Hệ thống các phạm trù nghiên cứu xã hội học gia đình

Tài liệu Hệ thống các phạm trù nghiên cứu xã hội học gia đình: Xã hội học, số 3 - 1990 Hệ thống các phạm trù 1nghiên cứu xã hội học gia đinh M.S. MATXKOVSKIJ Trình độ thiết chế hóa một khoa học được xác định chủ yếu bằng sự đầy đủ, sự "trưởng thành" của bản thân bộ máy khái niệm của nó. Xã hội học Xô Viết đang ngày càng được định hướng vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn gay cấn và vi thế sự quan tâm đặc biệt của nó ngày càng được "giao thon" với sự quan tâm của môn khoa học khác (kinh tế học, sư phạm học, luật học v. v ) Trong những điều kiện như vậy, việc hình thành một ngôn ngữ xã hội học nghiêm ngặt được quy đinh không phải bởi những đòi hỏi của Bự biệt lập cũng không phải bởi ý đồ muốn xây dựng một chiếc " tháp ngà " xã hội học mà là bởi logic của sự phát triển nhận thức khoa học. Sự thâm nhập rộng rãi hệ tự vựng của các bộ môn khoa học khác (trước hết là của kinh tế học và tâm lý học ) vào ngôn ngữ xã hội học - điều này vẫn thường thấy hiện nay, và cả việc làm thích ứng không phải lúc nào cũng đúng những từ vựng...

pdf12 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống các phạm trù nghiên cứu xã hội học gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3 - 1990 Hệ thống các phạm trù 1nghiên cứu xã hội học gia đinh M.S. MATXKOVSKIJ Trình độ thiết chế hóa một khoa học được xác định chủ yếu bằng sự đầy đủ, sự "trưởng thành" của bản thân bộ máy khái niệm của nó. Xã hội học Xô Viết đang ngày càng được định hướng vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn gay cấn và vi thế sự quan tâm đặc biệt của nó ngày càng được "giao thon" với sự quan tâm của môn khoa học khác (kinh tế học, sư phạm học, luật học v. v ) Trong những điều kiện như vậy, việc hình thành một ngôn ngữ xã hội học nghiêm ngặt được quy đinh không phải bởi những đòi hỏi của Bự biệt lập cũng không phải bởi ý đồ muốn xây dựng một chiếc " tháp ngà " xã hội học mà là bởi logic của sự phát triển nhận thức khoa học. Sự thâm nhập rộng rãi hệ tự vựng của các bộ môn khoa học khác (trước hết là của kinh tế học và tâm lý học ) vào ngôn ngữ xã hội học - điều này vẫn thường thấy hiện nay, và cả việc làm thích ứng không phải lúc nào cũng đúng những từ vựng của ngôn ngữ thường ngày đang dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Ở đây phải kể đến việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau để biểu thị cùng một hiện tượng (hoặc gần như cùng một hiện tượng), chẳng hạn : chất lượng của hôn nhân, sự thành đạt của hôn nhân, hạnh phúc gia đình, thành quả của đời sống vợ chồng, mức độ cố kết của gia đình, sự ổn định của hôn nhân, mức độ hài lòng với các quan hệ gia đình. Còn phải kể đến cả việc chưa được nghiên cứu những sự phân loại lý thuyết, thứ bậc các khái niệm trong mối tương quan của chúng với các phạm trù khởi đầu. Bộ máy khái niệm của Xã hội học gia đình, cũng như đối với mọi lĩnh vực tri thức Xã hội học khác, bao gồm một phạm vì rộng rãi các khái niệm. Trong số các khái niệm đó, cần đặc biệt tách ra các phạm trù phản ánh những mặt chủ yếu trong sự vận động của gia đình. Còn các khái niệm phải " phục tùng" các phạm trù này có thể được xây dựng hoặc là trong quá trình quy giản các phạm trù then chốt hoặc là có tương quan với chúng nếu như các khái niệm này xuất hiện và được chính xác hóa nhờ việc mở rộng và đào sâu tri thức xã hội học. Theo chúng tôi, các phạm trù và khái niệm nêu sau đây là thuộc vào số các phạm trù của lý thuyết các quan hệ hôn nhân - gia đình. - Những điều kiện sống của gia đình, - Cơ cấu của gia đình. - Những chức năng của gia đình - I ối sống của gia đình - Kiểu tư tưởng của gia đinh ( hệ tư tưởng gia đình ) - Sự thành đạt trong hoạt động của gia đình - Các giai đoạn trong chu trình sống của gia đình Các phạm trù này phản ánh những khía cạnh bản chất của hôn nhân và gia đình. Chúng có liên hệ chặt chẽ với những vấn đề cơ bản mà không một nhà xã hội học nào khi nghiên cứu các quan hệ hôn nhân - gia đình lại có thể bỏ qua. Dời sống gia đình đang diễn ra trong những điều kiện nào ? (ở cấp độ xã hội nói chung và trong phạm vi môi trường xã hội gần nhất ). Những đặc trưng về vai trò, nhân cách và địa vị của các thành viên trong gia đình là gì, cơ cấu của những mối quan hệ giữa họ ra sao ? Những chức năng của gia đình trong quan hệ với xã hội và với cá nhân là như thế nào và gia đình giúp cho việc thực hiện những nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã 1 Matxkovskij M.S. Xã hội học gia đình : Những vấn đề lý luận phương pháp luận và phương pháp hệ M.l989, trang 35 - 52. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 hội nào ? Đặc thù hoạt động sống của các nhóm gia đình, các kiểu gia đình khác nhau là gì ? Toàn bộ các quan điểm, tâm thế, quan niệm của các tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau về những lĩnh vực hoạt động sống của gia đình gồm những gì và làm thế nào mà các quan điểm, tâm thế và quan niệm này ngư trị trong gia đình? Một kiểu gia đình nhất định xét từ các tiêu chuẩn có ý nghĩa xã hội sẽ đạt tới hiệu quả ở mức độ nào ? Và sau cùng, một câu hỏi chung nhất: những điều kiện cơ cấu, chức năng lối sống, hệ tư tưởng gia đình và mức độ thành đạt của đời sống gia đình sẽ biến đổi như thế nào cùng với thời gian ? Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn từng phạm trù đã nêu trên trong xã hội học gia đình. Điều kiện sống của gia đình là tập hợp các nhân tố của môi trường vĩ mô (những điều kiện xã hội chung ) và của môi trường vi mô (môi trường xã hội gần nhất). Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nhấn mạnh sự Cần thiết phải nghiên cứu gia đình trong mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của xã hội và với những quan hệ kinh tế xã hội đang tồn tại trong xã hội. Việc phân tích những điều kiện chung của sự vận hành của xã hội, mà trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như là những cơ sở cho việc nghiên cứu hoạt động sống của các phân hệ xã hội là cách tiếp cận đã được hình thành khá vững chắc trong xã hội học Mác-xít. V. I. Iadov trong khái niệm " những điều kiện xã hội chung" tách ra 4 thành tố quan trọng nhất là : - Các quan hệ kinh tế do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chế định - Cơ cầu xã hội của xã hội - tức là sự phân chia thành các tầng--lớp xã hội, các giai cấp, sự định hình về mặt xã hội của phân công lao động xã hội đo tình trạng của lực lượng sản xuất của xã hội quy định. . . " - Các quan hệ tư tưởng 2- Các thiết chế xã hội Cơ cấu phạm trù này đã được bổ sung và chính xác hóa trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Xô Viết bàn về các vấn đề của lối sống. Không muốn đưa ra một tổng quan chi tiết về các công trình nghiên cứu này, chúng tôi chi dừng lại ở cách tiếp cận đối với một định nghĩa được một nhóm tác giả nêu ra 3. Dựa trên sự phân loại các điều kiện do các tác giả này đưa ra, chúng tôi sẽ chính xác hóa sự phân loại đối với Bự vận động của gia đình. Nếu chia ra các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan (hay là nhân tố), thì nhóm các điều kiện khách quan sẽ bao gồm : 1. Các điều kiện kinh tế -xã hội, đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Mặc dù cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu về tham số này khi phân tích gia đình, xong có thể thấy là, trong số các điều kiện như thế cần tách riêng ra mức độ phát triển của lĩnh vực phục vụ nói chung trong toàn quốc và trong các vùng riêng biệt; mức độ phát triển của các cơ sở nuôi dậy trẻ mức độ xây dựng nhà ở; khối lượng và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa; mức thu nhập thực tế của dân cư; trình độ phát triển của ngành y tế và bào vệ sức khỏe, số chỗ làm việc được phép xử dụng lao động nữ v. v.. . 2. Những điều kiện chính trị xã hội, đặc trưng cho hoạt động của hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong văn cảnh của vấn đề đang được nghiên cứu, giữ vai trò đặc biệt là các chính sách của Đảng và cơ quan nhà nước, hoạt động của các công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác cố liên quan đến gia đình với mục đích làm ổn định và nâng cao tiềm năng giáo dục cửa gia đình v. v.. . 3. Những diều kiện văn hóa xã hội và hệ tư tưởng đặc trưng cho : a) Hệ thống các chuẩn mực pháp lý, luân lý đạo đức đang hoạt động trong xã hội. Các giá trị, lý tưởng, các kiểu mẫu hoạt động và ứng xử vốn có đối với lối sống xã hội chủ nghĩa, tức là có tính chất chuẩn mực đối với gia đình. Ở đây có thể nói tới tập hợp các giá tri và các chuẩn mực ứng xử và quan hệ gia đình được xã hội tán đồng hoặc ít ra là chấp nhận được về mặt xã hội. 2 Xem : ladow V. 1 Nghiên cứu Xỡ hội học. Phương pháp luận, chương trình, các thủ pháp. M. 1972, tr. 36 - 37 3. Xem Levukin I. T, Dnzde T. M, Orlova E. A, Rejzema la. V. Những vấn đề nghiên cứu xã hội học cụ thể về những xu hướng chủ yếu phát triển lồi sồng xã hội xã hội chủ nghĩa (Quan niệm. bộ máy khái niệm, các phương pháp nghiên cứu ) Trong thời và những xu hướng chủ yếu và sự phát triển lối sống Xô Viết. 1980. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 Cần phải xem xét những quan điểm bảo thủ và thậm chí cả những quan điểm phản động vẫn còn tồn tại ở cấp độ môi trường vi mô, bởi vì các quan điểm này không phải là vốn có đối với toàn xã hội mà chỉ cổ ở những nhóm hoặc cá nhân riêng biệt. Mặt khác, khi phân tích gia đình cũng cần tính đến đặc thù của các chuẩn mực và giá trị được xã hội tán đồng trong các cộng đồng văn hóa xã hội khác nhau và ở những vùng khác nhau của đất nước, b) Các phương thức lưu giữ và phân bố thông tin xã hội, tri thức xã hội, số lượng và mức tiếp cận được của các cơ sở văn hóa và các giá trị văn hóa. ò đây trong các nghiên cứu về gia đình, điều quan trọng là phải tính đến các yếu tố như : việc đưa vào trường-phổ thông các môn đạo đức học và tâm lý học gia đình; tần số, khối lượng và nội dung các buổi phát thanh và truyền hình về đề tài gia đình, các tài liệu về đề tài này trên các báo và tạp chí, trong hệ thống tuyên truyền và cổ động miệng, số lượng và nội dung các cuốn sách, các vở kịch đề cập đến những vấn đề của gia đình v. v.. . 4. Những điều kiện có liên quan tới sự phân bố dân cư theo các dấu hiệu nhân khẩu học, dân tộc học, giai cấp xã hội, nghề nghiệp học vần, các nhóm xã hội. Trong nhóm các điều kiện này có ý nghĩa đặc biệt là các chỉ báo : số lượng và nhịp độ tăng dân cư ( ít ra là để xác định các mục tiêu chủ yếu của chính sách gia đỉnh ), thành phần giới tính, độ tuổi và phân bố dân cư theo các vùng và các kiểu khu cư trú và đặc biệt là các quá trình di cư, sự phân bố dân cư theo các cộng đồng lãnh thổ và các cộng đồng dân tộc v. v.. Trong một ý nghĩa nhất định, nhóm các điều kiện này đồng nhất với các quan hệ nhân khẩu học hiện có trong xã hội tại một giai đoạn phát triền nhất định của nó. 5. Những diều kiện sinh thái, đặc trưng cho những đặc điểm địa lý- tự nhiên ( trong số đó có các điều kiện khí hậu ) của môi trường cư trú, mức độ đô thị hóa và những điều kiện vệ sinh của hoạt động sống sự bão hòa số dân của môi trường. Các điều kiện tám lý xã hội, đặc trưng cho tình trạng chung của ý thức con người, quan hệ của họ đối với thế giới và môi trường trực tiếp bao quanh được các tác giả trên sắp xếp vào nhóm các điều kiện chủ quan của hoạt động sống. Ở đây chúng bao gồm những tâm thế xã hội, những lợi ích và các định hướng giá trị quy định nguyên tắc sống và hành vi của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhưng tâm thế, lợi ích và định hướng giá trị trong lĩch vực các quan hệ hôn nhân-gia đình cần phải giữ một vai trò đặc biệt. Đan bện vào tấm lưới lớn của ý thức xã hội, trong khuôn khổ của nghiên cứu gia đình, những điều kiện nói trên đóng vai trò một khách thể nghiên cứu độc lập, mà người ta tách chúng ra thành một phạm trù độc lập : " Kiểu tư tưởng của gia đình". Sự phân loại như trên hằn là chưa thật ổn (ít ra là đối với các nghiên cứu về gia đình). Phần nào nó có những điểm giao chéo nhau (Ví dụ, những điều kiện kinh tế - xã hội và những điều kiện thuộc hệ tư tưởng). Đáng hoài nghi cả việc hệt trình độ đô thị hóa vào nhóm các điều kiện sinh thái chứ không phải những nhân tố văn hoá xã hội v. v.. Vì thế, đòi hỏi phải có sự chính xác hóa và xử lý thêm đối với sự phân loại này. Tuy nhiên việc sử dụng nó dưới một dạng nào đó là bổ ích đối với việc nghiên cứu phức hợp về gia đình. Những điều kiện xã hội chung tác động lên hoạt động sống của gia đình thường phải thông qua các nhân tố của môi trường vi mô - những điều kiện sổng ở cấp độ môi trường quần cư (điểm dân cư cụ thể mà gia đình đang sống) và môi trường xã hội gần nhất bao quanh. Gia đinh hoạt động không phải chỉ trong những điều kiện vật chất nhất định, không chỉ tham gia vào các mối quan hệ qua lại với các thiết chế và tổ chức khác nhau, mà còn thực hiện các tiếp xúc với bà con họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Trong sự hoạt động cửa gia đình, những đặc trưng nhân khẩu của môi trường quần cư ( thành phần giới tính, độ tuổi ), mức độ đô thi hóa của nó v. v.. là cực kỳ quan trọng. Những đặc trưng cụ thể của môi trường vi mô bao gồm : - Mức độ đô thị hóa môi trường cư trú của gia đình ( kiểu điểm cư trú - thành thị, nông thôn, số dân v. v.. ). Những đặc trưng về khả năng công ăn việc làm của dân cư ( kiểu loại các xí nghiệp của nền kinh tế quốc dân, trình độ chuyên môn và học vấn cần có của người lao động, việc sử dụng chủ yếu là lao động nam hay nữ, sự thiếu hụt hay dư thừa sức lao động ). - Cơ cấu nhân khẩu của môi trường cư trú; Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 - Những đặc trưng về số lượng và chất lượng của lĩnh vực phục vụ. Khoảng cách chấp nhận được của các cơ sở nuôi dạy trẻ Khi phân tích khái niệm "môi trường xã hội gần nhất", có thể tách ra những đặc xã hội chủ yếu (trong đó có các đặc trưng dân tộc), các đặc trưng nghề nghiệp - xã hội và nhân khẩu - xã hội cửa những bạn bè, người quen, bà con họ hàng và đại diện của các nhóm chuyên viên cũng như các chuẩn mực và giá trị của họ trong lĩnh vực quan hệ hôn nhân gia đình, về hoạt động nghề nghiệp của phụ nữ, tính chất của sự nghỉ ngơi gia đình, tính chất của nhu cầu gia đình Đến lượt nó, những yếu tố của môi trường vi mô lại ảnh hướng tới những điều kiện hoạt động sống của gia đình trong khuôn khổ điều kiện ở của nó. Kiểu điều kiện ở (thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài và gần đây cả trong sách báo Xô Viết) được định hình về mặt thực nghiệm nhờ các câu hỏi sau: "Gia đình đang sống trong một nơi ở biệt lập - ngôi nhà căn hộ, căn phòng - gồm những ai? "và" Gia đình đang sống trong những điều kiện sinh hoạt - nhà ở như thế nào? "Kiểu điều kiện ở được xác định thông qua các đặc trưng sau: Thành phần và cơ cấu thân tộc của gia đình Những đặc trưng về nhà ở (diện tích ở, số phòng, các tiện nghi sinh hoạt.. . ) Các thành phần, các tham số, thuộc tính, yếu tố của môi trường vật thể "của gia đình, hiện có trong khuôn khổ của điều kiện ở: Các đồ dùng sinh hoạt và vãn hóa, phần đất riêng của gia đình. Cơ cấu của gia đình là toàn bộ các quan hệ giữa các thành viên của gia đình hao gồm từ quan hệ ruột thịt cho tới hệ thống các quan hệ tinh thần, đạo đức, trong đó có các quan hệ quyền lực và uy tín v. v. Bên cạnh cơ cấu thân tộc (ruột thịt) của gia đình, còn có những "nhát cắt" chủ yếu sau đây của cơ cấu gia đình. a) Cơ cấu quyền lực, bao gồm tương quan giữa quyền lực hình thức và sự đứng đầu không hình thức; b) cơ cấu giao tiếp mà khi nghiên cứu nó, quan trọng nhất là việc xác lập những kênh giao tiếp giữa các cá nhân và tính chất hoạt động của các kênh này; c) cơ cấu vai trò có liên quan tới việc mỗi thành viên trong gia đình phải thực hiện một nhóm các vai trò xác đinh và hệ thống các kỳ vọng vai trò của họ. Việc phân tích cơ cấu quyền lực đòi hỏi phải xem xét tính chất của các quyết định chủ yếu trong gia đình, đặc biệt cần làm rõ xem các quyết định này mang tính chất dân chủ hay quyền uy độc đoán. Vì thế, cần tách ra cái gọi là cơ cấu quyền uy, và tương ứng có các gia đình mang tỉnh chất quyền uy, trong đó có điều đặc trưng là vợ phải phục tùng chồng tuyệt đối và thông thường có một kỷ luật nghiêm ngặt trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Các gia đình dân chủ thì khác. Nổ dựa trên cơ sở phân phối các vai trò, trước hết lâm sao cho phù hợp với những phẩm chất cá nhân và năng lực của vợ và chồng trong việc tham gia của mỗi người vào việc thông qua các quyết định, phân chia trách nhiệm, chú trọng tới giáo dục con cái bằng cách thuyết phục chứ không phải cưỡng bức. Cơ cấu quyền lực cổ ảnh hưởng lớn tới sự phân chia các chức năng trong gia đình, tới việc thực hiện các vai trò gia đình đối với mỗi thành viên trong gia đình cũng như cổ ảnh hưởng tới khả năng xảy ra xung đột giữa vợ và chồng. Cơ cấu giao tiếp cũng có ảnh hưởng quan trọng tới tất cả các mặt hoạt động của gia đình bởi vì tính chất của các vấn đề được bàn bạc, trình độ phát triển và cường độ của những giao tiếp tinh thần giữa hai vợ chồng cố trong giai đoạn hình thành gia đình lẫn ở những giai đoạn sau này của các quan hệ hôn nhân - gia đình đều ảnh hưởng đến mức độ bền vững của nhóm gia đình và sự hài lòng với cuộc hôn nhân. Một cơ cấu thích hợp các quan hệ giao tiếp giữa bố mẹ và con cái sẽ là tiền đề quan trọng để gia đình thực hiện thành công chức năng giáo dục của nó. Cơ cấu vai trò nói lên đặc trưng của hệ thống tác động qua lại và các quan hệ của các thành viên gia đình tương ứng với các chỉ thị vai trò dựa trên các truyền thống và phong tục hiện có trong xã hội nói chung. trong môi trường xã hội gần nhất và được củng cố nhờ kinh nghiệm cá nhân của các thành viên gia đình. Nhiều khi các chỉ thị vai trò cũng cố căn cứ là các chuẩn mực pháp lý qui đinh những quyền và nghĩa vụ qua lại giữa cặp vợ chồng, của cha mẹ và con cái. Những quan hệ vai trò chủ yếu trong gia đình - chồng và vợ, cha Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 (mẹ) và con cái, anh em trai và chị em gái, bố chồng (mẹ chồng), bố vợ (mẹ vợ) và nàng dâu (con rể). . . được đặc trưng bởi những đặc điểm của các quan hệ qua lại tùy thuộc vào kiểu gia đình (truyền thống hay hiện đại). Các vai trò truyền thống, theo đó người phụ nữ chăm nom nhà cửa, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái, còn người chồng thì là chủ gia đình, thường là người sở hữu cá thể về ruộng đất và tài sản, bảo đảm sự độc lập về kinh tế gia đình - những vai trò như vậy thường xuyên bị chuyển thể. ngày nay tuyệt đại đa số phụ nữ ở một số nước và một phần đáng kể phụ nữ trong một số nước khác đang tham gia vào hoạt động sản xuất, đăm bảo cho gia đình về phương diện kinh tế và tham gia các quyết định chung của gia đình. Điều này đã có ảnh hưởng tới tất cả các mặt hoạt động của gia đình, góp phần giải phóng và phát triển cá nhân người phụ nữ - người mẹ ảnh tới sự bình đảng các quan hệ vợ chồng, song đồng thời cũng có tác động tới hành vi nhân khẩu, dẫn. đến sút giâm về tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ ly hôn. Theo chúng tôi, trong việc nghiên cứu hệ vấn đề hôn nhân - gia đình, cần tách ra 4 vai trò chính của cánh.ân: đối với xã hội nói chung (vai trò thành viên của xã hội), đối với hoạt động sản xuất (vai trò người sản xuất), đối với các tiếp súc không hình thức của anh ta: với bạn bè người quen, hàng xóm ( vai trò đồng chí) và với những người thân thuộc (vai trò gia đình)4. Đương nhiên là đây chưa phải là tập hợp đầy đủ các vai trò. Sự phân chia vừa nói cần phải có một sự phân loại bổ sung (chẳng hạn, vai trò thành viên xã hội có thể lại được chia thành vai trò của người tiêu dùng của cải vật chất, vai trò người tiêu dùng văn hóa tinh thần v. v., vai trò người sản xuất tách ra thành vai trò người lao động thành viên của một tập thể sản xuất, vai trò gia đình thì có thể gồm vai trò thành viên trong gia đình của cha mẹ hay chỉ là thành viên của chính gia đình mình ). Vì thế ở đây xuất hiện vấn đề lựa chọn những đặc trưng cụ thể, mô tả tính chất của việc hoàn thành những vai trò nào đó. Chẳng hạn, một trong số những chi báo nói lên việc một cá nhân thực hiện vai trò thành viên của xã hội là tính tích cực xã hội của anh ta, còn vai trò của người sản xuất - đó là năng suất lao động hay là chất lượng sản phẩm do anh ta làm ra. Xã hội đưa ra những đòi hỏi nhất định - những kỳ vọng có liên quan tới việc thực hiện những vai trò nào đó, và sự tương ứng của những kỳ vọng này với hành vi hiện thực là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được nghiên cứu. Trong việc nghiên cứu các quan hệ hôn nhân gia đình, rất cố ý nghĩa là việc cụ thể hóa các vai trò của các thành viên gia đình và xem xét mối liên hệ của chúng với các vai trò khác, ở bên ngoài gia đình. 4 Xem: Khanrev A. G., Matxkovskij M. S Gia định như lỡ nhân tố tái tạo cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chú nghĩa M. 1986. tr. 35-42. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 Bảng 1: Các chức năng chủ yếu của Lĩnh vực hoạt động gia đình các chức năng xã hội Các chức năng cá nhân Tái sản xuất xã hội về mặt sinh học Thỏa mãn nhu cầu cố con Sinh sản Xã hội hóa thế hệ trẻ. Thỏa mãn nhu cầu làm cha mẹ, tiếp xúc với con cái, giáo dục chúng, tự thực hiện ở con cái. Giáo dục Duy trì tính liên tục về vân hoa của xã hội Duy trì sức khỏe thể lực của các thành viên xã hội, chăm sóc trẻ em Sinh hoạt-nội trợ Nhận được sự phục vụ sinh hoạt nội trợ do một số thành viên này phục vụ một số thành viên khác trong một gia đình. Kinh tế Nhận được các phương tiện vật chất do một số thành viên của gia đình cung cấp cho một số khác (trong trường hợp không có khá năng lao động hoặc trao đổi các dịch vụ) Bảo đảm kinh tế cho những thành viên của xã hội chưa đến tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động Lĩnh vực kiểm soát xã hội ban đầu Hình thành và duy trì những sự sự trừng phạt về pháp lý đạo đức đối với những hành vi không xứng đáng và sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ qua lại giữa các thành viên của các thành viên của gia đình Thể chế hóa về mặt đạo đức với hành vi của các thành viên gia đình trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ trong những quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái giữa đại diện thế hệ già và thế hệ trẻ Lĩnh vực giao tiếp tinh thần Làm phong phú lẫn nhau về mặt tinh thần giữa các thành viên gia đình. Củng cố những cơ sở tình bạn của liên minh hôn nhân Phát triển nhân cách các thành viên gia đình. Địa vị - xã hội Thỏa mãn nhu cầu về sự thăng tiến xã hội Giành cho các thành viên của gia đình một địa vị nhất định Nghỉ ngơi Tổ chức sự nghi ngơi hợp. Thỏa mãn nhu cầu về sự tiến hành nghỉ ngơi chung, làm phong phú lẫn nhau về những hứng thú nghỉ ngơi. lý. Kiểm soát xã hội trong lĩnh vực nghỉ ngơi. Tình cảm Ổn định tình cảm của các cá nhân và liệu pháp tâm lý. Kiểm soát xã hội trong lĩnh vực nghỉ ngơi Các cá nhân nhận được sự bảo vệ về tâm lý, sự ủng hộ về tình cảm trong gia đình. Thỏa mãn các nhu cầu về hạnh phúc cá nhân và tình yêu Tình dục. Kiểm soát tình dục Thỏa mãn các nhu cầu tình dục Các chức năng của gia đình là phương thức thể hiện tính tích cực, hoạt động sống của gia đình và của các thành viên của nó 4 Có thể tách ra các chức năng của xã hội đối với gia đình, của gia đinh đối với xã hội, của gia đình đối với cá nhân và của cá nhân đối với gia đình 5. Vi thế các chức năng của gia đình có thể xem xét như là những chức 4 Định nghĩa này được rút ra từ đinh nghĩa chức năng đã được nhiều người công nhận. Xem, chẳng hạn, Afanasev V. G. Tính hệ thống và xã hội M. 1980 tr. 13.1 5 Golofast V. B. Các chức năng của gia đình. Gia đình trà cá nhân, M. 1974, ti. 57-68 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 năng xã hội (trong quan hệ đối với xã hội), và các chức năng cá nhân (trong quan hệ đối với cá nhân). Các chức năng của gia đình có liên quan chặt chẽ với những nhu cầu của xã hội về thiết chế gia đình và với nhu cầu của cá nhân muốn thuộc về một nhóm gia đình nhất định. Những chức năng của gia đình mang tính lịch sử sâu sắc, gắn liền với những điều kiện kinh tế xã hội của hoạt động sống của xã hội, vi thế, cùng với thời gian, cả tính chất lẫn thứ bậc của các chức năng này đều biến đổi. Việc phân tích các tài liệu đã cho phép chúng tôi tách ra những hiểu chức năng chủ yếu của gia đình Xô Viết hiện nay. Chúng được trình bày trong mối liên hệ với những lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của gia đình (xem bảng 1) Lối sống. Nội dung chủ yếu của phạm trừ này đã được đề cập đến khá nhiều, ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở một vài điểm có ý nghĩa chính xác hóa. Còn đối với khái niệm "Lối sống của gia đình " thì trước hết cần chú ý đến một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng là nó không phản ánh sự liên kết máy móc các phương thức hoạt động sống của các thành viên gia đình. Cần phải hiểu lối sống gia đình là tập hợp tất cả các dạng hoạt động sống được tất cả hoặc một bộ phận các thành viên gia đình cùng nhau thực hiện, song thành viên này thực hiện với tư cách thay mặt cho cà gia đình. Đương nhiên là hoạt động sản xuất của mỗi người là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong lối sống của anh ta. Song khi phân tích lối sống gia đình phải xem xét lao động trong hoạt động sản xuất chỉ từ góc độ ảnh hưởng của nó tới việc gia đình thực hiện các chức năng chủ yếu của nó như thế nào. Lấy ví dụ khi nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của người phụ nữ tới việc thực hiện các vai trò gia đình của chị ta, cái cần phải định hình không phải là bản thân các điều kiện lao động, nội dung và tỉnh chất của nó, các quan hệ sản xuất. Mà là phải trả lời được câu hỏi: bằng cách nào mà các chi bấc quan trọng vừa nói ảnh hưởng tới hoạt động gia đình của người phụ nữ. Việc tiêu dùng những của cải tinh thần chỉ có ý nghĩa đối với lối sống gia đình trong điều kiện có sự hoạt động chung của các thành viên gia đình hay là trong điều kiện có ảnh hưởng (sự ảnh hưởng gián tiếp và hết sức phức tạp) tới hệ thống các giá trị và tâm thế các thành viên gia đình. Rất dễ thấy mối liên hệ chặt chẽ nhất giữa lối sống gia đình và xã hội nói chung. Tính chất của các quan hệ kinh tế, hệ tư tưởng và các quan hệ xã hội khác đều có ảnh hướng quan trọng tới hoạt động sống của gia đình. Chẳng hạn, xã hội làm hình thành nên một kiểu tiêu dùng nhất định của gia đỉnh. Bằng cách phát triển mạng lưới dịch vụ công cộng, nó tạo ra những khả năng nhất định làm thay đổi sinh hoạt của gia đình. Thông qua một chính sách trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, nó hình thành nên một cư trú nhất đinh của gia đình. . . Lối sống gia đình cũng gắn liền với lối sống cá nhân với tư cách là thành viên gia đình. Tính chất của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân, tính tích cực chính trị-xă hội của anh ta, những đặc điểm tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của anh ta được đan bện một cách chặt chẽ nhất với lối sống gia đình. ảnh hưởng này được biểu hiện trên một vài hướng. Sự đinh hướng ít nhiều tới đường tu nghiệp, sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển học vấn nhiều khi lại tạo ra một hệ thống giá trị cạnh tranh với hệ thống giá trị của gia đình. Ngoài ra, những chi phí thời gian có liên quan đến loại hoạt động này có thể gây ảnh hưởng tới tính chất và khối lượng của những tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình. Hoạt động được định hưởng tới sự thăng tiến nghề nghiệp và đường công danh cố ảnh hưởng tới sự hình thành ở người phụ nữ những giá trị và tâm thế, đến kiểu phân phối bình đẳng quyền lực trong gia đình, và bằng cách đó ảnh hưởng tới nhiều mặt của các quan hệ trong nội bộ gia đình. Đồng thời, hoạt động nghề nghiệp trên nhiều mặt góp phần phát triển nhân cách người phụ nữ và thông qua đó giúp người phụ nữ thực hiện các chức năng gia đình khác, trước hết là chức năng giáo đục con cái và thanh thiếu niên mới lớn. Để hệ thống hóa các bộ phận hợp thành lối sống gia đình, có thể sử dụng cách phân loại đã trình bày ở trên về các chức năng và lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của gia đình. Đồng thời, cần chú ý rằng, giữa các chức năng và lĩnh vực này có mối liên hệ không đơn nhất. Chẳng hạn, chức năng giáo dục của gia đình được thực hiện không chỉ trong lĩnh vực giao tiếp, sinh hoạt gia đình, nghỉ ngơi, quản lý. Tính đến điều này, cần tách ra. - Lĩnh vực sinh sân (việc sinh con, các biện pháp ngừa thai, sử dụng các dụng cụ tránh thai, trao đổi thông Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 tin về các vấn đề sinh đẻ. . ). Ở đây có thể so sánh lối sống của gia đình đông con, gia đình 1 con, 2-3 con, 4 con và nhiều hơn. - Lĩnh vực giáo dục (giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên mới lớn trong gia đình). Hoạt động trong lĩnh vực này có thể được xem xét qua lăng kính phong cách giáo dục (giáo dục bằng quyền uy hay dân chủ), lượng thời gian mà cha mẹ dành cho việc giáo dục con cái, tính chất của việc phân chia nghĩa vụ giữa các con lớn của gia đình trong lĩnh vực giáo dục v. v. Lĩnh vực sinh hoạt - nội trợ (thỏa mãn các nhu cầu cá nhân trong việc phục vụ các thành viên gia đình, bảo đâm phúc lợi vật chất cho họ), hoạt động sống ở đây có thể dược phân tích tương ứng với phương hướng chung của gia đình hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu của nó bằng chính sức lực của gia đình hay là bằng việc sử dụng lĩnh vực phục vụ, với khối lượng và tính chất của lao động nội trợ, với việc phân công các công việc nội trợ giữa các thành viên trong gia đình. . . - Lĩnh vực kinh tế - vật chất (toàn bộ các thu nhạc của gia đình, việc thông qua các quyết định về khối lượng và cơ cấu các khoản chi tiêu. . . ). Ở đây có thể so sánh lối sống gia đình với định hướng về các kiểu tiêu dùng khác nhau, cũng như tính chất khác nhau trong quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu. - Lĩnh vực giao tiếp bao gồm tất cả các dạng giao tiếp trong nội bộ gia đình, giao tiếp của các thành viên gia đình với bạn bè. Có thể phân biệt loại giao tiếp này theo các chủ thể giao tiếp, nội dung, tần suất và cường độ giao tiếp. - Lĩnh vực nghỉ ngơi (giải trí, nghỉ ngơi, khôi phục sức lực. . . ), hoạt động sống trong lĩnh vực này có thể phụ thuộc vào chủ thể của hoạt động, nội dung của hoạt động và mức độ "mở" của nó (hoạt động này diễn ra tại nhà, ờ nhà người khác hay ở nơi công cộng). - Lĩnh vực quản lý (thực hiện kiểm soát xã hội ban đầu, phân chia quyền lực và người đứng đầu), ở đây có thể phân tích lối sống gia đình trong sự phụ thuộc vào tính chất của sự phân chia quyền lực, kiểu kiểm soát gia đình, tính chất của những sự trừng phạt gia đình.. . lĩnh vực tình dục (các quan hệ tình dục giáo 2 vợ chồng). Trong các nghiên cứu xã hội học, lĩnh vực này thường được xem xét từ góc độ mức độ thỏa mãn của cặp vợ chồng về tần suất và tính chất của các giao tiếp tình dục. Kiểu tư tưởng của gia đình (hệ tư tưởng gia đình)- đó là tập hợp các giá trị, các chuẩn mực, tâm thế trong lĩnh vực của đời sống gia đình. Việc phân tích chi tiết kiểu tư tưởng của gia đình không thuộc phạm vi nghiên cứu của công trình này. ở đây, chúng tôi đưa ra dưới dạng cô đúc những kết quả phân tích thứ cấp do chúng tôi thực hiện trên các tài liệu về các vấn đề hôn nhân và gia đình 6. Các kết quả này chó phép xem xét dưới dạng hiển những chuẩn mực điển hình của gia đình truyền thống và gia đình Xô Viết ngày nay. Bảng 2 cho thấy những xu hướng chung nhất trong sự biến đổi các chuẩn mực và giá trị của đời sống gia đình đặc trưng cho đa số dân của đất nước Xô Viết, không tính đến các phong tục và truyền thống. Sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân gia đình. Khi phân tích hoạt động của gia đình các quan hệ của nó, cần cố một đặc trưng liên kết để phản ánh chất lượng của hoạt động và của các quan hệ đó. Lý do thứ nhất là, đặc trưng liên kết đó sẽ cho phép so sánh được chất lượng của các quan hệ hôn nhân-gia đình đối với các điều kiện vi mô và vi mô khác nhau trong các Lĩnh vực khác nhau. Thứ hai, nó sẽ đống vai trò một mô hình chuẩn để quản lý các quan hệ hôn nhân-gia đình. Đặc biệt, khi nghiên cứu các hệ thống chuẩn bị cho thanh niên đến với hôn nhân chúng tôi sử dụng khái niệm "sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân-gia đình như là một kết quả tương lai của sự chuẩn bị đó. Trong các công trình nghiên cứu của Liên Xô và các nước khác, với tư cách là đặc trưng đánh giá nối trên, 6 Chi tiết, Xin xem: Matxkovskij M. Những xu hướng chủ yếu của sự phát triển các quan hệ hôn nhân gia đình ở Liên Xô. Trong sách : Các cặp tân hôn. M.1985. trang 3 - 12. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 7 8người ta sử dụng các khái niệm : chất lượng cuộc hôn nhân , sự thành đạt của hôn nhẩn , sự thành đạt của quan hệ vợ chồng 9. Các khái niệm này là khá hẹp, bởi vì chúng không đánh giá được toàn bộ tập hợp các quan hệ trong gia đình, trong số đó có các quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa các đại diện của các thế hệ khác nhau.. . Khá điển hình đối với các tài liệu của Mỹ là định nghĩa về một cuộc hôn nhân thành đạt do tác giả W. Burr khởi xướng. thành công các quan hệ vợ chồng của hôn nhân được đánh giá bằng mức độ đạt được các mục tiêu do các cá nhân đặt ra trong cuốc hôn nhân đố 10. R. Lewis và G. Spanier cho rằng, "chất lượng cao của hồn nhân. . . gắn liền với trình độ cao của sự thích nghi với đời sống vợ chồng, với sự giao tiếp thích hợp của cặp vợ chồng, với mức độ cao của hạnh phúc vợ chồng, sự liên kết vợ chồng và với mức độ cao thỏa mãn các quan hệ" 11. Định nghĩa của các tác giả Mỹ chỉ xuất phát từ các nhu cầu cá nhân của thành viên gia đình và không chú ý đến các việc đánh giá hôn nhân và gia đình từ quan điểm các nhu cầu và lợi ích xã hội. Bảng 2: Các chuẩn mực điển hình của gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Các chuẩn mực điển hình của gia đình hiện đại Các chuẩn mực điển hình của gia đình truyền thống Lĩnh vực vực hoạt động sống của gia đình và hoạt động ngoài gia đình của cặp vợ chồng (2) (1) Nam giới và nữ giớ bình đẳng về quyền làm việc, phát triển nghề nghiệp, hoạt động xã hội. Trong gia đình của các giai cấp và tâng flớp hữu sản, người phụ nữ có chồng khong pjải làm việc. Sản xuất Trong gia đình của các tầng lớp nghềo người phụ nữ đi làm chỉ vì sự bức bách về kinh tế. Sinh sản Gia đình phải đông con. Càng nhiều con càng tốt Việc sinh đẻ bị hạn chế phù hợp với quan niệm của cặp vợ chồng và với lối sống được kế hoạch hóa. 7 Xem : Các nghiên cứu về chất lượng của hôn nhân. Tartu 1982. 8 Burr W. Successful marriage N. Y 1978 9 Xem : Shchepanskij Ja. Những khái niệm cơ bản của xã hội học. M. 1969, tr 147 -148 10 Burr W. Theory construction and sociology of the family N. Y 1973 P. 42 11 Lewis R. Spanier G. Theorizing about the quality and stability of marriage. Contemporary theories about the family /Ed W. Burr et al N. Y., Vol 1. P. 269 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 (1) (2) Cần phải giáo dục trẻ em bằng một kỷ luật nghiêm ngặt. Việc giáo dục con cái được tiến hành có tính đến sở thích ý kiến của chúng, giáo dục trên cơ sở làm gương, thuyết phục là chủ yếu, chứ không phải bằng kỷ luật hà khắc. Mong muốn sao cho cả hai vợ chồng tham gia như nhau vào, việc giáo dục con cái. Giáo dục Người bố quyết định tính chất của việc giáo dục. Người mẹ thực hiện.. Sự phân công linh hoạt các nghĩa vụ giữa vợ và chồng cố tính đến ý kiến, kỹ năng, mức độ bận rộn ở nơi làm việc của, họ và dựa trên cơ sơ thỏa thuận. Công việc nội trợ phải do phụ nữ đảm nhận : trong gia đình các tầng lớp hữu sản, người đàn ông trên thực tế được giải phóng khỏi các công việc nội trợ, trong gia đình của các giai cấp không cố tài sản, người đàn ông làm các công việc chân tay nặng nhọc. Sinh hoạt - nội trợ Kinh tế Người chồng phải là "người kiếm tiền", người vợ thì tiêu dùng tiền do chồng đưa cho Cả vợ và chồng đều góp vào phúc lợi vật chất của gia đình phù hợp với địa vị nghề nghiệp và khả năng có các thu nhập phụ của họ. Nghỉ ngơi Các công việc tiếp khách giải trí làm các việc yêu thích hoặc được cả hái vợ chồng cùng làm, hoặc là người chồng cố một quyền độc lập nào đó. Vợ và chồng có quyền như nhau tiến hành thời gian rỗi ở ngoài nhà và nhiều khi họ tiến hành nghỉ ngơi riêng biệt Giao tiếp mang tính chất bầu bạn và ngoài các vấn đề gia đình còn bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống, công việc sản xuất, các thú vui của vợ và chồng Lĩnh vực giao tiếp - Tinh thần Giao tiếp giữa vợ và chồng chủ yếu bàn về các vấn đề của gia đình, nhà cửa, công việc nội trợ con cái, giải trí gia đình, tiếp xúc với bà con họ hàng.. . . Định hướng tới những liên hệ bạn bè và giao tiếp theo sở thích. Không bắt buộc phải duy trì các tiếp xúc theo dòng họ và giao tiếp với xóm giềng. Quan hệ với bạn bê và bà con họ hàng Giao tiếp hắt buộc với, phạm vi rộng bà con họ hàng, các quan hệ bạn bè với hàng xóm, bạn bè riêng chi cố ở người chồng. Vợ chổng thông qua các quyết định chủ yếu Bàn khi cùng nhau thảo luận. bố thể có sự phân chia quyền đứng đầu theo các lĩnh vực. Lĩnh vực quyền lực và quyền đứng đầu Chồng là người đứng đầu gia đình. anh ta thông qua các quyết đinh về những vấn đề Quá yếu Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 (1) (2) (3). Gia đình thực hiện sự kiểm soát nghiêm ngặt hành vi của người phụ nữ, đối với đàn ông, sự kiểm soát này lỏng lẻo hơn nhiều. Gia đỉnh thực hiện sự kiểm soát ở mức độ ngang nhau các hành vi lệch chuẩn của người phụ nữ và nam giới. Lĩnh vực kiểm soát xã hội ban đầu Lĩnh vực các quan hệ tình cảm Sự ấm áp, tế nhị, sụ ủng hộ về mặt tình cảm thường chỉ được kỳ vọng từ phía những người phụ nữ Vợ chồng chờ đợi sự ủng hộ về tình cảm lẫn nhau cố chú ý đến đặc thù của nam tính và nữ tính . Lĩnh vực địa vị xã hội Hôn nhân được tiến hành trong phạm vi đồng nhất xã hối chật hẹp nội bộ . Cố gắng nâng cao địa vị xã hội thông qua hôn nhân. Tính khác loại về xã hội của hôn nhân. Những đặc tính nhân cách chứ không phải đặc tính địa vị của người bạn đời mới là cái cố ý nghĩa Lĩnh vực tình dục Các quan hệ tình dục có ý nghĩa lệ thuộc; thường thì chúng chỉ là điều kiện cần thiết để sinh con để cái, không chấp nhận các quan hệ trước hôn nhân ở người phụ nữ; ở người đàn ông các quan hệ này không bi lên án; trong các tầng lớp hữu sản, khá phổ hiến các quan hệ ngoài hôn thú được chấp nhận từ quan điểm đạo đức chỉ đối với đàn ông . Các quan hệ tình dục ngày càng tách rời khỏi chức năng sinh sản; gia tăng tính tích cực tình dục của người phụ trừ những đòi hôi của họ về đời sống tình dục; chấp nhận các quan hệ trước hôn nhân nếu như chúng dựa trên cơ sở tình yêu ; các quan hệ tình dục ngoài hôn .thú của những người đàn ông và phụ nữ có gia đình bị phần xét như nhau. Xem xét các tiêu chuẩn về sự thành đạt của quan hệ vợ chồng, Ja. Shchepansruj tách ra : 1) độ bền vững của hôn nhân; 2) cảm giác chủ quan về hạnh phúc của cả vợ và chồng 3) việc thực hiện các kỳ vọng của những nhóm rộng hơn; 4) sự phát triển đầy đủ nhân cách của cặp vợ chồng phát triển những năng lực và tính tích cực của họ, việc giáo dục những đứa con có năng khiếu và tích cực; 5) đạt tới sự thích ứng hoàn toàn sự liên kết bên trong của cặp vợ chồng, không cố các xung đột và khủng hoảng do sự đối kháng giữa các thành viên của gia đình gây ra12. Trong định nghĩa của Ja. Shchepanskij các chức năng xã hòi của gia đình và sự đánh giá bên ngoài của hôn nhân được biểu hiện đầy đủ hơn ( giáo dục con cái, việc thực hiện các kỳ vọng của các nhóm bên ngoài). Trong chương trình nghiên cứu " Gia đinh như là một nhân tố tái tạo cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa " đã xem xét một đặc trưng rộng hơn : " Sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân gia đình ". Tính đến tầm quan trọng của sự đánh giá xã hội về hôn nhân và sự vận hành của gia đình, chúng tôi đưa vào số các tiêu chuẩn về sự thành đạt ít các quan hệ hôn nhân-gia đình cả tiêu chí mức độ thực hiện các chức nâng xã hội của gia đình. Như vậy ở đây phạm trù sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân-gia đình bao gồm các thành tố sau : 1) Tính chất và mức độ thực hiện cụ chức năng xã hội; 2) Tính chất và mức độ thực hiện các chức năng cá nhân. 12 Xem shchẽpanskij-j. a. Sách đã dẫn, trang: 147 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990 3) Mức độ thỏa mãn của cả hai vợ chồng với các quan hệ giữa họ và giữa các thành viên khác của gia đình ( bao gồm các câm giác chủ quan về hạnh phúc, tính chất và tần suất của các xung đột. ) 4) Mức độ ổn định của hôn nhân ( đánh giá chủ quan về khả năng ly hôn ) 5) Mức độ và tính chất ảnh hưởng của gia đình tới sự phát triển nhân cách của mỗi thành viên đã trưởng thành của gia đình 13. Các giai đoạn trong chu trình sổng của gia đình là Tốt phạm trù đặc trưng cho động thái những biến đổi đang diễn ra trong gia đình từ khi hình thành cho đến khi nó tan rã. Ngoài giai đoạn này, có thể tách ra cả những giai đoạn khác trong sự vận hành của nhóm gia đình. Thông thường người ta tách ra những thời kỳ hoạt động sống sau đây, thời kỳ thứ nhất : từ khi kết hôn hay là bắt đầu chung sống cho đến khi xuất hiện đứa con đầu lòng, thời kỳ thứ hai kết thúc khi đứa con cuối cùng đến trường, thời kỳ thứ ba kết thúc bằng việc đứa con cuối cùng trưởng thành về mặt xã hội, độc lập được về kinh tế. Giai đoạn cuối cùng được bắt đầu từ khi người con cuối cùng lập gia đình riêng 14. Sự phân đoạn này có tính đến cả khía cạnh nhân khẩu học lẫn khía cạnh xã hội học của việc nghiên cứu gia đình, bởi vì nó gắn liền với một chức năng quan trọng nhất của gia đình- chức năng tái sản xuất con người. Người dịch : TRỊNH DUY LUÂN Cùng với Tiến sỹ Solvay Gerke, Khoa Xã hội học Trường Đại học Bielereld Cộng hòa Liên bang Đức tìm hiểu về Gia đình và Dân số tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 13 Xem Khartrev A G, Matxkovski M. S. Gia đình như là một nhân tố tái tạo cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa. Trang 45-46. 14 Goldon L. A. Klopo.v E. V., Gruzdeva E: B. Các giai đoạn của chu trình sống và sinh hoạt của người phụ nữ đang làm việc Trong sách : Sự biến đổi địa vị của người phụ nữ trong gia đình. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_1990_m_s_matxkovskij_8303.pdf
Tài liệu liên quan