Tài liệu Giới thiệu địa chất công trình: PHẦN II
NỀN MÓNG
( 30% )CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
I. MỞ ĐẦU
Công tác khoan khảo sát địa chất phục vụ công trình Chung cư lô B Phan Văn Trị tại Phường 9, Quận 5. Thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện từ ngày 8.6.2002 đến ngày 16.6.2002
Khối lượng đã khảo sát gồm 3 hố khoan, mỗi hố sâu 50.0m; mang ký hiệu HK1, HK2, HK3. Tổng độ sâu đã khoan là 150m với 75 mẫu đất nguyên dạng dùng để thăm dò địa tầng và thí ngiệm xác định tính chất cơ bản của các lớp đất
Diện tích khu đất xây dựng S = 506 m2
II. CẤU TẠO ĐỊA CHẤT
Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo sát là 50.0m, nền đất tại đây được cấu tạo bởi 7 lớp đất và 1 lớp thấu kính, thể hiện trên hình trụ hố khoan, theo thứ tự từ trên xuống như sau
1./ Lớp đất số 1
Trên mặt là nền xi-măng, xà bần và đất cát, có bề dày tại HK1 = 0,4m, HK2 và HK3 = 0,6m
2./Lớp đất số 2
Sét pha ca...
9 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu địa chất công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II
NỀN MÓNG
( 30% )CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
I. MỞ ĐẦU
Công tác khoan khảo sát địa chất phục vụ công trình Chung cư lô B Phan Văn Trị tại Phường 9, Quận 5. Thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện từ ngày 8.6.2002 đến ngày 16.6.2002
Khối lượng đã khảo sát gồm 3 hố khoan, mỗi hố sâu 50.0m; mang ký hiệu HK1, HK2, HK3. Tổng độ sâu đã khoan là 150m với 75 mẫu đất nguyên dạng dùng để thăm dò địa tầng và thí ngiệm xác định tính chất cơ bản của các lớp đất
Diện tích khu đất xây dựng S = 506 m2
II. CẤU TẠO ĐỊA CHẤT
Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo sát là 50.0m, nền đất tại đây được cấu tạo bởi 7 lớp đất và 1 lớp thấu kính, thể hiện trên hình trụ hố khoan, theo thứ tự từ trên xuống như sau
1./ Lớp đất số 1
Trên mặt là nền xi-măng, xà bần và đất cát, có bề dày tại HK1 = 0,4m, HK2 và HK3 = 0,6m
2./Lớp đất số 2
Sét pha cát, màu xám đến xám trắng đốm nâu vàng, nâu đỏ nhạt, độ dẻo trung bình – trạng thái mềm đến dẻo mềm, có bề dày tại HK1 và HK2 = 0,9m, HK3 = 1,1m
3./Lớp đất số 3
Sét pha cát lẫn sỏi sạn laterite, màu nâu đỏ/nâu vàng đốm trắng, độ dẻo trung bình – trạng thái dẻo mềm, có bề dày tại HK1=1.3m, HK2=1.0m, HK3=0.8m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau
- Độ ẩm : W = 23.2%
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.903g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : g’ = 0.969g/cm3
- Lực dính đơn vị : C = 0.128kg/cm3
- Góc ma sát trong : φ = 140
4./ Lớp đất số 4
Sét pha cát, màu xám trắng, màu vàng vân nâu đỏ nhạt, độ dẻo trung bình – trạng thái dẻo cứng; có bề dày tại HK1 = 4.6m, HK2 = 11.0m, HK3 = 9.9m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau
- Độ ẩm : W = 23.3%
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.912g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : g’ = 0.972g/cm3
- Sức chịu nén đơn : C = 0.143kg/cm3
- Lực dính đơn vị : Qu = 0.143kg/cm3
- Góc ma sát trong : φ = 13030’
5./ Lớp đất số 5
Cát vừa đến mịn lẫn bột và ít sạn nhỏ, màu nâu vàng nhạt đến nâu đỏ nhạt – trạng thái bời rời đến chặt vừa, gồm 2 lớp :
* Lớp 5a : Trạng thái bời rời; có bề dày tại HK1 = 22.2m, HK2 = 19.0m, HK3 = 17.1m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau
- Độ ẩm : W = 26.3%
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.865g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : g’ = 0.923g/cm3
- Lực dính đơn vị : C = 0.024kG/cm3
- Góc ma sát trong : φ = 260 45’
* Lớp 5b : trạng thái chặt vừa; có bề dạy tại HK1=7.1mHK2=7.5m,HK3=9.0m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau:
- Độ ẩm : W = 22.1%
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.960 g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : gđn = 0.988 g/cm3
- Lực dính đơn vị : C = 0.029 kG/cm3
- Góc ma sát trong : φ = 290 30’
> Lớp thấu kính : Tại HK1, xen lẫn trong trong lớp cát từ độ sâu 11.4m đến 13.4m có lớp sét pha nhiều cát, màu xám trắng vân nâu vàng, độ dẻo trung bình – trạng thái dẻo mềm, dày 0.2m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau
- Độ ẩm : W = 23.2%
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.882 g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : gđn = 0.955 g/cm3
- Sức chịu nén đơn : Qu = 0.702 kG/cm3
- Lực dính đơn vị : C = 0.122 kG/cm3
- Góc ma sát trong : φ = 130 15’
6./ Lớp đất số 6
Sét lẫn bột vân cát bụi, màu nâu vàng nhạt đến nâu đỏ nhạt vân xám trắng, độ dẻo cao – trạng thái nửa cứng; có bề dày tại HK1 và HK3=11.5m, HK2=8.4m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau
- Độ ẩm : W = 26.6 %
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.959 g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : gđn = 0.972 g/cm3
- Sức chịu nén đơn : Qu = 2.097 kG/cm3
- Lực dính đơn vị : C = 0.285 kG/cm3
Góc ma sát trong : φ = 15015’
7./ Lớp đất số 7
Cát mịn lẫn bột, màu xám trắng vân nâu vàng nhạt – trạng thái chặt vừa; có bề dày tại HK2=1.6m với các tính chất cơ lý đặc trưng như sau
- Độ ẩm : W = 20.0 %
- Dung trọng tự nhiên : gw = 1.962 g/cm3
- Dung trọng đẩy nổi : gđn = 1.021 g/cm3
- Lực dính đơn vị : C = 0.031 kG/cm3
- Góc ma sát trong : φ = 310
Trong phạm vi khảo sát, địa tầng khu vực chấm dứt tại lớp đất số 7
III. TÍNH CHẤT CƠ LÝ VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Tính chất vật lý và cơ học của các lớp đất được xác định theo tiêu chẩn của ASTM và phân loại theo hệ thống phân loại thống nhất, được thống kê trong “Bảng tính chất cơ lý của các lớp đất” kèm theo báo cáo này
Tại thời điểm khảo sát ( tháng 6/2002 ) mực nước ngầm được ghi nhận xuất hiện ở độ sâu tại HK1 = - 0.9m, HK2 = - 1.4m, HK3 = - 1.1m và ổn định ở độ sâu HK1 = - 1.0m, HK2 = - 1.5m, HK3 = - 1.2m so với mặt đất hiện hữu
IV. KẾT LUẬN
Công tác khảo sát địa chất công trình Chung cư lô B Phan Văn Trị tại Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh cho thấy nền đất tại đây có cấu tạo địa chất như sau
Lớp đất số 1 : Trên mặêt là nền xi-măng, xà bần và đất cát
Lớp đất số 2 : Bên dưới là lớp đất pha cát – trạng thái mềm đến dẻo mềm
Lớp đất số 3 : Từ độ sâu 1.3m tại HK1; 1.5m tại HK2 và 1.7m tại HK3 gặp lớp sét pha cát lẫn sỏi sạn laterite – trạng thái mềm dẻo là lớp đất trung bình
Lớp đất số 4, 5 : Kế tiếp, lớp sét pha cát – trạng thái dẻo cứng ( lớp 4 ) và lớp cát – trạng thái chặt vừa ( lớp 5b ) đều là các lớp đất tốt
Lớp đất số 6 : Đến độ sâu 38.5m tại HK1= và HK3; 40.0m tại HK2 gặp lớp sét – trạng thái nửa cứng là lớp đất tốt
Lớp đất số 7 : Sau cùng, lớp cát – trạng thái chặt vừa ( tại cuối hố khoan 2 ) cũng là lớp đất tốt
Nhận xét :
Lớp đất số 3 là lớp sét pha cát lẫn sỏi sạn laterite, cách mặt đất tự nhiên 1.5m, ở độ sâu tương đối, rất thích hợp để chọn phương án đặt móng nông. Tuy nhiên vì có chiều dày hạn chế ( h < 1m ) nên việc tính toán móng gặp nhiều khó khăn, khó kiểm tra độ lún lệch của móng vì đất nền không đồng nhất
Lớp đất số 4 ( sét pha cát – trạng thái dẻo cứng ), lớp đất số 5 ( cát - trạng thái chặt vừa ) là những lớp đất tốt, chiều sâu tương đối và đồng nhất, có chiều dày lớn ( h > 10 m ) nên rất thích hợp để đặt móng nông ( móng băng, móng bè ) hoặc móng sâu ( móng cọc đóng, móng cọc ép, móng cọc khoan nhồi )
Đề xuất phương án móng : có hai giải pháp nền móng
Phương án 1 : MÓNG BÈ TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN
Phương án 2 : MÓNG CỌC KHOAN DẪN ĐÓNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Report.doc