quá trình đồng hoá ngày càng giảm, quá trình dị hoá lại ngày càng tăng lên theo tuổi tác, quá trình trao đổi chất giảm và tính ổn định kém. Những quá trình này làm cho khả năng lao động và sự phản xạ nghề nghiệp của con người ngày càng giảm đi. Ngoài ra, tuổi già sinh học còn chịu sự ảnh hưởng một phần của điều kiện và môi trường sống của con người, bởi vậy khi xác định độ tuổi nghỉ hưu cho chế độ trợ cấp tuổi già thì "Tuổi già sinh học" là cơ sở chủ yếu. - Giới tính lại là cơ sở sinh học liên quan đến nhiều chế độ BHXH. Đối với chế độ trợ cấp tuổi già, tuổi nghỉ hưu của nam giới thường cao hơn nữ giới, vì khả năng lao động của nữ giới bị suy giảm khá nhiều sau khi sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Đối với chế độ trợ cấp thai sản, giới tính liên quan trực tiếp đến sự kiện mang thai và sinh con của phụ nữ, đến nhu cầu sinh học của họ trong toàn bộ thời gian được trợ cấp bảo hiểm xã hội. Do đó, để có được nguồn tài chính cần thiết trang trải cho thời gian bị giãn đoạn thu nhập cần phải nắm được số lượng và tỷ suất sinh ở từng nhóm lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ. - Một yếu tố khác cũng làm suy giảm khả năng lao động của người lao động nói chung đó là hiện tượng ốm đau. ốm đau có thể xảy ra với bất cứ ai, trong bất cứ thời gian và không gian nào. Khi ốm đau, người lao động ít nhiều bị suy giảm khả năng lao động và nếu phải nằm viện điều trị, phẫu thuật sẽ phát sinh các chi phí y tế và thu nhập bị gián đoạn. Vì thế, khi xây dựng chế độ chăm sóc y tế và chế độ trợ cấp ốm đau phải nắm được xác suất ốm đau cho người lao động, các chi phí y tế bình quân của một lần ốm đau và thời gian nghỉ ốm bình quân trong năm. v.v… 1.1.2 Điều kiện và môi trường lao động - Điều kiện lao động và môi trường lao động giữa các ngành nghề, công việc và các vùng, miền khác nhau đôi khi có sự khác nhau rất lớn. Chẳng hạn, cùng làm việc trong ngành khai khoáng, nhưng những người làm các công việc gián tiếp (như: Thống kê, Kế toán, Cung ứng vật tư…) sẽ ít chịu sự tác động của độ bụi của tiếng ồn và xác suất xảy ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cũng thấp hơn so với những người công nhân trực tiếp làm việc dưới hầm lò. Hoặc, cùng làm một công việc nào đó giống nhau nhưng nếu ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên cương, hải đảo thì điều kiện lao động và điều kiện sống sẽ khác hẳn so với làm việc ở vùng đồng bằng hay đô thị v.v… Chính vì vậy, điều kiện và môi trường lao động cũng là một trong những cơ sở rất quan trọng khi thiết lập hệ thống chế độ BHXH. Những yếu tố này sẽ liên quan đến việc xác định độ tuổi khi nghỉ hưu của người lao động, đến thời gian nghỉ đẻ của lao động nữ; đến việc phân loại ngành nghề để xác định mức trợ cấp và thời gian trợ cấp trong chế độ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp. v.v…Ngoài ra, nó còn liên quan cả đến công tác bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động và công tác phòn tránh rủi ro. 1.1.3 Cơ sở kinh tế - xã hội Khi ban hành chính sách BHXH và đặc biệt là khi thiết lập hệ thống các chế độ BHXH, cơ sở kinh tế - xã hội có tác động rất lớn và đôi khi đóng vai trò quyết định. Cơ sở kinh tế - xã hội biểu hiện ở trình độ dân trí và nhận thức xã hội của người lao động cũng như người sử dụng lao động, ở tiềm lực và sức mạnh kinh tế của đất nước cũng như người sử dụng lao động, ở khả năng tổ chức và quản lý xã hội của mỗi quốc gia. v.v... Những yếu tố này không chỉ quyết định một quốc gia nào đó có thể thực hiện được bao nhiêu chế độ BHXH; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của từng chế độ. Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao thì khả năng đóng góp cho quỹ BHXH sẽ ngày càng nhiều, từ đó có thể nâng cao được các mức hưởng trợ cấp BHXH trong từng chế độ và ngược lại. Hoặc, một quốc gia có cơ sở kinh tế - xã hội mạnh và vững chắc, có thể thực hiện được cả 9 chế độ BHXH, diện bảo vệ của họ thông qua chính sách BHXH sẽ ngày càng rộng hơn, hình thức và trình độ tổ chức thực hiện chính sách BHXH cũng đa dạng hơn. v.v…Cơ sở kinh tế xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách cứu trợ xã hội, cứu đói xã hội trong hệ thống an sinh xã hội nói chung 1.1.4 Luật pháp và thể chế chính trị Hệ thống các chế độ BHXH phải được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật về BHXH. Các văn bản này phải nằm trong mối quan hệ với các bộ luật khác có liên quan của từng nước cụ thể như: Luật lao động, Luật sỹ quan quân đội; Luật công chức; Luật doanh nghiệp. v.v… Vì vậy, tính thống nhất, tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, mà trong đó các văn bản pháp luật về BHXH chỉ là một bộ phận phải được đảm bảo. Điều đó có nghĩa là khi thiết lập và hoàn thiện từng chế độ cũng như toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH, thì nội dung của chúng không được mâu thuẫn với các bộ luật khác có liên quan. Tính thống nhất và đồng bộ ở đây thể hiện ở rất nhiều khía cạnh liên quan đến BHXH, như: Độ tuổi lao động và độ tuổi nghỉ hưu của người lao động; danh mục ngành nghề và những ngành nghề độc hại, nguy hiểm; lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài; thang bảng lương và mức lương đóng BHXH; quân nhân và công an nhân dân nghỉ hưu trước tuổi. v.v… Ngoài ra, thể chế chính trị cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành và nội dung hệ thống các chế độ BHXH. Chẳng hạn, ở các nước XHCN trước đây người ta không xây dựng chế độ trợ chấp thất nghiệp trong hệ thống các chế độ BHXH . Vì họ quan niệm rằng dưới chế độ XHCN không có tình trạng người lao động bị thất nghiệp. Hoặc, vì mục tiêu bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ, vì tính chất ưu việt của chế độ XHCN, nên khi xây dựng chế độ trợ cấp thai sản, thời gian nghỉ đẻ được hưởng trợ cấp BHXH quy định quá cao (có thời kỳ quy định 6 tháng trở lên), trong khi đó các điều kiện kinh tế - xã hội không cho phép. v.v… 1.2 Đặc điểm của hệ thống chế độ BHXH Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn triển khai BHXH ở các nước trên thế giới cho thấy, hệ thống chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau: - Hệ thống các chế độ BHXH được xây dựng và hoàn thiện theo các văn bản pháp luật của mỗi nước. Mặc dù các công ước quốc tế đã quy định những nội dung cơ bản cho từng chế độ song để đi vào thực tế cuộc sống thì nội dung mỗi chế độ cần phải được cụ thể hoá chi tiét cả về mục đích, đối tượng, điều kiện, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH. Bởi vì các công ước quốc tế chri mang tính định hướng, còn việc thực hiện bao nhiêu chế độ và nội dung mỗi chế độ như thế nào lại tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, để tránh sự lạm dụng chế độ, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên tham gia BHXH thì nội dung của các chế độ BHXH cần phải được luật hoá, kể cả khi mới xây dựng cũng như trong quá trình hoàn thiện - Hệ thống chế độ BHXH đảm bảo phân tán rủi ro, san sẻ tài chính giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động với ngời sử dụng lao động và giữa những người sử dụng lao động với nhau. Đặc điểm này biểu hiện khá rõ giữa những người khoẻ manh với những người lao động bị ốm đau; giữa nam và nữ; giữa những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp với những ngành nghề hoặc công việc bình thường; giữa những người lao động có công ăn việc làm và thu nhập cao với những người lao động không may bị thất nghiệp. Phân tán rủi ro, san sẻ tổn thất còn biểu hiện giữa những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ với những doanh nghiệp sử dụng lao động nữ ít hơn; giữa các doanh nghiệp làm ăn phát đạt có mức lợi nhuận cao với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ gặp nhiều khó khăn bị phá sản.v.v... - Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song có 3 yếu tố rất cơ bản mà cơ quan BHXH phải tính đến, đó là: đối tượng tham gia BHXH, mức đóng góp để hình thành quỹ và hiệu quả đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi Đối tượng tham gia BHXH càng đông thì rủi ro trong BHXH càng được phân tán và dàn mỏng để nhiều người cùng gánh chịu và khi đó quy luật số đông bù số ít mới thật sự phát huy tác dụng. Còn mức đóng góp BHXH của các bên tham gia là yếu tố quyết định, bởi vì BHXH cũng hoạt động theo nguyên tắc có đóng góp mới được hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Mức đóng góp và mức trợ cấp BHXH theo các chế độ phải luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau. Mối quan hệ này là cơ sở chủ yếu để cân đối quỹ BHXH. Mặt khác, quỹ BHXH được hình thành và tồn tích lại qua nhiều năm, nhiều thế hệ người lao động. Trong tổng nguồn quỹ, bao giờ cũng phải chia ra các loại quỹ khác nhau để quản lý (như: quỹ chi trả trợ cấp thường xuyên, quỹ dự trữ dự phòng, quỹ trợ cấp ngắn hạn, quỹ trợ cấp dài hạn v.v...) Vì thế luôn có một bộ phận quỹ BHXH nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Nếu bộ phận quỹ này được đầu tư có hiệu quả sẽ là một nhân tố rất quan trọng để nâng cao mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH. - Hầu hết các chế độ BHXH đều được chi trả định kỳ, (trừ chế độ chăm sóc y tế), đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán. Định kỳ chi trả trợ cấp BHXH theo tháng được hầu hết các nước sử dụng. Điều này xuất phát từ đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động, mà thu nhập lại biểu hiện ở tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động chi trả hàng tháng. Chính vì thế, khoản trợ cấp BHXH để bù đắp, thay thế phần thu nhập bị giảm hoặc mất đi được tiến hành định kỳ theo tháng là rất phù hợp. Có như vậy mới trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Còn người đóng góp BHXH lại căn cứ chủ yếu vào tiền lương, tiền công, cho nên việc chi trả trợ cấp và thanh quyết toán cho từng chế độ dưới hình thức giá trị (tức bằng tiền) cùng với sự hợp lý - Phương thức chi trả này vừa nhanh chóng thuận tiện, lại vừa dễ dàng điều chỉnh khi chính sách BHXH có sự thay đổi. - Hệ thống chế độ BHXH có tính ổn định tương đối. Nếu cần sửa đổi, bổ sung có thể sử dụng các văn bản pháp quy dưới luật để điều chỉnh. Chỉ khi nào tình hình kinh tế - xã hội có những biến động lớn, các chính sách kinh tế - xã hội liên quan có nhiều thay đổi thì hệ thống các chế độ BHXH mới có sự điều chỉnh mang tính tổng thể. Từ đặc điểm này đòi hỏi khi cụ thể hoá chính sách BHXH để xây dựng hệ thống các chế độ BHXH cần phải thận trọng, đúng hướng và phải phù hợp với thực tiễn. Tính ổn định của hệ thống chế độ BHXH không chỉ giúp các cơ quan BHXH hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình mà còn giảm thiểu tối đa những rủi ro và những khó khăn phức tạp phát sinh liên quan đến quá trình quản lý quỹ BHXH II. Kết cấu chế độ bảo hiểm xã hội Trong các công ước quốc tế, mỗi chế độ BHXH đều được cụ thể hoá bằng những điều, những mục vừa cụ thể, vừa mang tính định hướng để các nước vận dụng. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, mỗi chế độ đều được kết cấu bởi các nội dung sau: - Mục đích thực hiện chế độ; - Đối tượng được bảo hiểm; - Điều kiện được trợ cấp; - Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH Mục đích trợ cấp theo từng chế độ BHXH sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. Đồng thời còn thể hiển rõ quan điểm định hướng và mục tiêu của chính sách BHXH ở từng nước. Trên phương diện xã hội mục đích trợ cấp còn phản ánh vai trò của từng chế độ và tạo thêm niềm tin cho người lao động đối với chính sách BHXH. Một khi người lao động và người sử dụng lao động đã nhận thức được đầy đủ vấn đề này thì việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đối tượng được bảo hiểm thể hiện phạm vi của chính sách BHXH trong từng chế độ. Tuỳ theo từng loại chế độ mà đối tượng này có thể khác nhau. Có chế độ đối tượng được trợ cấp chính là bản thân người lao động tham gia BHXH; có chế độ đối tượng trợ cấp lại là vợ (chồng), con cái và bố mẹ người lao động (chế độ trợ cấp tiền tuất). Có chế độ đối tượng này nằm trong quá trình lao động (chế độ trợ cấp thai sản); có chế độ đối tượng trợ cấp lại nằm ngoài quá trình lao động (chế độ trợ cấp tuổi già) v.v... Xác định chính xác đối tượng được trợ cấp bảo hiểm trong mỗi chế độ sẽ giúp cơ quan BHXH chỉ trả đúng đối tượng, đúng mục đích, hạn chế tối đa những hiện tượng nhầm lẫn và tiêu cực phát sinh. Điều kiện được trợ cấp cũng là một nội dung rất quan trọng khi thiết kế các chế độ BHXH. Nhìn chung các chế độ BHXH khác nhau thì điều kiện được trợ cấp cũng khác nhau, bởi vì việc giới hạn điều kiện trợ cấp xuất phát từ các rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm liên quan đến từng chế độ. Có những rủi ro làm cho người lao động bị gián đoạn thu nhập nhưng không được bảo hiểm, như rủi ro chiến tranh, rủi ro bạo loạn. Hoặc, ngay cả những rủi ro mà theo khuyến cáo của ILO được bảo hiểm nhưng điều kiện kinh tế - xã hội không cho phép cũng không được bảo hiểm (như rủi ro thất nghiệp) v.v... Vì thế, điều kiện tiên quyết được trợ cấp phải có liên quan đến các rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm nằm ngay trong từng chế độ. Những điều kiện tiếp theo thường liên quan đến cơ sở sinh học, đến môi trường và điều kiện lao động của người lao động; đến khả năng tài chính của hệ thống BHXH v.v... Nếu cụ thể hoá ra thì đó chính là các điều kiện về tuổi tác, giới tính, ngành nghề và công việc của người lao động, thời gian đóng phí BHXH v.v... Việc xác định rõ điều kiện trợ cấp BHXH cho từng chế độ có ý nghĩa rất lớn trong quản lý và thực hiện chính sách BHXH. Trước hết là tránh được những hiện tượng lạm dụng chế độ, tiếp đến là giúp cho việc tính toán, xác định xác suất rủi ro và những sự kiện BHXH phát sinh trong tổng thể theo những người lao động tham gia BHXH. Đồng thời, còn giúp cho công tác dự báo để cân đối nguồn quỹ BHXH trong tương lai. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp là nội dung quan trọng nhất cấu thành mỗi chế độ BHXH. Mức trợ cấp thường được biểu hiện bằng tiền và khoản tiền này người lao động và gia đình họ nhận được từ cơ quan BHXH khi có các rủi ro hoặc sự kiện BHXH phát sinh. Về nguyên tắc, mức trợ cấp của hầu hết các chế độ BHXH đều phải thấp hơn tiền lương hay thu nhập của người lao động tham gia BHXH. Nhưng thấp nhất cũng phải đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Những nhu cầu tối thiểu phải kể đến là: nhu cầu về ăn, mặc, nhu cầu về nhà ở và đi lại, nhu cầu về khám chữa bệnh và học tập, nhu cầu về giao tiếp v.v.... Những nhu cầu này có thể khác nhau về quy mô và tỷ trọng trong các mức trợ cấp BHXH liên quan đến từng chế độ. Chẳng hạn, nhu cầu khám chữa bệnh bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mức trợ cấp về chăm sóc y tế. Hay, nhu cầu về ăn mặc bao giờ cũng phải được ưu tiên trong các mức trợ cấp gia đình, trợ cấp thất nghiệp v.v... Để xác định và lượng hoá được những nhu cầu này thông thường phải dựa vào kết quả điều tra mức sống "dân cư" được tiến hành ở từng nước. Ngoài ra, khi xác định mức trợ cấp BHXH cho từng chế độ còn phải căn cứ một loạt các yếu tố như: tình trạng sức khoẻ; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; ngành nghề và công việc của người lao động; thời gian đóng phí bảo hiểm; tiền lương hay thu nhập của người lao động; số lượng đối tượng tham gia BHXH; hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi v.v... Mức trợ cấp BHXH có hai loại: Mức trợ cấp ngắn hạn và mức trợ cấp dài hạn. Mức trợ cấp ngắn hạn dùng để chi trả cho những nhu cầu phát sinh trong các chế độ chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản v.v... Mức trợ cấp dài hạn được áp dụng chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn, như trợ cấp tuổi già, trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp nặng v.v... Thời gian trợ cấp phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện được trợ cấp. Để tránh những hiện tượng lạm dụng chế độ, thời gian trợ cấp được luật pháp các nước quy định khá chi tiết và cụ thể cho từng chế độ. III. Các chế độ BHXH 3.1 Chế độ chăm sóc y tế 3.1.1 Mục đích Người lao động nói chung về những người lao động tham gia BHXH nói riêng là những người tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Vì vậy, một xã hội muốn phát triển ổn định và bền vững trước hết phải quan tâm đến sức khoẻ của người lao động kể cả lúc bình thường cũng như khi họ bị ốm đau, tai nạn, ... Nhận thức được điều đó, nên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã khuyến cáo chế độ "chăm sóc y tế" là chế độ đầu tiên trong hệ thống 9 chế độ BHXH. Điều 7 phần II của Công ước số 102 đã quy định: "Mọi nước thành viên chịu hiệu lực của Công ước này phải đảm bảo việc cung cấp những sự trợ giúp cho người được bảo vệ, kể cả việc phòng bệnh và chữa bệnh cho họ. Như vậy, mục đích thực hiện chế độ này là nhằm bảo vệ, phục hồi và cải thiện sức khoẻ cho người lao động, để từ đó tái sản xuất sức lao động cho họ, giúp họ làm việc một cách bình thường. Đồng thời còn giúp người lao động và gia đình họ ứng phó với các nhu cầu cá nhân phát sinh để đảm bảo ổn định cuộc sống. 3.1.2 Đối tượng được chăm sóc y tế Ngay từ khi ban hành Công ước 102, Tổ chức lao động quốc tế đã xác định đối tượng được chăm sóc y tế rất rộng, không chỉ có người lao động tham gia BHXH, mà cả vợ (chồng), con cái của họ. Bởi vì, nếu vợ (chồng), con cái của người lao động khoẻ mạnh, họ sẽ yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất, từ đó làm cho năng suất lao động cá nhân và xã hội tăng cao. Điều này có tác động trở lại rất tích cực đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng xã hội. Tuy vậy, theo Điều 9 của Công ước thì những người được bảo vệ phải là những người làm công ăn lương, nhưng nếu thực hiện chế độ này thì ít nhất phải chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương. Hoặc, những người dân thực tế có lao động, nhưng nếu thực hiện chế độ thì phải chiếm ít nhất 20% tất cả những người thường trú trong nước. Hoặc những người làm công ăn lương theo quy định, nhưng phải chiếm ít nhất 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các cơ sở công nghiệp đang sử dụng 20 lao động trở lên. Mặc dù quy định như vậy nhưng từ ngày ban hành Công ước đến nay một số nước trên thế giới đã vận dụng rất linh hoạt. Chẳng hạn, không chỉ những người làm công ăn lương muốn được bảo vệ mà cả những người lao động không có quan hệ "chủ - thợ", nếu tham gia BHXH tự nguyện cũng được bảo vệ. Hoặc những người lao động tham gia BHXH ở mọi cơ sở sản xuất trong mọi ngành nghề có sử dụng một lao động trở lên vẫn được bảo vệ... 3.1.3 Các điều kiện được chăm sóc y tế a) Trường hợp ốm đau: Bao gồm thù lao cho các y bác sĩ, các chuyên gia y tế chăm sóc những người được bảo vệ khi họ bị ốm đau phải nằm viện nội trú hoặc ngoại trú. Các chi phí về thuốc men và các dịch vụ y tế khác theo đơn của y bác sỹ điều trị. Các phí tổn khác trong quá trình điều trị ... b) Trường hợp thai nghén, sinh đẻ và các hậu quả tiếp theo: Bao gồm các chi phí chăm sóc trước, trong và sau khi người được bảo vệ sinh đẻ do các y bác sỹ hoặc những thầy thuốc có bằng cấp thực hiện. Các chi phí nằm viện và các chi phí cần thiết khác. 3.1.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Đây là chế độ BHXH có đối tượng được bảo hiểm sức khoẻ của người lao động và những người được bảo vệ khác. Rủi ro và sự kiện bảo hiểm là ốm đau, thai nghén, sinh đẻ. Vì thế, cơ quan BHXH sẽ tiến hành chi trả trợ cấp theo những chi phí phát sinh thực tế trong suốt thời gian điều trị và chăm sóc người được bảo vệ. Tuy nhiên, để tránh sự lạm dụng chế độ, Điều 11 và Điều 12 của Công ước có quy định: người tham gia BHXH phải có ít nhất một thâm niên công tác cần thiết và thời hạn xét trợ cấp trong trường hợp ốm đau tối đa là 26 tuần trong một lần ốm đau... Ngoại trừ những trường hợp người được bảo vệ gặp phải những căn bệnh cần phải có sự chăm sóc lâu dài. Chăm sóc y tế là chế độ BHXH ngắn hạn, nó vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Mức phí BHXH phải đóng hoặc được phân bổ cho chế độ này phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố: - Số người tham gia BHXH; - Số người được chăm sóc y tế; - Chi phí bình quân cho một người được chăm sóc y tế. Để thực hiện được chế độ chăm sóc y tế đòi hỏi phải có một tỷ lệ người lao động tham gia BHXH nhất định (như Điều 9 của Công ước 102 đã đề ra). Đồng thời, nền kinh tế và các phương tiện y tế phải phát triển đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên, khi đã phát triển có thể tách chế độ này khỏi BHXH và thực hiện BHYT một cách độc lập. Hoặc cùng một lúc thực hiện cả BHYT và chế độ chăm sóc y tế nằm trong BHXH. 3.2 Chế độ trợ cấp ốm đau 3.2.1 Mục đích ốm đau là rủi ro rất phổ biến mà trong cuộc sống của mỗi con người hầu như ai cũng gặp phải. Khi bị ốm đau, bản thân hoặc gia đình không những phải gánh chịu các chi phí khám chữa bệnh, điều trị, mà còn bị gián đoạn thu nhập (nếu như người ốm là người lao động). Nếu người lao động tham gia BHXH thì những chi phí nói trên được cơ quan BHXH bù đắp thông qua chế độ chăm sóc y tế, còn thu nhập của họ bị gián đoạn sẽ được bù đắp thông qua chế độ trợ cấp ốm đau. Bởi lẽ đối tượng bảo hiểm của chế độ này chính là thu nhập của người lao động. Mục đích của chế độ này cũng nhằm bảo toàn và phục hồi sức khoẻ cho người tham gia BHXH bị ốm đau, từ đó góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ. Nói cách khác, trợ cấp ốm đau nhằm đảm bảo tính liên tục về thu nhập cho người lao động tham gia BHXH giúp họ ổn định cuộc sống và tiếp tục trở về với công việc của mình. 3.2.2 Đối tượng được trợ cấp ốm đau Theo Điều 15 của Công ước số 102, đối tượng được trợ cấp chỉ bao gồm những người làm công ăn lương tham gia BHXH khi bị ốm đau phải nghỉ việc để điều trị. Tuy vậy, nhu cầu tham gia BHXH của người lao động ngày càng cao, cho nên nhiều nước đã mở rộng đối tượng này cho cả những người lao động không có quan hệ "chủ - thợ" tham gia BHXH. 3.2.3 Điều kiện được trợ cấp ốm đau Người lao động tham gia BHXH bị mất khả năng lao động phải nghỉ việc vì ốm đau dẫn đến bị gián đoạn thu nhập sẽ được xét trợ cấp ốm đau. Mặc dù về lý thuyết là như vậy, song tính pháp lý của chế độ này vẫn cao so với chế độ cham sóc y tế. Bởi vì, nghỉ việc sẽ làm gián đoạn sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động, cho nên vấn đề này được luật pháp các nước quy định rất cụ thể. Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay những người được trợ cấp ốm đau phải thực hiện theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, bao gồm: 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức ... 2. Cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ công chức. 3. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật HTX. 4. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức trên làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc. 5. Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bắt buộc. 6. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp. 7. Sỹ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân thuộc diện hưởng lương. 3.1.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Mức trợ cấp ốm đau phải đảm bảo đủ cho gia đình người lao động những điều kiện sinh sống tối thiểu và thường được ấn định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tiền lương hoặc tiền công. Chẳng hạn, theo bảng phụ lục kèm theo phần XI của Công ước 102, Tổ chức lao động quốc tế có ấn định mức trợ cấp theo chế độ này bằng 45% tiền lương hoặc tiền công của người lao động bị ốm đau. Sở dĩ mức trợ cấp ốm đau phải thấp hơn tiền lương, tiền công là vì 2 lý do cơ bản: Một là, tránh sự lạm dụng chế độ của người lao động hoặc các cơ sở y tế điều trị. Hai là, khi người lao động bị ốm đau thì các nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt cũng giảm theo. Ngoại trừ chi phí y tế tăng, nhưng khoản chi này do chế độ chăm sóc y tế gánh chịu. Mức trợ cấp của chế độ này là định kỳ theo tháng hoặc theo tuần, đồng thời được thực hiện trong suốt thời gian nghỉ ốm. Song, theo Điều 18 của Công ước thì thời gian được trợ cấp tối đa là 26 tuần trong 1 năm va không được xét trợ cấp trong 3 ngày đầu (thời gian chờ) khi thu nhập bị gián đoạn. Từ khi ban hành chế độ này đến nay, các nước rất linh hoạt trong việc xác định mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp. Ví dụ, ở Thổ Nhĩ Kỳ quy định mức trợ cấp bằng 50% tiền lương đóng BHXH và thời gian tối đa là 6 tháng. ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp ốm đau được quy định ở nhiều mức khác nhau tuỳ theo thời gian đóng BHXH và ngành nghề công tác của người lao động. Về mặt lý thuyết, khi xác định mức trợ cấp ốm đau, các nước đều phải dựa vào tiền lương hoặc tiền công làm căn cứ đóng BHXH; vào nhu cầu tối thiểu của người ốm (không boa gồm các chi phí chăm sóc y tế)... Trợ cấp ốm đau cũng là chế độ BHXH ngắn hạn. Hình thức trợ cấp là bằng tiền. Đây là chế độ trợ cấp vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Vì thế nó mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro giữa những người may mắn mạnh khoẻ chia sẻ với người ốm đau, bệnh tật. Mức phí phải đóng hoặc được phân bổ cho chế độ này phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: - Số người tham gia BHXH; - Số người lao động phải nghỉ việc vì ốm đau; - Số tiền trợ cấp ốm đau bình quân 1 người; Chế độ trợ cấp ốm đau được hầu hết các nước trên thế giới thực hiện, bởi vì điều kiện thực hiện và nhu cầu tham gia chế độ này là rất thực tế cả ở phía người lao động và người sử dụng lao động. 3.3 Chế độ trợ cấp thất nghiệp 3.3.1 Mục đích Thất nghiệp là loại rủi ro nghề nghiệp mà người lao động thường gặp phải trong điều kiện kinh tế thị trường. Loại rủi ro này có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình họ, tác động đến tất cả những vấn đề kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế, Chính phủ các nước rất quan tâm đến vấn đề thất nghiệp. Song, giải quyết tình trạng thất nghiệp lại là một vấn đề hết sức nan giải, bởi nó vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề chính trị xã hội. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, Chính phủ các nước thường áp dụng rất nhiều biện pháp tuỳ theo điều kiện kinh tế, chính trị va xã hội của nước mình. Về cơ bản và lâu dài các nước thường áp dụng hai biện pháp: Trợ cấp thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là một trong chín chế độ của BHXH, còn bảo hiểm thất nghiệp được triển khai độc lập va nó được coi là một chính sách riêng tách khỏi BHXH. Tuy vậy, Trợ cấp thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp về cơ bản có mục đích giống nhau là: Một là, góp phần ổn định thu nhập và tâm lý cho người lao động và gia đình họ. Giúp người lao động bị thất nghiệp sớm có cơ hội và điều kiện quay trở lại thị trường lao động. Hai là, góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia, bởi vì hậu quả các tình trạng thất nghiệp thường ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả những lĩnh vực này. Với tư cách là một trong số chín chế độ của BHXH nên hiện nay đã có hơn 70 nước thực hiện được chế độ này. Và Chính phủ Việt Nam cũng đang khẩn trương nghiên cứu xúc tiến để trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. 3.3.2 Đối tượng được trợ cấp thất nghiệp Điều 21 của Công ước số 102 đã quy định những đối tượng được trợ cấp thất nghiệp. Song trên thực tế, những nước thực hiện chế độ này đều phải tiến hành luật hoá một cách rất chi tiết và cụ thể. Chẳng hạn, người lao động bị thất nghiệp và nằm trong đối tượng được trợ cấp, nhưng nếu Chính phủ giảm tuổi nghỉ hưu, mà người đó lại vừa vào độ tuổi nghỉ hưu thì chỉ được hưởng trợ cấp hưu trí chứ không thuộc đối tượng được trợ cấp thất nghiệp. Hay các sỹ quan quân đội mặc dù có tham gia BHXH nhưng nếu phải giải ngũ vì một lý do chính đáng nào đó và họ đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, thời gian này họ không được trợ cấp thất nghiệp nếu Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng nước đó đã chu cấp cho họ một khoản tiền "Trợ cấp quân nhân". Hoặc do khủng hoảng kinh tế, thị trường lao động biến động lớn và người lao động bị thất nghiệp gia tăng thì đối tượng được trợ cấp thất nghiệp cũng có thể phải được điều chỉnh lại theo ngành nghề và thời gian tham gia BHXH... Như vậy, về mặt lý thuyết, nếu người lao động tham gia BHXH bị thất nghiệp họ sẽ là đối tượng được trợ cấp thất nghiệp. Song, do tính ổn định của nền kinh tế thị trường không cao và đối tượng tham gia BHXH ngày càng đa dạng, cho nên đối tượng này đều được Chính phủ các nước điều tiết bằng pháp luật. 3.3.3 Điều kiện được hợp trợ cấp thất nghiệp Điều 20 của Công ước số 102 quy định "Trường hợp bảo vệ phải bao gồm tình trạng gián đoạn thu nhập như pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định và xảy ra do không thể có được một công việc thích hợp, trong tình trạng người được bảo vệ có khả năng làm việc va sẵn sàng làm việc". Công ước 68 năm 1988 đã bổ sung thêm "người đó phải tích cực tìm kiếm việc làm". Trong điều kiện hiện nay, các nước đã và đang thực hiện chế độ này đều phải cụ thể hoá: các trường hợp được trợ cấp phải có các điều kiện sau: - Người lao động tham gia BHXH bị thất nghiệp làm gián đoạn thu nhập; - Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động; - Người thất nghiệp phải tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm bất cứ công việc gì ở bất cứ đâu do các cơ quan giới thiệu việc làm giới thiệu; - Phải tích cực tham gia các khoá đào tạo và đào tạo lại tay nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động; - Có một số năm đóng phí bảo hiểm cần thiết. Với điều kiện cuối cùng này, Điều 23 của Công ước số 102 cũng đã quy định: "Trong trường hợp bảo vệ, ít nhất phải đảm bảo cho người được bảo vệ đã có một thâm niên công tác có thể được coi là cần thiết để tránh sự lạm dụng". 3.3.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Để tránh sự lạm dụng và để người thất nghiệp tích cực tìm kiếm việc làm, mức trợ cấp thất nghiệp bao giờ cũng thấp hơn mức lương thực tế của người lao động trước khi bị thất nghiệp. Có những nước quy định mức trợ cấp bằng 70% mức thu nhập thực tế bình quân 3 tháng cuối cùng trước khi bị thất nghiệp (Nước Nga và Ba Lan). Song do mức lương thực tế giữa những người lao động rất khác nhau (Có người lương thực tế trước khi bị thất nghiệp rất cao, có người lại rất thấp), vì thế có những nước lại quy định mức trợ cấp thất nghiệp được tính toán căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu chung của cả nước... Tuy nhiên, dù xác định như thế nào đi chăng nữa, thì mức trợ cấp thất nghiệp đều phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Quỹ bảo hiểm xã hội; - Tình hình biến động của thị trường lao động; - Chế độ tiền lương của quốc gia, ngành nghề hay của doanh nghiệp; - Điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia ... Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp dài hay ngắn tuỳ thuộc vào thời gian tham gia BHXH và thời gian đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó. Trong Công ước số 102 quy định từ 13 đến 26 tuần trong một năm và "thời gian chờ" là 7 ngày đầu tiên sau khi bị thất nghiệp. Có nghĩa là 7 ngày sau khi bị thất nghiệp không được hưởng trợ cấp. Khoản trợ cấp được chi trả định kỳ, có thể theo tháng hoặc theo tuần. Điều 24 cảu Công ước 102 còn quy định: Nếu là ngowfi lao động theo thời vụ thì thời gian được trợ cấp và thời gian chờ có thể được quy định thích hợp với điều kiện làm việc của họ. Đến năm 1988, Công ước 68 của Tổ chức lao động quốc tế còn bổ sung thêm: "Nếu thời gian thất nghiệp kéo dài tới 24 tháng thì thời gian được trợ cấp thất nghiệp có thể kéo dài liên tục 39 tuần. Trợ cấp thất nghiệp cũng được coi là một chế độ BHXH ngắn hạn, vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Mức phí phải nộp hoặc phân bổ cho chế độ này phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: Số người tham gia bảo hiểm xã hội, quy mô quỹ dự phòng BHXH, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ... Thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp là tương đối khó khăn đối với những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội yếu kém. Vì thế, nó thường được thực hiện sau cùng so với các chế độ khác trong hệ thống các chế độ BHXH. Bởi lẽ, thu nhập của người lao động thấp, khả năng đóng góp phí gặp khó khăn, khả năng tài trợ của ngân sách Nhà nước cho quỹ BHXH cũng rất hạn chế. Mặt khác, nếu trình độ kinh tế - xã hội phát triển yếu kém, thì thị trường lao động luôn có sự biến động, khả năng xảy ra tình trạng thất nghiệp và số người lao động bị thất nghiệp gia tăng. Cơ quan BHXH rất khó dự đoán số lượng, phạm vi và mức độ thâm hụt của quỹ BHXH nói chung và quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. 3.4 Chế độ trợ cấp hưu trí (trợ cấp tuổi già) 3.4.1 Mục đích Trong hệ thống chế độ BHXH, chế độ trợ cấp hưu trí (hay còn gọi là trợ cấp tuổi già) có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó thể hiện rất rõ hệ thống phúc lợi xã hội, thực trạng an ninh xã hội cũng như trình độ văn minh và tiềm lực kinh tế của mỗi nước. Trong mối quan hệ với các chế độ khác của hệ thống, chế độ trợ cấp hưu trí là chế độ chủ đạo nhất. Chế độ này liên quan đến toàn bộ người lao động từ khi họ tham gia BHXH đến khi họ chết. Phần đóng và hưởng của chế này thường chiếm một tỷ trọng rất cao trong phần đóng và hưởng của toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH. Bên cạnh đó, hoạt động thu chi cho chế độ trợ cấp hưu trí cũng ảnh hưởng chủ yếu và trực tiếp đến hoạt động của quỹ BHXH nói chung. Chính vì thế, chế độ trợ cấp hưu trí hầu như được tất cả các nước trên thế giới quan tâm xây dựng và thực hiện. Và đây cũng là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất trong lịch sử tồn tại và phát triển của BHXH. Mục đích của chế độ trợ cấp hưu trí là: - Đảm bảo thực hiện quyền lợi hợp pháp của người lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã hội; - Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của người sử dụng lao động đối với người lao động không chỉ khi họ còn trẻ, khoẻ mà cả khi họ đã già yếu, không thể lao động được nữa. Sự quan tâm này không chỉ thuần tuý là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là đạo lý của mỗi dân tộc mỗi chế độ chính trị - xã hội; - Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình lao động để đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già, từ đó góp phần giảm bớt gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội. - Trong xu hướng già hoá của dân số thế giới hiện nay, chế độ trợ cấp hưu trí còn trực tiếp góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi nước, mỗi dân tộc. Bảng 3.1: Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi của một số nước Châu á (1990 - 2050) Đơn vị tính: % Năm Nước 1990 2000 2010 2020 2030 2050 1. Campuchia 5,5 5,6 7,2 10,1 13,0 16,9 2. Trung Quốc 8,9 10,2 12,0 16,0 21,9 26,1 3. Lào 4,9 4,8 4,9 5,2 5,8 9,4 4. Mông Cổ 5,5 5,9 6,9 8,3 11,1 18,4 5. Việt Nam 6,7 6,6 6,6 9,2 13,7 22,2 Nguồn: Dự báo của Ngân hàng Thế giới đọc tại Hội thảo của ILO tiểu khu vực Châu á về BHXH ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, năm 1998. 3.4.2 Đối tượng được trợ cấp hưu trí Mặc dù Điều 27 của Công ước số 102 đã quy định những người được bảo vệ (tức những người được trợ cấp hưu trí) gần giống với các chế độ bảo hiểm xã hội khác, song do điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước luôn có sự thay đổi, cho nên hiện nay trên thế giới đã có 3 hệ thống bảo hiểm hưu trí: - Hệ thống thứ nhất: Tiến hành trả lương hưu cơ bản giống nhau cho tất cả mọi người; - Hệ thống thứ hai: Tiến hành trả lương hưu theo mức thu nhập cho từng người; - Hệ thống thứ ba: Tiến hành trả lương hưu theo mức đăng ký từ trước của từng người từ hệ thống bảo hiểm tư nhân, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm nghề nghiệp. Trong đó, có một số nước, như: Phần Lan, Nauy, Ba Lan, Nhật Bản ... cùng một lúc thực hiện cả hai hệ thống. Một hệ thống quy định những khoản trợ cấp hưu cơ bản giống nhau cho tất cả mọi người và một hệ thống quy định những khoản trợ cấp hưu trí tuỳ theo mức thu nhập của từng người lao động. Chính vì thế mà đối tượng được trợ cấp hưu trí hiện nay đã có những thay đổi đáng kể. Một số nước kinh tế phát triển đã thực hiện trợ cấp hưu trí phổ thông cho tất cả mọi người lao động trong xã hội để đảm bảo cuộc sống cho họ khi về già. Một số nước khác chỉ giới hạn trong những người lao động tham gia BHXH, khi họ đạt được những điều kiện nhất định theo quy định của luật pháp. Tuy nhiên, do nhu cầu tham gia vào hệ thống BHXH ngày càng tăng nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu lại có hạn về tài chính của người lao động và nguồn bổ sung của ngân sách Nhà nước vào quỹ BHXH, cho nên còn có một bộ phận người lao động nữa chỉ tham gia vào hệ thống BHXH một hoặc một số chế độ, trong đó có chế độ trợ cấp hưu trí. Còn đối với hệ thống bảo hiểm tư nhân thì đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí đương nhiên chỉ có những người tham gia mới được hưởng. Thế nhưng những người tham gia vào hệ thống này lại rất linh hoạt và đa dạng. Thậm chí họ vừa tham gia BHXH cho chế độ trợ cấp hưu trí, vừa tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Những người lao động tự do phần lớn chỉ tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện ... Như vậy, đối tượng được trợ cấp hưu trí có thể là toàn bộ người lao động , có thể gồm những người lao động thực tế tham gia BHXH, hoặc tham gia BHXH cho chế độ trợ cấp hưu trí. Những đối tượng này đều được quy định bởi luật pháp của mỗi quốc gia. Riêng loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện, đối tượng được trợ cấp hưu trí còn được điều tiết bằng những bộ luật đặc thù, như: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dân sự v.v... 3.4.3 Điều kiện được trợ cấp hưu trí Điều 26 của Công ước số 102 quy định: "1. Trường hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi được quy định. 2. Độ tuổi quy định không được quá 65, tuy nhiên các nhà chức trách có thẩm quyền có thể ấn định một độ tuổi cao hơn, xét theo khả năng làm việc của những người cao tuổi trong lúc đó 3. Pháp luật hoặc pháp quy quốc gia có thể đình chỉ trợ cấp nếu người thụ hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập vượt quá một mức quy định và có thể giảm bớt trợ cấp không có tính chất đóng góp khi thu nhập hay những phương tiện sinh sống khác của người đó, hoặc cả hai thứ cộng lại, vượt quá một mức quy định." Để những quy định nêu trên đi vào thực tiễn cuộc sống hầu hết các nước tham gia Công ước số 102 đến nay đều đã cụ thể hoá những điều kiện cơ bản để được hưởng trợ cấp hưu trí. a. Độ tuổi nghỉ hưu Độ tuổi nghỉ hưu là độ tuổi mà tại đó người lao động ngừng làm công việc đầy đủ, đều đặn và cơ bản, do tuổi đã cao hoặc không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc. Độ tuổi nghỉ hưu khác với độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí. Theo ILO, độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí là độ tuổi tối thiểu mà tại đó người lao động tham gia BHXH đã đạt được những điều kiện quy định để hưởng tiền lương hưu. Tuy khác nhau, nhưng giữa độ tuổi nghỉ hưu và độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí có quan hệ chặt chẽ với nhau trong toàn bộ quá trình thực hiện chế độ trợ cấp hưu trí. Chẳng hạn, nếu người lao động làm việc trong một số ngành nghề đặc thù (như: Diễn viên xiếc, sỹ quan quân đội ...) thì có thể đến một độ tuổi nào đó không thể tiếp tục công việc được nữa họ được nghỉ hưu theo quy định (thường sớm hơn độ tuổi nghỉ hưu). Độ tuổi mà những người này bắt đầu được nghỉ là độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí. Nhưng nếu các điều kiện khác chưa đủ để nhận tiền lương hưu họ có thể chuyển ngành nghề để đến khi đủ tuổi nghỉ hưu được hưởng trợ cấp hưu trí, thì độ tuổi này là độ tuổi nghỉ hưu. Việc xác định độ tuổi nghỉ hưu có vai trò rất quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tham gia BHXH. Các chuyên gia của ILO đã điều tra, tính toán và cho rằng nếu độ tuổi nghỉ hưu là 55 thì chi phí cho chế độ hưu trí sẽ tăng thêm 50% so với độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cân đối thu chi quỹ BHXH và mức độ an toàn của quỹ. Chính vì thế, khi xác định độ tuổi nghỉ hưu phải dựa vào các yếu tố: - Khả năng làm việc, giới tính, tuổi thọ bình quân của người lao động (Thực chất là những cơ sở sinh học liên quan đến người lao động); - Điều kiện và môi trường làm việc (yếu tố này thực chất liên quan đến ngành nghề của người lao động); - Số lao động tham gia BHXH vì khả năng tài chính của quỹ BHXH. - Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của của mỗi nước. Bảng 3.2: Độ tuổi nghỉ hưu của một số nước trên thế giới Nước Độ tuổi nghỉ hưu thông thường Nữ giới Nam giới Mỹ 65 65 Canada 65 65 Anh 60 65 Pháp 65 65 Đức 63 65 Hunggary 65 65 Ba Lan 60 65 Nga 60 60 Hàn Quốc 60 60 Nhật Bản 65 65 Trung Quốc 55 60 ấn Độ 55 55 Philippin 60 60 Indonexia 55 55 Malaysia 55 55 Singapore 55 55 Việt Nam 55 60 Nguồn: Social Throughout the World (năm 2002). Theo số liệu của bảng trên thì độ tuổi nghỉ hưu thông thường từ 60 đến 65 tuổi. Độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có thể bằng nhau nhưng thông thường tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn lao động nam 5 tuổi. Độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí của người lao động làm việc trong những ngành nghề nặng nhọc, độc hại thường thấp hơn những người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường. b. Thời gian đóng BHXH Thời gian đóng BHXH để được hưởng trợ cấp hưu trí là điều kiện không thể thiếu được khi xác lập chế độ trợ cấp hưu trí. Việc quy định này nhằm xác định sự cống hiến của người lao động cho xã hội nói chung và cho hệ thống BHXH nói riêng. Thời gian đóng BHXH còn là điều kiện về mặt tài chính để cân đối giữa quá trình đóng và hưởng trợ cấp hưu trí nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của quỹ BHXH, đảm bảo cả tính công bằng giữa những người tham gia BHXH. Theo Công ước số 102 và Công ước số 128 của Tổ chức lao động quốc tế, trợ cấp hưu trí có thể được trả cho những người đã có đủ 15 năm đóng góp hoặc làm việc. Trong thực tế, để tránh lạm dụng quỹ BHXH nhiều nước quy định thời gian tối thiểu đóng BHXH để được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí là 20 năm. ở nước ta, theo quy định hiện hành, thời gian tối thiểu để người lao động được hưởng trợ cấp hưu trí là 15 năm tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH. c. Mức đóng BHXH Cũng như tất cả các chế độ BHXH khác, trợ cấp hưu trí được tính toán dựa trên cơ sở mức đóng BHXH. Trong tổng mức đóng BHXH, hầu hết các nước đều quy định rõ mức đóng cho từng chế độ, đặc biệt là những nước phân chia quỹ BHXH thành các quỹ BHXH thành phần(tức mỗi chế độ một quỹ độc lập). Nhưng dù quản lý quỹ tập trung thống nhất hay chia ra các quỹ thành phần thì mức đóng góp cho chế độ trợ cấp hưu trí do cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp. Mức đóng góp của mỗi bên thường được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó so với tiền lương của người lao động và quỹ lương của người sử dụng lao động. Có một số nước còn quy định mức thu nhập trần để đóng góp cho quỹ BHXH nói chung và quỹ hưu trí nói riêng. Nếu người lao động có mức thu nhập cao hơn mức trần, thì họ có thể tham gia thêm các loại hình hưu trí tự nguyện. Chế độ trợ cấp hưu trí chủ yếu mang tính hoàn trả, vì thế mức đóng góp cao sẽ có mức trợ cấp cao và ngược lại. Cho nên điều kiện về mức đóng góp cũng phải được luật hoá một cách rất chi tiết và cụ thể. Chẳng hạn, ở nước ta theo Điều 36 của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số: 12/CP ngày26/01/1995 của Chính phủ có quy định: "Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây: 1. Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2. Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. 3. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. 4. Các nguồn khác. 3.4.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Mức trợ cấp hưu trí là số tiền mà người về hưu nhận được hàng tháng kể từ khi nghỉ hưu. Mức trợ cấp này cũng phụ thuộc vào các yếu tố: - Tình trạng mất khả năng lao động; - Tiền lương khi người lao động còn đang đi làm; - Tuổi thọ bình quân của người lao động; - Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Về nguyên tắc, mức trợ cấp hưu trí phải thấp hơn mức lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Nguyên tắc này vừa thể hiện tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánh quá trình phân phối lại quỹ BHXH giữa những người tham gia BHXH. Mức trợ cấp hưu trí thường được ấn định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tiền lương lúc đang đi làm và theo Công ước số 102, tỷ lệ này là 40%. Đến Công ước số 128, tỷ lệ này được nâng lên mức 45%. Mặc dù quy định như vậy, song tuỳ theo điều kiện thực tế mà mỗi nước trên thế giới lại vận dụng khác nhau. Thông thường, nếu mức tiền lương thực tế tính theo số tuyệt đối quá thấp thì tỷ lệ này phải ấn định ở mức cao hơn (Ví dụ: ở nước ta quy định bằng 75% tiền lương bình quân 5 năm đang làm việc trước khi về hưu). Hoặc có những nước quy định, nếu người thụ thưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập vượt quá tiền lương hưu thì mức trợ cấp có thể bị cắt giảm. Bởi vì, thực tế cho thấy. ở những nước đang phát triển những người có trình độ, tay nghề cao phần lớn lại là những người có tuổi cao, do đó những người này khi về hưu vẫn có thể được mời lại làm việc. Và cùng một lúc họ vẫn có thể vừa nhận được tiền lương hưu, vừa nhận được thù lao lao động ở những công việc mới, công việc làm thêm cho nên thu nhập của họ cao hơn rất nhiều so với lương hưu. Ngoài ra, tuỳ theo luật pháp của từng nước mà người về hưu còn được bảo hiểm y tế và khi qua đời còn được hưởng cả chế độ trợ cấp tử tuất. Hoặc đối với những người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu để được hưởng trợ cấp hàng tháng họ vẫn có thể được trợ cấp một lần và số tiền trợ cấp có thể tương đương với một số tháng tiền lương trước khi nghỉ việc. Thời gian hưởng trợ cấp hưu trí được tính từ khi người lao động bắt đầu nghỉ hưu đến khi qua đời. Với mỗi người lao động thì thời gian được hưởng trợ cấp hưu trí thường khác nhau, bởi vì độ tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ của họ phần lớn không giống nhau. Do vậy, để có cơ sở xác lập chế độ trợ cấp hưu trí, còn phải phân tích thêm chỉ tiêu thời gian được hưởng trợ cấp hưu trí bình quân cho một người về hưu nói chung và tính riêng cho từng đối tượng là nam và nữ. Thông thường, thời gian được trợ cấp hưu trí ngắn hơn khoảng thời gian đóng phí BHXH. Tuy nhiên, độ tuổi nghỉ hưu lại có tính tương đối ổn định (Thời gian khoảng 55 đến 65 tuổi), trong khi đó tuổi thọ bình quân lại có xu hướng ngày càng tăng, vấn đề có tính quy luật này buộc các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách pháp luật phải tính đến để điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu cho phù hợp. Chế độ trợ cấp hưu trí là chế độ dài hạn, được thực hiện ngoài quá trình lao động và số tiền trợ cấp được cơ quan BHXH chi trả định kỳ theo tháng cho người về hưu. Chế độ này chủ yếu mang tính hoàn trả và có sự tách biệt tương đối giữa đóng và hưởng trợ cấp. Người lao động tham gia đóng phí trong suốt quá trình lao động và sau khi về hưu họ mới được hưởng tiền trợ cấp hưu trí. Điều này thể hiện sự kế thừa liên tiếp giữa các thế hệ người lao động để hình thành quỹ trợ cấp hưu trí. Chính vì vậy, việc xác định mức đóng góp và mức hưởng trợ cấp để phục vụ cho việc cân đối quỹ hưu trí là rất phức tạp. Hiện nay, trên thế giới người ta áp dụng phổ biến 3 phương pháp sau đây để tính toán tài chính cho chế độ trợ cấp hưu trí: - Phương pháp thu đến đâu chi đến đó (PAYGO - Pay-as-you-go); - Phương pháp tài khoản cá nhân; - Phương pháp kết hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng vì thế áp dụng phương pháp nào còn tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng nước. 3.5 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp 3.5.1 Mục đích Tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc bệnh nghề nghiệp (BNN) là những rủi ro thường xảy ra đối với mỗi người lao động, nhất là những người lao động trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Loại rủi ro này phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, máy móc thiết bị trục trặc kỹ thuật; công tác bảo hộ lao động yếu kém; môi trường lao động bị ô nhiễm do thời tiết, tiếng ồn ... Để phòng tránh và khắc phục hậu quả của TNLĐ và BNN loài người đã sử dụng rất nhiều biện pháp, song bảo hiểm (dù là BHXH hay BHTM) luôn được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Khi người lao động bị TNLĐ hay BNN thường dẫn đến tình trạng bị mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn hoặc bị chết. Trong thời gian điều trị, thu nhập của họ bị gián đoạn và nếu mất sức lao động vĩnh viễn hay bị chết thì họ hoàn toàn bị mất thu nhập từ lao động. Vì vậy chế độ trợ cấp TNLĐ hoặc BNN là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất ở các nước công nghiệp châu Âu. Trước khi có Công ước số 102, một số nước đã thực hiện chế độ này và thường đưa ra quy định buộc giới chủ phải có trách nhiệm bảo vệ người lao động. Mục đích thực hiện chế độ này là: - Góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi người lao động không may bị TNLĐ hoặc BNN; - Đảm bảo phục hồi khả năng lao động cho người lao động từ đó giúp họ sớm quay lại thị trường lao động; - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động mà họ sử dụng. Trách nhiệm này thể hiện cả khi người lao động khoẻ mạnh lẫn khi họ bị TNLĐ hoặc BNN. 3.5.2 Đối tượng được trợ cấp TNLĐ hoặc BNN Điều 33 của Công ước số 102 quy định đối tượng được trợ cấp không chỉ bao gồm người lao động tham gia BHXH bị TNLĐ hoặc BNN, mà còn cả những người thân của họ (vợ, chồng, con cái) nếu sau khi bị TNLĐ hoặc BNN, người lao động bị chết. Đối tượng này còn có thể bao gồm cả những người chăm sóc hàng ngày cho người lao động bị TNLĐ hoặc BNN nặng được hưởng trợ cấp dài hạn và cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng. 3.5.3 Điều kiện trợ cấp TNLĐ hoặc BNN Người lao động bị TNLĐ hoặc BNN trong các trường hợp sau đây sẽ được xét trợ cấp: a. Đối với trường hợp bị TNLĐ - Bị TNLĐ trong giờ làm việc, tại nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc do yêu cầu của người sử dụng lao động; - Bị TNLĐ ngoài nơi làm việc khi thực hiện các yêu cầu của người sử dụng lao động; - Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. Như vậy, nếu người lao động bị tai nạn, nhưng không phải là TNLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp theo chế độ này, mà tai nạn đó chỉ là tai nạn rủi ro thông thường nằm ngoài quá trình lao động khi cam kết với người sử dụng lao động. b. Đối với trường hợp mắc BNN Người lao động được xét trợ cấp trong trường hợp này khi họ bị mắc các chứng bệnh nghề nghiệp nằm trong bảng danh mục BNN do cơ quan có thẩm quyền quy định. Loại bệnh mắc phải phải có liên quan đến nghề nghiệp đang làm, chẳng hạn: bị bệnh bụi phổi silíc nếu như người lao động làm trong các ngành nghề có liên quan ít nhiều đến loại bụi này (ngành sản xuất xi măng, than đá, làm đường... ) hay bị bệnh nhiễm độc Nicotin trong ngành y tế, bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu trong nông lâm nghiệp v.v... Để được hưởng trợ cấp trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải lâm vào các tình trạng sau: - ốm đau; - Mất khả năng lao động tạm thời; - Mất khả năng lao động vĩnh viễn; - Bị chết. Tình trạng ốm đau ở đây không phải là ốm đau thông thường phát sinh từ bên trong cơ thể người lao động mà là ốm đau do TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp gây nên. 3.5.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Mức trợ cấp TNLĐ hoặc BNN phụ thuộc chủ yếu vào mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động. Mức độ suy giảm này thường do Hội đồng giám định y khoa xác định và chứng nhận. Ngoài ra, nó còn được tính toán căn cứ vào tiền lương tháng cuối cùng của người lao động trước khi bị TNLĐ hoặc BNN. Hoặc căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu của quốc gia. Nếu mức độ suy giảm khả năng lao động ít, người lao động sẽ được trợ cấp một lần, còn ngược lại họ sẽ được trợ cấp định kỳ hàng tháng. Chẳng hạn, theo Điều 17 Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP của chính phủ ngày 26/01/1945 có quy định: 1. Bị suy giảm 5% đến 30% khả năng lao động được hưởng trợ cấp theo quy định dưới đây: Mức suy giảm khả năng LĐ Mức trợ cấp 1 lần Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu 2. Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra Viện theo quy định dưới đây: Mức suy giảm khả năng LĐ Mức trợ cấp hàng tháng Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu - Đối với những người bị chết do TNLĐ hoặc BNN thân nhân của họ còn được hưởng trợ cấp tử tuất. Ngoài ra, những người thuộc diện trợ cấp dài hạn, nếu cần sự chăm sóc của người khác cho các nhu cầu cá nhân hàng ngày còn được trợ cấp cả những chi phí cho sự chăm sóc này. Khi người lao động bị TNLĐ hoặc BNN còn được hưởng các quyền lợi sau đây: - Được chăm sóc y tế; - Được bố trí các công việc phù hợp với tình trạng sức khoẻ sau khi thương tật, bệnh tật được phục hồi; - Được trợ giúp các phương tiện sinh hoạt phù hợp với các tổn thương chức năng như: bị cụt chân, tay, hỏng mắt, điếc tai ; - Được giám định lại y khoa nếu vết thương tái phát; - Được đào tạo lại nghề nghiệp cho phù hợp với những công việc mới đảm nhận... Những khoản chi phí liên quan đến những quyền lợi nêu trên thông thường do người sử dụng lao động phải đảm nhiệm. Thời gian hưởng trợ cấp tính từ lúc người lao động bị TNLĐ hoặc BNN phải vào viện điều trị cho đến khi ra viện. Nếu là trợ cấp dài hạn hàng tháng thì thời gian này kéo dài đến khi người lao động bị chết. Trong trường hợp người lao động bị chết do TNLĐ hoặc BNN thân nhân của họ cũng có thể được trợ cấp dài hạn hàng tháng theo quy định cụ thể của pháp luật. Chế độ trợ cấp TNLĐ hoặc BNN vừa là chế độ BHXH ngắn hạn vừa là chế độ dài hạn; vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. Đồng thời, nó được thực hiện cả trong quá trình lao động và ngoài quá trình lao động. Mức phí BHXH của chế độ này thường do chủ sử dụng đóng góp toàn bộ. Nó có thể là một mức thống nhất chung cho tất cả các chủ sử dụng lao động (như: Philippin và Malaysia) hoặc cũng có thể tính riêng cho từng ngành khác nhau, vì xác suất TNLĐ và BNN thường có sự khác nhau giữa các ngành nghề (như: Thái Lan và Indonexia). Mức phí cụ thể phụ thuộc vào quỹ lương của các chủ sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH, xác suất TNLĐ hoặc BNN.v.v... 3.6 Chế độ trợ cấp gia đình 3.6.1 Mục đích Gia đình luôn là "tế bào" của xã hội, là chỗ dựa vững chắc để người lao động yên tâm, phấn khởi công tác và có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Muốn có một gia đình hạnh phúc, trước hết phải có một nguồn thu nhập đảm bảo tương đổi ổn định cho gia đình. Nguồn thu nhập này là cơ sở vật chất tối thiểu để đảm bảo sinh hoạt và chăm sóc, nuôi dạy con cái. Trong mỗi gia đình, người lao động là người tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu. Song nếu nguồn thu nhập của gia đình có hạn và số con lại khá đông, thì hoàn cảnh sống của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, con cái của họ sẽ không được chăm sóc và nuôi dạy chu đáo. Chính vì vậy, ngay từ khi ban hành Công ước số 102, Tổ chức Lao động Quốc tế đã coi trợ cấp gia đình là một trong 9 chế độ của BHXH. Mục đích của chế độ trợ cấp gia đình là nhằm: - Hỗ trợ cho những người lao động đông con có được những trợ giúp vật chất cần thiết, tối thiểu để chăm sóc và nuôi dạy con cái; - Khuyến khích người lao động tham gia BHXH và tạo nguồn lao động trong tương lai; - Góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đến nay, trên thế giới đã có 81 nước thực hiện được chế độ trợ cấp gia đình. Những nước chưa thực hiện được dù ít dù nhiều đều đã có những chính sách xã hội khác để trợ giúp cho những gia đình đông con, bất hạnh. 3.6.2 Đối tượng được trợ cấp gia đình Chế độ trợ cấp gia đình liên quan đến việc làm, vì thế đối tượng được trợ cấp chỉ bao gồm những người lao động tham gia BHXH đang làm việc và gia đình họ. Trong đó, chỉ những người lao động đông con, gia cảnh gặp nhiều khó khăn mới được xét hưởng trợ cấp. Trách nhiệm trợ cấp chủ yếu thuộc về phía người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động chi trả chế độ này này có thể bằng cách bổ sung thêm các quyền lợi cho người được trợ cấp vào tiền lương, tiền công của họ, hoặc có thể trả cả bằng những hiện vật thiết yếu cho họ. Tất nhiên, phần chi trả này phải được cân đối vào mức đóng góp của người sử dụng lao động cho quỹ BHXH. Những gia đình đông con hay số người sống phụ thuộc vào thu nhập của người lao động tham gia BHXH nhiều đến mức nào mới được trợ cấp là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng nước và cũng phải được quy định cụ thể trong luật pháp. 3.6.3 Điều kiện trợ cấp Theo Điều 42 của Công ước số 102, điều kiện trợ cấp là: a. Việc chi trả định kỳ cho mọi người được bảo vệ đã có một thâm niên quy định; b. Hoặc việc cung cấp cho con cái thực phẩm, quần áo, chỗ ở, đi nghỉ hè, hoặc sự trợ giúp về nội trợ; c. Hoặc gồm các trợ cấp được ghi trong cả hai điểm a & b Như vậy, điều kiện tiên quyết định để người lao động tham gia BHXH đang làm việc được trợ cấp gia đình là người đó đã làm việc và tham gia đóng góp vào quỹ BHXH một thời gian nhất định, thường là từ 3 tháng đến 1 năm, tuỳ theo quy định của từng nước. Điều kiện cơ bản thứ hai là còn tuỳ thuộc vào quy mô gia đình, số trẻ em bình quân 1 lao động phải nuôi dưỡng, chăm sóc; nhu cầu tiêu dùng bình quân của những gia đình đông con. Điều kiện thứ ba là khả năng thanh toán của quỹ BHXH. Những điều kiện này được lượng hoá bằng những chỉ tiêu cụ thể để có căn cứ xét trợ cấp hợp lý. 3.6.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Theo Điều 44 của công ước số 102 thì: "Tổng giá trị trợ cấp cho người lao động được bảo vệ là: a. 3% tiền lương của người lao động nam giới thành niên thông thường, được xác định theo những quy tắc nêu tại Điều 46, nhân với tổng số con của người được bảo vệ. b. Hoặc 1,5% tiền lương nói trên, nhân với tổng số con của người thường trú. Căn cứ vào Công ước số 102, những nước thực hiện chế độ này thường xác định mức trợ cấp như sau: + Tổng giá trị trợ cấp cho 1 gia đình bằng 3% tiền lương trung bình của một người lao động trong xã hội nhân với số con trong gia đình họ. Ví dụ: một gia đình có 5 con vị thành niên, mức tiền lương trung bình của 1 người lao động trong cả nước là 1.000.000 đ/tháng. Thì tổng giá trị trợ cấp cho gia đình này trong một tháng được tính như sau: = 1.000.000 đ x 3% x 5 = 150.000 đ + Hoặc cũng có nước quy định những gia đình được trợ cấp theo chế độ này phải có tối thiểu là mấy con trở lên và mỗi đứa con một tháng được trợ cấp cụ thể là bao nhiêu tiền. Cách làm này thường được gắn với chính sách dân số của mỗi nước. Thời gian trợ cấp thường tính từ khi gia đình vượt một số con theo quy định, tham gia lực lượng lao động và tạo ra thu nhập. Chẳng hạn, gia đình ông A có hai đứa con, một đứa sinh năm 1999, một đứa sinh năm 2003. Đến năm 2005 gia đình ông lại sinh thêm một đứa con nữa. Theo quy định vốn có 3 con trở lên sẽ được xét trợ cấp gia đình. Vậy, thời gian xét trợ cấp cho gia đình ông A được tính từ năm 2005 đến khi đứa con thứ nhất đủ 15 tuổi tham gia lực lượng lao động. Có nghĩa là được xét trợ cấp 9 năm liên tục, vì đứa con thứ nhất sẽ đi làm vào năm 2014 (2014 - 2005 = 9). Chế độ trợ cấp gia đình được thực hiện định kỳ hàng tháng. Về cơ bản đây là chế độ dài hạn, vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. Để thực hiện được chế độ này đòi hỏi phải có những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và hệ thống BHXH phải thực sự vững mạnh, phát triển. 3.7 Chế độ trợ cấp thai sản 3.7.1 Đặc điểm của lao động nữ trong lực lượng lao động xã hội Lao động nữ là lực lượng lao động quan trọng và cơ cấu lao động nữ của các nước thường chiếm khoảng 40% đến 45% lực lượng lao động xã hội. Trong một số ngành nghề đặc thù của xã hội, cơ cấu lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 70% đến 80% như các ngành: dệt may, y tế, giáo dục, chế biến nông sản thực phẩm. Trong lực lượng lao động xã hội, lao động nữ không chỉ tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội mà họ còn tạo ra những sản phẩm tinh thần cho xã hội. Vì vậy khi ban hành các chính sách kinh tế - xã hội cần phải tính đến một số đặc điểm sau: + Thể chất, tình trạng sức khoẻ và tâm sinh lý của lao động nữ có nhiều điểm rất khác biệt so với nam giới. Thông thường thể chất và sức khoẻ của nam giới tốt hơn nữ giới. Vì thế, họ có thể làm được nhiều công việc nặng nhọc, thời gian tham gia lao động được nhiều hơn và cũng ít ốm đau hơn so với nữ giới. Đặc biệt, trong toàn bộ quá trình lao động; lao động nữ thường bị giám đoạn do sinh đẻ, vì lẽ họ còn thực hiện một chức năng quan trọng hơn, đó là chức năng làm mẹ. Đặc điểm này chi phối rất nhiều đến chính sách BHXH nói riêng và các chính sách kinh tế - xã hội khác liên quan đến lao động nữ nói chung. + Trình độ chuyên môn, tay nghề và năng suất lao động của lao động nữ nhìn chung bị hạn chế so với nam giới. Đặc điểm này cũng xuất phát chủ yếu từ những đặc điểm sinh học nói trên. Thật vậy, nếu trong những điều kiện bình thường, trình độ chuyên môn, tay nghề và năng suất lao động của nữ giới không hề kém nam giới, thậm chí có nhiều công việc họ còn làm tốt hơn nam giới do sức chịu đựng, độ dẻo dai, khoé léo và tính kiên trì, bền bỉ vốn có của họ. Tuy nhiên, do vừa phải tham gia lao động để kiếm sống, vừa phải thực hiện thiên chức của người mẹ và chăm lo gia đình nên thời gian học tập để nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc của lao động nữ gặp nhiều trở ngại. Đặc điểm này liên quan rất nhiều đến chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với lao động nữ. + Vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nữ cũng là một đặc điểm nổi bật cần phải xem xét khi xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội. Đặc điểm này thể hiện khá rõ trong các cuộc điều tra lao động việc làm và điều tra mức sống dân cư ở nhiều nước. Bảng 3.4: Việc làm và thu nhập của lao động nữ ở Việt Nam (1997 - 1998) Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1. Tổng nguồn lao động xã hội Triệu người 34,71 36,01 Trong đó: Lao động nữ Triệu người 17,45 18,25 Tỷ trọng lao động nữ % 50,28 50,67 2. Lao động nữ trong khu vực QD Triệu người 1,42 1,31 Tỷ trọng % 8,19 7,21 3. Lao động nữ trong khu vực ngoài QD Triệu người 16,03 16,93 Tỷ trọng % 91,81 92,76 4. Tiền lương bình quân tháng 1.000 đ 506,13 522,61 Trong đó: Lao động nam 1.000 đ 546,01 570,76 Lao động nữ 1.000 đ 417,05 447,15 Nguồn:Điều tra lao động việc làm và điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam (1997 - 1998) Số liệu Bảng 4 cho thấy: Tuyệt đại bộ phận lao động nữ đều làm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và lao động thủ công là chủ yếu. Thu nhập của lao động nữ luôn thấp hơn nam giới. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng hoặc có những biến động lớn, lao động nữ rất khó tìm kiếm việc làm và họ là những người dễ bị thất nghiệp. + Trong nền kinh tế quốc dân, không phải ngành kinh tế nào, công việc nào lao động nữ cũng có thể làm được, bởi lẽ những ngành nghề, những công việc đó luôn có tác động xấu đến sức khoẻ, khả năng sinh đẻ, di truyền và khả năng nuôi con của họ, chẳng hạn, những ngành, những công việc liên quan đến hoá chất độc hại, khai khoáng, thợ đào hầm lò. Chính vì thế, chính phủ các nước phải ban hành các danh mục ngành nghề, công việc cấm sử dụng lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và nuôi con bú hoặc toàn bộ lao động nữ nói chung. + Trong hệ thống chính sách BHXH, lao động không chỉ là đối tượng trực tiếp được hưởng quyền lợi từ chế độ thai sản, mà họ còn là đối tượng nghiên cứu để hình thành toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH nói chung. Với chế độ trợ cấp hưu trí, họ là đối tượng nghiên cứu khi xác định độ tuổi về hưu. Với chế độ TNLĐ hoặc BNN họ là đối tượng nghiên cứu khi xây dựng danh mục các ngành nghề, và xác định mức độ thương tật, bệnh tật. Hoặc với chế độ ốm đau, lao động nữ ngoài việc được nghỉ ốm và hưởng trợ cấp ốm đau họ còn được nghỉ khi con ốm. 3.7.2 Mục đích Chế độ trợ cấp thai sản ra đời nhằm mục đích: - Bù đắp hoặc thay thế nguồn thu nhập cho lao động nữ khi sinh đẻ và nuôi con nhỏ, tạm thời bị mất thu nhập từ lao động; - Tái sản xuất sức lao động cho lao động nữ và cho những thế hệ lao động kế tiếp; - Góp vốn thực hiện bình đẳng nam nữ và các quyền về phụ nữ nói chung. Bình đẳng nam nữ ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là: bình đẳng về việc làm và thu nhập; bình đẳng về nghĩa vụ gia đình giữa nam và nữ; bình đẳng trong đối xử của giới chủ vớilao động nam và lao động nữ; bình đẳng về cơ hội nghề nghiệp, bình đẳng về màu da, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến và nguồn gốc quốc gia.v.v... Tính đến hết năm 2003, trên thế giới đã có 139 nước thực hiện chế độ trợ cấp thai sản đối với lao động nữ. Ngoài ra, rất nhiều quốc gia ban hành các chính sách kinh tế - xã hội để đảm bảo thêm quyền lợi cho họ, tất cả vì sự tiến bộ của phụ nữ. 3.7.3 Đối tượng được trợ cấp thai sản Tất cả lao động nữ tham gia BHXH mang thai và sinh đẻ đều là đối tượng được trợ cấp. Ngoài ra, tuỳ theo luật pháp của từng nước mà đối tượng này còn bao gồm cả những người xin con nuôi và đứa con đó dưới 4 tháng tuổi. Hoặc cả những người nạo, hút thai cũng được hưởng trợ cấp 3.7.4 Điều kiện hưởng trợ cấp Điều 47 của Công ước 102 quy định: Trường hợp bảo vệ gồm thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo làm gián đoạn thu nhập của lao động nữ theo quy định của pháp luật mỗi nước. Tuy nhiên, họ phải đóng phí BHXH được một thời gian nhất định nhằm tránh sự lạm dụng chế độ. Thời gian này thường được gọi là thời gian dự bị. ở Mianma thời gian này là 26 tuần, ở Đài Loan là 10 tháng, ở ấn Độ là 18 tuần.v.v... Một số nước (như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...) còn lồng ghép chính sách dân số vào chế độ này vì thế đôi khi có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình thực hiện chế độ. Chẳng hạn, ở nước ta quy định mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, do đó những lao động nữ sinh con thứ 3 không được xét trợ cấp, thậm chí còn bị phạt... Việc quy định này thực chất đã đi ngược lại mục đích và nguyên tắc của BHXH. Bởi vì, thai sản là một "sự kiện" dẫn đến lao động nữ bị gián đoạn thu nhập. Về nguyên tắc họ phải được bù đắp khoản thiếu hụt này để có điều kiện phục hồi sức khoẻ, sinh con nhỏ và thực chất là bảo vệ họ khi sinh con. ở đây đã có sự lẫn lộn giữa chính sách BHXH với chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Mục tiêu của 2 loại chính sách này là hoàn toàn khác nhau, cho nên phải có những biện pháp khác nhau để thực hiện, không thể coi BHXH là một biện pháp. 3.7.5 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế hiện nay thì mức trợ cấp thai sản ít nhất phải bằng 2/3 thu nhập của lao động nữ trước khi sinh đẻ. Đông thời còn khuyến cáo các nước tăng mức trợ cấp lên đến 100% thu nhập trước khi sinh và không giới hạn số lần sinh đẻ. Vận dụng sự quy định này, có một số nước như ấn Độ, Anh đã quy định một mức hưởng đồng đều cho tất cả phụ nữ sinh con. Đồng thời, nếu gặp phải những hậu quả tiếp theo khi sinh con họ phải được hưởng quyền lợi của chế độ chăm sóc y tế. Quyền lợi này được đảm bảo cả ở trước, trong và sau khi sinh con, cả ở những nước mà hệ thống BHXH chưa có chế độ chăm sóc y tế. Bảng 3.5: Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp thai sản ở một số nước Tên nước Mức trợ cấp (% so với tiền lương) Thời gian trợ cấp (ngày) 1. Trung Quốc 100 90 2. Nhật Bản 60 84 3. Iran 66,7 90 4. Malaysia 100 60 5. ấn Độ 100 90 6. Thái Lan 75 90 7. Singapore 100 60 8. Myanma 66,7 90 9. Mỹ 100 90 10. Đức 100 90 Nguồn: Chính sách đối với lao động nữ - Bộ lao động thương binh và xã hội Việt Nam (2003) Về thời gian trợ cấp, ILO quy định tối thiểu là 12 tuần. Tuy vậy, quyền lợi này được vận dụng khá linh hoạt ở mỗi nước, chẳng hạn như ở nước ta quy định khi lao động nữ mang thai được nghỉ 3 lần, mỗi lần 1 ngày đi khám thai. Trường hợp bị sảy thai được nghỉ từ 20 đến 30 ngày. Khi sinh con được nghỉ 4 tháng nếu lao động nữ làm việc ở điều kiện bình thường hoặc 5 tháng nếu làm những công việc nặng nhọc, độc hại. Khi lao động nữ sinh đôi trở lên, mỗi đứa con sinh thêm được nghỉ 30 ngày.v.v... Theo quan điểm của những người làm luật, việc quy định thời gian nghỉ đẻ của lao động nữ không chỉ xuất phát từ cơ sở sinh học khi xây dựng chế độ, mà chủ yếu phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội; điều kiện về lao động và việc làm của từng nước. Nhìn chung, nếu quy định thời gian này quá dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của lao động nữ, vì lẽ các chủ sử dụng sẽ không tuyển dụng lao động nữ. Chế độ trợ cấp thai sản là chế độ BHXH ngắn hạn, tính hoàn trả và không hoàn trả thể hiện khá rõ. Mức phí đóng góp cho chế độ này hầu như giới chủ phải gánh vác toàn bộ. Khi xác định mức phí chủ yếu phải căn cứ vào các yếu tố như: số nguồn tham gia BHXH, nhu cầu khi sinh con đối với lao động nữ và những tài liệu thống kê quá khứ liên quan đến chế độ nói chung. 3.8 Chế độ trợ cấp tàn tật 3.8.1 Mục đích Trong cuộc sống, người lao động có thể gặp phải những rủi ro ngoài quá trình lao động mà hậu quả có thể làm cho họ bị tàn tật dẫn đến tình trạng mất sức lao động vĩnh viễn. Khi bị mất sức lao động vĩnh viễn thì một tất yếu xảy ra là họ bị mất hoàn toàn thu nhập từ lao động. ở những nước có nền kinh tế phát triển, số người lao động tham gia BHXH chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn lao động xã hội, khi xây dựng và ban hành chính sách BHXH thường thực hiện cả chế độ này nhằm các mục đích: - Góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động không may bị tàn tật; - Khuyến khích người lao động tham gia BHXH; - Góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước. Chế độ trợ cấp tàn tật có ý nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, để thực hiện được chế độ này là tương đối khó khăn, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thâm hụt quỹ BHXH, nếu như không làm tốt các khâu: quản lý chế độ, giám định y khoa... 3.8.2 Đối tượng được trợ cấp Theo Điều 55 của Công ước 102 và Điều 9 của Công ước 128, đối tượng trợ cấp theo chế độ này là tất cả mọi người lao động tham gia BHXH gặp phải tai nạn rủi ro và những nguyên nhân ngoài quá trình lao động. Đối tượng này còn bao gồm cả những lao động đang trong giai đoạn học nghề nhưng đã có một quá trình tham gia BHXH nhất định. Trong thời kỳ đầu triển khai BHXH, phần lớn các nước thực hiện chế độ này chỉ giới hạn đối với những người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp 3.8.3 Điều kiện được trợ cấp - Người lao động bị mất sức lao động vĩnh viễn. Tức là 2/3 khả năng lao động trở lên và phải có giấy xác nhận của Hội đồng giám định y khoa do các cấp có thẩm quyền của Nhà nước quy định. - Người lao động đó phải tham gia đóng góp vào quỹ BHXH ít nhất là 3 năm trở lên. 3.8.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Theo Điều 29 của Công ước 128, mức trợ cấp tàn tật bằng 50% tiền lương của người lao động trước khi bị tai nạn rủi ro dẫn đến bị mất sức lao động. Mức trợ cấp cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào thời gian đóng góp BHXH. Nếu sức khoẻ có chiều hướng hồi phục, họ còn được đào tạo lại nghề miễn phí để người sử dụng lao động bố trí những công việc mới thích hợp. Khi đã tìm kiếm được công việc thích hợp có thu nhập, mức trợ cấp sẽ bị cắt giảm hoặc ngừng trợ cấp. Thời gian trợ cấp kéo dài từ khi người lao động bị tai nạn rủi ro ngoài quá trình lao động cho tới khi được thay thế bằng chế độ trợ cấp tuổi già. Hoặc cho đến khi sức khoẻ hồi phục, người lao động được bố trí làm những công việc mới có thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Trợ cấp tàn tật là chế độ BHXH dài hạn, vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Một số nước coi đây là chế độ mất sức lao động vì những nguyên nhân ngoài quá trình lao động. Chế độ này rất dễ bị lạm dụng trong khâu giám định y khoa . 3.9 Chế độ trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 3.9.1 Mục đích Chế độ trợ cấp tiền tuất là chế độ có tính nhân đạo nhất trong số 9 chế độ BHXH. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chế độ này, bởi nó không chỉ là nhu cầu tất yếu của mọi người lao động, mà còn nhằm mục đích cung cấp khoản thu nhập cho gia đình người lao động tham gia BHXH không may bị chết. Từ đó, góp phần khắc phục những khó khăn tức thời và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình họ. 3.9.2 Đối tượng được trợ cấp - Những người lo mai táng, chôn cất cho người chết. - Vợ (chồng), con cái, bố mẹ của người lao động bị chết. Những đối tượng này đều được pháp luật hoặc pháp quy của các nước quy định rất cụ thể. Chẳng hạn, theo Điều 32 - Chương II - Điều lệ BHXH Việt Nam quy định: "Người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ TNLĐ, BNN hàng tháng và người lao động đang làm việc bị TNLĐ hoặc BNN chết thì những thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng. 1. Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm: con đẻ, con nuôi, hợp pháp, con ngoài giá thú được luật pháp công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người mẹ đang mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất cho đến khi 18 tuổi. 2. Bố mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi)". 3.9.3 Điều kiện được trợ cấp Khi xét trợ cấp tiền tuất đòi hỏi phải có cả điều kiện "cần" và "đủ" sau đây: - Điều kiện cần là người lao động tham gia BHXH đang làm việc không may bị chết phải có một thời gian đóng phí BHXH tối thiểu (khoảng 15 năm trở lên). Hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng; người đang hưởng lương hưu, hay đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng bị chết. - Điều kiện đủ là những người còn sống phải lo chôn cất, mai táng cho người chết. Hoặc bố, mẹ, vợ (chồng), con cái của người chết bị mất phương tiện sinh sống, không thể tự lo liệu cho những nhu cầu cá nhân của mình. Như vậy, những thân nhân này thực chất là những người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm và được luật pháp các nước quy định rất cụ thể. 3.9.4 Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Nếu những người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm vẫn có khả năng lao động tạo ra thu nhập, thì mức trợ cấp thường được thực hiện 1 lần cùng với những chi phí mai táng, chôn cất cho người lao động bị chết. Mức trợ cấp này cao hay thấp còn phụ thuộc vào số năm đóng BHXH, số năm đã được hưởng lương hưu... Ngược lại sau cái chết của người lao động (hoặc người về hưu, người được trợ cấp TNLĐ, BNN) nếu những người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm không có khả năng lao động tạo ra thu nhập (tức mất phương tiện sinh sống) thì họ sẽ được trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp phụ thuộc vào tiền lương (hay thu nhập) của người lao động bị chết, hoặc vào tiền trợ cấp hưu trí, trợ cấp TNLĐ, BNN của người chết. Trong đó, người vợ (chồng) có quyền được nhận 40% và mỗi đứa con phải nuôi dưỡng được nhận 20%, nhưng tổng cộng tối đa không quá 100%. Những người thân khác của người chết, như: bố, mẹ... có thể được nhận trợ cấp hàng tháng từ 10% đến 20% hoặc tối đa không quá 100%. Trợ cấp tiền tuất hàng tháng được thực hiện từ khi người lao động, người về hưu, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết đến khi những người thu hưởng có "hoàn cảnh thay đổi" như: con cái vượt quá tuổi tối đa, lập gia đình, bố, mẹ chết, vợ con đi làm và tạo ra thu nhập.v.v... Chế độ trợ cấp tiền tuất là một trong những chế độ BHXH vừa có tính ngắn hạn, vừa có tính dài hạn và là chế độ thể hiện khá rõ tính hoàn trả trong BHXH. Mức phí tính riêng hoặc phân bổ cho chế độ này phụ thuộc vào tuổi thọ bình quân người lao động, xác suất tử vong, số con trung bình của người chết, thời gian đóng phí và những chi phí tối thiểu liên quan đến việc mai táng, chôn cất người chết...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHe thong cac che do BHXH.doc
Tài liệu liên quan