Tài liệu Góp phần đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tình hình hiện nay: KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 37
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng và lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù,
xây dựng thành công xã hội mới. Muốn có lực
lượng phải thực hành đoàn kết vì “đoàn kết là
lực lượng”, muốn thực hành đoàn kết thì phải
làm tốt công tác dân vận.
Dân vận, theo Bác, là vận động quần
chúng nhân dân làm cách mạng, “đem tài dân,
sức dân, của dân để làm lợi cho dân”. Trong tác
phẩm Dân vận viết ngày 15-10-1949, Bác nêu
rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi một người dân không để sót một người nào,
góp thành lực lượng toàn dân để thực hành
những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”[1]. Trong
tình hình hiện nay, để đẩy mạnh củng cố và xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là ở vùng
sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
thì đẩy mạnh vận dụng học tập và làm theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và công tác dân
vận mang tí...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tình hình hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 37
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng và lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù,
xây dựng thành công xã hội mới. Muốn có lực
lượng phải thực hành đoàn kết vì “đoàn kết là
lực lượng”, muốn thực hành đoàn kết thì phải
làm tốt công tác dân vận.
Dân vận, theo Bác, là vận động quần
chúng nhân dân làm cách mạng, “đem tài dân,
sức dân, của dân để làm lợi cho dân”. Trong tác
phẩm Dân vận viết ngày 15-10-1949, Bác nêu
rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi một người dân không để sót một người nào,
góp thành lực lượng toàn dân để thực hành
những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”[1]. Trong
tình hình hiện nay, để đẩy mạnh củng cố và xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là ở vùng
sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
thì đẩy mạnh vận dụng học tập và làm theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và công tác dân
vận mang tính tiên quyết, bởi vì “Dân vận kém
thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì
cũng thành công”[2].
Góp phần đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tình hình hiện nay
ThS. KSOR HỘI
Trường Chính trị tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lai, với đặc thù là tỉnh miền núi,
gồm hơn 34 dân tộc anh em cùng sinh sống;
trình độ dân trí còn thấp; đời sống của nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập
bình quân trên đầu người còn thấp so với mặt
bằng chung của cả nước; địa hình bị chia cắt
nhiều bởi sông, núi, giao thông đi lại gặp nhiều
khó khăn nhất là vào mùa mưa... Đây là địa bàn
có vị trí địa chiến lược quan trọng về mặt quốc
phòng và an ninh đối với Tây Nguyên và cả
nước nói chung. Từ lâu, các thế lực ngoại bang
muốn xâm chiếm Việt Nam đều coi việc chiếm
địa bàn Tây Nguyên (trong đó có tỉnh Gia Lai)
làm mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để bảo vệ
quê hương, nhân dân các dân tộc anh em trên
địa bàn đã đoàn kết một lòng theo Đảng, theo
Bác Hồ kiên quyết làm cách mạng đánh đuổi
giặc ngoại xâm, làm nên những chiến công hiển
hách đi vào lịch sử dân tộc như: Làng kháng
chiến Stơr (trong kháng chiến chống Pháp)
và Chiến dịch Plei Me năm 1965 (trong kháng
chiến chống Mỹ)... Trong những năm đổi mới
gần đây, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn
tương đối ổn định, tuy vậy cũng chứa đựng
Phát huy sức mạnh của nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân tộc luôn là vấn đề mang tính quyết định đến sự thành bại của cách
mạng Việt Nam ở từng thời điểm lịch sử. Đồng thời cũng là một trong những
nội dung cốt lõi, xuyên suốt trong quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận.
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ38
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G những yếu tố bất trắc, khó lường, nhất là ở cơ
sở, vùng sâu vùng xa của tỉnh, minh chứng cụ
thể là sự kiện bạo loạn chính trị xảy ra vào các
năm 2001, 2004 trên địa bàn đến nay vẫn còn
diễn biến phức tạp. Do đó, để giữ vững an ninh
chính trị góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội của địa phương thì việc giữ vững vai
trò lãnh đạo của Đảng, trong đó, chú trọng tăng
cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đẩy
mạnh củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân là một trong những yêu cầu, nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu.
Hiện nay, sở dĩ phải chú trọng đến công
tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh là do nhiều yêu cầu chủ quan
và khách quan khác nhau, trong đó là do các
yếu tố cơ bản sau:
Một là, do yêu cầu của việc phát huy sức
mạnh của dân tộc, củng cố và xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Thực chất,
mục tiêu của dân vận là để có được lực lượng
to lớn, mạnh mẽ của nhân dân, bởi vì không có
dân thì Đảng không có lực lượng và cách mạng
không thể thành công. Bác dạy: “Lực lượng của
dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng”. Sức
mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với
nhân dân. Tổng kết quá trình cách mạng Việt
Nam, Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã rút ra
5 bài học, trong đó có bài học: “Sự nghiệp cách
mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng
lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải
xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng
của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn
bó mật thiết với nhân dân”[3]. Quan điểm của
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03-6-2013 của
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa XI về Tăng
cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác dân vận trong tình hình mới tiếp tục
nêu rõ: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân là chủ,
nhân dân làm chủ.
Lược lại lịch sử về sự ra đời của Đảng bộ
tỉnh Gia Lai (tiền thân là Đảng bộ Tây Sơn)
chúng ta thấy, sự ra đời của Đảng Bộ đã thể
hiện một cách “sinh động về tính đúng đắn
của đường lối, chủ trương giải phóng dân tộc,
cứu nước của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
kết hợp với lòng yêu nước nồng nàn của nhân
dân, tính hăng hái, năng động của thanh niên
và tinh thần cách mạng triệt để của công nhân,
nông dân và các tầng lớp nhân dân ở Gia Lai.
Mối quan hệ đặc biệt ấy đã được âm thầm tích
tụ từ những hạt giống cách mạng đầu tiên là
những chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng,
những đảng viên cộng sản đến sinh sống, hoạt
động gắn bó với nhân dân địa phương, dần
dần không ngừng phát triển trong cuộc đấu
tranh chống ách nô dịch của đế quốc, thực
dân, phong kiến...”[4]. Như vậy, có thể khẳng
định, ngay từ đầu, nhân dân các dân tộc anh
em trên địa bàn tỉnh Gia Lai vốn dĩ đã có truyền
thống đoàn kết, một lòng theo Đảng và bác Hồ.
Truyền thống ấy đã được nhân lên gấp bội kể
từ khi Đảng bộ tỉnh Gia Lai ra đời. Truyền thống
ấy cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và
phát triển đặc biệt là trong công tác xây dựng
sự đoàn kết thống nhất trước hết là trong Đảng,
giữ vững bản lĩnh chính trị của Đảng, xây dựng
Đảng vững mạnh toàn diện làm cơ sở đẩy mạnh
củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, đặc biệt, chú trọng ở vùng dân tộc thiểu số
góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ
chính trị mới của địa phương.
Hai là, yêu cầu của việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc trước
những tác động của mặt trái của kinh tế thị
trường; của toàn cầu hóa và hội nhập; của cách
mạng công nghiệp 4.0..., đòi hỏi mỗi cán bộ,
đảng viên và nhân dân phải nỗ lực lao động và
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 39
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19không ngừng học tập, nhằm thoát khỏi cái đói
nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, tiếp
cận và thích ứng với cái mới và những giá trị
mới của đời sống xã hội. Quá trình đó cũng nảy
sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều vấn đề mới phức
tạp, như làm gia tăng khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông
thôn; đồng thời, có thể làm xói mòn những giá
trị đạo đức và phong tục tập quán tốt đẹp của
dân tộc, do đó, tăng cường xây dựng và củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc trở nên cấp bách
hơn bao giờ hết.
Ba là, yêu cầu của việc luôn đề cao tinh
thần cảnh giác cách mạng; giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ Đảng,
bảo vệ chế độ, đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu chống phá của các thế lực thù địch, nhất
là ở địa phương cơ sở, vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiện nay, ở tỉnh Gia Lai, các thế lực thù
địch thường triệt để lợi dụng những khó khăn
về đời sống kinh tế, hạn chế về trình độ nhận
thức, về sự hiểu biết và khả năng nắm bắt chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở một
bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số để gia tăng
các hoạt động chống phá, triển khai chiến lược
“diễn biến hòa bình” với các chiêu bài dân tộc,
tôn giáo, đất đai...,hòng làm giảm sút niềm tin,
uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng trong quần
chúng nhân dân mà sự kiện 2001, 2004 là một
minh chứng cụ thể.
Mặt khác, từ thực tiễn công tác xây dựng
Đảng ở địa phương thời gian qua cũng cho thấy
bên cạnh những những thành tựu đạt được,
còn nổi lên một số hạn chế, thiếu sót, trong
đó tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số
nơi vẫn còn diễn ra, mà nguyên nhân chính là
do chủ nghĩa cá nhân, địa vị nhỏ nhen, ích kỷ;
biểu hiện dưới các hình thức như đố kỵ nhau
giữa cấp trưởng và cấp phó, giữa cán bộ mới
và cán bộ cũ, giữa cán bộ trẻ và cán bộ có tuổi,
giữa cán bộ được luân chuyển từ nơi khác đến
với cán bộ tại chỗ... Kinh nghiệm cho thấy, ở cơ
sở nào mà nội bộ Đảng mất đoàn kết, cán bộ
đảng viên thiếu gương mẫu, tham ô, cửa quyền,
mất dân chủ thì lòng tin của quần chúng đối
với Đảng cũng sẽ bị suy giảm, vai trò lãnh đạo
và uy tín của tổ chức cơ sở Đảng bị hạ thấp.
Có nơi tổ chức cơ sở đảng bị vô hiệu hóa, sức
mạnh của Đảng, của chính quyền ở đó cũng bị
phân tán. Tóm lại, nội bộ Đảng mất đoàn kết sẽ
gây ra tác hại to lớn, khó lường, tạo kẻ hở cho
các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng,
chống phá chế độ.
Nắm vững và hiểu rõ quy luật phát triển
của xã hội, chúng ta không bao giờ bỡ ngỡ và
hốt hoảng trước những âm mưu của kẻ thù. Với
lực lượng nhân dân yêu nước thiết tha, với lực
lượng vũ trang dũng cảm, nhất định chúng ta sẽ
đập nát mọi mưu toan của kẻ thù. Nhưng muốn
thế phải luôn luôn tỉnh táo và cảnh giác, nhận
rõ tính chất gay gắt và phức tạp của cuộc đấu
tranh trong giai đoạn hiện nay, nhìn rõ âm mưu
của kẻ thù. Kẻ địch đang mai phục, đón chờ
sự sơ hở của chúng ta. Chúng ta không cường
điệu, không quá đa nghi, không đánh giá quá
cao kẻ địch, nhưng thực tế dạy chúng ta rằng,
trong đấu tranh, tuyệt nhiên không một phút
nào được lơi lỏng cảnh giác[5, tr 535].
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, vùng có
đông đồng bào dân tộc thiểu số trong tình
hình hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm
góp phần thiết thực vào việc đổi mới nội dung
và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, theo
chúng tôi cần chú trọng đến các công đoạn và
giải pháp cơ bản sau:
Về công đoạn, cần xác định rõ ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số hiện nay, đồng bào đang
làm và thiếu những gì? Cần những gì? Và, các
thế lực thù địch đang lợi dụng những vấn đề
gì để gia tăng hoạt động chống phá an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
cơ sở. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cái cần
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ40
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G nhất đó là những cơ chế chính sách đặc thù
đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cái
thiếu nhất là vốn và trình độ khoa học - công
nghệ. Về vốn, hiện nay Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhân dân xóa
đói, giảm nghèo, nhưng cần phải đổi mới cách
làm, phương pháp làm. Không phải cứ nhất
thiết phải giao “con cá” mãi được mà cái quan
trọng là cái “cần câu” để nhân dân tự câu cá.
Nghĩa là, phải tạo công ăn, việc làm, thay đổi
nhận thức và cách làm cho nhân dân. Về khoa
học - công nghệ, đây là một phạm trù rộng,
thực chất chính là trình độ dân trí, công cụ, kỹ
thuật, phương pháp, cách làm ăn kinh tế... Các
thế lực thù địch thường lợi dụng những sơ hở
trong chính sách, cũng như những hạn chế về
nhận thức và những khó khăn về đời sống kinh
tế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
để gia tăng hoạt động chống phá làm rối loạn
tình hình chính trị trên địa bàn, mà trọng tâm là
các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, đất đai...
Về giải pháp, cần tập trung thực hiện các
vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác phát triển
tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên làm cơ sở để
xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh,
đồng thời góp phần đắc lực vào việc lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng và củng cố khối đại đoàn
kết dân tộc. Đây là giải pháp mang tính quyết
định nhất. Để thực hiện được điều này, cần chủ
trọng nắm vững tình hình địa phương. Bác dạy:
“Những người phụ trách dân vận cần phải óc
nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói,
tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi
viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào
việc”[3, tr 341-342]. Chăm lo đến đời sống mọi mặt
của nhân dân; căn cứ vào chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chỉ tiêu kế
hoạch của cấp trên để xây dựng chương trình
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm
và điều kiện cụ thể ở địa bàn mình lãnh đạo,
quản lý; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và
tạo nguồn cán bộ, đảng viên kế cận, nhất là cán
bộ trẻ, người địa phương tại chỗ có chí tiến thủ...
Thứ hai, phát huy sức mạnh của quần
chúng nhân dân, nhất là những người cao tuổi,
già làng, trưởng bản, người có uy tín. Đây cũng
là một trong những đặc điểm cần đặc biệt chú
trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, bởi vì, truyền thống lâu đời của người Tây
Nguyên nói chung và đồng bào các dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn
đề cao vị trí, vai trò của người già làng, trưởng
bản và người có uy tín. Bên cạnh đó, cần tiếp tục
nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng
của công tác dân vận trong tình hình mới. Trong
tác phẩm Dân vận, câu đầu tiên bàn về Dân vận,
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vấn đề Dân vận nói đã
nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương,
nhiều cán bộ hiểu chưa thấu, làm chưa đúng,
cho nên cần phải nhắc lại”[3, tr340]. Trong khi làm
dân vận, cả trong cách tổ chức, lẫn cách làm dân
vận còn nhiều biểu hiện quan liêu, xa rời dân
chúng, nhiều cán bộ áp đặt ý muốn chủ quan
của mình đối với dân chúng. Hồ Chí Minh gọi
đó là những người làm việc theo lối “khoét chân
cho vừa giầy”, theo Bác, dân vận là huy động lực
lượng của tất cả mọi người “không để sót một
người nào”. Có như vậy mới có thể xây dựng
được khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cũng
vì thế cách mạng mới thành công.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác nắm bắt cơ
sở. Một yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với
người phụ trách công tác dân vận là phải sâu sát
thực tế, gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Công tác
nghiên cứu thực tế ở địa phương, cơ sở của các
cơ quan, ban, ngành của tỉnh những năm qua
đã bước đầu đem lại những kết quả rất đáng
khích lệ, việc nắm vững tình hình thực tế ở cơ
sở sẽ góp phần phát hiện, kịp thời ngăn chặn
và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch ở cơ sở.
Mặt khác, cần chú trọng hoạt động nghiên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 41
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19cứu nắm vững đặc điểm tâm lý, phong tục tập
quán, văn hóa ở địa phương.Trong công tác
dân vận, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đặc
điểm của vùng dân tộc thiểu số nói chung, Tây
Nguyên nói riêng, Người đòi hỏi mỗi cán bộ làm
công tác dân vận nói và làm phải xuất phát từ
đặc điểm dân tộc. Thực tiễn cho thấy, đường
lối xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta - về quan điểm, là nhất
quán, song để hiện thực hóa nó trong đời sống
cộng đồng đòi hỏi phải có những chính sách
và giải pháp mang tính lịch sử, cụ thể và phù
hợp. Nhận thức đúng những đặc điểm về tâm lý,
phong tục tập quán và văn hóa cụ thể của cộng
đồng các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên nói
chung và Gia Lai nói riêng là một trong những
yếu tố góp phần không nhỏ vào thắng lợi của
đường lối và chính sách đó.
Có thể nói, sự đan xen về cơ cấu dân tộc
và tôn giáo trên địa bàn vừa có thuận lợi không
nhỏ trong việc xây dựng khối đoàn kết giữa các
dân tộc. Đó là điều kiện thuận lợi để học hỏi lẫn
nhau cùng phát triển, hạn chế và đi đến triệt
tiêu tính tự ti dân tộc cũng như chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, nhưng đồng thời, đây cũng chính
là điều kiện để nảy sinh những xung đột, mà
nhất là những xung đột về văn hóa trong cuộc
sống thường nhật. Bên cạnh đó, tính đa tôn
giáo hiện nay của Tây Nguyên cũng có thể là
điều kiện góp phần làm tăng thêm mầm mống
và tính chất của những xung đột. Không phải
vô cớ mà thời gian qua, kẻ thù trong và ngoài
nước lại tìm cách gắn kết vấn đề dân tộc với
vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên để gây rối, hòng
phá hoại khối đoàn kết toàn dân mà Đảng và
Bác Hồ mấy chục năm xây dựng và củng cố[4].
Khâu yếu nhất trong công tác nghiên cứu về
đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán văn hóa,
cũng như tôn giáo ở địa phương là những rào
cản, hạn chế về tiếng dân tộc thiểu số. Do đó,
thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi
mới nội dung việc dạy và học tiếng dân tộc
thiểu số đối với các đối tượng cán bộ, công
chức công tác nắm địa bàn, gắn với thực tiễn
công việc được giao. Dồn lực cho cơ sở, tập
trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở
vùng dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo,
trong đó Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai nói riêng) là
một trọng điểm.
Thứ tư, đổi mới nội dung và phương pháp
vận động, tuyên truyền; bồi dưỡng, nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ những người
làm công tác dân vận. Về nội dung và phương
pháp tuyên truyền, vận động cần hướng vào
những vấn đề thiết thực hiện nay ở địa phương
cơ sở gắn với phong trào xây dựng nông thôn
mới, với những công việc thể như: giúp nhau
phát triển kinh tế, vươn lên thoát đói nghèo; giữ
gìn bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống
tốt đẹp, bài trừ các tệ nạn tảo hôn, mê tín, dị
đoan; giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; đề cao
tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện và làm
thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá
của các thế lực thù địch. Về trình độ nghiệp vụ
của đội ngũ những người làm công tác dân
vận, ngoài kỹ năng tuyên truyền, đối với vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, cần chú trọng các
kỹ năng nghề nghiệp cụ thể gắn liền với công
việc cụ thể ở địa phương, nếu chỉ giỏi tuyên
truyền mà không biết làm thì không đảm bảo
tính thuyết phục, bởi bất luận hoàn cảnh nào
cũng cần phát huy tính tiền phong, gương mẫu
của cán bộ, đảng viên, đảng viên phải “đi trước”
để làng nước “theo sau”./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG, H, 2011.
2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nxb. CTQG,
H, 2009.
3. Hồ Chí Minh: Tuyển tập (Tập 2), Nxb.CTQG, H, 2002.
4. Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Học viện Chính trị - Hành
chính khu vực III, số 5(96).2009.
5. GS.TS.Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng chỉnh đốn Đảng,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.CTQG, H, 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_8265_2207514.pdf