Giới thiệu về Google

Tài liệu Giới thiệu về Google: I. Giới thiệu về Google. Thành công của Google là thành công kỳ diệu của những ý tưởng và sự sáng tạo. “Hãy quan tâm tới điều không thể, hãy thử làm những gì mà hầu hết mọi người chưa nghĩ tới” - phương châm đó của những người sáng lập Google đã đưa ra những định hướng tương lai của Google: góp phần biến đổi thế giới. Philip Remek, một người có thể coi là "Chuyên gia Google học" nói rằng các sáng kiến ở Google cứ "tằng tằng ra lò như người ta đi mua vé số". Rất nhiều vé không trúng, chỉ một số ít là trúng giải độc đắc, nhưng nếu không thử thì chẳng bao giờ bạn trúng được giải nào. Và việc đề cao trí tuệ tập thể là động lực để duy trì sự sáng tạo của Google. Danh sách ý tưởng mới của nhân viên có tên Google top 100, sẽ được đặt lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển công ty. Google, Inc. Loại hình Cổ phần (NASDAQ: GOOG) Thành lập Menlo Park, California, Hoa Kỳ (7 tháng 9, 1998)[1] Trụ sở Mountain View, California, Hoa Kỳ Thành viên chủ chốt Eric Schmidt, TGĐ/GĐĐH Serg...

doc6 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về Google, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu về Google. Thành công của Google là thành công kỳ diệu của những ý tưởng và sự sáng tạo. “Hãy quan tâm tới điều không thể, hãy thử làm những gì mà hầu hết mọi người chưa nghĩ tới” - phương châm đó của những người sáng lập Google đã đưa ra những định hướng tương lai của Google: góp phần biến đổi thế giới. Philip Remek, một người có thể coi là "Chuyên gia Google học" nói rằng các sáng kiến ở Google cứ "tằng tằng ra lò như người ta đi mua vé số". Rất nhiều vé không trúng, chỉ một số ít là trúng giải độc đắc, nhưng nếu không thử thì chẳng bao giờ bạn trúng được giải nào. Và việc đề cao trí tuệ tập thể là động lực để duy trì sự sáng tạo của Google. Danh sách ý tưởng mới của nhân viên có tên Google top 100, sẽ được đặt lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển công ty. Google, Inc. Loại hình Cổ phần (NASDAQ: GOOG) Thành lập Menlo Park, California, Hoa Kỳ (7 tháng 9, 1998)[1] Trụ sở Mountain View, California, Hoa Kỳ Thành viên chủ chốt Eric Schmidt, TGĐ/GĐĐH Sergey Brin, GĐ kỹ thuật Larry Page, GĐ sản phẩm George Reyes, GĐ tài chính Ngành nghề Internet, phần mềm máy tính Thu nhập 16.593 tỷ USD 56% (2007)[2] Lãi thực 4.203 tỷ USD 25% (2007)[2] Bất động sản 25.335 tỷ USD (2007)[2] Tài sản cổ phần 22.689 tỷ USD (2007)[2] Nhân viên 16.805 (31 tháng 12, 2007)[3] Khẩu hiệu Không có hại (Dlon't be evil) Website www.google.com I.Tạo động lực trong Google. 1.Điều kiện làm việc tại Google Bên trong Google, không khí làm việc đối lập hẳn với cái không khí hỗn độn ở bên ngoài. Nó thật đặc biệt, đúng theo những gì phòng cấp chứng chỉ công nghệ Trường đại học Stanford, nơi đã cấp giấy phép tìm kiếm cho Google, đã miêu tả: đó là cảm hứng làm việc say mê của các lập trình viên.Các nhân viên Google có thể được làm một số việc khác thuận tiện ngay tại công ty như giặt đồ, cắt tóc, chăm sóc sức khỏe và nha khoa, sau nữa là các hoạt động chăm sóc hằng ngày như thể dục thể hình với huấn luyện viên riêng, đội ngũ mátxa chuyên nghiệp - những dịch vụ dường như không thể tưởng tượng lại có ở văn phòng làm việc... Tất cả các phòng vệ sinh bên trong đại bản doanh của Google đều được trang bị dàn xí bệt hiện đại, tối tân nhất của Nhật Bản, có khả năng... sưởi ấm người ngồi phía trên trong những ngày giá lạnh. Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí bệt hi-tech, nhân viên Google còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi" hiếm hoi này. Bên trong mỗi khoang đều có gắn một bảng chữ điện tử với tiêu đề:  Mã Test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing. "Toilet" đã phản ánh rất rõ triết lý làm việc chung tại Google: Trang thiết bị hiện đại, hào phóng giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức "không bình thường". Cũng chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mới với tốc độ tên lửa. Đại bản doanh này là một chuỗi các tòa nhà thâm thấp đứng sát nhau, trông giống như ký túc xá đại học hơn là trụ sở của một tập đoàn hàng đầu thế giới. Bốn bề văn phòng được dát toàn kính màu, với đủ những "cạm bẫy ngọt ngào" để níu chân người: ba bữa ăn miễn phí mỗi ngày, một bể bơi tạo sóng ngoài trời miễn phí, phòng tập thể thao trong nhà, một nhà trẻ cho cán bộ công nhân viên gửi "nhóc". Dọc theo các hành lang dẫn vào đại sảnh là những tấm bảng trắng ngoại cỡ, dành cho nhân viên tự do viết lại các ý tưởng "đột xuất". Bên ngoài khuôn viên, họ đùa nghịch trên những con xe trượt scooter do hãng cấp cho, hoặc nằm dài sưởi nắng trên những chiếc ghế êm ái, bên dưới cây dù nhiều màu sặc sỡ. Sáng kiến chạm đến cả một lĩnh vực mà hầu hết các doanh nghiệp đều quên mất, hoặc cố tình làm lơ: Thực phẩm. Googleplex có cả thảy 11 quán cà phê, mỗi quán nằm trong một tòa nhà. Tất cả đều có đầu bếp trưởng, và khẩu vị, phong cách được thiết kế sao cho phù hợp với các nhân viên làm trong tòa nhà nhất. Đội xe buýt riêng chạy như con thoi mỗi ngày, đưa đón nhân viên từ nhà đến San Francisco và ngược lại. Tất cả những quyền lợi đó khiến cho bất cứ một cư dân Thung lũng Silicon nào cũng phải ghen tị. Sau khi đã được nhận vào làm, các nhân viên vẫn cần trau dồi kiến thức liên tục. Hãng thường xuyên mời các nhân vật nổi tiếng về thuyết trình tại Googleplex, hệt như trường đại học mời giáo sư về giảng vậy.  Tất cả những hoạt động trên đã thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc, tạo nên một môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ cho nhân viên Google, dù họ làm việc với thời lượng rất cao. 2. Văn hóa công ty. Nền văn hóa Google được duy trì và bảo tồn nhờ một quy trình tuyển dụng khắt khe, ngặt nghèo, cũng giống như thủ tục tuyển sinh của những trường đại học danh tiếng vậy. Ứng viên thậm chí không cần phải nộp đơn. Chỉ cần họ nổi bật ở một lĩnh vực nào đó, chuyên gia săn đầu người của Google sẽ tự động gõ cửa. Mỗi ứng viên được phỏng vấn bởi một hội đồng tối thiểu 5 người. Họ bị xoay như chong chóng trong một series các câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Có câu trả lời đúng chưa chắc đã trúng, và trả lời sai, chưa chắc đã là thảm họa.Nhân viên Google được khuyến khích đề xuất những ý tưởng tham vọng, thậm chí điên rồ càng nhiều càng tốt. Các giám sát viên sẽ phân ý tưởng về cho từng nhóm nhỏ, kiểm tra xem ý tưởng đó có "chạy" được hay không. Gần như người nào ở Google cũng kiêm thêm một chức danh "ảo" là : Giám đốc sản phẩm. “Chúng tôi chỉ chọn những ai thích giải quyết các vấn đề hóc búa, các bài toán khó, hơn là những người dễ thỏa mãn hoặc trì hoãn " ông Laszlo Bock, Phó Chủ tịch nhân sự của Google cho biết.Để khuyến khích sáng tạo, Google thường tạo tự do tối đa cho nhân viên. “20% thời gian tại công ty, bạn được làm những gì mình cho là tốt nhất”, Page khẳng định. Google đã treo thưởng trị giá hàng triệu USD cho những nhân viên có những sáng kiến xuất sắc và nổi bật.Hai “giải thưởng của người sáng lập” đầu tiên bao gồm số lượng cổ phiếu “hạn chế” trị giá tới 12 triệu USD vào thời điểm trao tặng tháng 11 năm 2004. “Nguyên do chính để chúng tôi xây dựng giải thưởng này là nhằm tăng thêm động lực để các bạn ứng tuyển vào Google, kể cả sau khi cơ hội làm giàu từ đợt bán cổ phiếu của hãng đã qua đi.”_ Brin nói. III. Đánh giá hoạt động tạo động lực trong Google. Theo học thuyết nhu cầu của Maslow, để tạo động lực cho nhân viên thì Google đã tìm hiểu các nhân viên đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở bậc đó. Thứ nhất là nhu cầu sinh lý: như giặt đồ, cắt tóc, chăm sóc sức khỏe và nha khoa, sau nữa là các hoạt động chăm sóc hằng ngày như thể dục thể hình với huấn luyện viên riêng. Ba bữa ăn miễn phí mỗi ngày, một bể bơi tạo sóng ngoài trời miễn phí, phòng tập thể thao trong nhà. Nhu cầu an toàn: Google có nhà trẻ cho công nhân viên gửi “ nhóc ” Nhân viên được đưa đón bằng xe bus riêng của công ty. Nhu cầu xã hội : Không giống phần lớn các tập đoàn Mỹ, Google cho phép dắt chó vào phòng làm việc. Hãng lý giải họ thích không gian làm việc đông đúc, “với ba hay bốn nhân viên, cùng hàng loạt bàn ghế và lũ chó quây quần”. Điều đó “sẽ tăng lượng thông tin trao đổi. Nhu cầu được tôn trọng: Lãnh đạo công ty đối xử với nhân viên như những người trong gia đình. Tất cả những đề xuất, sáng kiến đều được lãnh đạo công ty tôn trọng và xem xét một cách kỹ lưỡng. Nhu cầu tự hoàn thiện: Kể cả sau khi đã được nhận vào làm, các nhân viên vẫn được trau dồi kiến thức liên tục. Công ty thường mời các chuyên gia về thuyết trình, hệt như trường đại học mời giáo sư về giảng. Theo học thuyết về sự tăng cường tích cực của Skiner, để tạo động lực lao động, người quản lý cần quan tâm đến các thành tích tốt và thưởng cho các thành tích đó. Và ở Google đã làm được điều đó. Google đã có cơ chế tiền thưởng, hoa hồng, quyền mua bán cổ phần và trao giải thưởng cho những sáng kiến xuất sắc và nổi bật. Thậm chí mức thưởng cho nhiều sáng kiến còn tương đương với việc thành lập một công ty mới. Theo học thuyết công bằng: (Stacy Adams) Người lao động sẽ cảm nhận được công bằng khi cảm thấy tỷ lệ quyền lợi/ đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó ở người khác.Do đó, để tạo động lực, người quản lý cần tạo ra và duy trì sự cân bằng giữa sự đóng góp của cá nhân và các quyền lợi mà người đó được hưởng. Ở Google, trong các giải thưởng được trao bằng cổ phiếu thì số cổ phiếu được chia đều dựa trên đóng góp của từng cá nhân vào dự án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV1066.DOC