Giáo trình Trồng mới điều

Tài liệu Giáo trình Trồng mới điều: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MỚI ĐIỀU Mã số: MĐ02 NGHỀ TRỒNG ĐIỀU Trình độ: Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02 LỜI GIỚI THIỆU Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước khác. Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nh...

pdf41 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Trồng mới điều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MỚI ĐIỀU Mã số: MĐ02 NGHỀ TRỒNG ĐIỀU Trình độ: Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02 LỜI GIỚI THIỆU Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước khác. Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng điều cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề “Trồng điều” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn điều các địa phương có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng điều. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Nhân giống điều 2) Trồng mới điều 3) Chăm sóc điều 4) Phòng trừ sâu bệnh hại điều 5) Thu hoạch và bảo quản hạt điều Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng điều”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình mô đun“Trồng mới điều” giới thiệu các kiến thức về điều kiện khí hậu, đất đai với cây điều, các yêu cầu kỹ thuật cần có trong các bước trồng mới điều và chăm sóc ngay sau trồng nhằm đảm bảo cho cây điều có sức sinh trưởng, phát triển tốt về sau. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Phan Quốc Hoàn (chủ biên): giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Nguyễn Văn Tân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 5. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Nguyễn Văn Chiến: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: Yêu cầu sinh thái cây điều 1. Khí hậu ................................................................................................................ 1 1.1. Nhiệt độ ............................................................................................................ 1 1.2. Lượng mưa và độ ẩm ...................................................................................... 2 1.3. Ánh sáng ........................................................................................................... 2 2. Đất đai ................................................................................................................. 2 2.1. Các loại đất ..................................................................................................... 3 2.2. Địa hình ............................................................................................................ 4 Bài 2: Chuẩn bị đất 1. Chọn đất .............................................................................................................. 6 2. Dọn đất ................................................................................................................ 7 3. Làm đất ................................................................................................................ 8 3.1 Mục đích của việc làm đất ................................................................................ 8 3.2 Yêu cầu kỹ thuật làm đất ................................................................................... 8 4. Lên liếp rửa phèn trước khi trồng ....................................................................... 9 4.1. Đào mương lên liếp ................................................................................. 9 4.2. Kích thước liếp ....................................................................................... 9 Bài 3: Thiết kế vườn trồng điều 1. Thiết kế vườn trồng điều .................................................................................. 11 1.1. Thiết kế hệ thống đường ............................................................................... 11 1.2. Thiết kế băng chống xói mòn ........................................................................ 12 1.3. Thiết kế hàng cây chắn gió ............................................................................ 13 2. Mật độ, khoảng cách ........................................................................................ 13 2.1. Cơ sở xác định .............................................................................................. 13 2.2. Mật độ, khoảng cách ..................................................................................... 14 Bài 4: Trồng mới 1. Chuẩn bị cây giống ........................................................................................... 15 2. Thời vụ trồng .................................................................................................... 16 3. Đào hố .............................................................................................................. 16 4. Bón phân lót ..................................................................................................... 16 5. Trồng mới cây điều .......................................................................................... 17 6. Trồng dặm ........................................................................................................ 19 7. Trồng xen ......................................................................................................... 19 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN ...................................................... 22 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN ............................................................................... 22 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN ............................................................................. 22 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian .................................................... 22 2. Phương pháp đánh giá ............................................................................. 22 3. Nội dung đánh giá ............................................................................................ 23 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ........................................ 23 Bài thực hành số 1 ............................................................................................ 23 Bài thực hành số 2 ............................................................................................ 26 Bài thực hành số 3 ............................................................................................ 27 Bài thực hành số 4 ............................................................................................ 29 Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 32 MÔ ĐUN: TRỒNG MỚI ĐIỀU Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng mới điều là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc điều; nội dung mô đun trình bày các yêu cầu về ngoại cảnh (khí hậu, đất đai) với cây điều, các bước chuẩn bị trồng mới điều và quy trình trồng mới; bên cạnh đó mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các yêu cầu khí hậu, đất để trồng điều, các bước trồng mới điều, chăm sóc sau trồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Học viên sau khi hoàn thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng các bước trồng mới như đánh giá đất trồng, chuẩn bị đất, đào hố, trồng mới, trồng xen và trồng dặm. Bài 1: Yêu cầu sinh thái cây điều Sinh trưởng và phát triển của cây điều có liên quan mật thiết với điều kiện ngoại cảnh. Mối liên hệ này có ý nghĩa lớn trong thực tế sản xuất để khu vực hóa đất trồng điều và chọn lựa đất trồng phù hợp. Những yếu tố ảnh hưởng tới đời sống cây điều là yếu tố khí hậu, đất đai và dinh dưỡng. Mục tiêu: - Nêu được các yêu cầu khí hậu, đất đai phù hợp với cây điều. - Quan sát được đặc điểm của loại đất trồng cụ thể và biện pháp cải tạo phù hợp. - Xác định được vùng trồng điều thích hợp tại địa phương. A. Nội dung: 1. Khí hậu 1.1. Nhiệt độ Điều là cây có nguồn gốc nhiệt đới, không thích hợp nhiệt độ thấp, yêu cầu nhiệt độ cao quanh năm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây điều sinh trưởng phát triển tốt là từ 24 – 280C. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 180C kéo dài thì cây phát triển chậm lại. Nhiệt độ dưới 50C và trên trên 450C cây ngừng sinh trưởng. Chênh lệch giữa ngày và đêm lớn không thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây điều. Với yêu cầu nhiệt độ như trên, cây điều chỉ trồng được ở các vùng có độ cao dưới 700 m và từ Đà Nẵng trở vào. Cây điều không phát triển được ở các vùng có sương muối và sương mù. 1.2. Lượng mưa và độ ẩm Cây điều thích hợp với những vùng có lượng mưa 1000 mm – 1800mm/năm. Lượng mưa trên phải được phân bố đều các tháng trong mùa mưa. Lượng mưa dưới 1000 mm/năm gây cho cây điều ở tình trạng thiếu nước, năng suất hạt kém. Nếu lượng mưa dưới 500mm/năm cây ngừng cho trái, chỉ còn tác dụng cung cấp gỗ củi. Ngược lại ở những vùng mưa quá nhiều tới 4000 mm cây điều vẫn sinh trưởng nhưng năng suất thấp, chất lượng hạt kém. Mùa điều ra hoa kết trái thường kéo dài khoảng 2 tháng, vào giai đoạn này yêu cầu thời tiết phải thật khô ráo. Ẩm độ không khí ảnh hưởng nhiều đến sự ra hoa kết trái của cây điều. Trong thời gian từ lúc cây trổ hoa đến khi trái chín ẩm độ yêu cầu phải thấp từ 65 – 70% hoa mới không rụng, thụ phấn mới đầy đủ, tránh cho hạt bị sâu thối Nếu ẩm độ cao, quá trình thụ phấn thụ tinh kém, tỉ lệ đậu quả thấp. 1.3. Ánh sáng Điều là cây ưa ánh sáng. Yêu cầu tổng số giờ chiếu sáng trên 2000 giờ/năm, đây là chỉ tiêu cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và sự ra hoa kết quả của cây điều. Cây điều cho hiệu quả kinh tế cao ở những nơi trời quang đãng, ít mây. Tán cây xòe rộng và hoa mọc đầu cành nên trồng với khoảng cách đủ rộng để cần đủ ánh sáng thì năng suất hạt mới cao, trồng dày quá không có hoặc rất ít quả. 2. Đất đai Tính chất lý hóa của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của bộ rễ và năng xuất cây điều, vì đất là nơi chứa nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Cây điều là loại cây lâu năm có bộ rễ khỏe, phàm ăn do vậy rễ điều phân bố rộng và ăn sâu nên việc chọn đất trồng điều là việc làm rất quan trọng. 2.2. Các loại đất Điều có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất thịt, hay đất có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc. Tuy nhiên, điều thích hợp với các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao. Không nên trồng điều ở những vùng đất bị úng hay đất nhiễm mặn. - Yêu cầu đất phải thoát nước tốt, không bị úng trong mùa mưa. - Không bị ảnh hưởng mặn quá nặng. - Với những vùng đất bạc màu cần quan tâm bón phân cải tạo đất để cây điều phát triển tốt. - Vùng đất bị nhiễm phèn muốn trồng điều ta phải lên mô, rửa phèn. - Điều sinh trưởng phát triển tốt ở đất có mực nước ngầm sâu từ 3 – 6 m. - Người ta dùng chỉ số đo pH để đánh giá mức độ chua hay kiềm của đất. Đất có độ pH 7 gọi là trung tính, lớn hơn 7 là đất kiềm, nhỏ hơn 7 tùy theo chỉ số thấp dần mà ta gọi là đất hơi chua, chua vừa, rất chua. Đất trồng điều thích hợp có độ pH từ 5 – 6,5. Dụng cụ đo pH đơn giản là máy đo pH cầm tay, nếu kiểm tra thấy đất có độ pH quá chua ta cần bón vôi kèm theo phân lót trước khi trồng. Hình 1.1: Một số dạng máy đo pH cầm tay nhãn hiệu HANNA của Italia Hình 1.2: Các loại đất vùng đồi núi có thể trồng điều 2.2. Địa hình Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Địa hình chi phối chế độ nhiệt, ẩm độ không khí, chế độ chiếu sáng. Đối với vùng có địa hình bằng phẳng hoặc thấp trũng, có thể trồng điều nhưng phải có hệ thống thoát nước tốt, hoặc phải lên mô. Không nên trồng điều ở nơi có độ dốc trên 200. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi – đánh dấu vào ý trả lời đúng (a, b, c, d, e ) - Cây điều thích hợp với loại khí hậu nào sau đây: a) nhiệt đới b) mát mẻ, trời nhiều mây c) khí hậu có 2 mùa mưa và khô rõ rệt d) vùng khí hậu có sương nhiều e) cả a và c - Đất trồng điều thích hợp với loại đất có pH nào a) Tính kiềm b) rất chua c) hơi chua d) nhiễm phèn. - Mực nước ngầm thích hợp trồng điều: a) 0,5 m b) 3-6 m c) 7- 10 m - Loại đất nào không nên trồng điều: a) phèn nhẹ b) đất bạc mà c) phèn nặng d) đất chua vừa - Lượng mưa trong vùng thích hợp nhất là: a) 600 mm b) 1000 – 1500 mm c) trên 3000 mm 2. Bài tập: - Khảo sát các đặc điểm khí hậu tại một trạm khí tượng trong vùng - Khảo sát và đánh giá mức độ thích hợp của lô đất trước khi trồng điều. C. Ghi nhớ: - Không nên trồng điều ở những cùng có độ cao trên 700 m - Điều là cây ưa sáng, không thích hợp với những vùng có nhiều mây, có sương muối và sương mù thời gian cây ra hoa - Cây điều kém chịu úng, cần khảo sát mức độ thoát nước của vườn trước khi quyết định trồng Bài 2: Chuẩn bị đất Mục tiêu: - Chọn được đất trồng điều thích hợp. - Nêu được các bước chuẩn bị đất trồng điều. - Thực hiện đúng các bước trong khâu chuẩn bị đất. A. Nội dung: 1. Chọn đất Vườn điều phải được đặt ở những vùng có điều kiện tự nhiên đáp ứng được yêu cầu về khí hậu và đất đai. Cây điều có thể trồng được trên nhiều loại đất có độ màu mỡ khác nhau như đất xám, đất đỏ bazan Nhiều loại đất trồng các loại cây khác không mang hiệu quả kinh tế, nhưng nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp thì việc trồng điều sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy cây điều tương đối ít kén đất, nhưng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, nên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước và có tầng canh tác dày. Không nên trồng điều ở những vùng đất bị úng hay đất nhiễm mặn, đất phèn. Hình 2.1: Phẫu diện đất 2. Dọn đất Mục đích của dọn đất là giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh, ngăn ngừa sự hình thành nấm lây lan sang cây điều khi trồng. Cũng như các loại cây trồng khác, khi lập vườn điều cần chú ý khâu khai hoang làm đất. Các bước tiến hành như sau: - Nếu trên đất có các loại cây bụi ưa sáng, cây mắc cỡ, cỏ tranh thì tiến hành làm sạch bằng các dụng cụ máy móc hoặc thủ công. - Đối với loại cây bụi lớn có hệ rễ ăn sâu dùng máy ủi sạch sau đó cày tơi lại một lần và bừa một lần. - Đối với cây bụi nhỏ và cỏ dại có thể cày một lần và bừa một lần. - Công việc làm sạch cỏ và các loại cây dại phải được tiến hành vào đầu mùa mưa. - Đối với đất đồi núi không cày bừa được phải chặt cây đánh gốc rồi mới cuốc hố trồng theo bậc thang tại chỗ để hạn chế tình trạng xói mòn rửa trôi đất trong mùa mưa. Trong quá trình khai hoang, hạn chế tối đa việc khai hoang trắng. Đối với chỏm rừng và thảm thực vật tự nhiên ở đỉnh đồi có tác dụng chống xói mòn cần phải giữ lại, không khai hoang. Hình 2.2: Khai hoang đất trồng điều 3. Làm đất 3.1 Mục đích của việc làm đất Mục đích của việc làm đất trồng điều: - Cải thiện tính chất lý, hoá học của đất. - Làm tăng tính thấm nước, tính nước, giữ phân của đất. - Làm đất còn góp phần chế độ nước chế độ không khí, làm tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất. - Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại trong đất. Hình 2.3: Chuẩn bị đất trồng điều 3.2 Yêu cầu kỹ thuật làm đất Việc chọn quy trình làm đất phù hợp tùy theo khả năng thâm canh của người trồng điều trên đất trồng. Nếu đất bằng phẳng có kết hợp trồng xen các cây trồng khác cần đạt các yêu cầu sau: - Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1 – 2 tháng. - Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, dọn sạch các loại gốc cây. - Làm đúng độ sâu. Nếu làm đất bằng máy cày sâu 30 – 35cm. - Chuẩn bị đất cẩn thận tăng độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ nước, tăng khả năng hút và thoát nước, rễ cây phát triển tốt. Trường hợp trồng với quy mô lớn, không kết hợp được trồng xen và địa hình vườn trồng khó có thể làm đất cơ giới thì tiến hành dọn cỏ theo từng băng và đốt, chặt cây thân gỗ dọn ra khỏi vườn để sau đó tiến hành đào hố trồng, không cày. 4. Lên liếp rửa phèn trước khi trồng Để trồng điều ở những vùng có mực thủy cấp nông và nhiễm phèn như một số địa phương đồng bằng sông Cửu long cần phải đào mương lên liếp rửa phèn trươc khi trồng. 4.1. Đào mương lên liếp: Kiểu lên liếp tùy thuộc vào từng loại đất và mô hình canh tác. Đối với vùng đất phù sa không phèn có thể lên liếp theo kiểu cuốn chiếu, tức là lớp đất mặt bị đưa xuống dưới và tầng đất ở dưới sâu được đưa lên mặt, dần dần liếp được hình thành. Đối với vùng đất có phèn, tùy thuộc vào độ sâu xuất hiện tầng phèn mà xác định độ sâu của mương, tránh đưa tầng đất phèn tiềm tàng lên tầng mặt, đất oxid hóa sinh ra phèn hoạt động sẽ làm chết cây. Ngoài ra, nên áp dụng biện pháp kê liếp để không làm đảo lộn tầng đất, không đưa đất phèn lên tầng mặt. 4.2. Kích thước liếp: Đối với vùng đất có phèn, mặn nên lên liếp đơn để liếp mau rửa phèn và thường áp dụng mô hình độc canh hay xen canh với một số cây có khả năng chịu phèn như chuối, khóm. - Đất cát pha địa hình bằng phẳng, dễ thoát nước: Không cần lên liếp. Dọn sạch đất, cày tơi xốp. Định hướng trồng, đóng cọc định vị hố trồng. - Đất thịt khó thoát nước: Phải đào mương lên liếp. Kích thước và kiểu liếp Hình 2.4. Mô hình liếp đơn trồng điều thay đổi tùy theo điều kiện thực tế, nhưng điều kiện quan trọng là phải có tầng đất mặt dày 1m để bảo đảm cho bộ rễ điều phát triển. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nêu các bước tiến hành và yêu cầu của kỹ thuật làm đất trồng mới điều. - Loại đất nhiễm phèn nhẹ và mực thủy cấp nông, muốn trồng điều ta phải làm gì? C. Ghi nhớ: - Cây điều có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tùy theo tính chất mỗi loại đất và điều kiện chăm sóc đầu tư mà có biện pháp làm đất để trồng mới cho phù hợp - Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng trước khi trồng sẽ giúp cải tạo tính chất đất, cây con có sức phát triển tốt sau trồng. Bài 3. Thiết kế vườn trồng điều Thiết kế vườn trồng điều đúng kỹ thuật có tác dụng tiết kiệm đất, thuận lợi cho việc giao thông đi lại trong quá trình chăm sóc, thu hoạch. Nếu thiết kế không theo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật sẽ dẫn đến những thiệt hại to lớn kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng điều. Mục tiêu: - Nêu được các bước thiết kế vườn trồng điều. - Thiết kế vườn phù hợp với điều kiện đất đai và đặc tính của giống. - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. A. Nội dung: 1. Thiết kế vườn trồng điều Xây dựng thiết kế vườn trồng cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tiết kiệm đất đồng thời phải bảo đảm hoạt động của máy móc và người lao động trong việc cày bừa, phun thuốc, chăm sóc, bón phân, vận chuyển sản phẩm v.v... Không chừa quá nhiều đường vận chuyển cũng như chừa đường quá rộng gây lãng phí đất đai. Đường vận chuyển chung quanh lô rộng từ 5 – 6 m là thích hợp. - Bảo đảm mật độ vườn cây hữu hiệu trong việc thâm canh tăng năng suất lâu dài. Mật độ cây phải phù hợp với giống cây trồng, phù hợp với điều kiện đất đai và trình độ thâm canh. - Bố trí cây đai rừng chắn gió hợp lý, đối với các nông hộ, diện tích chừng vài ha có thể trồng cây ăn quả như các hàng cây đai rừng. - Có biện pháp chống xói mòn ở đất dốc như thiết kế các hàng cây theo đường đồng mức, nơi có độ dốc lớn cần lập các băng che phủ chống xói mòn và các đường phân thuỷ một cách hợp lý. 1.1. Thiết kế hệ thống đường Thiết hệ thống đường hợp lý thuận lợi giao thông đi lại trong quá trình chăm sóc và thu hoạch, tiết kiệm đất. Thiết kế hệ thống đường lô: - Thiết kế các đường lô, đường liên lô có độ dốc bình quân không được vượt quá 100. Đường lô có bề rộng từ 4 – 6 m. - Đối với đồi có độ dốc bình quân trên 150, phải làm đường lô, liên lô trước khi khai hoang. - Tùy địa hình cụ thể, thiết kế thành từng lô 0,5 – 2 ha để dễ quản lý, chăm sóc thu hoạch. Thiết kế hệ thống hàng: - Về hướng trồng: Tùy theo độ dốc của đất mà chọn hướng trồng cho phù hợp. - Với những vùng đất bằng phẳng trồng theo hướng Bắc – Nam Hình 3.1. La bàn để xác định hướng trồng - Đối với vùng đồi dốc thì thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất. - Với những vùng đất quá dốc cần tạo bậc thang cục bộ để chống xói mòn 1.2. Thiết kế băng chống xói mòn Trên những vùng đồi, có độ dốc lớn cần tiến hành làm bậc thang cho từng gốc điều. Tiến hành làm bậc thang tại chỗ bằng cách lấy phần đất ở phần dốc phía trên gốc cây, đem đắp vào gốc cây phía dốc bên dưới, bán kính vòng bậc thang rộng khoảng 1,5 m. 1.3. Thiết kế hàng cây chắn gió Ở những vùng có gió mạnh làm gãy cành, rụng hoa, rụng quả cần thiết lập hàng cây chắn gió. Hàng cây chắn gió nên thiết lập thẳng góc với hướng gió hại chính hay nghiêng một góc 600. Cây chắn gió nên chọn những cây có sức chịu dựng cao như muồng đen, keo tai tượng Hình 3.2. Làm bậc thang cục bộ Hình 3.3: Trồng cây chắn gió 2. Mật độ, khoảng cách 2.1. Cơ sở xác định Khoảng cách trồng có liên quan mật thiết đến những đặc tính sinh thái, yêu cầu sinh lý và năng suất, chất lượng của cây điều. Khi xác định mật độ trồng cần căn cứ vào cơ sở sau: - Đặc điểm khí hậu, thời tiết. - Đặc tính của từng giống điều. - Độ phì nhiêu của đất. - Khả năng đầu tư. - Chỉ tiêu năng suất. 2.2. Mật độ, khoảng cách Tùy tính chất từng loại đất và điều kiện canh tác có thể trồng điều khoảng cách khác nhau để đạt mật độ từ 100 – 300 cây/ha. - Những vùng đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu hoặc không có điều kiện thâm canh cao có thể trồng khoảng cách 5 m× 7 m hoặc 6 × 6 m để có mật độ xấp xỉ 300 cây/ha - Vùng miền đông nam bộ và những vùng đất đai có điều kiện thâm canh nên trồng với khoảng cách 6 × 8 m để có mật độ là 200 cây/ha, khi điều khép tán thì tỉa thưa dần và giữ mật độ cố định 100 cây/ha. - Tùy theo đặc điểm địa hình đất trồng có thể trồng theo hình chữ nhật để tiện canh tác hoặc trồng kiểu nanh sấu khi đất dốc dễ bị xói mòn. ♣ 6m 8m ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ 8m ⊗ 12 m ♣ ♣ ⊗ ⊗ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ⊗ ♣ ⊗ Hình MĐ02-4: Thiết kế vườn điều theo hai giai đoạn B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 5 hecta điều với khoảng cách trồng xác định 6 × 8 m. C. Ghi nhớ: - Thiết kế vườn trồng điều cần chú ý đến hướng trồng, khoảng cách trồng phù hợp với loại đất hiện có Bài 4. Trồng mới Cây điều thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm, chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch cao trong nhiều năm. Bên cạnh khâu chăm sóc thì việc trồng mới là bước khởi đầu có ảnh hưởng lớn đến mật số cây, tuổi thọ cây và hiệu quả kinh tế của sản xuất sau này. Chuẩn bị cho cây có một nguồn dinh dưỡng đảm bảo và môi trường sống ban đầu thuận lợi là nhiệm vụ chính của khâu trồng mới điều. Mục tiêu: - Nêu được các bước trong kỹ thuật trồng điều. - Chọn được cây giống đạt tiêu chuẩn. - Thực hiện trồng mới đúng kỹ thuật. - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị cây giống Cây giống ghép cần đạt các tiêu chuẩn sau: - Cây giống được gieo tạo trong bầu PE, có kích thước 20 x 30 cm. - Chiều cao cây ≥ 30 cm. - Đường kính gốc trên 8 cm. - Chiều cao chồi ghép từ 10 cm trở lên. - Vết ghép tiếp hợp tốt. - Cây giống đã có ít nhất 9 lá đã phát triển hoàn chỉnh. - Cây sinh trưởng bình thường, không có sâu bệnh hoặc dị dạng. - Thông thường sau khi ghép 2 tháng cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Hình 4.1: Cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn 2. Thời vụ trồng Thời vụ trồng điều thích hợp nhất là khi có mưa ổn định thường có 2 – 3 cơn mưa/tuần. Như vậy cây có điều kiện sinh trưởng thuận lợi suốt cả mùa mưa. Đối với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, trồng điều vào tháng 9 – 10 hàng năm. Đối với vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thường trồng từ tháng 6 – 8 hàng năm. Nếu trồng muộn hơn cần phải xới đất quanh gốc và tủ cỏ vào đầu mùa khô. 3. Đào hố - Đào hố theo hình hộp vuông có kích thước 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm. - Khi đào hố xong, để lớp đất mặt tơi xốp nhiều mùn sang một bên miệng hố 4. Bón phân lót Trộn lớp đất mặt để riêng với 10 – 20 kg phân chuồng hoai + 0,5 – 1 kg phân lân nung chảy + 1 kg vôi bột. Sau khi đã trộn đều phân với lớp đất mặt, dùng cuốc cào đất lấp đầy lòng hố. Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này. Hình 4.2: Kiểm tra kích thước hố đào Hình 4.3: Bón phân lót - Sau khi đã trộn đều phân với lớp đất mặt, dùng cuốc cào đất lấp đầy lòng hố. - Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này. - Việc trộn phân lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 30 ngày 5. Trồng mới cây điều Khi mưa bắt đầu ổn định, tiến hành đem cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn ra trồng. Công việc trồng cây được tiến hành như sau: - Đào 1 hố nhỏ ở chính giữa hố. - Dùng dao sắc cắt bỏ 2 – 3 cm dưới đáy bầu. - Cắt rễ đuôi chuột nếu có Hình 4.4: Trộn đều phân lót 4.5-b 4.5-a - Đặt cây xuống chính giữa hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất nền 5 – 10 cm. - Dùng dao sắc rạch 1 đường theo chiều dọc của bầu và kéo túi nilon ra. - Lấp đất sao cho mặt bầu thấp hơn mặt nền 2-3 cm - Nén chặt đất xung quanh bầu đất. - Rải 10 – 20 g Furadan/hố để hạn chế kiến, mối. 4.5-e 4.5-d 4.5-c - Dùng cọc cắm để cố định cây để cây không bị gãy. Hình 4.5: Các bước trồng mới điều (a,b,c,d,e,f) 6. Trồng dặm – tiêu nước Sau khi trồng 15 ngày cần theo dõi thấy cây nào chết hoặc quá yếu ớt cần nhổ bỏ trồng dặm cây khác, cố gắng trồng dặm càng sớm càng tốt để vườn điều tăng trưởng đồng đều. Cây điều con rất kém chịu úng; bị úng nước một tuần cây sẽ bị thối rễ và chết. Sau trồng nếu có mưa lớn phải thăm đồng, khơi rãnh thoát nước kịp thời để chống úng cho cây. 7. Trồng xen Mục đích của trồng xen: - Hạn chế cỏ dại, giảm chi phí làm cỏ. - Hạn chế sâu bệnh hại. - Tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. * Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen: - Cây trồng xen phải là cây mọc thấp, tuyệt đối không trồng xen cây lâu năm trong vườn điều. - Cây trồng xen phải có rễ mọc cạn. - Cây trồng xen không đòi hỏi nước và phân quá cao, không bị các loại sâu bệnh phá hoại cùng dạng với cây điều. - Cây trồng xen có khả năng tăng mùn cải tạo đất, mau thu hoạch, chi phí đầu tư không cao. Các loại cây trồng xen thích hợp: Cây họ đậu (cây lạc, đậu tương, đậu đen), 4.5-f ngoài ra có thể trồng khoai mì, bắp, ngô, dứa. Tùy giống cây trồng xen ta bố trí khoảng cách mật độ cho thích hợp. - Năm thứ 1(trồng mới điều): + Đối với cây ngô lai trồng khoảng cách 20 x 75 cm xen giữa 2 hàng điều, cách hàng điều 1 mét, giữa 2 hàng điều trồng 9 hàng ngô lai. + Đối với đậu các loại trồng khoảng cách 25 x 30 cm xen giữa 2 hàng điều cách hàng điều 1 mét, giữa 2 hàng điều trồng 21 hàng đậu các loại. + Đối với cây khoai mì trồng khoảng cách 90 x 100 cm xen giữa 2 hàng điều, cách hàng điều 2 mét, giữa 2 hàng điều trồng 4 hàng khoai mì. - Năm thứ 2 trở đi (sau năm trồng mới) + Đối với cây ngô lai trồng khoảng cách 20 x 75 cm xen giữa 2 hàng điều cách tán điều 1,5 mét. + Đối với đậu các loại trồng khoảng cách 25 x 30 cm xen giữa 2 hàng điều cách tán điều 1 mét, + Đối với cây khoai mì trồng khoảng cách 90 x 100 cm xen giữa 2 hàng điều cách tán điều 2 mét. Trên các vườn điều có độ dốc lớn có thể trồng các băng cây xen theo đường đồng mức để chống xói mòn và rửa trôi đất (dứa, cỏ vetiver, cốt khí). Hình 4.6: Xen canh khoai mỳ trong vườn điều Hình 4.7: Xen canh dứa trong vườn điều B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Kể tên các dụng cụ cần chuẩn bị để trồng điều và nêu các bước tiến hành trồng mới cây điều. - Chọn cây trồng xen trong vườn điều cần tuân theo những nguyên tắc nào?- Nêu các bước trồng điều từ cây con, những điểm cần chú ý khi trồng 2. Bài tập - Thực hành đào hố, lót phân và trồng mới điều - Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 3 ha điều với khoảng cách trồng 6 × 8 m (bao gồm phân chuồng, lân, vôi) C. Ghi nhớ: - Để đảm bảo cây điều con sau trồng phát triển tốt việc đa hố, bón phân lót là bắt buộc. - Cần chọn loại phân chuồng đã hoai để bón - Việc trồng xen cần tiến hành ngay sau khi trồng mới để tăng hiệu quả sử dụng đất, hạn chế cỏ dại. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Trồng mới điều là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng điều được bố trí sau mô đun Nhân giống điều và cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học; - Tính chất: Mô đun bố trí tích hợp giữa phần lý thuyết yêu cầu sinh thái cây điều với các kỹ năng thực hành trồng mới điều; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Nêu được các yêu cầu khí hậu, đất đai với cây điều. - Nêu được các bước chuẩn bị đất và thiết kế vườn trồng điều. - Trồng mới điều đúng kỹ thuật. - Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian(giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ2- 01 Yêu cầu sinh thái cây điều Tích hợp Lớp học, thực địa 9 1 8 MĐ2- 02 Chuẩn bị đất trồng Tích hợp Lớp học, vườn 18 3 14 1 MĐ2- 03 Thiết kế vườn trồng điều Tích hợp Lớp học, vườn 18 3 14 1 MĐ2- 04 Trồng mới Tích hợp Lớp học, vườn 56 6 48 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 105 13 84 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 2. Phương pháp đánh giá * Kiểm tra định kỳ Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài. * Kiểm tra kết thúc mô đun Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 3. Nội dung đánh giá * Phần lý thuyết: - Yêu cầu đất trồng điều, dọn đất và làm đất - Lượng và loại phân bón lót cho cây điều trồng mới * Phần thực hành: - Thiết kế vườn trồng điều - Đào hố, bón lót phân, trồng cây con IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành BÀI THỰC HÀNH số 1 Yêu cầu sinh thái cây điều Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm. Mổi nhóm từ 7-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên (cán bộ cơ sở) Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép theo dõi các thao tác mà giáo viên hướng dẫn II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Giới thiệu phần kiến thức - Diễn giảng - Quan sát hình và các yêu cầu - Trình bày dễ hiểu - Hình ảnh rõ Máy chiếu, máy vi ngoại cảnh cây điều ràng tính 2 Thu thập số liệu khí tượng trong vùng - Liên hệ trạm khí tượng để lấy số liệu - Chuẩn bị người hướng dẫn - Hướng dẫn cách ghi chép các số liệu khí tượng - Cập nhật được số liệu khí tượng gần đây nhất - Đảm bảo đủ các số liệu cần thiết như số giờ nắng trong năm, nhiệt độ bình quân, lượng mưa, độ ẩm bình quân tháng. - Sổ ghi chép - Phương tiện di chuyển 3 Khảo sát một lô đất chuẩn bị trồng - Xác định mức độ dốc - Xem phẫu diện đất đánh giá độ dày tầng canh tác. - Tìm hiều mực nước ngầm qua giếng đào khu vực xung quanh - Đo pH đất - Quan sát phải bao quát hết khu vực - Đánh giá đúng độ dày tầng canh tác qua nhiều mẫu - Đánh giá mức độ chua của đất - Máy khoan phẫu diện đất - Máy đo pH cầm tay - Thước chữ A 4 - Viết thu hoạch - Điều kiện khí hậu trong vùng so sánh đối chiếu với yêu cầu trồng điều - Mức độ phù hợp của lô đất để trồng điều - Viết rõ ràng, chính xác đúng thực tế - Những vấn đề gì đã học được - Nhận xét so sánh sơ bộ giữa lý thuyết và thực tế - bàn - Giấy, bút III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Trạm khí tượng khu vực, lô đất chuẩn bị trồng điều Qui trình thực hiện Giấy bút ghi chép Trang thiết bị của cơ sở chế biến IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP Không tập trung khi nghe hướng dẫn Ghi chép không tỷ mỷ Thái độ qua loa, coi nhẹ việc tham quan kiến tập VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu được các điều kiện ngoại cảnh phù hợp để trồng điều Đối chiếu với bảng câu hỏi Ghi chép đầy đủ các tư liệu về khí hậu và đất đai trong vùng Đủ các số liệu đã hướng dẫn Đánh giá thực trạng khí hậu, đất đai so sánh với yêu cầu tối ưu trồng điều Đối chiếu từng yêu cầu cụ thể giữa lý thuyết và thực tế BÀI THỰC HÀNH số 2 Chuẩn bị đất trồng Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Dọn tàn dư cây trồng trước - Đào gốc cây lớn, chặt cây nhỏ. - Đào sạch gốc cây lớn, nhỏ. Cơ giới hoặc thủ công 2 Diệt cỏ - Dùng dao phát cỏ mọc nổi. - Dùng bình xịt thuốc trừ cỏ - Diệt cỏ triệt để Thủ công hoặc cơ giới 3 Xử lý tàn dư và cỏ dại - Dọn dẹp thu gom tàn dư cây trồng, đá, rác ra khỏi vườn trồng. - Đốt cỏ - Xử lý tàn dư và cỏ dại sạch sẽ Thủ công hoặc cơ giới III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép Các loại dụng cụ làm đất. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Đào gốc cây không triệt để. - Sót cỏ thân ngầm, tàn dư. VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Phát dọn thực bì, chọn biện pháp xử lý - Biện pháp xử lý phù hợp - Dọn sạch tàn dư, cỏ dại Mức độ làm sạch đồng ruộng BÀI THỰC HÀNH số 3 Thiết kế vườn trồng điều Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Thiết kế lô - Cắm mốc phân lô. - Phân lô hợp lý, tiện lợi cho việc canh tác, vận chuyển, thu hoạch - Dây, cọc, thước, sổ ghi chép 2 Xác định hướng trồng - Xác định hướng Bắc – Nam. - Dùng thước chữ A xác định đường đồng mức - Chính xác - thước chữ A 3 Xác định mật độ, khoảng cách - Cắm cọc, căng dây xác định hàng và hố trên hàng. - Xác định đúng khoảng cách - Cọc, dây. • Bài tập: Tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 5 hecta điều với khoảng cách trồng xác định 6 × 8 m. • Lời giải: - Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10.000 m2 5 hecta = 50.000 m2 - Số cây điều trên diện tích trồng = 50.000: (6×8) = 1042 cây - Dự phòng cây trồng dặm 10% = 1042×10/100 = 104 cây • Vậy số cây cần mua = 1042 + 104 = 1146 cây III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép Các loại dụng cụ làm đất. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Cắm cọc không thẳng. - Phân lô không phù hợp. VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Bài tập tính toán Đúng các bước, đáp số Xác định hướng trồng phù hợp Theo độ dốc thực tế của đất Xác định khoảng cách trồng phù hợp Theo điều kiện thực tế đất đai BÀI THỰC HÀNH số 4 Trồng mới Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị phân bón lót - tính toán đủ lượng phân bón cho diện tích trồng - Kiểm tra chất lượng phân Đảm bảo đủ lượng phân 10 – 12 kg phân chuồng/hố Phân đã hoai mục chở ra đồng Giấy, viết Phương tiện vận chuyển 2 Kiểm tra đào hố - Kiểm tra hố theo 3 chiều và thành hố thẳng - Đất mặt tách riêng Đúng kích thước Thước mét, cuốc, xuổng 3 Trộn phân, lấp hố - Trộn đất mặt với phân - Lấp hố - Trộn đều phân và đất Cuốc, xuổng 4 Chuẩn bị cây giống - Chọn cây giống đúng tiêu chuẩn. - Vận chuyển cây đến hố trồng - Chọn cây đúng tiêu chuẩn và đủ số cây - Phương tiện vận chuyển 5 Tạo lỗ - Dùng cuốc đào 1 lỗ nhỏ ở chính giữa hố - Đủ độ sâu, đúng chính giữa hố, thẳng hàng - Cuốc 6 Loại bỏ - Dùng dao sắc cắt bỏ 2 - Không làm vỡ - Dao túi bầu – 3 cm dưới đáy bầu. - Đặt cây xuống chính giữa hố. - Dùng dao rạch 1 đường chiều dọc của bầu và kéo túi nilon ra. bầu. 4 Lấp đất - Lấp đất, nén chặt đất xung quanh bầu. - Không làm vỡ bầu. Cuốc 5 Cố định cây - Dùng cọc cắm sát cây. - Dùng dây buộc cố định cây vào cọc - Không cắm trúng bầu đất. Cọc, dây • Bài tập: Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 3 ha điều với khoảng cách trồng 6 × 8 m (bao gồm phân chuồng, lân, vôi) • Lời giải: Theo cách tính số cây ở bài 3, - Số hố cần bón phân = 30.000/(6 × 8) = 625 hố - Lượng phân chuồng tối thiểu cần có = 625 × 10 kg = 6250 kg - Lượng phân bón mức cao = 625 × 20 kg = 1330000 kg - Lượng lân cần chuẩn bị = 625 × 1 kg = 625 kg - Lượng vôi cần chuẩn bị = 625 × 1 kg = 625 kg (với đất chua) III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép Các loại dụng cụ làm đất. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP - Làm vỡ bầu. - Nén đất không chặt. - Trồng cây không thẳng hàng. VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Bài tập tính toán Đúng các bước, đáp số - Đào hố Theo kích thước quy định - Trồng cây Đúng độ sâu, cây không nghiêng ngả, thẳng hàng - Dọn vệ sinh đồng ruộng Không để sót rác, bao bì sau trồng Tài liệu tham khảo [1]. Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình và ctv., Các giống điều có triễn vọng ở vùng Đông Nam Bộ. [2]. Phạm Văn Biên. Nguyên Thanh Bình. Nguyên Duy Đức. Đào Hữu Hiền. Hồ Huy Cường. Trần Doãn Sơn. Động Văn Tư, Hoàng Vôn Tám. Là Phạm Lán và Thái Xuân Du. 2005. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài "Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thi trường đê phát triển vùng diều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khâu' [3]. Phạm Văn Biên. Nguyễn Thanh Bình. Đặng Đức Hiền. Đặng Vôn Từ Trán Kim Kinh và Hà Thi Minh. 2000. Kết quà nghiên cứu điều năm 1999-2000. Hội nghi Khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT. [4]. Đường Hồng Dật. Cây điều kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển [5]. Vũ Triệu Mân và ctv., 2004. Thành phần bệnh hại cây điều tại vườn điều giống quốc gia Cát hiệp – Phù cát – Bình Định. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999. [6]. Phạm Văn Nguyên, 1991. Cây đào lộn hột. Tổng công ty Vinalimex. [7]. TS. Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2008. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm ức chế sinh trưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và năng suất của cây điều. [8]. Các tư liệu về cây điều thu thập từ website DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU (Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Nguyễn Đức Thiết Chủ nhiệm 2. Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Nguyễn Văn Tân Thư ký 4. Phan Quốc Hoàn Ủy viên 5. Đặng Thị Hồng Ủy viên 6. Phan Hải Triều Ủy viên 7. Nguyễn Thị Thoa Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 1. Bùi Đình Ninh Chủ tịch 2. Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Lưu Thị Thanh Thất Ủy viên 4. Nguyễn Thành Công Ủy viên 5. Trần Minh Đức Ủy viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgoc_giao_trinh_modun_02_4582.pdf
Tài liệu liên quan