Giới thiệu tổng quan về tổng công ty lắp máy Việt Nam (lilama)

Tài liệu Giới thiệu tổng quan về tổng công ty lắp máy Việt Nam (lilama): PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA). Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt LILAMA) – doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình, v.v… góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng XHCN ở miền Bắc. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, vượt lên muôn vàn khó khăn của kinh tế hậu chiến trong cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, tiếp đó là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường những năm 1990, LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụ...

doc12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu tổng quan về tổng công ty lắp máy Việt Nam (lilama), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA). Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt LILAMA) – doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình, v.v… góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng XHCN ở miền Bắc. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, vượt lên muôn vàn khó khăn của kinh tế hậu chiến trong cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, tiếp đó là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường những năm 1990, LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hoà Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải điện 500 KV Bắc – Nam. Cuối năm 1995, chuyển sang giai đoạn hoạt động theo mô hình tổng công ty, LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng Chin Fong, Nghi Sơn, Hoàng Mai… trị giá hàng trăm triệu USD. Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng trong những năm qua, năm 200 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm tổng thầu EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí 300 MW; nhiệt điện Cà Mau (chu trình hỗn hợp) 720 MW, và thắng gói thầu 2 và 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất… từ khảo sát thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp. Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. Hiện nay, với 20.000 cán bộ công nhân viên của 20 công ty thành viên, 1 viện nghiên cứu công nghệ hàn, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật với đội ngũ trên 2.500 kỹ sư và 2.000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế, được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty, ISO 9002 tại các công ty thành viên, LILAMA sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của mình là trở thành TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG. 1.2. Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA. Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA. 1.3. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA. Hoạt dộng theo mô hình tổng công ty nên các đơn vị thành viên của Tổng công ty lắp máy LILAMA trải rộng trên khắp mọi miền đất nước. Các đơn vị thành viên của công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ xây lắp, chế tạo thiết bị công nghiệp nặng, lắp đặt thử nghiệm thiết bị điện đến kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, cung ứng vật tư cho các công trình, xí nghiệp… Chính hoạt động đa dạng này đã mang lại một ưu thế to lớn trong việc làm tổng thầu EPC của công ty. Cuối năm 1995, chuyển sang giai đoạn hoạt động theo mô hình tổng công ty, LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp. Danh sách các đơn vị thành viên và địa chỉ (Xem Phụ lục 1) Hình 1.3: Đơn vị thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 1.4. Sơ lược các hoạt động chính của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA. Lắp máy: là nghề truyền thống sở trường của LILAMA trong tiến trình phát triển của mình. LILAMA có đầy đủ các phương tiện kiểm tra, căn chỉnh tiên tiến áp dụng cho tiêu chuẩn lắp đặt quốc tế tại tất cả các công trình: tiêu chuẩn ANSI cua Hoa Kỳ, tiêu chuẩn AS của Úc, tiêu chuẩn BS của Anh, và tiêu chuẩn quốc tế IEC… Hình 1.4.a: Hoạt động lắp máy. Tư vấn thiết kế và quản lý dự án (EPC): để đảm đương nhiệm vụ của một nhà thầu EPC, những năm gần đây LILAMA đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế các dự án bằng việc thành lập một công ty tư vấn, tập trung nhiều cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi trong nhiều lĩnh vực. Việc kết hợp giữa tư vấn nước ngoài và tư vấn của LILAMA được thực hiện dưới hình thức lập một tổ chức thiết kế và quản lý dự án chung đặt dưới sự điều hành của LILAMA cho các dự án mà LILAMA làm tổng thầu. Hình 1.4.b: Tổ chức và quy trình thực hiện dự án EPC. Hình 1.4.c: Giải pháp công nghệ quản lý các dự án EPC. Xây dựng, bảo ôn, và xây lò: ngay sau khi chuyển sang mô hình tổng công ty, LILAMA đã mở rộng hoạt động của mình sang một số lĩnh vực khác trong đó có xây dựng. Công việc bắt đầu từ nhận thầu trọn gói một số công trình, cả xây dựng và lắp máy như: trạm 500 KV Đà Nẵng, nhà máy thuốc sát trùng Kovisda (Sông Bé), nhà máy sợi công nghiệp Mai Động (Hà Nội), các nhà máy Viguato (Tân Thuận), Deawoo (Sông Bé), làm tổng thầu công trình nhà máy điện Wartsila (Bà Rịa)… Sáng kiến ép cọc móng của LILAMA được toàn ngành xây dựng áp dụng cho các công trình xây chen trong thành phố. LILAMA có đội ngũ thợ xây cách nhiệt, bảo ôn giàu kinh nghiệm. Toàn bộ tháp trao đổi nhiệt, lò nung trong các nhà máy ximăng lớn, lò hơi của nhà máy nhiệt điện được thợ xây cách nhiệt LILAMA thực hiện hoàn hảo. Hình 1.4.d: Xây dựng lò bảo ôn. Chế tạo thiết bị công nghiệp, bồn bể, ống chịu áp lực, kết cấu thép: cùng với nghề lắp máy truyền thống, từ năm 1995 LILAMA đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các nhà máy, công trình công nghiệp. LILAMA đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy cơ khí chế tạo ở cả 3 miền trên cả nước với thiết bị và máy móc hiện đại, công suất 100.000 tấn sản phẩm/năm, nhằm mục tiêu chế tạo đến 75% thiết bị cho các nhà máy điện, ximăng… LILAMA có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, thợ lành nghề cùng đầy đủ phương tiện tiên tiến, có thể chế tạo các loại bồn bể chứa xăng dầu, hoá chất thực phẩm, có dung tích đến 65.000 m3 chịu áp lực cao, các chân đế giàn khoan dầu khí trên biển, thiết bị nhà máy đường, các cột điện thép 500 KV, đặc biệt các cột vượt sông cao 82 – 150 m. Bằng những máy móc chuyên dùng hiện đại, LILAMA đã chế tạo thành công nhiều thiết bị có thể hình đặc biệt, đa dạng về chủng loại như chỏm cầu có đường kính 6m, bằng tôn dày 35 – 60 mm, các ống chịu áp lực cao bằng thép dày tới 90 mm. Hình 1.4.e: Chế tạo thiết bị công nghiệp Lắp đặt thiết bị công nghiệp nặng: LILAMA có đầy đủ khả năng, kinh nghiệm, xe, máy, trang thiết bị hiện đại, đó là các Platform tải trọng đến 150 tấn, các loại cần trục bánh lốp, bánh xích có sức nâng đến 500 tấn, có cảng biển và đội tàu vận chuyển thiết bị từ bãi chế tạo đến công trình. Việc đưa hàng ngàn tấn thiết bị siêu trường, siêu trọng vào vị trí lắp đặt chính xác và an toàn như: Rôto máy phát của thủy điện Trị An nặng 450 tấn, thủy điện Hòa Bình nặng 670 tấn, các máy biến thế của thủy điện Trị An, Hòa Bình, Phả Lại nặng từ 100 đến 180 tấn, các cột điện vượt sông cao đến 150 m đã khẳng định năng lực của LILAMA trong lĩnh vực vận chuyển và lắp đặt thiết bị nặng. Hình 1.4.f: Lắp đặt thiết bị công nghiệp nặng Hàn cắt kim loại: là công tác quan trọng hàng đầu trong lắp máy và đặc biệt trong chế tạo thiết bị kết cấu thép. Trong những năm gần đây, LILAMA có đội ngũ thợ hàn hùng hậu với gần 2.000 người trong đó hơn 1.000 thợ được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề quốc tế. LILAMA áp dụng công nghệ và phương pháp hàn tiên tiến của thế giới trên các công trình như: hàn chìm trong môi trường khí bảo vệ: TIG, MIG, MAG, hàn dây lõi FCAW, hàn hồ quang chìm SAW, hàn theo phương pháp STT (Surface Tension Transfer)… Mối hàn được kiểm tra bằng thiết bị tiên tiến: máy chụp X quang, máy siêu âm, các thiết bị kiểm tra từ tính, phương pháp kiểm tra RT (Radiogray Testing), UT (Ultrasonic Testing), PT (Penetrant Testing) và MT (Magnetic Partical Testing). Các tiêu chuẩn hàn ASME của Hiệp hội kĩ sư cơ khí Hoa Kỳ, ABI-1140 của viện dầu khí Hoa Kỳ, AWS của Hiệp hội hàn Hoa Kỳ, EN 287-288 của Châu Âu, JIS Welding của Nhật và ASTN của Hiệp hội NDT Hoa Kỳ. Thợ hàn LILAMA đã thực hiện tốt việc hàn nối, liên kết hệ thống ống sinh hơi trong các nhà máy nhiệt điện, nhà máy đường, hệ thống ống dẫn dòng trong các nhà máy thuỷ điện… Hình 1.4.g: Hàn cắt kim loại Lắp đặt, hiệu chỉnh các thiết bị điện: đây là công việc quan trọng và là khâu cuối cùng để đưa từng hạng mục và toàn bộ công trình vào hoạt động. Hàng loạt các nhà máy thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế đất nước vận hành an toàn, chất lượng tốt đã chứng tỏ khả năng này của LILAMA. Điển hình trong công tác này là việc lắp đặt, thí nghiệm, chạy thử và bàn giao toàn bộ 5 trạm biến áp và hệ thống phân phối điện Bắc – Nam 500 KV. Toàn bộ các thiết bị điện của các trung tâm điều khiển, tự động hoá trong các nhà máy công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp. Hình 1.4.h: Lắp đặt, hiệu chỉnh các thiết bị điện Hợp tác làm ăn: LILAMA đã tổ chức các công ty lắp máy ở Nga, Bungari, Irắc, Angieri, đã thành lập hai công ty liên doanh: Otislilama với hãng Otis Elevator của Mỹ để bán, lắp, bảo trì các thiết bị cầu thang máy, thang cuốn và công ty Poslilama là liên doanh sản xuất kết cấu thép công suất 15.000 tấn/năm ở Long Thành (Đồng Nai) với các công ty Posec & Postrade, 2 thành viên của tập đoàn thép lớn Posco – Hàn Quốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC1. gioi thieu LILAMA (7-16).doc
Tài liệu liên quan