Tài liệu Hành trình truy tìm bản thể trong tiểu thuyết Bài ca Solomon của Toni Morrison: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
134
Hành trình truy tìm bản thể trong tiểu thuyết
Bài ca Solomon của Toni Morrison
A journey towards the identity in Toni Morrison’s Song of Solomon
ThS. Nguyễn Thị Tuyết,
Trường Đại học An Giang
Nguyen Thi Tuyet, M.A.,
An Giang University
Tóm tắt
Trong tiểu thuyết Bài ca Solomon, Toni Morrison đã đặt ra câu hỏi người da đen họ là ai trên đất Mỹ.
Hành trình truy tìm bản thể của Milkman, một thanh niên điển hình cho người Mỹ gốc Phi đương đại, sẽ
cho ta câu trả lời thấu đáo. Người da đen đã từng là nô lệ, song để là một người tự do thật sự, họ phải
hiểu biết sâu sắc về cội nguồn tổ tiên và xem đó như là nền tảng của tương lai. Vượt lên câu chuyện của
một cá nhân, một chủng tộc, Bài ca Solomon còn là câu chuyện chung của nhân loại trong hành trình
tìm kiếm chính mình bằng sự hòa hợp với tự nhiên trong nữ tính Vĩnh hằng.
Từ khóa: Toni Morrison, Bài ca Solomon, bản thể, nữ tính.
Abstract
...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành trình truy tìm bản thể trong tiểu thuyết Bài ca Solomon của Toni Morrison, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
134
Hành trình truy tìm bản thể trong tiểu thuyết
Bài ca Solomon của Toni Morrison
A journey towards the identity in Toni Morrison’s Song of Solomon
ThS. Nguyễn Thị Tuyết,
Trường Đại học An Giang
Nguyen Thi Tuyet, M.A.,
An Giang University
Tóm tắt
Trong tiểu thuyết Bài ca Solomon, Toni Morrison đã đặt ra câu hỏi người da đen họ là ai trên đất Mỹ.
Hành trình truy tìm bản thể của Milkman, một thanh niên điển hình cho người Mỹ gốc Phi đương đại, sẽ
cho ta câu trả lời thấu đáo. Người da đen đã từng là nô lệ, song để là một người tự do thật sự, họ phải
hiểu biết sâu sắc về cội nguồn tổ tiên và xem đó như là nền tảng của tương lai. Vượt lên câu chuyện của
một cá nhân, một chủng tộc, Bài ca Solomon còn là câu chuyện chung của nhân loại trong hành trình
tìm kiếm chính mình bằng sự hòa hợp với tự nhiên trong nữ tính Vĩnh hằng.
Từ khóa: Toni Morrison, Bài ca Solomon, bản thể, nữ tính.
Abstract
In the novel Song of Solomon, Toni Morrison posed the question on Blacks’ identity in America. The
seeking journey of Milkman, a typical African-American young man, will offer the ultimate answer.
Blacks were once slaves, but to become truly free men, they must have a deep understanding of their
ancestral origin and see it as the foundation of their future. Beyond the story of an individual, and of a
race, Song of Solomon is the common story of humanity in the process of seeking for their identity by
harmonizing with the nature in eternal femininity.
Keywords: Toni Morrison, Song of Solomon, identity, femininity.
1. Mở đầu
Toni Morrison (1931-), một nhà văn
đương đại danh tiếng nhất của dòng văn
học người Mỹ gốc Phi. Bằng cảm quan
sáng tạo, Morrison nỗ lực viết lịch sử của
chủng tộc mình trên đất Mỹ, từ lịch sử đó,
bà chỉ ra những hiện tồn trong đời sống và
viễn ảnh tương lai thân phận người da đen.
Trong cái nhìn toàn cảnh ấy mỗi tác phẩm
của bà1, từ The Bluest Eye đến God Help
the Child đều tập trung khám phá cội
nguồn văn hóa Phi châu như một giải pháp
hữu hiệu cho những vấn nạn phân biệt
chủng tộc, và hơn nữa là sự bình đẳng giữa
các màu da, các bảng giá trị văn hóa và
giới tính. Trong đó, Bài ca Solomon (Song
of Solomon, 1977) là một trong những tác
phẩm xuất sắc nhất, được cựu tổng thống
Mỹ, Barack Obama, xem là sách gối đầu
giường.
Câu hỏi truy tìm bản thể: Ta là ai (?)
vẫn là câu hỏi muôn thuở của con người có
ý thức, đặc biệt là khi ý thức đứng chênh
vênh trên đồi số phận. Và mỗi nhà tư tưởng
có cách quan niệm riêng thì có lời giải đáp
riêng, Toni Morrison đã đặt ra câu hỏi:
người da đen, họ là ai và Bài ca Solomon là
một câu trả lời rốt ráo.
NGUYỄN THỊ TUYẾT
135
Nhân vật chính của Bài ca Solomon là
Milkman Dead (Macon Dead III), thế hệ da
đen thứ tư trên đất Mỹ, cũng là thế hệ của
Morrison. Thời gian cốt truyện của tác
phẩm kéo dài 32 năm, từ 1931 đến 1963.
Cuốn tiểu thuyết gồm 15 chương, được chia
thành hai phần: phần đầu là cuộc sống giàu
sang của Milkman và gia đình tại miền bắc,
một thành phố thuộc bang Michigan, phần
sau là hành trình về phương nam (bang
Pennsylvania, Virginia) của anh để tìm
“vàng”. Ngược dòng thời gian và không
gian, Milkman không chỉ khám phá ra kho
báu về cội nguồn gia tộc, chủng tộc, mà còn
tìm thấy chính mình trong sự hiểu biết sâu
sắc và sự hòa hợp với tự nhiên như viễn
ảnh về tương lai con người.
2. Nội dung
2.1. Truy tìm nguồn gốc gia đình:
Một huyền thoại của người Mỹ gốc Phi
Bài ca Solomon của Toni Morrison là
câu chuyện bốn đời của dòng họ Solomon
(Dead) như câu chuyện bảy đời của dòng họ
Buendia trong Trăm năm cô đơn của Garcia
Marquez. Tuy nhiên, nếu gia phả của dòng
họ Buendia được viết theo trật tự biên niên
nhưng bằng sự tiên tri về sự hủy diệt vì tội
loạn luân thì lịch sử của dòng họ Solomon
bị đứt gãy vì những lầm lạc, và chỉ khi giải
mã được bài hát của tổ tiên thì gia phả của
gia tộc mới được viết lại đúng đắn.
Sự lầm lẫn trong tên tuổi gia tộc (từ họ
Solomon bị đổi thành Dead) không chỉ cắt
đứt mối liên hệ giữa con cháu với di sản
của tổ tiên mà còn tiên báo cuộc sống của
mỗi cá nhân gắn với cái chết tinh thần như
cái tên quái gở của họ. Milkman được sinh
ra trong gia đình Macon Dead II giàu có
song thiếu vắng tình yêu thương, lớn lên
anh bị thu hút bởi cuộc sống giản dị của
người cô, Pilate Dead, mà cha anh đã tuyệt
giao. Cuộc sống trong hai gia đình Macon
và Pilate thể hiện hai quan niệm khác nhau
về giá trị đời sống lẫn cách ứng xử với
thiên nhiên: nếu dinh thự của Macon hào
nhoáng, sang trọng mà tù túng thì ngôi nhà
trong khu ổ chuột của Pilate toát lên vẻ
thanh đạm giản dị tuyệt đối, song lại giàu
tiếng hát, tiếng cười. Nếu Macon Dead II
coi tiền là chân lý, là ý nghĩa sinh tồn
(Money is freedom. The only real freedom
there is” [5; tr.163], và đất đai là của cải thì
Pilate chỉ gắn bó với mảnh giấy ghi tên
mình cái tên xuất phát từ Kinh thánh, một
đôi bông tai, một cuốn sách địa lý, một bộ
sưu tập đá và một bao vải màu xanh đựng
hài cốt, và bài hát về O Sugarman. Gia
đình Dead như chính bản thể của người Mỹ
gốc Phi, bị phân thân, giằng xé giữa hai
nền văn hóa: văn hóa Mỹ trắng và văn hóa
cội nguồn châu Phi.
Sinh ra và lớn lên trong sự giàu có xa
hoa, và tập nhiễm tư tưởng sùng bái vật
chất, tuy nhiên, con người Milkman vẫn
tiềm ẩn những năng lực siêu nhiên chưa
được đánh thức được thừa hưởng từ dòng
máu huyền thoại của tổ tiên. Và cuộc sống
của anh bị cuốn đi bởi cả hai trường lực đó,
mặc dù anh không ý thức, hành trình về
phương nam là đỉnh điểm trong cuộc truy
tìm bản ngã của nhân vật chính, rút cục anh
là ai: Macon Dead hay Milkman Dead,
Macon hay Milkman?
Bị thôi thúc bởi giấc mơ tìm vàng của
người cha, (Macon Dead II coi trọng con
bê vàng, và xem sự sở hữu của cải là mục
đích tối hậu), Milkman đã nuôi hy vọng
chiếm được vàng để thoát khỏi sự áp đặt
của cha, người mà anh vốn không yêu
thương và kính trọng. Nếu vàng là biểu
tượng của giá trị vật chất, khát vọng giàu
sang, tiêu biểu cho giấc mơ Mỹ của mỗi
con người khi tự nguyện đặt chân đến
mảnh đất dưới chân tượng Nữ thần Tự do
thì với mỗi người da đen theo đuổi khát
vọng đó là họ đã quên đi lịch sử tủi nhục
HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN THỂ TRONG TIỂU THUYẾT BÀI CA SOLOMON CỦA TONI MORRISON
136
và sự cướp đoạt, đọa đày trên những
chuyến tàu xuyên đại dương, trên mảnh đất
nô lệ này.
Đến thị trấn Danville thuộc bang
Pennsylvania vốn là của quê hương của
ông nội, Jack Solomon/Macon Dead,
Milkman được biết câu chuyện dòng họ
anh, về ông nội khai hoang “thiên đường
Lincoln”, về cha anh con người “đáng yêu
quý và tin tưởng”, và cả về Pilate là “cô gái
của núi rừng”... Anh cũng biết được cái
chết đẫm máu tội ác phân biệt chủng tộc
của ông nội, và tức giận khi không được
pháp luật quan tâm, trừng trị kẻ da trắng
giết người, vì pháp luật nằm trong tay
người da trắng.
Milkman tiếp tục hành trình đến thị
trấn Shalimar thuộc bang Virginia, là một
thị trấn nhỏ vẫn giữ được những truyền
thống cổ xưa của châu Phi, là quê hương
của ông tổ anh. Ở đây, mọi người đều có họ
là Solomon, trẻ con hát bài hát về Solomon,
bài hát quen thuộc mà Pilate vẫn từng hát
có sự quyến rũ đặc biệt đối với Milkman
mà anh không thể giải thích được. Trong
thế giới của tổ tiên, giá trị cộng đồng và
thần thoại đã chiến thắng hoàn toàn chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa duy vật,
Milkman phát triển một phần trên sự hiểu
biết về cuộc đời của mình trong mối liên
quan với kinh nghiệm của người khác và
một phần trên sự thiết lập mối quan hệ thân
thiết với vùng đất mà tổ tiên của anh đã
sống. Anh đã đánh thức được những năng
lực tiềm ẩn trong con người mình và giải
mã được Bài ca Solomon bí ẩn:
Jake the only son of Solomon Jack đứa con trai duy nhất của Solomon
Come booba yalle, come booba tambee Đến đây booba yalle, đến đây booba tambee
Whirled about and touched the sun Bay xoay quanh và chạm vào mặt trời
Come konka yalle, come konka tambee Đến đây booba yalle, đến đây booba tambee
Left that baby in a white man’s house Bỏ lại bé đó tại nhà người da trắng
Come booba yalle, come booba tambee Đến đây booba yalle, đến đây booba tambee
Heddy took him to a red man’s house Heddy đem nó đến nhà người da đỏ
Come konka yalle, come konka tambee Đến đây booba yalle, đến đây booba tambee
Black lady fell down on the ground Người phụ nữ da đen ngã lăn xuống đất
Come booba yalle booba tambee Đến đây booba yalle, đến đây booba tambee
Threw her body all around Ngã sóng soài chân tay
Come konka yalle, come konka tambee Đến đây booba yalle, đến đây booba tambee
Solomon and Ryna Belali, Shalut Solomon và Ryna Belali, Shalut
Yaruba, Medina, Muhammet, too. Cả Yaruba, Medina, Muhammet, nữa.
Nestor, Kalina, Saraka cake. Nestor, Kalina, bánh Saraka
Twenty-one children, the last one Jake! Hai mươi mốt đứa con, Jack là đứa cuối!
O Solomon don’t leave me here Ôi Solomon đừng để em ở lại đây
Cotton balls to choke me Những đụn bông làm em nghẹt thở
NGUYỄN THỊ TUYẾT
137
O Solomon don’t leave me here Ôi Solomon đừng để em ở lại đây
Buckra’s arms to yoke me Bọn da trắng ôm ghì lấy em
Solomon done fly, Solomon done gone Solomon bay rồi, Solomon đi rồi
Solomon cut across the sky, Solomon gone home. Solomon vút ngang trời, Solomon đã trở về nhà.
[5; tr.303]
Hiểu hết bài hát, Milkman đã hiểu
được nguồn cội tổ tiên và nếu dòng họ bảy
thế hệ Buendia (trong Trăm năm cô đơn,
G. Marquez) bị hủy hoại sau khi giải mã
tấm da cừu của Melquiades thì trái lại dòng
họ Solomon mở ra một tương lai mới khi
được Milkman giải mã và viết lại phả hệ
gia đình mình. Và từ đó, chúng ta hiểu
những ẩn ý trong lời đề từ của Morrison:
“The fathers may soar/And the children
may know their names” (Những người cha
có thể bay/và những đứa con có thể biết tên
của họ).
Xuôi về phương nam không chỉ giúp
Milkman khám phá ra lịch sử của gia đình
với dòng họ Solomon đáng kính mà còn
biết được huyền thoại bay về châu Phi
thoát khỏi kiếp nô lệ của ông tổ. Với
Milkman huyền thoại ấy cũng gắn bó sâu
sắc với bản thân anh như một định mệnh:
ngày anh ra đời là ngày Robert Smith, nhân
viên bảo hiểm với “chuyến bay” tự sát từ
nóc nhà bệnh viện Mercy mà người da đen
mỉa mai gọi là “Không từ thiện” đến hồ
Thượng đẳng (Lake Superior). “Chuyến
bay” của Smith như tiên báo sứ mệnh của
Milkman đối với gia đình, cộng đồng, và
cuối cùng với sự hướng dẫn của Pilate, anh
đã giác ngộ về ý nghĩa của huyền thoại tổ
tiên: nếu ông tổ Solomon bay là để thoát
khỏi cánh đồng bông nô lệ thì Milkman và
những người như anh bay là để thoát khỏi
sự nô lệ về văn hóa, bản sắc.
Khao khát của Milkman cũng là trăn
trở của Morrison và những người cùng thế
hệ với nữ nhà văn. Dù không phải là câu
chuyện tự thuật, song nhân vật Milkman có
nhiều điểm gần như trùng khít với cuộc đời
Morrison. Thời gian Robert Smith viết lời
ghi chú trùng với ngày tháng năm sinh của
Morrison, điều này trở thành một mối liên
hệ mật thiết: thời đại mà Milkman sống
cũng là thời đại của nữ văn sĩ.
Vào lúc 3 giờ chiều thứ Tư ngày 18
tháng Hai năm 1931, tôi sẽ bay đi từ Mercy
và bay trên đôi cánh của riêng tôi. Xin hãy
tha thứ cho tôi. Tôi yêu tất cả các bạn.
(At 3:00 p.m. on Wednesday the 18th
of February, 1931, I will take off from
Mercy and fly away on my own wings.
Please forgive me. I loved you all [5; tr.3]).
Nếu ngày 18 tháng Hai năm 1931 là
ngày Robert Smith “cất cánh” và là ngày
sinh của Milkman thì đó cũng là ngày sinh
nhật của nữ văn sĩ. Thêm nữa, Morrison
cũng đã từng hối hận khi bà đã đổi tên khai
sinh Chloe Anthony (Wofford) thành
Toni Qua sự “trùng hợp có chủ ý” này
cho ta thấy dường như câu chuyện dòng họ
Solomon, hành trình của Milkman cũng
chính là câu chuyện gia đình Morrison, là
hành trình truy tìm bản sắc của nữ văn sĩ.
Nếu Milkman chịu ảnh hưởng từ những
câu chuyện, bài hát của Pilate như một mê
lực thì những câu chuyện, truyền thuyết về
người da đen, người nô lệ được ông ngoại,
John Solomon, và bà ngoại, Ardelia
Willis, kể cũng hấp dẫn Morrison ngay từ
thuở ấu thơ. Ông ngoại Morrison và ông tổ
của Milkman có cùng tên là Solomon, và
có lẽ Bài ca Solomon cũng là bài ca của gia
đình Morrison. Nếu gia đình Milkman di
cư từ miền nam, bang Virginia, ra miền
bắc, bang Michigan, thì gia đình ông ngoại
HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN THỂ TRONG TIỂU THUYẾT BÀI CA SOLOMON CỦA TONI MORRISON
138
nữ văn sĩ di cư từ Alabama lên tiểu bang
Ohio, họ đều mong muốn một cuộc sống
tốt hơn trong những chuyến di cư này.
Những gần gũi ấy cho ta thấy câu chuyện
của Milkman không chỉ là câu chuyện của
một cá nhân Morrison mà là câu chuyện
của thế hệ bà, của chủng tộc bà, của người
Mỹ gốc Phi.
2.2. Truy tìm bản thể: Hòa hợp với
tự nhiên trong nữ tính Vĩnh hằng
Có lẽ vượt qua câu chuyện người da
đen, đây cũng là câu chuyện của mọi con
người, mọi chủng tộc. Nếu “huyền thoại
bay” của người da đen trong Bài ca
Solomon thường được hiểu là khát vọng
vượt thoát sự phong tỏa của văn hóa châu
Âu thì những huyền thoại gắn với thần
thoại Hy Lạp và Thánh kinh lại nhắc nhở ta
rằng tiểu thuyết thứ ba của Morrison không
chỉ là câu chuyện của một chủng tộc, mà là
một cuốn tiểu thuyết về quá trình tìm kiếm
bản thể của mỗi con người. Hành trình của
Milkman về miền nam thường được các
nhà nghiên cứu so sánh với huyền thoại
Ulysses tìm về quê hương Ithaca; từ tên tác
phẩm (Song of Solomon) đến tên các nhân
vật nữ (Pilate, Ruth, Lena, Hagar, First
Corinthians) đều gợi nhớ những câu
chuyện trong Kinh thánh.
Hơn nữa, tiểu thuyết của Morrison còn
như một chỉ dẫn để loài người tìm về “quê
hương” của mình, khi Milkman về phía
nam nước Mỹ để truy tìm bản thể, truy tìm
nguồn gốc, và Solomon bay về châu Phi
cũng là về nhà: “Solomon cut across the
sky, Solomon gone home” [5; tr.303], phải
chăng Morrison đang muốn nói đến châu
Phi là quê hương của loài người như các
nhà khoa học đã chỉ ra? Châu Phi nằm ở
phía Nam của bề mặt trái đất, trở về châu
Phi cũng là trở về hòa hợp với thiên nhiên,
đây là một chủ đề mới khi xã hội hiện đại
đang đối mặt với sự lâm nguy không thể
cứu vãn.
Từ những nghiên cứu lịch sử nhân loại
đến những bản hóa thạch và phân tích
ADN, giới khoa học đều kết luận, châu Phi
là “vùng đất nhau thai” của loài người. Ở
đây không chỉ tồn tại một nền văn minh rực
rỡ với chế mẫu hệ nguyên thủy mà niềm tin
phụ nữ có mối quan hệ sâu sắc với tự nhiên
cũng được hình thành và ăn sâu vào tiềm
thức khởi nguồn từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Xa xưa, người châu Phi tin
rằng: phụ nữ (một mình) tạo ra cuộc sống
mới như chính hạt giống nảy mầm và
trưởng thành khi được gieo xuống đất. Tiến
sĩ Finch trong công trình Tiếng vang của
vùng đất cũ: Các chủ đề từ địa đàng Châu
Phi (Echoes of the Old Darkland: Themes
from the African Eden, 1999) đã kết luận:
“vì vậy khởi thủy của khái niệm thần –
đấng sáng tạo chính là phụ nữ, phụ nữ được
như là mô hình của Hữu thể tối cao” [2].
Gần gũi với quan niệm trên, nhân vật
nữ trong tiểu thuyết của Morrrison là
những nhân vật có giá trị kết nối chủng tộc
và gia đình họ gắn bó chặt chẽ với đất tổ,
hiệp nhất với thiên nhiên trong một niềm
cảm ứng lạ lùng như Baby Suggs (Người
yêu dấu), Eva, Sula (Sula), Pilate, Circe
(Bài ca Solomon)... Một điều đặc biệt trong
cảm quan của Morrison là: Milkman (nam
giới) muốn hiệp thông được với thiên
nhiên thì phải trải qua sự hướng dẫn, cộng
thông với nữ giới, và chính trong quá trình
đó Milkman tìm thấy bản thể của mình. Có
lẽ, người phụ nữ mang tiềm năng của cảm
xúc một cách dồi dào bởi họ gần gũi với
khởi nguyên; khởi nguyên của vũ trụ là
hỗn mang, là đất, là nước, là bóng tối, có
trước mọi sự vĩnh hằng. Đất, nước, bóng
tối linh hoạt, mềm yếu, dẻo dai như yếu tố
nữ, với sự sống như Lão Tử đã đúc rút:
“mềm yếu là cùng loài với sự sống” (Đạo
đức kinh).
Nữ tính vĩnh hằng là thuật ngữ được
dùng để “chỉ lực cuốn hút ước vọng của
NGUYỄN THỊ TUYẾT
139
con người tới cái siêu tại, siêu phàm” và
“biểu hiện khát vọng siêu thăng”
[1; tr.707]. Pierre Teilhard de Chardin
(1881-1995) nghe thấy trong âm hưởng nữ
tính ấy là tên gọi của tình yêu như sức
mạnh vĩ đại của vũ trụ. Trong tâm lý học,
theo Carl Jung, nữ tính hiện thân cho một
phương diện của vô thức gọi là anima.
“Anima luôn khao khát thực hiện một chức
năng môi giới giữa cái tôi và cái phi tôi”
[1; tr.708]; phải chăng vì vậy mà từ xa xưa,
trong Thần thoại Hy Lạp những nữ giáo sĩ,
như Sibylle, luôn là người được chọn đến
thăm dò ý muốn và giao thiệp với các thần.
Hay trong Thần khúc, Beatrice - người phụ
nữ lý tưởng, đã dẫn đường cho Dante du
hành qua tam thế Cũng vậy, nhân vật
Milkman trong Bài ca Solomon của
Morrison trước khi đạt được sự thấu hiểu
bản thân tuyệt đối, anh đã trải qua ba quá
trình hướng dẫn, cộng thông với phụ nữ:
Pilate, Circe và Sweet.
Pilate một cái tên có từ Kinh thánh,
nhưng ý nghĩa của tên bà đối lập hoàn toàn
với tội ác giết chúa, mà bà là hiện thân của
hình mẫu tổ tiên để chuyển giao và hướng
dẫn con cháu truy tìm di sản của ông cha.
Pilate trong cách viết và phát âm của tiếng
Anh gần gũi với Pilot với ý nghĩa là người
phi công, người hướng dẫn, đúng như vai
trò to lớn của bà đối với Milkman. Mặc dù
không phải là người mẹ sinh học của
Milkman, nhưng bằng hiểu biết về y học cổ
truyền châu Phi bà đã giúp Ruth (mẹ
Milkman) mang thai và bảo vệ bào thai
thoát khỏi mọi hành động quyết phá thai
của Macon Dead II. Đúng đắn hơn, bà là
người mẹ tinh thần định hướng và thúc đẩy
tâm thức anh một cách phù hợp, hướng dẫn
anh tham gia vào huyền thoại tổ tiên, bằng
cách “bay mà chân không rời mặt đất” và
“không thể bay đi mà bỏ lại một cái xác”.
Và cái chết của Pilate cũng là hiện thân cho
hành động của một người mẹ, che chở bảo
vệ đứa con mình. Bà đã lấy ngực mình đỡ
lấy viên đạn của Guitar để bảo vệ
Milkman, dòng máu chảy từ cổ tay Pilate
xuống tay Milkman như một biểu tượng
của trao truyền và kết nối Milkman đã
hát bài hát của tổ tiên như một nghi lễ:
Sugargirl don’t leave me here Người thương ơi đừng để tôi ở lại đây
Cotton balls to choke me Những đụn đông làm tôi nghẹt thở
Sugargirl don’t leave me here Người thương ơi đừng để tôi ở lại đây
Buckra’s arms to yoke me Bọn da trắng ôm ghì lấy tôi
Hơn nữa, Pilate là hiện thân của tự
nhiên, của khởi đầu Bà ra đời sau khi mẹ
đã chết, và vì vậy không có rốn (ngụ ý
không có mối liên hệ với nguồn cội, tổ
tiên, bởi chính bà là mẹ tự nhiên của muôn
loài), các nhà nghiên cứu xem Pilate là
biểu tượng của đất đai, tên của bà có ý
nghĩa là một cái cây đẹp, bảo vệ một hàng
cây nhỏ (Pilate that looked like a tree
hanging in some princely but protective
way over a row of smaller trees [5; tr.18]).
Trong huyền thoại châu Phi, cây mang tính
biểu tượng đặc biệt: nó vừa có thể giao tiếp
với người sống, vừa đi vào thế giới của
người chết. Vì vật, tên của Pilate trong tiểu
thuyết có một ý nghĩa kép: vừa là người
giám hộ của văn hóa truyền thống, vừa kế
thừa văn hóa truyền thống, kết nối quá khứ
và hiện tại. Pilate như một cổ mẫu bước ra
từ thần thoại, một vị thần tự ra đời và
trưởng thành và nuôi dưỡng, dẫn dắt những
thế hệ sau: Reba, Hagar và đặc biệt là
Milkman.
Ở Danville, Milkman gặp Circe trong
HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN THỂ TRONG TIỂU THUYẾT BÀI CA SOLOMON CỦA TONI MORRISON
140
căn nhà đang lụi tàn của gia đình Butler. Bà
không chỉ biết về lịch sử gia đình anh mà
gần như trẻ em trong thị trấn đều do bà đỡ
ra đời. Milkman được biết bà là ân nhân
của gia đình anh, bà đã chăm sóc Macon
Dead II và Pilate, khi bà nội người Ấn Độ,
Sing Bird, xinh đẹp đã chết trong lúc sinh
con và ông nội, Jack Solomon/Macon
Dead, bị người da trắng giết hại dã man.
Như Circe trong Thần thoại Hy Lạp hướng
dẫn Ulysses vượt qua “thế giới những linh
hồn”, lách qua eo biển của quái vật, để
tìm đường về quê hương Ithaca, Circe trong
Bài ca Solomon đã giúp Milkman lần ra
dấu vết của quá khứ khi anh đi qua con
kênh, như một tử cung tượng trưng cho sự
sinh nở, anh được dẫn đi vào cái hang, cạnh
“thiên đường Lincoln” nơi xác của Jack đã
trôi vào vì Macon Dead II đã chôn quá
nông. Cái hang không chỉ là ngôi mộ mà
còn là biểu tượng cho bụng mẹ, cho mọi sự
chở che nương náu. Nếu con người từ bụng
mẹ sinh ra thì sau hành trình dương thế
cũng trở về với đất mẹ, trở về với tự nhiên
nguyên thủy. Ý nghĩa của biểu tượng này
(như ngụ ngôn cái hang của Plato) trở thành
một cổ mẫu, thành vô thức tập thể, không
chỉ trong văn hóa châu Phi mà còn rất phổ
biến trong văn hóa nhiều dân tộc trên thế
giới. Có lẽ đây chính là kho báu anh đã dốc
công tìm kiếm, dẫu nó không phải là vàng,
nhưng nó còn quý hơn vàng, cho anh, cho
dòng họ anh và cho cả chủng tộc người da
đen đau khổ đã từng là nô lệ.
Milkman tham gia cuộc đi săn với anh
em địa phương ở Shalimar như một thử
thách mới cho bản thân, lần đầu tiên trong
đời thái độ hèn nhát đã được loại bỏ. Anh
có thể hòa nhập được với thiên nhiên và
cộng đồng người dân ở Shalimar, trong
cuộc đi săn, mọi người đã nhường
Milkman vinh dự tự tay móc trái tim con
báo là hành động tượng trưng cho việc mọi
người xem anh như một thành viên trong
cộng đồng. Biểu hiện cao nhất cho việc anh
đã hiệp thông với vũ trụ được thể hiện
thông qua mối quan hệ giữa anh với Sweet
(ngọt ngào) trong sự hòa hợp và đồng điệu
tuyệt vời; bởi theo các nhà tâm lý học, khả
năng cộng thông với thế giới bên ngoài của
bản nguyên nữ (anima) tốt hơn bản nguyên
nam (animus), như Carl Jung khẳng định,
tính nữ hiện thân cho “những tâm trạng mơ
hồ, những trực giác tiên đoán, tính nhạy
cảm về sự phi lý, năng lực tình yêu cá
nhân, tình cảm đối với thiên nhiên, những
mối liên hệ đối với vô thức” [1; tr.708].
Sweet như môi giới để Milkman nhận thức
về sự sinh tồn của anh trong mối quan hệ
hài hòa giữa cộng đồng và vũ trụ: lần đầu
tiên anh chia sẻ công việc với một người
đàn bà đã cho anh những giây phút êm ái,
và anh cảm thấy mình được “nối liền” với
Mặt đất dưới chân. Cùng lúc đó, anh nhận
thấy trước đây mình đã ích kỷ biết bao
trong mối quan hệ với Hagar, và với gia
đình, mọi nỗi sợ hãi trong anh đều tan biến,
anh sẵn sàng đối đầu với Guitar.
Nếu miền bắc Michigan là khu công
nghiệp gắn với văn minh vật chất thì miền
nam còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên,
và để dễ dàng hiệp thông với tự nhiên ấy
Milkman phải từng bước vứt bỏ những
phương tiện mà anh cho là văn minh: giày,
tất, thuốc lá, cà vạt, đồng hồ, bật lửa, áo sơ
mi, quần dài. Quan trọng hơn, anh phải loại
bỏ thái độ tự mãn, tâm thế cao ngạo, tự cho
mình là văn minh hơn những kẻ nigger miền
nam lạc hậu, chỉ khi đó anh mới nhận được
kho báu tinh thần của mình: sự sẻ chia, đồng
cảm của những người cùng màu da.
Trải qua những hướng dẫn, thụ pháp từ
nữ giới Milkman hiểu rõ hơn về truyền
thống của gia tộc, bản sắc của tổ tiên và
quan trọng hơn, anh ý thức rất rõ về vai trò
giữ gìn và tiếp nối di sản của cha ông. Bên
cạnh đó, anh cũng nhận thức lại bản thân
mình, thấy mình thật ích kỷ và xấu xa với
NGUYỄN THỊ TUYẾT
141
mẹ (Ruth), với các chị gái (First
Corinthians và Magdalene), và đặc biệt là
đối với Hagar. Mối tình loạn luân với cháu
gái, sau mười bốn năm, Hagar đã trao cho
Milkman tất cả tình yêu và sự sống vậy mà
anh chỉ ích kỷ hưởng thụ, và nhẫn tâm rũ
bỏ Hagar vì cảm thấy bây giờ nàng chỉ là
loại rượu hạng ba, là chiếc kẹo cao su đã
hết hương vị. Chính vì sự vô tình của anh
mà Hagar đã vỡ tim chết Những khoảnh
khắc cùng chia sẻ ngọt ngào với Sweet đã
thức tỉnh tội lỗi mà Milkman đã gây ra cho
Hagar, và dẫu muộn màng, song anh vẫn
khao khát cứu chuộc, sửa chữa lỗi lầm.
Chính vì vậy, Trudier Harris trong nghiên
cứu của mình đã khẳng định: “Thành công
trong cuộc hành trình của Milkman phụ
thuộc phần lớn vào thân thể của nhiều phụ
nữ (string of female bodies) theo nghĩa đen
và nghĩa bóng, từ đó anh tìm ra con đường
của chính mình” [3; tr.23].
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa
truyền thống châu Phi, trong Bài ca
Solomon, Morrison đã tạo lập một mối quan
hệ đặc biệt giữa thiên nhiên và con người,
giữa nam giới và phụ nữ, chủng tộc và văn
hóa. Và theo nhà văn, con người chỉ có thể
giác ngộ khi hiệp nhất bản thể với thiên
nhiên trong nữ tính vĩnh hằng; điều này rất
phù hợp với niềm tin và quan niệm của
người xưa, được Alice Lucy Trent trình bày
trong công trình nổi tiếng của mình [6].
3. Kết luận
Từ câu chuyện truy tìm nguồn gốc tổ
tiên và bản sắc chủng tộc của một thanh
niên người Mỹ gốc Phi, Bài ca Solomon
không chỉ là lịch sử về hành trình của
người da đen trên đất Mỹ mà còn đặt ra
nhiều vấn nạn sắc tộc. Theo Morrison, để
giải quyết được những vấn nạn đó trước
hết người Mỹ gốc Phi phải ý thức và bảo
vệ các giá trị văn hóa truyền thống, trở về
hòa hợp với thiên nhiên và chia sẻ, đồng
cảm với người phụ nữ là con đường nhanh
nhất để tìm thấy chính mình trong phúc lạc.
Không chỉ là câu chuyện riêng của
người da đen Bài ca Solomon là bài ca về
cuộc sống của con người nói chung. Nhà
văn đã đặt ra và giải quyết các câu hỏi lớn
của triết học nhân sinh rằng Con người là
ai, và làm cách nào để có được an vui trong
đời sống này. Là một nhà văn được vinh
danh với nhiều giải thưởng cao quý, song
đáng ngưỡng mộ nhất ở Toni Morrison, có
lẽ, là sự mạnh mẽ của một phụ nữ thiểu số
luôn đấu tranh vì sự tiến bộ của cuộc sống
con người.
Chú thích:
1
Morrison đã xuất bản mười một cuốn tiểu
thuyết: Mắt biếc - The Bluest Eye, 1970; Sula,
1973; Bài ca của Solomon - Song of Solomon,
1977; Tar Baby, 1981; Người yêu dấu -
Beloved, 1987; Jazz, 1992; Thiên đường -
Paradise, 1997; Tình yêu - Love, 2003; Lòng
nhân - A Mercy, 2008; Nhà - Home, 2012, God
Help the Child, 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chevalier, Jean & Gheerbrant, Alain (Phạm
Vĩnh Cư chủ biên, dịch, 2002) Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
2. Finch, Charles (1999), Echoes of the Old
Darkland: Themes from the African Eden,
Georgia, Khenti Inc.
3. Harris, Trudier (2009), Song of Solomon, in
Interpretations Toni Morrison’s Song of
Solomon (Edited by Harold Bloom), Infobase
Published, New York.
4. Lê Huy Hòa & Nguyễn Văn Bình (biên soạn,
2002), Những bậc thầy văn chương, Nxb Văn
học, Hà Nội.
5. Morrison, Toni (1987), Song of Solomon,
Plume, New York.
6. Trent, Alice Lucy (2010), The Feminine
Universe: An Exposition of the Ancient
Wisdom from the Primordial Feminine
Perspective, The golden order press.
Ngày nhận bài: 17/7/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_3568_2215120.pdf