Giới thiệu hệ điều hành Linux

Tài liệu Giới thiệu hệ điều hành Linux: Néi dung _________________________________________________________________ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Giới thiệu về Linux Lịch sử Linux là hệ điều hành mô phỏng Unix, được xây dựng trên phần nhân (kernel) và các gói phần mềm mã nguồn mở. Linux được công bố dưới bản quyền của GPL (General Public Licence). Unix ra đời giữa những năm 1960, ban đầu được phát triển bởi AT&T, sau đó được đăng ký thương mại và phát triển theo nhiều dòng dưới các tên khác nhau. Năm 1990 xu hướng phát triển phần mềm mã nguồn mở xuất hiện và được thúc đẩy bởi tổ chức GNU. Một số licence về mã nguồn mở ra đời ví dụ BSD, GPL. Năm 1991, Linus Torvald viêt thêm phiên bản nhân v0.01 (kernel) đầu tiên của Linux đưa lên các BBS, nhóm người dùng để mọi người cùng sử dụng và phát triển. Năm 1996, nhân v1.0 chính thức công bố và ngày càng nhận được sự quan tâm của người dùng. Năm 1999, phiên bản nhân v2.2 mang nhiều đặc tính ưu việt và giúp cho linux bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh đáng kể của MSwindows trên môi trườ...

doc34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giới thiệu hệ điều hành Linux, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Néi dung _________________________________________________________________ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX Giới thiệu về Linux Lịch sử Linux là hệ điều hành mô phỏng Unix, được xây dựng trên phần nhân (kernel) và các gói phần mềm mã nguồn mở. Linux được công bố dưới bản quyền của GPL (General Public Licence). Unix ra đời giữa những năm 1960, ban đầu được phát triển bởi AT&T, sau đó được đăng ký thương mại và phát triển theo nhiều dòng dưới các tên khác nhau. Năm 1990 xu hướng phát triển phần mềm mã nguồn mở xuất hiện và được thúc đẩy bởi tổ chức GNU. Một số licence về mã nguồn mở ra đời ví dụ BSD, GPL. Năm 1991, Linus Torvald viêt thêm phiên bản nhân v0.01 (kernel) đầu tiên của Linux đưa lên các BBS, nhóm người dùng để mọi người cùng sử dụng và phát triển. Năm 1996, nhân v1.0 chính thức công bố và ngày càng nhận được sự quan tâm của người dùng. Năm 1999, phiên bản nhân v2.2 mang nhiều đặc tính ưu việt và giúp cho linux bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh đáng kể của MSwindows trên môi trường server. Năm 2000 phiên bản nhân v2.4 hỗ trợ nhiều thiết bị mới (đa xử lý tới 32 chip, USB, RAM trên 2GB...) bắt đầu đặt chân vào thị trường máy chủ cao cấp. Quá trình phát triển của linux như sau: Năm 1991: 100 người dùng. Năm 1997: 7.000.000 người dùng. Năm 2000: hàng trăm triệu người dùng, hơn 15.000 ngưòi tham gia phát triển Linux. Hàng năm thị trường cho Linux tăng trưởng trên 100%. Các phiên bản Linux là sản phẩm đóng gói Kernel và các gói phần mềm miễn phí khác. Các phiên bản này được công bố dưới licence GPL. Một số phiên bản nổi bật là: Redhat, Caldera, Suse, Debian, TurboLinux, Mandrake. Giống như Unix, Linux gồm 3 thành phần chính: kernel, shell và cấu trúc tệp. Kernel là chương trình nhân, chạy các chương trình và quản lý các thiết bị phần cứng như đĩa và máy in. Shell (môi trường) cung cấp giao diện cho người sử dụng, còn được mô tả như một bộ biên dịch. Shell nhận các câu lệnh từ người sử dụng và gửi các câu lệnh đó cho nhân thực hiện. Nhiều shell được phát triển. Linux cung cấp một số shell như: desktops, windows manager, và môi trường dòng lệnh. Hiện nay chủ yếu tồn tại 3 shell: Bourne, Korn và C shell. Bourne được phát triển tại phòng thí nghiệm Bell, C shell được phát triển cho phiên bản BSD của UNIX, Korn shell là phiên bản cải tiến của Bourne shell. Những phiên bản hiện nay của Unix, bao gồm cả Linux, tích hợp cả 3 shell trên. Cấu trúc tệp quy định cách lưu trữ các tệp trên đĩa. Tệp được nhóm trong các thư mục. Mỗi thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khác. Một số thư mục là các thư mục chuẩn do hệ thống sử dụng. Người dùng có thể tạo các tệp/thư mục của riêng mình cũng như dịch chuyển các tệp giữa các thư mục đó. Hơn nữa, với Linux người dùng có thể thiết lập quyền truy nhập tệp/thư mục, cho phép hay hạn chế một người dùng hoặc một nhóm truy nhập tệp. Các thư mục trong Linux được tổ chức theo cấu trúc cây, bắt đầu bằng một thư mục gốc (root). Các thư mục khác được phân nhánh từ thư mục này. Kernel, shell và cấu trúc tệp cấu thành nên cấu trúc hệ điều hành. Với những thành phần trên người dùng có thể chạy chương trình, quản lý tệp, và tương tác với hệ thống. Cài đặt máy chủ Linux Lưu ý: trước khi cài đặt, cần tìm hiểu các thông tin về phần cứng của hệ thống, bao gồm Thông tin về ổ đĩa cứng Thông tin về card mạng Thông tin về card đồ hoạ Thông tin về màn hình Thông tin về giao thức và cấu hình mạng nếu kết nối mạng Thông tin về các thiết bị ngoài (chẳng hạn các thiết bị SCSI...) Có thể chọn nhiều phương án cài đặt như cài đặt từ đĩa mềm, từ đĩa cứng, từ đĩa CD Rom hoặc qua mạng. Tài liệu này chọn hướng dẫn quá trình cài đặt phiên bản 7.2 từ đĩa CDRom. Yêu cầu máy cài đặt có khả năng khởi động (boot) từ ổ đĩa CD-Rom (được hỗ trợ hầu hết trong các máy tính hiện nay). Sau đây là các bước cài đặt cụ thể. Khi kết thúc bước trước chương trình cài đặt tự động chuyển sang bước sau. Một số bước cài đặt cho phép quay lại bước trước bằng cách chọn Back. Đưa đĩa CD Rom Redhat vào ổ đĩa. Khởi động lại máy (lưu ý phải đảm bảo máy có khả năng khởi động từ đĩa CD-Rom Chọn chế độ cài text Mặc định chọn ngôn ngữ (English) chọn Next Chọn kiểu bàn phím (Generic 105-key PC), kiểu thể hiện bàn phím (US English). Cấu hình chuột Chọn đúng kiểu chuột trong hệ thống. Nếu không tìm được chính xác chọn kiểu tương thích trong danh sách. Tại màn hình Welcome to Redhat Linux. Chọn Next Chọn chế độ cài đặt Custom. Sử dụng chương trình Disk Druid để tạo phân vùng đĩa chuẩn bị quá trình cài đặt. Phân vùng đĩa cứng như sau: Sử dụng phím Tab và phím mũi tên để di chuyển, phím Space hay Enter để chọn Dùng Delete xoá các phân vùng cũ của hệ thống trước. Chọn New để tạo các phân vùng mới. Tạo phân vùng bộ nhớ ảo với các thông số sau: Type: Linux Swap Size: 256Mb (gấp đôi kích thước vật lý của bộ nhớ RAM của hệ thống Allowable Drives [*] sda xác định vị trí vật lý của phân vùng tại ổ đĩa cứng thứ nhất Tạo phân vùng thứ hai cho thư mục gốc của hệ thống Mount point: / (liên kết phân vùng này với thư mục gốc root của hệ thống. Type: ext3 Size:1Mb Grow to fill disk [*] (chọn lựa này tạo phân vùng với dung lượng còn lại của ổ đĩa cứng thứ nhất) Allowable Drives [*] sda Tạo phân vùng thứ 3 cho thư mục /usr của hệ thống: Mount point: /usr (liên kết phân vùng này với thư mục /usr trên cây thư mục hệ thống Type : ext3 Size : 3072 ( 3 GB ) Allowable Drives [*] sdb Tạo phân vùng thứ 4 cho thư mục /var của hệ thống: Mount point: /var (liên kết phân vùng này với thư mục /usr trên cây thư mục hệ thống Type: ext3 Size: 1 Grow to fill disk [*] (chọn lựa chọn phân vùng với dung lượng còn lại của ổ cứng thứ hai) Allowable Drives [*] sdb Kết thúc chọn OK và xác nhận hoàn thành việc thay đổi bảng phân vùng để ghi lại các thay đổi Bỏ qua lựa chọn định dạng đĩa có kiểm tra lỗi nếu ổ đĩa cứng không có lỗi. Cấu hình Boot loader Chọn Use LILO as boot loader Dùng lựa chọn đặt boot loader tại Master Boot Record nếu hệ thống chỉ cài đặt một hệ điều hành. Cấu hình mạng Nếu máy không có card mạng, sẽ không nhận được màn hình này. Thực hiện cấu hình mạng cho máy như sau Bỏ lựa chọn config using DHCP (chỉ chọn sử dụng chế độ cấp phát địa chỉ IP động), nhập địa chỉ IP, subnetmask theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn thực hành Nhập hostname Cấu hình firewall, chọn Medium Lựa chọn ngôn ngữ English (US) Cấu hình Time Zone: (Asia/Saigon) Cấu hình tài khoản: Nhập mật khẩu cho tài khoản root, gõ lại mật khẩu tại hộp confirm Khai báo thêm các tài khoản khác (nếu cần thiết) Tạo thêm tài khoản mới: Chọn New để tạo thêm tài khoản mới, nhập thông tin về người dùng. Nhận được màn hình tạo tài khoản mới như sau: Nhập các thông tin về tài khoản: Username: Fullname: Password: Chọn OK Ấn Add để đưa tài khoản vào danh sách người dùng Chọn Edit để thay đổi thông tin về một tài khoản. Chọn Delete để xoá một tài khoản. Chọn cấu hình mặc nhận Xác định các gói cài đặt: một số gói cài đặt chủ yếu X Windows System, GNOME, KDE (cho card đồ hoạ), Network station, Anonymous, FTP server, Development... Cấu hình giao diện đồ hoạ Chọn đúng kiểu video card (thông thường redhat có khả năng tự động phát hiện kiểu card) Cài đặt các gói phần mềm Tạo đĩa mềm khởi động: chọn có tạo đĩa khởi động phòng khi hệ thống có lỗi. Xác định giao diện đồ hoạ Xác định kiểu monitor từ danh sách các monitor được hỗ trợ. Chương trình kiểm tra thử chế độ đồ hoạ, nếu các thông số khai báo không đúng, ta phải khai báo lại. Nếu cài đặt chế độ đồ hoạ thành công, máy sẽ yêu cầu chọn có nên khởi động máy vào chế độ đồ hoạ hay không (mặc định là chế độ text) Hoàn tất quá trình cài đặt và khởi động lại máy (lưu ý bỏ đĩa CD Rom ra khỏi ổ đĩa trước khi khởi động lại). Quản lý tệp, thư mục Hệ thống thư mục Trong linux tệp được tổ chức thành các thư mục, theo mô hình phân cấp. Tham chiếu đến một tệp bằng tên và đường dẫn. Các câu lệnh thao tác tệp cho phép dịch chuyển, sao chép một tệp hay toàn bộ thư mục cùng với các thư mục con chứa trong nó… Có thể sử dụng các ký tự, dấu gạch dưới, chữ số, dấu chấm và dấu phảy để đặt tên tệp. Không được bắt đầu một tên tệp bằng dấu chấm hay chữ số. Những ký tự khác như ‘/’, ‘?’, ‘*’, là ký tự đặc biệt được dành riêng cho hệ thống. Chiều dài của tên tệp có thể tới 256 ký tự. Trong UNIX không có khái niệm phần tên mở rộng (file extensions) theo kiểu như của Windows. Do đó có thể đặt tên tệp tuỳ ý, kể cả tên chứa nhiều dấu chấm “.” Tệp có tên bắt đầu bằng dấu chấm là tệp ẩn. UNIX/Linux nhậy cảm với chữ HOA, chữ thường (case sensitive). Để tiện lợi, nhiều người thường dùng chữ thường (lower case). Ta cũng nên theo cách này. Tất cả các tệp trong linux có chung cấu trúc vật lý là chuỗi các byte (byte stream). Cấu trúc thống nhất này cho phép linux áp dụng khái niệm tệp cho mọi thành phần dữ liệu trong hệ thống. Thư mục cũng như các thiết bị được xem như tệp. Chính việc xem mọi thứ như các tệp cho phép linux quản lý và chuyển đổi dữ liệu một cách dễ dàng. Một thư mục chứa các thông tin về thư mục, được tổ chức theo một định dạng đặc biệt. Các thành phần được xem như các tệp, chúng được phân biệt dựa trên kiểu tệp: tệp thông thường (ordinary file), thư mục (directory) , thiết bị kiểu kí tự (character device file), và thiêt bị kiểu khối dữ liệu (block device file). Thư mục chủ Mỗi tài khoản NSD có một thư mục của mình gọi là thư mục chủ hay thư mục nhà. Sau khi đăng nhập hệ thống, người dùng sẽ đứng ở thư mục nhà của mình. Tên của thư mục này giống với tên tài khoản đăng nhập hệ thống. Các tệp được tạo khi người dùng đăng nhập được tổ chức trong thư mục chủ. Tất cả các thư mục nhà của NSD nằm trong thư mục home của hệ thống. Các thư mục hệ thống Thư mục root, là gốc của hệ thống tệp của Linux, chứa một vài thư mục hệ thống. Thư mục hệ thống chứa tệp và chương trình sử dụng để chạy và duy trì hệ thống. Cấu trúc cây thư mục như sau: Mô tả các thư mục Thư mục Mô tả nội dung / bắt đầu cấu trúc tệp, gọi là thư mục gốc (root) /home chứa các thư mục nhà (home) của mọi tài khoản người dùng /bin lưu trữ tất cả các câu lệnh chuẩn và các chương trình tiện ích /usr chứa các tệp, câu lệnh được hệ thống sử dụng, thư mục này được chia thành các thư mục con khác /usr/bin chứa các câu lệnh hướng người dùng và các chương trình tiện ích /usr/sbin chứa các câu lệnh quản trị hệ thống /usr/lib chứa thư viện cho các ngôn ngữ lập trình /usr/doc chứa tài liệu của linux /usr/man chứa các tệp hướng dẫn sử dụng cho các câu lệnh (man) /sbin chứa các tệp hệ thống để khởi động hệ thống /dev chứa giao diện cho các thiết bị như đầu cuối và máy in /etc chứa tệp cấu hình hệ thống và các tệp hệ thống khác Các câu lệnh cơ bản Chú ý: - Các lựa chọn (gọi là switch hay options trong câu lệnh thường bắt đầu bằng dấu trừ , sau đó là một hoặc một vài kí tự, viết tắt của lựa chọn đó, ví dụ "-a", “-al”. - Khi di chuyển giữa các thư mục bằng lệnh “cd” cần phải gõ đầy đủ đường dẫn kể từ thư mục root (là dấu gạch xiên “/”), trừ phi ở trong phạm vi thư mục nhà của bạn. - "man" là viết tắt của manual. Phần lớn các câu lệnh của UNIX / Linux có trang tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo. ls [-laR] / Hiển thị danh sách tệp (thư mục con) trong một thư mục. -l: (l = long) hiển thị tên tệp, thư mục trong thư mục hiện hành. Cùng với danh sách tên thông tin về quyền truy nhập, kích thước, ngày sửa đổi thông tin cũng được hiển thị. -a: cho phép hiển thị tất cả tệp và các thư mục trong thư mục hiện tại. -R: hiển thị thông tin về thư mục hiện hành và thông tin về các thư mục con. cd Thay đổi thư mục làm việc. pwd (print working directory) Hiển thị thư mục làm việc hiện tại. Thư mục được hiển thị với đường dẫn tuyệt đối. Ví dụ: pwd /home/user01 mkdir Khởi tạo thư mục. Chú ý: tên tệp có thể dài tới 255 ký tự, tên thư mục có thể chứa mọi ký tự loại trừ ký tự ‘/’. Ví dụ mkdir folder1 cp [-R] Sao chép một tệp. cp yêu cầu ít nhất hai tham số: tệp nguồn và vị trí hoặc tên tệp đích. Nếu tham số thứ hai là tên thư mục đã có, cp sẽ sao chép tệp nguồn tới thư mục đích. Ví dụ cp main.c main.c.bak mv Di chuyển hoặc đổi tên tệp hoặc thư mục. Câu lệnh thực hiện di chuyển hay đổi tên tuỳ theo tệp đích có trong thư mục hay không. Ví dụ để thay đổi tên tập tin có trong thư mục hiện hành mv foo foobar vì foobar không phải là thư mục con trong thư mục hiện hành nên tệp foo được đổi tên thành foobar. nếu mv doc.txt foobar foobar là thư mục con trong thư mục hiện hành, mv thực hiện chuyển tệp doc.txt vào trong thư mục foobar. rm [-rif] Xoá tệp, thư mục. -i: hiện thông báo xác nhận người dùng có thực sự muốn xoá tệp/thư mục hay không? -f: xoá tệp tin bất chấp quyền truy nhập tệp tin. Chú ý chỉ sử dụng –f khi đã chắc chắn hoàn toàn muốn xoá tệp tin này. -r: xoá thư mục và toàn bộ các tệp, thư mục con chứa trong nó. rmdir Xoá một thư mục rỗng more Hiển thị nội dung tệp phân theo từng trang màn hình. cat [>|>] -cat : hiển thị toàn bộ nội dung của tệp ra thiết bị ra chuẩn (màn hình). -cat name1 name2 name3 > allnames: nối các tệp name1, name2, name3 thành tệp allnames. -cat name4 >> allnames: nối thêm nội dung tệp name4 vào tệp allnames Thuộc tính tệp Mỗi tệp/thư mục có các thuộc tính quy định chủ định chủ sở hữu và mức khai thác được phép giành cho những chủ sở hữu, nhóm chủ sở hữu và những người dùng khác. Ngoài ra có một số thuộc tính khác như: là thư mục hay tệp, kích thước, ngày giờ khởi tạo, cập nhật,... Có ba mức khai thác được phép là đọc, viết và cho thực hiện, ký hiệu tương ứng là r, w, và x. Khi danh sách tệp trong một thư mục được đọc với câu lệnh ls –l, các thuộc tính sẽ được hiển thị lần lượt như sau: Kí tự đầu tiên là “d” hoặc “-“ nghĩa là thư mục hay tệp (d= directory, - = tệp) Các quyền (r, w, x) đối với chủ sở hữu, nhóm và other, tương ứng từng cụm 3 kí tự Tên chủ sở hữu (owner), Tên nhóm sở hữu, Kích thước (theo byte), Thời gian (timestamp), Tên. Ví dụ: -rwxr--r-- 1 user01 user01 2144 Mar 29 21:44 test.htm drwxr-xr-x user01 user01 4096 Mar 29 21:55 xdir Thay đổi thuộc tính tệp Thay đổi chủ sở hữu chown username filename Thay đổi chủ sở hữu tệp. Chỉ có tài khoản root có quyền thay đổi chủ sở hữu tệp. chgrp groupname filename Thay đổi nhóm sở hữu tệp. Chỉ có root hoặc ngưòi tạo ra tệp đó (chủ sở hữu) có quyền thay đổi nhóm sở hữu tệp. Thay đổi hạn chế khai thác tệp chmod [u|g|o][+|-][r|w|x ] Thay đổi cách thức truy nhập tệp. Trong đó: ‘+’:Gán thêm quyền truy nhập tệp ‘-‘ :Loại bỏ quyền truy nhập tệp Quyền truy nhập tệp được thể hiện bởi các ký tự: r (đọc), w (viết), x (thực hiện) Nhóm người dùng được thể hiện bởi các ký tự: u (người dùng), g (nhóm), o (những người dùng khác). Ví dụ: - chmod g+rw mydata: gán cho nhóm có quyền đọc và thực hiện tệp mydata - chmod o+r mydata: mọi ngưòi dùng có thể đọc tệp mydata Người dùng có thể gán thêm quyền cũng như loại bỏ quyền truy nhập tệp - chmod o+r-wx mydata: mọi người dùng có thể đọc tệp, nhưng không được viết và thực hiện. Ngoài ra người dùng có thể thay các số thập phân cho các ký tự trên, gọi là phương thức tuyệt đối. Phương thức này sử dụng mặt nạ nhị phân thể hiện tất cả các quyền trong một phân mục. Ba phân mục (u,g,o) với 3 phân quyền chiếu theo một định dạng số bát phân. Khi chuyển sang số nhị phân (0/1), mỗi số hệ bát phân chuyển thành 3 số hệ nhị phân. Ba số bát phân chuyển hành 3 bộ số nhị phân (ví dụ: 777=111111111) , biễu diễn chính xác quyền truy nhập tệp. Sử dụng số bát phân thiết lập quyền truy nhập tệp. Mỗi số hệ bát phân thể hiện quyền truy nhập cho một nhóm người dùng (u/g/o). Ý nghĩa mode truy nhập của số bát phân được thể hiện trong bảng dưới đây: Mode Ý nghĩa 111 =7 rwx 110=6 rw- 101=5 r-x 100=4 r-- 011=3 -wx 010=2 -w- 001=2 --x 000=0 --- ví dụ: chmod 544 mydata Người dùng và quản lý ngưòi dùng Khái niệm Linux là hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng. Mỗi người dùng có tên truy nhập và mật khẩu riêng, tương ứng với những quyền hạn nhất định trong hệ thống tệp của Linux. Để tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý người dùng và quyền hạn đối với hệ thống tệp, Linux cho phép khai báo những nhóm người dùng, mỗi nhóm là một tập hợp những người dùng chung một mục đích khai thác tài nguyên nhất định. Mỗi người dùng có thể tham gia nhiều nhóm ngưòi dùng khác nhau. Mỗi ngưòi dùng cũng mặc nhiên lập nên một nhóm người dùng là nhóm của chính họ (nhóm có thể chỉ có một thành viên). Người dùng có toàn quyền trong Linux là người dùng root, mặc nhiên thuộc về nhóm root. Người dùng có quyền root ấn định một người dùng nào đó thuộc về nhóm root và có quyền tương đương với root. Các câu lệnh liên quan đến người dùng/nhóm người dùng adduser Tạo thêm người dùng mới, sử dụng câu lệnh passwd để tạo mật khẩu cho người dùng useradd Tạo tài khoản mới cho hệ thống usermod Sửa đổi thông tin về người dùng Các lựa chọn -g thiết đặt nhóm -d thiết đặt thư mục chủ cho người dùng mới userdel –r Xoá một người dùng hệ thống groupadd tạo nhóm nguời dùng mới groupdel Xoá một nhóm người dùng su đổi tư cách đăng nhập (su=switch user) groupmod -g: Thay đổi groupID -n: Thay đổi tên nhóm newgrp đổi nhóm đăng nhập passwd Thay đổi mật khẩu whoami hiển thị tài khoản đang đăng nhập hiện thời Bộ soạn thảo vi. Hai chế độ làm việc. Kèm với mọi hệ thống Unix /Linux có bộ soạn thảo vi. vi là bộ soạn thảo khá mạnh và dùng rất ít tài nguyên hệ thống. vi chỉ soạn thảo tệp thuần text, không kèm định dạng nên chỉ dùng vi để soạn các đoạn chương trình shell, sửa lỗi các tệp mã nguồn chương trình.. Dưới đây sẽ giới thiệu những chức năng cơ bản nhất của vi. Có hai chế độ (mode) làm việc với vi: chế độ nhập vào - input mode và chế độ câu lệnh - command mode. Chế độ nhập để gõ nội dung văn bản, chế độ câu lệnh để thưc hiện mọi thao tác khác. Khởi động vi: “ vi ”. Bạn ở chế độ câu lệnh. Chuyển từ chế độ câu lệnh sang chế độ nhập vào: gõ phím i. Nhập các kí tự như thông thường. Chuyển từ chế độ nhập vào sang chế độ câu lệnh: gõ phím ESC. Kết thúc phiên soạn thảo: dùng một trong các lệnh ZZ, :w hoặc :q! Chỉ khi ở chế độ câu lệnh mới có thể di chuyển con chạy lên, xuống, phải trái (bằng các phím mũi tên), xoá kí tự gõ sai (gõ phím x), ghi lưu vào đĩa và thoát (gõ ZZ) … Bảng các câu lệnh dưới đây sẽ cho giải thích đầy đủ hơn về các câu lệnh của vi. Bảng các câu lệnh của vi ESC chuyển sang chế độ câu lệnh h, j, k, l Di chuyển con chạy: Left, down, up, right (hoặc dùng các phím mũi tên) w, W, b, B Di chuyển tiến một từ, lùi một từ (backward by word). 0, $ Về đầu, về cuối dòng /pattern Tìm xâu pattern. Theo hướng tiến. ?pattern Tìm xâu pattern, theo hướng lùi về đầu văn bản. n,N lặp lại việc tìm kiếm theo cùng hướng / ngược hướng X Xóa một kí tự Dd Xoá dòng có con chạy D Xoá đến cuối dòng Dw Xoá một từ p, P Dán đoạn văn bản vừa xoá vào trước / sau con chạy U Hồi lai lệnh vừa thực hiện. . Lặp lại câu lệnh cuối. i, a Chèn đoạn văn bản vào trước / sau vị trí con chạy.[khi ở chế độ nhập vào] o, O Thêm một dòng mới bên dưới/ bên trên con chạy [khi ở chế độ nhập vào] ZZ Ghi lưu và thoát :w Ghi lưu :q! Thoát khỏi vi, không ghi lưu. Các tiện ích lưu trữ TAR Tar là viết tắt của Tape ARchive. Ban đầu Tar đươc dùng để backup lên băng từ. Tar không nén tệp mà chỉ nối nhiều tệp hay thư mục, thành ra một tệp duy nhất gọi là "tarball". Sau khi “vo tròn” thành một cục bằng lệnh Tar, tệp này sẽ được nén tiêp bằng gzip hay bzip2. Ví dụ sử dụng: tar -xvf example.tar : để tách các tệp đã nối lại bằng Tar. tar -cf backup.tar /home/ftp/pub : tạo tệp backup.tar từ toàn bộ nội dung của thư mục /home/ftp/pub. tar -tvf example.tar : hiển thị nội dung tệp example.tar lên màn hình GZIP gzip là dạng ZIP cho UNIX. Thông thường, trươc hết dùng Tar, sau đó nén tệp bằng gzip. Sau hai bước này các tệp thường sẽ có phần đuôi là .tar.gz . Tệp lưu trữ dùng gzip cũng tương thích với WinZip và PkZip. Vậy có thể cởi nén trong Window. Ví dụ sử dụng: - Nén : gõ lệnh gzip tệpname.tar. theo mặc định gzip sẽ xoá tệp gốc sau khi nén. - Cởi nén: gõ lệnh: gzip -d tệpname.tar.gz Theo mặc định, gzip cũng xoá tệp gốc sau khi cởi nén. Cũng có thể cởi nén bằng lệnh: gunzip tệpname.tar.gz Tác dụng giống như gzip –d. BZIP2 bzip2 và bunzip2 là các tiện ích để nén và cởi nén tệp. bzip2 và bunzip2 mới hơn gzip và gunzip. bzip2 có hệ số nén cao hơn gzip. Tệp nén bằng bzip2 có thể nhỏ hơn 10-20% so với nén bằng gzip. Cách sử dụng tương tự như gzip và gunzip. Thông thường, tệp nén bằng bzip2 có phần đuôi tệp là .bz2 Networking Thông thường card mạng được nhận dạng tự động trong quá trình cài đặt linux và người cài đặt được yêu cầu nhập vào thông tin cần thiết chuẩn bị cho một máy tính tham gia mạng (điạ chỉ IP, subnetmask, hostname, domain name, DNS name). Sau khi Linux được cài đặt xong, vẫn có thể thiết lập lại các thông tin nói trên với tiện ích netconf ở chế độ text hay Network configuration trong Xwindows. Địa chỉ IP Địa chỉ IP được sử dụng hiện nay là địa chỉ 32 bit, được chia thành 4 octet (mỗi octet có 8 bit tương đương với 1 byte), các octet được cách nhau bởi một dấu chấm. Địa chỉ IP được biểu diễn : x.y.z.t, bao gồm có 3 thành phần chính: Class bit: bit nhận dạng lớp NetID: địa chỉ của mạng HostID: địa chỉ của máy Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp: A, B, C,D, E. Hiện nay tổ chức Internet đã dùng hết lớp A, B và gần hết lớp C. Lớp D, E được giành cho mục đích khác. Trong phần này chúng ta xem xét các đặc điểm của các lớp A, B, C. Địa chỉ lớp Vùng địa chỉ lý thuyết Số mạng tối đa sử dụng Số máy tối đa trên từng mạng A Từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 126 16777214 B Từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0 16352 65534 C Tử 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 2097150 254 Địa chỉ lớp Vùng địa chỉ sử dụng Bit nhận dạng Số bit dùng để phân cho mạng A Từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 126 16777214 B Từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0 16352 65534 C Tử 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 2097150 254 Subnet mask cũng được biểu diễn dưới dạng tương tự điạ chỉ IP, nó chỉ định điạ chỉ phạm vi của mạng mà máy tính sẽ tham gia và giúp xác định địa chỉ mạng. Ví dụ IP address Subnet mask Ý nghĩa Địa chỉ mạng Địa chỉ các máy trong mạng Broadcast 172.16.0.16 255.255.0.0 172.16.0.0 172.16.0.1,172.16.0.2,....172.16.0.255,... 172.16.255.254 172.16.255.255 172.16.16.5 255.255.255.0 172.16.16.0 172.16.16.255 192.168.0.1 255.255.255.0 192.168.0.0 192.168.0.254 Đia chỉ broadcast là điạ chỉ IP được sử dụng cho mục đích phát tin cho đích là mỗi máy trong mạng. Vì vậy Linux hỗ trợ xác định tự động điạ chỉ broadcast khi đã biết điạ chỉ IP và subnetmask. Điạ chỉ gateway là địa chỉ của một máy tính (hay một thiết bị) trong mạng có kết nối ra bên ngoài và trở thành cổng giao lưu với thế giới bên ngoài của mạng. Vì vậy điạ chỉ gateway không phải là nội dung bắt buộc phải khai báo. Domain name và Hostname Domain name là tên dạng xâu ký tự của một máy tính. Domain name có dạng Xn,Xn-1,...,X1. Xi là xâu ký tự không chứa ký tự ‘.’ Ví dụ: vnu.edu.vn, redhat.com.... Hostname là tên riêng dạng xâu ký tự của máy tính trong một mạng. Tên đầy đủ của một máy tính là tên bao gồm cả hostname và domain name dạng: hostname.domainname Ví dụ: một máy tính có tên là vien_cntt, trong mạng có tên là vnu.edu.vn. Tên đầy đủ của máy tính của bạn sẽ là vien_cntt.vnu.edu.vn. DNS server DNS server là máy chủ chạy dịch vụ chuyển đổi hostname.domainname sang địa chỉ IP. Trên mỗi mạng máy tính cần phải có ít nhất một máy tính hoạt đọng với vai trò DNS server. Trên những máy tính còn lại, phải khai báo địa chỉ IP của máy DNS server. Trường hợp không dùng DNS server, việc sử dụng các dịch vụ trên nền giao thức TCP/IP phải thực hiện trực tiếp qua điạ chỉ IP. Các tiện ích mạng. Telnet Telnet là mọt tiện ích cho phép đăng nhập vào một máy tính ở xa và làm việc giống như với máy tại chỗ. Ví dụ, có thể dùng telnet để chạy một chương trình trong một siêu máy tính ở cách xa hàng ngàn dặm. Telnet sử dụng giao thức TCP/IP, cổng 23. Sử dụng: giả sử máy của bạn đang chạy Window và bạn đã được cấp một tài khoản trong máy chủ Linux. Nhấn chuột vào "Start" chọn "RUN". Gõ vào: “telnet ” của máy chủ mà bạn có tài khoản. Ví dụ "telnet linuxcourse.iti.edu.vn” và nhấn OK. Nếu kết nối đến máy chủ thông suốt, một cửa sổ sẽ hiện lên mời bạn cung cấp tên tài khoản và mật khẩu. Nhập vào tên tài khoản username và password để dăng nhập. Đăng nhập thành công thì bạn sẽ đứng tại thư mục nhà (home directory) của mình. Bắt đầu phiên làm việc của bạn. Ví dụ, dùng câu lệnh "ls -al" để hiển thị tất cả các tệp trong thư mục. Kết thúc phiên làm việc, gõ "exit". FTP. FTP là viết tắt của Tệp Transfer Protocol, một tiện ích tải tệp ở xa. Với ftp có thể lấy tệp ở máy từ xa về máy tính của mình (download) và ngược lại, gửi một tệp từ máy của mình lên máy ở xa (upload) nếu bạn có quyền write vào thư mục ở máy đó. FTP sử dụng giao thức TCP/IP, cổng 21. Sử dụng FTP Cách tải xuống (download): Telnet vào máy ở xa. Gõ lệnh ftp . Máy sẽ yêu cầu tên đăng nhập và password. Một trong những chế độ cho phép mọi người tải tệp về tự do là dùng tên đăng nhập "anonymous" và password là địa chỉ email của bạn. Chuyển đến thư mục có các tệp ta muốn tải về. Gõ lệnh: get . Để kết thúc gõ quit. Cách tải lên (upload): Tương tự như trên, nhưng dùng câu lệnh put thay cho câu lệnh get. Ping. Câu lệnh ping để yêu cầu một trả lời phản hồi của một máy ở xa trên mạng. Nó dùng để kiểm tra tình trạng kết nối mạng đến máy ở xa còn hay không. Ping sử dụng giao thức ICMP. Đây là giao thức IP nên không có số cổng. Sử dụng: 1- Gõ vào: “ping ”. 2- Nếu kết nối được thì sẽ liên tục nhận được phản hồi từ máy ở xa gồm số lượng byte dứ liệu, thời gian truyền tin, nếu không kết nối được thì sẽ trả về “time out”. 3- gõ “Ctrl + c” để kết thúc. Kết quả nhận được sẽ là thống kê số gói đã truyền, số gói thất lạc và thời gian đi một vòng (min/avg/max/mdev). Ví dụ: 15 packets transmitted, 15 packets received, 0% packet loss round-trip min/avg/max/mdev = 0.025/0.028/0.052/0.007 ms Traceroute. Traceroute là một tiện ích đê vạch lại con đường từ máy của bạn đến một máy ở xa trên Internet (mỗi gateway là một mốc - hop). Nó cũng tính và hiển thị thời gian cần thiết để đi qua mối hop. Traceroute cũng dùng giao thức ICMP. Samba Đặt vấn đề. Trong công nghệ thông tin hiện nay, một vấn đề gây tranh cãi là chọn lựa môi trường nào trong 2 hệ điều hành Unix (mà Linux là một trong những môi trường nổi bật) và Windows. Tuy nhiên trong thực tế, do nhu cầu xây dựng các ứng dụng hỗn hợp, người ta vẫn phải chấp nhận dùng cùng lúc cả 2 hệ điều hành này. Vì vậy việc tích hợp 2 loại hệ thống để có một môi trường đồng nhất là một thực tế cần phải giải quyết. Tích hợp Windows và Linux không phải là một bài toán mới. Từ nhiều năm qua, những nhà xây dựng hệ thống đã tìm nhiều cách để người sử dụng có thể kết nối một cách trong suốt dữ liệu qua các hệ thống không đồng nhất. Một thí dụ điển hình là NFS (Network File System). NFS đã được phát triển ban dầu với mục đích tích hợp các hệ điều hành Unix lại với nhau để người sử dụng có thể truy cập dữ liệu trên các hệ thống tệp của các hệ thống Unix khác giống như hệ thống cục bộ. NFS cho phép các máy chạy Unix có thể chia sẻ tài nguyên qua mạng (cụ thể là tệp và máy in). Qua NFS, người ta cũng đã cố gắng mô phỏng Unix trên Windows. Với NFS, người sử dụng ép các hệ thống chạy Windows hoạt động giống như một hệ thống Unix, do đó các truy xuất dữ liệu từ các hệ thống Unix lên Windows có thể được thực hiện khá dễ dàng. Tuy vậy, NFS không phải là công nghệ dành riêng để tích hợp Unix và Windows. Việc mô phỏng Unix trên Windows không mang lại nhiều thành công như mong đợi do Windows có rất nhiều tính năng đặc thù nên các hệ mô phỏng không thể “bắt chước” một cách hoàn hảo. Do đó người ta phải tìm ra một cách khác: mô phỏng Windows trên Unix. Mô phỏng Windows trên Unix là một công việc hoàn toàn ngược với công nghệ NFS: Thay vì buộc Windows hoạt động như một hệ thống Unix, người ta cố gắng xây dựng một hệ thống tệp theo kiểu Windows trên Unix. Và cho tới nay, hướng đi này đã chứng tỏ đạt được những thành công nhất định: đó là công nghệ Samba. Trong tài liệu này, ta sẽ điểm qua một số vấn đề có liên quan đến Samba và cách cài đặt, cấu hình một hệ thống Samba trên Linux nhằm chia sẻ các tệp và thư mục. Giới thiệu về Samba Samba là một ứng dụng chạy trên Unix cố gắng mô phỏng một hệ thống Windows. Samba cho phép một hệ thống Unix gia nhập vào hệ thống “Network Neighborhood” và người dùng Windows có thể truy nhập tài nguyên trên Unix (Tệp và Printer) mà không hề biết đó là các dịch vụ do Unix cung cấp. Điều này thực hiện được nhờ sự mô phỏng giao thức Windows "Common Internet File System", hay CIFS và giao thức truyền tin Server Message Block (SMB). SMB dựa trên giao diện NetBIOS để truyển thông tin giữa các máy tính trong một mạng LAN. Theo giao diện do NetBIOS quy định, các máy tính được đánh tên theo một sơ đồ, trong đó các máy tính trong mạng LAN có tên duy nhất (còn gọi là tên NetBIOS) và việc truyền dữ liệu giữa các máy tính thực hiện thông qua tên này. Giao thức NetBEUI được dùng khá phổ biến hiện nay được xây dựng với mục đích chính là chuyển các gói tin NetBIOS trong mạng LAN sử dụng các chuẩn TokenRing và Ethernet. Samba bao gồm 2 chương trình chính và một số công cụ hỗ trợ kèm theo. Hai chương trình chính là smbd và nmbd kết hợp với nhau để thực thi 4 dịch vụ CIFS cơ bản sau: Dịch vụ tệp và máy in (smbd) Xác thực phân quyền truy cập tài nguyên (smbd) Phân giải tên - Name resolution (nmbd) Thông báo về các dịch vụ ra bên ngoài - Service announcement (nmbd) Sau đây là một số công cụ đi kèm Samba: smbclient Đây là một SMB client, với chức năng tương tự như một công cụ FTP. Được dùng để kết nối từ hệ thống Unix tới một SMB share của một hệ thống Windows để truyền tệp, gửi tệp hoặc gửi tệp tới máy in đã được chia sẻ nmblookup Client của dịch vụ phân giải tên NetBIOS. Nmblookup có thể sử dụng để tìm các tên NetBIOS trên mạng, tìm địa chỉ IP tương ứng và các thông tin khác của một máy chạy Windows. swat Swat hay Samba Web Administration Tool cho phép cấu hình Samba từ xa qua giao diện Web. Tìm và cài đặt Samba Phiên bản mới nhất của Samba là 2.2, cung cấp khá nhiều tính năng cao cấp như: hỗ trợ Windows 2000, cho phép cài đặt như một máy điều khiển vùng chính Windows NT Primary Domain Controller. Hầu hết các phiên bản Linux đều có kèm theo Samba trên đĩa CD. Tuy nhiên, để có thể có bản cài đặt mới nhất của Samba, kết nối tới địa chỉ Việc cài đặt Samba có thể được thực hiện theo một trong 2 cách: cài đặt trực tiếp từ mã nguồn hoặc qua các gói phần mềm RPM. Nếu dịch Samba từ mã nguồn, Samba sẽ được cài đặt vào thư mục /usr/local/samba. Các tệp cấu hình sẽ được đặt trong thư mục /usr/local/samba/conf, còn chương trình sẽ được đặt vào /usr/local/samba/bin. Nếu cài đặt từ các gói phần mềm RPM (sử dụng công cụ rpm), các tệp cấu hình sẽ được đặt vào thư mục /etc/samba, còn chương trình sẽ được đặt vào thư mục /usr/local/samba/bin. Tệp cấu hình quan trọng nhất của Samba là tệp smb.conf. Hầu hết các công việc của người quản trị cần làm với Samba đều thực hiện thông qua tệp này. Làm việc với tệp smb.conf Sử dụng một trình soạn thảo văn bản không định dạng ( ví dụ vi hay pico) để thực hiện các sửa đổi trên smb.conf. Tuy nhiên lưu ý rằng nếu cần, người quản trị nên lưu tệp gốc trước khi sửa đổi, phòng trường hợp hệ thống có sự cố thì vẫn có thể khôi phục được cấu hình cũ. Trong tệp smb.conf, các dòng được bắt đầu với các ký tự "#" hay ";" được coi là “chú thích” và sẽ không được xử lý bởi Samba khi thực thi. Tệp smb.conf được chia làm 2 phần chính: cầu hình toàn cục (Global Settings) và các cấu hình cho việc chia sẻ tài nguyên (Share) Cấu hình toàn cục Global Settings Cấu hình toàn cục được thể hiện bằng các dòng thông tin đặt sau dòng [global] Một số thông tin cầu hình cần sửa đổi lại cho phù hợp: workgroup : Tên workgroup mà Samba gia nhập. server string: Mô tả về Server. Thông tin này sẽ xuất hiện khi người dùng duyệt mạng qua “Network Neighborhood”. encrypt passwords : Mật khẩu có mã hoá hay không. Lưu ý: Windows 98SE, Windows NT SP3, Windows 2000 đều yêu cầu mật khẩu phải mã hoá trước khi gửi qua mạng tệp log: Tệp log lưu lại các thông tin về truy cập tài nguyên. Mặc định tham số này nhận giá trị /var/log/samba/%m.log, tức là mỗi máy đã từng truy nhập Samba sẽ được ghi thông tin ra một tệp riêng. security: Phương thức xác thực người dùng truy nhập. Tham số này có thể nhận các giá trị sau: share: Tương tự như phương thức share-level access control của Windows. Theo phương thức này, việc truy xuất tài nguyên không phân biệt người dùng, khi truy xuất chỉ cần cung cấp password. user: Người dùng khi truy xuất phải cung cấp username và mật khẩu. Tuy nhiên việc xác thực thông tin được thực hiện cục bộ. Thông tin về account sẽ được lưu ra một tệp riêng smbpasspd trong thư mục lưu các tệp cấu hình (không dùng cơ sở dữ liệu account của hệ thống) server: Xác thực người dùng thông qua một hệ thống Samba hoặc Windows NT khác. Tham số này sẽ yêu cầu tham số password server ( xem bên dưới) password server: Tên NetBIOS của máy (hoặc địa chỉ IP của máy) sử dụng để xác thực người dùng. Samba sẽ forward yêu cầu xác thực (bao gồm username và password do người dùng cung cấp) tới password server và nhận kết quả trả về. Nếu thông tin được xác nhận là đúng, người dùng sẽ được phép truy cập thông tin. interface: Nếu máy có nhiều địa chỉ IP, hãy liệt kê các địa chỉ IP Samba sẽ phục vụ. Mặc định Samba sẽ phục vụ yêu cầu tới từ tất cả các địa chỉ. username map: Samba cho phép ánh xạ tên truy cập Samba với tên account hệ thống. Chẳng hạn, ta có thể ánh xạ root với account Administrator vẫn thường thấy trong các hệ thống Windows NT guest account: Có hỗ trợ guest account giống như trong các hệ thống Windows NT không. wins support: Có hỗ trợ Wins không wins server: Địa chỉ IP hoặc tên NetBIOS của máy chủ WINS trong trường hợp có chọn hỗ trợ Wins. host allow: Các máy tính được phép kết nối tới Samba. Việc kiểm tra được dựa trên địa chỉ IP của máy kết nối. Các tham số dưới đây liên quan đến phần hỗ trợ browsing của Samba local master: Local master là dịch vụ hỗ trợ việc cung cấp danh sách các máy tính và các dịch vụ cung cấp tương ứng trong mạng cục bộ. Để có thể duyệt mạng (qua Network Neighborhood) ta cần phải có dịch vụ này. Tham số này cho phép Samba có thể trở thành một local master. os level: Để Samba có thể trở thành local master, mạng cục bộ phải trải qua một quá trình tìm kiếm máy tính sẵn sàng đảm nhiệm chức năng này. Quá trình này gọi là “browser election”. Hệ thống nào có tham số os level cao hơn sẽ trở thành local master. domain master: Tham số này cho phép Samba liên kết và tổ chức thông tin từ các local master khác. Chỉ dùng tham số này khi cấu hình Samba như một PDC. preferred master: Cho phép Samba yêu cầu mạng cục bộ tổ chức “bầu cử” lại local master khi Samba khởi chạy. Khai báo chia sẻ Share Người quản trị có thể thực hiện việc chia sẻ các thư mục của người dùng thông qua Samba bằng chọn lựa [homes] Như vậy người dùng với account có quyền truy xuất sẽ mặc nhiên được chia sẻ thư mục cá nhân (home directory của Linux) và có thể kết nối thông qua giao diện của Windows. Các tham số sử dụng khi khai báo chia sẻ: comment: chú thích về chia sẻ browseable: Nếu tham số này nhận giá trị “no”, thư mục chia sẻ chỉ xuất hiện với đúng người quản lý thư mục writable: Người truy cập có quyền ghi hay không. Chia sẻ thư mục Samba cho phép chia sẻ thư mục tuỳ ý cho nhiều người dùng hoặc nhóm người dùng. Tham khảo các tham số dưới đây: path: đường dẫn thư mục cần chia sẻ read only: Tham số có tác dụng trái ngược với writeable. valid users: Danh sách những người dùng được phép truy nhập tài nguyên chia sẻ. Có thể sử dụng ký tự @ đặt trước tên nhóm (group name của hệ thống) để hạn chế quyền truy nhập theo nhóm. force user: Tham số trỏ tới một tên user này dùng để buộc các thay đổi cập nhật lên tệp, thư mục phải thông qua tên user đã khai báo. force group: Các thay đổi cập nhật lên dữ liệu sẽ thông qua group được chỉ ra bởi tham số này. browseable: Nếu tham số có giá trị “no”, thư mục chia sẻ sẽ bị ẩn đi, chỉ những người được quyền truy cập mới có thể nhìn thấy. available: Nếu tham số có giá trị “no” thì chia sẻ tạm thời bị vô hiệu lực. create mask: Quyền truy cập mặc định cho các tệp mới tạo. directory mask: Quyền truy cập mặc định cho các thư mục mới tạo dont descend: Các thư mục không cho phép truy xuất qua Samba Thực thi Samba Việc khởi chạy Samba có thể thực hiện thông qua chương trình /etc/init.d/smb. Để chạy, ta sử dụng lệnh: /etc/init.d/smb start Để ngừng chạy Samba, dùng lệnh /etc/init.d/smb start Để khởi động lại Samba (đặc biệt sau khi thay đổi tham số trong tệp cấu hình smb.conf), dùng lệnh: /etc/init.d/smb restart Để Samba chạy tự động khi hệ thống bật, tham khảo thêm lệnh ntsysv. Dịch vụ Web Khái niệm Máy chủ web nghe yêu cầu từ phía client, như bộ trình duyệt Nestcape Navigator hoặc Internet Explorer. Khi nhận được yêu cầu máy chủ xử lý yêu cầu và trả dữ liệu lại cho máy client. Dữ liệu trả về máy trạm thường là các trang định dạng có chứa hình ảnh và text. Trình duyệt nhận dữ liệu và hiển thị trang dữ liệu cho người dùng. Khái niệm máy chủ web rất đơn giản, nó đợi yêu cầu, thực hiện, rồi trả lại cho người dùng. Máy chủ web nói chuyện với các máy client và máy trạm thông qua giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Điều này cho phép máy trạm kết nối tới nhiều nhà cung cấp dịch vụ web mà không gặp phải các vấn đề về tương thích. Phần lớn các yêu cầu được định dạng dưới dạng trang HTML (Hypertect Markup Language). HTML cho phép liên kết nhiều văn bản và tài nguyên khác nhau. Siều văn bản cho phép liên kết tới các trang văn bản khác trên cùng một máy tính hoặc trên các máy tính đặt trên khắp thế giới. Apache được phát triển dựa trên NCSA web server, là phiên bản cung cấp đầy đủ các tính năng của máy chủ (HTTP) web do dự án Apache Server thực hịên. Apache cung cấp một máy chủ web mã nguồn mở, tin cậy, hiệu quả và dễ dàng mở rộng. Phần mềm máy chủ bao gồm: daemon server, tệp cấu hình, công cụ quản trị, và tài liệu. Khởi động và ngừng dịch vụ Khởi chạy chương trình Apache thông qua chương trình /etc/rc.d/init.d/httpd. Để khởi động dịch vụ sử dụng câu lệnh /etc/rc.d/init.d/httpd start. Ngừng dịch vụ sử dụng /etc/rc.d/init.d/httpd stop. Để khởi động lại dịch vụ sử dụng /etc/rc.d/init.d/httpd restart. Làm việc với httpd.conf Người dùng có thể cấu hình dịch vụ Web bằng cách điều chỉnh trực tiếp tệp cấu hình httpd.conf trong thư mục /etc/httpd/conf. Httpd.conf chứa cấu hình điều khiển server chạy như: vị trí tệp log, UserID, cổng nghe yêu cầu của dịch vụ... Cấu hình máy chủ DocumentRoot: Thiết đặt đường dẫn tuyệt đối tới thư mục chứa nội dung trang web (thư mục chủ). VD: /home/httpd/html DirectoryIndex: Trang được hiển thị mặc định VD: index.htm, hompage.htm, index.cgi Để khai báo thư mục con cho dịch vụ web người dùng có thể cho những dòng sau: Alias /news/ /var/apps/hoa Options indexes MultiVews AllowOverride None Order allow, Deny Allow from all Sau khi khởi động lại httpd, có thể đọc tệp test.htm trong thư mục /var/apps/hoa/ từ xa bằng một web browser theo địa chỉ http//hostname.domainname/news/test.htm YÊU CẦU THỰC HÀNH Mỗi nhóm cần thiết lập một máy chủ Linux và tổ chức tốt môi trường làm việc cho cả nhóm theo các hướng sau: Lập thư mục /apps, trong đó lập các thư mục con cho từng thành viên của nhóm (chẳng hạn: huong, hoa, dong, noi) và hai thư mục chung là share va web. Thiết lập cấu hình Samba sao cho mỗi người dùng có toàn quyền đối với thư mục của mình và thư mục share. Trưởng nhóm có toàn quỳên đối với thư mục web. Thư mục web được xem là thư mục chứa trang home của cả nhóm. Thiết lập cấu hình Apache sao cho có quyền truy cập đến các tệp trong thư mục huong, hoa, dong, noi web từ xa thông qua trình duyệt web.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLinux 3 ngay.doc
Tài liệu liên quan