Tài liệu Góp phần tìm hiểu lý thuyết cơ cấu - chức năng: Xã hội học số 4 (80), 2002 13
Góp phần tìm hiểu
lý thuyết cơ cấu - chức năng
Bùi Đình Thanh
Tầm quan trọng của lý thuyết đối với sự phát triển của khoa học nói chung,
khoa học xã hội nói riêng trong đó bao gồm cả xã hội học là điều đã đ−ợc giới nghiên
cứu khoa học khẳng định, không còn gì phải bàn cãi.
Max Weber đã có những nhận xét sâu sắc về quá trình hình thành và biến
chuyển của các lý thuyết khoa học: "Bộ máy trí tuệ mà quá khứ đã phát triển bằng
một sự xây dựng về ý t−ởng, nghĩa là bằng một sự biến đổi trong ý t−ởng thực tế
đ−ợc cảm nhận ngay tức khắc và bằng việc đ−a sự biến đổi đó vào trong những khái
niệm t−ơng ứng với trình độ các kiến thức và với ph−ơng h−ớng những lợi ích của
thực tế đó. Bộ máy trí tuệ nh− thế luôn luôn ở vào trạng thái đấu tranh với những
kiến thức mới mà chúng ta có thể và muốn có từ thực tế hiện tại.
Chính là trong cuộc đấu tranh đó mà tiến bộ của các khoa học đ−ợc thực hiện.
Lịch sử các khoa học về đời sống xã hội do đó v...
7 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần tìm hiểu lý thuyết cơ cấu - chức năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (80), 2002 13
Góp phần tìm hiểu
lý thuyết cơ cấu - chức năng
Bùi Đình Thanh
Tầm quan trọng của lý thuyết đối với sự phát triển của khoa học nói chung,
khoa học xã hội nói riêng trong đó bao gồm cả xã hội học là điều đã đ−ợc giới nghiên
cứu khoa học khẳng định, không còn gì phải bàn cãi.
Max Weber đã có những nhận xét sâu sắc về quá trình hình thành và biến
chuyển của các lý thuyết khoa học: "Bộ máy trí tuệ mà quá khứ đã phát triển bằng
một sự xây dựng về ý t−ởng, nghĩa là bằng một sự biến đổi trong ý t−ởng thực tế
đ−ợc cảm nhận ngay tức khắc và bằng việc đ−a sự biến đổi đó vào trong những khái
niệm t−ơng ứng với trình độ các kiến thức và với ph−ơng h−ớng những lợi ích của
thực tế đó. Bộ máy trí tuệ nh− thế luôn luôn ở vào trạng thái đấu tranh với những
kiến thức mới mà chúng ta có thể và muốn có từ thực tế hiện tại.
Chính là trong cuộc đấu tranh đó mà tiến bộ của các khoa học đ−ợc thực hiện.
Lịch sử các khoa học về đời sống xã hội do đó vẫn sẽ là một sự quá độ tiếp tục của ý
định sắp đặt về mặt ý t−ởng những hiện t−ợng với việc khái niệm hóa sự giải thể
những hình t−ợng trí tuệ đã đạt đ−ợc bằng sự mở rộng và di chuyển của chân trời
khoa học, rồi sau đó lại xây dựng những khái niệm mới trên cơ sở đ−ợc thay đổi đó1.
Lịch sử xã hội học, nếu chỉ tính từ Auguste Comte và Karl Marx đến nay mới
chỉ hơn 150 năm, nh−ng trong thời gian đó, khi đã đ−ợc thừa nhận là một môn khoa
học, nó đã phát triển mạnh mẽ với nhiều lý thuyết nhằm cố gắng giải đáp các vấn đề
xã hội đ−ợc đặt ra trong đời sống hiện đại.
Trong bài viết này, tôi muốn góp phần tìm hiểu một trong những lý thuyết đó,
lý thuyết cơ cấu (hoặc cấu trúc) chức năng.
Tại cuộc Hội thảo quốc gia về Xã hội học lần thứ nhất tại Hà Nội trong tháng
4.2001, đã có nhiều bản tham luận nhấn mạnh cần tăng c−ờng nghiên cứu lý luận
trong nhiệm vụ xây dựng sự phát triển bền vững của Xã hội học Việt Nam.
Trong điều kiện lịch sử cụ thể của n−ớc ta hiện nay, thời kỳ quá độ xây dựng
chủ nghĩa xã hội vận động trong một bối cảnh lịch sử có thể tạm gọi là một quá trình
1 Méthodologie de Max Weber (Ph−ơng pháp luận của M.Weber). Nxb Des temps modernes.
Paris. 1967. pp.1836
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Góp phần tìm hiểu lý thuyết cơ cấu - chức năng 14
vận động kép của một hiện t−ợng xã hội hình thành từ sự thẩm thấu qua lại giữa
một bên là quá trình lịch sử tự nhiên từ một xã hội chậm phát triển sang một xã hội
văn minh, hiện đại và một bên là quá trình chuyển từ một nền kinh tế hoạt động
theo cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa.
Sự vận động của quá trình kép đó là cực kỳ phức tạp vì các quan hệ xã hội
gắn với cơ cấu xã hội không còn đơn giản nh− tr−ớc do sự thay đổi nhanh chóng về cơ
cấu giai cấp xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp, do những chuyển dịch, di động xã
hội với những quá trình thay đổi của những tác nhân xã hội, của những cộng đồng
lớn hoặc nhỏ đi đôi với những chức năng t−ơng ứng làm cho các quan hệ xã hội phong
phú hơn, phức tạp hơn tuy không làm thay đổi bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, ngày nay khi đi vào nghiên cứu những chủ đề xã hội học quan
trọng ở n−ớc ta, dù trên cấp độ vĩ mô (ví nh− với chủ đề xã hội Việt Nam trong quá
trình hội nhập toàn cầu hóa), hoặc trong từng lĩnh vực riêng biệt (ví nh− xã hội học
về cơ cấu xã hội, về xóa đói giảm nghèo, về xã hội học gia đình, xã hội học văn hóa, xã
hội học giáo dục, xã hội học quyền lực, về Nhà n−ớc...), không thể không hiểu biết, dù
ở mức độ khái quát nhất các lý thuyết về cơ cấu - chức năng.
Lý thuyết cơ cấu - chức năng là kết quả của một quá trình phát triển và tổng
hợp của nhiều khái niệm trải dài qua nhiều thập kỷ.
Tr−ớc hết, xin nhắc lại khái niệm về cơ cấu xã hội. Ng−ời ta ghi nhận là khái
niệm đầu tiên về cơ cấu đ−ợc sử dụng trong khoa học tự nhiên ở thế kỷ 17 với nghĩa
là tổ chức. Đến thế kỷ 19, khái niệm cơ cấu mới đ−ợc sử dụng trong khoa học xã hội
với nghĩa một cơ thể sống, một cơ quan của xã hội, một hệ thống. Từ đó dẫn đến khái
niệm của Auguste Comte là bất cứ một hiện t−ợng xã hội nào chỉ có thể đ−ợc giải
thích bằng cách gắn nó với một cơ cấu đ−ợc xem nh− một tổng thể.
Khái niệm cơ cấu cũng đ−ợc khoa học tâm lý (Kochler, Piaget), tâm lý học xã
hội (Lewin) và ngôn ngữ học (de Saussure, Troubetjkoù) sử dụng.
Trong lĩnh vực xã hội học, "cơ cấu đ−ợc xem là một tổng thể các yếu tố có
những mối quan hệ giữa chúng với nhau theo kiểu bất cứ một sự thay đổi nào
của một yếu tố hoặc một quan hệ tất yếu dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố
quan hệ khác2 .
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20, xuất hiện lý thuyết về cơ cấu xã hội
mà ng−ời mở đầu là Claude Lévi Strauss, nhà nhân học với tác phẩm nổi tiếng:
"Những cơ cấu sơ đẳng của hệ thân tộc" và sau đó đã có ảnh h−ởng sâu rộng trong
nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (triết học, nhân học, sử học, ngôn ngữ
học, xã hội học).
Hệ thức (paradigme) của lý thuyết cơ cấu xác định mục đích nghiên cứu
của nó là khám phá ra các cơ cấu, sự vận hành của chúng và những quy luật nội
tại của chúng.
2 André Akoun: Từ điển xã hội học. Paris - 1999, Tr. 510.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Đình Thanh 15
Trong khi học thuyết Marx giải thích các hiện t−ợng xã hội dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích sự tiến hóa của
các quan hệ xã hội thông qua những mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh cách mạng làm
cho xã hội biến đổi, phát triển từ thấp đến cao thì lý thuyết cơ cấu xã hội chủ tr−ơng
hoàn toàn ng−ợc lại, từ bỏ sự phân tích các hiện t−ợng xã hội theo cách tiếp cận lịch
sử và coi trọng việc nghiên cứu các trạng thái xã hội ổn định. Theo nhà xã hội học
Fougeyrollas, đó là sự khác biệt lớn nhất giữa chủ nghĩa Marx và lý thuyết cơ cấu xã
hội. Nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieu đ−ợc xem là ng−ời có nhiều đóng góp vào
sự phát triển lý thuyết cơ cấu xã hội d−ới tên gọi là lý thuyết "hậu cơ cấu".
Đặc điểm quan trọng nhất của Pierre Bourdieu trong lĩnh vực này là ông đã
kế thừa những luận điểm khoa học của Emile Durkheim, Max Weber, đặc biệt là của
Marx để xây dựng những luận điểm khoa học của mình.
Pierre Bourdieu muốn t− duy lại toàn bộ các quan hệ xã hội, vì qua toàn bộ
các quan hệ này mà những bộ phận khác nhau của "không gian xã hội" đ−ợc xác
định. Ông xem lý thuyết cơ cấu xã hội có một hiệu quả tạm thời do tính hiện thực
của nó cho phép cắt đứt với cái đ−ợc ông gọi là "xã hội học tự phát" và phê phán
mạnh mẽ tính máy móc của lý thuyết cơ cấu xã hội. Luận thuyết của Pierre
Bourdieu rất coi trọng mối quan hệ biện chứng giữa các tác nhân và cơ cấu xã hội,
không xem các tác nhân nh− những phản ánh đơn giản của các cơ cấu khách quan.
Điều đó đã đ−ợc ông nói rất rõ trong tác phẩm nổi tiếng "Nghề nghiệp của xã hội
học", "Sự mô tả những thái độ, những ý kiến và những nguyện vọng cá nhân không
thể đem lại nguyên lý giải thích sự vận hành của một tổ chức, mà chính là sự hiểu
đ−ợc lôgic khách quan của tổ chức mới đ−a tới nguyên lý giải thích những thái độ,
những ý kiến và những nguyện vọng ấy" 3.
Do hệ thống cơ cấu áp đặt một cách máy móc những chuẩn mực ứng xử cho
các cá nhân, nên không thể hiểu đ−ợc những sáng tạo, những cách tân của các tác
nhân xã hội.
Do đó, vấn đề là phải giải thích tại sao những sự tập luyện xã hội tạo ra và
khắc sâu những ph−ơng thức cảm nhận và ứng xử ở các tác nhân xã hội. Gia đình và
hệ thống giáo dục cùng với kinh nghiệm xã hội góp phần quan trọng vào việc tạo ra
những ph−ơng thức cảm nhận và ứng xử đó. Nh− vậy, những chủ thể nằm trong
những điều kiện xã hội khác nhau sẽ đạt tới những t− thế khác nhau tùy theo thời
điểm lịch sử và vị trí của họ trong một hệ thống cơ cấu xã hội nhất định.
Một trong những khái niệm đáng chú ý của Pierre Bourdieu là tái sản xuất
xã hội. Đó tr−ớc hết là tái sản xuất hệ thống liên hệ của các giai cấp đ−ợc xác nhận
bởi những dự kiến về sự phân phối những tài sản kinh tế và văn hóa.
Lý thuyết cơ cấu, khi nghiên cứu các xã hội gọi là truyền thống th−ờng có
khuynh h−ớng xem các cơ cấu xã hội là bất biến và không phải bao giờ cũng tìm
3 Le Métier de Sociologue. Ed. Mouton. Bordas. Paris - 1968. pp. 41.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Góp phần tìm hiểu lý thuyết cơ cấu - chức năng 16
hiểu toàn bộ những điều kiện đẻ ra những sự lặp đi lặp lại đó. Theo Pierre
Bourdieu, sự phân tích của Marx đã đem lại lời giải đáp chung cho vấn đề tái sản
xuất của hệ thống cơ cấu xã hội bao gồm các giai cấp, nh−ng sự phân tích đó chủ
yếu tập trung vào các quan hệ kinh tế và mối quan hệ có ý nghĩa quyết định nhất
là sự chiếm hữu t− bản.
Sự đóng góp của Pierre Bourdieu là nhằm tới cả kết quả của những sự kiện
tái sản xuất văn hóa, đặc biệt chú trọng tới những chức năng của hệ thống tr−ờng
học trong sự tái sản xuất ấy và trong sự phân biệt văn hóa. Về điểm này, Bourdieu
đã đ−a ra những khái niệm mới về t− bản.
Thuật ngữ t− bản, theo nghĩa truyền thống của từ này đ−ợc dùng để chỉ t−
bản kinh tế do chiếm hữu t− bản kinh tế, nguyên nhân cơ bản tạo ra những vị trí
giai cấp và tầng lớp khác nhau trong cơ cấu xã hội. Bourdieu đã dành một phần quan
trọng cho sự phân tích hình thức thứ hai của t− bản là "t− bản văn hóa" d−ới hai
dạng: "t− bản học hành" đ−ợc tiếp thu qua nhà tr−ờng và "t− bản văn hóa thừa kế"
do gia đình truyền thụ.
Một hình thức thứ ba của t− bản đ−ợc phân tích là "t− bản xã hội" đ−ợc xác
định chủ yếu bằng toàn bộ những liên hệ xã hội mà nó đặc biệt có thể nắm giữ do
những nguồn gốc xã hội và sử dụng nh− một t− bản.
Thuật ngữ "t− bản" nh− vậy có những định nghĩa khác so với từ vựng kinh tế
và cho phép khám phá những xung đột khác với những xung đột thuộc loại kinh tế
trong quan hệ giữa tổng thể các cơ cấu xã hội nói chung, cũng nh− trong từng cơ cấu
xã hội nói riêng.
Vận dụng những quan điểm của Bourdieu vào việc phân tích các hình thức t−
bản nói trên dẫn đến sự hình thành và trao đổi các quyền lực trong xã hội Việt Nam
hiện nay với những hiệu quả tiêu cực của nó (quan liêu, tham nhũng, lệch chuẩn xã
hội, suy đồi kỷ c−ơng, đạo đức...) là điều rất có ý nghĩa.
Về đại thể trong lịch sử môn xã hội học, các nhà nghiên cứu chia lý thuyết cơ
cấu - chức năng thành ba biến thể:
Lý thuyết chức năng cổ điển: lý thuyết này tìm thấy ở tr−ờng phái của
Emile Durkheim nguồn cảm hứng lý thuyết với những ng−ời đầu tiên đặt nền
móng là Malinowoki và Radeliffe-Brown. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, lý
thuyết này phát triển mạnh mẽ. Lý thuyết đó đã đánh giá qúa cao mức độ hội
nhập và cố kết của những hệ thống xã hội và đề cao sự hài hòa của tổng thể xã
hội, mà không chú trọng đến những mâu thuẫn, xung đột, những sự đảo lộn vẫn
th−ờng xảy ra trong xã hội. Đó chính là điều mà nhà xã hội học Mỹ Robert
Merton phê phán là một lý thuyết "chức năng tuyệt đối". Điều đó dẫn đến chỗ quy
cơ cấu xã hội đơn giản chỉ còn là những nghề nghiệp và thái độ ứng xử của các cá
nhân chỉ còn là sự sắp đặt của các vai trò đ−ợc quyết định bởi các quy chế nghề
nghiệp của các đối t−ợng đ−ợc nghiên cứu mà các đối t−ợng này đều h−ởng thụ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Đình Thanh 17
một nền văn hóa nh− nhau, trong khi sự phát triển của các hiện t−ợng xã hội, các
cơ cấu xã hội lại phong phú, phức tạp hơn nhiều.
Quan điểm đó của Merton đ−a ông đến chỗ đ−a ra khái niệm về một biến thể
của lý thuyết chức năng, đó là "lý thuyết chức năng t−ơng đối". Với biến thể này,
Merton nêu lên khái niệm về "hệ thức phân tích chức năng", đặt ra một số quy tắc
đòi hỏi nhà nghiên cứu không đ−ợc bỏ qua những tính cách "không chức năng", "đa
chức năng", thậm chí "trái chức năng" của một số yếu tố trong một hệ thống xã hội
nhất định. Merton cũng đề nghị cần có sự phân biệt giữa những chức năng hiển hiện
(tức là những hậu quả đ−ợc hiểu biết và mong muốn bởi những ng−ời tham dự trong
hệ thống cơ cấu xã hội) và những chức năng tiềm ẩn (tức là những hậu quả không
đ−ợc hiểu biết cũng nh− không đ−ợc mong muốn).
Cách tiếp cận các vấn đề nghiên cứu theo hệ thức phân tích chức năng đã
giúp cho Merton đ−a ra những điều đ−ợc ông gọi là "lý thuyết trung gian" để xử lý
một loạt vấn đề nh− hiện t−ợng lệch chuẩn xã hội, vấn đề ảnh h−ởng trong các nhóm
xã hội, vấn đề nhân cách, vấn đề những cách ứng xử quan liêu...
Biến thể thứ ba của lý thuyết chức năng là lý thuyết cơ cấu - chức năng do
nhà xã hội học Mỹ Talcott Parsons. Qua những công trình nghiên cứu của mình,
Talcott Parsons khẳng định những hành động xã hội mang những đặc tính của một
hệ thống xã hội.
Để thực hiện đ−ợc điều đó, ông đề ra một ph−ơng thức phân tích gồm hai
giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất nhằm phát hiện từ trong lòng hệ thống xã hội đ−ợc
nghiên cứu những bộ phận cấu thành t−ơng đối ổn định, chúng tạo thành cơ cấu
của hệ thống xã hội và do tính độc lập của chúng trong những biến động ngắn hạn
đ−ợc xem là những "hằng số". Những "hằng số" đó là những cơ sở quy chiếu dễ tiến
hành nghiên cứu.
Giai đoạn thứ hai nhằm tìm ra một lời giải bằng các cơ chế tạo nên sự thích
hợp của hệ thống xã hội đối với những điều kiện môi tr−ờng của nó, trong cơ cấu nội
tại của nó. Đó là thời điểm năng động của sự phân tích đòi hỏi một sự quan tâm sâu
sắc đến các quá trình và ý nghĩa của chúng theo quan điểm của lý thuyết cơ cấu -
chức năng đối với sự duy trì của hệ thống xã hội đ−ợc xem xét.
Nói một cách khác, Talcott Parsons đề ra cho lý thuyết cơ cấu chức năng của
ông hai vấn đề phải giải quyết: vấn đề thứ nhất là những điều kiện để duy trì và
thực hiện sự vận động của hệ thống xã hội, vấn đề thứ hai là những ph−ơng thức của
bản thân hành động xã hội trong quá trình vận động của hệ thống xã hội.
Để giải quyết vấn đề thứ nhất, Talcott Parsons đ−a ra những đòi hỏi về chức
năng đối với mọi hệ thống hành động cũng nh− đối với các yếu tố cơ cấu t−ơng ứng
với hệ thống đó.
Những đòi hỏi về chức năng đó gồm có 4 yếu tố đ−ợc thể hiện thành một sơ đồ
AGIL với những nội dung nh− sau:
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Góp phần tìm hiểu lý thuyết cơ cấu - chức năng 18
A (Adaptation): sự thích nghi với môi tr−ờng bên ngoài
G (Goal): sự thực hiện các mục đích
I (Integration): sự hội nhập và các hành động
L (Latents): sự duy trì các mô hình tiềm ẩn
Bốn sự đòi hỏi đó hợp thành bốn chức năng cơ bản
Trên thực tế, bản thân hệ thống xã hội với những hệ thống cơ sở vật chất,
sinh học, tinh thần, văn hóa làm thành cơ sở môi tr−ờng của nó cũng chỉ là một phân
hệ hành động. Nó đ−ợc phân tích thành những yếu tố cơ cấu liên quan chặt chẽ với
nhau: những "vai trò" làm cho hành động xã hội thích nghi với môi tr−ờng thông qua
trung gian của các cơ thể sống, những "tập thể" xác định và kiểm sát các "vai trò" đó,
những "chuẩn mực" là những th−ớc đo của sự hội nhập các tập thể đó.
Theo quan điểm nói trên thì xã hội học cũng là một khoa học về hành động xã
hội nh− kinh tế học, chính trị học, tâm lý xã hội học. Do đó, nó phải phối hợp nghiên
cứu với các môn khoa học xã hội và nhân văn đó.
Đối với vấn đề thứ hai (những ph−ơng thức của bản thân hành động xã hội
trong quá trình vận động của hệ thống xã hội), hành động xã hội phải đối mặt với
những sự lựa chọn liên quan đến sự đánh giá của tác nhân với đối t−ợng hành động
của nó cũng nh− đến thái độ mà nó phải có đối với đối t−ợng hành động đó. Những
cái đó đ−ợc xem nh− là các biến số của cơ cấu chức năng cho phép phân tích những
hành động của các cá nhân cũng nh− của các tập thể (ví nh− các nghề nghiệp, các
phân tầng xã hội, gia đình, các đảng phái chính trị, các loại hình xã hội tổng thể).
Vận dụng 4 điều đòi hỏi về chức năng nói trên để nghiên cứu xã hội công
nghiệp hiện đại, lý thuyết cơ cấu chức năng của Talcott Parsons đã đ−a ra những
giải thích về những giá trị chủ yếu và có tính phổ quát trong xã hội đó, ví nh− sự nổi
trội của các vấn đề kinh tế, giá trị của các nghề nghiệp khoa học và kỹ thuật đ−ợc đề
cao, sự thành đạt cá nhân đ−ợc coi trọng, sự phát triển của gia đình hạt nhân.
Nhìn chung lại, lý thuyết cơ cấu, chức năng không chú trọng đi tìm những
nguyên nhân xã hội hoặc ngoài xã hội để nghiên cứu và giải đáp những vấn đề xã
hội, những hiện t−ợng xã hội mà là tìm những chức năng với sự cần thiết nằm ngay
trong lòng mỗi trật tự xã hội. Do đó, điều quan trọng đối với lý thuyết đó không phải
là sự ra đời, sự khởi đầu của hiện t−ợng xã hội mà là sự duy trì hiện t−ợng xã hội đó
và lôgíc tất yếu là nó xem nhẹ, thậm chí gạt ra ngoài ph−ơng pháp tiếp cận lịch sử.
Điểm yếu căn bản của lý thuyết cơ cấu chức năng là nó không kết hợp đ−ợc
một cách hợp lý giữa lý luận và thực tiễn. Ph−ơng pháp của Talcott Parsons trong lý
thuyết cơ cấu chức năng thiên về phân tích hơn là tổng hợp, chú trọng đồng đại hơn
là lịch đại.
Từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20, lý thuyết cơ cấu - chức năng giảm dần
tính hấp dẫn và bắt đầu nổi lên những ý kiến phê phán lý thuyết đó, mà ng−ời khởi
x−ớng là Wright Mills, nhà xã hội học Mỹ. Sự phê phán đó diễn ra trong bối cảnh có
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Bùi Đình Thanh 19
nhiều sự biến kinh tế và chính trị làm tình hình thế giới chao đảo (sự thất bại của
các ch−ơng trình chống đói nghèo trên toàn thế giới, sự phân biệt chủng tộc gia tăng,
cách mạng Cuba, chiến tranh ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng của xã hội Mỹ...)
Những công trình nghiên cứu của Wright Mills phần nào có sự nối lại với
dòng mạch lịch sử và phê phán của xã hội học châu Âu thời Marx và Weber.
*
* *
Nhìn chung lại, có thể đánh giá khái quát lý thuyết chức năng (bao gồm các
biến thể của nó) là nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của t− duy xã hội học trong
việc nghiên cứu, đi sâu vào những ph−ơng thức quan hệ giữa các thể chế trong xã
hội, đặc biệt là giữa những tổ chức kinh tế, quan hệ thân tộc, những sự sắp xếp về
chính trị, những quan hệ tôn giáo và những ý thức xã hội.
Nh−ng, lý thuyết đó có những điểm yếu căn bản. Về thực chất, đó là một hệ
thống khép kín nên nó đã bất lực khi phải giải thích một cách thuyết phục, có lý luận
đ−ợc thực tiễn kiểm nghiệm vì sao những mô hình xã hội khác nhau tồn tại dai dẳng
và biến đổi? Ph−ơng pháp t− duy của lý thuyết chức năng đã quy các quá trình xã hội
vào những hệ thống xã hội hoặc hình thái xã hội khép kín và tự duy trì nh− những cơ
cấu và thể chế xã hội không biến đổi.
Xét đến cùng, lý thuyết chức năng đã thiếu ph−ơng pháp lôgíc biện chứng về
các quá trình biến đổi và phát triển của xã hội. Ph−ơng pháp lôgíc đó chỉ có thể đ−ợc
phân tích trên cơ sở các quá trình lịch sử, điểm mạnh cơ bản của học thuyết Marx.
Lý thuyết chức năng, trái lại đã rất coi nhẹ, thậm chí còn bỏ qua lịch sử. Điều đó đã
triệt tiêu khả năng của nó phân tích và giải thích sự quá độ từ một ph−ơng thức sản
xuất này sang một ph−ơng thức sản xuất khác.
Các tài liệu tham khảo
1. Stephen Mennell: Sociological Theory. England. 1980.
2. Gilles Ferreal. Histoire de la pensée sociologique. Ed.Armand Colin. Paris. 1994
3. Histoire de la Sociologie. Tome 2. Ed. La Découverte. Paris. 1996.
4. Pierre Ansart. Sociologies conteimporaines. Paris. 1999.
5. Dictionnaire de Sociologie. Ed. du Seuil Paris. 1999.
6. The Blackwell Dictionary of sociological. Oxford. England. 2000.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2002_buidinhthanh_4425.pdf