Tài liệu Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần nam dược Hải Long: 1.Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Nam Dược Hải Long.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Quá trình hình thành.
Năm 2004 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO – nền kinh tế của ta có nhiều cơ hội hơn để hội nhập, để hoà mình cùng với dòng chảy chung của kinh tế Thế Giới. WTO đồng nghĩa với sự thông thoáng về mọi mặt nhất là về kinh tế. Hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối bị phá bỏ, không còn bảo hộ độc quyền, ưu đãi các doanh nghiệp Việt Nam phải học cách kinh doanh theo luật pháp quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập, nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam cũng hội nhập và một điều đơn giản mà ai cũng phải hiểu WTO – cơ hội và thách thức; thuận lợi nối tiếp thuận lợi – khó khăn càng thêm khó khăn. Ta tiến ra thị thế giới, giới thiệu về bản thân thâm nhập nền kinh tế nước họ, đảm bảo mục tiêu thắng trên sân khách nhưng ta không thể bại trên sân nhà. Ở vào thời điểm những năm hậu WTO nền kinh tế của ta phát triển như vũ bão, một loạt những Công ty CP ra đời hoạ...
23 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần nam dược Hải Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Nam Dược Hải Long.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Quá trình hình thành.
Năm 2004 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO – nền kinh tế của ta có nhiều cơ hội hơn để hội nhập, để hoà mình cùng với dòng chảy chung của kinh tế Thế Giới. WTO đồng nghĩa với sự thông thoáng về mọi mặt nhất là về kinh tế. Hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối bị phá bỏ, không còn bảo hộ độc quyền, ưu đãi các doanh nghiệp Việt Nam phải học cách kinh doanh theo luật pháp quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập, nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam cũng hội nhập và một điều đơn giản mà ai cũng phải hiểu WTO – cơ hội và thách thức; thuận lợi nối tiếp thuận lợi – khó khăn càng thêm khó khăn. Ta tiến ra thị thế giới, giới thiệu về bản thân thâm nhập nền kinh tế nước họ, đảm bảo mục tiêu thắng trên sân khách nhưng ta không thể bại trên sân nhà. Ở vào thời điểm những năm hậu WTO nền kinh tế của ta phát triển như vũ bão, một loạt những Công ty CP ra đời hoạt động trên mọi lĩnh vực và Công ty CP Nam Dược Hải Long cũng ra đời trong bối cảnh đó.
Tên đơn vị:
Công ty CP Nam Dược Hải Long ra đời ngày 12 tháng 05 năm 2006 theo giấy phép kinh doanh số 0403000431 do sở kế hoạch đầu tư Hải Dương cấp. Nhưng chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngay sau đó.
Nơi đóng trụ sở:
Tên giao dịch: Nam duoc Hai Long Joint Stock Company.
Địa chỉ:
Khối sản xuất: Ô 10-86 Phố Cao Bá Quát – P.Hải Tân – TP.Hải Dương - Tỉnh Hải Dương.
Khối văn phòng : Số 5 ngách 31/2 Trần Quốc Hoàn – Hà Nội.
Tổng giám đốc: Bà Phí Thị Giang.
Điện thoại: 04.37912521 – Fax: 04.2813397
MST: 0800306519
Số tài khoản: 031.001.151704 tại Ngân Hàng Habubank
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất liên quan.
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ.
Tính từ sau khi chính thức đi vào hoạt động năm 2006. Công ty CP Nam Dược Hải Long chủ yếu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo nội dung đã đăng ký bao gồm nhiều hoạt động như trên lĩnh vực dược phẩm hoá - mỹ phẩm gồm có:
Sản xuất, kinh doanh các loại mỹ phẩm như : kem trị nám, kem trị mụn, kem dưỡng da đêm, kem 7 tác dụng Herbal, kem nền Hera, kem phấn trang điểm Venus, kem trị nám Lotus, dung dịch vệ sinh phụ nữ Kim Ngân Hoa... Đây vẫn là một thế mạnh của Cty Nam Dược Hải Long.
Tận dụng những bí quyết làm đẹp truyền thống kết hợp với những máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, hiện nay Công ty đã tung ra thị trường dòng sản phẩm chăm sóc da với đầy đủ các tính năng: Trị nám, trị mụn, dưỡng da....
Sản xuất dược phẩm và dược liệu.
Sản xuất thuốc y học cổ truyền Việt Nam dưới dạng kem bôi, viên nén, viên hoàn.
Sản xuất các loại thuốc và tá dược.
Làm nhà phân phối cho các loại sản phẩm chức năng
Kinh doanh các loại dược phẩm và các yếu phẩm khác.
Kinh doanh máy móc thiết bị và các dụng cụ y tế.
Tinh dầu các loại.
1.2.2.Chức năng.
Công ty CP Nam Dược Hải Long nhận sự uỷ thác của Hội đồng Cổ Đông phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và tận dụng tối đa các nguồn lực khác, tất cả vì mục tiêu phát triển bền vững của Công ty. Đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Bên cạnh đó cần thực hiện hoạt động tổ chức quản lý khoa học, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập và đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Không ngừng thực hiện bộ máy quản lý và đổi mới công tác quản lí cũng như điều hành sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá. Mặc dù chỉ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006, đến nay mới trải qua hơn 4năm hình thành và phát triển nhưng Công ty cũng đạt được nhiều thành tựu. Có được thành quả to lớn ấy là nhờ có sự đoàn kết nhất trí, sự phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. Đặc biệt phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của các cấp lãnh đạo Công ty, tận dụng và phát huy thế mạnh sẵn có của đơn vị mình là hoá mỹ phẩm và dược phẩm. Đồng thời cũng mạnh dạn lấn sân sang các lĩnh vực khác như kinh doanh các máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, buôn bán tinh dầu các loại và đặc biệt là làm nhà phân phối cho các loại thực phẩm chức năng hiện nay vốn rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam và đã mở ra thị trường đầy tiềm năng. Mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty và đây cũng là lĩnh vực đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty trong những năm qua.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2008 so với 2007(%)
2009 so với 2008(%)
1
Doanh thu
Trđ
366.300
439.560
571.428
120
130
2
Lợi nhuận
Trđ
58.608
72.960
97.140
125
133
3
Tổng số lao động
Người
1.500
1.565
1.635
104
104
4
Tổng quỹ lương
Trđ
21.972
26.376
34.284
120
133
5
NSLĐBQ
Trđ/ng/tháng
20,35
23,4
29,1
115
124
6
Tiền lương BQ
Trđ/ng/tháng
1,2
1,4
1,7
117
120
Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân:
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta nhận thấy từ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm cụ thể như sau:
Năm 2009 doanh thu đạt giá trị cao nhất 571.428 triệu đồng gấp 1,3lần so với năm 2008 tức là tăng 131.860 triệu đồng ứng với 30% trong khi năm 2008 doanh thu đạt 439.560 triệu đồng cao gấp 1,2lần so với năm 2007 tức là tăng 73.260 trđ ứng với 20% . Doanh thu của Công ty không ngừng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, có được thành quả là do:
- Năng suất lao động bình quân tăng cụ thể như sau:
Năm 2007 năng suất lao động bình quân mới đạt 20,35trđ/1người/tháng đến năm 2008 đã lên tới 23,4trđ/1người/tháng tăng 15% ứng với 3,05trđ/1người/tháng , cao nhất là năm 2009 Năng suất lao động bình quân đạt 29,1trđ/người/tháng tăng cao hơn năm 2008 là 5,7trđ/người/tháng ứng với 24%.
- Tổng số lao động của doanh nghiệp tăng lên năm 2007 là 1.500người đến năm 2008 đã lên đến 1565người tức là tăng 65người ứng với 4% và đến năm 2009 Công ty vẫn duy trì tốc độ tăng 4% . Do vậy số lao động tăng thêm 70người và tổng số lao động là 1635người.
Hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhờ đó mà đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng được đảm bảo. Tổng quỹ lương không ngừng tăng qua các năm cao nhất là năm 2009 đạt 34.284trđ cao hơn 7.908trđ so với năm 2008 (26.376trđ) tức là tăng 33%.
Năm 2008 tổng quỹ lương là 26.376trđ tăng 17% so với 2007 ứng với 4.404trđ. Thấp nhất là năm 2007 với 21.972trđ. Tổng quỹ lương tăng ngoài nguyên nhân số lao động tăng thì nguyên nhân chính là do tiền lương bình quân đầu người tăng cao. Năm 2007 mới là 1,2trđ/người/tháng sang đến năm 2008 đã là 1,4triệu tăng 17% so với năm 2007 ứng với 0,2trđ/người/tháng cao nhất là năm 2009 đạt 1,7trđ/người/tháng cao hơn 20% so với năm 2008 tức là cao hơn 0,3trđ/người/tháng.
Căn cứ vào bảng số liệu ta nhận thấy cả Năng suất lao động và tiền lương bình quân đều không ngừng tăng cao qua các năm nhưng nếu đi sâu vào so sánh sẽ thấy rõ sự khác biệt cụ thể như sau:
Năm 2008 tốc độ tăng tiền lương bình quân là 117% cao hơn tốc độ tăng Năng suất lao động bình quân 2% điều này là bất hợp lý đã vi phạm nguyên tiền lương vì theo nguyên tắc tiền lương thì tốc độ tăng tiền lương bình quân luôn luôn phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sang đến năm 2009 đã có sự chuyển biến rõ rệt lúc này tốc độ tăng năng suất lao động bình quân là 124% đã cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là 4%.
Có được thành quả to lớn ấy đầu tiên phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của lãnh đạo các cấp lãnh đạo Công ty tiếp đến là sự lao động cần cù và sự sáng tạo, cống hiến hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty.
2.Đặc điểm chung của Công ty CP Nam Dược Hải Long và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề Quản trị nhân lực.
2.1.Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Về sản phẩm:
Sản phẩm chủ yếu là dược phẩm, hoá mỹ phẩm và các loại thực phẩm chức năng …đều là các loại sản phẩm thiết yếu đòi hỏi phải có chất lượng cao, đảm bảo và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các tổ chức y tế trong nước cũng như quốc tế. Tất cả các sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn của tổ chức y tế Thế Giới GMP – WHO; GSP và GLP.
Đặc biệt năm 2008 Công ty đã vinh dự giành được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế theo hệ thống ISO 9001 : 2000 do Công ty Detnorsle Veritas cấp chứng nhận của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng văn phòng công nhận chất lượng văn phòng công nhận chất lượng BOA cấp chứng chỉ công nhận phòng đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:1999 – Vilas 151.
Vế thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Nam Dược Hải Long rộng khắp cả nước do vậy đối tượng khách hàng của Công ty cũng rất phong phú về tuổi, giới, thị hiếu khác nhau về văn hoá vùng miền, phong tục tập quán …do vậy nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng. Để đáp ứng các yêu của khách hàng đòi hỏi Công ty CP Nam Dược Hải Long phải có những chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược Marketing hiệu quả mới có thể đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
2.2.Quy trình công nghệ.
Quy trình công nghệ sản xuất rất phức tạp, phức tạp ngay từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra. Để biến từ nguyên vật liệu thành thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và mỗi một công đoạn lại đòi hỏi một trình độ công nghệ, của công nhân cũng như của máy móc thiết bị khác nhau.
Kiểm tra
trong quá trình
Thẩm định
nhà cung ứng
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kem dưỡng da Herbal
Kiểm nghiệm
chất lượng
NVL và phụ liệu
Sản xuất
Bán thành phẩm
Kiểm nghiệm đạt
Thành phẩm
Kiểm tra đạt
Xuất xưởng
Phân phối
Dây truyền sản xuất của công ty rất hiện đại và quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Ngoài hệ thống thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất còn áp dụng quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để phát hiện ra nguyên vật liệu hoặc sản phẩm không đảm bảo chất lượng để loại bỏ ngay trong quá trình sản xuất, nhờ đó mà kiểm soát tốt quá trình này; phân tích làm rõ các nguyên nhân từ đó tìm ra nguyên nhân chính của sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời. Công ty đã áp dụng các kỹ thuật thống kê như: Biểu đồ kiểm soát quá trình X-R để theo dõi khối lượng sản phẩm; Biểu đồ hình xương cá để phân tích các sai hỏng hay các vấn đề không phù hợp và cuối cùng là là dùng biểu đồ Pareto để thống kê các hạng mục cần theo dõi.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất Công ty còn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001 : 2005; ISO/IEC 170525:1999 giúp cho công việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh được tốt hơn với mục tiêu phòng ngừa là chính. Thêm vào đó công ty còn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng tin học vào trong sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, tối thiểu hoá được chi phí nâng cao được lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trong ngành.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Sản xuất
Thẩm định nhà cung ứng
Phụ liệu
Nguyên liệu
Kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm
Loại bỏ
Loại bỏ
Chấp nhận
Chấp nhận
Kiểm tra trong quá trình
Chấp nhận
Bán thành phẩm
P.KTCL Kiểm nghiệm
Loại bỏ
Sản phẩm thành phẩm
Xuất xưởng
Phân phối
Kiểm tra trong quá trình
Loại bỏ
P.KTCL Kiểm nghiệm
Kiểm tra trong quá trình
Không đạt
Không đạt
Đạt Đạt
P.ĐBCL
Không đạt Đạt
Đạt
P.ĐBCL
Chấp nhận
Không đạt
P.ĐBCL Đạt
2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.1 Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị hịên có của Công ty:
STT
Tên thiết bị
Đơn vị tính
số lượng
1
Máy trộn cao tốc
Máy
1
2
Máy sấy và tạo hạt tầng xôi
Máy
1
3
Máy triết
Máy
1
4
Máy sấy tầng xôi
Máy
1
5
Hệ thống đùn và tạo hạt cải
Bộ
1
6
Máy bao gói tự động
Bộ
1
7
Dây truyền sản xuất viên nang mềm và viên hoàn
Bộ
1
8
Hệ thống kiểm tra chất lượng HPLC
Bộ
1
9
Hệ thống kiểm tra chất lượng LC– MS
Bộ
1
10
Hệ thống kiểm tra GC- MS
Bộ
1
11
Hệ thống kiểm tra chất lượng AAS
Bộ
1
Danh sách máy móc thiết bị dự kiến mua từ năm 2010 – 2015
Stt
Tên hàng
ĐVT
Số Lượng
1
Máy bế hộp tự động
Cái
1
2
Máy trộn bột kiểu rocking
Bộ
1
3
Máy bao viên tự động
Máy
1
4
Máy triết cao tần
Máy
1
5
Bộ cấp viên tự động
Bộ
1
6
Máy ép gói thuốc bột
Máy
1
7
Tank dung dịch 3 lớp 48 lít
Cái
1
8
Máy gấp giấy tự động
Bộ
1
9
Máy chính AF- 40T
Máy
1
10
Máy ép vỉ xé DSP- 4
Máy
1
11
Máy xay keo CMCM5
Cái
1
12
Máy trộn
Cái
1
13
Máy đo độ tan rã ZT320
Bộ
1
14
Máy vô tuýp viên nén
Bộ
1
15
Máy bơm chìm giếng
Bộ
1
2.3.2 Nguyên vật liệu sử dụng:
* Nhóm mỹ phẩm:
- Dầu hạnh nhân ngọt
- Lô hội
- Ô liu
- Bột ngọc trai; tảo biển
- Mật ong
- Nghệ
- Tinh dầu gấc
- Tinh dầu hoa hướng dương
- Thảo dược khác
- Vitamin các loại
* Nhóm dược phẩm
- Nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh:
+ Nguyên liệu sản xuất thuốc giảm đau hạ sốt: Codein phosphate, paracetamol
+ Nguyên liệu sản xuất thuốc đau thắt ngực: Nitroglixerin, Trimetazdine
- Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu: Campho monobromid
- Nguyên liệu sản xuất thuốc chống loạn nhịp: Meprobamat, valeriane, propranolol…
Nguồn nguyên liệu này ngoài các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên và thảo dược được thu mua tại các vùng cung cấp lớn trong nước thì số còn lại được nhập khẩu từ nước ngoài như Châu Âu và Mỹ, chất lượng đạt độ ổn định cao và có chứng nhận DMF.
Về lâu dài Công ty sẽ tự tổ chức quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu do Công ty đầu tư nhằm ổn định nguồn nguyên liệu lâu dài cho Công ty.
2.4.Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động.
Chất lượng sản phẩm cao với những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã và sẽ đạt được đòi hỏi Công ty CP Nam Dược Hải Long phải có một đội ngũ lao động tương ứng nghĩa là phải phù hợp cả về số lượng và chất lượng.
Tính đến hết ngày 31/12/2009 số lao động của Công ty là 1.635người trong đó cơ cấu lao động của Công ty phân theo trình độ đào tạo như sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo năm 2009
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Trình độ trên Đại Học
4
0,25
Trình độ Đại Học
321
19,65
Trình độ cao đẳng – Trung cấp
755
46,16
Trình độ Sơ cấp
452
27,67
Lao động phổ thông
103
6,27
(Nguồn: Phòng TC – HC)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hầu như toàn bộ lao động của Công ty đều qua đào tạo. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao là 93,73% ứng với 1.532người năm 2009, chỉ có 103 lao động phổ thông chiếm 6,27% chứng tỏ lực lượng lao động của Công ty có trình độ cao cụ thể như sau:
Cao nhất là lực lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp 755 người chiếm 46,16% - đây là lực lượng có trình độ đã trải qua những khoá đào tạo dài hạn ở các trường chính quy cả về mặt lý thuyết và thực hành. Do vậy ở nhóm lao động này không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn có độ lành nghề cao cộng thêm quá trình đào tạo nâng cao tay nghề ở doanh nghiệp làm cho chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
Thứ hai phải kể đến nhóm lao động có trình độ sơ cấp 4.502 người ứng với 27,67%. Thực chất phần lớn lao động của nhóm này đều từ lao động phổ thông sau khi trải qua quá trình đào tạo nội bộ về chuyên môn nghiệp vụ và mời giảng viên giỏi từ các trường về Công ty giảng dạy hoặc được Công ty cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn.
Tiếp theo là nhóm có trình độ Đại học 312 người chiếm 19,65%. Đây chủ yếu là lực lượng lao động lòng cốt, có trình độ, và công tác ở các bộ phận quản lý và lãnh đạo các cấp hoặc các bộ phận nghiên cứu.
Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,25% và chỉ còn 4 người nhưng nhóm có trình độ trên Đại học lại là nhóm có mặt trong thành phần lãnh đạo cấp cao của Công ty và tạo ra một phần giá trị lợi nhuận không nhỏ.
Nói tóm lại: Một lực lượng lao động có trình độ đòi hỏi trình độ của cán bộ quản lý cũng phải phù hợp tương ứng để có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và rõ ràng ở Công ty CP Nam Dược Hải Long ta đã thấy có sự đồng bộ đó. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Điều đó cũng đòi hỏi chính sách lương bổng và đãi ngộ phù hợp để đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Bảng 3: Phân loại lao động theo chức danh
Chức danh
2007
2008
2009
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Lao Động Quản lý
465
196
492
199
523
213
Lao Động Phổ Thông
1.035
596
1.073
599
1.112
629
Tổng
1.500
792
1.565
798
1.635
842
(Nguồn: Phòng TC – HC)
Qua bảng số liệu ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động nữ giới do đặc trưng ngành nghề sản xuất kinh doanh quy định. Cao nhất là năm 2009 lao động nữ chiếm 51,5% tương ứng 842 lao động trong đó có 629 lao động làm việc ở bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 74,7% ; còn lại 213 lao động làm việc ở bộ phận gián tiếp chiếm 25,3% .
Đặc trưng của lao động nữ là nhanh nhẹn hoạt bát, cần cù, chịu khó, ham học hỏi cộng thêm sự kiên trì, sáng tạo không biết mệt mỏi đã giúp cho phụ nữ làm việc tốt hơn trong những ngành này.
Về cơ cấu lao động ta nhận thấy tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ không cao, cao nhất chỉ có 523 người năm 2009 tương ứng 32% và thấp nhất là 465 người năm 2007 tương ứng là 31%. Chứng tỏ bộ máy của Công ty tương đối tinh giảm và động bộ.
Lực lượng lao động trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng cao, cao nhất là 1.112 người chiếm 68% năm 2009 và thấp nhất là năm 2007 1.035 người tương ứng 69%.
Một vấn đề cần lưu ý là khi trình độ công nghệ và máy móc thiết bị càng hiện đại thì lao động trực tiếp sẽ giảm đi và lực lượng lao động gián tiếp và công nghệ cao sẽ tăng lên
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của Công ty năm 2009
Nhóm tuổi
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Dưới 30
907
55,47
Từ 30 – 45
554
33,88
Trên 45
174
10,65
Tổng
1.635
100
(Nguồn: Phòng TC – HC)
Công ty có một lực lượng lao động trẻ cụ thể:
Nhóm dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 55,47% ứng với 907 người. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm trên 45 tuổi chiếm 10,65% tương ứng 174 người.
Lao động trẻ chủ yếu làm việc trong các bộ phận sản xuất, kinh doanh, quản lý nơi đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, hoạt bát và đổi mới….Điều này rất thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Lao động trẻ là lực lượng nòng cốt, lực lượng kế cận, là tương lai của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục đó là: thiếu kinh nghiệm, chủ quan nóng vội do đó có thể đưa ra những quyết định thiếu chính xác.
Nhóm lao động trên 45 tuổi chủ yếu tập trung ở bộ phận nghiên cứu và quản lý. Đó là những bộ phận đòi hỏi tính kiên trì nhẫn lại, sự khôn ngoan và khéo léo trong hành vi ứng xử, xem xét và đánh giá công việc một cách toàn diện, sâu sắc trên mọi khía cạnh. Nhưng nhóm tuổi này lại có nhược điểm là không có được sự nhạy bén, năng động và nhiệt huyết cũng như sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến và trách nhiệm cao với công việc như của tuổi trẻ.
Do vậy trong quá trình làm việc tại các bộ phận, phòng, ban cần xem xét, bố trí lao động làm việc xen kẽ cho phù hợp. Để hai bên có thể trao đổi, hợp tác và học tập kinh nghiệm của nhau tạo ra một môi trường làm việc cởi mở thân thiện và hiệu quả.
2.5 Bộ máy quản lý của Công ty
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CP NAM DƯỢC HẢI LONG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TGĐ SẢN XUẤT
PHÓ TGĐ CHẤT LƯỢNG
PHÓ TGĐ KINH DOANH
PHÓ TGĐ GPS
- PX1
- PX2
- PX3
-PX 4
-PX5
-PX6
-P.CƠ ĐIỆN & QUẢN LÝ TB
-KHO THÀNH PHẨM
- P.ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
-P.KIỂM TRA
-P.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN
-P.MAR
-P.KHÁCH HÀNG
-NPP THÁI NGUYÊN
-NPP HẢI PHÒNG
-NPP THÁI BÌNH
-NPP TPHCM
-P.KẾ HOẠCH
-P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
-P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
-P.THỊ TRƯỜNG
Đặc điểm chức năng của một số bộ phận và chức vụ:
Ban lãnh đạo: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc Công ty và pháp luật về điều hành của Công ty.
Các phòng ban
Phòng thị trường: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo về công tác, kế hoạch kinh tế, liên doanh liên kết
Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Phó tổng giám đốc và Tổng giám đốc, hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Phòng tài chính kế toán: tham mưu giúp việc cho lãnh đạo về công tác tài chính, kế toán và thống kê….
Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về công tác hành chính quản trị, quản lý hồ sơ, tuyển mộ, tuyển chọn …
Phòng kiểm tra và phòng đản bảo chất lượng: Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát về nguyên vật liệu, chất lượng, thành phẩm, bán thành phẩm…
Phòng Marketing: Chịu trách nhiệm về các chiến lược kinh doanh, và PR của Công ty
Phòng nghiên cứu và phát triển : chịu trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm mới và cải tiến chất lượng.
Phòng khách hàng: cùng với phòng Marketing quản lý khách hàng; giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng
Phòng cơ điện và quản lý thiết bị: chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo dưỡng máy móc thiết bị theo yêu cầu của nhiệm vị sản xuất kinh doanh
3. Những hoạt động trong hoạt động nhân lực trong những năm qua
Chưa có phòng nhân sự riêng, hoạt động về nhân sự được lồng ghép vào hoạt động của phòng tổ chức hành chính và phòng kế hoạch, cụ thể như sau:
►Phòng tổ chức hành chính quản lý hồ sơ, thực hiện công tác phân tích công việc; tổ chức phục vụ nơi làm việc; tuyển mộ, tuyển chọn; bố trí; xây dựng các quan hệ lao động và hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Riêng công tác đánh giá thực hiện công việc còn tiến hành một cách sơ xài chưa được chú trọng.
►Phòng kế hoạch kiêm luôn hoạt động kế hoạch hoá nhân sự.
►Việc chưa thành lập được phòng nhân sự và chức năng của phòng này bị lồng ghép vào các phòng ban khác đã chi phối hoạt động nhân sự của Công ty:
Thứ nhất: Hoạt động không hiệu quả.
Thứ hai: hoạt động chồng chéo không có kế hoạch.
Thứ ba: Chưa phát huy hết năng lực và sở trường của cán bộ công nhân viên: Do họ phải làm những công việc trái với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo
Thứ tư: Chưa có hệ thống định mứa và chế độ khuyến khích, lương thưởng, đãi ngộ cũng như các chế độ khuyến khích tài chính khác. Hệ thống đánh giá chưa khoa học, bàn bản nên không thúc đẩy, động viên khích lệ CNV làm việc.
►Điểm nóng phải kể đến công tác tuyển mộ , tuyển chọn và đào tạo:
Một là: nguồn và phương pháp tuyển chọn chưa có hệ thống và còn mang tính thủ công chưa chuyên nghiệp.
Hai là: chưa thực sự coi trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ CNV. Đặc biệt là những lao động trẻ thiếu kinh nghiệm và tay nghề còn nhiều hạn chế trong khi khoa học công nghệ luôn luôn thay đổi.
4. Phương huớng phát triển và đổi mới về hoạt động nhân lực của Công ty CP Nam Dược Hải Long đến năm 2015
4.1. Mục tiêu:
Về sản lượng: tiếp tục duy trì và phấn đấu đạt được tốc độ tăng từ 20% đến 30%.
Về doanh thu: duy trì tốc độ tăng hàng năm từ 20% đến 30%
4.2. Các chíên lược
Chiến lược về con người:
Lập ra phòng nhân sự thực hiện: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực; phân tích và thiết kế công việc; Tuyển mộ tuyển chọn biên chế nhân lực; đào tạo phát triển; tạo động lực trong lao động; đánh giá thực hiện công việc một cách có hệ thống; làm cơ sở cho việc thuê mướn, sa thải, trả thù lao cho người lao động; có chế độ đãi ngộ và phúc lợi phù hợp. Xây dựng thành công văn hoá Công ty.
Chiến lược về sản phẩm:
Duy trì và phát triển sản phẩm mũi nhọn
Cắt bỏ những sản phẩm có hiệu quả thấp : bằng cách cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để biến thành sản phẩm mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Phát triển những dòng sản phẩm chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên.
Tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, các đơn vị Công ty trong và ngoài nước, các trường đại học để phát triển những sản phẩm có chất lượng cao hướng vào thị trường xuất khẩu sản phẩm.
Đa dạng hoá thị trường( mở rộng thị trưòng tiêu thụ ngoài Lào, Campuchia, Nhật Bản và Châu Phi). Phân khúc thị trường thành: cao cấp, trung lưu, bình dân và thu nhập thấp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Tập trung phát triển dòng sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao và công nghệ hiện đại đặc biệt là thuốc trẻ em và thực phẩm chức năng.
Chiến lược về vốn và đầu tư:
Xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tại Cầu Giấy- Hà Nội
Xây dựng thêm các văn phòng đại diện tại các tỉnh miền Trung
Đầu tư nâng cấp và mở rộng các phân xưởng sản xuất thêm máy móc thiết bị hiện đại.
Tiếp tục khai thác các nguồn lực hiện có, tìm kiếm và kêu gọi đầu tư hợp tác của nước ngoài.
+ Chiến lược Maketing :
Tăng sản lượng hàng bán ra 20% đến 30%
Phát triển sản phẩm mới: chú trọng nhóm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có nguyên liệu trong nước.
Xây dựng một hệ thống các nhà phân phối bán sỹ, bán lẻ chuyên nghiệp rộng khắp trong cả nước và nước ngoài.
Giá cạnh tranh
Xây dựng và quảng bá thương hiệu củng cố và mở rộng thị trường.
Nói tóm lại với chương trình hành động và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và tầm nhìn chiến lược đến 2015; Với quyết tâm cao của cán bộ CNV và các cổ đông sẽ thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra vì:
Công ty lấy nhân lực là then chốt do đó đã đầu tư vào đây từ những năm đầu thành lập; Lực lượng khoa học kỹ thuật ngày càng đông đảo có tay nghề cao.
Triển khai từng bước lấy ngắn nuôi dài.
Đầu tư vào những ngành còn bỏ ngỏ hoặc ít đối thủ cạnh tranh
Tham gia vào thị trường vốn
Có nhiều nhà đầu tư chiến lược cũng như đối tác liên doanh liên kết.
Với tầm nhìn chiến lược như trên đòi hỏi Công ty CP Nam Dược Hải Long phải yêu cầu về nhân lực tương ứng:
Thứ nhất là công tác đào tạo
+ Đào tạo tại chỗ:
Đào tạo ISO 17025 : 2005, ISO 14000, ISO 9001:2000
An toàn vệ sinh thực phẩm, HACCP
Đào tạo GMP- WHO, GLP, GSP, GPP, GDP
Đào tạo phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động
+ Đào tạo chuyên sâu:
Bào chế kỹ thuật cao ( tiếp thu công nghệ trong và ngoài nước như Pháp, Trung quốc và Hàn quốc)
Phối hợp với trường Đại học y dược Hà Nội và Khoa hoá dược trường Đại học KHTN mở lớp sau đại học( chuyên khoa về bào chế - công nghiệp dược, hoá mỹ phẩm)
Ngoài ra còn mở lớp tập huấn ngắn hạn về Quản lý, Marketing, công nghệ thông tin…
+ Đào tạo thực tế:
Phối hợp chặt chẽ với các quản đốc hướng dẫn đào tạo thực tế về việc thực hành tốt sản xuất các loại sản phẩm mới.
Thứ hai: công tác tuyển dụng:
Tập trung tuyển dụng để đáp ứng các yêu cầu của các bộ phận: 133 người
Trong đó:
Kinh doanh: 58 người
Sản xuất: 56 người
Hỗ trợ : 19 người
Thứ 3: Công tác lao động tiền lương
Từng bước cải tiến công tác trả lương theo hướng khoán: Khối lượng, chất lượng, công việc, doanh thu, sản phẩm …
Thực hiện tốt các chế độ liên quan đến người lao động như: Ốm đau, thai sản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều chỉnh nơi khám chữa bệnh kịp thời( khi có điều động nhân sự).
Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 3.400.000 đồng/ người/ tháng.
5. Với chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn từ 2010- 2015 và những kiến nghị đã trình bày như trên em xin mạnh dạn đề xuất 2 hướng nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty CP Nam Dược Hải Long như sau:
Hướng thứ nhất: Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn tại Công ty CP Nam Dược Hải Long.
Hướng thứ hai: Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP Nam Dược Hải Long.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1591.doc