Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật chính nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng duyên hải miền Trung

Tài liệu Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật chính nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng duyên hải miền Trung: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 65 GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHÍNH NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ; Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng sinh thái Duyên hải miền Trung (DHMT) kéo dài từ 10020/ đến 20040/ vĩ độ Bắc, từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Địa hình được chia thành 3 dạng chủ yếu là khu vực núi trung bình - cao > 1.000 m, núi thấp <1.000 m và đồng bằng. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 9,577 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp có 1,583 triệu ha (chiếm 16,5% đất tự nhiên). Khí hậu của vùng mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vực Bắc Trung bộ chịu chế độ gió mùa mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào) từ phía Tây, còn khu vực Duyên hải Nam Trung bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông từ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật chính nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 65 GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHÍNH NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ; Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng sinh thái Duyên hải miền Trung (DHMT) kéo dài từ 10020/ đến 20040/ vĩ độ Bắc, từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Địa hình được chia thành 3 dạng chủ yếu là khu vực núi trung bình - cao > 1.000 m, núi thấp <1.000 m và đồng bằng. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 9,577 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp có 1,583 triệu ha (chiếm 16,5% đất tự nhiên). Khí hậu của vùng mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vực Bắc Trung bộ chịu chế độ gió mùa mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào) từ phía Tây, còn khu vực Duyên hải Nam Trung bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông từ biển thổi vào. Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9; 10; 11; 12. Trung bình có từ 0,3 - 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướng Đông, Đông bắc đổ vào. Bên cạnh đó, Đồng bằng DHMT cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung bộ. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng đối với nước ta, hệ quả hạn hạn xảy ra ngày càng khốc liệt trong cả nước nói chung và vùng Duyên hải miền Trung nói riêng. Tại vùng này, từ năm 2012 - 2016, hạn hán xảy ra liên tục và trên diện rộng đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Để ứng phó với tình hình hạn hán đã, đang và sẽ diễn ra phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở vùng DHMT, ở khía cạnh khoa học công nghệ, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tập trung nghiên cứu và xây dựng các mô hình sản xuất theo các định hướng sau: - Chọn tạo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng theo quan điểm: Chuyển đổi từ cây trồng có nhu cầu nước tưới nhiều sang cây trồng có nhu cầu nước tưới ít hơn nhưng hiệu quả kinh tế phải tương đương hoặc cao hơn; chuyển đổi từ giống cây trồng có khả năng chịu hạn kém hơn sang giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt hơn; cây trồng và giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu được sâu bệnh hại, thích nghi với điều kiện sinh thái trong vùng,... - Sử dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm cho cây trồng theo quan điểm: Lượng nước và thời điểm tưới đúng theo nhu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng. Với mục tiêu thúc đẩy khả năng thích ứng của sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở vùng DHMT với điều kiện hạn hán, hai Viện vùng xin được giới thiệu các kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình sản xuất trong thời gian qua. II. MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHÍNH NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 2.1. Tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ 2.1.1. Chọn tạo giống cây trồng a) Cây lúa (1) Giống lúa AN26-1: Do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Thơm đen/ML2003// OM4498. Giống AN26-1 có TGST từ 95 - 100 ngày, chiều cao cây 98 cm, đẻ nhánh khỏe, chiều dài bông 24 cm, tổng số hạt/ bông 154 hạt, tỷ lệ hạt lép 7%, năng suất 65 - 70 tạ/ha; gạo hạt dài, trong, cơm mềm, khối lượng 1.000 hạt là 23 gam, nhiễm rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá ở mức cấp 3. Giống lúa AN26-1 có thể trồng được trên chân đất 2 - 3 vụ/năm, nên gieo trồng vào vụ Hè hoặc Hè thu. Được công nhận giống nông VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 66 nghiệp mới cho sản xuất thử vụ ĐX và HT tại vùng DHNTB theo QĐ số 70/QĐ-TT-CLT ngày 28/02/2013 của Cục Trồng trọt. (2) Giống lúa thuần AN1 (An Nhơn 1): Do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB lai tạo và chọn lọc. TGST từ 115 - 120 ngày (vụ ĐX), 95 - 98 ngày (vụ HT). Chiều cao cây từ 95 - 100 cm; chiều dài bông từ 26 - 30 cm, dạng hình gọn, dấu bông và bông to. Trong điều kiện lúa cấy thì có 250 - 450 hạt/bông, trỗ thoát tốt. Khả năng đẻ nhánh trung bình, hơi yếu cây. Dạng hạt thon dài; khối lượng 1.000 hạt từ 24 - 25 gram. Gạo trắng, cơm mềm. Năng suất trung bình: 70 - 80 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt > 80 tạ/ha. Khả năng chịu rét, chịu nóng khá. Hơi nhiễm bệnh thối thân và khô vằn. Tỷ lệ lép cậy cao. Giống có thể gieo trồng trong vụ ĐX và vụ HT, thích hợp với chân đất tốt, mức thâm canh cao. Lượng giống gieo từ 100 - 120 kg/ha. Lượng phân bón: Từ 6 - 8 tấn phân chuồng + 240 - 260 kg urê + 300 - 400 kg lân supe + 160 - 180 kg Kali clorua. Các khâu chăm sóc còn lại tương tự như các giống lúa thuần khác. Từ 2015 đến nay, giống AN1 đã được sản xuất thử nghiệm tại vùng DHNTB được 500 ha và vụ ĐX 2016 tại vùng Bắc Trung bộ đã sản xuất được 300 ha. Năng suất giống AN1 vượt hơn các giống đang sản xuất đại trà từ 10 – 15%. Khuyến cáo địa bàn và mùa vụ ứng dụng: Giống thích hợp với vùng sản xuất lúa 2 vụ/năm ở vùng DHNTB và vùng BTB, đối với vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm thì nên bố trí trong vụ ĐX và vụ Hè. (3) Giống lúa ANS1: Giống lúa thuần ANS1 (tên thương mại AN SINH 1399) do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB lai tạo và chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai ba OM6916/ĐV108//OMCS98. TGST: 90 - 95 ngày, ngắn hơn giống lúa ĐV108 đang sản xuất đại trà 5 - 7 ngày trong vụ Hè thu, vụ Đông xuân 105 - 110 ngày. Giống ANS1 có chiều cao cây 95 - 105 cm, chiều dài bông 24 - 27 cm, tổng số hạt/bông 150 - 200 hạt, ít lép. ANS1 thuộc nhóm hạt hơi bầu, hàm lượng amylose bình quân 17%, cơm ngon. Năng suất bình quân 55 - 65 tạ/ha, thâm canh đạt từ 65 - 70 tạ/ha. Giống ANS1 có tính thích nghi cao trong mọi điều kiện của vùng. Kết quả khảo nghiệm sản xuất và các mô hình diện rộng cho năng suất cao hơn so với các giống ngắn ngày phổ biến hiện nay như ML48, ML202, ML203. Mật độ gieo sạ 90 - 100 kg/ha; Lượng phân bón/ha: 80 kg N + 60-80 kg P2O5 + 60 K2O, kết hợp đầu tư phân hữu cơ từ 5 - 10 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh. Giống ANS1 thích hợp để gieo trồng trên chân đất lúa 2 vụ/năm và 3 vụ/năm ở các tỉnh DHNTB. Giống đã được Hội đồng công nhận giống của Bộ NN&PTNT thông qua và đang trình Bộ ra quyết định công nhận. b) Cây sắn: giống sắn trung và ngắn ngày trong cơ cấu Lúa (ĐX) - Sắn - Giống sắn KM505: do Trung tâm NC Thực nghiệm NN Hưng Lộc lai tạo, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB đánh giá và tuyển chọn được. TGST: Có thể thu hoạch sau trồng từ 9-10 tháng. Chiều cao cây trung bình: từ 211 - 287 cm; cao hơn KM 94 từ 13 - 47 cm. Số củ/cây: từ 5,8 - 8,7 củ/cây. Màu lá: xanh; Màu ngọn lá: xanh; Màu cuốn lá: trắng; Màu vỏ củ: nâu. Năng suất củ tươi trung bình: 32,09 - 36,17 tấn/ha, cao hơn KM94 từ 17,5 - 22,2 %, thâm canh có thể đạt 40 tấn/ha; Hàm lượng tinh bột từ 26,7 - 29,0 % tăng từ 0,5 - 1,2%. Khả năng chịu hạn tốt, nhiễm nhẹ bệnh đốm lá nhỏ, chưa phát hiện nhiễm bệnh chổi rồng ở các vùng nghiên cứu. Chịu thâm canh cao, thích ứng rộng trên nhiều chân đất. Thời điểm trồng theo thời vụ của từng địa phương, thông thường trên chân đất không chủ động tưới - tiêu nên trồng vào đầu tháng 01 để thu hoạch vào đầu mùa mưa (tháng 10) hàng năm. Mật độ, khoảng cách trồng: Theo khoảng cách hàng và cây 0,8 m x 0,8 m (chân đất nghèo dinh dưỡng) và 1m x 0,8 m (chân đất tốt). Lượng phân bón (ha): 5 tấn phân chuồng, 80 kg N, 60 kg P2O5 và 80 kg K2O. Đã được Hội đồng công nhận giống của Bộ NN&PTNT thông qua vào tháng 5/2016 và đang trình Bộ ra quyết định công nhận. Khuyến cáo địa bàn và mùa vụ ứng dụng: Giống lúa KM505 thích hợp để trồng trên chân đất đồi và đất xám bạc màu ở các tỉnh DHNTB. * Quy trình canh tác Lạc xen sắn trên vùng đất cát và đất đồi: Sắn trồng vụ ĐX từ cuối tháng 12 đến tháng 1, lạc trồng xen sau 10 - 15 ngày (có thể trồng 2 loại cây cùng 1 lúc), khoảng cách trồng sắn: hàng là 1,2 m; khoảng cách hom là 0,8 m, giữa 2 hàng sắn gieo 4 - 5 hàng lạc. Năng suất lạc từ 25 -35 tạ/ha, sắn từ 25 - 30 tấn/ha trong mô hình trồng xen; sắn Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 67 trồng thuần trong cơ cấu Lạc ĐX – Sắn vụ Hè chỉ đạt 15 - 18 tấn/ha (bằng 46,2% so với NS sắn có trồng xen lạc). c) Cây lạc (1) Giống lạc LDH.01: Giống lạc LDH.01 do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB chọn lọc từ quần thể giống lạc Lỳ đang sản xuất đại trà ở vùng DHNTB. TGST: vụ ĐX 95 - 100 ngày; vụ HT 90 - 95 ngày. Thân đứng, tỷ lệ phân cành hữu hiệu cao, tỷ lệ quả 3 hạt đạt từ 55- 60%. Khối lượng 100 quả khoảng 160 gam, khối lượng 100 hạt khoảng 55 gram, vỏ quả rằn, vỏ lụa màu hồng. Năng suất bình quân 30 - 35 tạ/ha, thâm canh đạt trên 35 tạ/ha. Nhiễm nhẹ đối với bệnh chết ẻo (héo xanh) và bệnh đốm lá. Khả năng chống chịu tốt với điều kiện khô hạn hơn các giống L14, MD7. Thời vụ gieo trồng và yêu cầu kỹ thuật: Giống lạc LDH.01 thích hợp trồng trong vụ ĐX, HT và Thu Đông ở các tỉnh vùng DHNTB và vụ HT và Thu Đông ở vùng Tây Nguyên. Mật độ gieo trồng: 40 - 45 cây/m2 (25cm x 20cm x 2 cây/hốc). Lượng phân bón đầu tư cho 1 ha: 5 - 8 tấn phân chuồng, 30 kg N, 90 kg P2O5, 60 kg K2O và 500 kg vôi bột. Giống Lạc LDH.01 thích nghi để phát triển trên đất chuyên màu ở các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên và trên đất lúa kém hiệu quả. Được công nhận giống cây trồng mới theo QĐ số 360/QĐ-TT-CCN ngày 23/09/2009 của Cục Trồng trọt. Đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận giống chính thức. (2) Giống lạc LDH.04: Do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB và Trung tâm NC&PT Đậu đỗ phối hợp chọn lọc từ dòng số 5, tổ hợp lai số 7 của cặp lai giữa giống lạc Trạm dầu 207 với dòng thuần 9905 theo phương pháp lai đơn và chọn lọc dòng theo phương pháp phả hệ. TGST: Vụ ĐX : 100 - 105 ngày, Vụ HT: 90 - 95 ngày. Khối lượng 100 quả khoảng 155,4 - 164,1 gam, khối lượng 100 hạt khoảng 55,7 - 62,0 gam, tỉ lệ nhân từ 63,5 - 69,1%. Năng suất ở điều kiện thâm canh đạt từ 39,3 - 48,2 tạ/ha. Giống LDH.04 nhiễm nhẹ đối với bệnh đốm đen, gỉ sắt và kháng với bệnh héo xanh và thối đen cổ rễ. Thời vụ gieo trồng và yêu cầu kỹ thuật: Giống lạc LDH.04 thích hợp trồng trong vụ Đông Xuân và Hè Thu ở các tỉnh vùng DHNTB trên chất đất phù sa (thâm canh). Mật độ gieo trồng: 40 - 45 cây/m2 (25cm x 20cm x 2 cây/hốc). Lượng phân bón đầu tư cho 1 ha: 5 - 8 tấn phân chuồng, 30 - 40 kg N, 90 kg P2O5, 60 kg K2O và 500 kg vôi bột. Giống LDH.04 thích nghi mở rộng sản xuất trên phù sa giàu dinh dưỡng ở các tỉnh DHNTB. Được công nhận giống cây trồng mới theo QĐ số 338/QĐ-TT-CCN ngày 18/7/2011 của Cục Trồng trọt. Đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận giống chính thức. (3) Giống lạc LDH.10: Do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB và Trung tâm NC&PT Đậu đỗ phối hợp chọn lọc từ tổ hợp lai L18 x V79 theo phương pháp lai đơn và chọn lọc dòng theo phương pháp phả hệ. Giống lạc LDH.10 đã được Hội đồng KHCN Bộ NN&PTNT công nhận giống mới. Giống lạc LDH.10 thuộc kiểu hình gọn cây. TGST từ 90 - 100 ngày, khối lượng 100 hạt từ 53,5 - 63,7 gam, khối lượng 100 quả từ 150,3 - 160,5 gam, tỷ lệ hạt/quả từ 63,5 - 69,2%, nhiễm nhẹ với bệnh đốm đen, đốm nâu và gỉ sắt. Năng suất thực thu biến động từ 33,0 - 36,5 tạ/ha. Đã được Hội đồng công nhận giống của Bộ NN&PTNT thông qua vào tháng 5/2016 và đang trình Bộ ra quyết định công nhận. d) Cây đậu tương (1) Giống đậu tương ĐTDH.02: Do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp chọn lọc từ tổ hợp lai MTĐ176 x Melrose. Giống ĐTDH.02 có TGST từ 85 - 90 ngày. Chiều cao cây từ 40 - 70 cm, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt chiếm trên 80% so với tổng số quả chắt/cây, khối lượng 1.000 hạt từ 175 - 185 gam. Năng suất đạt từ 28,5 - 38,0 tạ/ha. Giống ĐTDH.02 kháng vừa với sâu cuốn lá, sâu đục quả và bệnh đốm lá; khả năng chống đổ ngã tốt. Thời vụ gieo trồng và yêu cầu kỹ thuật: Giống đậu tương ĐTDH.02 thích hợp trồng trong vụ ĐX, Hè và HT ở các tỉnh vùng DHNTB trên chất đất phù sa và vụ HT và Thu Đông ở vùng Tây Nguyên. Mật độ gieo trồng: Gieo 4 hàng dọc luống, với khoảng cách hàng cách hàng 30 - 35 cm, cây cách cây từ 10 - 15cm, mỗi hốc gieo 2 hạt. Lượng phân bón đầu tư cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng, 30 kg N, 60 kg P2O5, 60 kg K2O và 400 kg vôi. Giống đậu tương ĐTDH.02 thích nghi để phát triển trên đất chuyên màu ở các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên và trên đất lúa kém hiệu quả. Được công nhận giống cây trồng mới theo QĐ số VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 68 338/QĐ-TT-CCN ngày 18/7/2011 của Cục Trồng trọt. (2) Giống đậu tương ĐTDH.10: Do Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB và Trung tâm NC&PT Đậu đỗ phối hợp chọn lọc từ tổ hợp lai ĐT12 x DT84. Giống ĐTDH.10 đã được Hội đồng KHCN Bộ NN&PTNT công nhận giống mới. Giống ĐTDH.10 ngắn ngày với TGST từ 80-85 ngày; chiều cao cây từ 35 - 58 cm; thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn; tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt chiếm trên 85% so với tổng số quả chắc/cây. Giống ĐTDH.10 thuộc loại hạt lớn với khối lượng 1.000 hạt 163-186 g. Năng suất: 27 - 35 tạ/ha. ĐTDH.10 kháng vừa với sâu cuốn lá, sâu đục quả và bệnh đốm lá, khả năng chống đổ ngã tốt. Đã được Hội đồng công nhận giống của Bộ NN&PTNT thông qua vào tháng 5/2016 và đang trình Bộ ra quyết định công nhận. e) Cây đậu ăn hạt - Giống đậu xanh NTB.02: Được Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB thu thập và chọn lọc từ dòng/ giống đậu xanh nhập nội năm 2006. Đã được hội đồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2014. Giống NTB.02 có TGST 75 - 90 ngày tùy theo vụ và điều kiện chăm sóc, kiểu sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng khỏe, màu sắc gốc cây con tím nhạt, hoa vàng, vỏ quả chín nâu đen, lụa hạt xanh bóng, dạng hạt tròn, khối lượng 1.000 hạt là 70g, năng suất 22 - 24 tạ/ha vụ. Giống đậu xanh NTB.02 thích hợp nhất trên chân đất cát pha thịt nhẹ trong vụ Xuân hè và Hè. Mật độ gieo trồng: 30 - 35 cây/m2 (30cm x10cm x1cây hay 30cm x18-20cm x 2 cây/hốc). Lượng phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng, 20 kg N, 30 kg P2O5, 30 kg K2O và 400 kg vôi. Giống đậu xanh NTB.02 có thể trồng trong các mùa vụ xuân hè, hè và hè thu, trên chân đất cao, vàn, chủ động tiêu úng. f) Cây điều - Giống điều ĐDH102-293: Được Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB bình tuyển và chọn lọc, đánh giá. Sau trồng 32 tháng trên vùng đất xám bạc màu có chiều cao 1,7m, đường kính tán 2,4m; năng suất 200 kg/ha, cao hơn đ/c (BO1) 150,0%; số lượng hạt/kg 144,8 hạt, tỷ lệ nhân 29,7%. Sau trồng 40 tháng trên vùng đất đồi đạt chiều cao 3,1m, đường kính tán 3,0m, NS 520,3 kg/ha, cao hơn đ/c (PN1) từ 25,6%; Số lượng hạt/kg 162,2 hạt. Sau trồng 54 tháng trên vùng đất cát Ninh Phước đạt 3,5 kg/cây (1.400 kg/ha), cao hơn đ/c (BO1) 12,9%; 151,5 hạt/kg, tỷ lệ nhân 29,5%. Ở các thời kỳ phân hóa lộc hoa, nở hoa và quả non, tại các vùng thí nghiệm, tuy bị bọ xít muỗi và thán thư gây hại nhưng ở mức độ nhẹ. Khuyến cáo địa bàn ứng dụng: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Được công nhận giống cây trồng mới sản xuất thử theo QĐ số 762/QĐ-TT-CCN ngày 12/12/2011 của Cục Trồng trọt; Hội đồng công nhận giống của Bộ NN&PTNT thông qua vào tháng 6/2016 và đang trình Bộ ra quyết định công nhận giống chính thức. 2.1.2. Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây trồng ở tỉnh Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung bộ - Tên TBKT: Kỹ thuật tưới nước theo mini-pan (chảo bốc thoát hơi nước loại nhỏ). - Nguồn gốc xuất xứ: Là kết quả nghiên cứu về các phương pháp tưới nước trên một số cây trồng có tưới của dự án ACIAR (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc). - Đặc điểm kỹ thuật của công nghệ Mini-pan là một chảo bốc thoát hơi nước có đường kính 60-80cm, được dùng để xác định thời điểm tưới thích hợp cho cây trồng đồng thời dựa vào loại đất độ sâu của tầng rễ hoạt động để xác liều lượng nước tưới hợp lý (không thừa nước) - Thời gian và phương pháp đặt chảo ? Đặt chảo ngay khi gieo hạt; Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 69 ? Khi gieo đất phải đảm bảo đủ ẩm để hạt nảy mầm; ? Đặt chảo ở nơi bằng phẳng, thoáng, không bị che bóng; ? Bảo vệ chảo không để động vật uống nước. - Cách vận hành chảo ? Đổ đầy nước vào chảo đo ngay sau khi đặt chảo; ? Theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo; ? Khi mực nước trong chảo rút xuống đến ngưỡng phải tưới thì tiến hành tưới; ? Đổ nước đầy vào chảo sau mỗi lần tưới Bảng 1. Thời điểm, lượng nước tưới cho cây lạc trồng trên đất cát tại Bình Định và Ninh Thuận - Tại Bình Định vụ ĐX 2015-2016: Lượng nước tưới (lít/m2) Mực nước tụt trên thước đo (mm) Giai đoạn 1 (15 ngày ngày sau gieo hạt) Giai đoạn 2 (từ 15 - 35 ngày sau gieo hạt) Giai đoạn 3 (từ 35 - 75 ngày sau gieo hạt) Giai đoạn 4 (20 ngày cuối) 10 32 24 14 24 - Tại Ninh Thuận vụ Hè 2016: Lượng nước tưới (lít/m2) Mực nước tụt trên thước đo (mm) Giai đoạn 1 (15 ngày ngày sau gieo hạt) Giai đoạn 2 (từ 15 - 35 ngày sau gieo hạt) Giai đoạn 3 (từ 35 - 75 ngày sau gieo hạt) Giai đoạn 4 (20 ngày cuối) 10 15 19 15 22 So với phương pháp tưới nước truyền thống, kỹ thuật tưới phun mưa bằng béc cố định và ứng dụng lịch trình tưới nước theo Mini-pan đã tiết kiệm được trên 3.500 m3/ha (tương ứng 54,9-87,8% lượng nước tưới), năng suất lạc tăng 17,7% và lãi thuần tăng 1,7 lần. Bảng 2. Thời điểm và lượng nước tưới tiết kiệm theo chảo bốc thoát hơi nước (Mini-pan) cho cây xoài trồng trên đất cát tại Bình Định Lượng nước tưới lít/m2 Lượng nước bốc hơi trên chảo đến ngưỡng phải tưới (mm) Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 30 77 62 43 41 32 Tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới nhỏ giọt, lịch trình và lượng nước tưới được tính toán theo chảo bốc thoát hơi nước (Mini-pan) như sau: Mỗi cây sử dụng 2 vòng dây tưới nhỏ giọt, vòng 1 đường kính 3,5m, vòng 2 đường kính 4,5m, diện tích tưới của mỗi cây khoảng 19m2, sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt không bù áp, áp suất tưới 0,2-0,5bar, tương đương đặt bồn chứa nước cao 2,5-3m, lưu lượng tưới 0,3-0,8l/h, khoảng cách giữa các đầu nhỏ giọt 0,2m, mỗi ngày tưới 2 giờ trong điều kiện nắng, nếu có mưa hoặc trời âm u thì ngừng tưới. So với phương thức tưới truyền thống của nông hộ, tưới nước nhỏ giọt kết hợp lịch trình và lượng nước tưới theo Mini-pan năng suất quả đạt 17,9 tấn/ha và cao hơn 24,8%, lượng nước sử dụng 403 m3/ha và ít hơn 346 m3/ha (tương ứng tiết kiệm 85,9% lượng nước tưới), tỷ lệ quả loại 1 đạt 38,3% và cao hơn 1,9%. Khi được tưới nước, vườn điều ra hoa sớm hơn các vườn điều xung quanh, khả năng đậu trái tốt hơn, vì vậy số quả bình quân trên chùm của vườn điều được tưới nước cao hơn nhiều so với vườn không tưới nước. Năng suất thực thu của các mô hình là 2.500 kg/ha trở lên. Trong khi đó năng suất các vườn điều không áp dụng tưới nước năng suất chỉ đạt 1.800 kg/ha. Doanh thu đạt 75,0 tr.đ/ha và lãi ròng đạt 53,11 tr.đ/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với các vườn điều ngoài mô hình không áp VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 70 dụng tưới nước tiết kiệm, khi lãi ròng chỉ đạt được 37,86 tr.đ/ha/năm - Khuyến cáo địa bàn và mùa vụ ứng dụng: Các thông số của mini-pan chỉ phù hợp với một tiểu vùng hẹp, khi mở rộng địa bàn áp dụng cần phải điều chỉnh lại các thông số cho phù hợp với vùng mới. Bảng 3. Thời điểm và lượng nước tưới cho cây điều trồng trên đất cát tại Bình Định Lượng nước tưới (lít/m2) Lượng nước bốc hơi trên chảo đến ngưỡng phải tưới (mm) Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 30 103 71 58 54 49 25 85 59 48 45 40 20 68 47 38 36 32 15 51 36 29 27 24 2.2. Tại vùng Bắc Trung bộ 2.2.1. Chọn tạo giống cây trồng (1) Giống lúa BoT1 được nông dân đánh giá cao, giống né tránh thiên tai vụ hè thu, đang được mở rộng diện tích sản xuất và được gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau. Giống BoT1 cứng cây, trổ thoát, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất bình quân 65-70 tạ/ha trong vụ Xuân, hạt gạo dài, khi ăn có vị thơm. Giống được hội đồng Bộ NN&PTNT công nhận cho phép sản xuất thử theo quyết định số 609/QĐ- TT-CLT ngày 30 tháng 12 năm 2015 về công nhận giống. Giống lúa BoT được trồng tại các địa phương 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, quy mô hơn 200 ha. Kết quả giống lúa BoT1 đều cho năng suất cao hơn so với các giống địa phương từ 10 -20%. Giống lúa BOT1 là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn vụ hè thu (100 ngày) phục vụ cho sản xuất vụ hè thu, là giống kịp thu hoạch sớm để né tránh thiên tai. (2) Giống bưởi Hồng Quang Tiến có tép màu hồng chất lượng cao, là đặc sản có thể đứng ngang hàng với các loại bưởi có thương hiệu như Phúc Trạch, Năm Roi, Đoan Hùng..... Hồng Quang Tiến là giống chín sớm, ít bị sâu bệnh do đó ít sử dụng các loại thuốc BVTV, sản phẩm quả rất an toàn với người sử dụng. Trọng lượng quả lớn (1,1 – 1,4 Kg/ quả), có hàm lượng VTMc, tỉ lệ phần ăn được cao (38 mg/100 gam; 64%), múi nhiều, tép màu hồng hoặc phớt hồng, ăn giòn, mọng nước rất hấp dẫn, trong khi ăn và sau ăn không có vị the đắng. Giống bưởi hồng Quang Tiến có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, diện tích trồng hiện nay trong khu vực khoảng 50 ha (các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hóa). Tính bình quân thu nhập trong 1 năm trồng đạt 122,801 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 97,643 triệu đồng/ha/năm. Được Bộ NN&PTNT công nhận sản xuất thử theo quyết định số 298/QĐ-TT-CCN ngày 12 tháng 7 năm 2012 về công nhận giống sản xuất thử. (3) Giống mía VĐ 00-236 chín trung bình có hàm lượng đường khá cao (CCS ≥12%), năng suất đạt 94-104 tấn/ha tăng so với đối chứng từ 17-24%. Ưu điểm của giống này là mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, tốc độ vươn lóng nhanh, ít nhiễm sâu đục thân, bị bệnh trên lá nhẹ, trổ cờ ít, bị đổ ngã nhẹ, khả năng lưu gốc tốt. Giống được hội đồng Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử theo quyết định số 3172/QĐ-BNN-TT ngày 10/8/2015 về công nhận giống. Giống mía VĐ 00-236 cho năng suất cao hơn so với các giống địa phương từ 10 -20%, đã trồng tại các địa phương thuộc tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa với quy mô gần 1.000 ha. (4) Giống mía KU 00-1-58: Là giống mía chín trung bình có hàm lượng đường khá cao (CCS ≥11%), năng suất đạt 85-105 tấn/ha, tăng so với đối chứng từ 10-20%. Ưu điểm của giống này là mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh mạnh, tỷ lệ sâu hại thấp, trổ cờ ít, bị đổ ngã nhẹ, khả năng lưu gốc tốt, chịu thâm canh, tuy nhiên giống này mọc mầm hơi chậm nên cần trồng đúng thời vụ và chọn chân đất có tầng canh tác dày. Đã được hội đồng Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử theo quyết định số 3172/QĐ- BNN-TT ngày 10/8/2015 về công nhận giống. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 71 (5) Giống mía VN09-108: Đây là giống có khả năng mọc mầm trung bình, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, tốc độ vươn lóng nhanh, ít nhiễm sâu đục thân, bị bệnh trên lá nhẹ, trổ cờ ít, bị đổ ngã nhẹ, khả năng lưu gốc tốt. Hàm lượng đường CCS của giống là 11-12%. Năng suất trung bình 80-90 tấn /ha, vượt đối chứng 10-20%. Đây là giống chín sớm, trổ cờ sớm và cây không to.Đã được hội đồng Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử theo quyết định số 3172/QĐ-BNN-TT ngày 10/8/2015 về công nhận giống. (6) Giống lạc L20 chịu hạn, năng suất cao (4-5 tấn/ha), chống chịu sâu bệnh và chịu hạn tốt đang được nông dân trong vùng ưa chuộng, tiếp tục mở rộng sản xuất tại các vùng trồng lạc đã được hội đồng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống cho sản xuất thử. Lạc L20 cho năng suất cao hơn so với các giống địa phương từ 10 -20%. Giống lạc L20, hiện nay được trồng phổ biến tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với tổng diện tích hàng ngàn hecta. 2.2.2. Quy trình kỹ thuật (1) Quy trình sản xuất lạc đạt 5 tấn/ha là một trong những quy trình đồng bộ các diện tích khi áp dụng quy trình cho năng suất bình quân 4 - 4,5 tấn/ha và hiệu quả kinh tế tăng so với đối chứng từ 33,5 - 46,3%. được hội đồng Sở NN&PTNT và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Mô hình đang được mở rộng và chuyển giao tại nhiều tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt tại Nghệ An với trên toàn bộ diện tích lạc thâm canh (5.000 ha) đã áp dụng quy trình. Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình khuyến nông quy trình này đã được khuyến cáo mở rộng trên 5 tỉnh từ Nghệ An cho đến Huế. (2) Quy trình sản xuất giống khoai lang sạch bệnh: Viện đã làm chủ được quy trình nhân giống khoai lang sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô. Hàng năm, sản xuất hơn 100.000 cây giống để nhân giống G0 và G1 nhằm cung cấp nguồn giống khoai lang sạch bệnh cho nông dân trong vùng. (3) Quy trình chè thâm canh VietGap có lồng ghép hệ thống tưới phun. Mô hình triển khai trên diện tích 10 ha tại các xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương và xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn thuộc tỉnh Nghệ An. III. ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG MỞ RỘNG TBKT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG Những TBKT nêu trên mà hai Viện vùng đã nghiên cứu trong thời gian qua và phù hợp với các tỉnh DHMT, khả năng mở rộng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là rất lớn. Nên có thể áp dụng tại các địa phương trên địa bàn, nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững, có hiệu quả kinh tế cao. IV. KIẾN NGHỊ Vùng sinh thái DHMT có những đặc thù riêng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và còn thiếu thông tin về KHCN, để hoàn thành nhiệm vụ của cấp chủ quản và từng bước khẳng định vai trò của KHCN trong sản xuất và nhất là TBKT thích ứng với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho các tỉnh trong vùng, hai Viện có một số kiến nghị sau: (i) Hình thành và giao các nhiệm vụ KHCN đặc thù của vùng sát với thực tiễn sản xuất (thực hiện các đề tài chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch thích ứng với BĐKH phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng DHMT). (ii) Hỗ trợ các Viện vùng trong công tác HTQT (tạo điều kiện cho CBVC của Viện được tham quan, học tập, đào tạo và tham gia các dự án quốc tế; kết nối tìm kiếm các dự án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài, đặc biệt các dự án theo Nghị định thư)./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_34_7232_2130121.pdf
Tài liệu liên quan