Hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ cung cấp suất ăn của khoa dinh dưỡng tại một Bệnh viện trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

Tài liệu Hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ cung cấp suất ăn của khoa dinh dưỡng tại một Bệnh viện trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 44 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ DỊCH VỤ CUNG CẤP SUẤT ĂN CỦA KHOA DINH DƯỠNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 Nguyễn Thành Luân*, Phạm Hồng Ngọc*, Truong Quang Binh*, Lâm Vĩnh Niên**, Lê Nguyễn Thuỳ Khanh** TÓM TẮT Mở đầu: Đánh giá quan điểm của người bệnh để đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp đáp ứng được kỳ vọng của người bệnh là một yếu tố cần thiết khi thực tế, vấn đề dinh dưỡng trong bệnh viện đang ngày càng được Bộ Y tế quan tâm sâu sắc. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ hài lòng của người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn và kết quả cho thấy tỉ lệ hài lòng này dao động trong khoảng 51,3% ‐ 98% và sự hài lòng có liên quan đến các đặc điểm dân số và các khía cạnh của dịch vụ cung cấp suất ăn (1) (4,5) (7,8,9,10). Ở Việt Nam, việc khảo sát này còn hạn chế và chưa có một c...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ cung cấp suất ăn của khoa dinh dưỡng tại một Bệnh viện trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 44 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ DỊCH VỤ CUNG CẤP SUẤT ĂN CỦA KHOA DINH DƯỠNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 Nguyễn Thành Luân*, Phạm Hồng Ngọc*, Truong Quang Binh*, Lâm Vĩnh Niên**, Lê Nguyễn Thuỳ Khanh** TÓM TẮT Mở đầu: Đánh giá quan điểm của người bệnh để đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp đáp ứng được kỳ vọng của người bệnh là một yếu tố cần thiết khi thực tế, vấn đề dinh dưỡng trong bệnh viện đang ngày càng được Bộ Y tế quan tâm sâu sắc. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ hài lòng của người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn và kết quả cho thấy tỉ lệ hài lòng này dao động trong khoảng 51,3% ‐ 98% và sự hài lòng có liên quan đến các đặc điểm dân số và các khía cạnh của dịch vụ cung cấp suất ăn (1) (4,5) (7,8,9,10). Ở Việt Nam, việc khảo sát này còn hạn chế và chưa có một công cụ đánh giá nào có giá trị. Đó là một trong những lý do nhóm nghiên cứu hướng đến thực hiện đề tài này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người bệnh nội trú hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn của Khoa Dinh dưỡng tại một Bệnh viện trường Đại học tại TPHCM năm 2017 và các yếu tố liên quan. Đối tượng – Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 237 người bệnh nội trú, được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống tại Bệnh viện từ ngày 10/05/2017 đến ngày 24/05/2017. Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 9 câu hỏi về thông tin nền và 23 câu hỏi về các khía cạnh khảo sát của dịch vụ cung cấp suất ăn. Nội dung được biên soạn căn cứ vào các nghiên cứu thế giới cũng như tại Việt Nam. Kết quả: Độ tin cậy nội bộ của các khía cạnh khảo sát dịch vụ cung cấp suất ăn trong bộ câu hỏi có là ở mức tốt với hệ số Cronbach’s alpha ở mức 0,85. Tỉ lệ hài lòng của người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn là tương đối cao, chiếm 79%. Kết quả cho thấy tỉ lệ hài lòng của người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn tại Bệnh viện năm 2017 có liên quan tới các yếu tố: Khoa phòng; Sự tư vấn, hướng dẫn rõ ràng cụ thể về tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp; Cung cấp suất ăn đúng giờ, thời gian phù hợp; Thực đơn đa dạng, phong phú; Suất ăn cung cấp đủ chất và số lượng phù hợp; Suất ăn cung cấp đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ; Mùi vị, hương vị, nhiệt độ của suất ăn; Thái độ và tác phong của nhân viên phục vụ; Chi phí phù hợp (p<0,05). Kết luận: Người bệnh hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn của Khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện. Từ khóa: Sự hài lòng, người bệnh nội trú, dịch vụ cung cấp suất ăn, bệnh viện trường đại học. ABSTRACT THE SATISFACTION OF INPATIENTS ABOUT FOOD SUPPLYING SERVICE OF THE NUTRITION DEPARTMENT AT AN UNIVERSITY’S HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY, 2017 Nguyen Thanh Luan, Pham Hong Ngoc, Truong Quang Binh, Lam Vinh Nien Le Nguyen Thuy Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 44 - 49 Background: It is necessary to evaluate the viewpoint of the patients on the food supply in order to ensure the satisfaction of the patients when in fact, nutrition issues in hospitals are increasingly concerned * Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Luân ĐT: 0938224102 Email: luan.nt@umc.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 45 by Ministry of Health. Many studies in the world have been conducted to measure the rate of patient’s satisfaction with the food supplying service. The results showed that the satisfaction rate ranged from 51.3% ‐ 98% and the satisfaction is related to characteristics of the population and the aspect of the food supplying service. In Vietnam, similarimilar studiedstudied areare limited and there is no valid assessment tool. That is one of the reasons the research team works on this topic. Objectives: Determining the rate of inpatient’s satisfaction with the food supplying service of the Nutrition Department at the University Hospital in 2017 and related factors. Method: A descriptive cross‐sectional study has been conducted on 237 inpatients, selected by systematic random method at the University Hospital from 10/05/2017 to 24/05/2017. Using the prepared questionnaire with 9 questions about background information and 23 questions about the aspect of the food supplying service. The content of the questionnaire in this studystudy is based on research in the world as well as in VietNam. Results: The internal reliability of the survey aspects of the food supplying service in the questionnaire was good with Cronbach’s alpha at 0.85. The rate of satisfaction of patients with the food supplying service is relatively high, accounting for 79%. The results showed that patient’s satisfaction is related to type of clinics; advice, clear instructions on nutritional status, appropriate diet; supplying on time, appropriate; a range of food in menu; the quantity and quality of portion; hygienic and clean; taste, smell, temperature of the food supplying; attitude and behavior of the food serving staff and reasonable cost (p<0.05). Conclusion: The patients satisfied with the food supplying service of Nutrition Department at an University Hospital. Keywords: Satisfaction, inpatients, food supplying service, university’s hospital. MỞ ĐẦU Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi con người. Dinh dưỡng đúng và đủ giúp duy trì sức khỏe tốt và dự phòng các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra. Tuy vai trò của dinh dưỡng được đánh giá cao, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe người bệnh nhưng suy dinh dưỡng tại các bệnh viện hiện nay còn chiếm một tỉ lệ khá cao. Theo thống kê của Hội đồng Châu Âu suy dinh dưỡng là phổ biến ở người bệnh nội trú tại các bệnh viện trên khắp thế giới(3). Tại Việt Nam kết quả một số nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh nội trú tại các bệnh viện dao động từ 15-50%(11). Trong lâm sàng, suy dinh dưỡng có tác động tiêu cực tới kết quả điều trị bao gồm tăng tỉ lệ biến chứng, tử vong, thời gian nằm viện dài hơn và chi phí tăng lên(6). Một số nghiên cứu trên thế giới thấy rằng người bệnh bị suy dinh dưỡng vì họ không thích thực phẩm bệnh viện và cho rằng thực phẩm bệnh viện không thể chấp nhận được(2,6). Do đó đánh giá quan điểm của người bệnh để đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp đáp ứng được kỳ vọng của họ là một yếu tố cần thiết. Điều này giúp cho nhà cung cấp dịch vụ y tế phát hiện ra những khiếm khuyết cũng như những bất hợp lý để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người bệnh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn. Ở Việt Nam, việc khảo sát tỉ lệ hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn trong bệnh viện còn hạn chế và chưa có một công cụ đánh giá có giá trị. Bệnh viện tiến hành nghiên cứu là một trong những bệnh viện đứng đầu về cơ sở cũng như đội ngũ cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào báo cáo tỉ lệ hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn dựa trên đánh giá của người bệnh tại đây. Do đó, đây là địa điểm nghiên cứu lý tưởng mà nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọnchọn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 46 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản Mục tiêu Xác định tỉ lệ người bệnh nội trú hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn của Khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện và các yếu tố liên quan. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu là người bệnh nội trú được cung cấp suất ăn tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương trong địa bàn TPHCM. Dân số chọn mẫu là người bệnh nội trú được cung cấp suất ăn tại Bệnh viện ở thời điểm nghiên cứu được tiến hành. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = Z2(1- /2) Với: Z: Trị số phân phối chuẩn (với độ tin cậy 95% thì Z(1-&/2)= 1,96) α: Xác suất sai lầm loại 1 (α=0,05) p= 81% (Tỉ lệ người bệnh hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, căn cứ vào các số liệu khảo sát tại đơn vị trong năm 2016) d: Sai số cho phép (d=0,05) → Cỡ mẫu nghiên cứu là: n = 237 người bệnh. Công cụ thu thập số liệu Bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 32 câu, trong đó có 9 câu hỏi về các thông tin chung của người bệnh, 22 câu hỏi về sự hài lòng của người bệnh về 7 khía cạnh mong muốn khảo sát trong dịch vụ suất ăn dinh dưỡng được cung cấp (Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 là “Rất không hài lòng” đến 5 “Rất hài lòng”) và 1 câu hỏi về các ý kiến đóng góp. Phương pháp thu thập số liệu Tiếp cận đối tượng nghiên cứu sau khi đối tượng đã ăn xong suất ăn. Giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu, việc sử dụng kết quả nghiên cứu, tính bảo mật của thông tin. Đối tượng thỏa tiêu chuẩn chọn lựa sẽ được nhận vào nghiên cứu, nếu đối tượng đồng ý sẽ được ký tên vào bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu và điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với công cụ là bộ câu hỏi soạn sẵn. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Độ tin cậy nội bộ của các khía cạnh khảo sát dịch vụ cung cấp suất ăn Kết quả phân tích tính tin cậy nội bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các câu hỏi khảo sát về dịch vụ cung cấp suất ăn trong nghiên cứu của chúng tôi có tính tin cậy nội bộ với alpha tổng là 0,85 ở mức tốt. Bảng 1: Độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát Khía cạnh Giá trị hệ số alpha (Cronbach’s Alpha) Sự tư vấn, hướng dẫn rõ ràng cụ thể về tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp 0,95 Cung cấp suất ăn đúng giờ, thời gian phù hợp 0,48 Thực đơn đa dạng, phong phú 0,17 Suất ăn cung cấp đủ chất và số lượng phù hợp 0,28 Suất ăn cung cấp đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ 0,78 Mùi vị, hương vị, nhiệt độ của suất ăn 0,7 Thái độ và tác phong của nhân viên phục vụ 0,87 ĐÁNH GIÁ CHUNG 0,85 Tỉ lệ hài lòng chung về dịch vụ cung cấp 21% 79% Chưa hài lòng Hài lòng Biểu đồ 1: Sự hài lòng chung của người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn (n=237). Theo đó, nghiên cứu thống kê được trong tổng số 237 người bệnh tham gia nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 47 có 79% hài lòng và 21% còn lại là chưa hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn tại bệnh viện. Mối liên quan giữa tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn với các đặc tính người bệnh. Bảng 2: Mối liên quan giữa tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn với các đặc tính (n=237) Đặc tính người bệnh Ý kiến P PR (KTC 95%) Chưa hài lòng (n,%) Hài lòng (n,%) Khoa phòng Khoa ngoại Khoa nội 32(26) 18(16) 90(74) 97(84) 0,046 1,14(1-1,3) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn với người bệnh nằm tại khoa ngoại và khoa nội (p=0,046). Cụ thể những người bệnh nằm tại khoa ngoại có tỉ lệ hài lòng cao gấp 1,14 lần so với những người bệnh nằm tại khoa nội (PR=1,14; KTC 95% từ 1-1,3). Kết quả này trái ngược với nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Thổ Nhĩ Kỳ trên 374 người bệnh được thực hiện bởi Bayram Sahin và cộng sự với giá trị p>0,05 khi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khoa nội, khoa ngoại với tỉ lệ hài lòng người bệnh(8). Sự khác biệt về tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn với các khía cạnh khảo sát dịch vụ cung cấp suất ăn Bảng 3: Sự khác biệt giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn với các khía cạnh khảo sát của dịch vụ cung cấp suất ăn (n=237) Khía cạnh Ý kiến P PR (KTC 95%) Chưa hài lòng (n,%) Hài lòng (n,%) Sự tư vấn và hướng dẫn rõ ràng cụ thể về tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp Đồng ý Chưa đồng ý 7(12) 43(24) 52(88) 135(76) 0,045 1,16 (1,03-1,32) Cung cấp suất ăn đúng giờ, thời gian phù hợp Đồng ý Chưa đồng ý 33(17) 17(38) 159(83) 28(62) 0,002 1,33 (1,05-1,69) Thực đơn đa dạng, phong phú Đồng ý 17(11) 139(89) <0,001 1,5 Khía cạnh Ý kiến P PR (KTC 95%) Chưa hài lòng (n,%) Hài lòng (n,%) Chưa đồng ý 33(41) 48(59) (1,25-1,82) Suất ăn cung cấp đủ chất và số lượng phù hợp Đồng ý Chưa đồng ý 27(16) 23(37) 147(84) 40(63) <0,001 1,33 (1,09-1,62) Suất ăn cung cấp đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ Đồng ý Chưa đồng ý 32(16) 18(50) 169(84) 18(50) <0,001 1,68 (1,21-2,34) Mùi vị, hương vị, nhiệt độ Đồng ý Chưa đồng ý 10(8) 40(38) 121(92) 66(62) <0,001 1,48 (1,27-1,73) Thái độ và tác phong của nhân viên phục vụ Đồng ý Chưa đồng ý 34(17) 16(41) 164(83) 23(59) 0,001 1,4 (1,07-1,84) Chi phí phù hợp Đồng ý Chưa đồng ý 16(11) 34(38) 131(89) 56(62) <0,001 1,43 (1,21-1,7) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn với sự tư vấn và hướng dẫn rõ ràng cụ thể về tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp (p=0,045). Cụ thể, những người bệnh đồng ý có sự tư vấn và hướng dẫn rõ ràng cụ thể về tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp có tỉ lệ hài lòng cao gấp 1,16 lần những người chưa đồng ý (PR=1,16; KTC 95% từ 1,03- 1,32). Điều này là hợp lí bởi khi có sự tư vấn hướng dẫn từ phía nhân viên y tế, người bệnh sẽ cảm thấy mình được quan tâm và tỉ lệ hài lòng sẽ cao hơn ở khía cạnh này. Người bệnh đồng ý với việc cung cấp suất ăn đúng giờ, thời gian phù hợp có tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn cao gấp 1,33 lần so với người bệnh chưa đồng ý. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,002; PR=1,33; KTC 95% từ 1,05-1,69). Nghiên cứu của Amany M. Abdelhafez tại Ả Rập Xê Út năm 2012 cũng đã tìm ra mối liên quan giữa hài lòng về thời gian cung cấp suất ăn với tỉ lệ hài lòng chung trong mô hình đơn biến với giá trị p=0,03, tuy nhiên kết quả này đã không còn ý nghĩa thống kê trong mô hình đa biến(1). Người bệnh đồng ý thực đơn đa dạng, phong phú có tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn cao gấp 1,5 lần so với người bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 48 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản chưa đồng ý. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001; PR=1,5; KTC 95% từ 1,25- 1,82). Trong nghiên cứu của Gabriele Messina và cộng sự tại Ý năm 2012 cũng đã chỉ ra tỉ lệ hài lòng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chất lượng thực phẩm trong đó bao gồm sự đa dạng của thực phẩm (p<0,001)(7). Người bệnh đồng ý suất ăn cung cấp đủ chất và số lượng phù hợp có tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn cao gấp 1,33 lần so với người bệnh chưa đồng ý. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001; PR=1,33; KTC 95% từ 1,09-1,62). Cũng trong nghiên cứu của Gabriele Messina và cộng sự tại Ý cho thấy người bệnh không cảm thấy đói và hài lòng về số lượng thực phẩm được cung cấp có tỉ lệ hài lòng dịch vụ gấp 3,09 lần so với người bệnh cảm thấy đói và không hài lòng về số lượng thực phẩm(7). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn với việc suất ăn cung cấp đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ (p<0,001). Theo đó những người bệnh đồng ý suất ăn cung cấp đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ có tỉ lệ hài lòng cao gấp 1,68 lần so với những người chưa đồng ý (PR=1,68;KTC95% từ 1,21-2,34). Trong nghiên cứu của Amany M.Abdelhafez tại Ả Rập Xê Út năm 2012 cũng đã tìm ra mối liên quan giữa hài lòng về sự sạch sẽ của dụng cụ ăn với tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh trong mô hình đơn biến với giá trị p<0,001, tuy nhiên yếu tố này đã không thực sự có mối liên quan tới tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh sau khi sử dụng mô hình đa biến để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu (p>0,05)(1). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn với mùi vị, hương vị, nhiệt độ của suất ăn (p<0,001). Theo đó những người bệnh đồng ý với mùi vị, hương vị, nhiệt độ của suất ăn có tỉ lệ hài lòng cao gấp 1,48 lần so với những người chưa đồng ý (PR=1,48; KTC95% từ 1,27- 2,73). Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã tìm ra mối liên quan giữa các yếu tố trên với tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh. Cụ thể nghiên cứu tại Ý của Gabriele Messina và cộng sự cho thấy người bệnh hài lòng về chất lượng thực phẩm (mùi vị, hương vị) có tỉ lệ hài lòng dịch vụ gấp 17,21 lần so với người bệnh không hài lòng về chất lượng thực phẩm(7). Nghiên cứu của Amany M.Abdelhafez tại Ả Rập Xê Út, nghiên cứu của Bayram Sahin tại Thổ Nhĩ Kỳ kết quả cho thấy người bệnh hài lòng về mùi vị thực phẩm có tỉ lệ hài lòng dịch vụ lần lượt cao gấp 7,3; 9,5 lần so với người bệnh không hài lòng về mùi vị thực phẩm (p<0,05)(1, 8). Nghiên cứu cắt ngang mô tả khác ở Madrid năm 2012 được thực hiện bởi B. Fernandez cho thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ với nhiệt độ của thực phẩm, theo đó người bệnh hài lòng về nhiệt độ của thực phẩm có tỉ lệ hài lòng dịch vụ gấp 10,28 lần so với người bệnh không hài lòng về nhiệt độ thực phẩm(4). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Amany M.Abdelhafez tại Ả Rập Xê Út(1). Người bệnh đồng ý với thái độ, tác phong của nhân viên phục vụ có tỉ lệ hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn cao gấp 1,4 lần so với người bệnh chưa đồng ý. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001; PR=1,4; KTC 95% từ 1,07-1,84). Mối liên quan này cũng đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Gabriele Messina tại Ý với người bệnh hài lòng về nhân viên phục vụ có tỉ lệ hài lòng dịch vụ gấp 1,75 lần so với người bệnh không hài lòng về nhân viên phục vụ(7) và và nghiên cứu của Amany M.Abdelhafez tại Ả Rập Xê Út với người bệnh hài lòng về nhân viên phục vụ có tỉ lệ hài lòng dịch vụ gấp 16,8 lần so với người bệnh không hài lòng về nhân viên phục vụ(11). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn với chi phí suất ăn (p<0,001). Theo đó những người bệnh đồng ý rằng chi phí là phù hợp có tỉ lệ hài lòng cao gấp 1,43 lần so với những người chưa đồng ý (PR=1,43; KTC95% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 49 từ 1,23-1,7). Có thể hiểu khi đối tượng chưa thỏa mãn về chi phí suất ăn, tỉ lệ hài lòng sẽ giảm ở khía cạnh này. KẾT LUẬN Kết quả phân tích tính tin cậy nội bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các câu hỏi khảo sát về dịch vụ cung cấp suất ăn trong nghiên cứu của chúng tôi có tính tin cậy nội bộ với alpha tổng là 0,85 ở mức tốt. Tỉ lệ hài lòng của người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn của Khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện là tương đối cao, chiếm 79%. Kết quả cho thấy các yếu tố có liên quan đến tỉ lệ hài lòng người bệnh về dịch vụ cung cấp suất ăn tại Bệnh viện bao gồm: Khoa phòng; Sự tư vấn, hướng dẫn rõ ràng cụ thể về tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp; Cung cấp suất ăn đúng giờ, thời gian phù hợp; Thực đơn đa dạng, phong phú; Suất ăn cung cấp đủ chất và số lượng phù hợp; Suất ăn cung cấp đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ; Mùi vị, hương vị, nhiệt độ của suất ăn; Thái độ và tác phong của nhân viên phục vụ; Chi phí phù hợp (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdelhafez MA, et al (2012), "Analysis of Factors Affecting the Satisfaction Levels of Patients toward Food Services at General Hospitals in Makkah, Saudi Arabia". American Journal of Medicine and Medical Sciences, 2 (6): 123- 130. 2. Chow CC, Luk P (2005), "A strategic service quality approach using analytic hierarchy process". Managing Service Quality: An International Journal, 15 (3): 278-289. 3. Council of Europe Committee of Experts on Nutrition FSaCP (2003), Food and Nutritional Care in Hospitals: How to Prevent Under‐Nutrition, Council of Europe. Clin Nutr, 20(5): 455-460. doi:10.1054/clnu.2001.0494 4. Fernandez-Martinez B, Alguacil-Pau AI, Crespo-Sevilla R, Garcia-Vega A (2013), "Predictors of patient satisfaction with the food services in a public hospital in Madrid". Rev Calid Asist, Predictores de la satisfaccion de los pacientes con la alimentacion de un hospital publico de Madrid., 28 (3): 155-62. 5. Fernando GHS, Wijesinghe CJ (2016), "Patient perceptions on hospital food service at Teaching Hospital, Karapitiya". Galle Medical Journal, 20 (2) 6. Isabel M, Correia TD, Waitzberg DL (2003), "The impact of malnutrition on morbidity, mortality, length of hospital stay and costs evaluated through a multivariate model analysis". Clinical nutrition, 22 (3): 235-239. 7. Messina G, Fenucci R, Vencia F, Niccolini F, Quercioli C, Nante N (2013), "Patients' evaluation of hospital foodservice quality in Italy: what do patients really value?". Public Health Nutr, 16 (4): 730-7. 8. Sahin B, Demir C, Celik Y, Teke AK (2006), "Factors affecting satisfaction level with the food services in a military hospital". Journal of medical systems, 30 (5): 381- 387. 9. Stanga Z, Zurflüh Y, Roselli M, Sterchi AB, Tanner B, Knecht G (2003), "Hospital food: a survey of patients’ perceptions". Clinical nutrition, 22 (3): 241-246. 10. Theurer AV(2011), "Improving Patient Satisfaction in a Hospital Foodservice System Using Low-Cost Interventions: Determining Whether a Room Service System is the Next Step" (2011). All Graduate Plan B and other Reports .pp.32. 11. Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe TPHCM (2015), Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện tăng cao, le-suy-dinh-duong-cua-benh-nhan-noi-tru-tai-2752/, truy cập ngày 15/4/2017. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhai_long_cua_nguoi_benh_noi_tru_ve_dich_vu_cung_cap_suat_an.pdf