Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi và đề thi tuyển sinh các lớp chuyên hoá

Tài liệu Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi và đề thi tuyển sinh các lớp chuyên hoá: Phần thứ ba GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÀ ĐỀ THI TUYỂN SINH CÁC LỚP CHUYÊN HOÁ A– PHẦN ĐỀ THI I- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Đề 1 : (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Hãy điền vào chỗ trống những từ thích hợp sao cho đúng nội dung các định nghĩa, định luật đã học. a) Một mol bất kì chất ...........(1)........... nào ở........... (2)........... điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau. b) Phân tử là........... (3)...........đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất. c) Trong một phản ứng hoá học,........... (4)........... của các sản phẩm........... (5)........... tổng........... (6)........... của các chất tham gia. 2. Trong hoá học, để làm khô chất khí người ta thường dùng một số chất làm khô, hãy cho biết điều kiện để một chất được chọn làm khô chất khí. 3. Trong những chất sau : P2O5 ; Fe3O4 ; H2SO4(đặc) ; Na ; CaO chất nào được dùng làm khô khí CO2 ? Giải thích, viết phương trình phản ứng ...

doc48 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi và đề thi tuyển sinh các lớp chuyên hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ ba GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÀ ĐỀ THI TUYỂN SINH CÁC LỚP CHUYÊN HOÁ A– PHẦN ĐỀ THI I- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Đề 1 : (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Hãy điền vào chỗ trống những từ thích hợp sao cho đúng nội dung các định nghĩa, định luật đã học. a) Một mol bất kì chất ...........(1)........... nào ở........... (2)........... điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau. b) Phân tử là........... (3)...........đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất. c) Trong một phản ứng hoá học,........... (4)........... của các sản phẩm........... (5)........... tổng........... (6)........... của các chất tham gia. 2. Trong hoá học, để làm khô chất khí người ta thường dùng một số chất làm khô, hãy cho biết điều kiện để một chất được chọn làm khô chất khí. 3. Trong những chất sau : P2O5 ; Fe3O4 ; H2SO4(đặc) ; Na ; CaO chất nào được dùng làm khô khí CO2 ? Giải thích, viết phương trình phản ứng (nếu có). 4. Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn, hãy nêu phương pháp hoá học để nhận ra từng dung dịch, chỉ được dùng thêm HCl làm thuốc thử. Giải thích, viết phương trình hoá học : MgSO4 ; NaOH ; BaCl2 ; NaCl. Dấu hiệu toả nhiệt trong phản ứng trung hoà không được coi là dấu hiệu nhận biết. Bài 2. 1. Cho chất hữu cơ có công thức phân tử C3H7OCl, hãy viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử trên. 2. Từ than đá, đá vôi, nước và các điều kiện cần thiết viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế : axetilen, rượu etylic, axit axetic. 3. Có 2 vết bẩn trên quần áo : – Vết dầu ăn ; – Vết dầu nhờn. Hãy chọn chất sau làm sạch vết bẩn trong số các chất sau : nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét xăng, cồn 90o. Giải thích. Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp Fe, C, S bằng khí O2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 32,2 gam chất rắn X và 13,44 lít hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 55 gam chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lít. a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu. c) Tìm công thức của chất rắn X. Bài 4. Đốt cháy m gam chất hữu cơ X, sau phản ứng thu được 8,8 g CO2 và 3,6 g H2O. Thể tích O2 cần dùng là 4,48 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức phân tử của X, biết ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất m gam X có thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 g O2. Đề 2: (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn : K2SO4 ; K2CO3 ; HCl ; BaCl2. Nêu cách nhận ra từng dung dịch, viết các phương trình hoá học của phản ứng. a) Chỉ dùng thêm 1 kim loại. b) Không dùng thêm thuốc thử nào khác. 2. Viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H4Cl4 mà ở mỗi nguyên tử cacbon không chứa quá 1 nguyên tử Cl. 3. Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 %. Tìm kim loại M. Bài 2. Lấy thí dụ bằng phương trình hoá học cho các trường hợp sau : 1. Khi cho một kim loại vào một dung dịch muối sản phẩm tạo thành là: a) Muối + kim loại. b) Muối + bazơ + khí. c) Hai muối. d) Duy nhất một muối. 2. Khi cho một oxit vào : a) Nước, sản phẩm tạo thành : axit + oxit b) Axit, sản phẩm tạo thành : hai muối +... c) Kiềm, sản phẩm tạo thành : hai muối +... Bài 3. Cho sơ đồ sau : X A B C D E C6H12O7 F G Biết : X là một chất khí. A là một polime có khối lượng phân tử lớn. C phản ứng được với Na nhưng không phản ứng với dung dịch kiềm. D phản ứng được với Na và kiềm. G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng với Na. E, F là hợp chất của Na. Xác định công thức các chất X ; A ; B ; C ; D ; E ; F ; G. Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ trên. Bài 4. Một loại thuốc súng có thành phần : C, S và muối X được trộn theo đúng tỉ lệ của phương trình hoá học của phản ứng nổ. Lấy 62,2 gam thuốc súng cho vào bình thép chịu áp suất, không có không khí. Đốt nóng bình cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 khí và một chất rắn Y. Hỗn hợp 2 khí có khối lượng gấp 27 lần khối lượng của khí H2 có cùng thể tích, ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một trong 2 khí là SO2, khí còn lại có khả năng làm đục nước vôi trong. Áp suất trong bình lúc này là P, trong cùng điều kiện đó 19,2 gam O2 cũng có áp suất P. Y gồm 2 nguyên tố có tỉ lệ số nguyên tử 1 : 1, hoà tan Y vào nước rồi cho dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 57,4 gam kết tủa AgCl. 1. Xác định công thức X,Y. 2. Viết phương trình hoá học của phản ứng nổ của thuốc súng. Bài 5. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C, lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa. 1. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. 2. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. 3. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m. Đề 3 : (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Chất X khi phản ứng hoàn toàn với H2SO4 (đặc, nóng) tạo ra SO2 với tỉ lệ . Biết X có thể là một đơn chất hoặc muối. Hãy xác định X theo các giá trị sau của a : 0,5 ; 0,9 ; 1 và 1,5. 2. Khi đốt cháy cacbon trong một lượng oxi xác định, người ta thu được hỗn hợp khí Y. Hỏi Y gồm những khí nào ? Bằng cách nào có thể chứng minh được sự tồn tại của các khí đó trong Y. Vẽ hình mô tả dụng cụ dùng để chứng minh cách xác định trên. 3. Cho dãy chuyển hoá sau : Xác định các chất : A, B, C, D, E, F và viết các phương trình hoá học. Biết A là chất hữu cơ có trong tự nhiên và có công thức đơn giản nhất là CH2O. Bài 2. 1. Có 5 lọ không nhãn, biết rằng có 4 lọ đựng các dung dịch có cùng nồng độ mol : NaOH, NaCl, NaHSO4, BaCl2 và 1 lọ đựng nước. Chỉ dùng thêm thuốc thử phenolphtalein, nêu cách nhận ra từng lọ. 2. Có 166,5 g dung dịch MSO4 41,56% ở 100 oC. Hạ nhiệt độ dung dịch xuống 20 oC thì thấy có m1 g MSO4.5H2O kết tinh và còn lại m2 g dung dịch X. Biết m1 – m2 = 6,5 g và độ tan S của MSO4 ở 20 oC là 20,9. Xác định công thức muối MSO4. Bài 3. Để phản ứng vừa đủ với 40 gam hỗn hợp các oxit Fe2O3, Al2O3, CuO cần V lít hỗn hợp khí A gồm H2 và CO có tỉ khối so với khí H2 là 8,8. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Hoà tan chất rắn B vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch D và 4,48 lít khí (đktc). Chất rắn không tan còn lại có khối lượng 12,8 gam. Dẫn khí C qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được m gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch D thu được kết tủa có thành phần 1 chất duy nhất. 1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Tính V và m. 3. Xác định thành phần % theo khối lượng các oxit trong hỗn hợp. Bài 4. Lấy m g hỗn hợp E gồm Al và Cu chia làm 2 phần : – Phần 1 cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,688 lít khí. – Phần 2 (nhiều hơn phần 1 : 14,16 g) cho tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng, lấy dư thu được 14,336 lít khí. Tính m và % khối lượng mỗi kim loại có trong E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Y người ta thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 5,76 g H2O. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tổng thể tích CO2 và hơi nước thu được bằng tổng thể tích của Y và O2 tham gia phản ứng. 1. Xác định công thức phân tử của X. 2. Biết X mạch hở, viết công thức cấu tạo của X. 3. Khi X tác dụng với dung dịch nước brom theo tỉ lệ 1 : 2 thu được chất hữu cơ Z. Viết các công thức cấu tạo có thể có của Z. Đề 4 : (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Chọn cách làm đúng trong các cách sau: Để có dung dịch CuSO4 8% người ta làm như sau : A. Lấy 8 g CuSO4.5H2O hoà tan vào 92 g nước. B. Lấy 12,5 g CuSO4.5H2O hoà tan vào 87,5 g nước. C. Lấy 8 g CuSO4 hoà tan vào 100 g nước. D. Lấy 12,5 g CuSO4.5H2O hoà tan vào 100 ml nước. 2. Lựa chọn những thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các chất ở cột (I). Chất (cột I) Thí dụ (cột II) A. Oxit B. Hiđroxit C. Muối D. Kiềm 1. FeO ; O2 ; CO2 ; CO 2. Cu(OH)2 ; HCl ; HNO3 ; NaOH 3. H2SO4 ; Al(OH)3 ; KOH ; H3PO4 4. NaClO ; NaHCO3 ; CaCl2 ; AgNO3 5. Ba(OH)2 ; KOH ; NaOH 6. SO3 ; SO2 ; NO ; H2O 3. Chọn câu trả lời đúng : Trong thành phần khí thải của một nhà máy có các khí độc gây ô nhiễm môi trường không khí : SO2 ; Cl2 ; NO2. Để loại các khí độc trên nhà máy đã dùng : A. Dung dịch H2SO4 đặc. B. Dung dịch KMnO4. C. Dung dịch Ca(OH)2. D. P2O5. 4. Chọn câu trả lời đúng : Một trong các tác dụng của muối iot là có tác dụng phòng bệnh bướu cổ. Thành phần muối iot là: A. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ I2. B. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ KI. C. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HI. D. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HIO3. Bài 2. Hỗn hợp A gồm các chất: Al2O3 ; CuO ; MgO ; Fe(OH)3 ; BaCO3. Nung nóng (A) ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp A thu được khí (B) và chất rắn (C). Cho (C) vào nước dư thu được dung dịch (D) và phần không tan (E), cho phần không tan (E) vào dung dịch HCl dư thu được khí (F) và chất rắn không tan (G) và dung dịch (H). 1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra, cho rằng các phản ứng xảy ra đồng thời. 2. Xác định thành phần (A) ; (B) ; (C) ; (D) ; (E) ; (F) ; (G); (H). Bài 3. Phỏng theo tính chất của các hợp chất hữu cơ đã học, viết công thức cấu tạo (có giải thích) của các chất hữu cơ sau : – A phản ứng được với kim loại Na, giải phóng khí CO2 từ dung dịch Na2CO3. – B phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na. – C ; D ; E phản ứng với Na (tỉ lệ số mol 1 : 1), không phản ứng với dung dịch NaOH. – F không phản ứng với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH. Biết A, B, C, D, E, F đều có phân tử khối bằng 60 ; thành phần phân tử đều có C ; H ; O. Bài 4. Hỗn hợp X có khối lượng 12,25 g gồm kim loại M (hoá trị II, không đổi) và muối halogen của một kim loại kiềm. Cho X vào 200 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng, lấy dư. Sau khi phản ứng xảy ra thu được dung dịch B và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 bằng 27,42. Tỉ khối giữa 2 khí là 1,7534. Cần 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 2M để phản ứng hết với các chất trong dung dịch B. Kết thúc phản ứng thu được 104,8 g kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi được chất rắn E có khối lượng giảm a gam. Dẫn khí C qua nước, khí còn lại có thể tích 4,48 lít (đktc). 1. Xác định nồng độ mol của dung dịch H2SO4. 2. Tìm kim loại M và muối halogen của kim loại kiềm. Bài 5. Hỗn hợp (X) gồm 2 hiđrocacbon thể khí ở điều kiện thường có công thức tổng quát khác nhau. Hỗn hợp (Y) gồm 2 khí O2 và O3 có tỉ khối so với khí hiđro là 19,2. Để đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích (X) cần 5 thể tích (Y) cùng điều kiện, sau phản ứng thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau. Dẫn 11,2 lít (X) qua dung dịch brom dư, thể tích khí còn lại ra khỏi dung dịch là 5,6 lít (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon. Đề 5 : (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : 1. Cho các chất có công thức hoá học : CO ; HCHO ; Na2CO3 ; CH3COONa ; CaC2 ; CO(NH2)2 ; C6H12O6 ; C3H8 ; C6H6. Dãy chỉ gồm các chất hữu cơ là : A. HCHO ; CO ; CH3COONa ; C3H8 ; C6H6. B. C6H6 ; HCHO ; Na2CO3 ; CO(NH2)2 ; C6H12O6. C. HCHO ; CH3COONa ; CaC2 ; C3H8 ; C6H6. D. HCHO ; CH3COONa ; C6H12O6 ; C3H8 ; C6H6. 2. Cho các công thức cấu tạo các chất: ; ; CH3–CH2–CH3 ; CH2 = CH – CH3 ; (A) (B) (C) (D) (E) CH3–CH=CH–CH=CH–CH3 ; CH3–CH2– C = C– CH2– CH3 ; (F) (G) ; CH3–CH –CH3 (H) (I) a) Dãy chất gồm các hiđrocacbon no : A. B ; A ; C B. B ; C ; I C. E ; F ; G D. H ; D ; I b) Dãy các chất có cùng công thức phân tử : A. B ; A ; E B. B ; C ; D C. H ; F ; G D. G ; F ; I c) Dãy gồm các cặp chất có cùng công thức tổng quát : A. B và D ; C và I. B. E và F ; F và G. C. H và F ; G và D D. A và E ; D và I 3. Đốt a g hỗn hợp 2 hiđrocacbon, sau phản ứng thu được 13,2 g CO2 và 7,2 g nước. Hỗn hợp 2 hiđrocacbon có công thức là : A. CnH2n và CmH2m–2 B. CnH2n và CmH2m + 2 C. CnH2n và CmH2m D. CnH2n–2 và CmH2m–2 4. Dãy gồm các oxit axit: A. CO2 ; SO2 ; CO ; SO3. B. CO2 ; Mn2O7 ; CrO3 ; SO3. C. SiO2 ; NO ; NO2 ; CO2. D. P2O5 ; NO2 ; MnO ; SO2. 5. Tỉ khối của hỗn hợp oxi, ozon so với hiđro bằng 20. Thành phần % thể tích oxi trong hỗn hợp là: A. 52% ; B. 53% ; C. 51% ; D. 50% 6. Cho a g hỗn hợp 2 kim loại vào dung dịch axit dư, thể tích khí H2 ( cùng điều kiện ) có thể thu được lớn nhất khi hỗn hợp là: A. Fe và Na ; B. Al và Fe ; C. Mg và Zn ; D. K và Zn. Bài 2. 1. Ghép các công thức ở cột phải cho phù hợp với các khái niệm ở cột trái. Khái niệm Công thức các chất A. Axit B. Hiđroxit C. Muối D. Kiềm 1. H2SO4 ; KOH ; HNO3 ; HCl 2. Ba(OH)2 ; KOH ; Ca(OH)2 ; NaOH 3. H2SO4 ; Mg(OH)2 ; HNO3 ; KOH 4. HCl ; H2SO4 ; HNO3 ; H2S 5. KHSO4 ; NaCl ; NH4NO3 ; CaCO3 6. Ba(OH)2 ; KOH ; Cu(OH)2 ; NaOH. 30 20 10 (d) (c) (b) (a) 2. Đồ thị sau biểu thị sự phụ thuộc độ tan của các chất a, b, c, d theo nhiệt độ. S(g) 10 20 30 40 50 (0C) Căn cứ vào đồ thị cho biết : a) Chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là chất nào ? b) Ở 15oC ; 30oC chất nào độ tan lớn nhất ? c) Chất có độ tan phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ là chất nào ? d) Chất có độ tan không phụ thuộc vào nhiệt độ là chất nào ? e) Ở nhiệt độ trên 40oC, Chất nào có độ tan nhỏ nhất ? 3. Dẫn luồng hơi nước lần lượt qua các bình : – Bình A chứa than nung đỏ – Bình B chứa hỗn hợp 2 oxit Al2O3 và CuO nung nóng – Bình C chứa khí H2S đốt nóng – Bình D dung dịch NaOH. Viết các phương trình hoá họpc của phản ứng có thể xảy ra. Bài 3 Hỗn hợp 21 g hai axit no đơn chức được chia 3 phần bằng nhau và tiến hành các thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1 : Phần 1 cho tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 9,2 g muối. Thí nghiệm 2 : Thêm m g rượu etylic vào phần 2 rồi cho Na dư vào thu được V lít H2 (đktc). Thí nghiệm 3 : Thêm m g rượu etylic vào phần 3, đun nóng một thời gian để phản ứng este hoá xảy ra, làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng rồi cho Na dư vào thì thu được thể tích H2 (đktc) ít hơn thể tích H2 sinh ra từ phần 2 là 0,56 lít. 1. Viết các phương trình hoá học phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng este thu được từ thí nghiệm 3. Coi tốc độ phản ứng của 2 axit như nhau và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 4. Trộn CuO với một oxit kim loại hoá trị II không đổi theo tỉ lệ mol 1 : 2 được hỗn hợp X. Cho 1 luồng CO nóng dư đi qua 2,4 gam X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M, chỉ thoát ra 1 khí NO duy nhất và dung dịch thu được chỉ chứa muối của 2 kim loại nói trên. Xác định kim loại chưa biết. II- ĐỀ THI VÀO CÁC LỚP CHUYÊN HOÁ Đề 1: (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Nguyên liệu cơ bản để sản xuất thuỷ tinh là cát trắng ; xô đa ; đá vôi. Hãy cho biết thành phần chính của thuỷ tinh ? Viết các phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh từ các nguyên liệu trên. 2. Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau : a) Cho 1 mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3. b) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. c) Cho 1 mẩu Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 đặc. d) Nhúng thanh kim loại Cu vào dung dịch FeCl3. e) Nhỏ vài giọt giấm ăn lên đá vôi. 3. Có các dung dịch không màu, không có nhãn: NaAlO2 ; NaHCO3 ; NaHSO4 ; BaCl2 ; NaCl và NaOH. Nêu cách nhận ra từng dung dịch bằng phương pháp hoá học, dùng thêm ít thuốc thử nhất, viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Bài 2. 1. Có 7 chất rắn dạng bột, màu sắc tương tự nhau : CuO ; FeO ; MnO2 ; Fe3O4 ; Ag2O ; FeS ; hỗn hợp ( FeO và Fe). Nêu cách nhận ra từng chất bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng thêm 1 thuốc thử. Viết các phương trình phản ứng. 2. Cho 3,85 g hợp kim Na và Al vào một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A và phần không tan B có khối lượng 1,35 g. Để hoà tan B và làm cho dung dịch trở lên trong suốt cần thêm vào V ml dung dịch NaOH nồng độ 0,1M. a) Tính V và thể tích H2 (đktc) thu được từ các phản ứng. b) Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl cùng nồng độ thì thể tích dung dịch HCl cần dùng là bao nhiêu ? Bài 3. 1. Có hỗn hợp 3 chất hữu cơ: C6H6 ; C2H5OH ; CH3COOC2H5 nêu phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Đốt cháy hoàn toàn a g chất hữu cơ có thành phần C, H, Cl. sau phản ứng thu được các sản phẩm CO2 ; HCl ; H2O theo tỉ lệ về số mol 2 : 1: 1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn. Bài 4. Trong 1 bình kín có thể tích V lít chứa 1,6 g khí oxi và 14,4 g hỗn hợp bột M gồm các chất: CaCO3 ; MgCO3 ; CuCO3 và C. Nung M trong bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình tăng 5 lần so với áp suất ban đầu (thể tích chất rắn trong bình coi không đáng kể). Tỉ khối hỗn hợp khí sau phản ứng so với khí N2: 1< <1,57. Chất rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 6,6 g được đem hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl thấy còn 3,2 g chất rắn không tan. 1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng có thể xảy ra. 2. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. Bài 5. Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ, trong đó C có khối lượng phân tử lớn nhất nhưng nhỏ hơn 100 đvC. A có khối lượng phân tử bé nhất. Đốt cháy hoàn toàn 3 g X thu được 2,24 lít CO2 và 1,8 g H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng với lượng dư kim loại Na thu được 0,448 lít H2, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Biết A,B,C có cùng công thức tổng quát, số mol A, B, C trong X theo tỉ lệ 3 : 2 : 1. B, C có khả năng làm quỳ tím hoá đỏ. 1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A,B,C. 2. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong X. Đề 2: (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : 1. Dãy gồm các chất là muối axit : A. NaHSO4 ; NH4NO3 ; Ca(HCO3)2 B. NaHSO4 ; K2HPO3 ; NaHS C. KHSO3 ; CH3COOH ; KH2PO4 D. Ca(HSO4)2 ; KHS ; K2HPO4 2. Để có dung dịch NaOH nồng độ 4% người ta đã làm như sau : A. Cho 2,3 gam Na vào 97,8 gam H2O B. Cho 4 gam Na vào 96 gam H2O C. Cho 2,3 gam Na vào 97,7 gam H2O D. Cho 4 gam Na vào 100 gam H2O 3. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 hiđrocacbon. Hỗn hợp có thể cho thể tích khí CO2 (cùng điều kiện) lớn nhất là : A. CH4 và C2H4 B. C2H4 và C2H2 C. C3H6 và C2H4 D. CH4 và C2H2 Bài 2. 1. Có dung dịch chứa a mol NaAlO2, thêm vào dung dịch đó b hoặc 2b mol HCl đều thu được lượng kết tủa như nhau. Tính tỉ lệ . 2. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm đốt cháy sắt trong khí oxi. a) Nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tại sao phải để một lớp nước mỏng ở đáy bình. Bài 3 Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng theo các sơ đồ sau, chỉ rõ các chất từ A1 đến A6 : 1. AlCl3 + A1 A2 + CO2 + NaCl 3. A1 + A3 CO2 + ... 2. A2 + A3 Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O 4. A2 + Ba(OH)2 A4 + H2O 5. A4 + A3 + H2O A2 + A5 + ... 6. A1 + NaOH A6 + H2O 7. Al2(SO4)3 + A6 + H2O A2 + CO2 + ... Bài 4. 1. Cho A, B, C là 3 hiđrocacbon khí ở điều kiện thường. Khi phân huỷ A, B, C đều tạo ra cacbon và hiđro, thể tích hiđro sinh ra gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon ban đầu (ở cùng điều kiện). C có thể điều chế trực tiếp từ C2H5OH, B và C có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, và có khối lượng phân tử khác nhau. Lập luận để xác định công thức cấu tạo của A, B, C. 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng, cho toàn bộ lượng CO2 và H2O sinh ra lội chậm qua bình 1 chứa dung dịch Ba(OH)2 dư và bình 2 chứa dung dịch H2SO4 đậm đặc dư mắc nối tiếp. Kết quả khối lượng bình 1 tăng thêm 6,12 gam và bình 2 tăng thêm 0,62 gam. Trong bình 1 có kết tủa cân nặng 19,70 gam. Xác định công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp trên, biết chúng đều mạch thẳng và khi cho tác dụng với khí clo có chiếu sáng mỗi hiđrocacbon đều cho 2 sản phẩm chứa một nguyên tử clo. Bài 5. Cho a gam hỗn hợp CaCO3 và C nghiền nhỏ vào bình kín chịu áp suất có dung tích 6,72 lít chứa đầy khí O2 ở 0 oC, áp suất 1 atm. Tăng nhiệt độ lên 950 oC để các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình gấp 5/3 lần áp suất ban đầu. Cho lượng nước lấy dư vào bình rồi lắc kĩ sau một thời gian thu được dung dịch A, lấy dung dịch A ra khỏi bình, đưa bình về nhiệt độ 0 oC, áp suất trong bình lại trở về 1 atm, tỉ khối khí B trong bình lúc này so với khí nitơ bằng 1,19. Viết các phương trình phản ứng, tính a và phần trăm theo khối lượng hỗn hợp chất rắn ban đầu. Giả thiết thể tích chất rắn trong bình không đáng kể. Đề 3: (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1. 1. Tính thể tích của 1 nguyên tử sắt, biết khối lượng riêng của sắt là 7,87 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể sắt các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích của toàn bộ tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối lượng nguyên tử của Fe là 56 đvC. 2. Có 5 chất rắn dạng bột : CuO, Na2O, Mg, Ag, Al. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng nêu cách nhận ra từng chất, viết phương trình phản ứng. 3. Nêu thành phần hoá học của phân lân supe photphat đơn và supe photphat kép. Từ quặng pirit sắt, quặng apatit, không khí và nước, cùng các chất xúc tác và điều kiện cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế phân lân supe photphat đơn và supe photphat kép. Bài 2. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit : CaO ; CuO ; Fe3O4 ; Al2O3 nung nóng (các oxit có số mol bằng nhau). Kết thúc phản ứng thu được chất rắn (A) và khí (B). Cho (A) vào H2O (lấy dư) được dung dịch (C) và phần không tan (D). Cho (D) vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng 7/4 số mol các oxit trong hỗn hợp đầu), thu được dung dịch (E) và chất rắn (F). Lấy khí (B) cho sục qua dung dịch (C) được dung dịch (G) và kết tủa (H). Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra, xác định thành phần của (A), (B), (C), (D), (E), (F), (G), (H). Bài 3. Dung dịch X chứa các chất : CH3COOH, C2H5OH, CH3COONa, C6H12O6 (glucozơ). Hãy chứng tỏ sự có mặt của các chất trên trong dung dịch X, viết các phương trình phản ứng. Bài 4. 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T đều có công thức phân tử : C3H6O3. Cả 4 chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH, cho sản phẩm là các muối, chất T còn cho thêm một chất hữu cơ R. Khi phản ứng với Na dư 1 mol X hay Y hoặc R giải phóng 1 mol H2, 1 mol Z hay T giải phóng 0,5 mol H2. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z, T, R, biết rằng không tồn tại hợp chất hữu cơ mà phân tử có từ 2 nhóm –OH cùng liên kết với 1 nguyên tử cacbon. Viết phương trình hoá học của X (hoặc Y) với : Na, NaOH,C2H5OH, ghi rõ điều kiện nếu có. Bài 5. Cho 45,625 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị 2 vào 400 ml dung dịch H2SO4 loãng, được dung dịch (A) và chất rắn (B) đồng thời giải phóng 4,48 lít CO2. Cô cạn dung dịch (A) được 12 gam muối khan. Nung chất rắn (B) tới khối lượng không đổi thu đợc chất rắn (C) và 3,92 lít CO2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 1. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4. 2. Tính khối lượng (B), (C). 3. Xác định 2 kim loại, biết khối lợng nguyên tử 2 kim loại hơn kém nhau 113 đvC, muối cacbonat của kim loại có khối lượng nguyên tử nhỏ có số mol gấp 2 lần muối cacbonat của kim loại có khối lượng nguyên tử lớn. 4. Xác định thành phần của (A), (B), (C) theo số mol. Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp 3 chất hữu cơ đều có thành phần C, H, O. Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) và 5,76 gam nước. Mặt khác, nếu cho 3,56 gam hỗn hợp phản ứng với Na (lấy dư) thu được 0,28 lít H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Còn nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau phản ứng thu được 3,28 gam một muối và một chất hữu cơ. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của 3 chất hữu cơ trong hỗn hợp, biết mỗi chất hữu cơ chỉ có 1 nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng. Giả sử hiệu suất các phản ứng đạt 100%. B- PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I- HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Đề 1 Bài 1. 1. a) Điền các từ: "khí" "cùng". b) Điền từ "hạt vi mô". c) Điền các từ : "tổng khối lượng", “bằng” và "khối lượng". 2. Điều kiện của chất làm khô : – Có khả năng hút H2O. – Không phản ứng hoặc không tạo ra chất có khả năng phản ứng với khí cần làm khô. 3. Những chất làm khô được khí CO2 (trong những chất đầu bài cho). P2O5 : P2O5 + 3H2O 2H3PO4 H2SO4 đặc : H2SO4 + nH2O H2SO4.nH2O Những chất không làm khô được khí CO2 Fe3O4 : Không có khả năng hút nước. Na : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (phản ứng với nước) 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O (phản ứng với CO2) CaO : CaO + CO2 CaCO3 hay CaO + H2O Ca(OH)2 4. Lấy mỗi dung dịch một ít, nhỏ lần lượt vào 3 dung dịch còn lại. – Dung dịch nào khi nhỏ vào 3 dung dịch còn lại cho 2 trường hợp kết tủa là dung dịch MgSO4 : MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2¯ + Na2SO4 MgSO4 + BaCl2 BaSO4 ¯ + MgCl2 – Dung dịch nào không cho hiện tượng gì là NaCl. – 2 dung dịch chỉ cho 1 kết tủa tan là NaOH : Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O Còn lại là BaCl2. Bài 2. 1. Các CTCT của C3H7OCl : CH3 – CH2 –– OH ; CH3 –– CH2 – OH –CH2 – CH2– OH ; CH3 –CH3 – O – CH2 – CH3 ; CH3 – O –– CH3 CH3 – O – CH2 – CH2Cl ; CH3 – CH2 – CH2 – OCl CH3 –– CH 3 2. Điều chế : C2H2 ; C2H5OH ; CH3COOH CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2 ­ C2H2 + H2 C2H4 C2H4 + H2O C2H5OH C2H5OH + O2 CH3–COOH + H2O 3. Làm sạch vết dầu ăn dùng : – Nước xà phòng ; giấm ăn vì dầu ăn là chất béo bị thủy phân trong axit hoặc kiềm. Với CH3COOH (trong giấm) : (C17H33COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H33COOH + C3H5(OH)3 Với nước xà phòng (có NaOH) : (C17H33COO)3 C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 Làm sạch vết dầu nhờn (hỗn hợp hiđrocacbon) dùng ét xăng vì ét xăng cũng là hỗn hợp hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon trong thành phần ít hơn, có thể hòa tan dầu nhờn. Bài 3. a) Các phương trình hoá học của phản ứng : xFe + O2 FexOy C + O2 CO2 S + O2 SO2 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O b) Số mol CO2 và SO4 : Gọi x là số mol CO2 ; y là số mol SO2. Giải ra được : x = 0,25 mol ; y = 0,25 mol mC = 0,25.12 = 3 (g) % khối lượng C = 10,8% mS = 0,25.32 = 8 (g) % khối lượng S = 28,8% mFe = 27,8 – 11 = 16,8 (g) % khối lượng Fe = 71,2% c) Từ công thức FexOy : Þ Vậy, công thức oxit sắt là Fe3O4. Bài 4. Số mol X = 3,2 = 0,1 (mol) = 0,2 (mol) ; = 0,2 (mol) ; = 0,2 (mol) CxHyOz + O2 xCO2 + H2O 1 x 0,1 mol 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol Tìm được : x = 2 ; y = 4 ; z = 2. Vậy công thức phân tử của x là C2H4O2. Đề 2 Bài 1. 1. a) Dùng kim loại Ba cho vào từng dung dịch, các dung dịch đều có khí thoát ra, đó là khí H2 : Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 Ba + 2HCl BaCl2 + H2 – 2 dung dịch có kết tủa là K2SO4 ; K2CO3 Ba(OH)2 + K2SO4 BaSO4 + 2KOH Ba(OH)2 + K2CO3 BaCO3 + 2KOH – Cho 2 dung dịch không cho kết tủa (HCl và BaCl2) vào 2 kết tủa. – Kết tủa nào tan ra, có khí thoát ra là BaCO3, dung dịch tương ứng là K2CO3, dung dịch dùng hoà tan là HCl. 2HCl + BaCO3 BaCl2 + H2O + CO2 – Kết tủa không tan là BaSO4 Þ dung dịch tương ứng là K2SO4. – Dung dịch không hoà tan được BaCO3 là BaCl2. b) Lấy mỗi dung dịch một ít, cho lần lượt vào các dung dịch còn lại, hiện tượng được ghi trong bảng sau : K2SO4 K2CO3 HCl BaCl2 Kết luận K2SO4 Kết tủa 1 kết tủa K2CO3 Khí Kết tủa 1k/tủa + 1khí HCl Khí 1 khí BaCl2 Kết tủa Kết tủa 2 kÕt tña Dung dÞch nµo khi cho vµo 3 dung dÞch cßn l¹i cho 1 tr­êng hîp kÕt tña lµ dd K2SO4 : K2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2KCl (1) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp khí thoát ra, 1 trường hợp kết tủa là dung dịch K2CO3 : K2CO3 + 2HCl 2KCl + H2O + CO2 (2) K2CO3 + BaCl2 2KCl + BaCO3 (3) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp khí thoát ra là dd HCl (pthh1) : Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 2 trường hợp kết tủa là dd BaCl2 (pthh 1 và 3) : 2. CHCl=CCl–CHCl–CH2Cl ; CH2Cl– CCl=CCl–CH2Cl ; ClHC CHCl ClHC CHCl ClHC CHCl H2ClC CCl 3. Phương trình hoá học của phản ứng : Công thức muối cacbonat : M2(CO3)n (n : hoá trị của kim loại) : M2(CO3)n + nH2SO4 M2(SO4)n + nH2O + nCO2 Để hoà tan 1 mol muối cacbonnat (2M + 60n) gam cần 98n gam H2SO4. => khối lượng dung dịch axit : = 1000 n (gam). = 44n ; mmuối sunfat = 2M + 96n, theo đầu bài nồng độ muối sunfat 14,18% ta có : = 14,18 Þ M = 28n Thoả mãn với n = 2 Þ M = 56 vậy kim loại là Fe. Bài 2. 1. Các thí dụ : a) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu b) 6Na + 2FeCl3 + 6H2O 6NaCl + 2Fe(OH)3 + 3H2 c) Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 d) Fe + 2FeCl3 3FeCl2 2. Các thí dụ : 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 2CO2 + 3NaOH Na2CO3 + NaHCO3 + H2O (2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O ) Bài 3. A : (C6H10O5)n ; B : C6H12O6 ; C : C2H5OH ; D : CH3COOH ; E : CH3COONa ; X : CO2 ; F : C2H5ONa ; G : CH3COOC2H5. Các phương trình hoá học của phản ứng : 1. 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2 2. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 3. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 4. C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 5. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O 6. C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag 7. 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 8. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O Bài 4. 1. Xác định công thức X, Y : – Khí làm đục nước vôi trong là CO2. – Số mol SO2 + Số mol CO2 = Số mol O2 = = 0,6 (mol) Mhỗn hợp khí = 27.2 = 54. Gọi số mol SO2 là x ; CO2 là y. Ta có hệ phương trình x + y = 0,6 64x + 44y = 54(x + y) Giải được : x = y = 0,3 mol. Trong y có Cl và 1 nguyên tử của nguyên tố khác. nY = nCl = nAgCl = = 0,4 (mol). mY : 62,2 – 0,3.64 – 0,3.44 = 29,8 (g) Þ MY = = 74,5 => KLNT của nguyên tố còn lại trong Y : 74,5 – 35,5 = 39 Þ K. Theo định luật thành phần không đổi, muối X có CTPT : KxClyOz với số mol nguyên tử các nguyên tố : – Số mol K = số mol Cl = 0,4 mol. – Số mol O = (số mol SO2 + số mol CO2). 2 = 0,6.2 = 1,2. Vậy : x : y : z = 0,4 : 0,4 : 1,2 x : y : z = 1 : 1 : 3. Công thức muối X là : KClO3. 2. Phương trình hoá học của phản ứng nổ : 3C + 3S + 4KClO3 4KCl + 3CO2 + 3SO2 Bài 5. Các phương trình phản ứng : Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu (1) 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu (2) MgSO4 + BaCl2 MgCl2 + BaSO4 (3) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 2AlCl3 + 3BaSO4 (4) MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4 (5) Al2(SO4)3 + 6NaOH 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (6) Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + H2O (7) Mg(OH)2 MgO + H2O (8) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (9) 1. Tính nồng độ CuSO4 : = = = 0,05 (mol). = = 0,25M. 2. Tính khối lượng từng kim loại : Gọi số mol 2 kim loại là n : n thoả mãn điều kiện : > n > hay 0,0538 > n > 0,0478 Nếu chỉ xảy ra phản ứng 1 thì số mol Mg tham gia phản ứng là : = 0,0545 > 0,0538 Trái điều kiện trên, vậy xảy ra các phản ứng (1), (2), (3), (4), Gọi số mol Mg, Al tham gia phản ứng lần lượt là x, y, theo phương trình hoá học (1), (2), số mol Cu tạo thành : x + 1,5y, ta có : (x + 1,5y)64 – (24x + 27y) = 3,47– 1,29 = 2,18 (*) Theo phương trình phản ứng (3), (4): (x + 1,5y) 233 =11,65 (**) kết hợp (*) và (**) Ta có hệ : 40x + 69y = 2,18 233x + 349,5y = 11,65 Giải ra được : x = y = 0,02 mol Khối lượng Mg = 0,02. 24 = 0,48 (g) Khối lượng Al = 1,29 – 0,48 = 0,81 (g) 3. Tìm khoảng xác định của m – Khối lượng chất rắn lớn nhất khi không xảy ra phản ứng (7) : m1 = 0,02. 40 + 0,01.102 = 1,82 g Khối lượng chất rắn nhỏ nhất khi toàn bộ lượng Al(OH)3 bị hoà tan bởi phản ứng (7) : m2 = 0,02.40 = 0,80 (gam). Vậy khoảng xác định của m là : 1,82 . Đề 3 Bài 1. 1. = 0,5 X là kim loại. 2M + 2nH2SO4(đ) M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O = = 0,5. = 0,9 X là FeS 2FeS + 10H2SO4 (đ)Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O = 1 X là C hoặc muối sunfit trung hoà C + 2H2SO4 (đ)CO2 + 2SO2 + 2H2O Na2SO3 + H2SO4 (đ)Na2SO4 + SO2 + H2O = 1,5 X là S S + 2H2SO4 (đ)3SO2 + 2H2O 2. Khi đốt C trong O2 ( xác định) C + O2 CO2 (1) Nếu O2 dư Þ hỗn hợp gồm O2 dư và CO2 Nếu C dư Þ hỗn hợp gồm CO và CO2 : C + CO2 2CO (2) + Cho hỗn hợp Y qua nước vôi trong dư nước vôi trong vẩn đục Þ có khí CO2 : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O + Khí còn lại cho qua ống đựng CuO nung nóng, nếu bột CuO vẫn màu đen Þ khí còn lại là O2. +Nếu bột CuO chuyển màu đỏ Þ khí còn lại là CO : CO + CuO CO2 + Cu 3. A là (CH2O)6 Þ C6H12O6 : glucozơ ; B : C2H5OH ; C : C2H4 ; D : H2O ; E : C2H5Cl ; F : NaOH. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 C2H5OH C2H4 + H2O C2H4 + HCl C2H5Cl Na2O + H2O NaOH C2H5Cl + NaOH C2H5OH + NaCl Bài 2. 1. Lấy mỗi lọ 1 ít hoá chất với thể tích bằng nhau trong 5 ống nghiệm, nhỏ vài giọt phenolphtalein vào từng ống nghiệm, ống nghiệm nào chuyển màu đỏ là ống nghiệm đựng dung dịch NaOH. Lấy dung dịch NaOH có phenolphtalein nhỏ vào các ống nghiệm còn lại, ống nghiệm nào làm mất màu đỏ là ống nghiệm đựng dung dịch NaHSO4. NaHSO4 + NaOH Na2SO4 + H2O Lấy 2 thể tích bằng nhau 2 dung dịch NaOH và NaHSO4 rồi trộn lẫn 2 dung dịch với nhau, lấy sản phẩm phản ứng (dd Na2SO4) cho vào 3 ống nghiệm còn lại, ống nào có kết tủa là ống đựng dd BaCl2. BaCl2 + Na2SO4 2NaCl + BaSO4 Hai lọ còn lại (dd NaCl và H2O) lấy mỗi lọ một ít, đun cho nước bay hơi nếu là dung dịch NaCl sẽ có muối NaCl khan xuất hiện, còn lại là H2O. 2. m1= 86,5 g ; m2 = 80 g C% của dd X = trong 80 g dd X = (g) ; trong dd đầu : (g). trong muối kết tinh : 69,2 – 13,84 = 55,36 (g) ; Khối lượng nước trong muối kết tinh : 31,14 g. Số mol H2O trong muối kết tinh : =1,73 mol. trong muối kết tinh = = 0,346 mol. Þ M+ 96 = Þ M = 64 Þ muối là CuSO4. Bài 3. 1. Các phương trình hoá học phản ứng : H2 + CuO H2O + Cu (1) CO + CuO CO2 + Cu (2) 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O (3) 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 (4) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (5) Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O (6) AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl (7) Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O (8) FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl (9) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (10) 2. Theo đầu bài : mCu = 12,8 Þ nCu = 0,2 mol Theo phương trình (5) nFe = = = 0,2 (mol). Gọi số mol Cu sinh ra do phản ứng (1) và (2) là a và b ; số mol Fe sinh ra do phản ứng (3) và (4) là c và d. Theo các phương trình phản ứng (1), (2), (3), (4) có = a + 1,5c ; nCO = b + 1,5d Þ + nCO = (a + b) + 1,5(c+d) = 0,2 + 1,5.0,2 = 0,5 mol Þ Thể tích hỗn hợp khí V = 0,5.22,4 = 11,2 lít. Gọi số mol H2 và CO trong 0,5 mol hỗn hợp là x và y : Giải được x = 0,2 ; y = 0,3 Þ = 0,3, theo pthh (10) khối lượng kết tủa m = 30 (g). 3. Vì kết tủa duy nhất là Fe(OH)2 nên số mol CuO = số mol Cu = 0,2 mol ; số mol Fe2O3 = 1/2 số mol Fe = 0,1 mol. mCuO = 0,2.80 = 16 g Þ %khối lượng CuO : = 40%. = 0,1.160 = 16 (g) Þ % khối lượng Fe2O3 là 40% ; %khối lượng Al2O3= 20%. Bài 4. Phần 1 : 2Al + 3H2SO4 (l) Al2(SO4)3 + 3H2 (1) Phần 2 : 2Al + 6H2SO4 (l) Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (2) Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O (3) Đặt khối lượng = x – Số mol Al trong phần1 = = 0,08 (mol) Þ số mol phần 2 là 0,08x. Ở phần 2 số mol SO2 (pthh 2,3) == 0,64 mol Số mol Cu = số mol SO2 (ptpư 3) = 0,64 – 0,12x Þ số mol Cu ở phần 1 : Khối lượng phần 2 = 0,58x.27 + (0,64 – 0,12x)64 = 40,96 – 5,52x (g) Khối lượng phần 1: (g) Theo đầu bài m2 – m1 = 14,16 (g) Þ 40,96 – 5,52x – = 14,16. Dẫn tới phương trình : –5,52x2 +32,32x – 40,96 = 0 giải được : x1 = 4 Þ m = 23,6 g Þ %khối lượng Al = 45,76% ; % khối lượng Cu = 54,24% x2 = 1,855 Þ m = 47,28 g Þ % khối lượng Al = 13% ; % khối lượng Cu = 87%. Bài 5. Gọi công thức của chất hữu cơ Y là CxHyOz. CxHyOz + O2 xCO2 + H2O Số mol CO2 = = 0,64 (mol) ; số mol H2O = = 0,32 (mol) Số mol CO2 = 2 số mol H2O Þ x = y Vì tổng thể tích các khí và hơi trước và sau phản ứng bằng nhau nên : 1 + = x + Þ y = 4 – 2z thoả mãn với z = 0, x = y = 4 . Vậy công thức phân tử của Y là : C4H4 có các công thức cấu tạo : H2C=C=C=CH2 và H2C=CH–CCH C4H4 + 2Br2 C4H4Br4 Y có thể có các công thức cấu tạo sau : H2CBr–CHBr–CBr=CHBr ; H2C=CH–CBr2 =CHBr2 ; H2CBr–CBr=CBr–CH2Br ; H2CBr–CBr2 –CBr=CH2 Đề 4 Bài 1. 1. Câu đúng : B. 2. A –1, 6 ; B – 3, 5 ; C – 4 ; D – 5 3. Câu đúng : C. 4. Câu đúng : B. Bài 2. 1. Các phương trình hoá học : BaCO3 BaO + CO2 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O CO + CuO Cu + CO2 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 Khí (B) : CO2 và CO dư ; (C) gồm : BaO ; Cu ; Fe ; MgO ; Al2O3. Khi cho vào nước dư : BaO + H2O Ba(OH)2 Al2O3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + H2O – Dung dịch (D): Ba(AlO2)2 có thể có Ba(OH)2 – (E): Cu ; Fe ; MgO, có thể còn Al2O3. Cho E vào dung dịch HCl dư : Fe + 2HCl FeCl2 + H2 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O Có thể : Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O Khí (F): H2 ; chất rắn (G) : Cu ; dd (H): FeCl2 ; MgCl2 ; AlCl3 2. Xác định thành phần : Xác định đúng mỗi thành phần cho – Khí (B) : CO2 và CO dư. – (C) gồm : BaO ; Cu ; Fe ; MgO ; Al2O3. – Dung dịch (D) : Ba(AlO2)2 có thể có Ba(OH)2. – (E): Cu ; Fe ; MgO, có thể còn Al2O3. – Khí (F): H2 ; – Chất rắn (G) : Cu ; – Dung dịch (H) : FeCl2 ; MgCl2 ; AlCl3. Bài 3. Từ phân tử khối và thành phần phân tử tìm được các chất hữu cơ có 2 công thức phân tử: C2H4O2 và C3H8O. A phản ứng được với kim loại Na, giải phóng khí CO2 từ dung dịch Na2CO3 : A có nhóm –COOH như axit axetic : CTCT : CH3COOH – B phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na : B có nhóm –COO– như este : CTCT: HCOOCH3 – C; D ; E phản ứng với Na (tỉ lệ số mol 1;1), không phản ứng với dung dịch NaOH: trong phân tử có 1 nhóm –OH. Các CTCT: CH3–CH2–CH2–OH ; CH3–CH(OH)–CH3 ; O=CH–CH2–OH. – F không phản ứng với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH : F không có nhóm –OH. CTCT: CH3–CH2–O–CH3. Bài 4. 1. Tính nồng độ dung dịch H2SO4 : Số mol hỗn hợp khí C: ; trong đó 1 khí có số mol Đặt khối lượng mol 2 khí là Mx và My (Mx > My) Giả sử 0,1.Mx + 0,2My = 0,3. 2. 27,42 Mx = 1,7534.My Giải được: My = 43,83 ; Mx = 76,86. Không phù hợp Vậy: Giải được Mx = 64 ; My = 36,5 => 2 khí là SO2 và HCl. Các phương trình hoá học của phản ứng : RCl + H2SO4 RHSO4 + HCl (1) M + 2H2SO4 MSO4 + SO2 + 2H2O (2) Dung dịch B : RHSO4 ; MSO4 ; H2SO4 dư Khi cho dd Ba(OH)2 vào có các phản ứng : Ba(OH)2 + RHSO4 BaSO4 + ROH + H2O (3) Ba(OH)2 + MSO4 BaSO4 + M(OH)2 (4) Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O (5) M(OH)2 MO + H2O (6) Theo (1) ; (2) số mol H2SO4 tham gia phản ứng : 0,4 + 0,1 = 0,5 (mol). Theo (5) Số mol H2SO4 dư : 0,2.2 – 0,1 – 0,2 = 0,1 (mol). Tổng số mol H2SO4 = 0,6 mol Þ nồng độ dd H2SO4 là = 3M. 2. Xác định kim loại và muối : Theo (2) và (4) số mol M(OH)2 = 0,2 mol Þ 0,2(M + 34) = 104,8 – 0,4.233 =11,6 Þ M = 24 vậy kim loại là Mg. Theo đầu bài : 0,2.24 + 0,1(R + 35,5) = 12,25 Þ R = 39 vậy kim loại kiềm là K muối là KCl. Bài 5. Vì (X) + (Y) nCO2 + nH2O Mặt khác 2 hiđrocacbon trong (X) không cùng CTTQ nên 2 hiđrocacbon có công thức TQ : CnH2n+2 và CmH2m–2. Giả sử số mol CO2 sinh ra = số mol H2O sinh ra = 1mol, theo đầu bài có : Khối lượng (Y) = 32+16 = 48 (g) ; (X) = 12+2 = 14 (g). Vì tỉ khối của (Y) so với H2 là 19,2. Đặt số mol O2 và số mol O3 trong 48 g (Y) lần lượt là a và b. Có hệ phương trình : Giải được a = 0,75 ; b = 0,25 Þ số mol (Y) = 1,25 Þ số mol (X) = 0,25 mol. Số mol (X) dẫn qua dd Br2 : 0,5 mol, trong đó có 0,25 mol CnH2n+2 (không phản ứng với Br2). Trong 0,25 mol (X) có 0,125 mol CnH2n+2 và 0,25 molCmH2m–2 0,125(14n + 2 +14m – 2) =14 Þ n + m = 8 ; Điều kiện : n,m 4 ; m2 (vì hiđrocacbon thể khí, 1 hiđrocacbon có liên kết kép) m 2 3 4 n 6 5 4 Hiđrocacbon Loại loại C4H10 ; C4H6 Công thức phân tử 2 hiđrocacbon là C4H10 và C4H6 Đề 5. Bài 1. 1. Đáp án : D. 2. a) Đáp án : B. b) Đáp án : C. c) Đáp án : A. 3. Đáp án : C. 4. Đáp án : B. 5. Đáp án : D. 6. Đáp án : B. Bài 2. 1. Ghép các công thức ở cột phải cho phù hợp với các khái niệm ở cột trái. A – 4 ; B – 2, 3, 6 ; C – 5 ; D – 2. 2. a) Chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là các chất : (c); (d). b) Ở 15 oC, chất có độ tan lớn nhất là chất: (d) ; ở 30 oC chất có độ tan lớn nhất là chất : (c). c) Chất có độ tan phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ là chất (c). d) Chất có độ tan không phụ thuộc vào nhiệt độ là chất (a). e) Ở nhiệt độ trên 40 oC chất có độ tan nhỏ nhất là chất (b). 3. Các phương trình phản ứng: 1. C + H2O(h) CO + H2 2. CO + CuO Cu + CO2 3. H2 + CuO Cu + H2O 4. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O 5. CO2 + NaOH NaHCO3 6. H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O 7. H2S + NaOH NaHS + H2O Bài 3. 1. Các phương trình hoá học của phản ứng : RCOOH + NaOH RCOONa + H2O R1COOH + NaOH R1COONa + H2O 2RCOOH + 2Na 2RCOONa + H2 2R1COOH + 2Na 2R1COONa + H2 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 RCOOH + C2H5OH RCOOC2H5 + H2O R1COOH + C2H5OH R1COOC2H5 + H2O 2H2O + 2Na 2NaOH + H2 2. Khối lượng este trong mỗi phần : 7 g – Số mol 2 axit trong mỗi phần: = 0,1 (mol) – Số mol H2 giải phóng ở phần 2: 0,05 + – Phần 3 : + Nếu sau phản ứng axit hết, rượu dư, khối lượng este là : 7 + 0,1.46 – 0,1.18 = 9,8 g + Nếu sau phản ứng axit còn, rượu hết : Số mol H2 thu được sau phản ứng: + 0,05 – = 0,05 (mol). Theo đầu bài : 0,05 + – 0,05 = = 0,025 (mol) Þ m = 2,3 (g) Khối lượng este thu được = khối lượng axit + khối lượng rượu – khối lượng H2O : + 2,3 – 0,05.18 = 4,9 (g) Bài 4. Vì CO chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al trong dãy HĐHH nên có 2 trường hợp xảy ra : a) Trường hợp 1 : Kim loại phải tìm đứng sau Al trong dãy HĐHH và Oxit của nó bị CO khử. CuO + CO Cu + CO2 (1) MO + CO M + CO2 (2) 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO­ + 4H2O (3) 3M + 8HNO3 3M(NO3)2 + 2NO­ + 4H2O (4) Coi số mol CuO : x thì MO : 2x và số mol HNO3 : 0,1 Ta có hệ : 80x + (M + 16) + 2x = 2,4 + = 0,1 Giải hệ cho x = 0,0125 và M = 40 Þ M là Ca. Trường hợp này không thoả mãn vì Ca đứng trước Al trong dãy HĐHH và CaO không bị khử bởi CO. b) Trường hợp 2 Kim loại phải tìm đứng trước Al trong dãy HĐHH và oxit của nó không bị CO khử. Khi đó không xảy ra phản ứng (2) mà xảy ra phản ứng (1) (3) và phản ứng sau : MO + 2HNO3 M(NO3)2 + H2O Tương tự coi số mol CuO = a MO = 2a ta có hệ : 80a + (M + 16)2a = 2,4 + 4a = 0,1 Þ a = 0,0125 Þ M=24 ~Mg (thoả mãn). II- HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO CÁC LỚP CHUYÊN HOÁ Đề 1 Bài 1. 1. Thành phần chính của thuỷ tinh là : Na2SiO3 và CaSiO3 Phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh : SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2 SiO2 + CaCO3 CaSiO3 + CO2 2. a) Hiện tượng : Có khí không màu thoát ra, dung dịch vẩn đục rồi trở nên trong suốt nếu Na dư. Giải thích : – Khí không màu thoát ra do phản ứng : Na + H2O NaOH + H2 – Dung dịch vẩn đục do phản ứng : 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl – Dung dịch trở nên trong suốt do phản ứng : Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O b) Hiện tượng : dung dịch vẩn đục. Giải thích : CO2 + 2H2O + NaAlO2 NaHCO3 + Al(OH)3 c) Hiện tượng : Cu tan, tạo dd màu xanh, có khí màu nâu thoát ra. Giải thích : 4H2SO4 + 4NaNO3 + Cu 4NaHSO4 + Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O d) Hiện tượng : kim loại Cu tan vào dung dịch, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh. Giải thích : Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 e) Hiện tượng : đá vôi sủi bọt Giải thích : CaCO3 + 2CH3COOH (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 3. Phương pháp nhận ra các dung dịch không dùng thêm thuốc thử : Lấy mỗi dung dịch một ít, tiến hành nhận biết bằng cách nhỏ dung dịch vào các dung dịch còn lại sẽ có các hiện tượng sau : – Dung dịch cho 1 trường hợp tạo kết tủa là dung dịch NaAlO2 : NaAlO2 + NaHSO4 + H2O Na2SO4 + Al(OH)3 (1) – Dung dịch cho 1 trường hợp có khí thoát ra là dung dịch NaHCO3 : NaHCO3 + NaHSO4 Na2SO4 + H2O + CO2 (2) –Dung dịch cho 1 trường hợp có khí thoát ra, và 1 trường hợp có kết tủa là dung dịch NaHSO4. Theo pthh (1) và (2) ở trên : – Ba dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaOH ; NaCl và BaCl2. Nhận biết bằng cách sau : + Cho dd NaAlO2 vào dung dịch NaHSO4, sau phản ứng lọc lấy phần dung dịch và phần kết tủa riêng. + Cho phần dung dịch vào 3 dung dịch còn lại, trường hợp nào tạo kết tủa là dung dịch BaCl2 : BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl + Cho phần kết tủa vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch nào hoà tan kết tủa là dung dịch NaOH : NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O Bài 2. 1. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch HCl, hiện tượng như sau : – Nhận ra CuO : tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu xanh. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O – Nhận ra FeO : tan trong dung dịch HCl : FeO + 2HCl FeCl2 + H2O – Nhận ra MnO2 : tan trong dung dịch HCl, cho khí màu vàng thoát ra : MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O – Nhận ra Fe3O4 : tan trong dung dịch HCl tạo dd có màu vàng : Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O – Nhận ra Ag2O : chất rắn chuyển từ màu đen sang màu trắng : Ag2O + 2HCl 2AgCl + H2O – Nhận ra FeS : tan trong dd HCl, có khí mùi trứng thối thoát ra : FeS + 2HCl FeCl2 + H2S – Nhận ra hỗn hợp (FeO và Fe) : tan trong dd HCl, có khí không màu thoát ra: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Bài 3. 1. Cho hỗn hợp vào lượng nước dư, C2H5OH tan trong nước, hỗn hợp C6H6 ; CH3COOC2H5 không tan phân lớp. Chiết lấy hỗn hợp C6H6 ; CH3COOC2H5. Phần dung dịch C2H5OH trong nước đem chưng cất rồi làm khô bằng CuSO4 khan thu được C2H5OH. Hỗn hợp C6H6 và CH3COOC2H5 cho vào dung dịch NaOH lấy dư, CH3COOC2H5 tan theo phản ứng xà phòng hoá : CH3COOC2H5 + NaOH CH3–COONa + C2H5OH Chiết lấy C6H6, còn lại là dung dịch CH3–COONa và C2H5OH đem chưng cất lấy C2H5OH rồi làm khô bằng CuSO4 khan. Cô cạn dung dịch lấy CH3COONa khan rồi cho phản ứng với H2SO4 đặc thu được CH3COOH, rồi cho phản ứng với C2H5OH theo phản ứng hoá este thu được CH3COOC2H5. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 2. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có dạng : CxHyClz. Phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy : CxHyClz + (x+)O2 xCO2 + ()H2O + zHCl Theo đầu bài : = 2 Þ 2x = 2y – 2z y–z = 2z Þ y = 3z Þ x = 2z Công thức phân tử của chất hữu cơ : C2zH3zClz hay (C2H3Cl)n Vì khối lượng phân tử của chất hữu cơ rất lớn nên chất hữu cơ là 1 polime vậy CTCT của chất hữu cơ là : Bài 4. 1. Các phương trình phản ứng có thể xảy ra : C + O2 CO2 (1) CaCO3 CaO + CO2 (2) MgCO3 MgO + CO2 (3) CuCO3 CuO + CO2 (4) C + CO2 2CO (5) C + CuO Cu + CO (6) CO + CuO Cu + CO2 (7) CaO + 2HCl CaCl2 + H2O (8) MgO + 2HCl MgCl2 + H2O (9) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (10) 2. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp : – Vì 1< <1,57 nên hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO. – Vì sau phản ứng có CO và CO2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn nên chất rắn còn lại sau khi nung là : CaO ; MgO và Cu vậy không có phản ứng (10). – Khối lượng Cu = 3,2 g Þ khối lượng CuCO3 trong hỗn hợp : = 6,2 (g) – Gọi số mol C ; CaCO3 ; MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là a, b, c. – Theo đầu bài khối lượng CaO và MgO : 6,6 – 3,2 = 3,4 (g) Þ 56b + 40c = 3,4. (*) – Số mol CO và CO2 sau phản ứng nhiệt phân: = 0,25 ( mol) – Số mol C trong CO và CO2 bằng số mol C đơn chất và số mol C trong các muối cacbonat của hỗn hợp : a + b + c + 0,05 = 0,25. (**) – Khối lượng hh là 14,4 g nên : 12a + 100b + 84c = 14,4 – 6,2 (***) Kết hợp (*) ; (**) ; (***) ta có hệ phương trình : Giải được: a = 0,125 ; b = 0,025 ; c = 0,05 % Khối lượng các chất trong M: % khối lượng C = % khối lượng CaCO3 = % khối lượng MgCO3 = % khối lượng CuCO3 = Bài 5. Số mol O2 tham gia phản ứng đốt cháy 3 g X : Đặt CTTQ của A,B,C là CxHyOz. Phương trình phản ứng : CxHyOz + O2 xCO2 + H2O Theo đầu bài số mol O2 = số mol CO2 = số mol H2O = 0,1 mol vậy : = x = Þ 2x = y = 2z. Vậy CTTQ của A, B, C là (CH2O)n Vì KLPT của C < 100 nên : n = 3 Þ CTPT của C là C3H6O3 ; MC = 90 g n = 2 => CTPT của B là C2H4O2 ; MB = 60 g n = 1 Þ CTPT của A là CH2O ; MC = 30 g Công thức cấu tạo của A: H–CH=O B, C làm đỏ quỳ tím, trong B, C có nhóm –COOH, Vậy CTCT của B : CH3COOH. * Nếu C phản ứng với Na theo tỉ lệ 1 : 1 thì số mol các chất trong X là : Số mol C = ; số mol B = ; số mol A = 0,04. Khối lượng hỗn hợp = .90 + 60 + 0,04.30 = 4 g (trái giả thiết đầu bài). Nếu C phản ứng với Na theo tỉ lệ 1:2 thì số mol các chất trong X : Số mol C = 0,01 ; số mol B = 0,02 ; số mol A = 0,03. Khối lượng hỗn hợp = 0,01.90 + 0,02.60 + 0,03.30 = 3 g (phù hợp đầu bài) Vậy CTCT của C là: CH3––COOH hay –CH2–COOH. Đề 2 Bài 1. Câu 1 2 3 Ý ®óng D A B Bµi 2. 1. Ph­¬ng tr×nh ho¸ häc : NaAlO2 + HCl + H2O NaCl + Al(OH)3 (1) Al(OH)3 + 3 HCl AlCl3 + 3 H2O (2) – Nếu axit thiếu : – Nếu axit dư, xảy ra phương trình (2) : 2. a) Mô tả hiện tượng và giải thích : – Khi đưa vào bình chứa O2, que diêm cháy mạnh hơn làm cho sợi dây thép nóng lên và cháy trong O2 : C + O2 CO2 3Fe + 2O2 Fe3O4 Phản ứng này toả nhiệt mạnh. Lượng nhiệt toả ra này tiếp tục duy trì phản ứng. – Có các tia sáng bắn ra thành các hạt màu nâu (Fe3O4) bám trên thành bình. – Sợi dây sắt bị ngắn dần đi và co tròn thành giọt ở dầu sợi dây. Nhiệt toả ra từ phản ứng trên làm sắt nóng chảy và tạo thành giọt cầu do hiện tượng sức căng bề mặt. b) Trong quá trình làm thí nghiệm có thể xảy ra trường hợp sợi dây thép bị rơi xuống, do vậy cần để lại một lớp nước dể tránh khả năng dây thép bị rơi, tiếp xúc với đáy bình làm bình bị nứt vỡ. (Học sinh có thể giải thích lớp nước dưới đáy bình để tránh hiện tượng tăng nhiệt độ đột ngột làm nứt vỡ bình). Bài 3. 1. AlCl3 + 3NaHCO3 Al(OH)3 + 3CO2 + 3NaCl (A1) (A2) 2. 2Al(OH)3 + 6NaHSO4 Al2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 6H2O (A3) 3. NaHCO3 + NaHSO4 CO2 + Na2SO4 + H2O 4. 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + 4H2O (A4) 5. Ba(AlO2)2 + 2NaHSO4 + 2H2O 2Al(OH)3 + BaSO4 + Na2SO4 (A5) 6. NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O (A6) 7. Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 3CO2 + 3Na2SO4 Bài 4. 1. Phương trình hoá học : CxHy x C + H2 – Theo đầu bài : – Suy ra : y = 6, nên có 3 công thức phân tử phù hợp với A, B, C : C2H6; C3H6; C4H6. – A không làm mất màu dung dịch nước brom, nên A là CH3–CH3. – C làm mất màu dung dịch nước brom và được điều chế trực tiếp từ C2H5OH, nên C có công thức cấu tạo là : CH2=CH–CH=CH2. – B làm mất màu dung dịch nước brom và có khối lượng phân tử khác C, nên B là : CH2=CH–CH3. 2. Phương trình hoá học : CxHy + O2 x CO2 + H2O (1) CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (2) – 6,12 +0,62 = 6,74 (g) – Theo phương trình (2) : – Vì số mol CO2 = 0,1 < số mol H2O = 0,13 2 hiđrocacbon là ankan. Đặt CTTQ chung của hai hiđrocacbon là : – Theo phương trình tính được = 3,33 – Vì hai hiđrocacbon ở thể khí ở điều kiện thường, mạch thẳng và khi cho tác dụng với khí clo có chiếu sáng mỗi hiđrocacbon đều cho 2 sản phẩm chứa một nguyên tử clo nên công thức cấu tạo của chúng là : CH3–CH2–CH3 và CH3–CH2–C H2–CH3. Bài 5. – Các phương trình hoá học : CaCO3 CaO + CO2 (1) C + O2 CO2 (2) C + CO2 2CO (3) CaO + H2O Ca(OH)2 (4) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (5) CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 (6) – Vì thể tích bình, nhiệt độ không đổi và thể tích chất rắn không đáng kể nên số mol khí tỉ lệ thuận với áp suất trong bình. – Sau phản ứng (1) (2) (3) số mol khí trong bình : – – Sau phản ứng (6) số mol khí trong bình : nB = 0,3 mol. *Biện luận : – Theo đầu bài . Trong hỗn hợp phải có CO2 nên CaCO3 bị hoà tan hết theo phản ứng (6). – Theo các phương trình phản ứng (1), (4), (5), (6) ta có : * Trường hợp 1: Hỗn hợp B gồm CO2 và O2 dư, không có phản ứng (3). => Không có oxi dư trong hỗn hợp. * Trường hợp 2 : Hỗn hợp B gồm CO2 và CO. Gọi số mol CO2 là x, số mol CO là y Giải được x = 0,1 ; y =0,2. => Hỗn hợp khí sau khi nung chất rắn ở 950 oC là : Số mol CO = 0,2 ; Số mol CO2 = 0,5 – 0,2 = 0,3 (mol) Theo các phương trình hoá học của phản ứng (1) (2) (3) : + Số mol CO2 do phản ứng (2) là 0,3 mol. + Số mol CO2 do phản ứng (1) là 0,1 mol. Vậy : Số mol CaCO3 = 0,1 mol Số mol C = 0,3 + 0,1 = 0,4 (mol). a = 0,1. 100 + 0,4.12 = 14,8 (g) %khối lượng CaCO3 = 67,57% %khối lượng C = 32,43 % Đề 3. Bài 1. 1. – Số nguyên tử Fe trong 1 cm3 tinh thể sắt : . 6,023.1023 ≈ 0,846. 1023 (nguyên tử) – Thể tích các nguyên tử Fe trong 1 cm3 tinh thể sắt : 75/100 = 0,75 cm3. – Thể tích 1 nguyên tử Fe : ≈ 0,887.10–23 (cm3). 2. Cho từng chất vào dung dịch H2SO4 thấy : – Chất rắn tan, tạo dung dịch màu xanh là CuO. CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O – Chất rắn tan, không có khí thoát ra là Na2O. Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O – Hai chất rắn tan, có khí thoát ra là Al và Mg. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 – Chất rắn không tan là Ag. – Cho Na2O dư  vào dung dịch H2SO4 được dung dịch có NaOH. Na2O + H2O 2NaOH – Hai kim loại, kim loại nào tan được trong dung dịch NaOH là Al, còn lại là Mg. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 3. – Thành phần hoá học của supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4. – Thành phần hoá học của supephotphat kép : Ca(H2PO4)2. – Các phương trình hoá học : 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O H2SO4 2H2SO4 đặc + Ca3(PO4)2 Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 3H2SO4 đặc + Ca3(PO4)2 2H3PO4 + 3CaSO4 4H3PO4 + Ca3(PO4)2 3Ca(H2PO4)2 Bài 2. Gọi số mol mỗi oxit là a => số mol AgNO3 = 7a. + Phản ứng khi cho CO dư qua hỗn hợp các oxit nung nóng : CO + CuO Cu + CO2 a mol a mol a mol 4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2 a mol 3a mol 4a mol Þ Thành phần của (A) : Cu = a mol ; Fe = 3a mol ; CaO = a mol ; Al2O3= a mol Þ Thành phần khí (B) : CO2 = 5a mol ; CO dư + Phản ứng khi cho (A) vào nước dư : CaO + H2O Ca(OH)2 a mol a mol Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 + H2O a mol a mol a mol Þ Thành phần dung dịch (C) : Ca(AlO2)2 = a (mol) ; H2O Þ Thành phần (D) : Cu = a(mol) ; Fe = 3a (mol) + Phản ứng khi cho (D) vào dung dịch AgNO3 : Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag 3a mol 6a mol 3a mol 6a mol Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 0,5a mol a mol 0,5a mol a mol Þ Thành phần dung dịch (E) : Fe(NO3)2 = 3a mol ; Cu(NO3)2 = 0,5a mol ; H2O. Þ Thành phần (F) : Ag = 7a mol ; Cu = 0,5a mol. + Phản ứng khi cho khí (B) sục qua dung dịch (C): CO2 + 3H2O + Ca(AlO2)2 CaCO3 + 2Al(OH)3 a mol a mol a mol 2a mol CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 a mol a mol a mol Þ Thành phần dung dịch (G) : = a mol ; H2O Þ Thành phần kết tủa (H) : = 2a (mol). Bài 3. – Thử bằng giấy quỳ tím, quỳ tím chuyển màu đỏ : có mặt axit CH3COOH. – Cô cạn dung dịch sẽ được chất rắn gồm : CH3COONa và C6H12O6. Làm ngưng tụ phần hơi sẽ thu được dung dịch gồm : CH3COOH và C2H5OH. – Nhỏ vào dung dịch vài giọt axit H2SO4 đặc, đun nóng thấy xuất hiện lớp chất lỏng nổi lên trên có mùi thơm : có mặt C2H5OH. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O – Cho vài giọt H2SO4 đặc vào chất rắn rồi đun nóng nhẹ, thấy có hơi mùi giấm thoát ra : có CH3COONa. CH3COONa + H2SO4 CH3COOH + NaHSO4 – Hoà tan chất rắn vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch Ag2O/NH3, đun nhẹ, thấy có phản ứng tráng bạc : có glucozơ. C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag Bài 4. 1. X : HO–CH2–CH2–COOH Y : CH3– –COOH Z : CH3–O–CH2–COOH ; T : HCOO–CH2–CH2–OH ; R : HO–CH2–CH2–OH 2. Các phương trình hoá học của phản ứng : HO–CH2–CH2–COOH + 2Na NaO–CH2–CH2–COONa + H2 HO–CH2–CH2–COOH + NaOH HO–CH2–CH2–COONa + H2O HO–CH2–CH2–COOH+C2H5OH HO–CH2–CH2–COOC2H5 + H2O Bài 5. Đặt công thức 2 muối cacbonat là ACO3 và BCO3 (MB > MB ) có số mol là x và y. Các phương trình hoá học của phản ứng : ACO3 + H2SO4 ASO4 + H2O + CO2 (1) BCO3 + H2SO4 BSO4 + H2O + CO2 (2) ACO3 AO + CO2 (3) BCO3 BO + CO2 (4) 1. Vì có các phản ứng (3),(4) hoặc 1 trong 2 phản ứng Þ H2SO4 đã phản ứng hết. Số mol H2SO4 = số mol CO2 ở phản ứng (1) và (2) = = 0,2 (mol). Nồng độ CM của dung dịch axit : = 0,5 (M). 2. Theo định luật bảo toàn khối lượng : mB = 45,625 + 0,2.98 – (0,2.18 + 0,2.44 + 12 ) = 40,825 (gam). mC = mB – khối lượng CO2 ở phản ứng (3) và (4) = 33,125 (gam). 3. Tổng số mol 2 muối : x + y = (4,48 + 3,92) : 22,4 = 0,375 (mol). Theo đầu bài số mol ACO3 = 2 số mol BCO3 : x = 2y. Ta có hệ phương trình : x + y = 0,375 x = 2y Giải được x = 0,25 ; y = 0,125. Khối lượng 2 kim loại trong hỗn hợp 2 muối : 45,625 – 0,375.60 = 23,125. Theo đầu bài có hệ phương trình : 0,25MA + 0,125MB = 23,125 MB – MA = 113 Giải đuợc MA = 24 Þ kim loại là Mg ; MB = 137 Þ kim loại là Ba. 4. – Dung dịch (A): MgSO4 = 12/120 = 0,1 (mol) – Chất rắn (B). BaSO4: 0,1 mol ; MgCO3 : 0,15 mol ; BaCO3 : 0,025 mol. – Chất rắn (C). BaSO4 : 0,1 mol ; MgO : 0,15 mol ; BaO : 0,025 mol. Bài 6. – Khối lượng cacbon trong hỗn hợp : = 3,6 (g). – Khối lượng hiđro trong hỗn hợp : = 0,64 (g). Þ mO = 7,12 – (3,6 + 0,64) = 2,88 (g) Þ nO = = 0,18 (mol). = .2 = 0,025 (mol). Þ Số mol nguyên tử H linh động = 0,05 mol. Số mol NaOH = 0,2. 0,2. 2 = 0,08 mol. Phản ứng theo tỉ lệ 1: 1. + Nếu hỗn hợp chỉ gồm các axit, hay axit và este : Þ Số mol nguyên tử oxi = 0,08.2 = 0,16 < 0,18 vô lí. + Nếu hỗn hợp gồm rượu và este : Þ Số mol nguyên tử oxi : 0,08.2 + 0,05 = 0,21> 0,18 vô lí. + Nếu hỗn hợp gồm rượu và axit : Số mol axit = 0,08 => số mol do axit giải phóng : = 0,04 > 0,025 ® vô lí. + Hỗn hợp gồm 1 axit, 1 este, 1 rượu. Vì sau phản ứng với NaOH chỉ cho 1 muối và 1 chất hữu cơ nên este trong hỗn hợp là do rượu và axit trong hỗn hợp tạo thành. Gọi số mol axit, rượu, este có trong 7,12g hỗn hợp lần lượt là a, r và e. Ta có hệ PT : Số mol muối = 0,08 Þ PTK của muối : = 82. Þ R + 32 + 23 = 82 Þ R = 27 ; vậy CTCT axit là CH2=CH–COOH. Khối lượng rượu sau phản ứng : mrượu = 7,12 + 0,08.40 – 6,56 – 0,03.18 = 3,22 (g). Số mol rượu sau phản ứng : 0,05 + 0,02 = 0,07 ; PTK của rượu : = 46. Vậy CTCT của rượu là C2H5OH ; CTCT este là CH2=CH–COOC2H5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan III.doc
Tài liệu liên quan