Tài liệu Góp phần nghiên cứu sự tạo phức của methionine với nguyên tố vi lượng đồng (Cu): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU SỰ TẠO PHỨC CỦA METHIONINE
VỚI NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG ĐỒNG (Cu)
Nguyễn Hoàng Hà*, Nguyễn Thị Tuyết Trinh*, Ca Thị Thúy*, Nguyễn Thành Trung*
TÓM TẮT
Đồng có trong thành phần của enzim, nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của
con người và động vật. Đồng cần trong lĩnh vực phát triển và bảo vệ hệ tim mạch, xương, cấu tạo và chức
năng của thần kinh trung ương và chức năng tạo hồng cầu bao gồm cả sự chuyển hóa sắt. Gần như tất cả
ion đồng trong dịch và tế bào tồn tại dưới dạng liên kết với protein và ít hơn như là hợp chất phức với acid
amin.
Đề tài khảo sát sự tạo thành phức chất giữa đồng và methionine được thực hiện bằng phương pháp
quang phổ tử ngoại – nhìn thấy và ứng dụng để định lượng methionine.
SUMMARY
RESEARCH COMPLEX – FOR...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần nghiên cứu sự tạo phức của methionine với nguyên tố vi lượng đồng (Cu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU SỰ TẠO PHỨC CỦA METHIONINE
VỚI NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG ĐỒNG (Cu)
Nguyễn Hoàng Hà*, Nguyễn Thị Tuyết Trinh*, Ca Thị Thúy*, Nguyễn Thành Trung*
TÓM TẮT
Đồng có trong thành phần của enzim, nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của
con người và động vật. Đồng cần trong lĩnh vực phát triển và bảo vệ hệ tim mạch, xương, cấu tạo và chức
năng của thần kinh trung ương và chức năng tạo hồng cầu bao gồm cả sự chuyển hóa sắt. Gần như tất cả
ion đồng trong dịch và tế bào tồn tại dưới dạng liên kết với protein và ít hơn như là hợp chất phức với acid
amin.
Đề tài khảo sát sự tạo thành phức chất giữa đồng và methionine được thực hiện bằng phương pháp
quang phổ tử ngoại – nhìn thấy và ứng dụng để định lượng methionine.
SUMMARY
RESEARCH COMPLEX – FORMATION OF METHIONINE WITH MICROELEMENT Cu
Nguyen Hoang Ha, Nguyen Thi Tuyet Trinh, Ca Thi Thuy, Nguyen Thanh Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 1 - 5
Copper, as a component of numerous cuproenzymes, play a vital role in many physiologic function
in man and animals. Copper is involved the development and mantenance of cardiovascular and skeletal
integrity, centra nervous system structure and function, and erythropoietic function including iron
metabolism. Nearly all the copper ions in fluids and cells exists in a protein- bound form and lesser extent,
as complexes with amino acids.
The study on the complex formation between copper and methionine was carried out by UV-VIS
spectrophotometry method and its use for quantitative determination.
TỔNG QUAN
Methionine: (acid D,L-α-amino-γ-metyltiobutiric)
H3C S CH2 CH2 CH
NH2
C OH
O
hay R CH
NH2
COOH
Methionine là bột tinh thể màu trắng, có mùi đặc
trưng, vị hơi ngọt, hơi khó tan trong nước.
Methionine là một acid amin thiết yếu có trong thành
phần của chế độ ăn và trong công thức của các chế
phẩm đa acid amin để nuôi dưỡng. Methionine tăng
cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế
cho acetylcystein để điều trị ngộ độc paracetamol.
Methionine sử dụng để chữa, phòng các bệnh và bị
ngộ độc gan: sơ gan, bệnh gan do nhiễm arsenit,
nhiễm cloroform, benzol và các hóa chất khác, bệnh
nghiện rượu mãn tính. Methionine thể hiện công
hiệu trong điều trị bệnh nhiễm mỡ gan. Ngoài ra,
methionine sử dụng để trị bệnh loạn dưỡng do thiếu
protit ở trẻ em và người lớn bị mắc bệnh lỵ và các
bệnh nhiễm khuẩn mãn tính. Đối với bệnh sơ vữa
động mạch, methionine làm giảm cholesteron và
tăng phospholipit trong máu.
* Khoa Khoa Học Cơ Bản, Đại Học Y Dược - TP.HCM
Khoa Học Cơ Bản 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Nguyên tố vi lượng đồng (Cu)
Đồng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng với hàm
lượng rất nhỏ, dư đồng thường gặp hơn thiếu và rất
nguy hiểm. Đồng là hợp phần cấu thành nhiều
enzime kim loại. Đồng hoạt động như coenzime, chất
dẫn truyền thần kinh của khả năng thức tỉnh và chú
ý. Nó cũng là coenzime cần thiết cho quá trình tạo
thành melamin sắc tố của da, đồng thời can thiệp vào
hoạt động chuyển hóa mô liên kết cũng như tham gia
vào chuỗi hô hấp. Đồng đóng vai trò quan trọng trong
chuyển hóa sắt, thiếu đồng dẫn tới rối loạn chuyển
hóa sắt và dẫn tới thiếu máu.
Phức methionine với Cu2+
H3C S CH2 CH2 CH
NH2
C O
O
Cu
O
O
C
H2N
CH CH2 CH2 S CH3
[Cu(Meth)2] là phức chelat, trong đó ion Cu2+
đóng vai trò là chất tạo phức và methionine là các
phối tử. Mỗi phân tử methionine sử dụng cả hai
nhóm chức. Trường hợp thứ nhất nó liên kết với ion
Cu2+ qua nitơ của nhóm amin theo cơ chế cho nhận,
trường hợp thứ 2 nó liên kết qua oxy của nhóm
carbonyl bởi liên kết cộng hóa trị thông thường.
Ứng dụng của phức methionin-Cu2+
Phức methionin-Cu2+ góp phần giải thích sự vận
chuyển của Cu2+ và methionin trong cơ thể người.
Methionin là acid amin quan trọng do tính chất dược
lý cũng như ứng dụng, những hiểu biết về phức
methionin-Cu2+ góp phần làm sáng tỏ cơ chế tác
dụng của methionin cũng như của nguyên tố vi
lượng.
Phương pháp phổ UV-VIS
Sơ đồ tổng quát của máy so màu
Ion Cu2+ tạo phức màu xanh dương với hai phân
tử methionin. Phức bền khoảng pH từ 2,0-3,0, có
λmax ở 748nm. Dựa vào các dữ kiện này ta tính được
lượng methionin có trong chế phẩm.
Phương pháp Pope-stevens
Nguyên lý
Ở môi trường dung dịch đệm borat hoặc
phosphat, các acid amin kết hợp với muối đồng thành
một phức chất “acid amin-đồng” hòa tan theo phản
ứng:
R CH
COOH
NH2
+ Cu2+ RCH
HOOC
H2N
CH
NH2
C O
O
Cu
O
O
C
H2N
CH RR+
Nguồn sáng
hν
Đơn sắc
Cuvet
đựng
mẫu
hν Khuyếchđại
Phát hiện tín
hiệu
Thu
bức
xạ
hν
Chuyên đề Khoa Học Cơ Bản và Y Tế Công Cộng 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Định lượng Cu2+ trong phức chất theo phương
pháp định lượng bằng iod gián tiếp:
2Cu2+ + 4KI 2CuI + I2
I2 + 2Na2S2O3 Na2S4O6 + 2NaI
Từ đó tính ra hàm lượng nitơ acid amin trong
mẫu thử.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Quét bước sóng để tìm bước sóng cực đại (λmax)
của phức methionin-Cu2+
Chuẩn bị dung dịch phức methionin (0,08M) –
Cu2+ (0,04M). Tiến hành quét bước sóng từ 1100-
190nm, thu được λmax = 748nm.
Khảo sát sự thay đổi nồng độ
methionin tham gia phản ứng
Chúng tôi giữ nồng độ Cu2+ không đổi, tăng dần
nồng độ methionin. Sau đó đo độ hấp thu của phức
chất. Kết quả thu được như sau:
1 2 3 4 5 6
[Cu2+] (M) 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04
[Methionin] (M) 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12
Độ hấp thu (A) 0,639 0,813 0,940 0,997 0,972 0,867
Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
0 0.05 0.1 0
[Methionine]
.15
Từ những kết quả trên, chúng tôi kết luận, khi
tăng tỉ lệ nồng độ methionin tham gia phản ứng thì
có sự tăng độ hấp thu của phức, đồng thời có sự dịch
chuyển cực đại hấp thu về bước sóng ngắn hơn và có
sự tăng cường độ màu của phức tạo thành. Điều này
cho thấy phản ứng tạo phức đã xảy ra. Và khoảng
nồng độ tuyến tính ứng với [methionin]: 0,01-0,08M
Khảo sát thời gian tạo phức bền
Pha dung dịch phức với nồng độ Cu2+ (0,04M)-
methionin (0,08M). Đo độ hấp thu của phức theo thời
gian tạo phức ta được kết quả sau:
Đo liền Sau 10 phút Sau 20 phút Sau 30 phút
1,043 1,016 0,934 0,748
Với kết quả trên ta thấy nên đo liền mẫu sau khi
pha xong để đạt được độ hấp thu tối ưu.
Xác định gần đúng hằng số bền của phản ứng tạo phức methionin-Cu2+ (0,08M –
0,04M) bằng phương pháp đo quang phổ hấp thu UV-VIS.
[Methionin]
]Methionin[
1
Abs phức
phứcAbs]Cu.[AbsCu
]Cu[
22
2
−++
+
0,02 50 0,650 - 0,0669
0,03 33,33 0,707 - 0,0588
0,04 25 0,770 - 0,0541
0,06 16,66 0,880 - 0,0471
0,08 12,5 0,980 - 0,0426
[Cu2+] = 0,04M; Abs Cu2+ = 0,517; b = -3,937;
tgα = -0,0006; β = 6,56.103
Khoa Học Cơ Bản 3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
-0.08
-0.06
-0.04
-0.02
0
0 20 40
X
Y
60
Với X:
]Methionin[
1
Y:
phứcAbs]Cu.[AbsCu
]Cu[
22
2
−++
+
Xác định methionin trong dược phẩm
dạng viên nang.
Xác định theo phương pháp quang phổ
UV-VIS
Lập đồ thị chuẩn
Cho vào 5 bình định mức 10 ml chính xác 1 ml
dung dịch Cu2+ 0,2M. Thêm chính xác vào các bình
lần lượt các thể tích: 1; 1,5; 2; 3; 4 ml dung dịch
methionin 0,2M. Rồi thêm nước cất 2 lần đến vạch
mức, lắc đều. Đo độ hấp thu của các dung dịch chuẩn
này trong cuvet 1 cm. Kết quả thu được như sau:
Số thứ tự 1 2 3 4 5
[Methionin] (M) 0,02 0,03 0,04 0,06 0,08
Abs 0,650 0,707 0,770 0,880 0,980
Đồ thị đường chuẩn: phương trình tuyến tính y
= 5,5207x + 0,5434; R2 = 0.9985
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1Methionin (M)
Đ
ộ
ha
áp
th
u
(A
)
α
Chuẩn bị mẫu
Cân chính xác 20 viên nang methionin 250 mg
(sản xuất tại: công ty cổ phần hóa – dựoc phẩm
MEKOPHAR, số lô sản xuất: 0070904), tính ra khối
lượng trung bình của mỗi viên 0,3086 g. Trộn đều,
nghiền mịn. Cân chính xác 0,4992 g đem hòa tan
trong nước cất hai lần đun nóng và định mức đến 50
ml bằng nước cất hai lần. Để yên 30 phút, lọc qua
giấy lọc khô và hứng dung dịch lọc vào 1 bình khô
khác. Thu được dung dịch mẫu.
Cách tiến hành:
Chuẩn bị 3 bình định mức 10 ml, thêm vào mỗi
bình 1 ml dung dịch Cu2+ 0,2M và 8 ml dung dịch
mẫu. Định mức bằng nước cất 2 lần đến vạch. Kết
quả thu được như sau:
Bình 1 Bình 2 Bình 3
[Cu2+] (M) 0,02 0,02 0,02
V dung dịch mẫu (ml) 8 8 8
Độ hấp thu (Abs) 0,773 0,774 0,772
Độ hấp thu trung bình 0,773
Dựa vào đồ thị chuẩn tính ra hàm lượng
methionin có trong 1 viên nang là:
m = 245 14 mg. ±
Xác định bằng phương pháp Pope –
Stevens
Chuẩn bị dung dịch
- Dung dịch thymolphatalein 0,25% trong cồn.
- Hỗn dịch đồng photphat gồm 3 dung dịch, khi
dùng pha với nhau:
Chuyên đề Khoa Học Cơ Bản và Y Tế Công Cộng 4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Dung dịch A: - CuCl2.2H2O 27,3g; nước cất vừa
đủ 1000 ml
Dung dịch B: - Na2HPO4.12H2O 64,5 g; NaOH 7,2
g; nước cất vừa đủ 2000 ml.
Dung dịch C: - Na2HPO4.12H2O 64,5 g; nước cất
vừa đủ 1000 ml.
Dung dịch treo đồng photphat gồm:
Dung dịch A: 1 thể tích
Dung dịch B: 1 thể tích
Dung dịch C: 4 thể tích
Lắc đều. Dung dịch treo này cần chuẩn bị 2, 3
ngày khi dùng.
- Acid acetic đậm đặc
- Kali iodur tinh thể
- Dung dịch NaOH 1N
- Dung dịch Na2S2O3 0,01N
- Dung dịch hồ tinh bột 1% trong nước.
Cách tiến hành
Cho vào bình định mức 100 ml: chất thử 5 ml,
thymolphtalein: 4 giọt. Nhỏ từng giọt NaOH 1N cho
đến khi có màu xanh nhạt. Cho 30 ml dung dịch treo
đồng photphat và thêm nước cất vừa đủ 100 ml
(lượng đồng photphat phải chắc chắn thừa đối với
lượng acid amin). Lắc kỹ, để yên 5 phút, lọc qua giấy
lọc khô.
Cho vào bình nón dung tích 100 ml: dịch lọc 40
ml, acid acetic đậm đặc 2 ml, KI tinh thể 2 g. Chuẩn
độ iod được giải phóng ra bằng Na2S2O3 0,01N cho
đến vàng nhạt cho thêm 1 ml hồ tinh bột và tiếp tục
chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01N cho đến mất màu hoàn
toàn.
Làm song song một mẫu trắng, trong đó 400 ml
nước cất 2 lần thay cho 40 ml dịch lọc.
Tính kết quả
322 OSNa
V (ml) Vtb
Mẫu 1 3,30 3,20 3,30 3,267
Mẫu 2 3,10 3,20 3,20 3,167
Mẫu 3 3,40 3,30 3,30 3,333
Hàm lượng nitơ acid amin trong 1000 ml chất
thử nitơ acid amin (g/l)
m = 0,00028(N – n)
1V
100 .
2V
1000
Với:
N: số mol Na2S2O3 0,01N sử dụng để định lượng
mẫu thử.
n: số mol Na2S2O3 0,01N sử dụng để định lượng
mẫu trắng.
V1: số ml chất thử (ở đây là 10 ml)
V2: số ml dịch lọc (ở đây 40 ml)
Vậy hàm lượng methionin có trong viên nang
methionin 250 mg:
m = 240,2 4,4 (mg) ±
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã
thu được một số kết quả:
- Đo được phổ của phức methionin với Cu2+ theo
tỷ lệ nồng độ 2:1 có giá trị bước sóng cực đại khác với
phổ riêng của methionin và ion Cu2+.
- Độ hấp thu của phức methionin – đồng phụ
thuộc tuyến tính vào nồng độ của methionin. Vì vậy
có thể sử dụng để xác định định lượng methionin
trong các chế phẩm.
- Xác định được lượng methionin có trong thuốc
methionin bằng phổ UV-VIS và bằng phương pháp
hóa học. Kết quả thu được có thể chấp nhận được
theo tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam, 2002, NXB
Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược điển Việt Nam, NXB Hà Nội, 176 – 177, 2002
2. British Pharmacopoeia 2001
3. Dược thư quốc gia Việt Nam – Bộ y tế, 678, Hà Nội
2002
4. Jean – Paul Curtay Josette Lyon, Bách khoa toàn toàn
thư về vitamin, muối khoáng và các nguyên tố vi
lượng, NXB Y học, 271 (2001).
5. Osterberg R. J. Biol. Chem, 243 (1968).
6. Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Như Thuận, Kiểm nghiệm
lương thực thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
141 (1975).
Khoa Học Cơ Bản 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gop_phan_nghien_cuu_su_tao_phuc_cua_methionine_voi_nguyen_to.pdf