Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy

Tài liệu Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 69 GIỌNG ĐIỆU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ TIẾN THỤY Self-deprecating tone in Do Tien Thuy’s novels Trần Văn Hải Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.11, TP.HCM Tóm tắt Giọng điệu có vai trò quan trọng trong nghệ thuật tự sự. Nó không chỉ thể hiện thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức trước hiện thực cuộc sống mà còn mang tính chất riêng biệt, độc đáo của mỗi tác giả. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã xác lập được giọng điệu tự sự mang dấu ấn của mình ở thể loại tiểu thuyết. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu giọng điệu triết luận, giễu nhại, trữ tình qua hai tác phẩm mà anh dành nhiều tâm huyết là Màu rừng ruộng và Con chim joong bay từ A đến Z. Từ khóa: giọng điệu, giễu nhại, triết luận, trữ tình, Đỗ Tiến Thụy Abstract T...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 69 GIỌNG ĐIỆU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ TIẾN THỤY Self-deprecating tone in Do Tien Thuy’s novels Trần Văn Hải Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.11, TP.HCM Tóm tắt Giọng điệu có vai trò quan trọng trong nghệ thuật tự sự. Nó không chỉ thể hiện thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức trước hiện thực cuộc sống mà còn mang tính chất riêng biệt, độc đáo của mỗi tác giả. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã xác lập được giọng điệu tự sự mang dấu ấn của mình ở thể loại tiểu thuyết. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu giọng điệu triết luận, giễu nhại, trữ tình qua hai tác phẩm mà anh dành nhiều tâm huyết là Màu rừng ruộng và Con chim joong bay từ A đến Z. Từ khóa: giọng điệu, giễu nhại, triết luận, trữ tình, Đỗ Tiến Thụy Abstract The tone plays a very important role in the art of narrative. It not only shows the attitude, feeling, viewpoint, ideal, morality towards reality but also contains the uniqueness, individuality of every author. The author Do Tien Thuy has established a narrative tone carrying his own remark in the novel genre. This article focuses on understanding the cynical, philosophical and romantic tone through two works of his enthusiasm, including “Color of forest field” and “The joong flies from A to Z”. Keywords: tone, cynical, philosophical, romantic, Do Tien Thuy 1. Mở đầu Nhà văn Marquer phải mất tới năm năm mới tìm ra giọng điệu thích hợp cho tác phẩm kinh điển Trăm năm cô đơn. Đó chỉ là một trong rất nhiều ví dụ điển hình để thấy được quá trình khó khăn, gian khổ mà các nhà văn đi tìm kiếm, kiến tạo nên giọng điệu tự sự cho những “đứa con tinh thần” của mình. Với khả năng văn chương trời phú cùng sự lao động nghệ thuật chăm chỉ, miệt mài, Đỗ Tiến Thụy đã sớm định hình được những giọng điệu chủ yếu trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tay là Màu rừng ruộng và Con chim joong bay từ A đến Z. Khi đi sâu tìm hiểu về các giọng điệu ấy, chúng ta sẽ nhận ra “khuôn mặt nhà văn” với bao trăn trở, day dứt trước hiện thực ngổn ngang của đời sống. Với bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho độc giả nói chung và những người làm công tác nghiên cứu văn học nói riêng củng cố thêm hiểu biết về giọng điệu trong tác phẩm tự sự, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy - học Ngữ văn cũng như thấy được những giá trị còn ẩn tàng trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy. 2. Nội dung 2.1. Khái lược về giọng điệu tự sự Giọng và giọng điệu là hai thuật ngữ dùng để chỉ mặt âm thanh của tác phẩm văn học. Ở bài báo Giọng và giọng điệu Email: tranvanhai438@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 70 trong văn xuôi hiện đại, Lê Huy Bắc (1998) đã phân biệt như sau: “Giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật lí như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng.v.v. Giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lí, biểu hiện thái độ buồn, vui, giận, hờ hững”. Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, và Nguyễn Khắc Phi, 2010, tr.134). Còn Lê Ngọc Trà (2005) thì cho rằng: giọng điệu trong tác phẩm văn học “mang tính tổng hợp và độc đáo rất cao. Trong giọng thể hiện cả nhận thức, thái độ, lối sống và cả nội lực của nhà văn. Đồng thời, giọng cũng là cái không lẫn vào đâu được”. Từ những cách hiểu trên, chúng ta thấy giọng điệu trong tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, kí sự) phải thể hiện quan điểm, thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Nó giống như một phạm trù thẩm mĩ, quy định các sắc thái tình cảm được chuyên chở qua hệ thống ngôn ngữ, bối cảnh phát ngôn, chủ thể phát ngôn. Giọng điệu có vai trò quan trọng trong các tác phẩm tự sự. Nó không chỉ là yếu tố hàng đầu trong việc xác lập phong cách nhà văn mà còn góp phần “làm thành bản sắc của một trào lưu, một trường phái hay một thời đại văn học” (Nguyễn Thị Bình, 2007, tr.182). Qua giọng điệu, chúng ta có thể phán đoán được hoàn cảnh sống, phẩm chất, tính cách, thế giới nội tâm của các nhân vật. Ngoài ra, nó còn liên kết với các yếu tố hình thức khác của tác phẩm để góp phần hình thành một chủ thể nghệ thuật trọn vẹn, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với độc giả. 2.2. Sự thể hiện giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy 2.2.1. Giọng điệu triết luận Giọng điệu triết luận là giọng điệu thiên về luận bàn, lí giải những vấn đề của đời sống, nhằm khám phá bản chất, quy luật của nó. Sự khám phá này bắt đầu từ những hiện tượng cụ thể để đạt tới chân lí mang tầm phổ quát. Trong các thể loại văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, triết luận luôn là giọng chủ. Nó được sử dụng như một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để người nghệ sĩ nghiền ngẫm, suy tư, luận bàn về hiện thực nhân sinh trong xã hội. Qua giọng điệu này, chúng ta có thể nhận ra nhà văn ấy là người có nhiều kinh nghiệm sống, có chiều sâu tư tưởng và độ chín về tài năng hay không. Giọng điệu triết luận trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Chúng có thể là những triết lí đã trở thành “khuôn vàng thước ngọc” của cổ nhân được phát ngôn qua những kiểu câu mang tính khẳng định. Độc giả hẳn còn nhớ ông giáo Tiến – cha của nhân vật Vinh trong Màu rừng ruộng. Khi nhìn cảnh con trai mình không đỗ đạt thành tài mà lại vác cày, dẫn trâu ra vỡ đất hoang ven sông trồng hoa hồng thì ông đau đớn, xót xa. Ông gọi Vinh vào và nói: “Làm trai phải hùng tâm tráng chí núi rộng sông dài. Con phải học nữa để mà thi thố với năm châu bốn bể chứ bằng lòng ở nhà như thế khác nào kiếp ếch, có ềnh oang cho lắm cũng chỉ vang động được đáy ao làng” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.69). Người cha dạy con mình phải hùng tâm tráng chí, phải biết nghĩ lớn, làm lớn mới xứng với thân nam nhi. Muốn như vậy, con phải cố gắng học hành để thi thố TRẦN VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 71 với năm châu bốn bể chứ cứ ru rú ở nhà chỉ như kiếp ếch sống tù túng, trói buộc dưới đáy ao làng mà thôi. Giọng điệu của ông giáo thấm đẫm tinh thần Nho gia. Nó gợi ta nhớ về những tín điều mà các bậc túc nho ngày xưa dạy người đàn ông phải biết: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhân vật cụ Tướng trong tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z cũng răn dạy con cháu mình về một ngôi nhà đúng nghĩa cần có bốn yếu tố thiết yếu: “Mộc - Nhân - Vân - Mây”. Cụ nói: “Đó là bốn tiêu chí căn bản cần phải có ở mỗi ngôi nhà. Một ngôi nhà sẽ không ra ngôi nhà nếu thiếu cây, thiếu người, thiếu khoảng không và thiếu vật nuôi” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.47). Bài học tưởng như giản đơn đó nhưng không phải ai cũng nhớ, cũng thực hiện được khi làm nhà, khi dựng xây không khí gia đình. Nó là triết lí về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Khi sự hài hòa ấy luôn được lưu giữ, cố kết thì không khí gia đình sẽ thoải mái, yên bình, hạnh phúc. Giọng điệu triết luận hiện diện qua những lời nhận xét, đánh giá được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian và sự trải nghiệm mang tính cá nhân. Trong tác phẩm Con chim joong bay từ A đến Z, khi cụ Tướng đến thăm nhà cụ Trưởng (cha ruột của Khoa) nhân dịp Tết đến xuân về, mọi người đã tranh luận sôi nổi về công cuộc chống tham nhũng mà cụ Tướng là người phát động. Kết thúc cuộc tranh luận, cụ Trưởng đã làm một bài vè nghe rất đơn giản nhưng thâm sâu về ý nghĩa: “Thái tổ gian khổ/Thái tông hưởng công/Nhân tông lông bông/Thần tông phá hỏng” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.95). Qua bài vè, cụ Trưởng ngầm nhắc nhở thông gia nhà mình phải tỉnh táo mà suy xét, cẩn thận kẻo đi theo vết xe đổ của lịch sử. Các thế hệ đi trước ra sức gây dựng cơ đồ (Thái tổ gian khổ) để con cháu được thụ hưởng (Thái tông hưởng công) nhưng càng về sau chúng lại ăn chơi sa đọa (Nhân tông lông bông) khiến cho cơ đồ sụp đổ (Thần tông phá hỏng). Giọng điệu của cụ Trưởng đầy tính triết luận của một người am hiểu về thời thế, về lẽ hưng – vong ở đời. Chúng ta còn bắt gặp những lời giáo huấn mà cụ dành cho Khoa khi biết ông quyết định ở rể: “dâu là con, rể là khách. Đàn ông muốn được nhà vợ tôn trọng thì phải độc lập tự chủ. Anh phải có cơ ngơi riêng. Dù có phải ở lều che lá chuối cũng là cơ ngơi của mình” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.269). Cụ Trưởng đã nhìn thấu được thân phận bọt bèo của người đàn ông mang thân đi ở rể. Họ chỉ là khách, là người ngoài và không nhận được sự tôn trọng của nhà vợ. Cụ mong muốn Khoa phải sống độc lập tự chủ, phải có cơ ngơi riêng dù là lều che lá chuối. Có như vậy, vị thế của ông trong gia đình mới được giữ vững, mới dám ngẩng cao đầu mà nhìn vào bàn dân thiên hạ. Trong suy nghĩ của nhiều người thời nay, triết lí của cụ Trưởng có phần đã lỗi thời. Thế nhưng, đặt vào hoàn cảnh của nhân vật Khoa, lời nhắc nhở đó quả không thừa. Phải sau khi chịu đựng biết bao điếm nhục ở nhà vợ, ông mới thấm thía. Cũng trong tác phẩm này, nhân vật Cậu Gấu đã có những triết luận mang tính tự nghiệm và được phát ngôn qua những cuộc đối thoại mang tính xung đột cao. Dù nhiều lần bị ông ngoại dùng ngôn ngữ tấn công áp đảo nhưng cậu cũng đủ lanh lợi để “phản đòn” bằng giọng điệu rất tự tin. Cụ thể như khi ông ngoại yêu cầu cậu vào làm trong cơ quan công quyền để đóng góp cho đất nước, cho xứng đáng với truyền thống gia đình, cậu đã lập luận: “Vả lại, ông thử nghĩ xem, cháu làm sao có thể làm được việc với đám con ông cháu cha đang ken chật cứng trong cơ quan công quyền. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 72 Những kẻ ấy óc bằng quả nho nhưng bụng đố kị to bằng quả mít. Nếu vào đấy, muốn được yên ổn cháu cũng sẽ phải sáng cắp ô tới cơ quan mở máy tính ra đọc báo chơi games, tối vác ô về lại vào mạng bình luận ba lăng nhăng, nói xấu lãnh đạo, than thân anh hùng không có đất dụng võ” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.40). Đó là giọng điệu của một người trẻ khi dám nhìn thẳng vào hạn chế của những người mang danh làm việc cho cơ quan nhà nước. Họ an phận thủ thường khi có đồng lương cố định, có chỗ trú ẩn an toàn, thiếu ý chí vươn lên, chỉ biết làm những việc ba lăng nhăng rồi than vắn thở dài. Họ không có năng lực mà lòng đố kị, hơn thua thì lớn lắm. Sống và làm việc bên cạnh những người như vậy sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ giống như họ mà thôi. Hoặc khi tranh luận với cha mình, cậu Gấu cũng có những triết luận về công việc làm ăn đầy kinh nghiệm thực tế: “Doanh nghiệp dựa vào chính khách. Chính khách dựa vào doanh nghiệp. Chính khách vừa là người bảo kê, à quên, bảo lãnh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thắng thầu, vừa là người cung cấp sớm cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích Doanh nghiệp có trách nhiệm trích lãi suất theo mức hợp lí lại quả cho chính khách, giúp chính khách có nguồn lực tài chính để củng cố địa vị và tham gia những chiến dịch tranh cử. Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nâng đỡ nhau để tồn tại và phát triển” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.189). Với giọng điệu cứng rắn, mạnh mẽ, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, cậu Gấu đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp và chính khách. Hai đối tượng này như hai mặt của đồng tiền, mặt này phụ thuộc mặt kia và cùng nắm tay nhau tiến lên. Triết lí trên sự thật không có gì mới trong xã hội hiện tại. Nó chỉ ra những mối quan hệ đầy phụ thuộc nhưng không kém phần mờ ám mà những người sống ngay thẳng như ông Khoa ít khi được nghe. Nó vạch rõ bản chất thực tế của những mối quan hệ chính yếu đang vận hành trong xã hội. Giọng điệu triết luận còn được thể hiện qua lời bình luận trữ tình ngoại đề. Người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt trong tiểu thuyết Màu rừng ruộng đã xen vào lời bình luận khi nghe thông tin hải quân địch bất ngờ cho tàu tấn công chiếm đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Hoàng Sa: “Đất nước vốn đã chẳng bao la vậy mà kẻ thù lại luôn luôn cắm ngoạm. Máu Việt Nam đã lại đổ đỏ nước Biển Đông. Trường Sa, cái tên cất lên đã thấy xa ngút ngái đang kêu cứu” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.123). Ba câu văn trên khẳng định núi sông Việt Nam cũng không phải bao la, rộng lớn vô tận. Ấy vậy mà kẻ thù xung quanh vẫn không nguôi ý đồ cắm ngoạm, lấn chiếm từng tấc đất, tấc biển. Máu xương của biết bao thế hệ người Việt đã đổ ra nhuộm đỏ nước biển Đông để bảo vệ vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Trường Sa đang kêu cứu vì ngoại bang xâm lấn. Tiếng kêu cứu làm nhói lòng những người dân yêu nước. Người kể chuyện ngôi thứ nhất là con chim joong trong Con chim joong bay từ A đến Z đã đưa ra một triết luận ở cuối tác phẩm để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả: “Hỡi các chàng dũng sĩ, hãy quyết đấu đi! Rồi núi rừng sẽ phân định. Người tốt sẽ được đắp mộ bằng ngà voi và gạc hươu nai, người xấu mộ sẽ được đắp bằng bọ hung và ruồi nhặng” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.315). Người tốt khi mất đi sẽ được tôn vinh ghi nhận bằng nghi thức tiễn đưa thành kính cùng những vật phẩm trân quý; kẻ xấu sẽ bị chôn lấp bằng thái độ khinh rẻ cùng những thứ xú uế. Giọng điệu triết luận thực sự nổi bật TRẦN VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 73 trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy. Nó cần phải có để tác giả tỏ bày những quan điểm, triết lí về mọi mặt của đời sống. Có những triết lí đã tồn tại, lưu truyền từ hàng ngàn năm qua, có những triết lí mới phát hiện gần đây trong thực tế cuộc sống. Sẽ có người tán đồng, sẽ có người phản đối về những vấn đề mà nhân vật cũng như nhà văn đưa ra. Tuy nhiên, không ai có quyền được áp đặt suy nghĩ, quan niệm của mình vào người khác. Bởi mỗi chúng ta là một chủ thể độc lập có tiếng nói, giọng điệu riêng biệt. Chính nhờ vậy mà tác phẩm của Đỗ Tiến Thụy đã có thể hòa giọng với những tiểu thuyết đương thời nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình. 2.2.2. Giọng điệu giễu nhại Bên cạnh giọng điệu triết luận, tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy còn có giọng giễu nhại rất đáng chú ý. Giễu nhại là bắt chước để gây cười. Tuy nhiên, tiếng cười trong tác phẩm của anh không vỗ mặt như Tú Xương, không trào phúng cay nghiệt như Vũ Trọng Phụng mà nó chừng mực, vừa phải. Tác giả dùng nó để châm biếm, phê phán những mặt trái trong xã hội. Để có được giọng điệu này, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức mang tính đặc trưng như các kiểu câu có thành phần giải ngữ; tạo nên những đối nghịch giữa hai mệnh đề, hai câu, hai vế câu; kĩ thuật nhại lời của nhân vật này với nhân vật khác; những cách nói lái, bóng gió xa xôi.v.v. Xét về cấu trúc câu, giọng điệu giễu nhại thường xuất hiện ở kiểu câu có thành phần giải ngữ. Theo Từ điển tu từ - Phong cách – Thi pháp học: “Giải ngữ là biện pháp tu từ dùng một từ, một cụm từ hay một câu, một chuỗi câu xen vào câu chính để lí giải, nhấn mạnh hoặc bổ sung một giọng điệu khác với giọng kể hay giọng trình bày các lập luận” (Nguyễn Thái Hòa, 2005, tr.84). Bà Nga trong tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z rất trăn trở về cân nặng của mình. Bà hỏi con Xoan làm thế nào để giảm cân. Nó đáp ngắn gọn: “Dễ mà bác. Chỉ cần bác ăn ít đi thôi” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.68). Câu trả lời khiến bà nổi điên nhưng sau đó người kể chuyện viết: “Bà xẵng làm con Xoan tiu nghỉu, len lét vào phòng thay đồ. Bà ngồi thẫn ra. Ừ, nó nói đúng. Mỗi buổi sáng bà ăn đều đặn một tô phở tái hai trứng vịt lộn kèm một đĩa quẩy mà vẫn thòm thèm. Bữa trưa bữa tối thì thịt gà, cá thu, giò chả ngồn ngộn mặt bàn. Ăn lắm thì béo. Béo phải tìm cách giảm mỡ. Nhưng giảm theo cách mà con Xoan nói thì đã được ối người tư vấn rồi. Bà cần một phương pháp hiệu quả hơn cơ” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.68- 69). Phần giải ngữ (gạch chân) mang tính giễu nhại sâu cay. Bà Nga tự nhận ra con Xoan nói đúng. Những đồ ăn thức uống hàng ngày bà nạp vào mình đều thập toàn đại bổ. Đã thế, bà lại ít vận động nên chuyện bị béo, bị rơi vào tình trạng “khủng hoảng thừa” cũng dễ hiểu. Vấn đề bà đang cần là một phương pháp hiệu quả hơn chứ không phải chỉ ăn ít đi. Vì phương pháp đó nhiều người tư vấn rồi và tất nhiên bà thất bại khi áp dụng. Giọng điệu giễu nhại còn được kiến tạo nhờ vào sự đối nghịch giữa hai vế câu, hai mệnh đề hoặc hai câu, hai ý: một – trang trọng, nghiêm túc và hai – bỡn cợt, châm chọc; một – kể, đánh giá khách quan và hai – giải thích thêm theo cái nhìn chủ quan của người kể. Khi phê phán thói quan liêu của những người tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Hà Nội, cụ Tướng gọi điện cho người có trách nhiệm để bày tỏ ý kiến: “Cụ chủ quắc mắt, nhưng giọng chùng xuống bất ngờ “Nhưng chỉ một tiếng sau, số gà vịt mà các người SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 74 cho là nhiễm mầm bệnh ấy đã bị dân nghèo ngoại thành quật lên, mang về ăn sạch. Và tôi cũng biết, những người dân kia vẫn cứ sống khỏe, chưa thấy ai bị làm sao” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.35). Chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa vế không bôi đậm và bôi đậm. Vế không bôi đậm được cụ Tướng nói từ tốn, phân trần nhưng đến vế sau thì đầy mỉa mai, châm chích vào thói làm việc quan liêu, vơ đũa cả nắm, không phân biệt đúng – sai, tốt – xấu của một bộ phận cơ quan nhà nước. Hay lúc phản ánh cảnh nhận hối lộ đầy ô trọc của mẹ con bà Nga, con joong kể: “Cụ chủ đứng trên một cái bục giữa phòng khách, cao lớn như một khối đá vàng. Dưới chân cụ là bà chủ và cậu chủ Từng người khách tiến vào. Bà chủ và cậu chủ khẽ gật đầu một cái. Khách nào cũng cười cười, vồ tay bà chủ lắc lắc ba cái, tóm tay cậu chủ giật giật năm cái. Rồi họ đặt những gói quà dưới chân cụ chủ. Quà nhiều lắm, đã cao gần ngập mặt cụ rồi. Chỉ một lúc nữa thôi cụ sẽ bị những gói quà chôn kín” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.119). Toàn bộ phần không bôi đậm là lời kể khách quan, trung thực của con joong. Còn vế bôi đậm là giải thích, bình luận của nó khi nhận ra quà cắp nhiều quá và dự báo chỉ một lát nữa thôi chân dung cụ Tướng đặt giữa nhà sẽ bị những gói quà chôn kín. Đây quả thực là một sự giễu nhại sâu cay của tác giả khi chĩa thẳng ngòi bút của mình vào tình trạng tham nhũng và nhận hối lộ đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Hoặc khi biết chị Miền xinh đẹp có tình cảm với cậu nhóc mới mười bảy tuổi như Vinh trong tiểu thuyết Màu rừng ruộng, một đám trai tráng chèo thuyền qua sông đã buông lời chọc ghẹo chị. Cuộc đối đáp giữa họ diễn ra hài hước, đầy giễu nhại. Mỗi lời đối đáp đều có hai vế. Vế đầu nghiêm túc, dễ nghe nhưng vế sau bỡn cợt, châm chích. Cụ thể: Đám trai tráng buông lời tán tỉnh: Hò lơ... hò... Chơi cho bằng chạc bằng chà Lớn thì không dám bé đà không chơi Sao em lại đi yêu cái thằng miệng còn hoi sữa em ơi?... (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.94). Chị Miền đáp lại: Hò lơ hò Vì em sợ cảnh đò ngang Nằm dọc thì chật nằm ngang chẳng vừa (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.94). Đám trai làng kia cũng chẳng chịu thua nên đốp chát ngay: Anh yêu em từ cổ tới kheo Nếu em sợ đò chật đò nghèo anh chỉ dám yêu em từ kheo đến rốn (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.95). Giọng điệu giễu nhại còn xuất hiện ở một vài trường hơp khác. Nó có trong lời thoại do nhân vật này nhại lời nhân vật kia. Điển hình như con joong nhại lại lời chàng kiểm lâm “khovilon”, nhại lời cậu Gấu “Việt Nam không làm được đâu, thiếu gia giá lâm” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b); những câu nói mang tính khẩu ngữ, nói lái, bóng gió xa xôi: “ngu thì chết chứ bệnh tật gì; sến vãi nước hến; dùng T.N.T bắn vào các kho I, K, M, N mỗi nơi một tạ là mọi chướng ngại bay sạch, đường thông hè thoáng hết; vẫn công thức vàng thôi. Vét dưới, cúng trên, bớt lại một ít; Là vì, cái việc thanh tra í mà, nó có năm giai đoạn. Để cháu trình bày ngắn gọn cho cụ hiểu. Một: trên nhìn xuống ở đâu cũng thấy cộm. Hai: đã thấy nổi cộm thì muốn thọc vào. Ba: Thọc vào không dễ nên phải tìm mọi cách. Nếu thọc được rồi thì tha hồ ngó ngoáy. Bốn: Đã ngó ngoáy thì thể nào cũng ra một cái gì đấy. Năm: Khi rút ra cả hai đều sướng; Lỗ sinh sự nghiệp hay huyệt táng công danh (Đỗ Tiến Thụy, 2017b). Giọng điệu giễu nhại đã trở thành trợ TRẦN VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 75 thủ đắc lực cho Đỗ Tiến Thụy đả phá vào những hạn chế, tiêu cực trong xã hội. Anh không ngần ngại giễu nhại những phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở nhiều miền quê trên đất nước ta. Đặc biệt, với tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z, nhà văn gốc Hà Tây đã bóc trần hiện tượng tham nhũng, nhận hối lộ đang tồn tại như những ung nhọt nhức nhối của xã hội. Có thể nói, những trang văn phản ánh về vấn nạn này không chỉ gây ám ảnh cho độc giả mà còn cho thấy tinh thần phê phán của một nhà văn, của một công dân có trách nhiệm trước thời cuộc. 2.2.3. Giọng điệu trữ tình Giọng điệu trữ tình là giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy chất thơ, khơi gợi trong lòng độc giả những xúc cảm thẩm mĩ. Nó được khởi phát từ những cảm xúc mang tính chủ quan của chủ thể trong tác phẩm, thường xuất hiện trong thơ hoặc văn học lãng mạn. Giọng điệu này được chuyển tải qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ; qua việc dùng đa dạng các kiểu câu; tận dụng triệt để các biện pháp tu từ, nhất là so sánh để gợi những liên tưởng độc đáo Khảo sát tiểu thuyết Màu rừng ruộng và Con chim joong bay từ A đến Z, chúng tôi nhận ra giọng điệu trữ tình được thể hiện chủ yếu ở việc miêu tả bức tranh thiên nhiên và nội tâm nhân vật. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung tìm hiểu ở khía cạnh miêu tả bức tranh thiên nhiên. Có thể nói, Đỗ Tiến Thụy đã dành nhiều tâm huyết khi miêu tả những bức tranh thiên nhiên sống động, nên thơ, nhiều màu sắc. Đọc tác phẩm của anh, chúng ta như lạc vào thế giới đa sắc của ruộng, của rừng. Khi chăn trâu trên Đồng Mồ, nhân vật Vinh đã cảm nhận về vẻ đẹp của quê mình: “Tháng tám lúa trổ. Cả cánh đồng trắng tơ lúa phơ đòng. Những con rô béo vàng tung mình đớp chấu rơi oạch vào giữa bụi lúa lạch đạch mãi mới thoát. Á à! Thế là Vinh sắm cần câu. Một chiếc giỏ nhỏ như quả bầu be thắt eo đeo bên sườn. Một ống bơ bỏ đầy cào cào, châu chấu. Vinh ngồi vắt vẻo trên lưng Nghé Hoa nhịp nhịp cần câu. Gió đồng thơm lựng. Nắng hanh vàng óng ả. Bầu trời lãng đãng mây trôi. Mỗi lần Vinh búng cần nhấc lên một chú rô là Nghé Hoa quay cổ lại, nhe hàm lợi trọc như cười. Vinh cảm thấy cuộc đời chưa đến nỗi nào. Ai bảo chăn trâu là khổ?” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.15). Với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng; câu chữ, hình ảnh đep đẽ, giàu chất thơ, đoạn văn trên đưa người đọc trở về cánh đồng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, trở về với những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ. Ở đó, có màu trắng tơ của lúa phơ đòng, màu vàng của con rô béo, vàng óng ả của nắng hanh; có hình ảnh cánh đồng vào tháng tám lúa trổ, con cá rô tung mình đớp chấu rồi rơi oạch vào giữa bụi lúa; có cào cào, châu chấu, có Nghé Hoa nhe hàm lợi trọc như cười; gió đồng thơm lựng; bầu trời mây trôi lãng đãng; có trò chơi trẻ thơ câu cá rô đồng, chăn trâu đầy mộng mơ.v.v. Từ cảm thán “á à”, câu khẳng định “Vinh cảm thấy cuộc đời chưa đến nỗi nào”, câu hỏi tu từ mượn từ lời thơ của Giang Nam “Ai bảo chăn trâu là khổ?” đã cho thấy cảm xúc hạnh phúc, sung sướng ngất ngây của nhân vật chính khi được đắm mình vào một không gian thơ mộng, bình yên như vậy. Làng quê của Vinh không chỉ đẹp vào ban ngày mà khi màn đêm buông xuống, trăng lên cũng đẹp không kém: “Lần đầu tiên trong đời Vinh được ăn một bữa ngon như thế. Bữa ăn trên cỏ, dưới trăng vàng ngần ngận. Gió đồng rời rợi mê tơi. Hai anh em táng bay con gà và chai rượu nếp. Lần đầu SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 76 tiên Vinh uống rượu nên đầu óc lầng khầng. Cậu nằm dài trên bãi cỏ gà thênh thênh ngửa mắt nhìn trăng. Trăng mùng tám như cánh diều vàng. Trên trăng là sao. Những vì sao li ti nhấp nháy liên hồi” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.57-58). Cảnh vật vốn dĩ đã đẹp lại được nhìn qua đôi mắt của chàng trai tuổi mười bảy đang chếnh choáng men say sau chầu nhậu lại càng lung linh, huyền ảo hơn. Câu văn ngắn, các từ láy “ngần ngận, rời rợi, thênh thênh, li ti, nhấp nháy” cùng biện pháp tu từ so sánh “Trăng mùng tám như cánh diều vàng” đã đặc tả vẻ đẹp nên thơ của ánh trăng, gió đồng, bãi cỏ.v.v. Chúng hiện lên trước mắt người đọc một cách sống động như thật. Đó là nhờ vào công sức lao động nghệ thuật của Đỗ Tiến Thụy khi những câu văn miêu tả cảnh vật được anh trau chuốt kĩ lưỡng để mang đến rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ trong tâm hồn độc giả. Với tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z, chúng tôi thấy dù không gian nghệ thuật ở Hà Nội khá chật chội, chủ yếu chỉ được khắc họa ở nhà cụ Tướng nhưng không vì thế mà giọng điệu trữ tình khi miêu tả bức tranh thiên nhiên bị thiếu hụt. Lần đầu tiên đến nhà cụ Tướng, con joong đã phải thốt lên: “Chòe! Một giàn phong lan buông hoa tha thiết. Một cụ già tóc trắng hoa lau ngồi viết trên bộ bàn ghế làm từ gốc rễ cây rừng gân guốc. Những làn mây mỏng bay vấn vít quanh hoa quanh tóc cụ. Dưới chân cụ là một thằng lợn khoang nằm ngoan ngoãn. Nom cụ hệt một tiên ông giữa động hoa rừng” (Đỗ Tiến Thụy, 2017b, tr.20). Câu cảm thán, ngôn từ có tính hình tượng, giàu cảm xúc đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thủy mặc có sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Giàn phong lan buông hoa tha thiết đã làm cho người đọc trầm trồ về cái đẹp thanh tao, nhã nhặn cùng bộ bàn ghế làm từ rễ cây rừng, làn mây mỏng bay vấn vít quanh hoa, quanh cụ chủ mang đến một không gian như thoát tục. Một cụ già xuất hiện với mái tóc trắng hoa lau ngồi trên bàn viết, dưới chân là thằng lợn khoang nằm ngoan ngoãn. Nó khiến joong phải thốt lên: “Nom cụ hệt một tiên ông giữa động hoa rừng”. Giọng điệu trữ tình ở đây đã phát huy tác dụng khiến cho độc giả như rũ bỏ được những ồn ào, “bụi bặm” của cuộc sống xô bồ ngoài kia mà sống một cách yên bình trong sự hài hòa với thiên nhiên. Đỗ Tiến Thụy có hơn mười năm gắn bó với Tây Nguyên. Vì vậy, khi bàn về giọng điệu trữ tình ở phương diện miêu tả bức tranh thiên nhiên, cảnh vật, độc giả không thể bỏ sót những phân đoạn khiến mình phải trầm trồ thán phục khi anh viết về nơi ấy. Nhà văn đã miêu tả một trận mưa đá trên đỉnh núi Sa Man thật ấn tượng: “Tiếng lộp bộp dày dần. Một viên sỏi ném trúng mũ đánh cốp rồi văng tóe ra xa. Suýt nữa thì Vinh buột miệng reo lên “mưa đá!”. Những viên đá trắng tinh khôi nhảy lao xao trên nền đất thẫm. Vinh đứng nép vào mái lán ngắm nhìn Cửa sổ lều Juny bất ngờ được vén lên. Juny vươn tay ra ngoài trời. Cánh tay trắng muốt hấp tấp gỡ giò phong lan treo ngoài cột. Những bông hoa trắng mỏng manh run rẩy trước những viên đá lạnh... Nàng vẫn vươn tay ra ngoài đón bắt những viên đá nhỏ. Bàn tay ngửa lòng cong cong như chiếc thuyền xinh xắn chao đi chao lại nhẹ nhàng. Những viên đá nhỏ tinh nghịch cố tình chơi trò cút bắt nên không viên nào đậu vào bàn tay chào đón. Juny mải mê với trò hứng đá, thi thoảng lại cất tiếng cười thích thú” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.229). Cảnh ấy, người ấy quá đẹp trong đêm TRẦN VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 77 khuya giữa núi rừng Tây Nguyên. Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, thậm chí run rẩy như giò phong lan run rẩy trước những viên đá lạnh làm lòng ta xốn xang. Hình ảnh những viên đá trắng tinh khôi nhảy lao xao, bông hoa trắng mỏng manh, bàn tay ngửa lòng cong cong của Juny như chiếc thuyền xinh xắn chao đi chao lại nhẹ nhàng hứng những viên đá nhỏ khiến ta chao đảo tâm hồn. Cái đẹp hiện lên trong trẻo, tinh khôi, thuần khiết. Nó giúp nhân vật Vinh lần đầu tiên cảm nhận “một tiếng gác trong đêm sao mà ngắn ngủi” (Đỗ Tiến Thụy, 2017a, tr.230). Có thể nói, về phía tác giả, giọng điệu trữ tình sẽ giúp cho lời văn thêm cảm xúc, đậm chất thơ; giúp cho dòng sự kiện được miêu tả trở nên nhẹ nhàng, bớt xung đột, căng thẳng. Về phía độc giả, nó giúp họ chững lại để nhìn nhận sự việc, để cùng ngẫm suy, vui buồn với nhân vật cũng như được hòa mình vào những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa. Chính nhờ giọng điệu này mà tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn. 3. Kết luận Giọng điệu mang đặc trưng riêng của mỗi nhà văn, thể hiện tính cá thể hóa rất cao. Nó cho thấy bản lĩnh trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy có ba giọng chủ là triết luận, giễu nhại, trữ tình. Nếu giọng điệu triết luận mang tính thâm sâu, giảng giải về các quy luật, kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn; giọng điệu giễu nhại đầy mai mỉa vào nhiều thói tật qua tiếng cười ý nhị thì giọng điệu trữ tình lại nhẹ nhàng, sâu lắng mang đến những rung cảm thẩm mĩ cho bạn đọc. Chúng không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà hòa quyện vào nhau mang lại hiệu quả cao cho nghệ thuật tự sự. Qua đó, chúng ta có thể phác họa ra chân dung của Đỗ Tiến Thụy. Đây là nhà văn giàu suy tư, thường nghiền ngẫm về thế sự, về những quan điểm tư tưởng trong xã hội; luôn quan tâm đến hiện thực phức tạp của đời sống, sẵn sàng lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác để bảo vệ điều thiện, lẽ công bằng nhưng cũng không kém phần sâu sắc, tinh tế khi quan sát, miêu tả thiên nhiên và tâm trạng con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Huy Bắc. (1998). Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, (số 9), tr.56-62. Nguyễn Thị Bình. (2007). Văn xuôi Việt Nam 1975 -1995, Những vấn đề cơ bản. Hà Nội: NXB Giáo dục. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (2010). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục. Nguyễn Thái Hòa. (2005). Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học. Hà Nội: NXB Giáo dục. Đỗ Tiến Thụy. (2017a). Màu rừng ruộng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. Đỗ Tiến Thụy. (2017b). Con chim joong bay từ A đến Z. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. Lê Ngọc Trà. (2005). Lý luận và văn học. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. Ngày nhận bài: 15/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45_4838_2214950.pdf