Tài liệu “Giờ học tổng hợp” - Kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục tích hợp ở trường phổ thông của Nhật Bản: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0141
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 30-35
This paper is available online at
“GIỜ HỌC TỔNG HỢP” - KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN
Nguyễn Thị Thấn1, Vũ Thị Ngọc Uyên2
1Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Hải Dương
Tóm tắt. Giáo dục tích hợp là vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, là xu
thế chung cho sự phát triển giáo dục hiện tại và trong tương lai. Trong chương trình giáo
dục phổ thông ở Nhật Bản, bên cạnh các môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp,
còn có Giờ học tổng hợp. Đây là hoạt động giáo dục tích hợp được đưa vào chương trình
giáo dục phổ thông Nhật Bản từ năm 1997. Hoạt động này do từng trường chủ động tổ chức
dựa vào các đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội ở địa phương, tùy theo sáng kiến, kinh
nghiệm của nhà trường. Tại Giờ học tổng hợp, học sinh được trải nghiệm tron...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Giờ học tổng hợp” - Kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục tích hợp ở trường phổ thông của Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0141
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 30-35
This paper is available online at
“GIỜ HỌC TỔNG HỢP” - KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN
Nguyễn Thị Thấn1, Vũ Thị Ngọc Uyên2
1Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Hải Dương
Tóm tắt. Giáo dục tích hợp là vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, là xu
thế chung cho sự phát triển giáo dục hiện tại và trong tương lai. Trong chương trình giáo
dục phổ thông ở Nhật Bản, bên cạnh các môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp,
còn có Giờ học tổng hợp. Đây là hoạt động giáo dục tích hợp được đưa vào chương trình
giáo dục phổ thông Nhật Bản từ năm 1997. Hoạt động này do từng trường chủ động tổ chức
dựa vào các đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội ở địa phương, tùy theo sáng kiến, kinh
nghiệm của nhà trường. Tại Giờ học tổng hợp, học sinh được trải nghiệm trong môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh, được huy động các kiến thức, kĩ năng được học từ các môn
học riêng lẻ vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội hiện đại. Nhiều kĩ năng, đặc
biệt là các kĩ năng sống và nhiều phẩm chất và năng lực có thể được hình thành cho học
sinh thông qua hoạt động học tập tích hợp này. Đây là ví dụ tốt để tham khảo khi xây dựng
chương trình giáo dục ở nước ta.
Từ khóa: Giờ học tổng hợp; tích hợp xuyên môn; kĩ năng sống; phẩm chất và năng lực.
1. Mở đầu
Giáo dục tích hợp là vấn đề đang được nhiều nước quan tâm, là xu thế chung cho sự phát
triển giáo dục trên thế giới [1, 4]. Tuy nhiên cần xây dựng chương trình tích hợp như thế nào để
vừa có thể đáp ứng được các mục tiêu giáo dục mà xã hội hiện đại đặt ra lại vừa có thể đảm bảo
tính khả thi trong các điều kiện giáo dục hiện tại đang là vấn đề đặt ra ở nhiều nước trên thế giới.
Từ một nước bại chiến trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản hiện nay đã vươn lên thành
một cường quốc kinh tế. Để có được thành tựu đó không thể không kể tới vai trò của nền giáo dục
ở đất nước này, vì giáo dục luôn là công cụ vô giá đối với sự nghiệp phát triển đất nước [9]. Giáo
dục ở Nhật Bản đã “tạo ra một tính cách dân tộc,... chuẩn bị các điều kiện tiên quyết ... tạo lập ra
một nhà nước dân tộc, công nghiệp hóa và phát triển đầy đủ quyền con người” [7;19-20].
Để trở thành một công cụ vô giá có thể phục vụ đắc lực cho sự phát triển thịnh vượng của
đất nước, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình tiểu học nói riêng ở Nhật
Bản được xây dựng như thế nào? Đặc biệt, bài toán của giáo dục tích hợp được Nhật Bản giải quyết
ra sao?... Tìm hiểu những vấn đề đó là việc làm cần thiết để có thể rút ra bài học quý báu cho nền
giáo dục của Việt nam.
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Thấn, e-mail: thannt@hnue.edu.vn
30
“Giờ học tổng hợp” - Kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục tích hợp...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học của Nhật Bản
Bảng 1
Stt Các môn học/hoạt động
Tổng số tiết theo lớp Ghi chú
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6
1 Tiếng Nhật 272 280 235 235 180 175
Môn học
2 Toán 114 155 150 150 150 150
3 Cuộc sống 102 105
4 Tự nhiên 70 90 95 95
5 Xã hội 70 85 90 100
6 Âm nhạc 68 70 60 60 50 50
7 Đồ họa 68 70 60 60 50 50
8 Gia đình 60 55
9 Thể dục 90 90 90 90 90 90
10 Đạo đức 34 35 35 35 35 35 Hoạt
động11 Hoạt động đặc biệt 34 35 35 35 35 35
12 Giờ học tổng hợp 105 105 110 110
Tổng số tiết 782 840 805 840 835 835
Nguồn: Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao và công nghệ (Nhật Bản) (2008). Phương hướng cơ bản cải tiến
chương trình. Giờ học tổng hợp. Tokyo
Bảng 1 cho thấy, kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học của Nhật Bản có một số điểm đáng
chú ý sau:
- Cấp giáo dục tiểu học ở Nhật Bản gồm 6 năm học (ở nước ta là 5 năm) và chia làm 3 giai
đoạn: giai đoạn 1- lớp 1,2; giai đoạn 2 - lớp 3,4; giai đoạn 3 - lớp 5,6 (ở nước ta chia thành 2 giai
đoạn: giai đoạn 1 - lớp 1,2,3; giai đoạn 2- lớp 4,5).
- Số môn học trong trường tiểu học Nhật Bản là 9 (ở Việt Nam hiện nay là 11 kể cả môn
Đạo đức). Nếu chia theo các giai đoạn thì số môn học trong từng giai đoạn như sau: giai đoạn 1- 6
môn; giai đoạn 2- 7 môn; giai đoạn 3 - 8 môn. Còn theo cách chia này ở nước ta sẽ là: giai đoạn 1-
6 môn; giai đoạn 2- 9 môn.
- Số môn học và hoạt động giáo dục ở trường tiểu học ở Nhật Bản tương đối tương đồng với
các môn học và hoạt động giáo dục ở nước ta, tuy tên gọi và nội dung cụ thể có thể có sự khác biệt
(Bảng 2).
- Đạo đức không được coi là một môn học (như ở nước ta) mà là một hoạt động. Với tư cách
là một hoạt động Đạo đức sẽ hạn chế được việc chỉ chú trọng cung cấp các kiến thức, kĩ năng mà
thiên nhiều hơn đến việc trải nghiệm để giáo dục thái độ và các hành vi đạo đức cho học sinh.
- Bên cạnh hoạt động đạo đức, trong kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học Nhật Bản còn có
hoạt động đặc biệt. Hoạt động này tương đồng với hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên
lớp ở nước ta.
- Sự khác biệt lớn nhất ở trường tiểu học nói riêng và trường phổ thông ở Nhật Bản nói
chung là sự hiện diện của Giờ học tổng hợp.
31
Nguyễn Thị Thấn, Vũ Thị Ngọc Uyên
Bảng 2
Stt Các môn học và hoạt động ở trường tiểu học
Nhật Bản Việt Nam
1 Tiếng Nhật Tiếng Việt
2 Toán Toán
3 Cuộc sống Tự nhiên và Xã hội
4 Tự nhiên Khoa học
5 Xã hội Lịch sử và Địa lí
6 Âm nhạc Âm nhạc
7 Đồ họa Mĩ thuật
8 Gia đình Kĩ thuật
9 Thể dục Thể dục
10 Đạo đức Đạo đức
11 Hoạt động đặc biệt Giáo dục tập thể
12 Giờ học tổng hợp Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu
học. Nxb Giáo dục
2.2. “Giờ học tổng hợp” - giờ học tích hợp ở trường tiểu học Nhật Bản
Vậy Giờ học tổng hợp là gì? Vì sao Giờ học tổng hợp được đưa vào chương trình giáo dục
của Nhật Bản?
Giờ học tổng hợp (hay học tập tổng hợp) bằng tiếng Nhật là (sougou gakusyu).
Đây là một lĩnh vực hay hoạt động giáo dục mới được đưa vào trong kế hoạch giáo dục ở trường
phổ thông của Nhật Bản từ năm 1997 (Bảng 3).
Bảng 3
CHƯƠNG TRÌNH CŨ CHƯƠNG TRÌNHMỚI
Các hoạt động đặc biệt Giờ học tổng hợp
Đạo đức −→ Các hoạt động đặc biệt
Các môn học
Đạo đức
Các môn học
Trong phương hướng cơ bản cải tiến chương trình của Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao và
công nghệ Nhật Bản [6] đã chỉ rõ: “Việc cho phép các trường học được tự do tổ chức hoạt động
giáo dục đặc biệt dựa vào đặc điểm của trường và địa phương là điều hết sức quan trọng. Hơn nữa
để giáo dục những phẩm chất và năng lực nhằm có thể thích ứng với những thay đổi của xã hội
thông tin, toàn cầu hóa, cần có những giờ học tổng hợp, giờ học xuyên chương trình vượt lên trên
khuôn khổ của các môn học riêng lẻ. Giờ học đó có thể gọi tắt là Giờ học tổng hợp” [6; 4].
Như vậy, Giờ học tổng hợp ở Nhật Bản là giờ học tích hợp xuyên chương trình, “vượt lên
trên các môn học riêng lẻ”. Giờ học này được bắt đầu lớp 3 và cả các lớp trên của trường phổ thông
32
“Giờ học tổng hợp” - Kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục tích hợp...
ở Nhật Bản. Hoạt động/ lĩnh vực giáo dục này do từng trường tự quyết định nội dung và các hình
thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương để hình thành ở học sinh những phẩm
chất và năng lực thích ứng với các vấn đề của xã hội hiện đại [6; 59,62].
Cụ thể, trong Phương hướng cơ bản cải tiến chương trình còn chỉ ra mục đích, nội dung, các
hình thức và phương pháp tổ chức cũng như yêu cầu đánh giá Giờ học tổng hợp như sau:
- Mục đích của Giờ học tổng hợp là thông qua việc học tập liên môn, tích hợp, để giáo dục
cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản như tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách tích cực
và sáng tạo dựa trên hứng thú và nguyện vọng của chính các em. Ngoài ra, Giờ học tổng hợp cũng
không hướng tới việc nhồi nhét kiến thức mà coi trọng việc hình thành các kĩ năng như thu thập,
tìm kiếm, tóm tắt, báo cáo, phát biểu thông tin cũng như năng lực tư duy của học sinh thông qua
giờ học tích cực, làm cho các kiến thức, kĩ năng đã được học ở các môn học, hoạt động, đạo đức
được tích hợp lại trong trẻ [6; 13-15].
- Về nội dung, Giờ học tổng hợp có thể đề cập đến các lĩnh vực giáo dục mang tính liên
môn, tích hợp như: giáo dục môi trường, giáo dục sự hiểu biết quốc tế, giáo dục tin học, giáo dục
phúc lợi xã hội... Hơn nữa, Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao và công nghệ Nhật Bản cũng không áp
đặt nội dung cụ thể cho mọi trường học mà các trường học dựa trên đặc điểm của nhà trường và
địa phương có thể phát huy sáng kiến kinh nghiệm của mình để tổ chức các hoạt động học tập với
các lĩnh vực nêu trên [6; 21-24].
- Các phương pháp và hình thức tổ chức học tập được coi trọng trong Giờ học tổng hợp việc
trải nghiệm trong thiên nhiên như quan sát, điều tra, thí nghiệm, thực hành... trải nghiệm trong
môi trường tự nhiên và xã hội như các hoạt động tình nguyện, từ thiện, tham gia vào các hoạt động
sản xuất... và học tập giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó các hoạt động học tập đa dạng như học tập
theo nhóm, hay thậm chí kết hợp với các khối lớp khác nhau, mời chuyên gia từ nơi khác đến,
kết hợp với giáo viên của các môn học khác, hoặc tất cả giáo viên cùng tham gia tổ chức... được
khuyến khích áp dụng. Giờ học tổng hợp cũng không dừng lại trong phạm vi trường học mà có
thể mở rộng ra bên ngoài để tận dụng các tài liệu cũng như môi trường học tập phong phú của địa
phương... [6; 96-104].
- Về thời điểm tổ chức Giờ học tổng hợp: các trường có thể linh hoạt lựa chọn thời điểm
trong năm học để tổ chức các giờ học cho thích hợp. Giờ học tổng hợp được đưa vào từ lớp 3, ở
tiểu học mỗi tuần 3 tiết (ở trung học cơ sở mỗi tuần 2 đến 4 tiết, và trung học phổ thông mỗi tuần
từ 3 đến 6 tiết). Đối với lớp 1 và 2 ở trường tiểu học do môn Cuộc sống là môn học tích hợp, vì
vậy có thể lấy môn học này làm trung tâm để phối hợp với các môn học khác [6; 52-55].
- Cách đánh giá Giờ học tổng hợp không giống như đánh giá thông thường trong các môn
học là kiểm tra và lấy điểm số, mà đánh giá một cách tổng hợp dựa vào nhiều mặt như hứng thú,
tình thần và thái độ tham gia, dựa vào kết quả tìm kiếm thu thập thông tin, báo cáo của các em học
sinh... [6; 89-95].
Như vậy, có thể nói Giờ học tổng hợp ở Nhật Bản là hoạt động giáo dục tích hợp xuyên môn
do các trường học được tự lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức... để tổ chức. Trong hoạt
động giáo dục này học sinh được sử dụng các kiến thức, kĩ năng học được từ các môn học riêng lẻ
vào giải quyết các vấn đề của của cuộc sống hiện đại mà các em đang phải đối mặt như các vấn đề
môi trường, công nghệ thông tin, phúc lợi xã hội,... Hoạt động giáo dục này chú trọng hình thành
ở học sinh các kĩ năng sống, những phẩm chất và năng lực cần thiết để thích ứng với các vấn đề
trong xã hội hiện đại [2, 3]. Giờ học tổng hợp ở Nhật Bản tồn tại song song với các môn học tích
hợp ở trường học như các môn học: Tự nhiên, Xã hội và các hoạt động giáo dục: Hoạt động đặc
biệt, Đạo đức.
33
Nguyễn Thị Thấn, Vũ Thị Ngọc Uyên
2.3. Liên hệ với chương trình giáo dục tiểu học ở nước ta
Ở cấp tiểu học của nước ta, các vấn đề như giáo dục tích hợp, giáo dục kĩ năng sống,... cũng
đã được quan tâm và là một trong những quan điểm chính để xây dựng và thực hiện chương trình
tiểu học hiện hành. Cụ thể, môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1,2,3) là môn học tích hợp các kiến
thức từ nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn Khoa học (ở các lớp 4,5) là môn
học có nội dung được tích hợp từ các ngành khoa học tự nhiên. Môn Lịch sử và Địa lí đã được tích
hợp một phần trong chương trình và được khuyến khích giáo viên tích hợp trong khi dạy học, môn
Tiếng Việt cũng là môn học tích hợp từ các kiến thức ngôn ngữ với văn học,...
Như vậy, cũng giống như ở Nhật Bản, chương trình giáo dục tiểu học ở nước ta cũng được
xây dựng theo quan điểm tích hợp. Xu hướng tích hợp còn đang được quan tâm và chú trọng hơn
trong kế hoạch xây dựng chương trình sau 2015. Bên cạnh việc đề cao quan điểm tích hợp, chương
trình giáo dục tiểu học ở nước ta hiện nay còn có cùng số môn học và hoạt động như trong chương
trình giáo dục của Nhật Bản như đã đề cập ở bảng 2. Tuy nhiên, nếu chương trình sau 2015 chỉ
quan tâm chú trọng đến việc tích hợp trong nội bộ các môn học như đã nêu ở trên thì chưa đủ. Việc
tích hợp trong nội bộ các môn học đó chỉ hình thành ở người học những kiến thức, kĩ năng của
môn học, còn các kĩ năng sống, năng lực trải nghiệm và hoạt động thực tiễn để ứng phó với các
vấn đề của xã hội hiện đại thì khó có thể được hình thành [2, 4].
Vì vậy, trong chương trình mới ở nước ta (chương trình sau 2015) bên cạnh việc xây dựng
các môn học ở mức độ tích hợp cao, cần bổ sung thêm lĩnh vực/ hoạt động giáo dục tích hợp xuyên
môn như Giờ học tổng hợp của Nhật Bản, để trong những giờ học của lĩnh vực/ hoạt động giáo dục
đó các em học sinh được vận dụng các kiến thức và kĩ năng được học từ các môn học riêng lẻ để
trải nghiệm trong môi trường, để giải quyết các vấn đề của cuộc sống nhằm hình thành các kĩ năng
sống, những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong xã hội hiện tại và tương lai. Về
thời điểm trong chương trình cho lĩnh vực/ hoạt động giáo dục đó có thể sử dụng thời điểm của các
hoạt động: Giáo dục tập thể hoặc Giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành. Về cách
quản lí lĩnh vực/ hoạt động giáo dục đó, các cấp quản lí giáo dục Bộ, Sở, Phòng chỉ nên xây dựng
và gợi ý khung chương trình bao gồm những yêu cầu chung về mục đích, nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức, cách đánh giá,... Các trường tiểu học cần được chủ động xây dựng chương
trình chi tiết cho lĩnh vực/ hoạt động giáo dục này cho phù hợp với đặc điểm của địa phương (các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, học sinh...), phát huy kinh nghiệm và sáng kiến của từng trường.
Việc đưa Giờ học tổng hợp vào chương trình giáo dục phổ thông cũng không chỉ là sáng
kiến và cách làm riêng ở Nhật Bản, ở các nước có nền giáo dục tiến tiến khác cũng có những hình
thức học tập tương tự ví dụ ở Vương Quốc Anh là Chủ đề xuyên Chương trình (Cross Curriclum
Theme) [2, 10], còn ở Đức là Giờ học/ chủ đề Liên môn (Fa¨cheru¨bergreifender/es Unterricht/
Themen) [8].
3. Kết luận
Như vậy, bên cạnh các môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp, thì trong chương
trình giáo dục phổ thông ở Nhật Bản (cũng như nhiều nước khác trên thế giới) còn có Giờ học
tổng hợp. Đây là lĩnh vực hay hoạt động giáo dục tích hợp được đưa vào chương trình giáo dục ở
trường phổ thông Nhật Bản từ năm 1997. Hoạt động này do từng trường chủ động tổ chức dựa vào
các đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội ở địa phương, tùy theo sáng kiến, kinh nghiệm của
nhà trường. Tại Giờ học tổng hợp, học sinh được trải nghiệm trong môi trường tự nhiên và xã hội
ở xung quanh, được huy động các kiến thức, kĩ năng được học từ các môn học riêng lẻ vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội hiện đại. Các kĩ năng nhất là các kĩ năng sống và nhiều phẩm
chất và năng lực có thể được hình thành ở học sinh thông qua hoạt động học tập tích hợp này. Đây
có thể là ví dụ để tham khảo khi xây dựng chương trình giáo dục ở Việt Nam trong thời gian tới.
34
“Giờ học tổng hợp” - Kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục tích hợp...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Athanasia Chatzifotiou, 2006. Environmental education, national curriculum and primary
school teachers. Findings of a research study in England and possible implications upon
education for sustainable development. The Curriculum Journal Vol. 17, No. 4, pp. 367 –
381.
[2] Chris Rowley and Hilary Cooper, 2009. Cross-curricular Approaches to Teaching and
Learning. SAGE Publications Ltd. London.
[3] Eleanor Brodie and Merisa Thompson, 2009. Double Crossed: exploring science and history
through cross-curricular teaching. Creativity in science. SSR March 2009, 90(332); pp
47-52.
[4] Perdue, R.R., Warder, D.S., 1981. Environmental Education and Attitudes Change. The
Journal of Environmental Education, Volume 12, No. 3, pp. 25 - 28.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục cấp tiểu học. Nxb Giáo dục.
[6] Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao và công nghệ Nhật Bản 2008. Phương hướng cơ bản cải tiến
chương trình. Giờ học tổng hợp, Tokyo (bằng tiếng Nhật).
[7] Phạm Minh Hạc, 2003. Nghiên cứu và học tập kinh nghiệm phát triển giáo dục Nhật Bản.
Báo cáo tại Hội thảo Giáo dục Việt Nhật do ISEI – UP – Ban Khoa giáo trung ương tổ chức
tại Hà Nội, ngày 30/9/2003.
[8] Komatsu, 2000. Nghiên cứu về nguyên lí xây dựng nội dung của “Giờ học tổng hợp” ở trường
trung học ở Đức. Kỉ yếu Hội thảo của Hội Giáo dục Khoa học Xã hội Nhật Bản, Tsukuba,
15 - 10 – 2000 (bằng tiếng Nhật).
[9] T. Nakauchi, H. Tajima, T. Saito và E. Ameda, 2002. Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10] National Curiculum Council (NCC), 1990. Curiculum Guidance 7.
ABSTRACT
Colligate learning and the experience in developing
integration curriculum in Japanese schools
Integration education is currently a heated subject that is getting the attention of experts
around the world. It is also the current trend for Vietnam’s education development now and in
the future. In Japan’s school curriculum, apart from subjects that are based on the integration
viewpoint, there is also Colligate learning, which is an integrated educational activity that has been
applied in Japan since 1997. The activity is carried out differently between schools depending on
the natural and social environment of each area as well as on their own ideas and experience. In
Colligate learning, students can experience in their local natural and social environment, and they
make use of knowledge and skills gained in other subjects to solve practical problems. Many life
skills, abilities and a perception of quality can be formed during this integration learning activity.
The above is an outstanding example that we can use to develop our new curriculum.
Keywords: Colligate learning, cross curricular integration, life skills, quality and abilities.
35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3411_ntthan_8517_2178466.pdf