Góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời đổi mới

Tài liệu Góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời đổi mới: Xã hội học số 4 (88), 2004 11 góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời đổi mới Mai Huy Bích Trong khi nhiều (nếu không nói là hầu hết) nghiên cứu cho đến nay của Việt Nam về ng−ời nông dân chỉ tập trung vào mô tả cuộc sống của họ, chứ ch−a quan tâm đến xây dựng lý thuyết về họ, thì ở một phần t− cuối thế kỷ XX, khoa học xã hội quốc tế đã có nhiều nỗ lực kiến tạo lý thuyết nhằm tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam. Trong số đó đáng kể nhất có cuốn "Nền kinh tế đạo đức của ng−ời nông dân" của J. Scott (1976) và "Ng−ời nông dân hợp lý" của S. Popkin (1979) (đều là các tác giả Mỹ). Cuốn sách thứ hai viết ra nhằm tranh luận với cuốn thứ nhất, và cả hai đã gây tiếng vang sâu rộng trong giới học thuật không chỉ về Việt Nam và Đông Nam á nói riêng, mà cả về ng−ời nông dân và biến đổi xã hội nông dân ở thế kỷ XX nói chung. Đáng tiếc là cho tới nay vẫn còn rất ít nghiên cứu của chúng ta nhắc tới hai công trình này, càng ít ng−ời đối thoại, tranh luận với họ và kiểm...

pdf15 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (88), 2004 11 góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời đổi mới Mai Huy Bích Trong khi nhiều (nếu không nói là hầu hết) nghiên cứu cho đến nay của Việt Nam về ng−ời nông dân chỉ tập trung vào mô tả cuộc sống của họ, chứ ch−a quan tâm đến xây dựng lý thuyết về họ, thì ở một phần t− cuối thế kỷ XX, khoa học xã hội quốc tế đã có nhiều nỗ lực kiến tạo lý thuyết nhằm tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam. Trong số đó đáng kể nhất có cuốn "Nền kinh tế đạo đức của ng−ời nông dân" của J. Scott (1976) và "Ng−ời nông dân hợp lý" của S. Popkin (1979) (đều là các tác giả Mỹ). Cuốn sách thứ hai viết ra nhằm tranh luận với cuốn thứ nhất, và cả hai đã gây tiếng vang sâu rộng trong giới học thuật không chỉ về Việt Nam và Đông Nam á nói riêng, mà cả về ng−ời nông dân và biến đổi xã hội nông dân ở thế kỷ XX nói chung. Đáng tiếc là cho tới nay vẫn còn rất ít nghiên cứu của chúng ta nhắc tới hai công trình này, càng ít ng−ời đối thoại, tranh luận với họ và kiểm chứng họ. Bài viết này cố gắng giới thiệu vắn tắt hai công trình nêu trên và cuộc tranh luận giữa họ, cũng nh− d− luận xung quanh họ. Sau đó dựa trên một số ít ỏi dữ liệu hiện có từ nhiều nguồn khác nhau (không chỉ các nghiên cứu rải rác mà cả phóng sự báo chí) bài viết sẽ thử b−ớc đầu kiểm nghiệm hai lý thuyết trên, và nhằm góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam. Tuy nhiên tr−ớc tiên cần nêu rõ một số giới hạn. Chủ đề của hai cuốn sách là tìm hiểu, lý giải những phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam (và riêng cuốn sách của Scott thì nói cả đến Myanmar) ở thế kỷ XX chống địa chủ cùng chính quyền thực dân châu Âu và biến đổi xã hội xảy ra nhờ đó. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ chỉ bàn đến những gì liên quan tới Việt Nam. Thêm nữa, bài này sẽ không đánh giá độ chính xác lịch sử của hai công trình, mà chỉ l−u ý tới những chứng cứ và lập luận về bản chất ng−ời nông dân Việt Nam. Thật ra, hai công trình không phải nghiên cứu sử học thuần túy, vì các tác giả không dừng lại ở việc tập hợp t− liệu để mô tả một sự kiện nhất định. Thay vào đó, từ dữ liệu lịch sử, cả hai đi đến những khái quát hóa và xây dựng lý thuyết về bản chất nông dân, định nghĩa ng−ời nông dân cùng nền văn hóa của họ (Scott, 1976: 157), cũng nh− về chính trị, biến đổi xã hội và cách mạng. Scott nói rõ chủ định khái quát hóa của mình: "... mặc dù khởi đầu trong lĩnh vực kinh tế học, việc nghiên cứu nền kinh tế đạo đức của nông dân phải kết thúc ở việc nghiên cứu nền văn hóa và tôn giáo nông dân" (1976: vii). Hai tác giả kỳ vọng những điều này có sức bao quát và áp dụng không riêng ở Việt Nam hay Đông Nam á, mà rộng rãi hơn. "Sử học phải đi tìm sự khái quát hóa" (Baker, 1981: 348) - việc làm này có lẽ còn xa lạ với đông đảo giới Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 12 sử n−ớc nhà. Mong rằng các nhà sử học Việt Nam có quan tâm đến lý thuyết sẽ kiểm nghiệm tính xác thực lịch sử của hai công trình giới thiệu ở đây. Cuối cùng, do ch−a có một nghiên cứu chuyên sâu nào để chứng minh hoặc tranh luận về chủ đề hai cuốn sách, những gì trình bày d−ới đây chỉ là dữ liệu tản mạn từ các nguồn khác nhau, đ−ợc tập hợp lại nhằm mục đích ban đầu là sơ bộ kiểm nghiệm một vài điều ở các sách đó. Hy vọng nó có thể gợi mở cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này. I. Nông dân - ng−ời thực thi nền kinh tế đạo đức Dựa trên cuộc phản kháng đối với chế độ thực dân Anh của nông dân vùng hạ Myanmar và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh của Việt Nam chống địa chủ cùng chính quyền Pháp năm 1930, Scott tìm xem sự bóc lột nào - theo cảm nhận của bản thân nông dân - dẫn đến những cuộc phản kháng đó. Ông cho rằng các chính quyền thực dân châu Âu đã phá vỡ những nền tảng cổ truyền không chỉ về kinh tế mà cả về đạo đức của Myanmar và Việt Nam, khiến phản kháng nổ ra. Theo ông, nông dân ở hai xã hội đều sống cực kỳ nghèo nàn, ở mức bấp bênh mà giới khoa học xã hội quốc tế gọi là "nền kinh tế sinh tồn". Tình thế của họ giống nh− "một ng−ời th−ờng xuyên bị n−ớc ngập đến cổ, mà chỉ một gợn sóng cũng đủ làm anh ta chết đuối" (Scott, 1976: 1). Do sống sát mép sự chết đói nh− vậy, họ thực thi cái gọi là "nền đạo đức sinh tồn" với những nguyên lý chủ yếu sau đây. Thứ nhất, ng−ời nông dân ít tính toán phát huy tối đa lợi nhuận, mà chỉ lo làm ăn và xử sự sao cho tránh đ−ợc những rủi ro thất bát, tránh dẫn cả nhà họ tới chết đói. "Chính cái nguyên tắc 'an toàn trên hết' này đã đứng ở đằng sau rất nhiều sắp xếp về kỹ thuật, xã hội và đạo đức của một trật tự nông nghiệp tiền t− bản" (1976: 5). Thứ hai, ng−ời nông dân có tiêu chuẩn xuất phát từ nền kinh tế đạo đức của họ để đánh giá xem một tình huống cụ thể là công bằng hay không. Tiêu chuẩn đó một mặt là quan niệm về quyền và nghĩa vụ qua lại (hay còn gọi là sự hỗ t−ơng) giữa các nhóm, các tầng lớp và giai cấp khác nhau trong xã hội nông thôn và mặt khác là niềm tin vào quyền sinh tồn của mỗi ng−ời. Quyền sinh tồn thực chất là "những nhu cầu tối thiểu phải đáp ứng cho các thành viên cộng đồng trong bối cảnh hỗ t−ơng" (1976: 167). Điều này đặc biệt rõ ở quan hệ địa chủ - tá điền. "Trong bất kỳ trật tự nông nghiệp cụ thể nào đều có thể có một sự đồng thuận t−ơng tự về đạo đức giữa các tá điền. Cần có một sự cân bằng nào đó giữa cái mà các tá điền cung cấp d−ới dạng hàng hóa và sự phục dịch cho địa chủ với cái họ nhận đ−ợc để đáp lại, và ng−ời ta sẽ coi sự cân bằng ấy là vừa phải, còn bất kỳ sự vi phạm lớn nào đối với cái chuẩn mực đó theo h−ớng có lợi cho địa chủ sẽ bị coi là bóc lột" (1976: 165). Những nguyên lý ấy của nền kinh tế đạo đức th−ờng đ−ợc áp dụng ở hai xã hội tr−ớc khi các chính quyền thực dân châu Âu xâm nhập. Địa chủ - tá điền có quan hệ với nhau nh− ng−ời bảo trợ với khách hàng. Trong tình huống bình th−ờng về mặt thời tiết và sản xuất, tá điền có nghĩa vụ nộp đủ tô cho địa chủ; nh−ng khi thiên tai, mất mùa, đói kém v.v., thì nghĩa vụ của địa chủ là giảm tô để đảm bảo quyền sinh tồn của tá điền. Nh−ng d−ới chính quyền thực dân châu Âu, quan hệ tá điền - địa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 13 chủ xấu đi đến nỗi chuẩn mực đạo đức ấy bị phá bỏ, và bất kể điều kiện sản xuất thuận lợi hay bất lợi, ng−ời nông dân vẫn phải nộp tô nặng nề. Sự bóc lột đã tới mức mất đi sự hỗ t−ơng, và xâm phạm thô bạo quyền sinh tồn của tá điền. Các chính quyền thực dân châu Âu hành động t−ơng tự nh− địa chủ. Đó chính là nhân tố khiến bùng nổ cuộc phản kháng của nông dân. Những cuộc nổi dậy của nông dân là nỗ lực nhằm tái khẳng định một quyền đạo đức cơ bản - là quyền tồn tại - khi nó đang bị địa chủ phủ nhận. Nền đạo đức sinh tồn này là nét chung của nông dân không riêng Đông Nam á mà cả ở n−ớc Pháp, Nga và Italy thế kỷ XIX (1976: 2). Nó khá phổ biến ở nông dân nói chung. Nông dân là ng−ời tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Do nhấn mạnh tính chất đạo đức trong hoạt động kinh tế, bản chất cộng đồng và sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức chung của nông dân, quan điểm của Scott th−ờng đ−ợc coi là cách tiếp cận nền kinh tế đạo đức. II. Ng−ời nông dân hợp lý Cuốn sách của Popkin không xét Myanmar, mà chỉ tập trung vào Việt Nam, và cụ thể hơn, miền Nam Việt Nam khoảng những năm 1940. Tranh luận với Scott, Popkin đ−a ra một bức tranh khác hẳn về sự phản kháng chính quyền thực dân Pháp của nông dân Việt Nam, và một mô hình lý thuyết đối lập về bản chất ng−ời nông dân. Trong khi Scott đ−a ra một hình ảnh tốt đẹp về quan hệ địa chủ - tá điền tr−ớc thời thực dân, và tác động tiêu cực của chủ nghĩa thực dân, thì Popkin nhấn mạnh điều khác hẳn. Tuy Popkin thừa nhận cái giá quá đắt mà ng−ời dân Việt Nam phải trả cho những dự án mà chính quyền Pháp khởi x−ớng, nh−ng ông chứng minh những thành tựu của chủ nghĩa thực dân (Popkin, 1979: 136-137). Hơn thế nữa, ông cho rằng sự lạm dụng chính trị và kinh tế cũng nh− phân tầng xã hội đã xuất hiện ngay từ tr−ớc thời thực dân (1979: 139), và tình trạng bóc lột và bất bình đẳng đã có cả ở thời kỳ tiền thực dân và thực dân. Hai bối cảnh chỉ khác nhau về l−ợng, hay mức độ của tình trạng đó. Trong khi Scott nhấn mạnh tính tập thể, tính cộng đồng và sự tuân thủ chuẩn mực của ng−ời nông dân, và coi chuẩn mực là bất di bất dịch, thì Popkin quả quyết rằng nông dân có m−u lợi cá nhân, kể cả bằng cách vi phạm chuẩn mực. "Các chuẩn mực có thể uốn nắn đ−ợc, tái th−ơng l−ợng và thay đổi theo những suy tính về quyền lực và t−ơng tác chiến l−ợc giữa các cá nhân" (1979: 22). Theo Popkin, không phải nông dân sợ phiêu l−u và không dám đánh liều; không phải họ chỉ quan tâm đến giữ những chuẩn mực chung về quyền sinh tồn của mọi ng−ời. Trái lại, "nhiều dịp ng−ời nông dân có một số khoản d− thừa, và đã tiến hành những đầu t− đầy rủi ro" (1979: 18). Họ là những ng−ời hợp lý theo nghĩa trong số nhiều đ−ờng lối và khả năng hành động khác nhau, họ suy nghĩ, tính toán, cân nhắc xem cái nào có lợi nhất cho mình, và lựa chọn đ−ờng lối đó. Popkin cho rằng trong bốn nhóm (Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo và đảng Cộng sản - thông qua Việt Minh) đang hoạt động và thu hút sự tham gia của dân chúng ở địa bàn nghiên cứu vào thời điểm ấy, những ng−ời cộng sản hơn hẳn về năng lực tổ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 14 chức, khả năng huy động nông dân. Ví dụ ở miền Trung, đảng Cộng sản đã tiến hành các cuộc vận động xóa nạn mù chữ ở nông thôn, qua đó nông dân nhận ra rằng đảng là tiến bộ và chống phong kiến. Sau khi kiểm soát đ−ợc một làng nào đó, đảng thực hiện ngay nhiều thay đổi trong hệ thống đất công (1979: 225), nh− chia ruộng đất, và cho bất cứ ai đã từng sống trong làng hơn 5 năm đ−ợc h−ởng đất công. Đảng đã thay hệ thống thuế thân và thuế ruộng đất của chính quyền thực dân bằng một thứ duy nhất là thuế thu nhập lũy tiến dựa trên năng suất của cả gia đình (1979: 227). Những biện pháp này "đã gia tăng đáng kể sự công bằng và lợi ích cho nhiều dân làng" (1979: 226). Tóm lại, theo Popkin, đảng Cộng sản thành công vì đã thuyết phục đ−ợc ng−ời nông dân vốn đầy tính toán rằng nếu họ tham gia hành động tập thể cùng với đảng, họ sẽ đ−ợc lợi rõ ràng (1979: 259). Khi so sánh, cân nhắc lợi hại, đ−ợc mất nếu ủng hộ một nhóm nào đó, nông dân thấy rằng đảng Cộng sản mang lợi nhiều nhất cho họ, và họ đã ủng hộ đảng. Popkin xuất phát từ thuyết lựa chọn hợp lý trong khoa học xã hội ph−ơng Tây, nh−ng dựa trên bằng chứng thực nghiệm về Việt Nam. Công trình của ông đ−ợc coi là theo cách tiếp cận kinh tế chính trị (để phân biệt với cách tiếp cận kinh tế đạo đức của Scott). Có thể nhận ra rằng nó khởi xuất từ một tiên đề ngầm định rằng ng−ời ta là homo economicus (con ng−ời kinh tế) hay ng−ời hành động hợp lý (rational actor) (Keyes, 1983a: 755). Trong thuyết kinh tế học cổ điển, con ng−ời kinh tế hành động rất hợp lý. Nghĩa là khi theo đuổi một cách có hệ thống những lợi ích của bản thân, ng−ời ta bao giờ cũng tính toán xem làm sao cải thiện cái mình đ−ợc, và có lợi trong tình huống của mình. III. Ng−ời nông dân Việt Nam sống hợp đạo đức hay hợp lý? Những tóm tắt trên đây mới chỉ cố gắng nắm bắt điều có liên quan tới chủ đề bài viết này, chứ ch−a nêu đ−ợc hết nội dung hai cuốn sách. Ch−a có một đánh giá cặn kẽ nào của các nhà nghiên cứu Việt Nam chúng ta về hai cuốn sách, nhất là những luận điểm chắc hẳn gây sốc của Popkin. (Ví dụ trái với quan niệm phổ biến của nhiều nhà khoa học xã hội chúng ta về bản chất cộng đồng của ng−ời nông dân, Popkin cho rằng ng−ời nông dân khá nặng tinh thần cá nhân v.v.). Trong khi đó ở n−ớc ngoài, hai công trình nghiên cứu nói trên đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi không chỉ giữa họ, mà còn thu hút và lôi cuốn nhiều học giả khác, kéo dài nhiều năm và cho đến nay vẫn ch−a kết thúc. D−ới đây là một số nhận xét chính. 1. "Mô hình nền kinh tế đạo đức của Scott thật lôi cuốn với t− cách một câu chuyện kể vì đâu xảy ra những cuộc nổi dậy này hoặc với t− cách một sự mô tả ph−ơng thức tổ chức xã hội nông dân ra sao, và nông dân c− xử nh− thế nào" (Feeny, 1983: 769). Nó không chỉ có ý nghĩa sử học, mà còn mang tầm khái quát v−ợt lên trên các sự kiện cụ thể đó. Công trình của Scott đ−ợc coi là "quan trọng và kích thích suy nghĩ, một cuốn sách đáng chú ý, đáng giới định cho dịu bớt đi và nói thêm tỉ mỉ" (Feeny 1983: 783). Scott nêu lên đ−ợc mối liên hệ giữa hiện thực khách quan của tình huống bị bóc lột với cảm nhận chủ quan của những ng−ời bị bóc lột, và nh− vậy chú trọng khía cạnh chủ quan của ng−ời hành động. Hơn thế nữa, ông đã nêu bật Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 15 đ−ợc những hạn chế của nhiều quan điểm hiện hành: họ chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế và tuyệt đối của quan hệ địa chủ - tá điền. Lý do là họ quá chú trọng câu hỏi: "Địa chủ đã lấy đi bao nhiêu của ng−ời sản xuất?", mà quên mất câu hỏi: "Còn lại bao nhiêu cho ng−ời sản xuất?" (sau khi địa chủ lấy đi). Nh− vậy các quan điểm thịnh hành lúc ấy không thấy đ−ợc mối liên hệ giữa đại l−ợng kinh tế (số l−ợng mà địa chủ thu của tá điền) với quan niệm văn hóa về công bằng xã hội, tính hợp pháp v.v... Nói cách khác, họ không gắn kinh tế với văn hóa xã hội, còn Scott đã khắc phục đ−ợc điều này (Peletz, 1983). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã vạch ra những thiếu sót của Scott. Thứ nhất, mặc dù ông phân biệt giữa "đạo đức sinh tồn" thời thực dân với thời hậu thực dân, nh−ng ông không thấy bất kỳ khác biệt nào trong nền đạo đức đó tr−ớc khi có ách thực dân. Theo nghĩa đó, khái niệm "đạo đức sinh tồn" của ông mang tính chất phi thời gian (Peletz, 1983). Không phân biệt ng−ời nông dân Myanmar với Việt Nam, khái niệm này còn không thấy khác biệt giữa xã hội này với xã hội khác, và nh− vậy, nó thiếu tính cụ thể về văn hóa. Thêm nữa, Scott cũng không tính đến khác biệt (nếu có) ngay trong nội bộ nông dân một n−ớc, một xã hội. Ông chỉ xét những nông dân không ruộng đất, phải thuê ruộng của địa chủ để sản xuất và nộp tô, tức những tá điền, nh−ng ông cho rằng cả nông dân hết sức nghèo lẫn trung nông đều có hành vi "an toàn trên hết" (1976: 25). Trong khi đó, các nhà xã hội học th−ờng vạch rõ khác biệt giữa các tầng lớp nông dân dựa theo số đất đai mà họ có và độ an toàn chắc chắn trong quyền của họ đối với đất đai. Ví dụ cần phân biệt giữa phú nông, trung nông và nông dân không ruộng đất. Thứ hai, Scott đã lý t−ởng hóa, lãng mạn hóa quan hệ địa chủ - tá điền thời tiền thực dân (Chovanes, 1986). Thực tế không phải bao giờ và ở đâu địa chủ cũng miễn giảm và bảo trợ cho tá điền. Thứ ba, hai cuộc nổi dậy mà Scott chọn nghiên cứu là những tình huống cực hạn. Đặc điểm mà ông coi là nét chung của nông dân thực ra chỉ xuất phát từ những điều kiện đặc biệt - hết sức khó khăn và khan hiếm - của thời kỳ Đại suy thoái tại khu vực mà ông nghiên cứu. Trong hoàn cảnh không đặc biệt nh− thế, có thể suy nghĩ và hành vi của nông dân sẽ khác. Nếu nh− tính tới những tình huống khác, ít tới hạn hơn, thì rất có thể ông sẽ phải chỉnh sửa luận điểm của mình (Peletz, 1983). Ví dụ, "về mặt thực nghiệm, Scott không chứng minh đ−ợc mức độ chính xác của mô hình an toàn trên hết của mình, trừ cuộc suy thoái những năm 1930. Phải giới định lập luận của ông lại cho nhẹ bớt. Những ý t−ởng của ông tốt nhất chỉ có thể áp dụng vào thời kỳ duy nhất trong lịch sử kinh tế thế giới - tức cuộc suy thoái những năm 1930" (Feeney, 1983: 773). ở nhiều khía cạnh khác nữa, lý thuyết của ông không thỏa đáng nếu ta xét hành vi kinh tế của rất nhiều cộng đồng nông thôn Đông Nam á. Xét trên ph−ơng diện ph−ơng pháp luận, "... dù ng−ời ta sử dụng lý thuyết nào đi nữa để diễn giải hành động của nông dân đang đối mặt với khủng hoảng, thì lý thuyết ấy cũng cần áp dụng đ−ợc cả cho hành động của nông dân sống trong hoàn cảnh bình th−ờng" (Keyes, 1983a: 765). 2. Về cuốn sách thứ hai, "tiên đề ngầm định của Popkin dựa trên cơ sở một nét đ−ợc coi là phổ quát của con ng−ời (không riêng nông dân), cụ thể rằng thông qua Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 16 tính toán hợp lý, tất cả mọi ng−ời đều m−u cải thiện, chứ không chỉ giữ nguyên mức sống của họ". So với Scott (mà kiến giải lý thuyết của ông chỉ áp dụng đ−ợc trong cuộc Đại suy thoái), thì "tiên đề ngầm định này có sức mạnh hơn vì nó không phụ thuộc vào sự hiện hữu của những điều kiện kinh tế cụ thể nào" (Keyes, 1983b: 865). Nghiên cứu của Popkin đã "buộc ta phải khảo sát lại có phê phán và cải biến những kiến giải của chúng ta về các xã hội nông dân, tác động của chủ nghĩa t− bản thông qua các nhà n−ớc thực dân (và tập quyền khác), và dĩ nhiên, quỹ đạo chung của lịch sử nông nghiệp ở Việt Nam và Đông Nam á". Nh− vậy, cuốn sách đã "đ−a Popkin vào hàng ngũ những học giả sâu sắc và cẩn trọng nhất về Đông Nam á và chính trị nông thôn" (Peletz, 1983: 737). Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã vạch ra những điểm yếu của Popkin ở hai khía cạnh chính: thứ nhất là cách ông xem xét tác động của chủ nghĩa thực dân Pháp đến nông thôn Việt Nam, và thứ hai là thiếu sót trong thuyết "ng−ời hành động hợp lý". Chỉ thành viên của bộ máy quan liêu thực dân và tầng lớp trên ở làng xã, chứ không phải đa số nông dân, mới có những cơ hội và sự khuyến khích đầu t− theo lôgic sự lựa chọn hợp lý mà Popkin nói đến. Những ng−ời còn lại có rất ít khả năng để lựa chọn. Nh− vậy Popkin chủ yếu phân tích tầng lớp trên của xã hội, chứ không phải đông đảo nông dân (Chovanes, 1986: 231). Thuyết "ng−ời hành động hợp lý" của Popkin đã khái quát hóa quá mức, coi sự tính toán nhằm hành động sao cho thu lợi nhiều nhất về mình là nét phổ quát của mọi con ng−ời, chứ không riêng nông dân. Vậy là "Popkin đã hủy bỏ khái niệm nông dân và thay thế nó bằng khái niệm phổ quát về con ng−ời kinh tế, một con ng−ời hành động trong những hệ thống ràng buộc khác nhau, kể cả các xã hội nông nghiệp tiền t− bản lẫn những xã hội đã gia nhập một nền kinh tế toàn cầu" (Keyes, 1983a: 756). Thực ra đây "giỏi lắm chỉ là một lý thuyết mang tính chất cục bộ", vì "những động cơ t− lợi ở đâu cũng bị câu thúc bởi những giải pháp văn hóa vốn có trong sự chung sống của con ng−ời với nhau trong các xã hội" (Keyes, 1983a: 755). Một nhà nghiên cứu nói thêm: "Rất đáng tranh luận về khái niệm chủ nghĩa cá nhân áp dụng vào xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân. Tôi coi nó là một sản phẩm của hệ t− t−ởng ph−ơng Tây" (Brocheux, 1983: 795). "Lập luận cơ bản của Popkin rõ ràng phù hợp với những giá trị chủ đạo và chuẩn mực của nền văn hóa Mỹ" (Chovanes, 1986: 227). Nói cách khác, thuyết lựa chọn hợp lý xuất phát từ cá nhân, đi theo "chủ nghĩa cá nhân về mặt ph−ơng pháp luận (methodological individualism), và dựa trên tiên đề ngầm định rằng cá nhân luôn luôn tính toán m−u lợi cho mình (t− lợi). Nh−ng nếu các cá nhân khác, và mọi ng−ời đều tính toán và hành động nh− vậy, thì trong cuộc sống chung và t−ơng tác xã hội, lợi ích của ng−ời này rất có thể là thiệt hại của ng−ời kia, và điều ấy chắc chắn sẽ dẫn đến va chạm, xung đột lợi ích. Tình trạng này có thể đ−a tới cuộc chiến tranh tổng lực của tất cả chống lại tất cả. Nhằm tránh cuộc chiến đó, các cộng đồng thiết lập những chuẩn mực chung mà mọi ng−ời phải tuân theo để điều tiết và hạn chế lòng tham, sự vị kỷ, cũng nh− đảm bảo trật tự chung. Thuyết lựa chọn hợp lý, vì quá thiên về cá nhân và t− lợi, đã không tính đến những chuẩn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 17 mực xã hội này cùng sức mạnh điều tiết, ràng buộc của chúng. Dựa trên cơ sở một nghiên cứu thực nghiệm về sự phản kháng chế độ thực dân Pháp của một số thành viên Việt Nam quốc dân đảng tại một làng thuộc tỉnh Phú Thọ năm 1930, cũng nh− những diễn biến mấy chục năm sau ở làng đó, nhà nhân học Luong Van Hy (1992: 125-126, 182, 221) thừa nhận rằng sự cân nhắc đ−ợc - mất có ý nghĩa nhất định trong sự phân tích hành động của con ng−ời. Tuy nhiên, ông cũng đ−a ra nhiều bằng chứng để bác bỏ việc lý giải quá trình cách mạng theo tính toán đ−ợc mất (1992: 220-221). Luong Van Hy đ−a ra mô hình riêng của mình để lý giải sự biến đổi xã hội và cách mạng trong làng. Nh−ng điều chúng ta quan tâm ở đây là tác giả cuốn sách tập trung vào "chỉnh sửa các mô hình lý thuyết về các quá trình cách mạng hiện đại trong các xã hội nông nghiệp" (1992: 10), chứ không nói nhiều về bản thân ng−ời nông dân. Nh− vậy, cuộc tranh luận về nông dân - họ sống hợp lý hay hợp đạo đức - vẫn ch−a ngã ngũ. IV. Một vài dữ liệu về hoạt động của ng−ời nông dân thời đổi mới Trên đây chúng ta đã thấy rằng từ nghiên cứu cụ thể của mình về sự phản kháng và khởi nghĩa nông dân, Scott và Popkin đi đến những khái quát hóa về bản chất nông dân. Để có thể vận dụng và kiểm nghiệm những khái quát đó trong nghiên cứu về ng−ời nông dân hiện nay, cần tóm l−ợc và phân tách chúng thành các biểu hiện cụ thể. Scott cho rằng ng−ời nông dân tuân thủ các chuẩn mực đạo đức (họ chỉ vi phạm trong tr−ờng hợp cực hạn). Trong cuộc m−u sinh, họ chỉ lo giảm tối thiểu nguy cơ thua thiệt, mất mát, chứ không phiêu l−u, mạo hiểm (tức là họ cầu an). Trái lại, theo Popkin, nông dân là ng−ời hợp lý theo nghĩa họ th−ờng tính toán, so đo, cân nhắc hơn - thiệt, lợi - hại, đ−ợc - mất trong nhiều đ−ờng lối hành động khác nhau, và chọn đ−ờng lối nào có lợi nhất cho mình, để tăng cái đ−ợc cho mình, kể cả bằng cách hành động may rủi. Hiểu theo nghĩa đó, và d−ới những biểu hiện trên, thì các lý thuyết của Scott và Popkin cũng nh− cuộc tranh luận giữa họ không phải chuyện quá khứ, lịch sử xa xôi, cũng không kinh viện, mà thực ra hiện mang tính thời sự. Đời sống xã hội ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đang làm nảy sinh nhiều điều gần gũi với nội dung cuộc tranh luận. Nh− d−ới đây chúng ta sẽ thấy, những tính toán hơn thiệt, đ−ợc mất, làm sao tránh mất mát thua thiệt và làm gì có lợi cho mình, giải quyết thế nào quan hệ giữa t− lợi với những chuẩn mực đạo đức chung và pháp luật v.v... không xa lạ với cuộc sống nông dân ngày nay. 1. Tr−ớc hết chúng ta hãy xét hành vi của nông dân trong điều kiện bình th−ờng, không gay cấn, nghĩa là trong đời sống hàng ngày. Xin nêu ví dụ là kết quả một cuộc nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giới tại một làng nghề nông kiêm đánh cá nghèo vùng đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) năm 1999. Ng−ời phụ nữ ở đây không chỉ giảm tối thiểu nguy cơ thua thiệt, thất bát, mà còn cố gắng tăng tối đa khoản lợi (Mai Huy Bích et al., 1999). Không phải bao giờ và ở đâu ng−ời nông dân cũng chỉ tính toán phát huy tối đa điều lợi hoặc chỉ giảm tối thiểu nguy cơ mất mát. Nếu cho rằng bản chất nông dân chỉ là thuộc loại ng−ời tính toán phát huy tối đa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 18 điều đ−ợc hoặc loại giảm tối thiểu điều mất, ta sẽ khó lòng giải thích sự kết hợp, pha trộn hai loại hành vi nh− trên. Việc phân chia con ng−ời thành những loại hình rạch ròi là "một sai lầm" vì "không ai hành động chỉ hoàn toàn theo đúng tính chất loại hình của mình" (Becker, 1998: 44). Tốt hơn hết là nên thay thế việc phân loại con ng−ời - ở đây là nông dân - bằng phép phân loại hành động. Thay vì phân chia nông dân thành những loại ng−ời khác nhau, ta nên chia hành động của nông dân thành loại m−u cầu điều lợi tối đa và loại m−u giảm tối thiểu mất mát, thua thiệt. Lý do của sự thay thế cách phân chia, biến con ng−ời thành hành động này là vì khi đã phân loại con ng−ời, xếp họ vào một loại hình nhất định rồi, ta th−ờng cho rằng con ng−ời sẽ c− xử theo đúng loại đó, và chỉ trong khuôn khổ loại hình đã xác định ấy, chứ không khác và không thể thay đổi. Nh−ng nếu phân loại hành động, thì ta sẽ thấy hành động có thể thay đổi khi gặp hoàn cảnh khác. "Nói về loại hình ng−ời tạo ra một cảm t−ởng mạnh nh−ng không có cơ sở thực nghiệm rằng con ng−ời ta tr−ớc sau đều hành động nhất quán theo những cách thức do bản tính ng−ời của họ quy định, dù đó là về mặt tâm lý hay xã hội học. (...) Khi xét mọi điều, thì con ng−ời ta sẽ làm bất cứ việc gì mà họ phải làm hoặc bất cứ thứ gì tốt đối với họ vào lúc ấy, và vì tình huống thay đổi, chẳng có lý do gì để kỳ vọng họ vẫn sẽ hành động y hệt nh− tr−ớc" (Becker, 1998: 45). Tóm lại, sự thay thế phân loại nông dân bằng phân loại hành động của họ nh− trên giúp ta tránh khỏi một khó khăn lớn là lý giải vì sao bản chất chính yếu của một con ng−ời lại thay đổi. Tuy nhiên câu hỏi nảy sinh tiếp theo là: Bao giờ, trong hoàn cảnh nào thì ng−ời nông dân tính toán và phát huy tối đa điều đ−ợc, và lúc nào họ giảm tối thiểu điều mất? Hoàn cảnh nào khiến họ kết hợp cả hai ph−ơng châm hành động? 2. Tiếp nữa, suốt nhiều thời kỳ dài nông dân chỉ lo sao có "đủ thóc gạo nuôi cả hộ, mua một ít nhu yếu phẩm nh− muối và vải vóc" (Scott, 1976: 2). Họ thực thi cái mà Scott gọi là "những sắp xếp kỹ thuật", tức những tập tục chi phối việc nông dân sản xuất, nuôi trồng cây và con gì. Nghĩa là họ cấy trồng vài thứ cây, mỗi cây một ít (đa canh) để có đủ ăn. Hoạt động chăn nuôi của họ cũng theo logic t−ơng tự. Kể từ khi đổi mới, nhiều hộ nông dân chuyển từ chế độ đa canh sang chuyên canh một vài giống cây, và không theo ph−ơng thức tự sản tự tiêu, mà để bán cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Xuất hiện nhiều hợp đồng giữa doanh nghiệp nhà n−ớc với nông dân, theo đó nông dân trồng trọt, sản xuất và cung ứng nông sản (bao gồm không chỉ cây l−ơng thực thực phẩm nh− tr−ớc kia mà cả cây công nghiệp - cà phê, mía, bông, quế, hồi v.v.) cho doanh nghiệp làm nguyên liệu sản xuất; doanh nghiệp có nghĩa vụ bao tiêu nông sản cho nông dân với giá mà doanh nghiệp ấn định từ đầu. Trong chăn nuôi, nhiều hộ nông dân cũng thay đổi t−ơng tự (với những vật nuôi mới lạ và chỉ để bán). Những chuyển biến này đòi hỏi phải xét lại kỹ càng cái mà Scott gọi là "những sắp xếp kỹ thuật" của nông dân. Chuyển biến đó cũng đặt dấu hỏi cho nguyên tắc "an toàn tr−ớc hết" của ông, vì khi chuyển từ các giống cây trồng mà ông cho là gắn với hành vi cầu an sang chuyên canh, các hộ nông dân đó Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 19 phải đối mặt với những nguy cơ lớn: thời tiết thất th−ờng, thị tr−ờng đỏng đảnh, sự sụt giá nông sản một cách thê thảm, và sự ép giá của t− th−ơng nhằm cạnh tranh với doanh nghiệp nhà n−ớc v.v... Tất cả những cái đó có thể dẫn đến thiệt hại, lỗ vốn và thậm chí phá sản. ít nhất những hộ nông dân này đã dám mạo hiểm, chứ không cầu an nh− Scott quan niệm. Nh−ng không ít nông dân phá bỏ hợp đồng, không bán nông sản cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp lao đao vì thiếu nguyên liệu, và đổ vỡ kế hoạch sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu là trên thị tr−ờng cùng một lúc có hai nhóm muốn mua nông sản: doanh nghiệp nhà n−ớc và t− th−ơng; mỗi nhóm đ−a ra một giá mua khác nhau. T− th−ơng trả giá cao hơn doanh nghiệp, khiến nông dân đứng tr−ớc sự lựa chọn: bán cho ai? Kết quả là nhiều nông dân bán cho ng−ời nào mang lợi nhiều hơn với họ - tức t− th−ơng. Những nông dân này đã so sánh, suy tính hơn thiệt khi lựa chọn đ−ờng h−ớng hoạt động bán nông sản, và làm sao có lợi hơn cho mình. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp chỉ có cách là nâng giá lên ngang bằng hoặc cao hơn giá của t− th−ơng. Ví dụ công ty mía đ−ờng Sóc Trăng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân trồng mía, và công ty vừa tuyên truyền giáo dục để nông dân giữ vững hợp đồng, vừa trả giá cho nông dân cao hơn giá trên thị tr−ờng (VTV1, 2003). 3. Thứ ba, xã hội Việt Nam hiện nay đang trải qua những biến đổi lớn lao và tác động sâu sắc đến ng−ời nông dân. Đô thị hóa nhanh chóng đã biến đất đai thành hàng hóa, mang lại siêu lợi nhuận khổng lồ, khiến không biết bao nhiêu ng−ời và tiền của đã dồn vào kinh doanh đất và bất động sản, tạo nên những "cơn sốt đất". ở nhiều nơi, "chỉ cần có vài ba trăm triệu, cần nhiều hơn thì gọi thêm mấy 'cổ đông' nữa. Đất có chủ mới, sau nửa năm bán đi lãi bạc tỉ" (Chu Hồng Vân, 2003). Ng−ời ng−ời muốn mua rẻ nh−ng bán thật đắt, nhằm thu lợi tối đa từ đất đai. Có tr−ờng hợp ng−ời bán đất đã t−ởng là đ−ợc lợi nhuận tối đa, nh−ng chỉ ít lâu sau, giá đất tăng khiến ng−ời nọ phát hiện ra rằng mình đã bán hớ, mất mát quá nhiều, thậm chí toan tự tử vì tiếc rẻ (Chu Hồng Vân, 2003). Và khi ấy xảy ra không ít tr−ờng hợp vi phạm các chuẩn mực xã hội về quan hệ giữa ng−ời với ng−ời, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn, xung đột đất đai. Mâu thuẫn không chỉ xuất hiện giữa các cá nhân những ng−ời mua bán đất, mà cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, láng giềng cũng nh− các cộng đồng lớn hơn nh− làng xã (Trần Đan Tâm et al., 2000; Bùi Quang Dũng, 2002). Trái với nhận xét của Scott, những ng−ời nông dân này có thể phá bỏ các chuẩn mực đạo đức hiện hành, kể cả trong quan hệ công dân - nhà n−ớc. Để đ−ợc tiền đền bù nhiều hơn của nhà n−ớc, không ít nông dân có đất thuộc diện giải tỏa đã trồng cây giả, xây mộ giả, đào ao giả, thậm chí ly dị giả, chia nhà giả, v.v... khiến báo chí phải phê phán tình trạng "đánh mất lòng tự trọng công dân" (Minh Tâm, 2004). Khi tấc đất thực sự trở thành tấc vàng, mâu thuẫn nổ ra có thể do nhiều ng−ời dân vì muốn thu lợi tối đa cho mình mà lấn chiếm đất công, buộc chính quyền địa ph−ơng phải can thiệp, thậm chí c−ỡng chế, hoặc cũng có thể do dân chúng không đồng thuận với mức đền bù cho đất đai hợp pháp của họ mà chính quyền địa ph−ơng đề Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 20 xuất. Điều đó gây nên tình trạng dở dang của nhiều dự án phát triển, nhiều công trình xây dựng do không thu hồi đ−ợc đất đai. Theo quy hoạch, tỉnh Hà Tây thu hồi 30,4 hecta đất cấy lúa của xã An Khánh (huyện Hoài Đức) chuyển sang cho các doanh nghiệp xây dựng khu công nghiệp. Việc đền bù trên những diện tích này là 24,8 triệu đồng/sào, nh−ng một số hộ không nhận vì cho rằng không thỏa đáng. Các hộ này không đ−a ra một mức giá thống nhất nào: hộ đặt giá 30 triệu, hộ khác 40 triệu, hộ khác nữa thì trên 40 triệu vẫn không xong. Các nhà chức trách buộc phải áp dụng những biện pháp cứng rắn (kể cả huy động cảnh sát 113) để hạn chế phép tính toán nhằm thu lợi cao nhất của nhiều nông dân (Hà Nguyên Huyến, 2003), và đã dẫn đến nhiều th−ơng vong thật sự - điều mà một bài báo gọi là "cuộc chiến" (Đỗ Thanh H−ơng, 2004). Dù mấy năm tr−ớc đã nhận tiền đền bù đất đai và chuyển chỗ để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, nh−ng gần đây nhiều nông dân An Khánh lại yêu cầu các doanh nghiệp phải thêm tiền đền bù với lý do mức cũ quá thấp, gây thiệt hại cho họ. Theo một ng−ời dân, "chúng tôi chẳng phá phách gì, chỉ muốn hỏi tại sao hai hộ có đất nằm ngay cạnh nhau, một hộ đ−ợc đền bù 40 triệu/1 sào, còn chúng tôi chỉ đ−ợc đền bù 12 triệu". Nghĩa là "điều mà họ đòi hỏi là tiền đền bù và sự công bằng giữa các khoản tiền đó" (Đỗ Thanh H−ơng, 2004). Nh− vậy, nông dân hành động theo quan niệm của họ về công bằng, và điều này ít nhiều ủng hộ cách lý giải của Scott. Thực ra, đằng sau những hành động này là nhiều động cơ, trong đó có quan niệm của nông dân về nguồn sống lâu dài cho họ, về công bằng xã hội, nh−ng cũng có cả động cơ m−u lợi tối đa. Sự tính toán hơn thiệt, đ−ờng lối hành động nhằm giảm tối thiểu mất mát, và tăng tối đa cái đ−ợc không chỉ thấy ở riêng nông dân ng−ời Kinh mà cả ở các tộc ít ng−ời. Cho đến tận gần đây, nhiều đồng bào Kơho ở một số xã thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng) vẫn bày tỏ mong muốn rằng ruộng đất của mình đ−ợc phân loại xấu (hạng 5 hoặc 6 trong số 6 hạng theo cách tính ở địa ph−ơng thời ấy) để chỉ phải nộp thuế nông nghiệp ở mức thấp. Năm 2003, khi dự án hồ Ka La triển khai, ruộng đất của họ thuộc diện giải tỏa, phải nh−ờng chỗ cho dự án, thì họ thay đổi hẳn hành động của mình. Họ đề nghị bây giờ nên xếp những mảnh ruộng đó thuộc loại tốt (chứ không phải loại xấu nữa), mà động cơ là để đ−ợc tiền đền bù cao. Họ không chấp nhận mức đền bù nhà n−ớc đề xuất, cũng không xác định cụ thể con số mình muốn, mà chỉ kiến nghị chung chung rằng nhà n−ớc nâng mức đền bù cho "thỏa đáng"1. Bao nhiêu là thỏa đáng? Sự không xác định này là cơ sở để tăng tối đa lợi nhuận. Việc mua bán đất và giao dịch trao đổi liên quan đến đất hiện nay cho thấy khó lòng mà đồng ý với luận điểm của Scott rằng nông dân Việt Nam không m−u tối đa hóa điều lợi của mình. Trái lại, phải thừa nhận ở mức độ nào đấy Popkin đã đúng khi khẳng định rằng nhiều ng−ời nông dân muốn giành điều lợi cho mình càng nhiều càng tốt. 1 T− liệu do tác giả bài viết này thu thập khi tiến hành khóa đào tạo thuộc dự án "Nâng cao năng lực cho chính quyền địa ph−ơng trong quy hoạch và quản lý phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam" đ−ợc Viện nghiên cứu xã hội (The Hague, Hà Lan) hợp tác với Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam mở tại Lâm Đồng tháng 4/2003. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 21 Ghi nhớ sự phân biệt các tầng lớp khác nhau trong nội bộ nông dân, nh−ng hiện chúng ta không biết chắc có sự khác biệt nào giữa họ vì ch−a có một nghiên cứu chuyên biệt nào làm việc đó. Tuy vậy trong cơn sốt đất hiện nay, không phải ai cũng dùng đất để m−u lợi nhiều nhất cho mình. Trái lại, vẫn có những ng−ời biếu đất cho hàng xóm hoặc hiến đất làm việc công, chứ không tính toán t− lợi nh− suy nghĩ thông th−ờng (Đinh Quang Huy, 2004). Việc xem xét cả những bằng chứng trong tình huống bình th−ờng (nông ng− dân) lẫn tình huống không bình th−ờng (sốt đất) cho phép ta thấy hành động của ng−ời nông dân ở cả hai loại tình huống. Nh−ng cần tính đến cả bối cảnh cụ thể của những hành động đó. V. Bối cảnh kinh tế, văn hóa xã hội của hành động nông dân thời Đổi mới Một vài dữ liệu trình bày trên đây cho thấy ng−ời nông dân có cả hai loại hành động: giảm tối thiểu nguy cơ thua thiệt, mất mát lẫn tăng tối đa điều lợi, và trong nhiều tr−ờng hợp d−ờng nh− họ m−u lợi nhiều nhất có thể có. Nh−ng không nên quên bối cảnh kinh tế, văn hóa xã hội của các hành động trên. Bối cảnh này sẽ làm rõ môi tr−ờng trực tiếp của các hành động, ảnh h−ởng của nó đối với hành động, khiến cho hành động xảy ra hay không, và nếu xảy ra, thì đ−ợc đón nhận nh− thế nào, có thể tiếp diễn hay bị hạn định, kiềm chế và ngăn chặn. Về mặt ph−ơng pháp luận, cần xét đến bối cảnh cụ thể để tránh tách rời hành động nông dân khỏi bối cảnh của họ, và tránh cho rằng có một bản chất nông dân bất biến, bất kể hoàn cảnh cụ thể bên ngoài. 1. Tr−ớc tiên, khi đề cập đến những hộ nông dân phá bỏ hợp đồng, không nên quên ph−ơng thức làm việc quan liêu, phiền hà, cửa quyền (trong cung cách thanh toán, thời điểm thu mua, vận chuyển, v.v...) của nhiều doanh nghiệp nhà n−ớc. Những điều đó tạo nên cảm giác tiêu cực ở nông dân, và có vai trò nhất định, bổ sung vào nhân tố giá cả thấp mà doanh nghiệp đặt mua, khiến họ quyết định phá bỏ hợp đồng. Nghĩa là sự tính toán, phát huy tối đa điều lợi không phải là nhân tố duy nhất trong việc này. Việc tăng giá mua ngang bằng hoặc cao hơn giá của t− th−ơng không phải là giải pháp duy nhất, mà phải đi kèm với việc khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền (Đài Tiếng nói Việt Nam, 2003). Hơn thế nữa, không thể bỏ qua bối cảnh kinh tế văn hóa xã hội của những tr−ờng hợp nông dân phá bỏ hợp đồng. Còn quá thiếu những nghiên cứu để cho ta biết các doanh nghiệp đã đáp lại bằng cách nào, có chế tài kinh tế, pháp luật và văn hóa xã hội gì với sự vi phạm hợp đồng không? D− luận xã hội phản ứng tích cực hay tiêu cực tr−ớc sự vi phạm ấy? Quan hệ hợp đồng mới xuất hiện đã đóng vai trò gì trong đời sống nông dân, và việc phá bỏ hợp đồng có bị coi là vi phạm một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong làm ăn (t−ơng tự nh− bất tín trong kinh doanh) không? Đây là những nhân tố có tác động quan trọng đến đ−ờng lối hành động của nông dân. 2. Còn về cơn sốt mua bán đất và giải tỏa, cần vạch ra những nhân tố ngoại cảnh sau đây. Một mặt, suốt một thời gian dài trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 22 tập trung, ruộng đất không đ−ợc phép mua bán rộng rãi, thị tr−ờng nhà đất kém phát triển, và mức sống chung là nghèo. Công cuộc đổi mới khiến lần đầu tiên ng−ời nông dân nghèo thấy mình có "món tài sản duy nhất có giá trị của họ trong nền kinh tế đổi mới là đất đai" (Leaf, 2000: 18), có thể bán hoặc đ−ợc nhận tiền đền bù, hơn nữa là tiền lớn. Đây không chỉ là hàng hóa trong thời buổi đắt đỏ, mà còn là cơ hội làm giàu, hơn thế nữa, làm giàu nhanh chóng, thậm chí đổi đời mà họ cần tận dụng triệt để. Phải đặt điều này trong bối cảnh sự biến đổi lớn về hệ thống giá trị và cơ cấu xã hội kể từ sau công cuộc đổi mới, khi làm giàu không những đ−ợc cho phép, mà còn đ−ợc ca ngợi và khuyến khích, và sự phân hóa xã hội cùng khoảng cách giàu nghèo trở nên sâu rộng. Mặt khác, nếu nh− tình trạng có nhiều giá cho cùng một mảnh đất và sự chênh lệch giữa các giá là khó tránh khỏi do cơ chế thị tr−ờng, thì lại quá phổ biến tình trạng mức đền bù của nhà n−ớc và các doanh nghiệp th−ờng thấp hơn so với giá thị tr−ờng. Hơn nữa, giá trên thị tr−ờng liên tục biến động theo xu h−ớng tăng, nh−ng mức do nhà n−ớc đ−a ra lại th−ờng đ−ợc ấn định. Ng−ời nông dân có cơ sở để so sánh, thấy đ−ợc hơn thiệt. Những ng−ời chống lại lệnh c−ỡng chế ở xã An Khánh đã xuất phát từ phép tính nh− sau: nếu họ bán đất cho c− dân nội thành Hà Nội ra mua, và đem so số tiền ấy với mức đền bù của nhà n−ớc, thì "số tiền nhà n−ớc bồi th−ờng quá rẻ, quá thiệt cho dân". Thêm vào đó, "khi giao mặt bằng cho các doanh nghiệp, thì giá đất các doanh nghiệp phải thuê không còn là 25 triệu nữa, mà phải gấp lên nhiều lần". Số tiền chênh lệch ấy đi đâu? Nhiều ng−ời dân cho rằng số tiền ấy vào túi cán bộ (Hà Nguyên Huyến, 2003). Thậm chí cùng một doanh nghiệp có nhiều mức đền bù khác nhau, tạo ra cho ng−ời dân cảm giác không công bằng (Đỗ Thanh H−ơng, 2004). Cách đặt mức đền bù của nhà n−ớc tạo ra một định kiến về khả năng thua thiệt của ng−ời có đất bị giải tỏa, và giá thị tr−ờng tạo cơ sở cho họ hy vọng ở cơ may tăng tối đa lợi nhuận. Thêm nữa, sự thua thiệt (hoặc điều đ−ợc nhìn nhận là thua thiệt) của họ diễn ra trong khi những quan chức tham nhũng địa ph−ơng có thể đắc lợi càng làm cho ng−ời nông dân khó chấp nhận mức đền bù mà nhà n−ớc đề xuất, và tăng sự ngờ vực của họ đối với điều những quan chức nói và làm. Họ cảm thấy nhu cầu về công bằng của mình là khẩn thiết và bức xúc. Tóm lại, đây là mảnh đất màu mỡ để nảy nở sự tính toán hơn thiệt, giảm tối thiểu nguy cơ mất và tăng tối đa khả năng đ−ợc. Tuy nhà n−ớc - thông qua t− pháp và các cơ quan hành pháp liên quan đến luật đất đai - có những biện pháp c−ỡng chế, nh−ng cần tính đến thái độ của d− luận xã hội tr−ớc những nông dân tính toán m−u lợi nhiều nhất cho mình. Rất có thể rằng bất chấp và trái với pháp luật nhà n−ớc, có một luồng d− luận khác ca ngợi hành vi tính toán của nông dân, khâm phục khả năng mặc cả và phần lợi mà họ giành đ−ợc thêm, thậm chí coi đó là công bằng, đồng thời chê bai một số nông dân khác do không biết mặc cả, và coi họ là "dại", thua thiệt, mất mát. Kết hợp với lợi ích về kinh tế, luồng d− luận này khuyến khích sự tính toán. Nếu không có luồng d− luận này, sự tính toán có thể sẽ khác, hoặc không mạnh mẽ nh− nó từng bộc lộ. Cần tiến hành những nghiên cứu cụ thể làm sáng tỏ điều này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 23 Việc xem xét bối cảnh kinh tế văn hóa xã hội của hành động nông dân gợi ra rằng: khác với quan niệm của Popkin, những hành động tính toán không phải là đặc điểm phổ quát ở nông dân. Có thể nêu giả thuyết rằng nông dân tính toán m−u lợi tối đa cho mình khi đã chịu nghèo khổ quá lâu, khi hệ thống giá trị thời đổi mới tạo ra sự khao khát làm giàu, nh−ng nhiều ng−ời không đ−ợc nhiều cơ hội để thành công. Họ có quá ít các nguồn lực để làm giàu ngoài đất. Đất đai không chỉ là nơi sống, là sinh kế duy nhất, mà còn là ph−ơng tiện độc nhất để họ làm giàu. Mặt khác, không thể bỏ qua quan niệm của nông dân về công bằng trong bối cảnh có những biểu hiện một số quan chức địa ph−ơng vi phạm nó. Hành động tính toán đó là sản phẩm và là sự đáp lại của nông dân đối với hoàn cảnh cụ thể thời đổi mới (mà tr−ớc đó ta ít nghe nói tới), và rất có thể thay đổi khi hoàn cảnh khác đi. Tóm lại, mặc dù nhiều nông dân tính toán để tối đa hóa điều đ−ợc của họ, nh−ng họ làm thế trong một bối cảnh nhất định, và rút cục họ vẫn bị ràng buộc vào những điều kiện cụ thể. * * * Nh− đã nêu, cuộc tranh luận Scott - Popkin không mang tính chất kinh viện, mà liên quan đến những chủ đề nóng hổi của cuộc sống nông dân hiện nay, và việc tìm hiểu, kiểm nghiệm những quan điểm trong cuộc tranh luận có ý nghĩa thực tiễn rõ ràng. Dữ liệu rời rạc, tản mạn trên đây không thay thế đ−ợc những nghiên cứu chuyên sâu, và không cho phép đ−a ra nhận xét chắc chắn về ng−ời nông dân Việt Nam. Cả Scott lẫn Popkin đều chỉ đúng phần nào: mỗi tác giả thấy một khía cạnh nào đó ở nông dân, nh−ng ng−ời thì xuất phát từ một tình huống cực hạn (Scott), ng−ời thì đã khái quát hóa quá mức (Popkin). Hơn thế nữa, cả hai đã coi nông dân nh− là thuộc loại hình này hoặc loại hình kia, khác biệt rạch ròi với nhau, thậm chí nh− những cực đối lập (trong phép l−ỡng phân: hoặc trắng hoặc đen). Họ không thấy rằng ph−ơng châm sống hợp lý và sống hợp đạo đức đều có ở nông dân, nh−ng đây không phải hai loại ng−ời loại trừ nhau, mà là hai hoạt động. Hiểu nh− thế, chúng có thể xuất hiện ở cùng một ng−ời, tùy theo bối cảnh khác nhau. Hẳn không có một bản chất hằng xuyên, phi thời gian và liên văn hóa của nông dân nói chung. Trái lại, những hành động của ng−ời nông dân xuất phát từ bối cảnh kinh tế xã hội thời đổi mới hơn là từ một bản chất xuyên thời gian và bất biến. Khi hoàn cảnh thay đổi, rất có thể hành động của ng−ời nông dân sẽ khác đi để đáp lại những thay đổi ấy. Mong rằng điều này sẽ đ−ợc kiểm nghiệm bằng những nghiên cứu chuyên sâu, và các khảo sát ấy không những tính đến yêu cầu ph−ơng pháp luận đã nêu trong bài này, mà còn khắc phục đ−ợc một số độ vênh nhất định mà hai công trình của Scott và Popkin mắc phải2. 2 Sự vênh nhau đó thể hiện ở chỗ hai nhà nghiên cứu không làm việc ở cùng một khu vực (miền Trung hay miền Nam), và không bàn về cùng một thời kỳ (thời thực dân hay sau đó). "Thực ra Scott và Popkin không phải bao giờ cũng nói về cùng một đối t−ợng hay cùng một thời kỳ. Một ng−ời thì quan tâm đến những cuộc nổi dậy ở phần bắc Trung Bộ những năm 1930-1931, còn ng−ời kia thì tập trung vào Nam Bộ ở một thời kỳ sau đó" (Brocheux, 1983: 795). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần tìm hiểu ng−ời nông dân Việt Nam thời Đổi mới 24 Song cuộc tranh luận về ng−ời nông dân và liệu họ sống hợp đạo đức hay hợp lý không bó hẹp ở bản thân nó. Liệu ng−ời nông dân muốn phát huy tối đa lợi nhuận cho mình có gặp trở ngại gì không? Các chuẩn mực đạo đức và pháp lý có thể cho phép họ theo đuổi t− lợi đến cùng hay không? Cách đặt câu hỏi nh− thế này cho thấy cuộc tranh luận có thể v−ợt ra ngoài phạm vi vấn đề về nông dân, mà có liên quan đến một song đề lớn trong lý luận xã hội học đ−ơng đại: hành động con ng−ời - cấu trúc xã hội. Song đề này đôi khi đ−ợc diễn đạt bằng ngôn từ khác: cơ cấu khách quan - nhân tố chủ quan (structure - agency) ( Marshall, 1998: 10-11), hay thuật ngữ triết học gọi là tự do - tất yếu. Thực chất của song đề đó là nh− sau: Chúng ta có thể đi xa tới mức nào với t− cách là những con ng−ời hành động tích cực? Hay hầu hết những điều chúng ta làm chỉ là kết quả của các thế lực xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và bị các thế lực đó câu thúc? (Giddens, 2001: 666-669). Mặt khác, không phải lúc nào con ng−ời ta (kể cả những ng−ời hợp lý nhất) cũng tính toán khi hành động. Nhiều khi ta hành động theo thói quen, theo cái mà P. Bourdieu gọi là tập tính (habitus) - tức những mẫu hình suy nghĩ, hành động và thị hiếu mà ta có, nhập tâm đ−ợc do nắm giữ lâu dài một vị trí nhất định trong đời sống xã hội. Tập tính "hoạt động bên d−ới tầng ý thức và ngôn ngữ, không thuộc lĩnh vực mà con ng−ời ta có thể tự chiêm quan tìm hiểu và dùng ý chí để kiểm soát đ−ợc" (Bourdieu, 1984: 466). Chúng ta cần thêm câu hỏi sau: xen giữa song đề trên, tập tính - cái không hẳn do chúng ta chủ định lựa chọn, cũng không hoàn toàn chịu sự quy định của cơ cấu khách quan, mà là sự kết hợp giữa cơ cấu khách quan với hành động chủ quan - có vai trò đến đâu trong hành động của ng−ời nông dân? Hi vọng rằng những nghiên cứu sắp tới về ng−ời nông dân không chỉ giúp ta hiểu rõ và sâu hơn về họ, mà còn góp cứ liệu để giới xã hội học Việt Nam tham gia vào cuộc tranh luận lý thuyết lớn này. Sách báo trích dẫn 1. Baker, C. 1981. "Economic reorganization and the slump in South and Southeast Asia". Comparative Studies in Society and History. Vol. 23, N. 3. 2. Becker, H. 1998. Tricks of the trade. Chicago: The University of Chicago Press. 3. Bourdieu, P. 1984. Distinction: a social critique of the judgement of taste. Cambridge, Mass.: Harvard university press. 4. Brocheux, P. 1983. "Moral economy or political economy? The peasants are always rational". Journal of Asian Studies, Vol. XLII, Issue 4. 5. Bùi Quang Dũng. 2002. "Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính". Tạp chí Xã hội học, N. 3. 6. Chovanes, A. 1986. "On Vietnamese and other peasants". Journal of Southeast Asian Studies. Vol. XVII, N. 2, September. 7. Chu Hồng Vân. 2003. "Trong cơn sốt quận mới. Những số phận bị cuốn vào 'chuyện đất'". Báo Giáo dục và thời đại, ngày 22/7. 8. Đinh Quang Huy. 2004. "Bà Hồng hiến đất". Báo Lao động ngày 18/8. 9. Đỗ Thanh H−ơng. 2004. "'Cuộc chiến' ở khu công nghiệp An Khánh tỉnh Hà Tây". Báo An ninh thế giới ngày 19 tháng 2. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Huy Bích 25 10. Feeny, D. 1983. "The moral or the rational peasant? Competing hypotheses of collective action". Journal of Asian Studies, Vol. XLII, N. 4. 11. Giddens, A. 2001. Sociology. Fourth edition. Cambridge: Polity Press. 12. Hà Nguyên Huyến. 2003. "Nhức nhối giải phóng mặt bằng". Báo Văn nghệ, ngày 31/5. 13. Keyes, C. 1983a. "Peasant strategies in Asian societies: moral and rational economic approaches - a symposium". Journal of Asian Studies, Vol. XLII, N. 4. 14. Keyes, C. 1983b. "Economic action and Buddhist morality in a Thai village". Journal of Asian Studies, Vol. XLII, N. 4. 15. Leaf, M. 2000. "Vùng ven đô của Việt Nam: Việc quản lý hành chính sự phát triển đô thị của Hà Nội". Tạp chí Xã hội học, N. 3. 16. Luong Van Hy. 1992. Revolution in the village. Tradition and transformation in North Vietnam, 1925-1988. Honolulu: University of Hawaii press. 17. Mai Huy Bích & Lê Thị Kim Lan. 1999. "Địa vị phụ nữ ng− dân một số làng đánh cá miền Trung". Tạp chí Xã hội học, N. 3-4. 18. Marshall, G. 1998. A dictionary of sociology. Oxford: Oxford University Press. 19. Minh Tâm, 2004. "Đánh mất lòng tự trọng công dân". Báo Lao động ngày 4/11. 20. Peletz, M. 1983. "Moral and political economies in rural southeast Asia. A review article". Comparative Studies in Society and History, Vol. 25, Issue 4 (October). 21. Popkin, S. 1979. The Rational Peasant. The Political Economy of Rural Society in Vietnam. Berkeley: University of California Press. 22. Scott, J. 1976. The Moral Economy of the Peasants. Rebellion and Subsistence in Southeast Asia. New Haven: Yale University Press. 23. Đài Tiếng nói Việt Nam. 2003. "Đắc Lắc vào vụ bông vải". "Thời sự", 6 h sáng 19/12. 24. Trần Đan Tâm & Nguyễn Vi Nhuận. 2000. "Những biến đổi xã hội ở vùng ven đô Thành phố Hồ Chí Minh d−ới áp lực đô thị hóa". Tạp chí Xã hội học, N. 1. 25. Đài Truyền hình Việt Nam 1. 2003. "Thời sự", 12 giờ tr−a 28/7. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2004_maihuybich_9486.pdf