Giáo trình thương mại điện tử

Tài liệu Giáo trình thương mại điện tử: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CHƯƠNG 1 ĐHQT HỒNG BÀNG - VB2 - QTKD 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Internet là gì?  Internet là mạng toàn cầu của các mạng kết nối các tổ chức chính phủ, các trường, các viện và các tổ chức kinh doanh. ( Internet is the international computer network of networks that connects government, academic and business institutions. Đại học California Santa Cruz, Mỹ)  Internet là mạng kết nối lẫn nhau giữa các máy chủ.  Internet là mạng kết nối của hàng ngàn mạng và hàng triệu máy tính, kết nối với các đơn vị kinh doanh, trường học,chính phủ, và cá nhân.( Interconnected network of thousands of networks and millions of computers, links businesses, educational institutions, government agencies, and individuals. Đại học Nam Columbia – Mỹ) Lịch sử phát triển  Năm 1969 mạng ARPAnet( the Advanced Research Project Agency – Bộ phận Dự án nghiên cứu cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ) ra đời ( tiền thân của Internet).  Năm 1972 ra đời e...

pdf67 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình thương mại điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CHƯƠNG 1 ĐHQT HỒNG BÀNG - VB2 - QTKD 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Internet là gì?  Internet là mạng toàn cầu của các mạng kết nối các tổ chức chính phủ, các trường, các viện và các tổ chức kinh doanh. ( Internet is the international computer network of networks that connects government, academic and business institutions. Đại học California Santa Cruz, Mỹ)  Internet là mạng kết nối lẫn nhau giữa các máy chủ.  Internet là mạng kết nối của hàng ngàn mạng và hàng triệu máy tính, kết nối với các đơn vị kinh doanh, trường học,chính phủ, và cá nhân.( Interconnected network of thousands of networks and millions of computers, links businesses, educational institutions, government agencies, and individuals. Đại học Nam Columbia – Mỹ) Lịch sử phát triển  Năm 1969 mạng ARPAnet( the Advanced Research Project Agency – Bộ phận Dự án nghiên cứu cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ) ra đời ( tiền thân của Internet).  Năm 1972 ra đời email điện tử  Mạng ARPnet vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without centralized control)  Năm 1982, giao thức internet (NCP) được thay thế bởi giao thức TCP/IP.  Ban đầu internet được sử dụng ở trường học, viện nghiên cứu, quân đội, sau đó chính phủ Mỹ cho phép sử dụng vào thương mại 2. World Wide Web là gì ?  World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web. (World Wide Web is a collection of documents on computers located throughout the world that are connected to each other by clickable hyperlinks. You must need to run a browser program to access the web). Lịch sử phát triển  1989 – 1991: Tim Berners-Lee của CERN phát minh ra Web  1993: Marc Andreesen và đồng nghiệp ở NCSA (National Center for Supercomputing Applications) tạo ra Mosaic, trình duyệt web với GUI chạy trên Windows, Macintosh, or Unix  1994: Andreessen, Jim Clark tìm ra Netscape, tạo ra trình duyệt web thương mại đầu tiên gọi là Netscape Navigator.  1995: Microsoft giới thiệu Internet Explorer là phiên bản của trình duyệt web 3. Mạng nội bộ và mạng mở rộng  Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của internet.  Mạng mở rộng ( Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CHƯƠNG 1 ĐHQT HỒNG BÀNG - VB2 - QTKD 2 4. Thương mại điện tử là gì ? TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và WWW. Lịch sử phát triển  Tiền thân: Sự trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) Không có chức năng của Internet  1995: Khởi đầu của TMĐT  Đầu tiên là những banner quảng cáo  Sau đó, TM ĐT phát triển nhanh chóng ở Mỹ Sự phát triển TMĐT B2C Sự phát triển TMĐT B2B 5. Lợi ích của TM ĐT  Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp  Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng  Tăng doanh thu  Giảm chi phí hoạt động  Lợi thế cạnh tranh 6. Các cấp độ phát triển của TMĐT Cách thứ 1 : 6 cấp độ phát triển TM ĐT  Cấp độ 1: hiện diện trên mạng  Cấp độ 2: có website chuyên nghiệp  Cấp độ 3: chuẩn bị TM ĐT  Cấp độ 4: áp dụng TM ĐT  Cấp độ 5: TM ĐT không dây  Cấp độ 6: Cả thế giới trong một máy tính Cách thứ 2 : 3 cấp độ phát triển TM ĐT  Cấp độ 1: thương mại thông tin  Cấp độ 2: thương mại giao dịch  Cấp độ 3: thương mại tích hợp THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CHƯƠNG 1 ĐHQT HỒNG BÀNG - VB2 - QTKD 3 7. Kinh doanh điện tử và TMĐT Kinh doanh điện tử: có 2 nghĩa • Công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng • Công ty điện tử hoá các hoạt động chức năng bên trong công ty dùng công nghệ của Internet TM ĐT: thực hiện các giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử. 8. Mô hình Kinh doanh điện tử 9. Các mô hình của TM ĐT  Business-to-Consumer (B2C)  Business-to-Business (B2B)  Consumer-to-Consumer (C2C)  Peer-to-Peer (P2P)  Mobile commerce (M-commerce) 10. Unique Features of E-commerce Technology  Ubiquity  Global reach  Universal standards  Information richness  Interactivity  Information density  Personalization/customization  Social technology 11. Thực trạng TMĐT trên thế giới  Theo Google: có hơn 8 tỷ trang web  Theo Whois: có hơn 40 triệu tên miền website đang hoạt động  The Internet World Stats: số người truy cập hơn 800 triệu người, chiếm 12,7% dân số. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CHƯƠNG 1 ĐHQT HỒNG BÀNG - VB2 - QTKD 4 12. Tình hình phát triển Internet thế giới 13. Doanh số TM ĐT toàn cầu (B2B+B2C) 14. Doanh số bán lẻ qua mạng ở Mỹ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CHƯƠNG 1 ĐHQT HỒNG BÀNG - VB2 - QTKD 5 15. Thực trạng TM ĐT ở Việt Nam • Có hơn 10 triệu người truy cập internet, chiếm 12,5 % dân số • Có hơn 17500 website • 2004: sàn giao dịch B2B, các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C ra đời • Doanh nghiệp quan tâm hơn về việc lập website để hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng…. Quan điểm của DN về tác dụng của website CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu khái niệm TMĐT? TMĐT có đặc điểm gì khác so với Thương mại truyền thống? 2. Phân tích các lợi ích của TM ĐT. Sự ra đời của TM ĐT đã tác động như thế nào tới việc thúc đẩy hoạt động marketing và quảng cáo sản phẩm 1 Chương 2 Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử Website là gì?  “Show room” trên mạng Internet . Trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, cho mọi người truy cập bất cứ lúc nào. Ví dụ: www.vnexpress.net, www.google.com, www.alibaba.com, www.tinmoi.vn, www.timnhanh.com.vn.... Là tập hợp một hay nhiều trang web.  Để tạo một website cần 3 yếu tố cơ bản: o Tên miền (domain) o Nơi lưu trữ website ( hosting) o Nội dung các trang thông tin ( web page) 2 3 Mô hình kinh doanh TMĐT (Business Models)  TMĐT làm thay đổi cách mà công ty giao dịch với các công ty khác, với khách hàng và trong nội bộ công ty  Trước khi tham gia vào một dự án TMĐT có vài điều các bạn cần ghi nhớ. Đó là điều gì? Câu trả lời o Hiểu biết về mô hình kinh doanh của chính bạn và thị trường bạn nhắm vào. Thường nó không phải đơn giản như chúng ta tưởng o Hiểu những gì ta chọn để làm với TMĐT: mô hình và các nguyên tắc o Một chiến lược để triển khai các giải pháp TMĐT Khuynh hướng TMĐT ngày nay o Sự sa sút mạnh mẽ của các nhà bán lẻ trên mạng – những người không có cửa hàng thật o Thu nhập từ quảng cáo trên nhiều website đã sút giảm trầm trọng o Khách hàng tìm đến website của những cửa hàng thật mà họ tin tưởng. Họ cũng ít quan tâm hơn đối với việc so sánh giá cả. o Chính vì vậy một số site dựa vào việc cung cấp khả năng so sánh giá cả cho khách hàng đã không còn tìm thấy điểm mạnh của họ nữa Mô hình kinh doanh.. o Từ trước khi có sự ra đời của WWW, các nhà công nghiệp đã nghĩ đến email như là 1 phương tiện có thể khai thác cho kinh doanh o Kinh nghiệm cho thấy không có mô hình chuẩn về TMĐT từ trước. Những người thành công là những người biết tự sáng tạo ra mô hình kinh doanh cho riêng mình o Đặc tính của những người thành đạt là  Trẻ  Có tinh thần sáng lập doanh nghiệp  Chấp nhận rủi ro 1. MÔ HÌNH BẢNG HIỆU (Poster/Billboard model)  Đăng các thông tin để cho người khác đọc và ra quyết định  Email và địa chỉ doanh nghiệp được đưa lên tất cả các phương tiện thông tin và giao dịch  Quảng cáo, giấy tiêu đề, bảng ghi nhớ, fax và danh thiếp  Trang web có khả năng hồi đáp tự động  Địa chỉ web xuất hiện trong các email mà công ty gửi đi  Chi phí thấp cho người mới khởi sự  Ví dụ: Biti’s www.bitis-vn.com, Phở 24 (www.pho24.com.vn)  Site của họ cung cấp thông tin về SP và địa chỉ các chi nhánh bán hàng.  Họ làm sẵn trang liên hệ để khách hàng gửi thông tin cho họ khi cần mua SP.  Khách hàng cũng có thể liên lạc bằng điện thoại, fax hay bằng thư (có ghi trên web của họ) 4  Ví dụ: EducationPlanet  The Education Planet Newsletter brings you this week's top educational sites, news stories and featured "Curriculum Corners" as selected by our team of teacher reviewers. Please visit the Education Planet site at to access over 100,000 educational resources including 16,000 lesson plans.  Education Planet o Hình thức:  Gửi email đến khách hàng  Trỏ về địa chỉ web có nội dung cập nhật  Trên email luôn có địa chỉ URL của các trang cập nhật giúp hướng khách hàng đến trang cần tìm  Cách thức trình bày thông dụng trên email  Tạo trang HTML và gửi thẳng theo đường email đến khách hàng  Luôn có các siêu liên kết (hyperlink) trong các trang HTML giúp khách hàng có thể tìm đến trang ‘quảng cáo’ khi cần  Dùng trang HTML là phương cách hiệu quả vì dung lượng nhỏ, dễ gửi và dễ nhận  Có thể trình bày hình ảnh động và tĩnh giúp email thêm sinh động và thu hút  Ví dụ khác: cyberconsult.com.au  Cung cấp miễn phí một số thông tin cơ sở về e-commerce để thực hiện tư vấn chuyên sâu cho khách hàng quan tâm  Sử dụng email và nhiều phương tiện truyền thông thông thường khác để quảng cáo website và dịch vụ tư vấn của họ 5  Lưu ý  Điểm chính yếu cần làm trong mô hình này là cho khách hàng biết địa chỉ (email, web, hay địa chỉ thông thường) và cách liên hệ với doanh nghiệp.  Công việc bán hàng sẽ được thực hiện sau đó. 2. Mô hình những trang vàng (Yellow Pages Model)  Tạo ra 1 bảng danh mục (Menu) cho phép trỏ đến các nguồn thông tin hay địa chỉ nơi cung cấp sản phẩm  Khách hàng có thể tìm thông tin bằng cách ‘search’ bằng tên, ngành công nghiệp hay loại hình kinh doanh  Có thể tạo ra trên server Gopher, Bulletin Board, Web hay Máy chủ thông tin khu vực rộng (Wide Area Information Server (WAIS)) o WAIS là một hệ thống công cụ tìm kiếm văn bản sử dụng giao thức chuẫn ANS Z39.50 để tìm cơ sở dữ liệu đã được đánh số (index) trên máy tính từ xa  Đầu tư nhiều vốn Mức chi tiêu cho Yellowpages Mặc dù chi tiêu cho Yellow Pages trên Internet còn kém xa mức chi tiêu cho phương tiện này trên giấy, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy mức chi tiêu này sẽ tăng 6 3. Mô hình brochure điều khiển (Cyber Brochure Model)  Là dạng brochure với chức năng cung cấp thông tin và phân loại sản phẩm  Các thông tin thường chi tiết hơn mô hình yellow page  Phạm vi thường tập trung trong phạm vi một doanh nghiệp  Ví dụ: www.moorcroft.com o Cung cấp chi tiết các thông tin chi tiết về SP và cách làm SP sứ của họ o Cho phép xem thư mục các mặt hàng theo thể loại và tên o Chi tiết về giá cả cũng được hiển thị o KH cần điền vào mẫu đơn đặt hàng được thiết kế sẵn để yêu cầu SP o Không có khả năng bán hàng trực tiếp từ website 4. Mô hình quảng cáo (Advertising Model)  Là các trang web có công cụ tìm kiếm  Cung cấp các không gian quảng cáo trên trang web  Một số trang web còn có khả năng ‘quảng cáo theo yêu cầu’. Chẳng hạn bạn đang tìm kiếm một loại thông tin nào đó, banner có chứa thông tin về SP tương ứng sẽ xuất hiện  Mô hình này thích hợp cho các doanh nghiệp  cung cấp dịch vụ trên mạng  Cross-marketing: tiếp thị cho nhiều mặt hàng  Ví dụ site bán xe cơ giới có thể giới thiệu thêm các xe cũ, cho thuê xe... 7 5. Mô hình đăng ký: emarketer.com  Là loại mô hình website chỉ dành cho hội viên và khách hàng  Mô hình này được ‘mượn’ từ mô hình xuất bản  Tương tự như khi KH đăng ký báo định kỳ hàng tháng hay hàng quí  Hình thức này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp có SP có thể phân phối trực tiếp trên mạng như báo chí, phần mềm... 8 6. Mô hình cửa hàng ảo (Virtual Storefront Model)  Dịch vụ thông tin hoàn hảo  Giúp làm tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ ngay trên mạng  Mua bán trực tiếp từ website  Là mô hình hoàn hảo nhất trong các mô hình kinh doanh  Ví dụ: amazon.com  Site bán lẻ trên mạng lớn nhất thế giới  Có hơn 3 triệu đầu sách và nhiều mặt hàng khác  Thanh toán trực tiếp  Nhiều chức năng ngoạn mục khác:  Wish-list  Cấp password tự động  Giới thiệu SP tương tự . 9 7. Mô hình đấu giá (Auction Model)  Mô hình cho phép người mua và người bán tham gia trên một cửa hàng ảo do mình tạo ra  Dùng để tìm kiếm SP hay mua SP với giá tốt nhất 10  Ví dụ: Priceline.com o www.priceline.com còn là mô hình đảo ngược của đấu giá (Reserve Auction Model): cho phép khách hàng chọn giá theo ý muốn và nhà cung cấp sẽ căn cứ vào đó để quyết định bán SP o Kể từ khi thành lập: (4/1998), đã bán:  12 triệu vé máy bay  6 triệu đêm khách sạn 11 8. Mô hình hội thương (Affiliate Model)  Mô hình kêu gọi các chủ website tham gia làm các dịch vụ của một website nào đó  Mô hình www.amazon.com kêu gọi sự tham gia của các website khác làm điểm giới thiệu phân phối cho amazon 12 9. Mô hình hội thị (Portal Model)  Là mô hình cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet trên cùng một địa điểm  Phần lớn hội thị cung cấp một số dịch vụ miễn phí như công cụ tìm kiếm, tin tức trong và ngoài nước, nơi truy tìm hàng bán, email hay phòng thoại (chat room)  Ví dụ: Sino.net có khoảng 16,000 hotels trong thư mục mà khách thuê phòng có thể đặt trực tiếp qua Internet 13 II. Các lưu ý để triển khai thành công mô hình kinh doanh  Không chỉ riêng công nghệ là vấn đề chính  Kinh doanh cũng là vấn đề quan trọng  Khách hàng mục tiêu cần gì?  Xác định và tái xác định mục tiêu kinh doanh o Tỉ lệ hoàn vốn o B2C hay B2B o Thị trường hải ngoại? o Đối thủ cạnh tranh của ta đang làm gì?  Qui mô của dự án o Thời gian và thời lượng o Ngân sách o Tài nguyên (bao gồm các yếu tố phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty) Các lưu ý...  Sự tương thích với hệ thống hiện tại của công ty o Hệ thống quản lý sổ sách, chứng từ, theo dõi khách hàng... o Có đủ nhân lực với kỹ năng cần thiết không  Thiết kế website o Ai sẽ làm công việc đó o Ai chịu trách nhiệm bảo trì Cần xây dựng chiến lược dưới dạng văn bản  Có căn cứ để đối chiếu và theo dõi  Cần xác định hình thức của Storefront và Shopping Cart o Có một số chuẩn mực cho các hình thức này (xem www.ecml.org) o Ngôn ngữ này tiêu chuẩn hóa một số bộ phận dùng trong shopping cart  Duy trì Catalog  Marketing  Các tác vụ đặt hàng  Dịch vụ khách hàng, bao gồm cả Bulletin Board  Môi trường phát triển Bài tập 1. Viếng thăm website www.chodientu.vn và mô tả chi tiết mô hình kinh doanh này 2. Mô tả mô hình đảo ngược đấu giá của www.priceline.com 3. Mô tả mô hình hội thị của www.ninemsn.com.au 1 CHƯƠNG 3 : MARKETING QUA MẠNG INTERNET NỘI DUNG  Marketing điện tử  Một số cách e-Marketing cơ bản  Cách thức thu hút người xem  E- Marketing dành cho DN sản xuất và XK  E- Marketing dành DN sản xuất và dịch vụ  Tối ưu hoá website I. MARKETING ĐIỆN TỬ LÀ GÌ  Quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và . tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet. (Phillip Kotler)  Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử (Nguồn: Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000)  Về cơ bản, marketing điện tử được hiểu là các hoạt động marketingđược tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, mobile, PDA… còn mạng viễn thông có thể là internet, mạng thông tin di động… MỘT SỐ CÁCH e-MARKETING CƠ BẢN  Đăng ký địa chỉ website, từ khoá, lĩnh vực của website với một vài bộ t.m kiếm chính  Đăng ký địa chỉ website với các danh bạ  Trao đổi link với các website khác  Đặt banner quảng bá website trên các trang website nổi tiếng  Đăng rao vặt giới thiệu website  Email marketing… ĐIỂM KHÁC BIỆT SO VỚI MARKETING TRUYỀN THỐNG  Tốc độ giao dịch  Thời gian hoạt động  Phạm vi hoạt động  Đa dạng hoá sản phẩm  Tăng cường quan hệ khách hàng  Tự động hoá các giao dịch  e-Marketing là xu hướng của xã hội QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN E-MARKETING: 3 giai đoạn phát triển:  Website thông tin; catalogue điện tử  Website giao dịch: tiến hành các giao dịch, tự động hoá quy tr.nh giao dịch, đo lường giao dịch, dịch vụ thanh toán  Website tương tác: liên kết các website/hệ thống thông tin của các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối,.. Phối hợp các quy trình sản xuất kinh doanh (các hảng ô tô, máy tính,…) II. ỨNG DỤNG CỦA E-MARKETING 1. Nghiên cứu thị trường  Điều tra thị trường, thị hiếu khách hàng trực tuyến  Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 2. Đánh giá hành vi khách hàng  Khách hàng đến từ đâu? Quan tâm đến sản phẩm nào? Lựa chọn h.nh ảnh sản phẩm, giá cả, điều kiện giao hàng,..  Các yêu cầu cá biệt hoá sản phẩm? 3. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu  Khách hàng đến từ đâu -> kênh marketing 4. Định vị sản phẩm  Xem nhiều nhất, giá thấp nhất, mua nhiều nhất, hỏi hàng nhiều nhất,… 2 5. Chiến lược marketing hỗn hợp  Sản phẩm mới: phải rút ngắn chu kỳ sản phẩm  Giá: biến đổi cập nhật, phù hợp với từng nhóm khách hàng, thị trường  Phân phối: hữu hình, vô hình  Xúc tiến: nhiều kênh e-marketing 3 E-marketing trong nghiên cứu thị trường  Phỏng vấn nhóm khách hàng  Thông qua forum  Thông qua e-conference  Phỏng vấn các chuyên gia  Gửi phỏng vấn đến các chuyên gia qua mạng  Điều tra theo bảng câu hỏi  Đưa bảng câu hỏi vào các website E-marketing trong đánh giá hành vi khách hàng  Phân tích hành vi mua sắm  Khách hàng xem hàng gì?  Khách hàng mua hàng gì?  Mặt hàng gì xem nhưng không mua ?  Mặt hàng g. được mua cùng với nhau? 4  Quảng cáo nào được xem nhiều nhất  Quảng cáo nào được xem nhiều nhưng không bán được hàng  Mặt hàng nào ít được xem, ít được mua?  Các mặt hàng thay thế?  Phân chia theo giai đoạn mua hàng  Xác định nhu cầu  Tìm kiếm thông tin  Đánh giá các lựa chọn  Hành động mua  Phản ứng sau khi mua E-Marketing trong phân đoạn thị trường  Marketing truyền thống o Địa lý: thành thị, nông thôn, vùng miền khác nhau o Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo o Tâm lý: cá tính, địa vị xã hội, phong cách sống o Hành vi: thói quen sinh hoạt, mua sắm, tiêu dùng....  e-Marketing phân đoạn thị trường o Người xem hàng hoá (viewers): Cần tạo ấn tượng, thông tin hỗ trợ o Người mua hàng hoá (shoppers): giỏ mua hàng o Người tìm hiểu hàng hoá (seekers) Công cụ so sánh, tìm kiếm Marketing điện tử gồm  Marketing trực tiếp  Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo kiểu bấm nút  Dịch vụ khách hàng thông qua các công cụ trên web và Internet như chat, voice, video conference,  Thực hiện các điều tra . kiến khách hàng tự động bằng các câu hỏi trên web  Đăng ký trên các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử  Tổ chức các diễn đàn để tìm hiểu ý kiến khách hàng Phương pháp quảng cáo  Pop-up ad Một quảng cáo xuất hiện trước, sau, và trong quá trình lướt trên Internet hay khi gửi e- mail  Pop-under ad Một quảng cáo xuất hiện bên dưới trình duyệt windows hiện tại, khi người dùng đóng cửa sổ kích hoạt thì họ sẽ thấy quảng cáo  Interstitial Một trang web tạo sự chú ý của người sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn. L Loại này giống với quảng cáo trên ti vi chen ngang vào các chương trình 5 Các công cụ e-marketing chính  Tạo thuận lợi cho các công cụ tìm kiếm: title  Đăng ký vào các công cụ tìm kiếm, Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm  Kết nối với những công ty làm ăn trực tuyến khác – Trao đổi logo – banner - link  Xây dựng mạng lưới với những công ty có hoạt động thương mại điện tử khác có khả năng sẽ có lợi. Bởi vậy nên link tới họ.  Đăng ký vào các danh bạm, Đăng ký vào các sàn TMĐT  Tần suất cập nhật?  Sử dụng email marketing,   CSDL, Công cụ gửi, Tiêu đề, Nội dung, Tần suất lặp lại  Sử dụng postmail, In brochure, tờ rơi  Quảng cáo trên trang tin online, Quảng cáo báo, Quảng cáo billboard  Quảng cáo địa chỉ website của bạn bằng nhiều hình thức khác nhau.  Viết địa chỉ web lên : Danh thiếp, túi hàng, quà lưu niệm vân vân.  Gửi mail tới những nhóm khách hàng hoạc những nhóm khách hàng tiềm năng 6 7 Tỷ lệ thành công thu hút khách hàng  500.000 người nhận được thông điệp quảng cáo  10.000 người xem thông điệp  900 người đánh giá các lựa chọn  500 người thực hiện mua à tỷ lệ: 0.1%  80 người tiếp tục quay lại mua (16%) III. MUA BÁN QUẢNG CÁO Mua quảng cáo trên mạng  Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo  Bước 2: Lựa chọn site cho quảng cáo  Bước 3: Chi trả để thực hiện quảng cáo  Định giá cho 1000 lần triển khai quảng cáo  Định giá theo hành động  Định giá kiểu kết hợp  Bước 4: Phân bổ ngân quỹ cho chiến lược Q/C và đánh giá hiệu quả Q/C Bán quảng cáo trên mạng  Thứ nhất: chỉ ra và phân loại được những gì mình bán  Thứ hai: chuẩn bị nền tảng thiết yếu cho Site  Thứ ba: Nghiên cứu và hiểu rõ được nhu cầu mối quan tâm của khán giả vào Site  Thứ tư: định giá, giảm giá và những ưu đãi đặc biệt  Thứ năm: Xây dựng chương tr.nh quảng cáo giới thiệu  Thứ sáu: thực hiện bán quảng cáo  Thứ bảy: xây dựng đội ngủ bán hàng IV MỘT SỐ “CHIÊU THỨC” E-MARKETING  Chiến lược marketing lan truyền  Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng được với nhau  Quyền lợi của người giới thiệu  Trả tiền cho click: o Pay per click: tiền được trả tính trên mỗi click o Pay per lead: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có tham gia một hành động nào o Pay per sale: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang  website A và người đó có mua sản phẩm hay dịch vụ từ A (tính theo % trị giá giao dịch) V. CÁCH THỨC THU HÚT NGƯỜI XEM  Xây dựng cộng động o Tạo “sân chơi” cho những người yêu thích lĩnh vực nào đó o Diễn đàn  Nội dung o Khách hàng muốn g.? o Những thông tin nào bổ ích cho họ? o Sự tiện lợi  Phần thưởng VI. LÝ DO ĐƯA INTERNET VÀO MARKETING 1. Internet - điểm đến để tim kiếm thông tin 2. Internet - điều kỳ vọng của khách hàng 3. Qua Internet, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng 4. Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu 5. Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng 6. Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng 8 7. Internet mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi nhất, linh động nhất cho khách hàng 8. Internet truyền cảm giác về một nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo, toàn diện. 9. Internet cho phép người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt 10. Internet hiện diện khắp nơi trên thế giới E-marketing cho DN SX và XK o Có nơi để trưng bày sản phẩm trên Internet : website của công ty. o Xây dựng e-catalogue trên các sàn giao dịch quốc tế o Đăng tải các thông tin giới thiệu công ty, sản phẩm trên các sàn giao dịch quốc tế o Đầu tư marketing website của mình o DN tự giới thiệu m.nh với các nhà nhập khẩu quốc tế o Đăng rao vặt trên các website rao vặt như: www.raovat.net, www.webraovat.net www.raovat.vn o Có ít nhất một trang web để giới thiệu về hình ảnh thông tin sản phẩm o Nếu không cần xây dựng website, DN có thể tạo một trang web giới thiệu về m.nh và “gửi” nó lên website liên quan. Tìm kiếm đối tác trực tuyến 1. Các Tổ chức xúc tiến thương mại o Bộ Thương mại Mỹ: o Bộ nông nghiệp Mỹ: o Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Mỹ (AAEI) o Bộ công nghiệp và thương mại Singapore : o Tổ chức xúc tiến ngoại thương của Nhật (JETRO): www.jetro.go.jp o Liên đoàn các tổ chức thương mại quốc tế (Federation of International Trade Associations) tại website o Phòng thương mại quốc tế tại Paris: o Phò.ng thương mại Mỹ tại New York: o Phòng thương mại quốc tế Singapore: o Phòng thương mại và công nghiệp Nhật bản: 9 2. Các danh bạ Internet o Danh bạ của Trung tâm thương m ại thế giới: . Tại đây có danh bạ các công ty và cho phép đăng k. c ác cơ hội kinh doanh, được chia theo cả ngành hàng và khu vực địa l., đồng thời có những liên kết đến các danh bạ khác o Danh bạ các doanh nghiệp Châu Âu, cung cấp thông tin của hơn 500.000 công ty tại 36 nước, địa chỉ: www.europages.com o cung cấp thông tin về khoảng 1,5 triệu công ty trên 6 0 nước và 23 triệu sản phẩm, phân chia theo khu vực địa lý và mặt hàng. Địa chỉ: www.kompass.com o Địa chỉ , giới thiệu 240.000 công ty cung ứng có tiềm năng tại 10 nước o World Trade Association, địa chỉ gồm 300 thành viên ở 180 nước, cung cấp danh bạ gồm 140.000 nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp liên quan o Danh bạ các doanh nghiệp của các nước cụ thể, ví dụ danh bạ các công ty của Nhật 3. Khai thác các sàn TMĐT B2B: o Alibaba: www.alibaba.com o EC21: www.ec21.com o VNemart: www.vnemart.com.vn o ASEAN ICT: www.aseanict.com o Danh sách một số e-market place (cổng B2B) có thể tham khảo trên Yahoo tại địa chỉ: 4. Các sở giao dịch hàng hoá trên thế giới: o Sở giao dịch hàng hoá Chicago: o Sở giao dịch hàng hoá Châu Âu: o Sở giao dịch hàng hoá Tokyo: www.tocom.or.jp o Sở giao dịch hàng hoá New York: www.nymex.com Marketing B2B và B2C 1. Marketing B2B Marketing B2B được hiểu là marketing hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp, các tổ chức dùng để tiếp tục SX hoặc bán hàng cho khách hàng ở thị trường công nghiệp  Hàng hoá mua bán để phục vụ cho SXKD => Marketing dài hạn  Tính phức tạp của quá tr.nh mua bán lớn hơn nhiều so thị trường tiêu dùng.  Thị trường B2B có xu hướng ngày càng có nhiều khách =>Kênh marketing trực tiếp và bán hàng tận tay rất phù hợp và khả thi về kinh tế Nội dung Marketing của nhà cung cấp:  Các kế hoạch marketing phải dựa trên phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng  Chọn kênh phân phối thích hợp cho từng đối tượng khách hàng  Thực hiện tốt các giao dịch thương mại, HĐ kinh tế  Các biện pháp nhằm củng cố tăng cường lòng tin đối với khách hàng Những cơ hội mà Internet mang lại cho Marketing B2B  Internet làm cho chi phí hoạt động tăng hiệu quả của quá tr.nh quản l. chuỗi cung ứng  Internet tạo điều kiện cho những người làm Marketing B2B nhiều khả năng tác động qua lại  Giảm chi phí quản l. quá tr.nh chuyển tài liệu, tăng thêm thông tin về nhà cung cấp, giảm thời gian vận chuyển hàng hoá.  Internet làm tăng khả năng công nghệ hỗ trợ thu thập kiến thức ở nhiều thị trường B2B, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn mua sản phẩm 2. Marketing B2C a. Siêu thị ảo: Siêu thị ảo tổ chức và hoạt động theo nguyên lý của mô hình B2C. Có 3 bên tham gia: - Người mua - Người bán 10 - Ngân hàng: cung cấp thông tin về giá trị của thẻ tín dụng, khả năng thanh toán của thẻ, chuyển tiền vào tài khoản của người bán khi nhận được hoá đơn mua hàng có chữ ký người mua b. Quy trình công nghệ marketing của siêu thị ảo - Công nghệ mặt hàng bán lẻ của siêu thị ảo - Công nghệ xúc tiến và chào hàng thương mại - Công nghệ nghiệp vụ bán lẻ và thanh toán điện tử XẾP HẠNG WEBSITE  Alexa (www.alexa.com) Alexa là công cụ đánh giá thứ hạng trang Web dựa trên hai chỉ số chính:  Số trang web được người dùng xem (page view) và  Số lượng người truy cập trên trang web đó (page reach) Quantcast (www.quantcast.com)  11 Netcraft (news.netcraft.com) Compete (www.compete.com) Ranking ( www.ranking.com) 12 Webometrics (www.webometrics.info): Xếp hạng các trường ĐH. Webometrics chấm điểm và xếp hạng trang web của các trường đại học với bốn chỉ số:  Kích thước (Size): tính theo số lượng trang web xuất hiện dưới cùng một tên miền (domain) trên 4 công cụ tìm kiếm Google, Yahoo!, Live Search và Exalead  Khả năng nhận diện (Visibility): tính theo số các đường dẫn từ bên ngoài đến các kết nối bên trong trên một tên miền  Số lượng file (Rich File): tính theo số lượng các loại file .doc, .pdf, .ps và .ppt có thể truy xuất từ một tên miền.  Scholar: tính theo số lượng các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học và các trích dẫn (citations) trên một tên miền thông qua việc t.m kiếm với công cụ Google Scholar Hiểu đúng thứ hạng Webometrics đưa ra là: “Những trường có vị trí cao là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng” hay “đây là những trang web cung cấp dồi dào các thông tin khoa học” CAU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày những hiểu biết của mình về marketing trong thời đại công nghệ thông tin và thương mại điện tử 2. Trình bày phương pháp nghiên cứu thị trường trên Internet? 3. Phân tích các phương pháp marketing B2B và B2C của siêu thị ảo 13 Đặc điểm riêng của Marketing điện tử Những điểm khác biệt so với marketing truyền thống • Tốc độ: tốc độ giao dịch nhanh hơn. • Liên tục 24/7: hoạt động liên tục, không gián đoạn. • Phạm vi: mở rộng ra phạm vi toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ thấp, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường. • Đa dạng hóa sản phẩm: khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia xẻ thông tin qua Internet. • Khả năng tương tác: chia xẻ thông tin với khách hàng 24/7. • Tự động hóa: các giao dịch cơ bản. • Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn. • Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hoá số hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn). • Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn... Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn. Tiến hành hoạt động Marketing trên Internet có thể loại bỏ những trở ngại nhất định về sức người. Chương trình Marketing thông thường, chưa có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động Marketing Internet. Market- ing Internet có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết (Death of Time). Ví dụ như hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, Marketing Internet có một ưu điểm hơn hẳn so với Marketing thông thường là nó đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh. Không gian: Phạm vi toàn cầu/không phụ thuộc không gian . Marketing qua Internet có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thông qua Internet, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật, Úc với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất. Ở đây, Marketing Internet đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý (Death of Distance). Thị trường trong Marketing Internet không có giới hạn, cho phép doanh nghiệp khai thác được triệt để thị trường toàn cầu. Đặc trưng này của Marketing Internet bên cạnh những lợi ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách thức đối với các doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý giữa các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ nhạt thì việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong phạm vi một quốc gia, nay càng trở nên khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạm vi quốc tế. Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình lập kế hoạch Marketing của mình. Đa dạng hoá sản phẩm Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng ảo (Virtual Stores) ngày càng hoàn hảo. Chỉ cần ngồi ở nhà, trước máy vi tính kết nối Internet, không phải tốn công đi lại, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc mua sắm như tại các cửa hàng thật. Các siêu thị máy tính ảo, các phòng tranh ảo, các cửa hàng trực tuyến, các nhà sách ảo... đang ngày càng trở nên sống động và đầy thú vị. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa chỉ (trang Web bán hàng trên mạng) của các “cửa hàng ảo” hoạt động kinh doanh thành công trên mạng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. www.amazon.com: cửa hàng bán tất cả các cuốn sách cho mọi khách hàng trên thế giới, hiện nay bán rất nhiều mặt hành với mục tiêu phấn đấu thành công ty bán lẻ lớn nhất thế giới www.dell.com: cung cấp giải pháp CNTT đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. • Giảm sự khác biệt về văn hoá, luật pháp, kinh tế. • Luật mẫu về Thương mại điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử. • Môi trường Internet có tính toàn cầu, sự khác biệt về văn hoá của người sử dụng được giảm đáng kể. • Trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được loại bỏ. Trong Marketing thông thường, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng, hàng hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới... Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường thường kém kịp thời. Ngoài ra, do- anh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận thu được cho các bên trung gian.... Nhưng với Marketing Internet, những cản trở bởi khâu giao dịch trung gian (Death of Intermediaries) đã hoàn 14 toàn được loại bỏ. Nhà doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các website, gửi e-mail trực tiếp, các diễn đàn thảo luận... Marketing trực tuyến Bằng việc ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra được một kênh Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing trực tuyến. Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được số liệu thống kê trực tuyến, đánh giá ngay được hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình - điều không thể nào làm được trong Marketing thông thường. Ví dụ như, trang web của doanh nghiệp được lắp đặt hệ thống đếm số lần truy cập. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thống kê được một cách chính xác số người quan tâm đến trang web của mình ở bất kỳ thời điểm nào. Hàng hoá và dịch vụ số hoá Khác với Marketing thông thường, khách thể trong Marketing In- ternet có thể là hàng hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các tài liệu (văn bản, sách báo...), các dữ liệu ( số liệu thống kê...), các thông tin tham khảo hay các phần mềm máy tính.... Các phần mềm, báo và đĩa CD âm nhạc rồi sẽ không cần thiết phải đóng gói và phân phối tới các kho hàng, các kiốt bán hàng hay đến nhà nữa, chúng có thể hoàn toàn được phân phối qua mạng Internet dưới dạng hàng hoá số hoá (digital goods). Và tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư vấn, giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế... cũng đang sử dụng Internet để làm thay đổi phương thức kinh doanh của họ. Những người đi nghỉ giờ đây có thể tìm thấy thông tin về các thành phố mà họ dự định đến thăm trên các trang web, từ những thông tin hướng dẫn giao thông, thời tiết cho đến các số điện thoại, địa chỉ.... Những khách sạn có thể mô tả về vị trí cùng với các bức ảnh về tiền sảnh, phòng khách và các phòng ngủ của họ. Các hãng kinh doanh bán vé máy bay có thể cung cấp các công cụ đặt chỗ thông qua các trang web cho khách hàng sử dụng... Những đặc điểm riêng của Markeing điện tử có nguồn gốc từ đâu? • Internet cho phép liên lạc liên tục, mọi nơi, mọi lúc. • Thông tin số hóa có thể trao đổi gần như vô hạn. • Khả năng liên kết với mọi phương tiện thông tin truyền thống: điện thoại, fax, TV… • Khả năng trình bày thông tin hoàn hảo: âm thanh, hình ảnh, động… Bản chất Marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình quá trình trao đổi thông tin và kinh tế, từ việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch 4Ps đối với sản phẩn, dịch vụ, ý tưởng đến tiến hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống. Thay vì marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ, điện thoại, fax... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Marketing điện tử chỉ cần sử dụng Internet. để tiến thành tất cả các hoạt động khác của Marketing Internet như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng... đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet. 10 lý do nên đưa Internet vào chiến lược Marketing Điều này đã không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong thời đại mà nền kinh tế mạng đang giữ vai trò thống soái. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều công ty, cả nhỏ lẫn lớn, chưa xây dựng được cho mình một chiến lược tiếp thị qua Internet. Bắt đầu từ năm 1994, bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử dụng Internet để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai lầm lớn. Với các tổ chức hiện nay vẫn chưa ý thức được hiệu quả của việc tiếp thị qua Internet, chúng tôi sẽ đưa ra 10 lý do tại sao họ nên cân nhắc để tiến hành tiếp thị thông qua Internet. 1. Internet- điểm đến để tìm kiếm thông tin Có lẽ lý do quan trọng nhất để các công ty cần có một chiến lược tiếp thị trên Internet là sự thay đổi ở cách thức các khách hàng tìm kiếm thông tin. Mặc dù số lượng hách hàng thăm viếng các cơ sở kinh doanh truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người sử dụng Internet như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt, họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cánh cổng của tri thức và các trang tìm kiếm hiện nay đang trở thành nơi được những người sử dụng Internet truy cập nhiều nhất. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng Internet bây giờ đã và đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người tiêu dùng. Và bởi vậy, nếu muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, họ không thể đứng ngoài sân chơi lý tưởng này. 2. Internet – điều kỳ vọng của khách hàng Internet không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các sản phẩm cũng như thực hiện việc mua bán một cách đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các khách hàng trẻ tuổi. 15 Tại nhiều nước trên thế giới, chứng “nghiền” Internet đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Khi các thành viên này trở thành người quản lý gia đình và doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ mong đợi sự hiện diện của các sản phẩm/dịch vụ của công ty mình trên Internet. 3. Qua Internet, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng Là một công cụ thu thập thông tin, Internet đóng vai trò vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của khách hàng. Mỗi khi có người ghé thăm một trang web, chắc chắn họ đã để lại một số “dấu vết” trên trang web đó: họ đã kích vào mục nào, họ đã mua bán món hàng gì… và hàng loạt các thông tin khác. Khi gắn kết phương thức nhận biết khách hàng, ví dụ như các công cụ truy nhập, các chuyên gia tiếp thị có thể biết được khách hàng quay trở lại trang web của mình như thế nào. Việc nắm bắt được các hành vi và sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và nếu làm được việc này, bạn sẽ có thể biến họ trở thành những khách hàng “ruột” của mình. 4. Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu Cách làm hiệu quả nhất đối với các chuyên gia tiếp thị là nhắm vào những ai đang quan tâm đến những thứ mà họ chào bán. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng thực hiện chút nào. Người ta có thể đang ném tiền qua cửa sổ khi các clip quảng cáo trên truyền hình không chuyển tải được thông điệp cần thiết đến khách hàng mục tiêu chỉ vì người tiêu dung đang ngày càng trở nên bội thực với hằng hà sa số các quảng cáo. Trong khi đó, Internet lại là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người, mà là hàng triệu triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt bởi biên giới địa lý này. 5. Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng Bất kể khách hàng có thích sản phẩm hay không, Internet đã tỏ ra là công cụ rất tốt để thúc đẩy các trường hợp tiêu dùng mang tính tùy hứng. Sự tiến bộ của công nghệ cao có thể giúp các ông chủ doanh nghiệp dễ dàng làm được việc này. Chỉ cần đưa ra các gợi ý về sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thái độ, tâm lý của khách hàng, các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đã có thể tổ chức tốt các giao dịch trực tuyến. Tâm lý thích mua trước trả sau, thích mua nhiều để được giảm giá… của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến chính là điều mà các công ty kinh doanh mạng quan tâm, khai thác triệt để. Tuy nhiên, việc nhiều khách hàng trở thành con nợ trong thời gian dài cần có sự kiểm soát vì nếu khách hàng nợ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của cácnhà tiếp thị trực tuyến. 6. Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng Trong thời đại bùng nổ của Internet, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể phát triển lượng khách hàng trung thành khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thỏa mãn được nhu cầu cá nhân của từng khách hàng. Điều này cho phép các chuyên gia marketing trực tuyến thực thi các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu của khách hàng mà theo đó, khách hàng có thể được thoải mái, tự do lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mà họ yêu thích. Bản chất tương tác của Internet cho phép nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng bạn, giúp cho việc lựa chọn mua sắm của bạn trở nên dễ dàng. 7. Internet mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi nhất, linh động nhất cho khách hàng Internet là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Internet cho phép khách hàng xem sản phẩm mẫu trên mạng, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, biệt thự… Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi xem quảng cáo. Trước khi có Internet, công cụ quảng cáo phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là gọi điện để mua hàng thông qua các kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí. Tuy nhiên, việc chuyển khách hàng từ trạng thái không vận động (ví dụ như ngồi xem tivi) sang trạng thái vận động (ví dụ khi nhấc máy điện thoại lên và quay số) là không hiệu quả so với việc họ có thể nhấp chuột trực tiếp lên các mẩu quảng cáo để từ đó đưa ra quyết định của mình. 8. Internet truyền cảm giác về một nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo, toàn diện. Internet dễ dàng biến các nhà phân phối và đại lý trở thành nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, toàn diện. Không như các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống, các trang web bán hàng trực tuyến tạo cho người tiêu dùng cảm giác tốt đẹp về nhà cung cấp. Thông quan trang web, người tiêu dùng dễ có cảm giác rằng, các cửa hàng kinh doanh trên mạng có một “cơ ngơi” hiện đại với nhiều chủng loại sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty lên trang web, tuy nhiên, phía sau đôi khi “nhà sản xuất” lại là một đối tác kinh doanh truyền thống khác. Chỉ cần có sự thỏa thuận, sắp đặt về thời gian giao nhận hang hóa, phương tiện vận chuyển sản phẩm…, bạn đã có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng có nhu cầu. . Với cách sắp đặt như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy như 16 mình đang làm ăn trực tiếp với các nhà cung cấp cùng các dịch vụ hoàn hảo của họ, trong khi thực chất sản phẩm và dịch vụ lại được lấy từ các nguồn khác. 9. Internet cho phép người tiêu dung sử dụng sản phẩm, dịch vụ với hi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa…), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm. Người bán hàng cũng được hưởng lợi thông qua việc khuyến khích khách hàng thu thập thông tin về sản phẩm trên mạng trước khi có giao dịch trực tiếp. Điều này giúp nhà sản xuất tiết kiệm thời gian trong việc giải thích các thông tin sơ lược về công ty và sản phẩm để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề quan tâm của khách hàng. Như đã phân tích ở trên, Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng. 10. Internet hiện diện khắp nơi trên thế giới Internet là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần. Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia . Cho dù việc lập nên trang web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh. Các hình mẫu kinh doanh của bán lẻ Như chúng ta đã biết, các giao dịch trong thương mại điện tử (TMĐT) chủ yếu có hai loại: doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C). Trước đây, TMĐT chủ yếu chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp. Song càng ngày loại hình B2C, nói một cách khác là bán lẻ trong TMĐT, càng được phát triển rộng rãi. Bài viết này sẽ xác định những yếu tố định hướng các hình mẫu kinh doanh trong tiếp thị điện tử B2C. Khi chưa xác đinh được những khái niệm chung, chúng ta có thể lấy những trường hợp cụ thể, điển hình để tìm hiểu. Chúng ta đang tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến tiếp thị điện tử cho người tiêu dùng. Chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận với sự xem xét một cấu trúc cạnh tranh về bán lẻ trực tuyến trong kinh doanh sách. Để thiết lập một hình mẫu kinh doanh của tiếp thị điện tử hướng tới người tiêu dùng, chúng ta phải xác định những yếu tố quan trọng tạo nên các hình mẫu TMĐT (e-business). Những yếu tố và hình mẫu kinh doanh này cũng có thể được áp dụng cho TMĐT B2B. Tiếp thị trực tiếp đối ngược tiếp thị gián tiếp Tiếp thị trực tiếp có nghĩa là các nhà sản xuất quảng cáo và phân phối các sản phẩm của chính họ đến khách hàng thông qua cửa hàng điện tử dựa trên Internet (hay các phương tiện tiếp thị từ xa khác) mà không cần sự can thiệp của bất kỳ người trung gian nào. Công ty máy tính Dell thuộc loại này. Trái lại, tiếp thị gián tiếp có nghĩa là sản phẩm được phân phối qua những người trung gian thứ ba, như là các khu mua bán điện tử (e-mail). Các nhà sản xuất có thể bán các sản phẩm của họ trên Internet nếu các cửa hàng điện tử của họ có tính "dễ mục kích” cao. Tuy nhiên, khả năng “mục kích" trực tiếp Công ty và nhãn hiệu quả thấp hay việc quản lý một máy chủ độc lập không được chứng minh là hợp lý về mặt kinh tế, đây có thể là trường hợp của các Công ty nhỏ, hàng hóa có thể được trưng bầy tết hơn ở những email bên thứ ba nổi tiếng. Tiếp thị ảo hoàn hoàn đối ngược tiếp thị ảo một phần Tiếp thị ảo hoàn toàn (hay tiếp thị ảo thuần túy) có nghĩa là các Công ty như Amazon bán các sản phẩm và dịch vụ của họ chỉ thông qua Internet, trong khi tiếp thị ảo một phần có nghĩa là các Công ty như Bames & Noble bán hàng không chỉ qua Internet mà còn qua các cửa hàng thực truyền thống. Các Công ty tiếp thị ảo hoàn toàn là những Công ty mới, khởi phát trong kỷ nguyên TMĐT, trong khi tiếp thị ảo một phần là một sự hồi đáp của các Công ty đã hiện hữu, các Công ty đã tiến hành kinh doanh qua các kênh phân phối khác. Nhà phân phối điện tử (eleectronic distnbutor) đối ngược người trung gian điện tử (electronic broker) Trong số những người trung gian điện tử, chúng ta hãy phân biệt những nhà phân phối điện tử với những người trung gian điện tử tùy theo một người trung gian điện tử có chịu trách nhiệm hoàn tất và bảo đảm đơn hàng hay không. Những người trung gian điện tử chỉ giới thiệu các nhà cung cấp, những người kinh doanh các mặt hàng mà khách hàng đang tìm kiếm. 17 Các cửa hàng điện tử như Dell, Amazon and Wal-mart online thuộc loại các nhà phân phối điện tử, trong khi Internet Mall (www.internet.mall), Bestbook-buys.com và Compare.net thuộc loại các nhà trung gian điện tử. Các site thư mục như Yahoo và Excite cũng có thể được nhìn nhận như là đóng vai trò người trung gian điện tử. Tiền thanh toán có thể do người trung gian cũng như nhà cung cấp thu nhận tùy theo Hợp đồng giữa người trung gian và nhà cung cấp. Các cửa hàng điện tử đối ngược với khu mua bán điện tử Xác định sự khác nhau giữa một cửa hàng điện tử (e-store) và một khu mua bán điện tử (email) là điều không dễ dàng. Trong thế giới vật lý (thực), một khu mua bán là một tập hợp các cửa hàng và các cửa hàng trong khu mua bán là những nhà phân phối độc lập. Với cách hiểu này, vai trò của các người trung gian thư mục điện tử cùng với các cửa hàng điện tử được tập hợp lại thích hợp với vai trò của các khu mua bán điện tử. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng bách hóa trực tuyến gọi các site của họ là các khu mua bán điện tử thay vì các cửa hàng điện tử. Thuật ngữ khu mua bán điện tử đôi khi được sử dụng như một thuật ngữ phổ biến rộng rãi chỉ các shop và cửa hàng điện tử cũng như là một khu mua bán. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chấp nhận một định nghĩa mặc định để làm rõ khái niệm. Ở đây, chúng ta sẽ thừa nhận nhiều cửa hàng độc lập như là tiêu chuẩn giả định để phân biệt các khu mua bán điện tử với các cửa hàng điện tử. Do đó, chúng ta có thể định nghĩa một cửa hàng điện tử (electronic store) như là một nhà phân phối điện tử mà việc kinh doanh hàng hóa của họ được thực hiện bởi một sự quản lý đơn nhất. Một khu mua bán điện tử là một nhà phân phối điện tử hay người trung gian điện tử mà việc kinh doanh hàng hóa của họ được nhiều hơn một cửa hàng điện tử thực hiện. Các khu mua bán điện tử/cửa hàng điện tử (emalls/stores) tổng hợp đối ngược với các khu mua bán điện tử/cửa hàng điện tử chuyên biệt Các emalls/stores tổng hợp kinh doanh các loại hàng hóa khác nhau, do đó danh mục các hàng hóa cung cấp rất lớn. Các cửa hàng bách hóa trực tuyến thuộc loại này. Trái lại, các emalls/stores chuyên biệt chỉ tập trung vào chỉ một loại hình hàng hóa đặc biệt. Các cửa hàng sách ảo như Amazon thuộc loại emall chuyên biệt và Dell, Công ty tập trung vào chính những sản phẩm máy tính của mình, thuộc loại e-store chuyên biệt. Loại hình chiến lược hành động trước đối ngược với chiến lược phản hồi hướng tới tiếp thị ảo Loại hình chiến lược hành động trước hướng tới tiếp thị ảo có nghĩa là kênh phân phối chủ yếu của một Công ty là Intemet và việc quản lý nội bộ như quản lý kho và quản lý hoạt động được tập trung vào việc lợi dụng những lợi ích của tiếp thị ảo. Trái lại, một chiến lược phản hồi ở tư thế hướng tới tiếp thị ảo có nghĩa là kênh phân phối thực truyền thống tiếp tục là kênh chủ yếu của nó, mặc dù Công ty mở một kênh phân phối trực tuyến. Do đó, kiểu cách quản lý nội bộ truyền thống vẫn giữ không thay đổi. Ví dụ, Dell thực hiện một loại hình chiến lược hành động trước trong khi sử dụng kênh tiếp thị ảo, liên hệ trực tiếp với khách hàng và làm cho hệ thống sản xuất trở nên linh hoạt đối với việc tuỳe biến rộng rãi. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất máy tính cá nhân khác chỉ chuyển sang tiếp thị ảo một cách phản ứng như là một kênh phân phối bổ sung mà không thay đổi phương thức phân phối và sản xuất truyền thống. Nhiều Công ty tiếp thị ảo thuần túy mới thành lập theo kiểu loại hình chiến lược phản hổi. Hai vấn đề cơ bản mà một Công ty sẽ phải đối mặt là loại hình chiến lược nào có tính cạnh tranh hơn trong quá trình hoạt động lâu dài và một Công ty sẽ chuyển đổi như thế nào về một loại hình chiến lược hiệu quả hơn với một điều kiện ban đầu có sẵn. Tiếp thị toàn cầu đối ngược tiếp thị khu vực Mặc dù Internet được kết nối trên toàn thế giới, một số sản phẩm và dịch vụ không thể cung cấp tòan cầu. Ví dụ, những hàng hóa dễ hỏng hóc như tạp phẩm không thể giao hàng khoảng cách xa. Peapod (www.peapod.com) một dịch vụ cung cấp hàng tạp phẩm có trụ sở ở Evanston, Illinois thuộc loại này. Chi phí giao hàng có thể giới hạn phạm vi dịch vụ là một vùng nào đó, các đường biên giới chính thức giới hạn dịch vụ như trong trường hợp của Ngân hàng và bảo hiểm, ngôn ngữ cũng có thể giới hạn phạm vi kinh doanh. Do đó, việc quản lý phải quyết định phạm vi địa lý của hoạt động kinh doanh, khi xem xét yếu tố này. Dịch vụ bán hàng đối ngược dịch vụ khách hàng Các Website của một số Công ty được sử dụng chủ yếu là hay chỉ là cho dịch vụ khách hàng. Tất cả các Công ty phần cứng và phần mềm máy tính lớn đều cung cấp các site dịch vụ khách hàng, các site này nghiên cứu được mức độ hài lòng của khách hàng trong khi giảm được chi phí duy tri nhân viên ở trung tâm gọi. Ví dụ như Intel từ năm 1998 đã sử dụng site của mình trước hết là dịch vụ khách hàng. Một số Công ty sử dụng 2 site: một cho việc bán hàng và một cho dịch vụ. Lập kế hoạch chuyển biến tình trạng hiện thời thành hình mẫu kinh doanh đã hướng tới là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Xét theo các khía cạnh của TMĐT, họ có thể phân tích mô hình kinh doanh hiện tại của một Công ty và thiết lập một mô hình kinh doanh thích hợp cho tương lai. 18 Những đặc điểm cần lưu ý với B2C Business to Customer (B2C), ngụ ý những giao dịch trực tuyến giữa nhà cung cấp với khách hàng, là một trong những hoạt động chính của thương mại điện tử. Có thể bán vô số các sản phẩm và dịch vụ qua mạng Internet. Tuy nhiên, dù mặt hàng kinh doanh của bạn có là gì đi chăng nữa, thì một trang web thương mại điện tử vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản mà khách hàng mong đợi như trong trường hợp họ giao dịch trực tiếp với bạn. Sau đây là một số chi tiết bạn cần quan tâm khi bắt tay vào hình thức kinh doanh này. Từ những nguyên tắc cơ bản của thương mại điện tử… 1. Giúp khách hàng tìm thấy những thứ họ cần Liệu bạn có dừng chân ở một cửa hiệu khi thấy hàng hóa bên trong đó được bày biện một cách lộn xộn, thiếu khoa học, không có biển báo cũng như lời hướng dẫn không? Chắc chắn là không rồi. Thế nhưng thật đáng ngạc nhiên là một số cửa hàng trực tuyến lại làm cho khách hàng gần như không thể tìm ra món hàng mà họ quan tâm. Trước khi khai trương một cửa hàng trực tuyến, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về cách tổ chức hàng hóa trong “kho” của bạn và tạo điều kiện để khách hàng có nhiều cách tìm thấy cái mà họ muốn tìm. Ví dụ, bạn có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của họ trên trang web của bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi bạn cung cấp thông tin về các chính sách trao đổi, thông tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâm trước khi họ hoàn thành giao dịch. 2. Đừng bắt khách hàng phải đợi Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ sẽ chẳng thích thú gì khi phải đợi tới vài phút mới có câu trả lời – hay thậm chí tệ hơn là nhận được thông điệp báo lỗi. Trên thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một trang web cứ buộc họ phải đoán mò về tình trạng đặt hàng của chính họ. Xin mách bạn một giải pháp đơn giản cho vấn đề này: Hãy đảm bảo rằng các phần mềm và máy chủ của bạn có thể xử lý bất cứ yêu cầu gì khách hàng đưa vào. Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong trường hợp bạn tự xây dựng trang web thì bạn hãy đầu tư vào đó các phần cứng và phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình. 3. Hãy tạo điều kiện để khách hàng thanh toán một cách dễ dàng nhất Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau: thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Các loại doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất. Để sẵn sàng cho các phương thức thanh toán ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tin dụng gửi qua fax, hãy ghi rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trên trang web của bạn. Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề an ninh. Mặc dù việc gửi số thẻ tín dụng qua Internet là cực kỳ an toàn, nhưng khách hàng vẫn lo lắng. Hầu hết các hệ thống thanh toán trực tuyến gửi số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác qua các hệ thống đã được mã hóa. Nếu hệ thống của bạn cũng sử dụng công nghệ này, hãy thông báo để khách hàng biết rằng thông tin của họ được bảo mật hoàn toàn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn cần có một tài khoản thương gia có thể chấp nhận các hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng. Nếu bạn đã có sẵn một tài khoản dùng cho công việc kinh doanh, thì bạn có thể dùng chính tài khoản đó để chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến. Nhưng nếu bạn chưa có, người xây dựng trang web hay cung cấp dịch vụ mạng có thể giúp bạn tạo ra một tài khoản thương gia có dịch vụ xử lý giao dịch trực tuyến. … tới 5 sai lầm thường mắc phải của các cửa hàng trực tuyến 1. Không quảng cáo Nhiều công ty kinh doanh trực tuyến mong chờ khách hàng…tình cờ tìm ra họ. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi hàng triệu trang web đang cạnh tranh để “giành giật” một số lượng khách hàng hữu hạn, thì ngày càng ít có cơ hội trang web của bạn được khách hàng tình cờ ghé thăm. Nếu không quảng cáo, khả năng thu hút được khách hàng mới của bạn sẽ trở nên rất mong manh. Song có một tin tuyệt vời dành cho bạn: Bạn không phải bỏ ra quá nhiều tiền mà vẫn có thể quảng cáo cho cửa hàng mình một cách hiệu quả nhất. Bản tin điện tử có định hướng và các quảng cáo thông qua các từ khóa (keywords) là những phương thức có tính hiệu quả rất cao trong việc tiếp xúc với những khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn. 2. Một trang web cẩu thả 19 Nếu cửa hàng của bạn trông có vẻ bừa bãi và các hướng dẫn rắc rối làm cho khách hàng “không biết đường nào mà lần”, thì họ sẽ tìm một nơi khác để mua hàng. Trang web của bạn chính là bộ mặt, là cách thức bạn tiếp xúc với khách hàng, vì vậy, trông nó phải thật chuyên nghiệp, từ màu sắc, hình ảnh minh họa, hướng dẫn, công cụ tìm kiếm... Tính chất chuyên nghiệp đó sẽ củng cố lòng tin của khách hàng và thể hiện cho khách hàng biết bạn rất nghiêm túc trong công việc. Ngay cả khi bạn không phải là một chuyên gia thiết kế trang web, bạn vẫn có thể dùng các mẫu có sẵn để xây dựng một trang web đơn giản và đẹp. Hãy đầu tư thời gian và công sức để làm cho trang web của bạn trông “dễ coi” nhất. Phần thưởng giành cho những cố gắng này sẽ là một trang web chuyên nghiệp có khả năng hấp dẫn khách hàng. 3. Không tối ưu hóa trang web để thành “đích ngắm” của các công cụ tìm kiếm Người ta ước tính có khoảng 70% các cuộc giao dịch trực tuyến xuất phát từ một trang web tìm kiếm nào đó. Nếu trang web của bạn không xuất hiện trong một vài trang kết quả tìm kiếm đầu tiên, bạn có thể nói lời giã biệt với con số 70% các vụ mua bán đó. Hãy đảm bảo rằng nội dung thông tin trên trang web phản ánh đúng các đặc điểm của sản phẩm mà bạn cung cấp và kèm theo nhiều từ khóa phù hợp. 4. Dịch vụ khách hàng kém cỏi Nếu bạn không thể làm cho các khách hàng hiện tại hài lòng, thì bạn có thể không cần nghĩ đến việc thu hút các khách hàng mới. Tin đồn lan rất nhanh qua Internet, và chỉ một khách hàng không hài lòng cũng có thể gây ra hiệu ứng domino khiến công ty của bạn lao đao. Điều này cũng đúng với trường hợp các cửa hàng không đưa thông tin liên hệ của họ một cách rõ ràng trên trang web. Khách hàng có cảm giác là họ chẳng có chỗ nào để gửi trả lại hàng khi gặp phải vấn đề - và tất nhiên việc này sẽ làm công ty bạn mất khách hàng giao dịch. Bạn không cần phải cung cấp dịch vụ trả lời điện thoại 24/24, song nên để lại địa chỉ thư điện tử và nói rõ bạn sẽ trả lời thư trong thời gian bao lâu. 5. Trang web với thông tin cũ kỹ Nếu bạn không cập nhật trang web của bạn trong vòng sáu tháng liền, thì bạn đã vô tình tạo cho khách hàng ấn tượng không hay về công ty, thậm chí họ tưởng đấy là một công ty đã chết. Bạn chỉ cần thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, thêm một chút thông tin khác và trang trí, sắp xếp lại chút ít, như thế cũng đủ để chứng tỏ là bạn vẫn tồn tại và luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh của mình. Và cũng giống như thế giới ngoại tuyến, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường và đánh giá tình hình cạnh tranh. Hãy tìm hiểu xem đối thủ có mời chào thứ gì khác so với bạn không, và họ có giữ mức giá thấp hơn giá của bạn đưa ra hay không. Mấy lưu ý trên đây định nghĩa sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Bạn có một trang web không có nghĩa là đã xong việc. Bán hàng trực tuyến đòi hỏi sự bền bỉ giống như bán hàng truyền thống vậy. Nếu bạn tự thỏa mãn với bản thân, sẽ không thiếu các đối thủ cạnh tranh đang chực chờ để lấy đi khách hàng ngay trước mũi bạn. B2B - gây thiện cảm ngay từ trang web Trong kỷ nguyên thương mại điện tử, sự sinh tồn và phát triển của công ty bạn phụ thuộc rất lớn vào việc trang web mà bạn thiết lập có thu hút được nhiều khách hàng hay không. Việc này nghe qua có vẻ khá dễ dàng, nhưng khi thực hiện lại không đơn giản chút nào. Rất có thể trang web, dù được bạn chăm chút kỹ lưỡng, lại đang gây cho khách hàng một số khó chịu nào đó mà bạn không hề hay biết. Vậy bạn phải làm những gì để thay đổi điều này? Cùng với thời gian, các khách hàng trực tuyến đang ngày một khó tính hơn, họ yêu cầu nhiều hơn và mức độ “khoan dung” cũng ít hơn khi ghé thăm các trang web thương mại điện tử trên Internet. Một cuộc điều tra về các khách hàng trực tuyến của hãng nghiên cứu thương mại điện tử Hostway cho thấy hơn 70% khách hàng nói rằng khó chịu lớn nhất của họ là không thể mua hàng từ một trang web sau khi nhấp chuột vào một quảng cáo pop-up; những trang web đăng nhập kiểu “đăng ký để biết thêm thông tin (register for more information) cản trở người dùng tiếp cận nội dung; hay các yêu cầu cài đặt phần mềm để có thể xem được trang web. Những điều khác khiến cho khách hàng bực bội là: đường dẫn (link) không hoạt động, cấu trúc web phức tạp, tốc độ trình duyệt chậm, những công cụ tìm kiếm thông tin trong website không hiệu quả, bố cục trình bày rối rắm và thông tin nghèo nàn. GoApply.com. có trụ sở tại Aliso Viejo, California, hiện là một công ty cung cấp dịch tài chính và cầm cố trực tuyến với doanh thu trên 35 triệu USD/năm. Andre Stecki, thành viên sáng lập kiêm giám đốc điều hành của hãng đã phải bỏ ra nhiều công sức mới có thể giúp cho trang web của ông bớt gây cho khách hàng những điều khó chịu. Trước đây, những khách hàng nào muốn có một khoản vay từ GoApply.com đều phải điền vào một bản đăng ký dài lê thê với vài chục câu hỏi về bản thân, gia đình, nghề nghiệp, sở thích... “Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau để tìm ra tất cả những điểm khiến khách hàng khó chịu trong bản đăng ký, và chúng tôi 20 đi đến một kết luận rằng số lượng câu hỏi chỉ giới hạn từ 16 - 18 câu là thích hợp nhất”- Stecki cho biết- “Nhờ bảng đăng ký với số lượng câu hỏi ít hơn, ngày càng nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong năm vừa qua”. Hiện nay, nhiều công ty đang chú ý cải tiến và nâng cấp các trang web của mình. Tiffany Shlain, thành viên sáng lập hãng The Webby Awards, San Francisco, cho biết: “Trước đây, mục tiêu của các trang web chỉ là làm sao có được khách hàng ghé thăm. Còn giờ đây, mục tiêu đã cao hơn: trang web phải cung cấp cho khách hàng đủ thông tin cần thiết, các đường link và dịch vụ hữu ích nhằm phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất”. Shlain cũng đưa ra một số giải pháp giúp bạn có được một trang web tốt để thu hút khách hàng, đồng thời hoạt động hiệu quả để đem lại lợi nhuận cho công ty bạn. 1. Tránh đưa vào những nội dung thông tin hay các công cụ tiện ích không mấy liên quan khiến cho tốc độ trang web của bạn bị chậm lại. Để thực hiện điều này, trước tiên bạn cần phác họa sơ qua nội dung, các mục chính của trang web, từ đó xác định trang web của bạn cần có hình thức ra sao. Ví dụ, với một trang web về sách kinh doanh, bạn cần có những mục riêng cho từng loại sách khác nhau như tiếp thị, quản trị, tài chính kế toán, luật thương mại, xuất nhập khẩu,… Và để góp phần tối ưu hoá cơ chế tìm kiếm cũng như tốc độ duyệt, các trang được dẫn đến từ trang chủ chỉ nên có khoảng 350 đến 550 từ. Trong trường hợp trang đó có nội dung quá dài, bạn nên chia nhỏ ra thành nhiều trang khác nhau, nhưng nên giữ nguyên cách trình bày (layout) ban đầu. Có một số cơ chế tìm kiếm thường bỏ qua những trang vượt quá 100kb. Vì thế bạn cần tìm cách giảm thiểu dung lượng của trang web. 2. Đảm bảo sao cho thanh tìm kiếm và định hướng website được ổn định, xuất hiện tại mọi trang web con. Bạn nên sử dụng các công cụ hướng dẫn để chỉ cho khách hàng thấy họ đang ở đâu và họ có thể quay trở lại trang chủ như thế nào. Các đường dẫn cũng cần đặt ở những vị trí dễ thấy. Bạn hãy tạo ra các đường dẫn bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để mọi người có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút “back” hay “forward” của trình duyệt. Bạn cũng cần nhớ là phải có những chữ thay thế tất cả các đồ hoạ và đường dẫn liên kết trong website của bạn. Đây là những từ sẽ xuất hiện thay thế đồ họa khi tuỳ chọn đồ hoạ trong trình duyệt bị tắt, hoặc khi khách hàng nhấn nút “stop” trước lúc trang được tải về đầy đủ. 3. Đặt một đường dẫn rõ ràng ngay tại trang chủ để cung cấp cho khách hàng các thông tin liên lạc với công ty bạn, bao gồm số điện thoại, số fax, địa chỉ và hộp thư điện tử. 4. Cung cấp những thông tin tổng quát về công ty bạn cũng như những tin tức trong toàn ngành công nghiệp bạn đang kinh doanh ngay tại trang chủ của website. Thường xuyên xem xét và kiểm tra lại trang web để đảm bảo rằng mọi thông tin được cập nhập đầy đủ và các đường dẫn luôn hoạt động tốt. Nội dung trang web cũng rất quan trọng: Bạn cần phải tìm hiểu cách thức mà khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn. Cần tìm ra những giả thiết khác nhau, sau đó thử nghiệm và điều chỉnh sao cho hợp lý. Để trang web của bạn lọt vào nhóm 10 website được tìm kiếm nhiều nhất, bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo và các phương tiện kỹ thuật tốt. Cần quan tâm đến hai yếu tố: nội dung phải phù hợp với người truy cập và bố trí như thế nào để phù hợp với các bộ máy tìm kiếm trực tuyến. Cuối cùng, sau khi khám phá trang web của bạn, khách hàng cần hiểu rõ được đâu là những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại, đồng thời biết được phương thức đặt hàng thuận tiện nhất. Liệu trang web bạn đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trước khi bạn yêu cầu họ đặt hàng chưa? Trang web của bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích và hứng thú trước khi bạn mời họ đặt hàng chưa? Bạn đã cung cấp cho khách hàng một số cách đặt hàng thuận tiện cả trên mạng và ngoài mạng chưa? Liệu bạn đã hướng dẫn khách xem cụ thể từng buớc một khi duyệt web chưa? Hãy trả lời những câu hỏi trên và bạn sẽ có một trang web hiệu quả nhất đem lại lợi nhuận ngày một lớn hơn. Đi tìm hình mẫu Alibaba.com cho thương mại điện tử Việt Nam Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn cũng như đà phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, TMĐT đang có những bước tiến rất nhanh với tốc độ ngày càng cao. Những đặc điểm của TMĐT 21 Đây là loại hình kinh doanh sử dụng hệ thống mạng Internet toàn cầu để xây dựng nên một “thị trường ảo” cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và hàng hoá, trong đó bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương vụ kinh doanh, kể cả đàm phán, trao đổi chứng từ, truy cập thông tin, thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Tất cả được thực hiện trong điều kiện an toàn và bảo mật cao. Vì thế, TMĐT còn có những tên gọi khác như “nền kinh tế ảo”, “nền kinh tế dot-com”. Nếu như trong kinh doanh truyền thống, sản phẩm của các doanh nghiệp được bày trên các kệ của cửa hàng hay siêu thị với các thủ tục đặt hàng, giao hàng, thanh toán công nợ giữa người bán và người mua...thì trong thương mại điện tử, chúng ta không cần phải vận chuyển sản phẩm, không tốn tiền thuê mặt bằng mà vẫn có thể tiếp cận được khách hàng thông qua các siêu thị ảo,chợ ảo trên mạng. Chỉ cần một cú nhấp chuột, bạn có thể ngồi bất cứ nơi đâu mà vẫn dễ dàng làm một cuộc dạo chơi hay mua sắm trên mạng với vô vàn sản phẩm, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, du thuyền. Nói chung, với sự trợ giúp của Internet, TMĐT đã trở thành một môi trường kinh doanh mới, xóa nhòa mọi ranh giới quốc gia và đang tạo ra một thị trường lớn nhất từ trước đến nay. Với TMĐT, thế giới có thêm nhiều triệu phú, tỷ phú mà tên tuổi đã trở thành biểu tượng của một thời đại mới - thời đại Internet và nền kinh tế tri thức. So với thương mại truyền thống, TMĐT tỏ ra là một công cụ kinh doanh hữu hiệu với những ưu thế vượt trội. Cách đây khoảng ba thập kỷ, General Electric (GE), tập đoàn điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới, vẫn còn “ì ạch” giao dịch với các đối tác kinh doanh bằng thư từ vận chuyển trên tàu thuỷ có tốc độ khoảng 20 dặm/giờ. Chính GE cũng nhận thấy những bất cập của cách làm này và sau đó đã thay thế tàu thuỷ bằng máy bay, nhưng cũng phải mất gần 1 tuần, những bản chào hàng hay dự thảo hợp đồng mới đến được tay đối tác. Nỗi băn khoăn lớn của GE là làm thế nào rút ngắn “thời gian chết” để giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng hơn? Và rồi mọi việc đã thay đổi một cách khó tin. Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện vào cuối thập niên 80 đã làm nên cuộc cách mạng trong kinh doanh, khi mà thư từ giao dịch được truyền tải với tốc độ lên đến 30,000 dặm/giây. Thay vì mất 1 tuần như trước kia thì nay chỉ cần chưa đầy 1 phút, chỉ cần một cú click chuột, khách hàng đã nhận được bảng báo giá với đầy đủ thông tin từ GE để rồi hai bên có thể giao kết hợp đồng ngay trong ngày. Giờ đây, bất cứ doanh nhân nào khi được hỏi về TMĐT, cũng đều thừa nhận ưu thế vượt trội của loại hình kinh doanh mới mẻ này – đó là tốc độ, chi phí, khách hàng và xử lý đơn hàng. Trong TMĐT có hai khái niệm chính: B2B (Business To Business): Là hình thức kinh doanh giữa các nhà cung cấp, giữa nhà sản xuất sản phẩm và các đại lý. B2C (Business To Customer): Là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng. Cả hai hình thức TMĐT này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet, tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi TMĐT B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì TMĐT B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng chính là các cá nhân. Trong TMĐT B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán… . Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn so với việc bán hàng cho người tiêu dùng. Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. Với ưu thế sẵn có của mình, thương mại điện tử B2B có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình tham gia kinh doanh như chi phí quản lý kho bãi, mặt bằng, chi phí giấy tờ, tài liệu, chi phí đầu vào của sản phẩm, chi phí tổ chức nhân sự… Dự đoán năm 2005, tổng doanh số TMĐT trên toàn cầu sẽ vượt qua mức 680 tỷ USD, còn theo ước tính của Leadpile.com, một công ty chuyên theo dõi số liệu Internet, TMĐT sẽ vượt qua mốc 1000 tỷ USD vào năm 2012. Thậm chí, sự gia tăng doanh số của các hoạt động TMĐT đã trở thành tiền đề cho sự hình thành thị trường chứng khoán Nasdaq – nơi gặp gỡ của những công ty có tiếp vĩ ngữ “.com”. Những biến động của thị trường chứng khoán này luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số Dow Jones cùng các chỉ số khác tại hầu hết các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Việt nam và những bước hội nhập Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này. 22 Ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ tại website ECVN.gov.vn đã chính thức ra mắt với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen và tham gia vào TMĐT, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Cổng giao dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh và tiếng Việt sẽ rất thuận tiện cho các công ty trong quá trình sử dụng và tra cứu. Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người sử dụng trong năm 2004, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động TMĐT tại Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu nhất định. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Loại hình giao dịch B2B chưa thật sự hình thành ở Việt Nam. Các công ty nói chung khá nhanh nhạy trong việc áp dụng TMĐT, nhưng còn không ít công ty đến với hình thức này theo kiểu “phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Giấc mơ về một hình mẫu Alibaba.com tại Việt Nam. Cả thế giới vẫn chưa hết ngạc nhiên về những bước tiến thần kì của mạng kinh doanh trực tuyến Alibaba.com của Trung Quốc. Được đánh giá như một “bà mối” mát tay cho các cuộc “hôn nhân” trong lĩnh vực thương mại, Alibaba.com đang càng ngày càng ăn nên làm ra với doanh thu và lợi nhuận tăng lên không ngừng. Từ một công ty nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, Alibaba.com đã phát triển thành một đế chế với doanh thu năm 2004 là 2,1 tỷ USD trong đó có 780 triệu USD đến từ nguồn thương mại điện tử. Trước sự sôi động của thị trường TMĐT thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vào cuộc với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài, mở ra những cơ hội kinh doanh mới trong sự hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong số đó là Công ty tư vấn và cung ứng giải pháp TMĐT Tiên Phong (Eclead) với trang web www.gophatdat.com. Đúng như tên gọi của mình, công ty Tiên Phong đang muốn trở thành người tiên phong trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong nước với các bạn hàng quốc tế, khơi thông dòng chảy giao thương, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế đất nước. Xuất hiện cách đây không lâu, trang web www.gophatdat.com đã nhanh chóng trở thành một trong những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường TMĐT sôi động. Đây là một sàn giao dịch TMĐT mang tính toàn cầu với nhiều loại danh mục hàng hóa, từ các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, may mặc, giày da… vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho đến các sản phẩm máy tính, điện tử hoặc các dịch vụ khác. Tại đây, khách hàng có thể dễ dàng chào mua, chào bán các sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ giao thương với các đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ cần đăng thông tin lên mạng www.gophatdat.com yêu cầu của bạn sẽ được nhiều người biết đến, không chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý hạn hẹp mà phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Đó cũng là một trong những tiêu chí kinh doanh của ban điều hành trang web – Bring Vietnam to the World (Mang Việt Nam đến với thế giới). Và đó cũng là ước muốn, khát khao chính đáng của các thành viên sáng lập trang web. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng kể từ khi Jeff Bezos, thành viên sáng lập kiêm giám đốc điều hành Amazon.com, đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động TMĐT đến nay, sự thành công của Amazon.com, Buy.com, Cisco… đã cho thấy mối lo ngại rằng TMĐT có thể thay thế các hình thức kinh doanh truyền thống, khiến cho những con phố buôn bán sầm uất trở nên thưa thớt, là có cơ sở. Điều này cũng lý giải tại sao một người đàn ông có sự nghiệp thành công tại Wall Street như Jeff Bezos lại nhẹ nhàng từ bỏ công việc kinh doanh của mình, đi suốt chiều ngang nước Mỹ tới tận Seattle và bắt đầu một công ty trong lĩnh vực hoàn toàn mới, để rồi chưa đầy 4 năm sau đã biến nó thành một trong những công ty danh tiếng nhất thế giới về TMĐT. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, với sự trợ giúp đắc lực của những công ty kinh doanh TMĐT như www.gophatdat.com, chúng ta cũng sẽ có những Alibaba.com mang tên Việt nam! 1 CHƯƠNG 4 : THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NỘI DUNG 1. SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI 2. CƠ CHẾ THANH TOÁN QUA MẠNG 3. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ I. SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm và vai trò. Sàn giao dịch TMĐT là một thị trường trực tuyến, một “ địa điểm họp chợ” được thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những người tham gia có thể t.m kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền giao dịch… Ngoài ra còn thực hiện các giao dịch điện tử hàng hoá và dịch vụ, chuyển giao thông tin trực tuyến, chuyển tiền điện tử, đấu giá, đấu thầu và hợp tác thiết kế, mua bán hàng hoá công cộng, tiếp thị trực tuyến đến khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng… 2. Vai trò - Tiếp cận và xử l. thông tin trực tiếp, nhanh chóng giữa DN với nhà cung cấp, giữa DN với khách hàng - Là công cụ rất mạnh để bán và quảng cáo hàng hoá, tiết kiệm được nhiều chi phí; cắt giảm nhu cầu đối với các cửa hàng, kho hàng vật l., đơn giản hoá quá trình so sánh và lựa chọn sản phẩm… 2 3. Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT  Sàn giao dịch TMĐT là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới.  Các phương thức giao dịch tại các sàn TMĐT rất phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán thực và giao dịch khống  Thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm  Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn  Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai  Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hoá của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường  Tất cả các quy trình mua, bán, giao dịch, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet.  Người mua, bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sàn vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu  Chủng loại hàng hoá và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm hữu hình lẫn vô hình  Thực hiện thông tin và kết nối khách hàng  Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách… 4. Phân loại sàn giao dịch TMĐT 4.1. Theo chủ thể tham gia sàn giao dịch Sàn giao dịch TM ĐT chung Ví dụ: www.ecommerce.com; Sàn giao dịch TMĐT riêng: sàn bị hạn chế về số lượng thành viên tham gia Ví dụ: www.vnemarket.com.vn 3 4.2. Theo đối tượng ngành hàng kinh doanh Sàn giao dịch TMĐT chuyên môn hoá: Là sàn giao dịch một số hàng hoá nhất định, tập trung vào kinh doanh các sản phẩm của một ngành hàng cụ thể. Ví dụ: www.vietsoftonline.com.vn, lignus.co.nz Sàn giao dịch TMĐT tổng hợp: là sàn giao dịch TMĐT kinh doanh với một số lượng lớn các hàng hoá và dịch vụ từ nhiều ngành hàng khác nhau. Ví dụ: www.golmart.com.vn, vietoffer.com 4 5. Lợi ích kinh doanh qua sàn giao dịch TMĐT 5.1. Đối với DN Tăng doanh thu  Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới  Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại  Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác Tit kim chi phí  Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh  Tiết kiệm chi phí bán hàng  Tiết kiệm chi phí giao dịch Có đc thông tin phong phú  Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan  hệ kinh doanh  Tạo điều kiện để DN có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nh.n hiệu sản phẩm, DN với các bạn  hàng quốc tế  Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 5.2. Đối với khách hàng Sàn giao dịch TMĐT mang đến cho khách hàng một phong cách mua hàng mới, phong cách mua hàng trực tiếp qua mạng, tiết kiệm được thời gian, chi phi đi lại… Khách hàng có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi và phong phú hơn. Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn II. CƠ CHẾ THANH TOÁN QUA MẠNG  Thanh toán qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng.  Trên thẻ có các thông số sau + Hình chủ sở hữu thẻ + Họ và tên chủ sở hữu + Số thẻ + Thời hạn của thẻ + Mặt sau thẻ có dòng số an toàn + Một số thông số khác cùng với chip điện tử hoặc vạch từ 5  Những thông tin về thẻ tín dụng người mua phải khai báo khi thực hiện việc mua qua mạng: + Số thẻ ( 16 số được in trên mặt trước thẻ) + Họ tên chủ sở hữu in trên thẻ + Thời hạn hết hạn của thẻ + M. số an toàn + Địa chỉ nhận hoá đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ  Qui trình xử lý thanh toán trực tuyến 1. Người mua đặt lệnh mua trên website người bán sau khi đã chọn hàng hoá. Sau đó người mua khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình 2. Thông tin thẻ tín dụng của người mua được chuyển thẳng đến NH của người bán hoặc chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử l. thanh toán qua mạng (bên thứ ba) mà người bán đã chọn 3. NH của người bán hoặc bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ với NH nơi phát hành thẻ 4. NH phát hành thẻ sẽ phản hồi ( được mã hoá) cho NH của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ 5. Thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán 6. Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán 6 HỆ THỐNG THẺ TÍN DỤNG ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET  Qui trình xử lý card phi trực tuyến 7 YÊU CẦU VỀ HẠ TẦNG ĐỂ ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ NHẬN THANH TOÁN QUA MẠNG 1. TÀI KHOẢN NGƯỜI BÁN ( Merchant Account) 2. PHẦN MỀN MUA HÀNG ( Shopping Cart) 3. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BẢO MẬT SSL (Secure Socket Layer) Tài khoản người bán – Merchant Acount  Là tài khoản giúp nhận tiền thanh toán của khách hàng qua mạng  Do các Ngân hàng (có hệ thống hạ tầng thanh toán trên mạng) cấp  Có các công ty chuyên cung cấp Merchant Account  Qui trình cấp đòi hỏi các bước thẩm đình công phu:  Doanh thu tối thiểu hàng tháng  Hệ thống bảo mật của người bán  Vị trí địa lý của người bán 8 ĐĂNG KÝ MERCHANT ACCOUNT  www.1stworldcardservice.com  Xét duyệt và cấp Merchant Account tùy thuộc vào đánh giá của công ty đối với doanh nghiệp của bạn  Các bước:  Bước 1: email, tên, tên công ty, login  Bước 2: Số liên lạc, địa chỉ  Bước 3: Thông tin về công ty, doanh thu  Bước 4: Thông tin về chủ doanh nghiệp  Bước 5: Tên của người được ủy nhiệm ký kết dịch vụ với Planet Payment  Bước 6: Giá dịch vụ  Bước 7: Mẫu đăng ký  Bước 8: Thông tin về thẻ tín dụng và thanh toán  Bước 9: Các thông tin khác 9 ĐĂNG KÝ PAYPAL  www.paypal.com cung cấp dịch vụ nhận & chuyển thanh toán qua mạng (cho người bán)  Có dịch vụ chuyển ngân điện tử (EFT) và các dịch vụ khác như chuyển tiền, ký quỹ, thanh toán cho người nhận chỉ với email…  Đăng ký và kết nối vào tài khoản đơn giản dễ thực hiện  Cấp miễn phí Shopping cart bằng code HTML để KH dán vào site của mình  Khách hàng cần có credit card 10 11 PHẦN MỀN MUA HÀNG – SHOPPING CART  Là phần mềm ghi nhận đơn hàng và tự động tính toán số tiền khách hàng cần phải trả  Truy suất và kiểm tra thẻ tín dụng của khách  Tích hợp với hệ thống quản lý của công ty Hệ thống thanh toán qua thẻ tín dụng 12 CÔNG NGHỆ BẢO MẬT SSL Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet III.THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chuyển ngân điện tử - Electronic Fund Transfer (EFT)  Hệ thống EFT được thiết kế để chuyển khoản tiền cụ thể từ tài khoản này đến tài khoản khác  Các thiết bị người sử dụng có thể dùng là các máy giao dịch tự động, máy tính cá nhân, điện thoại  Ngân hàng sử dụng mạng giá trị gia tăng chuyên biệt để giao dịch với nhau qua các trung tâm bù trừ tự động.  Các vấn đề liên quan đến an toàn đều được thực hiện trên mạng giá trị gia tăng hiệu quả cao hơn nhiều so với mạng Internet  Phương thức chuyển khoản điện tử trên Internet hiện nay có chi phí thấp Giao dịch EDI tài chính  EDI ( Electronic Data Interchange) là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử  EDI là cách tiêu chuẩn hóa để trao đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp như hoá đơn, đơn đặt hàng, vận đơn...Hoặc xử lý các thông tin kinh doanh giữa các bộ phận trong cùng tổ chức và giữa các đối tác kinh doanh o EFT có thể triển khai bằng cách sử dụng hệ thống Financial EDI  Một giao dịch EDI trong lĩnh vực thanh toán được gọi là giao dịch EDI tài chính hay trao đổi dữ liệu tài chính điện tử  Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử là dạng EDI đặc thù được thiết lập giữa các ngân hàng và các khách hàng 13 o Cho phép NH nhận những khoản tiền mà họ được uỷ quyền từ người thanh toán và lập bản sao kê các khoản thanh toán cho người thụ hưởng o Cho phép khách hàng đưa ra các thông tin liên quan đến việc gửi tiền cùng với các lệnh thanh toan sử dụng mạng VAN để chuyển khoản điện tử trên cơ sở EDI o Sử dụng Internet cho các giao dịch EDI chi phí rất thấp và linh hoạt hơn nhiều so với việc sử dụng mạng VAN Thanh toán thẻ tín dụng – Credit card Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trong các giao dịch trên Internet: 1. Khách hàng “xuất trình” thẻ tín dụng – Người bán kiểm tra tính xác thực của thẻ thanh toán. 2. Người bán thông qua NH phát hành thẻ, kiểm tra số tiền trong tài khoản của khách hàng để đảm bảo về khả năng thanh toán và thực hiện các khoản thủ tục để nhận khoản tiền thanh toán của khách hàng. Một vài ngày sau giao dịch thanh toán thực tế sẽ xảy ra, Trong thực tế, việc xử l. thẻ tín dụng trực tuyến có thể tiến hành một trong hai cách sau: Cách 1: 1. Gửi số thẻ tín dụng và các thông tin liên quan trên Internet dưới dạng không mã hoá 2. Mả hoá toàn bộ toàn bộ các thông tin chi tiết và thẻ tín dụng trước lúc gửi chúng đi khi thực hiện bất cứ giao dịch nào trên mạng Cách giao dịch này độ an toàn và tính bí mật thông tin về thẻ tín dụng rất thấp Cách 2  Các thông tin liên quan đến giao dịch và các thông tin về thanh toán được mã hóa trước khi truyền đi trên Internet  Chi nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ các thông tin được mã hóa  Để tránh gian lân, các thông tin khác liên quan đến thanh toán và thẻ sẽ được gửi tiếp tới cho một tin cậy được uỷ quyền gọi là bên thứ ba  Bên thứ ba sẽ giải mã các thông tin được uỷ quyền để đảm bảo tính xác thực của giao dịch cũng như an toàn cho quá trình thanh toán Thẻ ghi nợ  Thẻ ghi nợ còn gọi là thẻ séc, là thẻ cho phép thực hiện EFT.  Khi giao dịch số tiền sẽ được trừ vào tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm  Địa điểm giao dịch rộng lớn : khách sạn, trạm xăng, shop, cửa hàng bán lẻ…  Thẻ ghi nợ khách hàng chỉ được phép sử dụng số tiền tương đương với số dư trong tài khoản Nhng thun li khi s d ng th ghi n: + Đăng k. sử dụng dễ dàng + Giúp bảo mật các thông tin cá nhân + Có thể sử dụng thay cho tiền mặt + Người bán sẵn l.ng chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hơn thanh toán bằng séc Nhc đi m + Mức độ bảo mật thấp hơn thẻ tín dụng 14 TIỀN ĐIỆN TỬ là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, internet... và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. DigiCash  Là hình thức biến hoá của tiền giấy và đồng xu  Đắt tiền, vì mỗi tác vụ đều được trình cho ngân hàng và được lưu lại  Mâu thuẫn với vai trò phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương  Một cách chính thức, DigiCash không được phát hành nhiều hơn một chứng nhận quá tặng ngay cả khi nó được chấp nhận bởi nhiều cửa hàng thành viên Th có ch a giá tr - Stored Value Cards  Không cấp tiền  Thẻ trừ tiền (Debit card) — một hình thức phân phối tiền dưới dạng điện tử  Vô danh hoặc hữu danh  Thuận lợi của thẻ vô danh  Card có thể dùng bởi nhiều người  Có thể dùng được trên Internet mà không cần thẻ căn cước (IC card) e-cash trên Smart Card  Có thể nạp giá trị tại nhà thông qua Internet  Có thể dùng trong môi trường Internet và phi Internet  Có mức tối đa về giá trị được nạp  Ngăn ngừa việc rửa tiền  Ở Singapore: S$500; Ở Hồng Kông: HK$3,000  Nhiều loại tiền khác nhau  Dùng thanh toán xuyên biên giới Th cm ng (Proximity Card)  Được dùng để vào các cao ốc hay thanh toán tiền xe bus hay các phương tiện vận chuyển khác  Xe Bus, xe điện ngầm và các thẻ vận chuyển công cộng ở nhiều thành phố Th cm ng khuych đi t xa  Có thể sử dụng trong khoảng 100 feet (30 mét) và có thể dùng trả tiền đỗ xe ở các bãi đậu  Trả tiền mà không cần phải dừng xe lại (ví dụ đường cao tốc Highway 91 ở California) Ví tin s hoá (digital wallet):Hay còn gọi là Ví tiền điện tử Là kỹ thuật được sử dụng thanh toán trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử Ch c năng quan trng ca ví tin đin t : 15  Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các loại chứng nhận số hoá hoặc bằng các phương pháp mã hóa thông tin khác  Lưu trữ và chuyển giá trị  Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán trong các giao dịch thương mại điện tử 16 Hệ thống chi phiếu điện tử Sổ chi phiếu điện tử Một dạng tương tự như ví điện tử  Được tích hợp với hệ thống thông tin kế toán của người mua và server thanh toán của người bán  Lưu chứng từ điện tử và chứng nhận thanh toán trong máy tính của người mua và người bán để truy lục lại sau này  Ví dụ: SafeCheck  Dùng chủ yếu trong hình thức B2B : E-check của Authorize.net 17 STEP 1 STEP 2 18 STEP 3 STEP 4 19 STEP 5 STEP 6 STEP 7 STEP 8 20 STEP 9 Một số gợi ý giúp bảo mật  Không tiết lộ mật khẩu trên mạng với bất kỳ ai. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó đã biết, bạn nên đổi nó ngay.  Không bước ra khỏi máy tính của mình nếu bạn đang tiến hành một thao tác nào đó về thanh toán.  Một khi bạn đã hoàn thành việc thực hiện các tác vụ ngân hàng trên Internet, nhớ thoát bằng cách sign off trước khi viếng thăm các website khác.  Nếu có một ai đó có khả năng dùng máy PC của bạn, xóa Cache hay tắt máy hoặc bật lại bộ trình duyệt để tránh tình trạng copy trang web đã được lưu trữ trong đĩa cứng.  Bank of America khuyến cáo mạnh mẽ rằng bạn nên dùng bộ trình duyệt 128-bit encryption để thực hiện các tác vụ tài chính trên Internet. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày khái quát về sàn giao dịch thương mại điện tử 2. trình bày những hiểu biết của mình về các giao dịch thanh toán điện tử 3. Nêu các hệ thống thanh toán điện tử, cơ chế thanh toán qua mạng TÀI LIỆU THAM KHẢO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1. Thẻ thanh toán do ai phát minh, vào năm nào? Do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là “Diner’s Club”. 2. Khái niệm về thẻ thanh toán? Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán: • Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. • Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty. • Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. • Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh 21 toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động. 3. Phân loại thẻ thanh toán? Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ... 1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại: a. Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo. b. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin... c. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính. 2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả. b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: • Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. • Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.Thẻ rút tiền mặt có hai loại: • Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành. • Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ. 3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: • Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. • Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. 22 4. Phân loại theo chủ thể phát hành: • Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng. • Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex... 4. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment Quá trình giao dịch • Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment. • Planet Payment chuyể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình thương mại điện tử.pdf