Giới thiệu về khu du lịch Bình Quới 1

Tài liệu Giới thiệu về khu du lịch Bình Quới 1: CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1 Giới thiệu về Làng du lịch Bình Quới Lịch sử hình thành và phát triển Làng du lịch Bình Quới thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist) thành lập năm 1994 theo quyết định số 04 ngày 18 tháng 01 năm 1994 của Công Ty Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên doanh nghiệp : LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI Tên tiếng Anh : BINH QUOI TOURISM VILLAGE Logo : Trụ sở chính : 1147 đường Bình Quới, phường 28 Quận Bình Thạnh, Tp.HCM (xem hình 6 ) Điện thoại : (84.8) 899 18 31 – 899 18 33 – 899 41 04 Fax : (84.8) 899 41 03 Website : Hình 6: Bản đồ vị trí một số khu du lịch thuộc LDLBQ Hoạt động của Làng du lịch Bình Quới (LDLBQ) bao gồm các loại hình dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, thể thao đặc biệt là tổ chức các sự kiện ẩm thực mang tính lễ hội truyền thống văn hoá dân gian để phục vụ nhu cầu nhân dân và khách du lịch quốc tế. Các đơn vị ...

doc25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giới thiệu về khu du lịch Bình Quới 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1 Giới thiệu về Làng du lịch Bình Quới Lịch sử hình thành và phát triển Làng du lịch Bình Quới thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist) thành lập năm 1994 theo quyết định số 04 ngày 18 tháng 01 năm 1994 của Công Ty Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên doanh nghiệp : LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI Tên tiếng Anh : BINH QUOI TOURISM VILLAGE Logo : Trụ sở chính : 1147 đường Bình Quới, phường 28 Quận Bình Thạnh, Tp.HCM (xem hình 6 ) Điện thoại : (84.8) 899 18 31 – 899 18 33 – 899 41 04 Fax : (84.8) 899 41 03 Website : Hình 6: Bản đồ vị trí một số khu du lịch thuộc LDLBQ Hoạt động của Làng du lịch Bình Quới (LDLBQ) bao gồm các loại hình dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, thể thao đặc biệt là tổ chức các sự kiện ẩm thực mang tính lễ hội truyền thống văn hoá dân gian để phục vụ nhu cầu nhân dân và khách du lịch quốc tế. Các đơn vị cơ sở bao gồm: Khu du lịch Bình Quới 1, Khu du lịch Bình Quới 2, Tàu du lịch Sài Gòn, Khu du lịch Tân Cảng, Khu du lịch Văn Thánh, Quán xưa, Nhà hàng Tre xanh. Cuối năm 1981, khách sạn Rex tiếp nhận và quản lý Khu du lịch Thanh Đa_là phần đất của Khu du lịch Bình Quới 1 (KDL BQ1) ngày nay. Đến tháng 8/1984, hoạt động kinh doanh chỉ có một nhà hàng bình dân bán thức uống giải khát, câu cá, thuê xuồng chèo, cho học sinh, sinh viên cắm trại ngoài trời. Năm 1985, Khu Du Lịch Thanh Đa - Bình Quới khai trương và sát nhập vào nhà hàng Hương Xuân. Tháng 3/1987 sát nhập vào cụm khách sạn Quê Hương, đổi tên thành Khu Du Lịch Quê Hương Thanh Bình. Ngày 29/4/1989 chính thức có tên là LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI. Tháng 6/1992 Tàu Cosevina 2 sát nhập vào Làng Du Lịch Bình Quới và đổi tên thành Tàu Nhà Hàng - Sài Gòn. Ngày 28/5/1996 Khu Bình Quới 1 tạm đóng cửa chờ sủa chữa nâng cấp. Ngày 01/8/1998, Bình Quới 1 được xây dựng lại để chào mừng sự kiện “Sài Gòn 300 năm”. Đây là thời điểm đánh dấu cho cuộc chinh phục khách hàng và khẳng định thương hiệu của Làng Du Lịch Bình Quới. Sau thành công của chương trình “Ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ” hàng loạt các sự kiện Văn hoá và Ẩm thực khác ra đời và gây được tiếng vang tốt đối với người dân thành phố. Ngày 01/7/2003 tiếp nhận và quản lý kinh doanh Khu Du Lịch Tân Cảng. Tháng 12/2003 tiếp nhận và quản lý kinh doanh Khu Du Lịch Văn Thánh. Đơn vị đã đón tiếp và phục vụ các đoàn khách quan trọng như: Công chúa Thái Lan, Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Cu Ba, Thủ Tướng Luxembua, Đoàn Nhà báo quốc gia Singapore, đoàn vận động viên Việt Nam tham dự SEA GAMES XXII, thực hiện thành công Đường hoa Nguyễn Huệ vào Tết 2004 & 2005, tham dự Dạ tiệc “Sài gòn – ngày tôi 30” là tiệc có qui mô lớn nhất nước cùng lúc phục vụ cho 5.000 thực khách nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Giải Phóng Thành Phố – thống nhất đất nước tại Khu Du Lịch Văn Thánh. 3.1.2 Nguồn nhân lực và cơ cấu nhân sự Hiện tại Làng Du Lịch Bình Quới đang hoạt động dưới sự điều hành của một giám đốc và một phó giám đốc Làng. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của LDLBQ có khoảng 500 cán bộ - công nhân viên. Ngoài ra, mỗi đơn vị trực thuộc Làng du lịch Bình Quới đều có ban giám đốc. Cơ cấu nhân sự của khu du lịch Bình Quới 1 bao gồm một giám đốc, một phó giám đốc và 4 bộ phận, tổ. Tổ kế toán gồm 4, tổ hành chánh – kỹ thuật gồm 42, tổ bàn gồm 40 và tổ bếp gồm 25 cán bộ - công nhân viên (hình 7). PGĐ Làng Du Lịch Bình Quới BGĐ Tàu Sài Gòn GIÁM ĐỐC Làng Du Lịch Bình Quới PGĐ Làng Du Lịch Bình Quới GĐ Tân Cảng BGĐ Văn Thánh Bộ phận KẾ TOÁN Tổ HC-KT Tổ BÀN Tổ BẾP Nhóm BẢO VỆ Nhóm CÂY CẢNH Nhóm KỸ THUẬT Đại diện lãnh đạo về Môi Trường BGĐ BQ1 BGĐ BQ2 Quán xưa Hình 7: Sơ đồ tổ chức Làng du lịch Bình Quới và Khu du lịch Bình Quới 1 Giới thiệu về Khu du lịch Bình Quới 1 3.2.1 Sơ lược về khu du lịch Bình Quới 1 Địa chỉ : 1147 đường Bình Quới, P28, Q.Bình Thạnh Điện thoại : (84.8) 88 30 18 – 898 66 96 Fax : (84.8) 898 89 17 Email : binhquoi1tourist@hcm.fpt.vn Khu Du Lịch Bình Quới 1 nằm dọc theo sông Sài Gòn trên bán đảo Thanh Đa, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km, tọa lạc trên diện tích 34.635 m2, tiếp giáp sông Sài Gòn về phía đông bắc. Khu du lịch Bình Quới 1 được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên và là điểm du lịch “xanh” của một thành phố công nghiệp_Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, KDL BQ1 có các hoạt động, dịch vụ sau: Nhà hàng Hoa Mua 300 chỗ với thảm cỏ rộng 7.000 m2 chứa khoảng 3.000 thực khách và các chòi nhỏ từ 10-20 chỗ; Khu ẩm thực “Khẩn hoang Nam bộ” với diện tích 3.000 m2 kinh doanh buffet vào 03 ngày cuối tuần (thứ 6, thứ 7, chủ nhật), phục vụ khoảng 1000 -1500 khách mỗi xuất; Ba ngôi nhà lợp lá dừa nước, vách đất; Hội Quán Hội Ngộ, địa điểm lưu giữ những kỷ niệm của bạn bè và công chúng với Nhạc sỹ. Ngoài ra, Bình Quới 1 còn có những dịch vụ khác như: chèo thuyền, xe ngựa, xe đạp 6 chỗ, câu cá, du thuyền ( xin xem chi tiết ở phụ lục 5). Khu du lịch Bình Quới 1 bắt đầu xây dựng EMS theo ISO 14001:1996 vào tháng 03/2003 và được chứng nhận vào 31/5/2005. Và hiện nay đang duy trì áp dụng, cải tiến và chỉnh sửa tài liệu theo phiên bản mới, ISO 14001:2004. Hiện trạng môi trường của khu du lịch Bình Quới 1 Hiện trạng sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật 1. Hiện trạng sử dụng năng lượng Năng lượng KDL BQ1 sử dụng bao gồm: điện, nước, gas và các loại nhiên liệu khác (D.O, xăng, nhớt, than…). Hiện nay, BQ1 sử dụng từ điện lưới quốc gia và máy phát điện khi điện lưới quốc gia bị cúp và sử dụng nước từ nguồn nước thủy cục. Bảng 4: Thống kê các nguồn năng lượng sử dụng qua các năm Năm/tháng 8 tháng đầu năm 2006 2005 2004 Số lượng khách 179.143 278.382 245.279 Điện (Kwh) 118.104 186.868 180.913 Nước (m3) 19.396 26.990 17.785 D.O (lít) - 3.379 1.440 Than (kg) - 44.835 42.750 Xăng (lít) - 3.849 2.460 Dầu hôi (lít) - 340 - Nhớt Vanelus (thùng) - 23 - Cồn khô (kg) - 50 - Gas (kg) - 35.352 - Chỉ số điện (kwh/khách) - 0,67 0,75 Chỉ số nước (lít/khách) - 96,95 72,50 Nguồn: KDL BQ1 -: không có số liệu Hiện trạng sử dụng tài nguyên khác Các loại tài nguyên khác mà BQ1 sử dụng là gỗ, mây, tre, lá… dùng để trang trí nội thất trong các nhà nghỉ, nhà bếp, nhà hàng, trà quán và văn phòng, phục vụ hoạt động kinh doanh, tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống và làm việc của cơ quan. Tuy nhiên, khi trang thiết bị hư mục, mối ăn hoặc không còn phù hợp thì phải tân trang, nâng cấp chất lượng phục vụ hoặc do nhu cầu công việc cơ quan … Hiện trạng sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật Bảng 5: Thống kê lượng hóa chất nông nghiệp sử dụng qua các năm STT Tên hoá chất Đơn vị Lượng hoá chất sử dụng qua các năm 6 tháng đầu năm 2006 2005 2004 2003 1 Vifast ml -  800 -   - 2 Vimipc ml -  580 400  - 3 Applaud-Mipc g -  700 300  - 4 Vimonyl g -  400 300  - 5 Vicarp g -  1260 2910  - 6 Vicarben 50NP ml -  1000 -   - 7 Alpine 80 WP g 3400 2300 -   - 8 Vibasu 10H kg -  10 -   - 9 Lorsban 15G kg -  10 -   - 10 Risopla V g -  1300 4200  - 11 Gà nòi (cartap) kg -  10 -   - 12 Actara 25WG g 36 54  -  - 13 Butyl 10WP g 300 300  -  - 14 Sagosuper 3G kg 128 42  -  - 15 Enspray 99EC ml 40 960  -  - 16 Mexyl 72WP g 1900 3700  -  - 17 Diaphos 10H kg -  30  -  - 18 Vifuran 3G kg 10 40 89 1208 19 Vinetox 95 BHN kg 9 5  -  - 20 Super tipa kg -  824 84  - 21 Phân NPK AT 1 kg 140 141  -  - 22 Phân NPK kg - 114 - - 23 Phân ure kg 20 250 100 7 24 Phân hữu cơ saigon kg 720 540 - - 25 Thuốc trừ mối M4 ml  - - 14400 4320 26 Phân N-P-K 16-16-8 kg  - - 154 8 27 Phân N-P-K20-20-15 T.E g 60 - 45  - 28 HVP 101S ml  - - 72 194 29 Vidithoate ml  - -  2280 39 30 Vibasa ml  - -  2080 633 30 Vicidi ml  - -  2010 2 31 Videci ml  - -   - 271 32 Saigon super 20EC ml 20 -   - - 33 Phân DAP kg 50 -   - -  Nguồn: KDL BQ1 -: không có số liệu Bảng 6: Thống kê các loại hóa chất khác sử dụng qua các năm STT Loại hóa chất Đơn vị Lượng hoá chất sử dụng qua các năm 2005 2002 2001 2000 I Nhân viên kỹ thuật sử dụng 1 Soude kg ngưng 2.772 - - 2 Chlorine kg ngưng 180 - - 3 Dầu trừ mối M-4 1.2 SL lít - 24 24 24 4 PU lít 237 05 05 05 5 Nước cứng lít ngưng 03 03 03 6 Xăng thơm lít 685 55 50 40 7 NC ( lót ) lít - 27 25 20 8 Sơn dầu kg 115 35 35 35 9 Sơn xịt chai - 10 10 10 10 Xăng (máy cắt cỏ) lít - 1200 1000 900 11 Sơn nước kg - 36 36 36 12 Keo dán ống PVC kg - 1.5 1.5 1.5 13 Mỡ bò kg - 20 20 20 29 Thuốc xịt muỗi chai 181 87 38 30 30 Rửa kiếng chai 42 60 50 40 II Nhân viên vệ sinh sử dụng 15 Thuốc tẩy (Javel) Lít 1231 250 230 220 16 Chất tẩy sàn Lít - 10 10 10 22 Xà phòng Viso Kg - 1211 306 282 23 Xà phòng nước P/S Lít - 537 154 150 24 Long não Kg 25 26 19 15 25 Thuốc tẩy Con vịt ( trắng ) lít 198 34 19.5 16.5 26 Raid Max Chai - 87 38 36 28 Nhang muỗi hộp 432 600 300 250 III Nhân viên khác 18 Đèn cầy (NV phục vụ) Kg 110 50 50 50 21 Thuốc tẩy P/S (NV pha chế) Lít - 826 361 150 Nguồn: KDL BQ1 -: không có số liệu 3.2.2.2 Hiện trạng rác thải Rác thải tại KDL BQ1 bao gồm nhiều nguồn khác nhau và được phân loại theo nguyên tắc như bảng 7. Bảng 7: Nguyên tắc phân loại rác STT Tên loại rác thải Loại rác thải 01 Rác hữu cơ tái sử dụng (cơm heo) Thức ăn thừa, phế thải thực phẩm 02 Rác hữu cơ thải bỏ Xác vỏ cũ, quả, rau dập, ruột động thực vật, khăn giấy, xương, vỏ hải sản, xác trà, xác cà phê… 03 Rác bán được (Rác ve chai) - Chai thủy tinh, lon nhôm, chai lọ nhựa. - Thùng carton, thùng giấy, tạp chí cũ, giấy, báo cũ. 04 Rác vô cơ thải bỏ Xà bần, mảnh vỡ từ sành sứ, bụi cát, gỗ vụn, giẽ cũ, bao nylon, ống hút, vải vụn… 05 Rác thải nguy hại (Thu giữ riêng giao về BP kỹ thuật) - Pin các loại; băng mực; hộp đứng mực in; bo mạch điện tử; giấy carton; bình acquy cũ; bóng đèn huỳnh quang; đèn cao áp; bao bì đựng hóa chất; giẻ lau dầu, nhớt; vật dụng lau dọn hóa chất… - Nước thải, hóa chất các loại, mỡ bò… Nguồn: KDL BQ1 Nguồn: KDL BQ1 Hình 8: Tỉ lệ các loại chất thải tính đến tháng 11 năm 2006 Nhận xét: Nhìn vào hình 8 ta thấy, nhìn chung khối lượng rác dao động theo lượng khách và theo thời điểm. Khối lượng rác hữu cơ thải bỏ (RHCTB) chiếm nhiều nhất, đến 84% so với tổng lượng chất thải và khối lượng các chất thải thải ra, nhiều vào tháng 1 và 2 dương lịch (nhằm tháng chạp và tháng giêng âm lịch). Hình 9:Khối lượng RHC thải bỏ và TA thừa qua các năm Hình 10 :Khối lượng RVC thải bỏ và ve chai qua các năm Ghi chú: Theo số liệu ở hình 9 và hình 10, năm 2006 chỉ tính đến tháng 11 Theo hình 9, lượng rác hữu cơ (RHC) thải bỏ và lượng khách tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, nếu nhận xét theo tỉ lệ % giữa lượng RHC thải bỏ so với lượng khách thì con số giảm dần từ 79,5% (2005) xuống còn 71,4 % (2006). Con số này một phần chứng minh cho việc tái sử dụng rác nhằm hạn chế lượng rác phát sinh. Đồng thời, khối lượng rác vô cơ (RVC) thải bỏ (hình 10) cũng giảm dần, tính đến tháng 11 năm 2006 chỉ còn 11 tấn; nếu tính theo tỉ lệ % giữa khối lượng RCV và lượng khách hàng thì con số giảm từ 21,3% xuống còn 2,23%. Hơn nữa, khối lượng rác ve chai tính trên đầu khách du lịch cũng giảm, giảm nhanh từ 18,8% (năm 2004) xuống còn 1,5% (năm 2005); thế nhưng năm 2006 lại có xu hướng tăng lên. Theo số liệu trên, khối lượng thức ăn thừa tăng theo hàng năm do lượng khách vào khu du lịch tăng. Từ những con số trên, chúng ta thấy, lượng rác phát sinh tính theo đầu người giảm dần, điều đó cho thấy hiệu quả đạt được của công tác quản lý rác của KDL BQ1. Trên đây là một vài con số về hiện trạng rác sinh hoạt. Đối với CTNH, chúng được cân và thống kê theo định kỳ khi chúng được thu gom, vận chuyển (xem bảng 16 trang 48). 3.2.2.3 Hiện trạng nước thải Hiện KDL Bình Quới 1 có 3 nguồn thải bao gồm: nước thải thải ra do hoạt động rửa chén phục vụ Buffet vào các ngày chiều thứ 6, chiều thứ 7, ngày chủ nhật mỗi tuần; nước thải thải ra do hoạt động rửa chén và nấu ăn khu vực bếp và nhà hàng Hoa Mua; nước thải thải ra từ các nhà vệ sinh trong khu du lịch Bình Quới 1. Bảng 8: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 TCVN 6772:2000 Mẫu(1) Mẫu(2) Mẫu(1) Mẫu(2) 1 pH - 7.21 5.25 6.52 5.85 5-9 2 BOD5 mg/l 52 280 26 84 30 3 SS mg/l 20 306 35 49 50 4 DS mg/l 276 154 24.5 61.2 0.5 5 TDS mg/l 2170 826 3200 710 500 6 Sunfua (theo H2S) mg/l 0.8 1.2 0.2 0.8 1.0 7 Nitrat (NO3-) mg/l 4.1 6.1 8.4 5.8 30 8 Dầu mỡ mg/l 22.8 28.7 0.6 14.2 20 9 Phosphat (PO43-) mg/l 0.3 5.4 0.1 2.6 6 10 Tổng Coliform MPN/100ml 1.100 2.400 750 1.400 1.000 Nguồn: Phân viện nghiên cứu KHKT BHLĐ tại Tp.HCM (SILP) Ghi chú: Mẫu (1) : Mẫu nước thải hố bẫy mỡ Mẫu (2) : Mẫu nước thải từ nhà bếp Thời gian lấy mẫu: Ngày 24/7/2005_ Chủ nhật 28/3/2006_Thứ 4 và 1/4/2006_Thứ 7 Nhận xét: Mẫu (1)_2005 có chỉ tiêu BOD5, chất rắn có thể lắng được, tổng chất rắn hòa tan (TDS), dầu mỡ và tổng coliform vượt giới hạn ô nhiễm cho phép đối với mức I, II. Đáng chú ý là hàm lượng chất rắn có thể lắng được cao gấp 552, tổng chất rắn hòa tan cao hơn 4 lần so với TCVN Mẫu (2)_2005 có các chỉ tiêu BOD5, chất rắn lơ lửng, chất rắn có thể lắng được, TDS, sunfua (theo H2S), dầu mỡ (thực phẩm) và tổng coliform không đạt giới hạn ô nhiễm cho phép đối với mức I, II. Trong đó hàm lượng BOD5, chất rắn lơ lửng, chất rắn có thể lắng được lần lượt cao gấp 9, 6, 308 lần so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, dựa vào số liệu phân tích mẫu của năm 2006, ta thấy rằng một số chỉ tiêu đã giảm xuống đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép như chỉ tiêu chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, sunfua. Ngoài ra, BOD5 và chất rắn có thể lắng được, chất rắn có thể hòa tan_mẫu 2 và tổng coliform mặc dù vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng đã giảm so với mẫu lấy vào năm 2005. Như vậy, nhìn chung, chất lượng nước thải sinh hoạt của BQ1 đã có cải thiện so với năm 2005 nhờ đã xây dựng bể vớt mỡ và có một số biện pháp giảm lượng thức ăn thừa và mỡ ra ngoài theo đường nước thải. 3.2.2.4 Hiện trạng môi trường không khí 1. Khói thải, chất lượng không khí xung quanh và vi khí hậu Các nguồn phát sinh khí thải bao gồm hoạt động nấu nước, đốt rác (làm vườn), đêm ca nhạc ngoài trời (đuốc dầu), các buổi tiệc có các món nướng (than), sử dụng đèn cầy trang trí cho bàn ăn. Ngoài ra, khói thải cũng phát sinh từ máy phát điện chạy mỗi khi điện lưới ngưng hoạt động hoặc trong lúc chạy không tải (bảo trì). Không những thế CFC có thể phát sinh từ các máy điều hòa không khí, từ các tủ trữ đông cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài ra, bụi có thể phát sinh từ các hoạt động làm vườn, cắt tỉa cành, cắt cỏ; từ hoạt động xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ công việc kinh doanh của đơn vị; bụi từ công việc vệ sinh hàng ngày... Bảng 9: Kết quả đo đạc nồng độ khói thải TT Vị trí lấy mẫu Bụi (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 1 Khói thải khu ẩm thực Khẩn hoang Nam Bộ – lấy mẫu giữa khu vực, vùng dưới gió 0.30 0.28 0.04 0.05 0.11 0.12 1.5 1.6 2 Ống khói bếp ăn (*) 36.2 24.6 8.5 5.8 11.5 7.2 21.8 18.4 3 Ống khói phát điện (*) 128.7 142.8 289 249 215 275 148 152 TCVN 5939-1995 400 1000 500 500 Nguồn: SILP Ghi chú: - Thời gian lấy mẫu: Ngày 24/7/2005_Chủ nhật, 28/3/2006_Thứ 4 và 1/4/2006_Thứ 7 - TCVN 5939-1995: Tiêu chuẩn khí thải CN đối với bụi và các chất vô cơ (giá trị giới hạn B). - (*): Lấy mẫu khí thải trong đường ống dẫn khói thải tại miệng các ống khói thải. (lúc lấy mẫu các bếp đang nấu ăn và máy phát điện đang hoạt động.) Bảng10 : Chất lượng không khí xung quanh STT Vị trí lấy mẫu Bụi (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 1 Khu A 0.26 0.25 0.01 0.01 0.06 0.05 0.8 0.5 2 Khu B 0.21 0.22 0.01 0.01 0.04 0.02 0.5 0.5 3 Khu C 0.25 0.22 Vết 0.01 0.04 0.02 0.5 0.5 TCVN 5937:1995 0.3 0.4 0.5 40 Nguồn: SILP Ghi chú: - Thời gian lấy mẫu: Ngày 24/7/2005_Chủ nhật, 28/3/2006_Thứ 4 và 1/4/2006_Thứ 7 - TCVN 5937:1995: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh - (*): Lấy mẫu khí thải trong đường ống dẫn khói thải tại miệng các ống khói thải. (lúc lấy mẫu các bếp đang nấu ăn và máy phát điện đang hoạt động). - Khu A – khu vực sân vườn - Khu B – khu ẩm thực Khẩn hoang Nam Bộ - Khu C – khu sân vườn nhà hàng Hoa Mua Bảng 11 : Kết quả đo vi khí hậu Đại lượng đo Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) 2005 2006 2005 2006 2005 2006 Trong khu vực nhà bếp – lúc bếp ăn đang hoạt động 31.4-32 30.9-31.4 68-71 56-58 0.4-0.6 0.3-0.6 Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 32 80 1-1.5 Nguồn: SILP Ghi chú: - Thời gian lấy mẫu: Ngày 24/7/2005_Chủ nhật, 28/3/2006_Thứ 4 và 1/4/2006_Thứ 7 - Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002: Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp - (*): Lấy mẫu khí thải trong đường ống dẫn khói thải tại miệng các ống khói thải. (lúc lấy mẫu các bếp đang nấu ăn và máy phát điện đang hoạt động). Nhận xét: Qua các bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, khói thải, chất lượng không khí xung quanh cũng như vi khí hậu đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, và kết quả tương đối ổn định, không thay đổi nhiều khi ta so sánh kết quả giữa năm 2005 và 2006. Đối với nồng độ khí thải tại nguồn, tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi, các hơi, khí trong ống khói thải của hệ thống khí thải của bếp nấu ăn và máy phát điện (khi máy phát điện đang hoạt động) có các trị số nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn khí thải công nghiệp (TCVN 5939:1995). Nồng độ bụi và các hơi khí khác tại các điểm đo khu A, B, C có giá trị nằm trong tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937:1995). Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió trong khu vực nhà bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002. Tiếng ồn Các nguồn gây ồn tại Khu du lịch Bình Quới 1 có thể từ hoạt động của khách ở nhà hàng và khu vực sân vườn; từ các buổi ca nhạc ngoài trời; từ máy cắt cỏ và các hoạt động khác của công nhân làm vườn, cắt tỉa cành, lá…; từ hoạt động của bãi đậu xe / bãi giữ xe đưa du khách đến & đi; từ máy phát điện, máy giặt; tiếng ồn của máy xịt kiến; nhà hàng Hoa Mua; hội quán Hội Ngộ; khu vực ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ; bãi đậu xe & bãi giữ xe; khu vực sân vườn với không gian rộng trên 700 m2 thỉnh thoảng phục vụ những tiệc lớn có trang bị tăng âm vang xa và lớn. Tuy nhiên, các kết quả đo đạt về độ ồn của KDL BQ1 cho thấy cường độ ồn tại các điểm khảo sát nằm trong giới hạn tối đa cho phép (xem bảng 12) Bảng 12 : Kết quả đo ồn Điểm đo Độ ồn (dBA) 2005 2006 Tại cổng chính – cách đường 20m 54-57 55-56 Khu trò chơi dân gian – cách khu dân cư 20m 55-60 54-58 Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – mức ồn tối đa cho phép (TCVN 5949:1998) 60 60 Nguồn: SILP Thời gian lấy mẫu: Ngày 24/7/2005_ Chủ nhật 28/3/2006_Thứ 4 và 1/4/2006_Thứ 7 3. Phát thải nhiệt Các nguồn phát thải nhiệt bao gồm phát nhiệt từ máy biến thế điện, máy phát điện, máy điều hoà không khí, các tủ trữ đông, máy cắt cỏ, xe cộ các loại đưa khách đến và đi …; nhiệt từ hoạt động nấu nướng, đốt rác, chiếu sáng. Trong trường hợp khẩn cấp, các nguồn phát sinh nhiệt có thể có từ hoả hoạn trong các nhà bếp do bất cẩn trong lúc nấu nướng hay từ sự cố rò rỉ khí đốt mà không phát hiện kịp thời và từ việc bất cẩn để lửa bén trong các nhà nghỉ hay lúc đốt rác. Các nguồn khác có thể gây ảnh hưởng đến môi trường không khí Điện từ trường/sóng từ trường: Điện từ trường phát sinh từ máy phát điện, ca-bin điện. Sóng từ trường phát sinh từ các máy bộ đàm nội bộ thông tin liên lạc giữa các bộ phận trong quá trình làm việc. PCB (Polychlorinated Biphenyl): PCB (làm mát máy biến thế) có thể rò rỉ từ máy biến thế, song vấn đề này rất ít xảy ra. Mùi: Mùi có thể phát sinh từ hoạt động nấu nướng; mùi xăng, dầu từ các du thuyền, canô đến và đi; mùi xăng từ máy cắt cỏ hoạt động; mùi từ các thùng đựng rác; mùi từ các ao “tù”; mùi từ thuốc dinh dưỡng và trị bệnh cho cây cối, mùi thơm từ hoa và lá của khu du lịch. Hiện trạng môi trường đất Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng Phosphore hữu cơ & Chlore hữu cơ trong các mẫu đất KPHĐ. Hàm lượng các kim loại nặng (Hg, Pb, Cu) của các mẫu đất rất thấp so với tiêu chuẩn (xem bảng 13). Bảng 13: Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong đất Chỉ tiêu phân tích mẫu đất Hàm lượng chlore hữu cơ Hàm lượng phosphore hữu cơ Hg Pb Cu (mg/g đất) (mg/g đất) (mg/g đất) (mg/kg đất) (mg/kg đất) Điểm (1) KPHĐ KPHĐ KPHĐ 1.8 1.2 Điểm (2) KPHĐ KPHĐ KPHĐ 1.5 2.2 Điểm (3) KPHĐ KPHĐ KPHĐ 2.6 2.7 Điểm (4) KPHĐ KPHĐ KPHĐ 2.2 2.5 Điểm (5) KPHĐ KPHĐ KPHĐ 2.8 1.5 Tiêu chuẩn (**) (*) - 120 (*) 70 (*) Nguồn: SILP Ghi chú: - KPHĐ : không phát hiện được - (*) : giới hạn tối đa cho phép hàm lượng tổng số kim loại nặng trong đất sử dụng cho mục đích dân sinh, vui chơi, giải trí (TCVN 7209:2002) - (**) : giới hạn tối đa cho phép dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất (TCVN 5941:1995) - Điểm (1) : Khu C – khu sân vườn nhà hàng Hoa Mua - Điểm (2) : Khu C – khu sân vườn phía trước nhà hàng Hoa Mua - Điểm (3) : Khu B – khu ẩm thực Khẩn hoang Nam Bộ – khu làng nướng - Điểm (4) : Khu B – khu ẩm thực Khẩn hoang Nam Bộ – khu tự chơi - Điểm (5) : Khu A – khu vực sân vườn Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại khu du lịch Bình Quới 1 Bảng 14 : Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa ở điều kiện bình thường và bất thường Khía cạnh môi trường Chuẩn cứ số 1 Chuẩn cứ số 2 Chuẩn cứ số 3 Chuẩn cứ số 4 Chuẩn cứ số 5 Giải thích chuẩn cứ số 5 Kết quả Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không 1. Tiêu thụ điện x x x x x Có đủ nguồn lực để cải thiện hiệu năng x 2. Tiêu thụ nước cấp x x x x x BQ1 đã có chủ trương và nguồn lực đẩ cải thiện hiệu năng và tiết kiệm nước x 3. Nước thải x x x x x Đã có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải x 4. Tiêu thụ khí đốt x x x x x x 5. Sử dụng hóa chất nguy hiểm x x x x x Có kế hoạch và nguồn lực x 6. Rác thải 6.1. Rác sinh hoạt x x x x x Có biện pháp và kế hoạch kiểm soát x 6.2. Chất thải nguy hại x x x x x Ký hợp đồng với Cty MT Việt – Úc để xử lý CTNH x Bảng 15: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa ở trường hợp khẩn cấp Khía cạnh môi trường Tình huống khẩn cấp Tần số xuất hiện (F) Mức độ nghiêm trọng (S) Chỉ số tới hạn (C=FxS) Ghi chú 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1. Tiêu thụ điện - Chạm chập, cháy nổ x x 6 Chạm điện gây cháy, nổ (điện lưới, máy phát điện) Dầu PCB rò rỉ, máy biến thế bị nổ 2. Hóa chất - Rò rỉ, tràn - Cháy, nổ x x x x 6 3 - Trong quá trình chiết rót, sử dụng 3. Sử dụng tài nguyên 3.1. Gas - Cháy, nổ x x 6 - Khoá gas sau khi sử dụng xong 3.2. Xăng dầu - Rò rỉ, cháy nổ x x 6 - Không dự trữ quá 20l 3.3. Gỗ, tranh, tre - Cháy x x 4 4.Chất thải nguy hại - Rò rỉ, tràn đổ x x 2 - Thu gom và ký hợp đồng với Cty MT Việt Úc 5. PCB - Nổ, rò rỉ x x 4 Chi nhánh điện Thanh Đa bảo trì 6. CFC - Rò rỉ, gãy vỡ ống gas x x 4 Ghi chú Chuẩn cứ 1: Các yêu cầu luật định có liên quan đến khía cạnh môi trường được tuân thủ? Chuẩn cứ 2: Các yêu cầu luật định liên quan đến khía cạnh môi trường đã được tuân thủ nhưng một số điều khoản hoặc chỉ tiêu vượt hoặc có nguy cơ vượt giới hạn cho phép? Chuẩn cứ 3: Khía cạnh môi trường đang xem xét có liên quan tới các vấn đề môi trường nhạy cảm tại khu vực? Chuẩn cứ 4: Kết quả hoạt động về môi trường (liên quan đến khía cạnh đang xem xét) có xu hướng xấu đi trong một vài năm gần đây? Chuẩn cứ 5: Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát /cải tiến liên quan đến khía cạnh đang xem xét là hoàn toàn khả thi về mặt tài chính và công nghệ? Chi tiết các chuẩn cứ xin xem ở phụ lục 3 : Khía cạnh môi trường nổi bật, màu đỏ: khía cạnh môi trường nổi bật hơn : Khía cạnh môi trường không nổi bật Tần số xuất hiện (F) 1. Rất khó xảy ra hoặc có thể không xảy ra 2. Rất ít xảy ra hoặc có thể chỉ xảy ra một lần trong suốt quá trình hoạt động C = F x S C ≥ 5: Khía cạnh môi trường nổi bật C< 5 : Khía cạnh môi trường không nổi bật 3. Xảy ra ít hơn một lần/năm 4. Có thể xảy ra hơn 1 lần/năm 5. Thường xảy ra, ≥ 01 lần/tháng Mức độ nghiêm trọng (S) 1. Tác động rất hạn chế, vùng tác động hẹp 2. Tác động hạn chế, có thể phá hoại/gây xáo trộn môi trường trong thời gian ngắn 3. Tác động vừa phải, gây xáo trộn/phá hoại môi trường trong thời gian trung bình 4. Gây tác động đáng kể đến môi trường, tác động đến các loài vật và con người 5. Tác động trên diện rộng và nghiêm trọng đối với môi trường và con người Hiện trạng công tác quản lý môi trường Hiện trạng công tác quản lý rác thải Rác sinh hoạt (rác hữu cơ tái sử dụng, cơm heo; rác hữu cơ thải bỏ; rác bán được, rác ve chai; rác vô cơ thải bỏ) được phân loại tại các bộ phận và từ các nơi khác trong phạm vi khu du lịch. Các thùng rác được bố trí dọc hai bên đường; riêng tại nhà bếp và khu vực phục vụ Buffet, các thùng rác đều được dán nhãn nhận biết và có nắp đậy nhằm phục vụ cho việc phân loại. Cơm heo được thu mua hàng ngày; rác ve chai bán theo định kỳ hoặc khi nào thùng rác đầy; còn đối với rác hữu cơ và rác vô cơ thải bỏ được thu gom hàng ngày bởi Tổ rác dân lập Phường 28, Quận Bình Thạnh. Chất thải nguy hại được tập trung về phòng kỹ thuật, định kỳ 03 tháng (ít nhất) hoặc khi có nhu cầu, nhóm trưởng kỹ thuật/EMR sẽ liên hệ với Công ty môi trường Việt Úc để chuyển giao và xử lý. Dựa theo số liệu thống kê hàng ngày và hàng tháng, ban môi trường tổng kết và báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc định kỳ 6 tháng 1 lần (bảng 16). Bảng 16: Tình hình quản lý rác thải (RSH và CTNH) 6 tháng đầu năm 2006 Loại Thành phần Khối lượng (kg) Đơn giá Thu (VNĐ) Chi (VNĐ) RSH Rác hữu cơ thải bỏ 107532 800.000/tháng 4.800.000 Rác vô cơ thải bỏ 5567 Thức ăn thừa 16544 100.000/tháng 600.000 Rác ve chai Giấy các loại Lon nhôm Chai lọ nhựa và thủy tinh 1044 1294 648 700.000/tháng 4.200.000 CTNH Bóng đèn huỳnh quang, pin, ắcquy (thiết bị điện, điện tử) 9 10.000/kg 90.000 Hộp mực máy in 11 10.000/kg 110.000 Vỏ chai thuốc trừ sâu, hóa chất 8 15.000/kg 120.000 Giẻ lau bảo trì thiết bị, máy móc 5 4.000/kg 20.000 Tổng Cộng 5.100.000 5.140.000 Như vậy, qua việc phân tích trên cho ta thấy công tác phân loại đã làm giảm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt thải bỏ và CTNH. Nếu so sánh với số tiền thu được từ việc bán ve chai và cơm heoTính 6 tháng đầu năm 2006, BQ1 chỉ chi khoảng 40.000 VNĐ cho việc thu gom và xử lý rác thải. Hiện trạng công tác quản lý nước thải Hiện tại, Khu du lịch Bình Quới 1 chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải chỉ được xử lý sơ bộ qua hai bẫy mỡ và thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải thải ra do hoạt động rửa chén phục vụ Buffet (vào các ngày chiều thứ 6, chiều thứ 7, ngày chủ nhật mỗi tuần) trước tiên chảy qua bẫy mỡ để gạt bớt lượng dầu, mỡ sau đó được thải ra ao nội bộ có thả lục bình ngay bên cạnh. Nước thải thải ra do hoạt động rửa chén và nấu ăn khu vực bếp và nhà hàng Hoa Mua được dẫn qua bẫy mỡ và sau đó được thải trực tiếp ra sông Sài Gòn. Để cải tiến công tác quản lý nước thải, bắt đầu từ tháng 04/2006, Bình Quới 1 đã tiếp cận và mời các công ty để thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Theo kế hoạch đến cuối năm 2007 sẽ xây dựng xong và đưa vào chạy thử nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay (12/2006), ban lãnh đạo chỉ dừng lại ở việc xem xét các dự toán kinh tế, chưa quyết định chọn công ty nào sẽ tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu du lịch. Hiện trạng công tác quản lý khí thải Các nguồn phát thải nhiệt, khói thải bao gồm phát nhiệt từ máy biến thế điện, máy phát điện, máy điều hoà không khí, các tủ trữ đông, máy cắt cỏ, xe cộ các loại đưa khách đến và đi …; nhiệt từ hoạt động nấu nướng, đốt rác, chiếu sáng. Trong trường hợp khẩn cấp, các nguồn phát sinh nhiệt có thể có từ hoả hoạn trong các nhà bếp do bất cẩn trong lúc nấu nướng hay từ sự cố rò rỉ khí đốt mà không phát hiện kịp thời và từ việc bất cẩn để lửa bén trong các nhà nghỉ hay lúc đốt rác. Để hạn chế lượng nhiệt này phát ra, BQ1 đã trang bị ống khói thông lên cao cho máy phát điện, trang bị chụp thông khói và quạt hút nhiệt, hút độ ẩm trong nhà bếp, kiểm tra an toàn sử dụng điện và phòng chống cháy nổ. PCB (làm mát máy biến thế) có thể rò rỉ từ máy biến thế, song vấn đề này rất ít xảy ra. Để kiểm soát vấn đề này, BQ1 yêu cầu các nhân viên kỹ thuật phải quan sát hiện tượng rò rỉ khi ghi chỉ số điện kế. Nếu có sự cố phải báo ngay cho trạm điện gần nhất. Để hạn chế mùi cũng như hạn chế sự ảnh hưởng của hoá chất đến sức khỏe của nhân viên, BQ1 yêu cầu các nhân viên, công nhân phải dùng khẩu trang, bao tay khi phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt muỗi, diệt mối. Hiện trạng công tác quản lý cảnh quan, đất Với diện tích gần 3,5 ha, Bình Quới 1 đã phát triển cây xanh, thảm cỏ và cây kiểng nhằm đem lại mảng xanh cho khu du lịch. Các mảng xanh được duy trì, đồng thời Bình Quới 1 tiến hành ươm giống, trồng thêm cây con, thay thế các cây già cỗi, yếu ớt. Toàn bộ hệ thống canh xanh ở đây được thiết kế, bố trí dựa trên ý tưởng chủ đạo “khẩn hoang Nam bộ”, duy trì trạng thái hoang sơ. Các cây có tán, thân to, cao được bố trí dọc kênh, lối đi; phần còn lại (ngoài các công trình, chòi) là các bãi cỏ rộng được chăm sóc rất kỹ (xem bảng 17). Ngoài ra, nhằm tạo điểm nhấn cho mảng xanh, Bình Quới 1 đã sử dụng nhiều loại tiểu cảnh với nhiều cách trang trí khác nhau tạo cảnh sắc lôi cuốn, giảm bớt sự đơn điệu của cảnh quan. Trưởng và phó bộ phận Hánh chánh – kỹ thuật quản lý và hướng dẫn công nhân viên chăm sóc, bón phân và phun thuốc trừ sâu định kỳ hoặc đột xuất. Riêng các bãi cỏ và toàn cảnh khu du lịch được quét dọn, hằng ngày bởi các nhân viên vệ sinh. Quá trình chăm sóc cây cảnh, Bình Quới 1 có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do đó đất được phân tích định kỳ hằng năm bởi các cơ quan có uy tín nhằm theo dõi các hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo chúng nằm trong giới hạn cho phép theo quy định. Bảng 17: Danh mục cây lâu năm STT Tên cây Số lượng (cây) STT Tên cây Số lượng 1 Bạch đàn 17 34 Me 4 2 Bò cạp vàng 20+12 35 Mít 15 3 Bò cạp đỏ 10 36 Mỏ két 200m+50chậu 4 Bần 27 37 Mù u 6 5 Bàng 21 38 Mướp sáp 8 6 Bằng lăng 6 39 Mua 26 7 Bình bát 34 40 Nhạc ngựa 2 8 Bồ đề 1 43 Ngọc kỳ lân 22 9 Bông bụp 120m+45chậu 44 Ô môi 3 10 Bông giấy 53 45 Quao 5 10 Bướm đỏ 10 Ráng (tổ điểu) 66 11 Cỏ lông heo 7.000 m2 46 Sakê 3+8 12 Cau ăn trầu 14 47 Sen 300m2 13 Cau đỏ 12 48 Si 4 14 Cau vàng 14 49 Sứ hồng 2 15 Cau vua 3 50 Sứ trắng 3 16 Chuối rẽ quạt 12 51 Súng 17bụi 17 Cỏ lá gừng 10.000 m2 52 Súng Thái 34 chậu 18 Đa 1 53 Trâm 6 19 Đa búp đỏ 2 54 Tràm bông đỏ 35+1 20 Điệp 10 55 Tràm bông vàng 30 21 Đọt chiết 20 56 Tre vàng sọc 40bụi+ 25chậu 22 Dừa (<3m) 70 57 Vẹt 8 23 Dừa (>3m) 328 58 Vú sữa 2 24 Dừa nước 100+100m 59 Xoài 5 25 Dừa cạn Úc 70 60 Mười giờ 8m2 26 Dương 10 61 Mõm sói 27 Gòn 4 62 Phong huệ trắng 28 Huệ chuối 87+30bụi 63 Phang xê 29 Khế 4 64 Súng hồng 15 30 Lài 50 65 Thiên điểu 3 31 Mai vàng 34 66 Thiên tuế 3 32 Mắm 5 67 Thông 4 33 Mận 15 3.2.5 Đánh giá công tác quản lý môi trường Khu du lịch Bình Quới 1 đã và đang duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm quản lý triệt để các nguồn thải và cảnh quan khu du lịch. Nhìn chung, công tác quản lý các khía cạnh môi trường của khu du lịch được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía ban giám đốc cũng như sự hợp tác giữa các đồng nghiệp trong quá trình tác nghiệp. Do đó, việc phân loại, thu gom và chuyển giao rác sinh hoạt cũng như CTNH và các nguồn thải khác không gặp nhiều khó khăn, trở ngại và việc giám sát các khía cạnh môi trường này được dễ dàng và thuyết phục hơn trong quá trình đánh giá nội bộ cũng như bên ngoài. Đã 3 năm tiếp cận và áp dụng ISO 14001, tuy công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong thời gian đầu nhưng dần dần nó đã trở thành thói quen và thay đổi trong cách quản lý cũng như tiếp cận với các cơ quan hữu quan, các yêu cầu của luật định…. Thế nhưng, các thành viên trong ban môi trường đảm trách rất nhiều công việc khác nhau trong cùng thời gian, do đó hiệu quả công việc còn hạn chế. Hiện tại, Ban giám đốc Bình Quới 1 đang tiến hành xem xét và phê duyệt công nghệ xử lý, lựa chọn nhà thầu cũng như địa điểm, diện tích tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Vì thế, công việc của các thành viên trong ban môi trường đã bận rộn nay càng bận rộn hơn và ắc hẳn sẽ làm giải hiệu quả của công tác quản lý môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 3.doc
Tài liệu liên quan