Tài liệu Hành trình từ thi học cổ điển phương đông đến quan niệm về thơ mới - Trần Mạnh Tiến: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0001
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 3-9
This paper is available online at
HÀNH TRÌNH TỪ THI HỌC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG ĐÔNG
ĐẾN QUAN NIỆM VỀ THƠMỚI
Trần Mạnh Tiến
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về Thơ mới thời kì đầu thế kỉ XX
(1900-1945) ở nước ta, gắn với những biến đổi lớn lao của lịch sử xã hội. Sự ra đời của Thơ
mới (1932-1945) có nhiều cách lí giải khác nhau: do kế thừa truyền thống; học tâp phương
Tây; sự thay đổi xã hội v.v. . . Từ góc nhìn văn hóa cho thấy, Thơ mới ra đời là kết quả của
cuộc giao tranh trong văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đã làm phát lộ những tài năng
thi sĩ. Không thể xem sự ra đời của Thơ mới từ những căn nguyên đơn lẻ, đó là kết quả
tổng hòa của sự vận động lịch sử xã hội hết sức mạnh mẽ từ quá khứ đến hiện tại tạo nên
các biến chuyển lớn lao trong nền văn hóa, từ nền văn hóa đó đã sản sinh ra những tài năng
thơ ca ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành trình từ thi học cổ điển phương đông đến quan niệm về thơ mới - Trần Mạnh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0001
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 3-9
This paper is available online at
HÀNH TRÌNH TỪ THI HỌC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG ĐÔNG
ĐẾN QUAN NIỆM VỀ THƠMỚI
Trần Mạnh Tiến
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về Thơ mới thời kì đầu thế kỉ XX
(1900-1945) ở nước ta, gắn với những biến đổi lớn lao của lịch sử xã hội. Sự ra đời của Thơ
mới (1932-1945) có nhiều cách lí giải khác nhau: do kế thừa truyền thống; học tâp phương
Tây; sự thay đổi xã hội v.v. . . Từ góc nhìn văn hóa cho thấy, Thơ mới ra đời là kết quả của
cuộc giao tranh trong văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đã làm phát lộ những tài năng
thi sĩ. Không thể xem sự ra đời của Thơ mới từ những căn nguyên đơn lẻ, đó là kết quả
tổng hòa của sự vận động lịch sử xã hội hết sức mạnh mẽ từ quá khứ đến hiện tại tạo nên
các biến chuyển lớn lao trong nền văn hóa, từ nền văn hóa đó đã sản sinh ra những tài năng
thơ ca và giá trị mới của thơ ca.
Từ khóa: Thi học cổ điển phương Đông, Thơ mới, quan niệm về Thơ mới.
1. Mở đầu
Lịch sử tiến bộ nghệ thuật cho hay, sự đổi thay từ mô hình nghệ thuật này sang mô hình
nghệ thuật khác không hề ngẫu nhiên, mà có những căn nguyên thời đại. Bước sang đầu thế kỉ XX,
người Việt phải trải qua những cơn bão tố như Hoài Thanh đã nhận xét: “Sự gặp gỡ phương Tây
và cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ” [9;9]. Cuốn theo những
cơn lốc đó là những cuộc giao tranh về nhận thức trong nghệ thuật. Từ mô hình thơ luật phương
Đông chuyển sang mô hình Thơ mới, thơ Việt phải trải qua 30 năm tìm đường mở lối. Trong 3 thập
niên đó, “thành trì” thơ Đường luật vẫn sừng sững trong các công trình biên khảo của các nhà Nho
Phan Kế Bính (Việt Hán văn Khảo), Phan Bội Châu (Quan niệm văn chương của tôi), Hồ Ngọc
Cẩn (Văn chương thi phú An Nam), Nguyễn Văn Ngọc (Nam thi hợp tuyển), Nguyễn Hữu Tiến (Cổ
xúy nguyên âm), Lê Thước (Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ), Trần Trung Viên (Văn đàn bảo
giám) v.v... Để vượt bức tường thành đó, các nhà thi học mới phải mở nhiều con đường đổi mới
cho thơ. Xung quanh sự ra đời của Thơ mới có nhiều kiến giải khác nhau như: Thơ mới thoát thai
từ thơ truyền thống; Thơ mới tiếp thu thi pháp phương Tây; Thơ mới ra ra đời do đổi thay xã hội...
Từ góc nhìn về sự chuyển động của một nền văn hóa, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều căn nguyên rõ nét
hơn. Trước hết về lịch đại, thời kì đầu thế kỉ XX (1900-1945), hai thế hệ thi nhân cũ và thi nhân
mới khác nhau ở quan niệm và hai hệ hình diễn ngôn nghệ thuật.
Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016
Liên hệ: Trần Mạnh Tiến, e-mail: tranmanhtien56@yahoo.com
3
Trần Mạnh Tiến
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Về nhãn quan thi học các nhà Nho 30 năm đầu thế kỉ XX
2.1.1. Ý thức trung thành với thi học cổ điển phương Đông
Các cây bút lớn lên từ Nho học đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi học cổ điển phương
Đông. Trong công trình Việt Hán văn khảo (1918), Phan Kế Bính vẫn đề cao quan niệm “thi dĩ
ngôn chí” của thơ ca cổ điển Trung Hoa: “Thơ để nói chí của mình, thơ để ngâm vịnh tính tình”
[1;13]. Từ đặc trưng của thơ ca, Nguyễn Văn Ngọc viết: “Thơ là tiếng nói, là lời ngậm ngùi than
thở của người nhân thấy vật mà dựng nên hình, nhân gặp đề mà ngâm thành vận... Thơ là một thể
văn có thanh, có vận ngâm vịnh được” [5;150]. Cách nhìn về thơ của nhà biên khảo nay vẫn còn
phảng phất không khí Tuỳ Viên thi thoại của Viên Mai, nhà thi học cổ điển Trung Hoa.
Khi bàn về cuốn sách Cổ xuý nguyên âm (1917) của Nguyễn Đông Châu, Phạm Quỳnh
cũng thừa nhận tính nghiêm ngặt của thơ truyền thống: “Xem đấy thì biết luật thơ cũng nghiêm
như luật hình vậy. . . Người nào không thuộc luật thì phạm những tội ghê gớm, đọc đến mà rùng
mình: Nào là tội thất luật, tội thất niêm, tội khổ độc, tội cưỡng áp, tội trùng ý, trùng chữ, điệp điệu
v.v... Khuyên ai mới làm thơ phải học thi luật cho kĩ” [6;38]. Đồng thời phê bình về Đoàn Như
Khuê ông viết: “Ông Đoàn Như Khuê là người đa sầu mà là người đa cảm, bởi đa cảm nên đa
sầu. . . Bởi thế những câu hay thường là câu buồn” [8;40]. Từ năm 1917 về trước, Phạm Quỳnh vẫn
tiếp thu quan niệm “thi giả căn tình” của nhà Nho. Trong bàiMối cảm tưởng về thơ ca nước ta trên
An Nam tạp chí, Tản Đà viết: “Thơ ca không phải là tranh ảnh mà có cái mĩ thiện của tranh ảnh.
Thơ ca không phải là dàn nhạc mà có cái mĩ thiện của dàn nhạc” [2;486]. Ông còn cho hay: “Thơ
ca có cái năng lực khiến được người”, có ảnh hưởng “trong chín châu ngoài bốn bể. . . một bài thơ
ca cũng đi như vô tuyến điện. . . “âm”, “vận” của thơ ca nước ta “ở chỗ đó phát ra có rất nhiều tia
sáng. . . ” [3;488]. Là một nhà Nho thức thời, quan niệm thơ của Tản Đà đã rộng hơn quan niệm thơ
của các nhà Nho khác, ông chỉ ra được tính chất thời sự và tính nhân loại của thơ ca, nhưng Tản
Đà cũng chưa vượt thoát hẳn quan niệm thi học của các bậc tiền nhân, để trở thành một nhà Thơ
mới. Cùng thời, Phan Khôi cũng có những phát hiện sâu về cuộc đời nhà thơ tàng ẩn trong thơ:
“Thi nhân hay mượn tình tiết của người đàn bà để kí thác tâm sự của mình. Cái đó là thường như
Cung oán ngâm khúc, cả bài kể lể nỗi oán hận uất ức của người cung phi, nhưng kì thực là tác giả
tự kêu van sự bất bình cho mình” [4;64]. Mặc dù quan niệm về thơ rất đa dạng, nhưng phần đông
các học giả vẫn tán thành quan niệm “khuôn vàng thước ngọc” của thơ ca trung đại.
Về chủ thể sáng tạo, Nguyễn Văn Ngọc cho nhà thơ phải có cái “diệu ngộ, thi cốt, thiên tài”,
“trời đã phú cho mình cái tính làm nên thơ”, thơ là “việc riêng” của nhà thơ. Về nhân cách nhà thơ:
“Thơ là cái hành lược của người ta: Người cao thượng, thì thơ cao thượng, người thiển lậu thì thơ
thiển lậu, không sao che đậy được; thấy thơ tức như là thấy người” [6;27]. Về tầm quan trọng của
thơ ca, nhiều nhà Nho cho thấy thơ ca liên quan đến vận nước. Nguyễn Văn Ngọc viết: “Thơ là cái
hình ảnh của cả nước, thơ thuần chính thì nước tất thịnh, thơ tà dâm thì nước tất suy đồi” [6;28].
Phan Bội Châu đề cao thơ văn Phan Châu Trinh: “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền
trông gió cũng gai ghê - Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng cửa dân chủ ngọn đèn so sáng chói”
(Văn tế Phan Châu Trinh). Theo các nhà Nho thơ mang trong mình nhiều giá trị: tư tưởng tâm hồn
và cái đẹp.
2.1.2. Quan niệm “khuôn vàng thước ngọc” trong thi pháp của các nhà Nho đầu thế kỉ XX
Quan niệm khuôn phép thơ rất rõ trong các công trình biên khảo của Nguyễn Đông Châu;
Phan Kế Bính; Hồ Ngọc Cẩn; Lê Thành Ý và Nguyễn Hữu Tiến; Dương Quảng Hàm, Trần Trung
4
Hành trình từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về Thơ mới
Viên; Nguyễn Văn Ngọc v.v... Các nhà biên khảo vừa tập hợp vừa sắp xếp thơ truyền thống theo
thi pháp thơ trung đại, nhằm bảo tồn để hậu thế noi theo. Việc phân loại thơ trung đại của các nhà
Nho khá thống nhất: phép tắc nhấn mạnh trước, kĩ xảo nhắc tới sau. Trong đó, Việt Hán văn khảo
của Phan Kế Bính là cuốn sách tiêu biểu nhất cho quan niệm thi học cổ điển Trung Hoa. Tác giả
viết: “Trong lối thơ cũng phân ra làm nhiều thể cách riêng: Thơ 5 chữ gọi là thơ ngũ ngôn; thơ 7
chữ gọi là thất ngôn, ngũ ngôn, thất ngôn mỗi bài 4 câu gọi là tứ tuyệt, mỗi bài 8 câu gọi là bát cú.
Thất ngôn dùng đến 8 câu, ngũ ngôn hoặc dùng 8 câu hoặc dùng 10 câu là thường, còn dài hơn
nữa gọi là thơ tràng thiên hoặc gọi là hành. Ngũ ngôn, thất ngôn không cần điệu bằng trắc, duy
chỉ có văn thì gọi là cổ thể; cần phải dùng đến điệu bằng trắc, thì gọi là Đường luật... muốn biết
điệu bằng trắc thì trước hết phải biết cách đánh vần”. Ông còn khảo tả điệu “bằng, trắc” chia thơ
thành sáu thể: ngũ ngôn thể bằng; ngũ ngôn thể trắc; thất ngôn thể bằng; thất ngôn thể trắc; ngũ
ngôn thể bằng vần trắc; thất ngôn thể trắc vần bằng. Qua công trình khảo cứu công phu cho thấy,
nhà Nho này muốn bảo tồn “quốc hồn”,“quốc túy” và “khuôn vàng thước ngọc” thơ ca trung đại.
Do hoạt động sáng tác vẫn tiếp nối truyền thống, nên quan niệm về thơ ba thập niên đầu thế kỉ XX
vẫn là quan niệm của nhà Nho, riêng thể thơ lục bát mang bản sắc Việt Nam vẫn chưa được quan
tâm đầy đủ và đặt đúng vị trí quan trọng của nó trong lịch sử thơ ca dân tộc. Việc phân loại thơ
của các nhà Nho chủ yếu là hình thức thể thơ Đường luật.
Từ nhiều góc nhìn của các nhà Nho cho thấy: Thơ là sự hội tụ của nhiều giá trị tinh hoa
truyền thống dân tộc, biểu hiện tâm hồn trí tuệ, nhân cách nhà thơ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân
quần xã hội, là hiện thân của tinh thần dân tộc; người sáng tác thơ phải nắm vững luật thơ... Thơ
luật có những thành tựu nhất định trong ba thập niên đầu thế kỉ XX với những sáng tác của Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thường Hiền, Tản Đà...
Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của văn học viết bằng chữ Quốc ngữ và ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây, xã hội nhiều thay đổi, nhu cầu biểu lộ tâm hồn con người ngày càng phong phú,
kiểu thơ Đường luật trên báo chí ngày càng trở nên nhàm chán, những dấu hiệu Thơ mới đã hình
thành trong thơ ca dịch và một vài sáng tác, đã báo hiệu cho một cuộc cách mạng thơ ca.
2.2. Cuộc khủng hoảng về thi học cổ điển phương Đông, Thơ mới ra đời
2.2.1. Những mâu thuẫn trong tiếp nhận và sáng tạo
Trong gần 3 thập niên đầu thế kỉ XX, thi học nhà Nho vẫn trụ vững thi đàn, nhưng do ảnh
hưởng văn hóa phương Tây, ngay từ thập kỉ đầu tiên, có những cây bút đã nhận ra nhưng hạn chế
của thơ ca truyền thống. Trong bài Tật huyền hồ sáo hủ trên Đông Dương tạp chí, số 15, ngày 21/
8/1913, Nguyễn Văn Vĩnh đã phê phán lối sáo mòn của thơ ca trung đại: “Xét trong văn chương,
xảo kị nước Việt Nam điều gì, cũng toàn là huyền hồ giả dối hết cả, không cái gì là thực tình.
Người làm thơ thì ngâm những câu núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, trời cao, bể rộng. Núi Tản Viên,
sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt thì cảnh không ứng bao giờ. Mượn chữ người, mượn cả đến phong
cảnh, tính tình, chớ không biết dùng cái vật liệu mượn ấy mà gây dựng lấy văn chương riêng cho
nó có lí tưởng đặc biệt.” [10; 4]. Đó là một hồi chuông sớm cảnh tỉnh cho người cầm bút.
Đến bài viết Bàn về thơ Nôm (1917), Phạm Quỳnh đã đem so sánh bài Qua Đèo Ngang của
bà Huyện Thanh Quan với bài Soir en montagne (Buổi chiều chơi núi) của Léonce Depont và nhận
xét: “Cứ so sánh hai lối thơ ấy thì biết hai cái tinh thần khác nhau là dường nào; một bên thì vụ bề
nhân công, một bên thì chuộng vẻ thiên thú. Vụ bề nhân công thì chủ lấy cực kì tinh xảo, làm bài
thơ như chạm một hòn ngọc, uốn một cái cây, sửa cái vườn cảnh, thế nào cho trong cái giới hạn
nhất định, thêu nên bức gấm trăm hoa. Chuộng vẻ thiên thú thì nhà thơ tự coi mình như cái phong
cầm, tuỳ gió thổi mà lên tiếng”. Đồng thời ông chỉ ra mặt hạn chế của thơ ta “ngắn hơi, không hô
5
Trần Mạnh Tiến
hấp được mạnh đọc lên có cái cảm giác như con chim con chưa bay lên ngàn được” [8; 64]. Điều
đó cho thấy thơ truyền thống không đáp ứng nhu cầu tiếp nhận mới. Qua so sánh, ông đề ra nhu
cầu đổi mới thơ trong nước và chủ trương “điều hoà” thơ ta với thơ Tây,
Cuối những năm hai mươi, thi học nước nhà lâm khủng hoảng. Trong cuốn sách Sự nghiệp
thơ văn Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) của Lê Thước đã nhận ra những đặc điểm
“gò bó”, “tắc tụng”của thơ Đường luật. Các nhà Nho thức thời đã nhìn thấy những trở ngại của nền
thơ đất Việt. Hoàng Ngọc Phách đã lên tiếng: “Đến nay nền quốc văn ngày một thịnh, tiếng dùng
một cách đã có quy củ, khuôn phép như xưa, mà “hồn cổ nguyệt” không thấy ứng hiện” [7;74].
Mong muốn của ông, nền văn học mới, phải có những nhà thơ xứng với tầm dân tộc, phù hợp
với thời đại. Tiếp đến bài viết của Phan Khôi Thế nào là thơ láo? trên báo Thần Chung phê phán
sự “giả dối” của một số bài thơ: “Nước Nam ta chẳng đời nào thấy tuyết, vậy mà trong thơ Nôm,
thường thấy có những chữ tuyết phủ, tuyết ngậm thì thật là láo quá!” [3;64]. Nhận xét đó đồng
hành với ý kiến Trịnh Đình Rư trên Phụ nữ tân văn, về sự “gò bó”, chật hẹp của thơ Đường luật
và đề cao thơ lục bát... Mãi đến năm 1932, trên Phụ nữ tân văn, Phan Bội Châu mới viết: “Khai
trương Mộng du thi xã”, dạy thi pháp thơ Đường về luật, niêm, thanh, vận, đối...thì trào lưu Thơ
mới đã dâng cao, Phan sực tỉnh chê thơ Đường là “nhại” và viết bài Lối thi từ mới trên “Văn học
tuần san” (số 2 ngày 01/10/1933) đòi cách tân thơ, thì Thơ mới đã thành làn sóng mới.
Cuộc khủng hoảng thi học các nhà Nho diễn ra vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX là
một tất yếu khách quan do những đổi thay của thời đại và cuộc giao tranh giữa hai nền văn hóa
Đông Tây đã có chiều sâu, đến lúc cần có những sản phẩm nghệ thuật mới. Những khủng hoảng
của thi học phương Đông hồi đầu thế kỉ đã góp phần tạo nên hiệu ứng cho một nền thi ca mới.
Một bộ phận nhà thơ vẫn hấp thu tinh hoa thơ Đường luật và ca dao để làm ra Thơ mới. Có được
một trào lưu đổi mới và thành tựu Thơ mới rạng rỡ trong giai đoạn 1932-1945 là do ba thập kỉ tìm
đường mở hướng của các cây bút biết nhìn xa về phía tương lai.
2.2.2. Những quan niệm mới và mô hình cách tân thơ
Có thể nói mầm mống Thơ mới đã manh nha từ những bản dịch thơ Pháp của Nguyễn Văn
Vĩnh. Năm 1928, ông dịch bài Con ve và con kiến (La Cigale et la Fourmi) trên báo Trung Bắc Tân
Văn theo lối tự do, đã đem đến cho bạn đọc cảm nhận mới về thơ tự do. Năm 1929, sau những đề
xuất mô hình Thơ mới dựa vào thơ lục bát của Trịnh Đình Rư, từ 1932 trở đi trên sách báo lần lượt
xuất hiện những bài thơ rất mới của các cây bút Phan Khôi, Thế Lữ, Lan Khai, Xuân Diệu, Nguyễn
Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Huy Thông, Bích Khê, Nguyễn Nhược Pháp... với
những bài thơ câu thơ, giọng điệu hoàn toàn mới mẻ đã châm ngòi cho các cuộc giao tranh về thơ
cũ và Thơ mới. Trong các truyện đường rừng của Lan Khai có sự đan xen những bài thơ tự do, và
những bản dịch dân ca Mông, Tày, Nùng, Dao, Bana sang Tiếng Việt bằng thể thơ tự do và lục bát
theo điệu mới. Phan Khôi viết bài thơ Tình già như một câu chuyện kể, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,
Bích Khê bộc lộ rõ trạng thái tâm hồn yêu đương của thanh niên bằng thơ... Cùng tham dự vào
cuộc tranh luận thơ cũ và Thơ mới, Lưu Trọng Lư viết bài Đọc “Thơ thơ” của Xuân Diệu trên Tao
Đàn, số1/1939 có nhận xét: “Xuân Diệu là một người học trò của trường học mới, một người đã
tìm nguồn sống ở đôi vú sữa phương Tây”. Vậy, phải chăng “thơ Tây” đã làm nên chân dung Xuân
Diệu? Trong nhiều tác phẩm của “nhà Thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới” này vẫn phảng
phất chất Đưởng thi và chất liệu ca dao Việt. Như vậy có thể thấy, “thơ Tây” đã lọc qua nền văn
hóa Việt để thẩm thấu vào hồn thơ Xuân Diệu. Trên tờ Đông Pháp số 4669, năm 1940, Lan Khai
có bài Bạn trẻ với hai lối thơ cũ và mới nêu quan niệm về thơ: “Vậy thì từ nay ta chỉ nên coi “Thơ
mới” và “thơ cũ” là sở trường, sở đoản của thi gia, đã tuỳ tài riêng mình mà phô diễn tâm tình cùng
ý tưởng... Không có Thơ mới và thơ cũ, chỉ có thơ mà thôi”. Song thực tế thơ cũ và Thơ mới đã
khu biệt hình hài về cảm hứng, âm điệu, hình tượng và kết cấu. Đến cuốn sách Mực mài nước mắt
6
Hành trình từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về Thơ mới
(1941), Lan Khai đã nhận rõ Thơ mới và thơ cũ, đồng thời kịch liệt phê phán những cây bút lười
biếng, nguội lạnh, sáo mòn, nệ cổ như “con trâu nhai lại cỏ” trong cuộc xây dựng “tân văn hóa”
nước nhà để khẳng định cái mới cho thơ. Nhu cầu tiếp nhận mới đã chứng minh thế áp đảo từ Thơ
mới, những tác phẩm Thơ mới lần lượt ra đời chứng minh sự thắng lợi của quan niệm nghệ thuật
mới, Thơ mới là những sáng tạo tự do về cảm hứng, tư tưởng và hình thức phô bày. Từ mô hình
xưa về thơ “vô ngã”chuyển sang kiểu cái tôi trữ tình đã hiện rõ chân dung từng thi sĩ như một sự
giải thoát những trói buộc cá nhân khi cầm bút.
Một số thi nhân vừa sáng tác vừa phát ngôn quan niệm nghệ thuật mới của mình như Phan
Khôi, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu... Các cây bút lí luận phê bình tân học cũng lần lượt đứng về Thơ
mới, xem đó là cuộc cách tân nghệ thuật đầy hứa hẹn. Họ đã “viết những điều chưa viết và nói
những điều chưa nói” bằng thơ. Cùng với tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn và văn xuôi hiện thực
phê phán, Thơ mới đã tạo nên không gian mới về nghệ thuật. Là người đi tiên phong cách tân thơ
và thực hành Thơ mới, trên Phụ nữ Tân văn số 122 năm 1932, Phan Khôi đã đề xuất: “Tôi sắp toan
bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, song có thể
cứ cái đại ý của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu,
có vận mà không phải bó buộc bởi niêm luật gì hết”. Sự xuất hiện bài thơ Tình già (1932) đã chứng
minh quyết tâm phá vỡ thành trì thơ cũ của Phan Khôi. Đây cũng là nhà Nho hiếm hoi biết tự “lột
xác” mình để bước vào Thơ mới. Bài thơ Tình già đã minh chứng cho cảm xúc tự nhiên bất chấp
lề luật thơ truyền thống, phân biệt thơ cũ là “khuôn khổ” và Thơ mới là “rộng rãi”. Bài thơ Quê ta
trong Rừng khuya của Lan Khai theo thể tự do và các bài dân ca Tày trong Suối Đàn, dân ca Dao
trong Tiếng gọi của rừng thẳm, dân ca Mông trong Lô Hnồ, dân ca Ba na trong Chiếc nỏ cánh
dâu được ông dịch ra tiếng Việt theo thể tự do mang giọng điệu hồn nhiên, phóng khoáng... Quan
niệm về thơ cũ và Thơ mới được nhận diện ở cả nội dung và hình thức qua sáng tác và chuyển dịch.
Song Thơ mới chuyển động thành trào lưu mạnh mẽ cùng những thi nhân có chân tài ngày càng
lớn mạnh là nhân tố quyết định thắng lợi trên diễn đàn thơ cả nước.
2.2.3. Thơ mới là kết quả vận động của một nền văn hóa
Nền văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là hình ảnh của một nước thuộc địa, đã diễn
ra cuộc “giao lưu hội nhập ngoài mong muốn” với sự giao tranh tư tưởng và nghệ thuật phương
Đông với phương Tây. Trong khoảng 30 năm đầu, nền văn hóa Việt Nam còn mang tính đối kháng,
nhưng từ những năm 1930 trở đi lại có tính dung hòa. Nhưng các nhân tố về kinh tế, chính trị, đạo
đức, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tập quán, môi trường v.v... đều biến đổi.
Thơ ca nằm trong giao điểm của các diễn biến văn hóa đó. Sự chuyển động của văn hóa kéo theo
văn học. Với người Việt thơ ca là một loại hình tư duy linh hoạt nhất trong sinh hoạt cộng đồng.
Người ta có thể tìm thấy những đặc trưng văn hóa Việt Nam qua thơ Việt. Thế hệ các nhà Thơ mới
có thể là con đẻ của nhà Nho, song nhà Nho không thể sinh thành ra Thơ mới mà Thơ mới là sản
phẩm của một nền văn hóa giao tranh về hệ hình tư tưởng và thi pháp có kế thừa sáng tạo, nên có
một sức sống riêng, vừa gần gũi lại có vẻ xa xôi, nhưng có sức thu hút mạnh mẽ thế hệ thanh niên.
Họ tìm thấy tâm hồn, tình cảm và khát vọng của mình trong Thơ mới và muốn tự do thổ lộ mình
như Hoài Thanh cảm nhận “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.
Thơ mới là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam trong một thời đoạn lịch sử riêng đã sinh
thành ra nó. Chúng ta có thể tìm thêm lời giải về hình hài Thơ mới từ đâu qua cách nhìn về mối
quan hệ văn học và văn hóa của nhà nghiên cứu M.Bakhtin: “Không thể tách rời văn học ra khỏi
hệ thống văn hóa và “vượt mặt” văn hóa liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị - kinh tế - xã
hội. Những nhân tố ấy tác động trực tiếp đến văn hóa trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó
mà ảnh hưởng đến văn học” [2;182]. Từ góc nhìn văn hóa chúng ta có thể phám phá được những
kết tinh trong Thơ mới ở tính tổng hòa ý thức xã hội, thời đại và nghệ thuật.
7
Trần Mạnh Tiến
Vậy, nhân tố nào có sức mạnh đổi thay “khuôn vàng thước ngọc” của thi học cổ điển phương
Đông? Xã hội đổi thay? Nhà thơ? Thơ ngoại nhập? Nội dung hay thi pháp?... Rõ ràng, xã hội Việt
Nam đang trong cơn dâu bể dẫn tới những cuộc giao tranh về tư tưởng và học thuật với nhu cầu
tiếp nhận văn hóa ngày càng cao. Thơ Đường luật vốn là “máu thịt” của nhà Nho từng chứa đựng
các quan niệm “khổng lồ” ngự trị hàng ngàn năm, nào là “thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ
quần, khả dĩ oán”, “thi dĩ ngôn chí”, “thi giả căn tình”, đến nỗi “luật thơ như luật hình” v.v... Trong
khoảng ba thập niên đầu thế kỉ XX, thơ ca các nhà Nho vẫn là “hồn nước”, là “chí khí” của một
dân tộc khát độc lập tự do. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể không ngừng vận động, trong văn
chương có các cuộc giao tranh về ý thức hệ, giữa quan niệm đạo đức Nho giáo với quan niệm sống
mới của thanh niên; giữa các ràng buộc tinh thần với các nhu cầu tự do tư tưởng; giữa văn tự nhà
Nho với văn chương Quốc ngữ; cách biểu lộ tâm hồn tình cảm giọng điệu thi ca mới và thi ca cũ;
giữa cái “bất biến” của thi học cổ điển phương Đông với cái “vạn biến” của cuộc đời này; giữa
tiếng Việt với ngôn ngữ ngoại lai v.v... Tất cả tạo nên những trạng thái tinh thần phức điệu và nhu
cầu biểu đạt cuộc sống muôn màu bằng các diễn ngôn của thời đại mới.
Song trong các nhân tố đó, ngôn ngữ dân tộc luôn là linh hồn của một nền văn hóa để tạo
dựng văn chương. Ngay trong bài Văn chương An Nam trên Đông Dương Tạp chí số 9, trang 9,10
năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh đã ý thức sâu xa về tiếng Việt: “Tiếng An Nam mình hiện bây giờ
cũng đã đủ tiếng mà lập nên được một văn chương riêng... Bổn quán mở ra tờ Đông Dương Tạp chí
này là cốt trông mục ấy”. Do đó bảo tồn và phát huy tiếng Việt cũng là con đường để đổi mới thơ
ca. Cuối cùng cái mới ra đời phù hợp với thời đại sẽ tồn tại. Những vấn đề về tình yêu lứa đôi, tính
dục, thiên nhiên và ước vọng cũng như những sắc điệu tâm hồn và cảm giác vượt thoát, mộng mơ,
được Thơ mới chọn làm mảnh đất sống cho mình. Cái tôi trữ tình trong Thơ mới đã phát huy tận
độ từ những chất liệu trong đời sống như cảnh vật thiên nhiên, nông thôn, thành thị, núi rừng, sông
biển, trạng thái tâm lí; những cảm quan thẩm mĩ của các thi nhân ở phương Tây như Lamartine,
Chateaubriand, Verlaine, Daudet... cũng có cơ hội đề hồi sinh nảy nở trong tâm hồn thi nhân đất
Việt. Một bộ phận làm mới thơ ca bằng việc đi sâu vào truyền thống ca dao dân ca, những tinh hoa
thi ca trung đại để tạo nên nguồn cảm hứng và hình thức mới... Có thể nhận ra cuộc chuyển giao cũ
– mới đó qua sản phẩm sáng tác của hai thế hệ: Từ lối biểu đạt vô ngã sang cái tôi cá nhân có hình
hài; từ mục tiêu nói chí sang nhu cầu bộc lộ mọi trang thái tâm hồn phức điệu; từ hiện thực đến
siêu thực; từ trạng thái “thất tình” đến tâm lí muôn hình vạn trạng; từ ngôn từ quy phạm đến ngôn
ngữ tự do; từ những điển cố, biểu tượng trở về với những hình ảnh tự nhiên... qua các bài thơ của
Xuân Diệu, Thế Lữ, Lan Khai, Nguyễn Vĩ, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Huy Thông, Hàn Mạc Tử,
Bích Khê... Thực tế cho thấy mỗi nhà thơ như một cây mới trong vườn đất Việt, như bông hoa mới
trong vườn hoa muôn sắc. Rõ ràng đây là thời đại để con người cá nhân trong thơ phát lộ những
tiềm năng làm nên dấu ấn của riêng mình.
Thành trì thi học cổ điển phương Đông từ rạn nứt đến phá vỡ là một tất yếu khách quan
trong hoàn cảnh mới. Nhưng sự phá vỡ đó chưa đủ sức để làm ra Thơ mới, mà Thơ mới còn là kết
quả quá trình vận động phức hợp của nền văn hóa bản địa có sự giao kết hài hòa với văn hóa Đông
- Tây. Thơ mới cũng không phải là sản phẩm nghệ thuật hoàn toàn mới, vượt thoát hoàn toàn thơ
truyền thống mà các thi nhân mới vẫn hấp thu chất liệu tinh tế của Đường thi, cái sinh động của ca
dao dân ca và chất phóng túng của thi học phương Tây cùng hiện thực muôn màu trên đất Việt để
sinh ra những đứa con tinh thần mới. Để tạo nên sức sống cho mình, Thơ mới không chỉ hấp thu
các tinh hoa dân tộc và thế giới, các thi nhân mới còn là những tài thơ xuất chúng, nhậy bén trước
cuộc đời cùng với khát vọng sống và sáng tạo mãnh liệt mới trở thành những cây thơ cho đất nước
trong khoảng một thời gian quá ngắn của lịch sử thi ca.
8
Hành trình từ thi học cổ điển phương Đông đến quan niệm về Thơ mới
3. Kết luận
Không thể xem sự ra đời của Thơ mới chỉ từ một căn nguyên đơn lẻ, mà đó là kết quả tổng
hòa của các biến thiên lịch sử xã hội từ quá khứ đến hiện tại tạo nên các chuyển động trong nền
văn hóa, và từ nền văn hóa đó đã sản sinh ra những thi sĩ tài năng và những giá trị mới của thơ ca.
Trên bình diện lí luận phê bình, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Vũ Ngọc Phan... đã biểu dương và
tổng kết thành quả nổi bật của Thơ mới, cho thấy Thơ mới là một cuộc cách mạng về nghệ thuật.
Ba mươi năm đầu thế kỉ XX là giai đoạn giao thời chuẩn bị cho một cuộc cách mạng về văn học,
nổi bật ở thơ ca. Các tác phẩm văn học dịch, các tác phẩm lí luận phê bình, các cuộc tranh luận về
quốc học, quốc văn, triết học, nghệ thuật với thơ ca, các mô hình Thơ mới, ca dao được hồi sinh,
tiếng Việt được đề cao, các tài năng có thời cơ nảy nở là những căn nguyên động lực văn hóa để
tạo nên những mô hình mới của thơ. Đa số các nhà Nho mang trong mình tiềm thức thi học cổ
phương Đông, nên không dễ dàng hòa nhập với quan niệm của những nhà Thơ mới. Thế hệ tân
học đã chào đón Thơ mới như một luồng gió mới. Thơ mới là tổng hòa các sắc màu hiện thực và
tâm hồn muôn điệu của thế hệ thanh niên. Các văn nhân học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Trịnh Đình
Rư, Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm, Thế Lữ, Lan Khai... họ đã làm nên chiếc cầu nối hai giai đoạn
trong một thời đại mới của thi ca... Như thế, mỗi loại hình nghệ thuật ra đời đều trải qua sự vận
động biến đổi của một nền văn hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Kế Bính, 1930. Việt Hán văn khảo. Nhà in Trung Bắc Tân văn, Hà Nội.
[2] Phạm Vình Cư, 2004. Sáng tạo và giao lưu. Nxb Hội Nhà văn.
[3] Tản Đà, 1986. Tuyển tập. Nxb Văn học.
[4] Phan Khôi, 1936. Chương Dân thi thoại. Nhà in Đắc Lập, Huế.
[5] Lan Khai, 2002. Tác phẩm nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học. Nxb Văn hóa Thông tin.
[6] Nguyễn Văn Ngọc, 1928. Nam thi hợp tuyển. Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội.
[7] Hoàng Ngọc Phách, 1941. Thời thế với văn chương. Nhà in Cộng Lực, Hà Nội.
[8] Phạm Quỳnh, 1934. Thượng chi văn tập, tập I, tái bản lần thứ nhất. Bộ Quốc gia giáo dục, Sài
Gòn, 1962.
[9] Hoài Thanh - Hoài Chân, 1941. Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn học (Tái bản 1988).
[10] Nguyễn Văn Vĩnh, 1913. Tật huyền hồ sáo hủ. Đông Dương Tạp chí, số 15, ngày 21/ 8/1913.
ABSTRACT
The journey from classical oriental poetics to the conception of new poetry
From classical oriental poetics to the conception of new poetry in the early twentieth
century (1900-1945) in Vietnam, an association can be made with the great transformations of
social history. New poetry (1932-1945) arose for many reasons, including traditional inheritance,
Western learning and social change. In cultural perspective shows, new poetry which resulted from
in-fighting in Vietnamese culture first half of the twentieth century revealed poetic talent. It’s not
possible to see the birth of new poetry from a single root cause, but it is rather the result of a total
social historical movement strongly linked to the past and continuing to the present to result in a
fundamental transformation of culture which has produced talent and new values of poetry.
Keywords: Classical oriental poetics, new Poetry, conception of new Poetry.
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4031_tmtien_7867_2132804.pdf