Tài liệu Giáo trình Thực hành Trang bị điện (Phần 1): Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 1
Bài mở đầu: khí cụ điện dùng trong trang bị điện
I. Cầu dao
1- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Phần chính của cầu dao là lưỡi dao và phần kẹp lưỡi được làm bằng hợp
kim của đồng. Bộ phận nối dây cũng được làm bằng hợp kim của đồng. Đế của
cầu dao thường được làm bằng sứ.
2- Phân loại
Theo kết cấu người ta chia cầu dao làm loại 1 cực, 2 cực, 3 cực hoặc 4 cực.
Người ta cũng chia cầu dao ra loại có tay nắm ở giữa hay tay nắm ở bên . Ngoài
ra còn có cầu dao một ngả và cầu dao hai ngả.
Theo điện áp định mức : 250V và 500V
Theo dòng điện định mức : 5,25,30,60,75,100,150,200,300,400,600,1000A
Theo vật liệu cách điện , có các loại đế sứ , đế nhựa bakêlit, đế đá.
Theo điều kiện bảo vệ, có loại không có hộp và loại có hộp che chắn ( nắp
nhựa, nắp gang, nắp sắt ).
Theo yêu cầu sử dụng, người ta chế tạo cầu dao có cầu chì bảo vệ và loại
không có cầu chì bảo vệ.
II. các loại cô...
63 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Thực hành Trang bị điện (Phần 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 1
Bài mở đầu: khí cụ điện dùng trong trang bị điện
I. Cầu dao
1- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Phần chính của cầu dao là lưỡi dao và phần kẹp lưỡi được làm bằng hợp
kim của đồng. Bộ phận nối dây cũng được làm bằng hợp kim của đồng. Đế của
cầu dao thường được làm bằng sứ.
2- Phân loại
Theo kết cấu người ta chia cầu dao làm loại 1 cực, 2 cực, 3 cực hoặc 4 cực.
Người ta cũng chia cầu dao ra loại có tay nắm ở giữa hay tay nắm ở bên . Ngoài
ra còn có cầu dao một ngả và cầu dao hai ngả.
Theo điện áp định mức : 250V và 500V
Theo dòng điện định mức : 5,25,30,60,75,100,150,200,300,400,600,1000A
Theo vật liệu cách điện , có các loại đế sứ , đế nhựa bakêlit, đế đá.
Theo điều kiện bảo vệ, có loại không có hộp và loại có hộp che chắn ( nắp
nhựa, nắp gang, nắp sắt ).
Theo yêu cầu sử dụng, người ta chế tạo cầu dao có cầu chì bảo vệ và loại
không có cầu chì bảo vệ.
II. các loại công tắc và nút điều khiển
1. Công tắc
1.1. Khái quát và công dụng
Công tắc là một loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay kiểu hộp, dùng
để đóng ngắt mạch điện có công suất bé, có điện áp một chiều đến 440V, và điện
áp xoay chiều đến 500V.
Hình 2- 1 Cầu dao có lưỡi dao phụ
1- lưỡi dao chính; 2- tiếp xúc tĩnh ( ngàm );
3- lưỡi dao phụ; 4- lò xo bật nhanh ;
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 2
Công tắc hộp thường được dùng làm cầu dao tổng cho các máy công cụ,
dùng đóng mở trực tiếp cho các động cơ điện có công suất bé hoặc dùng để đổi
nối , khống chế trong các mạch điện tự động. Có khi dùng để thay đổi chiều
quay động cơ điện, hoặc đổi cách đấu cuận dây stato động cơ từ hình sao sang
hình tam giác.
Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao , dập tắt hồ quang nhanh
hơn vì thao tác nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.
Ký hiệu trên sơ đồ điện của một vài loại công tắc được trình bày trên hình
2- 2.
Hình 2- 2 : a- Công tắc hành trình
b- Công tắc ba pha
c- Công tắc ba pha hai ngả
1.2. Phân loại và cấu tạo
a- Phân loại
Theo hình dạng bên ngoài người ta chia ra :
- Loại hở
- Loại bảo vệ
- Loại kín
Theo công dụng người ta chia ra :
- Công tắc đóng ngắt trực tiếp
- Công tắc chuyển mạch ( hay công tắc vạn năng )
Công tắc vạn năng dùng để đóng ngắt, chuyển đổi mạch điện các cuộn
dây hút của công tắc tơ, khởi động từ,... chuyển đổi các mạch điện ở các dụng cụ
đo lường.... Nó thường được dùng trên các mạch điện điều khiển có điện áp đến
440V một chiều và đến 500V xoay chiều, 50 Hz.
- Công tắc hành trình
Công tắc hành trình dùng để đóng, ngắt ở mạch điều khiển trong truyền
động điện tự động hoá, tuỳ thuộc cữ gạt ở các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm
tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành trình
để đảm bảo an toàn.
a. b. c
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 3
b- Cấu tạo công tắc hộp ( hình 2- 3 )
Hình 2- 3 : Cấu tạo công tắc hộp
a- Hình dạng chung
b- Mặt cắt ( vị trí đóng )
c- Mặt cắt ( vị trí ngắt )
d- Kiểu bảo vệ
e- kiểu kín
Phần chính là các tiếp điểm tĩnh 3 gắn trên các vành nhựa bakêlít cách
điện 2 có đầu vặn vít chìa ra khỏi hộp. Các tiếp điểm động 4 gắn trên cùng trục
và cách điện với trục, nằm trên các mặt phẳng khác nhau tương ứng với các vành
2 . Khi quay trục đến vị trí thích hợp , sẽ có một số tiếp điểm động đến tiếp xúc
với một số tiếp điểm tĩnh , còn một số khác rời khỏi tiếp điểm tĩnh. Chuyển dịch
tiếp điểm động nhờ cơ cấu cơ khí có núm vặn 5 . Ngoài ra còn có lò xo phản
kháng đặt trong vỏ 1 để tạo nên sức bật nhanh làm cho hồ quang được dập tắt
nhanh chóng. Hình 2- 3,d,e là hình dạng cấu tạo công tắc hộp kiểu bảo vệ và
kiểu kín.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 4
Hình dạng cấu tạo công tắc hộp của Việt Nam, Liên Xô, Đức... đều tương
tự như các hình vẽ trên , chỉ khác nhau ít nhiều ở hình dạng kết cấu bên ngoài
như hộp trụ tròn hay hộp trụ vuông ; vỏ hộp bằng nhựa cách điện hay bằng sắt ;
núm vặn hay tay gạt...
c- Cấu tạo công tắc vạn năng ( hình 2- 4 )
Hình 2- 4 : Công tắc vạn năng
a- hình dạng chung
b- mặt cắt ngang
1- tiếp điểm tĩnh
2- tiếp điểm động
3- vành cách điện
4- trục nhỏ
Gồm các đoạn riêng rẽ cách điện với nhau và lắp trên cùng một trục có tiết
diện vuông. Các tiếp điểm 1 và 2 sẽ đóng và mở nhờ xoay vành cách điện 3 lồng
trên trục 4 khi ta vặn công tắc.
Tay gạt công tắc vạn năng có thể có một số vị trí chuyển đổi, trong đó các
tiếp điểm của các đoạn sẽ đóng hoặc ngắt theo yêu cầu.
Công tắc vạn năng được chế tạo theo kiểu tay gạt có các vị trí cố định
hoặc có lò xo phản hồi về vị trí ban đầu ( vị trí không ).
d- Cấu tạo công tắc hành trình
Hình dạng chung của công tắc hành trình cỡ nhỏ được trình bày trên hình
2- 5. Dưới tác dụng của cữ gạt 1 nằm trên bộ phận cơ khí dịch chuyển, cần bẩy 2
có con lăn của công tắc sẽ bị ấn xuống, làm xoay giá đỡ tiếp điểm 3, do đó làm
mở các tiếp điểm 4, kết quả làm ngắt mạch điều khiển truyền động điện.
Hình dạng chung của công tắc hành trình cỡ nhỏ được trình bày trên
hình2- 5 và 2- 6.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 5
Hình 2- 5 : Công tắc cuối hành trình
Hình 2- 6 : Công tắc hành trình
Nó được đặt trong một vỏ nhựa , có một cặp tiếp điểm thường đóng và một
cặp tiếp điểm thường mở, trong đó tiếp điểm động là chung.
2. Nút ấn
- Phân loại và cấu tạo
Theo hình dạng bên ngoài , người ta chia nút ấn ra làm bốn loại :
- Loại hở
- Loại bảo vệ
- Loại bảo vệ chống nước và chống bụi.
- Loại bảo vệ chống nổ.
Theo yêu cầu điều khiển , người ta chia nút ấn ra loại 1 nút , 2 nút và 3
nút.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 6
Theo kết cấu bên trong, nút ấn có loại có đèn báo và loại không có đèn
báo.
Nút ấn kiểu hở có kết cấu như hình 2- 7,a. Nó được đặt trên bề mặt một
giá đặt trong bảng điện, hộp nút ấn hay ở tủ điện.
Hình 2- 7 : Nút ấn
a- Nút ấn kiểu hở
b- Nút ấn kiểu bảo vệ
Nút ấn kiểu bảo vệ có kết cấu như hình 2- 7, b. Nó được đặt trong một vỏ
nhựa hay vỏ sắt có hình hộp.
Nút ấn kiểu bảo vệ chống nước được đặt trong một vỏ kín khít để tránh
khỏi nước lọt vào.
Nút ấn kiểu bảo vệ chống bụi,nước được đặt trong một vỏ các bua đúc kín
khít để chống ẩm và bụi lọt vào.
Nút ấn kiểu chống nổ có kết cấu như hình 2- 8. Nó được dùng trong các
hầm lò ( mỏ than ) hoặc ở các nơi có các khí nổ lẫn trong không khí. Cấu tạo của
nó đặc biệt kín khít để không lọt được tia lửa ra ngoài và đặc biệt vững chắc để
không bị phá vỡ khi nổ.
Hình 2- 8 : Nút ấn kiểu chống nổ.
2. áp tô mát
2.1 . Cấu tạo
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 7
Hình dáng và cấu tạo của một áptômát ba pha thông thường như hình2-12.
Hình 2-12
a.Tiếp điểm :
Tiếp điểm của áptômát thường được chế tạo có hai cấp ( chính và hồ
quang ), hoặc ba cấp ( chính, phụ, hồ quang ).
Khi đóng mạch , tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm
phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở
trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang.
Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được
tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy
lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
Tiếp điểm của áptômát thường làm bằng hợp kim gốm chịu được hồ quang
như Ag- Wo; Cu- Wo; Ni.....
Hình 2- 13 trình bày hệ thống tiếp điểm trong một kiểu áptômát : 2,3 là
các tiếp điểm chính; 4 là các tiếp điểm phụ; 5 là các tiếp điểm hồ quang.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 8
Hình 2-13
b. Hộp dập hồ quang
Để áp tô mát dập được hồ quang trong tất cả chế độ làm việc của lưới
điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là : Kiểu nửa kín và
kiểu hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của áptômát và có lỗ thoát khí. Kiểu
này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50 KA.
Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50 KA hoặc điện áp
lớn hơn 1000V ( cao áp )
Trong buồng dập hồ quang thông dụng , người ta dùng những tấm thép
xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho
việc dập tắt hồ quang.
Hình dạng và kết cấu hộp dập hồ quang được trình bày trên hình 2- 12, 6
là hộp dập hồ quang.
Cùng một thiết bị dập hồ quang, khi làm việc ở mạch điện xoay chiều điện
áp đến 500 V, có thể dập tắt được hồ quang của dòng điện đến 40 KA; nhưng khi
làm việc ở mạch điện một chiều điện áp đến 440 V, chỉ có thể cắt đựơc dòng
điện đến 20 KA.
iii: khí cụ điện bảo vệ
1. rơ le điện từ
Rơ le là các khí cụ điện tự động đóng cắt mạch điện điều khiển , bảo vệ và
điều khiển sự làm việc của mạch điện.
Cấu tạo
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 9
Hình 3-5 Sơ lược kết cấu chung của rơle điện từ
1- mạch từ tĩnh ; 4- lò xo ;
2- nắp động ; 5- tiếp điểm tĩnh ;
3- cuận dây ; 6- tiếp điểm động ;
Rơ le điện từ gồm có một mạch từ hình chữ U, trên đó có quấn cuận dây
cho dòng điên của mạch cần được bảo vệ đi qua. Phía trên có nắp chuyển động 2
được gắn vào lò xo 4 và tiếp điểm động 6. ở trên mỏm cực từ phần tĩnh người ta
có gắn vào đó một vòng ngắn mạch bằng đồng ( còn gọi là vòng chống rung ).
Vòng ngắn mạch này chỉ được lắp đối với các rơ le hoạt động ở nguồn xoay
chiều. Tiếp điểm tĩnh 5 được nối với mạch điều khiển.
2- Rơ le dòng điện cực đại
- Cấu tạo
Hình3- 6 : Sơ lược kết cấu của rơ le dòng điện cực đại kiểu điện từ
1- Mạch từ ; 5- tiếp điểm động;
2- cuận dây ; 6- tiếp điểm tĩnh ;
3- miếng sắt từ hình chữ Z 7- vít chỉnh định;
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 10
gắn trên trục quay 8- vít điều chỉnh khoảng cách;
4- lò xo ;
Rơ le dòng điện cực đại dùng để bảo vệ mạch điện khi dòng điện vượt quá
giá trị chỉnh định như quá tải, ngắn mạch.
Về mặt cấu tạo,nó gồm có một mạch từ hình chữ C. Trên mạch từ có quấn
hai cuận dây dòng điện ( 2 ). Miếng sắt từ hình chữ Z gắn lên trục và quay cùng
với trục ( 3 ). Trên trục có gắn hệ thống tiếp điểm động ( 5 ). Một đầu trục có
gắn lò xo cản ( 4 ). Đầu kia của lò xo gắn với vít chỉnh định ( 7 ). Trên mặt trị số
chỉnh định có các khoảng chia khác nhau ứng với các trị số dòng điện khác nhau.
Vít ( 8 ) dùng để điều chỉnh khoảng cách của miếng sắt từ hình chữ Z so với
mỏm cực từ.
3- Rơ le điện áp
Thường dùng để bảo vệ các thiết bị điện khi điện áp của nó tăng hoặc hạ
quá mức quy định.
Rơ le điện áp có cấu tạo tương tự như rơ le đòng điện nhưng cuận dây của
nó có số vòng nhiều hơn và được mắc song song với mạch điện của thiết bị cần
bảo vệ.
Tuỳ theo nhiệm vụ bảo vệ , rơ le điện áp được chia thành hai loại:
- Rơ le điện áp cực đại : Phần ứng ( phần quay ) của loại rơ le này lúc điện
áp bình thường đứng yên, khi điện áp tăng quá mức quy định, lực điện từ sẽ
thắng lực cản, làm rơ le tác động đóng hệ thống tiếp điểm thường mở ( tác động
hút ).
- Rơ le điện áp cực tiểu : ở điện áp bình thường phần ứng của rơ le chịu
lực điện từ tác động, nhưng khi điện áp hạ xuống dưới mức quy định, lực lò xo
thắng lực điện từ làm phần ứng quay đi một góc. Hệ thống tiếp điểm thường mở
được mở ra, ta nói rơ le tác động ( tác động nhả ).
Điện áp tác động của rơ le cũng được điều chỉnh bằng sức căng của lò xo
điều chỉnh ( 4 ) hoặc bằng cách thay đổi sơ đồ đấu các cuận dây rơ le hoặc bằng
vít điều chỉnh ( 8 ).
4. Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho mạch điện, chủ yếu là bảo vệ cho
động cơ điện.
- Cấu tạo
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 11
Hình 3- 7 Sơ đồ cấu tạo của rơ le nhiệt
1- cuận dây đốt ; 2- cặp kim loại ;
3- cần quay; 4- trục quay;
5- lò xo ; 6,7- tiếp điểm;
Bộ phận chính của nó là cặp kim loại (2 ) đặt cạnh cuận dây đốt nóng ( 1 )
và tiếp điểm ( 6- 7 ). Cặp kim loại gồm hai thanh kim loại khác nhau, gắn chặt
với nhau, thanh trên có hệ số nở dài về nhiệt nhỏ hơn thanh dưới. Một đầu cặp
kim loại được kẹp cố định, còn đầu kia đội vào cần quay ( 3 ) có lò xo ( 5 ) gắn
chặt. Cuận dây đốt đặt trong mạch điện cần được bảo vệ để dòng điện của mạch
đi qua nó, còn tiếp điểm đặt trong mạch cuận dây đóng cắt, chẳng hạn nối tiếp
với cuận dây công tắc tơ.
5. Cầu chì
Công dụng và nguyên tắc hoạt động
Cầu chì là thiết bị để bảo vệ quá dòng điện cho mạch điện, chủ yếu là bảo
vệ ngắn mạch và đôi khi để bảo vệ quá tải.
Về nguyên tắc , cầu chì gồm một dây chảy thường làm bằng chì, nhôm
đồng, kẽm... đặt trong một vỏ kín để hạn chế và dập tắt hồ quang. Cầu chì mắc
nối tiếp trong mạch điện được bảo vệ ( hình 3- 9 ).
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 12
Hình 3- 9 : Mắc cầu chì để bảo vệ mạch điện
Dòng điện trong mạch đi qua dây chảy sẽ toả ra nhiệt lượng theo định luật
Jun- Lenxơ, làm cho dây chảy nóng lên. Nếu dòng điện chưa đủ lớn, nhiệt độ
dây chảy chưa vượt quá nhiệt độ nóng chảy, mạch điện vẫn liền. Khi dòng điện
tăng cao, nhiệt độ dây chảy tăng đến mức chảy đứt, ngắt mạch dòng điện, ta bảo
cầu chì bị ‘‘ nổ ’’ .
Dòng điện nhỏ nhất vừa đủ làm cho dây chảy đứt gọi là dòng điện dây
chảy, ký hiệu là Idc. Dòng điện dây chảy phụ thuộc vào kích thước và loại vật liệu
làm dây chảy. Dây chảy được sản xuất theo các trị số dòng điện dây chảy quy
định và gọi là cỡ dây chảy. Cỡ dây chảy cho trong sổ tay kỹ thuật.
Cầu chì được sản xuất theo cấp điện áp định mức và dòng điện định mức.
Điện áp định mức quyết định kích thước cầu chì, vật liệu và chất lượng cách
điện. Dòng điện định mức quyết định quy cách và kích thước các bộ phận dẫn
điện, nhất là các đầu tiếp xúc, tức đầu để nối cầu chì vào giá cầu chì. Cần chú ý
là dòng điện định mức Iđm là của cầu chì, còn dòng điện dây chảy Idc phụ thuộc
vào cỡ dây chảy. Hai đại lượng này khác nhau, và ta có Iđm Idc . Ví dụ , cầu
chì 500V, 15 A có thể lắp dây chảy cỡ 6, 10 hay 15 A.
Bảng tra dây chảy cầu chì
Bảng 3- 1
Đường kính dây chảy ( mm ) Dòng điện định mức của dây chảy ( A )
Nhôm Chì đồng
0,15 1,5 - 4
0,2 2 0,5 8
0,25 4 0,75 10
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 13
0,3 6 1 12
0,4 10 1,5 14
0,5 14 2 16
0,6 16 2,5 21
0,7 18 3,5 28
0,8 20 4,2 36
0,9 25 5 40
1 32 6 48
1,2 40 9 -
1,4 50 12 -
1,6 60 14 -
1,8 75 17 -
2 90 20 -
2,5 120 32 -
3 160 46 -
IV : khí cụ điều khiển
1. Công tắc tơ
a. cấu tạo
Công tắc tơ điện từ có các bộ phận chính như sau : cơ cấu điện từ ( nam
châm điện ), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm ( tiếp điểm chính và phụ
).
Nam châm điện : gồm có 3 thành phần
- Mạch từ ( lõi sắt ) : Là các lõi thép có hình dạng EI, UI. Nó gồm những
lá thép tôn silic, có chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5 mm, ghép lại để tránh tổn hao
dòng điện xoáy. Mạch từ được chia làm hai phần , một phần được kẹp chặt cố
định ( phần tĩnh ), phần còn lại là nắp ( còn gọi là phần ứng hay phần động )
được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 14
- Cuộn dây hút : cuộn dây quấn trên lõi thép dùng để tạo ra lực hút điện
từ. Các cuộn dây của phần lớn các công tắc tơ được tính toán sao cho được phép
đóng ngắt tới 600 lần trong một giờ, ứng với hệ số thông điện bằng 40%. Cuộn
dây có thể làm việc tin cậy ( hút phần ứng ) khi điện áp cung cấp cho nó nằm
trong phạm vi 85- 110% Uđm. Nếu ta gọi tỷ số giữa điện áp nhả và điện áp hút
của cuộn dây là hệ số trở về, thì hệ số này có thể đạt tới ( 0,6- 0,7 ). Điều đó có
nghĩa là khi điện áp cuộn dây sụt xuống còn 60 – 70% trị số điện áp hút thì nắp
bị nhả và ngắt mạch điện.
- Cơ cấu truyền động : phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao
tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép các tiếp điểm và giảm được tiếng kêu va
đập. Cơ cấu truyền động thường dùng lực lò xo.
Các sơ đồ cơ cấu truyền động của các công tắc tơ điện xoay chiều như
hình 4- 1.
Hình 4- 1. Các sơ đồ cơ cấu truyền động của các công tắc tơ điện xoay chiều.
+ Nắp chuyển động xoay quanh bản lề, tiếp điểm chuyển động thẳng có
tay đòn truyền chuyển động ( H. 4- 1, a ).
+ Nắp và tiếp điểm chuyển động theo hai phương vuông góc nhau ( H. 4-
1, b ).
+ Nắp chuyển động thẳng, tiếp điểm chuyển động xoay quanh bản lề ( H.
4- 1, c ).
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 15
+ Nắp và tiếp điểm đều chuyển động xoay quanh một bản lề có một hệ
thống tay đòn chung ( H. 4- 1, d ), trường hợp này lực ép trên tiếp điểm lớn.
b- Hệ thống dập hồ quang.
Khi công tắc tơ chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp
điểm bị cháy, mòn dần. Hệ thống dập hồ quang thường gồm nhiều vách ngăn
làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp
điểm chính của công tắc tơ.
c- Hệ thống tiếp điểm
Hệ thống tiếp điểm liên hệ với mạch từ di động qua bộ phận liên động cơ
khí. Các tiếp điểm của công tắc tơ được chia thành hai loại :
- Tiếp điểm chính cho dòng điện của phụ tải chạy qua. Nó là loại tiếp
điểm thường mở. Khi cuộn dây chưa có điện tiếp điểm nay ở trạng thái mở, khi
cuộn dây có điện tiếp điểm này đóng lại. Tiếp điểm này có khả năng cho dòng
điện lớn đi qua ( từ 10A đến vài nghìn ampe ).
- Tiếp điểm phụ : có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ
hơn 5A , được lắp ở các mạch điều khiển, tín hiệu, bảo vệ .Nó được chia thành
hai loại : tiếp điểm phụ thường mở và tiếp điểm phụ thường đóng. Tiếp điểm phụ
thường mở có trạng thái đóng, mở giống như tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ
thường đóng có trạng thái đóng, mở ngược với tiếp điểm chính.
d- Nguyên lý hoạt động
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 16
Hình 4- 2. Sơ đồ cấu tạo của công tắc tơ xoay chiều.
1- cuộn dây; 5- tay đòn ;
2- mạch từ tĩnh 6- tiếp điểm thường mở;
3- nắp động; 7- tiếp điểm thường đóng;
4- Vòng ngắn mạch;
- Khi chưa cấp điện vào cuộn dây thì lõi thép động vẫn ở vị trí tách khỏi
lõi thép tĩnh. Tiếp điểm thường mở vẫn mở và tiếp điểm thường đóng vẫn đóng.
- Khi cung cấp điện cho cuộn dây có giá trị định mức sẽ sinh ra từ thông
chạy trong mạch từ, tạo ra lực hút điện từ hút lõi thép động về phía lõi thép tĩnh (
lực điện từ thắng lực cản lò xo ). Công tắc tơ được giữ ở trạng thái đóng. Lúc này
nhờ vào bộ phận liên động về cơ khí giữa lõi thép đông và hệ thống tiếp điểm
động làm cho tiếp điểm chính đóng lại cung cấp điện cho phụ tải. hệ thống tiếp
điểm phụ cũng chuyển đổi trạng thái : tiếp điểm thường đóng mở ra và tiếp điểm
thường mở đóng lại.
- Khi ngừng cung cấp điện cho cuộn dây thì công tắc tơ ở trạng thái nghỉ,
các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Nguyên lý làm việc của công tắc tơ điện một chiều kiểu điện từ cũng
tương tự như trên, thường chỉ khác ở hình dáng kết cấu truyền động của mạch từ
tới tiếp điểm.
2. Rơ le trung gian và rơ le tốc độ
2.1- Rơ le trung gian
Rơ le trung gian làm chức năng thực hiện các thao tác trung gian trong các
mạch bảo vệ và tự động hoá ở mạch điều khiển. Vì thế , nó thường có nhiều tiếp
điểm, kể cả tiếp điểm thường mở và tiếp điểm thường đóng.
a- Cấu tạo
2
1 3
5
7 6
4
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 17
Hình 4- 4. Sơ đồ cấu tạo của rơ le trung gian.
1- lõi thép tĩnh; 3- phần động;
2- cuộn dây; 4- hệ thống tiếp điểm;
Cấu tạo của rơ le trung gian kiểu điện từ như hình 4- 4. Nó gồm có một lõi
thép hình chữ U, trên đó có quấn cuộn dây điện áp. Phía trên mạch từ tĩnh có nắp
động ( 3 ). Một đầu của nắp động được gắn với lò xo cản và hệ thống tiếp điểm
động ( 4 ).
b- Nguyên lý làm việc
- Khi cuộn dây của rơ le trung gian không có điện, rơ le chưa tác động :
các tiếp điểm thường mở vẫn mở và các tiếp điểm thường đóng vẫn đóng.
- Khi cuộn dây của rơ le trung gian có điện, nắp động bị hút về phía mạch
từ tĩnh làm cần tiếp điểm động di chuyển theo. Các tiếp điểm thường đóng sẽ mở
ra và các tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại thực hiện các chức năng khác nhau
của mạch điều khiển.
Đặc điểm của rơ le trung gian là không có cơ cấu điều chỉnh điện áp tác
động, yêu cầu phải tác động tốt khi điện áp đặt vào cuộn dây dao động trong
phạm vi 15% điện áp định mức.
3- Rơ le tốc độ
a- Cấu tạo
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 18
Hình 4- 5. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của rơ le tốc độ.
1- trục quay ; 4- thanh dẫn;
2- nam châm vĩnh cửu ; 5- tay gạt bằng nhựa;
3- phần ứng ; 6- tiếp điểm;
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của rơ le tốc độ như hình 4- 5. Nó gồm có các bộ
phận
b- Nguyên lý làm việc
Khi rô to chưa quay thì thanh thép đàn hồi có xu hướng làm cho tiếp điểm
PK1 và PK3 đóng lại.
Khi trục quay ( 1 ) quay ( giả sử quay theo chiều n1 như hình vẽ ) làm cho
từ trường của nam châm vĩnh cửu cũng quay theo chiều n1. Nếu coi từ thông
đưóng yên thì các thanh dẫn được coi như chuyển động ngược lại. Xét hai thanh
dẫn nằm đối diện và trùng phương với từ thông tại thời điểm đang xét, ta có
véc tơ vận tốc tương đối Vtđ ( hình 4- 5 ). Thanh dẫn nằm phía trên sẽ chuyển
động sang trái còn thanh dẫn phía dưới sẽ chuyển động sang phải.
Hai thanh dẫn này sẽ chuyển động tương đối với từ trường phần cảm, theo
định luật cảm ứng điện từ, trong thanh dẫn sẽ xuất hiện một sức điện động cảm
ứng. Vì các thanh dẫn được nối ngắn mạch nên trong các thanh dẫn sẽ xuất hiện
dòng điện cảm ứng. Chiều dòng điện cảm ứng được xác định theo quy tắc bàn
tay phải. Như vậy, thanh dẫn bên trên có dòng điện đi vào còn thanh dẫn bên
dưới có dòng điện đi ra. Thanh dẫn mang dòng điện , lại chịu tác dụng của từ
trường nên nó chịu tác dụng của lực điện từ F. Chiều của lực điện từ được xác
định theo quy tắc bàn tay trái. Thanh dẫn bên trên sẽ chịu tác dụng của một lực
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 19
hướng sang bên phải còn thanh dẫn bên dưới sẽ chịu tác dụng của một lực hướng
sang bên trái. Do đó, phần ứng sẽ quay theo chiều cùng chiều với n1.
Phần ứng quay kéo theo tay gạt bằng nhựa ( 5 ) tác động vào thanh thép
đàn hồi làm cho tiếp điểm PK1 mở ra và PK2 đóng lại. Tiếp điểm PK3 và PK4 vẫn
giữ nguyên trạng thái như khi rô to đứng yên.
Nếu trục quay quay theo chiều ngược lại, nó sẽ tác động vào thanh thép
đàn hồi bên phải làm cho tiếp điểm PK3 mở ra và PK4 đóng lại.
Khi tốc độ động cơ giảm nhỏ gần bằng không, lực điện từ yếu đi , tay gạt
bằng nhựa sẽ trở về vị trí cũ làm tiếp điểm PK1 đóng lại và PK2 mở ra.
4. Rơ le thời gian
4.1- Rơ le thời gian điện từ
a- Cấu tạo
Hình 4- 7. Sơ đồ cấu tạo của rơ le thời gian điện từ
1- Cuộn dây điện áp ;
2- Mạch từ tĩnh ;
3- Nắp động ;
4- Lò xo ;
5- Tiếp điểm đóng cắt tức thời ;
6- Hệ thống bánh răng dẫn động ;
7- Tiếp điểm đóng cắt có thời gian ;
8- Thang đặt thời gian ;
b- Nguyên lý làm việc
1
2
3
4
5
6
7
8
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 20
Khi đóng điện vào cuộn dây của nam châm điện , nắp động ( 3 ) bị hút
làm đóng hoặc cắt các tiếp điểm tác động tức thời ( 5 ), đồng thời khởi động cơ
cấu giữ thời gian ( 6 ). Khi đó dưới sức căng của lò xo , quạt răng và hệ thống
bánh răng dẫn động sẽ quay làm tiếp điểm động di chuyển chậm. Sau một
khoảng thời gian tiếp điểm động sẽ đóng kín vào tiếp điểm tĩnh ( 7 ). Thời gian
để đóng tiếp điểm ( 7 ) được điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí của tiếp điểm
tĩnh và được chỉ rõ bằng mũi tên trên thang đặt ( 8 ).
4.2- Rơ le thời gian điện tử
a- Cấu tạo
Cấu tạo của rơ le thời gian điện tử gồm : nam châm điện, bộ định thời gian
bằng linh kiện điện tử, hệ thồng tiếp điểm, vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.
Hình dáng ( a ) và sơ đồ bố trí cực đấu dây ( b ) của rơ le thời gian điện tử
loại ON DELAY như hình 4- 8.
Hình 4- 8a Hình 4- 8b
Trong đó :
- Cặp cực 5- 8 là tiếp điểm thường đóng , mở chậm ;
- Cặp cực 6- 8 là tiếp điểm thường mở, đóng chậm ;
- Cặp cực 1- 4 là tiếp điểm thường đóng ( tác động tức thời ) ;
- Cặp cực 1- 3 là tiếp điểm thường mở ( tác động tức thời ) ;
- Cặp cực 2- 7 đấu với nguồn điện ;
Cuộn dây của rơ le thường có điện áp 110V hoặc 220V , được ghi trên
nhãn máy hoặc trong lý lịch máy. Nguồn điện được cấp vào chân số 2 và chân số
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 21
7 . Tiếp điểm tác động tức thời lấy ra ở chân số 1 và chân số 4 ( tiếp điểm thường
đóng ) ; chân số 1 và chân số 3 ( tiếp điểm thường mở ) . Tiếp điểm tác động có
thời gian : tiếp điểm thường đóng , mở chậm lấy ra ở chân số 5 và chân số 8 ;
tiếp điểm thường mở, đóng chậm lấy ra ở chân số6 và chân số 8.
b- Nguyên lý làm việc của rơ le thời gian điện tử kiểu ON/OFF DELAY
( hình 4- 9 ).
Hình 4- 9
Khi chưa đóng khoá K , rơ le RL chưa có điện, tiếp điểm K1 ở trạng thái
mở và K2 ở trạng thái đóng.
Nếu ta đóng khoá K, tụ C sẽ được nạp cho tới khi điện áp trên tụ C bằng
điện áp định mức của rơ le thì rơ le sẽ tác động. Khi đó tiếp điểm K1 chuyển
sang trạng thái đóng và tiếp điểm K2 chuyển sang trạng thái mở.
Khi ngắt khoá K, tụ C lại phóng điện qua rơ le RL, kéo dài sự hoạt động
của nó thêm một thời gian nữa. Cho đến khi điện áp trên tụ nhỏ hơn điện áp làm
việc của rơ le thì rơ le không hoạt động được nữa và tiếp điểm K1 chuyển sang
trạng thái mở và K2 chuyển sang trạng thái đóng. Hệ thống trở lại trạng thái ban
đầu.
Như vậy, các tiếp điểm K1 và K2 đều chuyển trạng thái ( tác động trễ ) cả ở
thời điểm K đóng ( ON ) và mở ( OFF ). Tương ứng ta có tiếp điểm K1 là tiếp
điểm thường mở,đóng mở chậm và K2 là tiếp điểm thường đóng , mở đóng chậm.
Điều kiện để mạch này hoạt động được thì cầu phân áp gồm biến trở VR,
điện trở thuần của cuận dây rơ le và điện áp nguồng phải được chọn sao cho điện
áp rơi trên cuộn dây rơ le tối thiểu phải bằng điện áp định mức của nó.
dmRL
RL
ủL UR
RVR
U
U
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 22
Ta có thể điều chỉnh biến trở VR để thay đổi thời gian tác động trễ. Tuy
nhiên mạch điện này cho thời gian tác động trễ rất ngắn. Muốn thời gian trễ lâu
hơn ta phải dùng các mạch khuyếch đại điện tử.
c- Nguyên lý làm việc của rơ le thời gian điện tử kiếu ON DELAY
( hình 4-10,a ) và OFF DELAY ( hình 4- 10,b ) ; ( học sinh tự nghiên cứu ).
Hình 4-10,a Hình 4- 10,b
d- Giới thiệu rơ le thời gian điện tử loại CKC AH3-3 của Đài loan
( hình 4- 11 ).
Hình 4- 11
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 23
*. Giới thiệu mạch :
Mạch điện gồm :
- Biến áp nguồn cách ly 220V/12V- AC.
- Cầu chỉnh lưu gồm 4 đi ốt D1 D4.
- Bộ lọc điện gồm tụ C1 và C3.
- Cặp đi ốt ổn áp ZD, tụ C2 và điện trở R1 tạo ra điện áp ổn định, cấp
nguồn cho IC làm việc.
- IC định thời gian CD 4541. Đây là loại vi mạch định thời có thể lập
trình được. Cấu trúc cơ bản của IC này gồm một mạch đếm nhị phân 16 tầng,
mạch điều khiển ngõ ra, mạch tự động Reset nguồn .
- Mạch tạo dao động ngoài RC gồm R5,VR1 và C4.
- Rơ le RL1 tác động trễ, rơ le RL2 tác động tức thời.
- Tranzistor T nhận tín hiệu ra từ chân 8 của IC qua cầu phân áp (R6,R7)
đóng mở cho rơ le RL1.
- Đi ốt D5 dập xung ngược cuộn dây rơ le khi chúng bị cắt điện.
5. bộ khống chế
5.1- Khái quát và công dụng
Trong các máy móc công nghiệp , người ta sử dụng rộng rãi các bộ khống
chế để làm các khí cụ điều khiển các thiết bị điện. Bộ khống chế được chia làm
bộ khống chế động lực ( còn gọi là tay trang ), để điều khiển trực tiếp và bộ
khống chế chỉ huy để điều khiển gián tiếp.
Bộ khống chế là một loại thiết bị chuyển đổi mạch điện bằng tay gạt hay
vô lăng quay, điều khiển trực tiếp hay gián tiếp từ xa, thực hiện các chuyển đổi
mạch điện phức tạp để điều khiển khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều quay,
hãm điện...các máy điện và thiết bị điện.
Bộ khống chế động lực hay ( tay trang ) để dùng để điều khiển trực tiếp
các động cơ điện công suất bé và trung bình ở các chế độ làm việc khác nhau
nhằm đơn giản hoá thao tác cho người vận hành ( thợ lái tàu điện, lái cần trục,
đứng máy đặc biệt... ).
Bộ khống chế chỉ huy được dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ điện
công suất lớn bằng cách chuyển đổi mạch điện các cuộn dây hút của công tắc tơ,
khởi động từ. đôi khi nó cũng được dụng để đóng ngắt trực tiếp các động cơ điện
công suất bé, nam châm điện, và các thiết bị điện khác. Bộ khống chế chỉ huy có
thể được truyền động bằng tay hoặc bằng động cơ chấp hành.
Về nguyên lý, bộ khống chế chỉ huy không khác gì bộ khống chế động
lực, mà nó chỉ có hệ thống tiếp điểm bé, nhẹ hơn và sử dụng ở mạch điều khiển.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 24
5.2- Phân loại
Theo kết cấu, người ta chia ra bộ khống chế hình trống và bộ khống chế
hình cam.
Theo nguyên lý sử dụng, người ta chia ra bộ khống chế điện một chiều và
bộ khống chế điện xoay chiều.
5.3- Cấu tạo bộ khống chế hình trống
Hình 4-12. Bộ khống chế hình trống
a- hình dạng chung
b- bộ phận chính bên trong
Hình dạng chung của bộ khống chế hình trống được trình bày trên hình 4-
15 a,b.
Trên trục quay ( 1 ) đã được bọc cách điện, người ta bắt chặt các đoạn
vành trượt bằng đồng ( 2 ) có cung dài làm việc khác nhau. Các đoạn này được
dùng làm các vành tiếp xúc động, xắp xếp ở các góc độ khác nhau. Một vài đoạn
vành được nối điện với nhau sẵn ở bên trong. Các tiếp xúc tĩnh ( 3 ) có lò xo đàn
hồi ( còn gọi là chổi tiếp xúc ), kẹp chặt trên một cán cố định đã bọc cách điện (
a)
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 25
4 ), mỗi chổi tiếp xúc tương ứng với một đoạn vành trượt ở bộ phận quay. Các
chổi tiếp xúc có vành cách điện với nhau và được nối trực tiếp với mạc điện bên
ngoài. Khi quay trục ( 1 ), các đoạn vành trượt ( 2 ) tiếp xúc mặt với các chổi tiếp
xúc ( 3 ) và do đó thực hiện được chuyển đổi mạch cần thiết trong mạch điều
khiển.
5.4- Cấu tạo bộ khống chế hình cam
Hình 4- 13. Bộ khống chế hình cam
Hình dạng chung của bộ khống chế hình cam được trình bày trên hình 4-
13. Trên trục quay ( 1 ), người ta bắt chặt hình cam ( 2 ). Một trục nhỏ có vấu ( 3
), có lò xo đàn hồi ( 6 )luôn luôn đẩy trục vấu ( 3 ) tỳ hình cam. Các tiếp điểm
động ( 5 ) bắt chặt trên giá của trục ( 3 ). Các tiếp điểm tĩnh ( 4 ) bắt trên giá
cách điện của thành bộ khống chế. Khi quay tay gạt, trục ( 1 ) quay, làm xoay
hình cam( 2 ), do đó trục nhỏ có vấu ( 3 ) sẽ khớp vào phần lõm hay lồi của hình
cam, làm đóng hay mở các bộ tiếp điểm ( 4 ) và ( 5 ).
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 26
Bài 1: Tự động khống chế động cơ không đồng bộ 3
pha rô to lồng sóc
A. Mục tiêu của bài:
- Lắp ráp thành thạo các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha rôto
lồng sóc như: mạch mở máy trực tiếp, đảo chiều quay, mở máy bằng cuộn
kháng, mở máy Y- , mạch hãm ngược, hãm động năng... theo các nguyên tắc
của tự động khống chế.
- Lắp ráp thành thạo các mạch bảo vệ và tín hiệu như: bảo vệ ngắn mạch, quá
tải, kém áp, quá áp... báo hiệu trạng thái làm việc, trạng thái sự cố, báo hiệu lúc
mở máy, dừng máy...
- Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điều khiển và bảo vệ trên trong tủ điện đảm
bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn.
- Phát hiện chính xác hư hỏng, sửa chữa thành thạo các hư hỏng trong mạch.
- Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hỏng hóc đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
B. Nội dung của bài Thời gian: 76h (LT: 10h; TH: 66h)
I. Các mạch mở máy trực tiếp. Thời gian:
19h
1. Lắp đặt và sửa chữa mạch điều khiển động cơ quay một chiều.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
A1
4
CC2
C1
m d
rn
1 K 2 3
K
CC1
CD
RN
C4 B4 A4
C3 B3 A3
C2 B2 A2
C1 B1 A1
A C B
K
Đ
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 27
b. Sơ đồ đi dây
c. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
+ Thiết bị:
- 1 Cầu dao 3 pha 1 ngả, 4 cầu chì (ống + xoáy)
- 1 Bộ nút bấm, 1 bộ khởi động từ đơn
- 1 Động cơ 3 pha mác có ghi /- 220/380
+ Dụng cụ:
Khoan mồi, tuốc nơ vít, bút thử điện, kìm điện, đồng hồ vạn năng,
đồng hồ Mêgaômmét, kìm cắt, dao con, kìm mỏ nhọn.
+. Vật tư:
- Dây dẫn đơn
d. Gá lắp thiết bị
- ướm thử : Xắp xếp theo sơ đồ đi dây
- Vạch dấu
- Khoan mồi
- Bắt vít
e. Nối dây
- Nối dây mạch động lực trước.Nối lần lượt từng pha theo thứ tự: Nối từ
hộp đấu dây của động cơ phần tử nhiệt tiếp điểm chính công tắc tơ cầu
chì CC1 cầu dao.
- Nối dây mạch điều khiển sau: Pha A1 CC2 D M cuộn hút K
tiếp điểm RN C1
- Nối nguồn vào công tắc xoay (cầu dao)
380 V˜
D
M
A B C A1 B1 C1
A2 B2 C2
A4 B4 C4
A3 B3 C3
Δ\Y – 220V\380V
2 3
1
CD
RN
K
CC2
CC1
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 28
f. Kiểm tra
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý
- Kiểm tra thông mạch mạch điều khiển: Dùng đồng hồ vạn năng đặt một
đầu que đo vào B1 còn một đầu di dọc theo mạch đồng thời tác động giả vào nút
ấn M nếu thấy thông mạch thì tốt.
- Kiểm tra thông mạch mạch động lực:
+. Lần 1: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vào hai vị trí A1B1 sau đó tác
động cho tiếp điểm chính của công tắc tơ K đóng lại.
+. Lần 2: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vào hai vị trí A1C1 sau đó tác
động cho tiếp điểm chính của công tắc tơ K đóng lại.
- Kiểm tra cách điện của mạch động lực: Dùng đồng hồ Mêgômmét đo,
yêu cầu Rcđ 0.5 M.
- Kiểm tra nguồn cấp vào công tắc xoay (cầu dao): Dùng đồng hồ vạn
năng chuyển về thang đo điện áp xoay chiều 500V đo điện áp dây
- Kiểm tra hộp đấu dây động cơ.
g. Vận hành
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút M để động cơ hoạt động
- Bấm nút D để dừng động cơ
- Cắt công tắc xoay (cầu dao) để cấp điện cho toàn mạch
h. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Bấm M động cơ
không quay
Không đủ điện áp hút
Đấu lại đúng cấp điện áp cho
cuộn dây công tắc tơ
2
Bấm M động cơ
quay lập bập
Đấu nhầm tiếp điểm
thường mở duy trì bằng
tiếp điểm thường đóng.
Đấu lại
1.2. Sửa chữa
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Chuẩn bị.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ vạn năng, đồng hồ Ampe kìm...
- Dụng cụ sửa chữa: Tôvít, kìm, giấy ráp...
c. Lập bảng sửa chữa
TT
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
Toàn
mạch
không
tác
động
- Mất nguồn
- Cuộn dây K bị đứt
- Tiếp điểm thường đóng
RN không tiếp xúc
- Nút ấn thường đóng,
thường mở không tiếp xúc
- Dây dẫn mạch điều khiển
bị đứt ngầm
Đo Ung
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Thay thế
Đánh sạch
Đánh sạch
Thay thế
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
giấy
ráp
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 29
2
Động
cơ quay
có tiếng
kêu
khác
thường
- Mất 1 pha
- Động cơ bị sát cốt
- Tiếp điểm chính K tiếp
xúc không tốt
Đo Ung
Quay trục
Đo thông mạch
Cấp nguồn
Đìêu
chỉnh
Đánh sạch
nt
3
Bấm
nút M
động cơ
quay
nhưng
không
duy trì
- Tiếp điểm thường mở duy
trì K không tiếp xúc
- Dây nối vào tiếp điểm
thường mở duy trì K bị đứt
ngậm
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đánh sạch
Thay thế
nt
d. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng
- Kiểm tra theo thứ tự ưu tiên các nguyên nhân trong bảng sửa chữa.
e. Lập bảng dự trù vật tư
STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng
1
- Công tắc tơ
- Rơ le nhiệt
- Nút bấm
Cái
Cái
Cái
01
01
01
2
- Dây dẫn
- Dây chảy cầu chì
m
Cái
02
02
f. Tiến hành sửa chữa các nguyên nhân hư hỏng.
g. Kiểm tra lại.
- Kiểm tra an toàn điện
- Kiểm tra đo thông mạch:
* Mạch động lực:
+. Lần 1: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vào hai vị trí A1B1 sau đó tác
động cho tiếp điểm chính của công tắc tơ K đóng lại.
+. Lần 2: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vào hai vị trí A1C1 sau đó tác
động cho tiếp điểm chính của công tắc tơ K đóng lại.
* Mạch điều khiển
+ Dùng đồng hồ vạn năng đặt một đầu que đo vào B1 còn một đầu di dọc
theo mạch đồng thời tác động giả vào nút ấn M nếu thấy thông mạch thì tốt.
+ Đo cách điện dây động cơ với vỏ máy
h. Chạy thử
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút M để động cơ hoạt động
- Bấm nút D để dừng động cơ
- Cắt công tắc xoay (cầu dao) để cấp điện cho toàn mạch
i. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Tuột dây mạch bên Do thao tác không Kiểm tra nối lại
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 30
cạnh đúng
2
Tiếp điểm công tắc
sau sửa chữa khi
làm việc có hồ
quang
- Do đánh mặt phẳng
tiếp điểm không đạt
- Lắp chưa đúng
- Đánh lại
- Lắp lại
2. Lắp đặt và sửa chữa mạch đảo chiều (sử dụng nút bấm).
2.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Sơ đồ nối dây:
3
CD
T
1Cc
đkb
A B C
N
RN
2
t
n
rn
6 1
3
5 7
9 1
1
3
d mt
Mn
t
n
n
t
rn
3đ
1đ
2đ
2CC
4
N
1C
R
T N
OF
FW
RE
CD
2C
1Đ
2Đ
3Đ
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 31
c. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
tt
Thiết bị - khí
cụ
SL Chức năng
Ghi
chú
1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ
mạch.
2 1CC 3 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực.
3 2CC 2 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều
khiển.
4 RN 1 Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ
(ĐKB).
5 T, N 2 Công tắc tơ, điều khiển động cơ quay thuận,
nghịch.
6 MT; MN 2 Nút bấm thường mở, điều khiển động cơ
quay thuận, quay nghịch.
7 D 1 Nút bấm thường đóng, điều khiển dừng
động cơ.
8 1Đ; 2Đ; 3Đ 3 Đèn tín hiệu trạng thái quay thuận, quay
nghịch và quá tải của động cơ.
d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành
Lắp ráp
Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết.
Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành.
Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây.
Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ:
- Liên kết bộ nút bấm, đánh số các đầu dây ra (có 4 hoặc 5 đầu dây ra từ
bộ nút bấm).
- Đấu 1 đầu của cuộn hút này với 1 cực tiếp điểm thường đóng của công
tắc tơ kia.
- Đấu cực còn lại của tiếp điểm thường đóng với các đầu dây ra từ bộ bấm.
- Đấu tiếp điểm duy trì, đầu còn lại của cuộn hút, mạch đèn tín hiệu ...
Lắp mạch động lực theo sơ đồ:
- Hoán vị thứ tự 2 pha ở công tắc tơ N (xem sơ đồ nối dây).
Kiểm tra
Mạch điều khiển:
Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 1 và số 6 trên sơ đồ hình 1.22.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 32
- ấn nút MT để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây T (nhận xét
tương tự phần 1.2.1).
- ấn nút MN để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây N.
- Kiểm tra mạch tín hiệu.
Mạch động lực:
Tiến hành tương tự như trên, đối với mạch động lực cần lưu ý trường hợp mất
1 pha, có thể kết hợp đo kiểm và quan sát bằng mắt.
Vận hành mạch
- Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơ le nhiệt).
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
ấn nút MT(3,5) cuộn T hút, đèn 1Đ sáng;
ấn nút D(1,3) cuộn T nhã, đèn 1Đ tắt;
ấn nút MN(3,9) cuộn N hút, đèn 2Đ sáng;
Khi cuộn T đang hút, ấn MN(3,9). Quan sát hiện tượng, giải thích?
Tác động vào nút test ở RN. Quan sát hiện tượng, giải thích?
- Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực. Sau đó cấp nguồn cho mạch
và thực hiện lại các thao tác ở trên. Quan sát chiều quay, tốc độ, trạng thái
khởi động của động cơ.
1.2. Sửa chữa:
a. Lập bảng sửa chữa
T
T
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
ấn MT
ttoàn
mạch
không tác
động
- cc2 đít , cuộn hút T bị
đứt
- D không tiếp súc
- nút MT không tiếp xúc
-Đo thông
mạch
- đo thông
mạch
- đo thông
mạch
- thay thế
-Đánh
sạch
-Đánh
sạch
Đồng
hồ vạn
năng,
tô vít,
kìm,
giây
ráp,
búa,
dao,
kéo
2
ấn MN
đ/cơ
không
quay
- tiếp điểm thường đóng T
không tiếp xúc
- cuộn hút N đứt
- RN không tiếp xúc
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- thay thế
- thay thế
-Đánh
sạch
nt
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 33
3
ấn nút MT
Đ/C kêu
khác
thường
- MÂT Một pha
- Sát cốt
đo U nguần
quay tay
cấp nguần
điều chỉnh
nt
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
2
3. Lắp đặt và sửa chữa mạch đảo chiều trực tiếp (sử dụng nút bấm).
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
A CB
CBA
CBA
CBA
A C B
C
K
R
Đ
K
C
CC2
2
C1
1 d
rn
3 5
MT
K1 3 K2
K1
DT 4
7
6
9
MN
K2 3 K1
K2
DN 8
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 34
b. Sơ đồ đi dây
c. Chuẩn bị thiết bị ,dụng cụ, vật tư
+ Thiết bị:
- 1 Cầu dao 3 pha 1 ngả
- 4 Cầu chì (ống , xoáy)
- 1 Bộ nút bấm kép, 1 bộ khở động từ kép
- 1 Động cơ 3 pha /- 220/380
+ Dụng cụ: Kìm điện, kìm cắt, đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít, bút thử
điện.
+ Vật tư: Dây dẫn đơn
d. Gá lắp thiết bị
Căn cứ vào vị trí của các thiết bị trên sơ đồ đi dây để bố trí sao cho hợp lý,
thuận tiện cho việc đi dây và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
e. Nối dây
- Nối dây mạch động lực trước. Nối lần lượt từng pha theo thứ tự: Nối từ
hộp đấu dây của động cơ phần tử nhiệt tiếp điểm chính công tắc tơ cầu
chì CC1 cầu dao.
- Nối dây mạch điều khiển sau: Pha B1 CC2 D DT MT tiếp
điểm K1 cuộn hút K2 tiếp điểm RN pha C1
D DN MN tiếp điểm K1 cuộn hút K2 tiếp điểm RN pha C1
- Nối nguồn vào công tắc xoay (cầu dao)
DN\MT
DT\MN
7
A B C A1 B1 C1
A2 B2
C2
A4 B4 C4
Δ\Y –
220V\380V
D
3
A2 B2 C2
A3 B3 C3 A3 B3
C3
RN
2
8
4
CD
K2 K1
380 V˜
CC2
CC1
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 35
f. Kiểm tra
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đi dây.
- Kiểm tra thông mạch: Dựa vào sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đi dây dùng
đồng hồ vạn năng để kiểm tra từng phần.
* Mạch động lực:
+. Lần 1: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vào hai vị trí A1B1 sau đó tác
động cho tiếp điểm chính của công tắc tơ K1 đóng lại.
+. Lần 2: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vào hai vị trí A1B1 sau đó tác
động cho tiếp điểm chính của công tắc tơ K2 đóng lại.
* Mạch điều khiển
+ Dùng đồng hồ vạn năng đặt một đầu que đo vào B1 còn một đầu di dọc
theo mạch đồng thời tác động giả vào nút ấn MT và MN nếu thấy thông mạch thì
tốt.
+ Kiểm tra hộp đấu dây của động cơ
g. Vận hành
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- ấn nút MT để động cơ quay thuận
- ấn nút MN để động cơ quay ngược
- ấn nút dừng D để động cơ dừng
- Ngắt cầu dao
h. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Bấm MT động cơ
không quay
Không đủ điện áp
hút
Đấu lại đúng cấp điện áp cho
cuộn dây công tắc tơ
2
Bấm MN động cơ
quay lập bập
Đấu nhầm tiếp điểm
thường mở duy trì
bằng tiếp điểm thường
đóng.
Đấu lại
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
T
T
Hiện
tượng
Nguyên nhân PP kiểm tra PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
Toàn
mạch
không
tác động
- Mất nguồn
- Cầu chì CC2 bị đứt
- Nút ấn D,M không tiếp
xúc
- Tiếp điểm thường đóng
RN không tiếp xúc
- Dây dẫn mạch điều khiển
bị đứt ngầm, các đầu nối
dây không tiếp xúc
Đo Ung
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Thay thế
Đánh sạch
Đánh sạch
Thay thế
Đánh sạch
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
Giấy
ráp,
kìm
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 36
2
ấn nút
MT động
cơ không
quay
- Đấu nhầm nút bấm
- Tiếp điểm thường đóng
K2 không tiếp xúc
- Cuộn dây K1 bị đứt
- Các đầu nối dây không
tiếp xúc
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đấu lại
Đánh sạch
Thay thế
Đánh sạch
nt
3
Động cơ
quay
theo một
chiều
- Không đảo pha
Kiểm tra dây
đấu mạch động
lực
Đấu lại
Tuốc
nơ vít
Động cơ
quay có
tiếng kêu
khác
thường
- Mất 1 pha
- Sát cốt
Đo lại Ung
Quay trục
Thay vòng
bi
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
Clê
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Tuột dây mạch bên
cạnh
Do thao tác không
đúng
Kiểm tra nối lại
2
Động cơ quay theo
một chiều
Đấu trùng pha mạch
động lực
Đấu lại
4. Mạch sử dụng tay gạt cơ khí.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
3
CD
T
1Cc
đkb
A B C
N
RN
kc
1
t
n
kc
2 1 0
2 1 0
rtr
n
t
3
5
9
7
11
6 rn
4
rn 3đ
1đ
2đ
rtr
2cc
1
2
N
t
n
15
13
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 37
b. Sơ đồ nối dây
c. Bảng kê các thiết bị - khí cụ
tt
Thiết bị
- khí cụ
SL Chức năng
Ghi
chú
1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch.
2 1CC 3 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực.
3 2CC 2 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.
4 RN 1 Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB).
5 T, N 2 Công tắc tơ, điều khiển động cơ quay thuận,
nghịch.
6 KC 2 Tay gạt cơ khí 3 vị trí; 3 tiếp điểm.
KC đặt tại số 0: Dừng máy chuẩn bị cho mạch
1CC
RN
T
Y
N
CD
2CC
1Đ
2Đ
3Đ
1
KC
2 0
RTr
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 38
làm việc.
KC đặt tại số 1: Điều khiển động cơ quay thuận.
KC đặt tại số 1: Điều khiển động cơ quay
nghịch.
7 RTr 1 Rơ le trung gian, chống mở máy lại cho mạch.
8 1Đ; 2Đ;
3Đ
3 Đèn tín hiệu trạng thái quay thuận, quay nghịch và
quá tải của động cơ.
d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành
Lắp ráp
Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết.
Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành.
Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây.
Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ:
- Kiểm tra, chọn lựa các tiếp điểm phù hợp trên tay gạt cơ khí.
- Liên kết các tiếp điểm trên tay gạt, đánh số các đầu dây ra (có 5 hoặc
6 đầu dây ra từ tay gạt).
- Đấu 1 đầu của cuộn hút này với 1 cực tiếp điểm thường đóng của
công tắc tơ kia.
- Đấu cực còn lại của tiếp điểm thường đóng với các đầu dây ra từ tay
gạt.
- Đấu tiếp điểm duy trì, đầu còn lại của cuộn hút.
- Mạch đèn tín hiệu cần lưu ý phải đấu qua tiếp điểm thường mở của
các hút công tắc tơ.
Lắp mạch động lực theo sơ đồ: tương tự như các phần trước.
Kiểm tra
Mạch điều khiển:
Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 1 và số 4 trên sơ đồ hình 1.30.
- Tay gạt đang ở số 0: nếu kim Ohm kế chỉ giá trị nào đó thì mạch
cấp nguồn cho RTr được liên kết tốt.
Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 3 và số 4 trên sơ đồ hình 1.30.
- Bật tay gạt về số 1 hoặc số 2, kim Ohm kế chỉ giá trị nào đó thì
mạch cấp nguồn cho cuộn T hoặc N được liên kết tốt.
Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 7 và số 6 trên sơ đồ hình 1.30.
- ấn nút tác động nắp trên công tắc tơ T kim Ohm kế sẽ chỉ giá trị
khác so với lúc không ấn là mạch đèn báo 1Đ được nối tốt.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 39
Tương tự chấm Ohm kế chấm vào điểm số 11 và số 6 trên sơ đồ hình
1.30 để kiểm tra mạch đèn tín hiệu 2Đ.
Kiểm tra mạch động lực: Tiến hành tương tự như các phần trước.
Vận hành mạch
- Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơ le nhiệt).
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
Tay gạt đang ở vị trí số 0: RTr hút, mạch chuẩn bị làm việc.
Bật tay gạt về số 1: cuộn T hút, đèn 1Đ sáng;
Bật tay gạt về số 2: cuộn N hút, đèn 2Đ sáng;
- Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực. Sau đó cấp nguồn cho mạch
và thực hiện lại các thao tác ở trên. Quan sát chiều quay, tốc độ, trạng thái
khởi động của động cơ.
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
TT
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
Tay gạt
sang vị
trí số 1
động cơ
không
quay
- Tiếp điểm thường đóng
N không tiếp xúc
- Cuộng hút T đứtT
- Tiếp điểm RN không
tiếp xúc
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đánh
sạch
- Đánh
sạch
- Đánh
sạch
Đồng
hồ vạn
năng,
kìm tô
vít,
giấy
giáp,
dao,
kéo
2
Tay gạt
sang vị
trí số2
động cơ
không
quay
- Tiếp điểm thường đóng
T không tiếp xúc
- Cuộng hút N đứt
- Tiếp điểm RN không
tiếp xúc
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đánh
sạch
- Đánh
sạch
- Đánh
sạch
nt
3
Tay gạt
sang vị
trí số 1
động cơ
có tiếng
kêu
khác
thường
- Mất pha
- Sát cốt
- Đo U nguồn
- Quay tay
- Cấp
nguồn
- Điều
chỉnh
nt
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 40
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
- Công tắc tơ kêu
lập bập
- Đấu nhầm tiếp điểm
thường đóng sang
thường mở
- Đấu lại
2
- Cháy cuộn hút
công tắc rơ
- Đấu nhầm điện áp
220V thành 380V
- Thay thế
II. Các mạch mở máy gián tiếp. Thời gian: 28h
1. Lắp đặt và sửa chữa mạch mở máy qua cuộn kháng.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý:
3
CD
Đg
1Cc
đkb
A B C
K
RN
CK
d
RN
RTh
RTh
3
5
6
2
đg
M
k
7
đg
rn
3đ
9
11
5
K
K
1đ
2đ
2cc
N
4
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 41
b. Sơ đồ nối dây:
c. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
tt
Thiết bị -
khí cụ
SL Chức năng
Ghi
chú
1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ
mạch.
2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực.
3 2CC 2 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.
4 M; D 2 Nút bấm thường mở, thường đóng điều khiển
mở máy và dừng động cơ.
5 RN 1 Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ
(ĐKB).
6 Đg 1 Công tắc tơ đóng cắt nguồn chính.
7 K 1 Công tắc tơ loại cuộn kháng sau khi khởi
động xong.
8 CK 3 Cuộn kháng mở máy để hạn chế dòng điện.
9 RTh 1 Rơ le thời gian; trì thời để loại cuộn kháng.
10 1Đ; 2Đ;
3Đ
3 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc, khởi động và
quá tải của động cơ.
1CC
RN
Đg
CD
2CC
Rth
CK
1 2
3 4 5 6
7 8
K
OFF
ON
1Đ
2Đ
3Đ
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 42
d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành
Lắp ráp
Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết.
Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành.
Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây.
Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ:
- Liên kết bộ nút bấm, đánh số các đầu dây ra (có 3 đầu dây ra từ bộ
nút bấm).
- Đấu đường dây vào cuộn hút công tắc tơ Đg, đấu tiếp điểm duy trì.
- Đấu mạch RTh: chú ý kỹ các cực đấu dây ở đế RTh (cực cấp nguồn,
điểm chung của các tiếp điểm...).
- Đấu đường dây vào cuộn hút công tắc tơ K.
- Đấu mạch đèn tín hiệu 1Đ, 2Đ...
Lắp mạch động lực theo sơ đồ:
- Cuộn kháng nối tiếp với tiếp điểm động lực công tắc tơ Đg, trước
hoặc sau RN cũng được.
- Các tiếp điểm động lực công tắc tơ K đấu song song với từng cuộn
kháng và phải liên kết đúng thứ tự pha.
Kiểm tra
Mạch điều khiển:
Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 1 và số 6 trên sơ đồ hình 1.32.
- ấn nút M để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây Đg
Chấm Ohm kế vào điểm số 5 và số 6
- Nối tắt tiếp điểm RTh(5,7), nếu Ohm kế chỉ giá trị thấp hơn điện
trở cuộn Đg là mạch cuộn K đã liên kết tốt.
- Kiểm tra mạch tín hiệu.
Kiểm tra mạch động lực:
Đối với mạch động lực cần lưu ý trường hợp đấu trái pha ở các tiếp
điểm động lực công tắc tơ K, có thể kết hợp đo kiểm và quan sát bằng mắt.
Vận hành mạch
- Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơ le nhiệt).
- Chưa gắn RTh vào mạch.
- Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:
ấn nút M(3,5) cuộn Đg hút, đèn 2Đ sáng;
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 43
Dùng dây dẫn chấm vào để nối tắt tiếp điểm RTh(5,7) (chấm vào 2
điểm 8 - 6 trên đế RTh) thì cuộn K hút đèn 1Đ sáng và 2Đ tắt đi.
Hở dây nối và ấn nút D(1,3).
- Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực, gắn RTh vào đế.
- Chỉnh thời gian trì hoãn của RTh từ (5 - 10)s.
- Sau đó cấp nguồn cho mạch, ấn nút M(3,5) để khởi động; ấn D(1,3) để.
Quan sát chiều quay, tốc độ khởi động, tốc độ làm việc của động cơ...giải
thích?
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
TT
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
ấn nút
M động
cơ
không
quay
- Mất nguồn
- Cuộn hút Dg đứt
- Nút M không tiếp xúc
- Đo U nguồn
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
-Cấp
nguồn
- Thay thế
- Đánh
sạch
Đồng
hồ vạn
năng,
tôvít,
kìm,
giấy
giáp.
2
Sau một
thời
gian rơ
le thơi
gian tác
động
động cơ
kkhông
quay
- Tiếp điểm K ở mạch
động lực không tiếp xúc
- Cuộn hút K cháy
- Đo thông
mạch
- Đo điện trở
- Đánh
sạch
- Thay
thế
nt
3
ấn nút
M role
nhiệt
nhẩy
- Dòng vào động cơ quá lớn
- Đo U nguồn - Điều
chỉnh U
nguồn
nt
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 44
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
Tuột dây mạch bên
cạnh
Do thao tác không
đúng
Kiểm tra nối lại
2
- Cháy cuộn hút
công tắc rơ
- Đấu nhầm điện áp
220V thành 380V
- Thay thế
2. Lắp đặt và sửa chữa mạch Mở máy qua biến áp tự ngẫu.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
3
CD
Dg
1Cc
đkb
A B C
K
RN
K
batn
d
RN
RTh
RTh
3
5
6
2
đg
M
k
7
đg
rn
2đ
9
5
K
1đ
2cc
N
4
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 45
b. Sơ đồ nối dây
c. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
tt
Thiết bị
- khí cụ
SL Chức năng
Ghi
chú
1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch.
2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực
3 2CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.
4 M; D 2 Nút bấm thường mở, thường đóng điều khiển mở
máy và dừng động cơ.
5 RN 1 Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB).
6 Đg 1 Công tắc tơ đóng cắt nguồn chính.
7 K 1 Công tắc tơ loại cuộn kháng sau khi khởi động
xong.
1CC
RN
Đg
CD
2CC
Rth
BATN
1 2
3 4 5 6
7 8
K
OFF
ON
1Đ
2Đ
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 46
8 BATN 1 Biến áp tự ngẫu dùng điều chỉnh điện áp mở máy.
9 RTh 1 Rơ le thời gian; trì thời để cắt BATN.
10 1Đ; 2Đ;
3Đ
3 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc, khởi động và quá
tải của động cơ.
d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành
Lắp ráp
Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết.
Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành.
Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây.
Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ:
Lưu ý, ở đây không dùng đèn báo trạng thái khởi động vì đối với công tắc tơ
thông thường chỉ có 2 tiếp điểm thường đóng (đã được sử dụng ở mạch động lực)
nên không còn tiếp điểm. Trường hợp muốn tín hiệu trạng thái này phải sử dụng
thêm mô đun tăng cường tiếp điểm cho công tắc tơ K.
Lắp mạch động lực theo sơ đồ:
- BATN nối tiếp với tiếp điểm động lực công tắc tơ Đg, trước hoặc sau RN
cũng được.
- Các tiếp điểm động lực công tắc tơ K đấu song song với từng pha của
BATN và phải liên kết đúng thứ tự pha. Điểm chung của BATN phải đấu qua
tiếp điểm thường đóng của công tắc tơ K để sau khi khởi động xong thì hở mạch
biến thế
Kiểm tra - vận hành mạch
Khi vận hành, điều chỉnh BATN để có những cấp điện áp ra khác nhau.
Quan sát tốc độ khởi động, tốc độ làm việc của động cơ
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
TT
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
ấn nút
M động
cơ
không
quay
- Mất nguồn
- Cuộn hút Dg đứt
- Nút M không tiếp xúc
- Đo U nguồn
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
-Cấp
nguồn
- Thay thế
- Đánh
sạch
Đồng
hồ vạn
năng,
tôvít,
kìm,
giấy
giáp.
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 47
2
Sau một
thời
gian rơ
le thơi
gian tác
động
động cơ
kkhông
quay
- Tiếp điểm K ở mạch
động lực không tiếp xúc
- Cuộn hút K cháy
- Đo thông
mạch
- Đo điện trở
- Đánh
sạch
- Thay
thế
nt
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
2
3. Lắp đặt và sửa chữa mạch Mở máy Y -
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
+ Mạch động lực
C B A
Z Y X
A2 C2 B2
C3 B3 A3
C4 B4 A4
A C1 B1
CC1
CD
K
RN
K1
K2
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 48
+ Mạch điều khiển:
b. Sơ đồ đi dây
3. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
+ Thiết bị:
- 1 Cầu dao, 4 cầu chì (xoáy, ống)
- 3 Công tắc tơ, 1 Rơ le nhiệt
- 1 Động cơ /- 380/660
- 1 Bộ nút bấm
- 1 Rơ le thời gian
+ Dụng cụ: Tuốc nơ vít, kìm điện, kìm cắt, đồng hồ vạn năng, dây dẫn, bút
thử điện, đồng hồ Megaômmét.
+ Vật tư: Dây dẫn
4. Gá lắp thiết bị
- ướm thử
- Vạch dấu
- Khoan mồi
- Bắt vít
5. Nối dây
- Nối dây mạch động lực trước, nối theo thứ tự các pha từ hộp đấu dây của
động cơ nối về nguồn.
- Nối dây mạch điều khiển sau: Phải gọn gàng đi theo tuyến, không chồng
chéo, đảm bảo an toàn khi vận hành.
6. Kiểm tra
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý.
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra mạch động lực và mạch điều khiển.
- Kiểm tra xem các thiết bị gá lắp đã phù hợp với điện áp chưa.
rtH 0
6
3
M
K1
4 2 1
CC2
B1
d
5 K1
7
C
rn
K
9 K1
K1
K2
K
RTH
8 K
RtH 10 K2
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 49
7. Vận hành
- Điều chỉnh thời gian trễ trên rơ le thời gian
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút M để động cơ khởi động ở chế độ Y, sau khoảng thời gian
chỉnh định động cơ tự động chuyển sang chế độ
- ấn nút D để dừng động cơ
- Ngắt cầu dao để cắt điện toàn mạch
2.4.2.3. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Động cơ không chuyển
sang chế độ tam giác
Đấu chuyển đổi / ở
hộp đấu dây đến các công
tắc tơ chưa đúng
Đấu lại
2
Bấm M,động cơ không
khởi động ở chế độ sao.
Đấu nhầm tiếp điểm
thường đóng của
côngtắctơ K2
Đấu lại
1.2. Sửa chữa
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Chuẩn bị.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ vạn năng, đồng hồ Ampe kìm ..
- Dụng cụ sửa chữa: Tôvít, kìm, giấy ráp .
c. Lập bảng sửa chữa
T
T
Hiện tượng Nguyên nhân PP kiểm tra PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
Toàn mạch
không tác
động
- Mất nguồn
- Cầu chì CC2 bị đứt
- Nút ấn M, D không tiếp xúc
- Tiếp điểm thường đóng RN
không tiếp xúc
- Cuộn dây K1 bị đứt
- Dây dẫn đứt ngầm, đầu nối
dây không tiếp xúc.
Đo Ung
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Cấp nguồn
Thay thế
Đánh sạch
Đánh sạch
Thay thế
Đánh sạch,
thay thế
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
Giấy
ráp,
kìm
2
ấn nút M
mạch tác
động nhưng
khi chuyển
sang chế độ
động cơ
không quay
- Cuộn dây K2 bị đứt
- Cuộn dây RTH bị đứt
- Tiếp điểm thường đóng K1
hoặc thường mở K2 không tiếp
xúc.
- Tiếp điểm thường mở đóng
chậm RTH không tiếp xúc.
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Thay thế
Thay thế
Đánh sạch
Đánh sạch
nt
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 50
3
Khi khởi
động chế
độ Y thì
cầu chì đứt,
RN tác
động
- Dòng vào động cơ quá cao
- Động cơ bị chạm mát
- Một trong các pha bị chập
Đo dòng vào
Đo điện trở
Đo Rcđ của các
pha với nhau và
các pha với vỏ
máy
Thay thế
Đồng
hồ vạn
năng,
Mego
mét,
tuốc
nơ vít
d. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng
- Kiểm tra theo nguyên nhân trong bảng sửa chữa.
e. Lập bảng dự trù vật tư
STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng
1
- Công tắc tơ
- Rơ le nhiệt
- Nút bấm kép
- Động cơ
Cái
Cái
Cái
Cái
02
01
01
01
2
- Dây dẫn
- Dây chảy cầu chì
m
Cái
02
02
f. Tiến hành sửa chữa.
- Sửa chữa dứt điểm từng nguyên nhân song mới chuyển sang phần khác.
g. Kiểm tra lại
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý.
- Kiểm tra đo thông mạch: Gồm mạch động lực và mạch điều khiển bằng cách
tác động thử và đo thông mạch tại các khu vực vừa sửa và đo lại toàn mạch.
h. Chạy thử
- Điều chỉnh thời gian trễ trên rơ le thời gian
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút M để động cơ khởi động ở chế độ Y, sau khoảng thời gian chỉnh định
động cơ tự động chuyển sang chế độ
- ấn nút D để dừng động cơ
- Ngắt cầu dao để cắt điện toàn mạch
i. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Động cơ không
chuyển sang chế độ
tam giác
Đấu nhầm tiếp điểm
của rơle thời gian
Đấu lại
2
Động cơ có tiếng
kêu lạ
Mất pha hoặc động cơ
bị sát cốt
Sửa chữa lại
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 51
III. Các mạch hãm dừng. Thời gian: 17h
1. Lắp đặt và sửa chữa mạch Mạch hãm động năng.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
+ Mạch động lực:
+ Mạch điều khiển:
0
Cc2
0
Rn
8
4
5
2
C2
K
M
K
3 H
MH
H
6
1
d
K Rtg
7 H
Rtg
h
A1 C1 B1
C2 B2 A2
C4 B4 A4
C3 B3 A3
A C B
CC
CD
K1
RN
Đ1
h
ba
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 52
b. Sơ đồ đi dây
c. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
+ Thiết bị
- 1 Cầu dao, 4 cầu chì, 1 nút bấm
- 2 Công tắc tơ điện áp cuộn dây 220V
- 1 Rơ le nhiệt, 1 rơ le thời gian kiểu bán dẫn
- 1 Máy biến áp, 1 bộ chỉnh lưu cầu 1 pha
- 1 Động cơ KĐB xoay chiều 3 pha /-220/380V
- Dây dẫn
+ Dụng cụ:
Đồng hồ vạn năng, kìm điện, kìm cắt, tuốc nơ vít, đồng hồ
Megaômmét, dao, kéo, bút thử điện.
+ Vật tư : Dây dẫn
d. Gá lắp thiết bị
- ướm thử
- Vạch dấu
- Khoan mồi
- Bắt vít
e. Nối dây
- Nối dây mạch động lực trước, nối lần lượt từng pha.Từ hộp đấu dây của
động cơ phần tử nhiệt RN tiếp điểm K1 CC1 về nguồn
- Nối mạch hãm từ B2C2 tiếp điểm H MBA tiếp điểm H B3C3
- Nối dây mạch điều khiển sau: Chú ý đi dây phải ke góc hợp lý đảm bảo
an toàn khi vận hành và sửa chữa.
f. Kiểm tra
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý
- Kiểm tra đo thông mạch: Gồm mạch động lực và mạch điều khiển.
- Kiểm tra MBA và bộ chỉnh lưu, đo thông mạch cuộn dây MBA với vỏ
máy, đo điện trở thuận và điện trở ngược của Diode.
g. Vận hành.
- Đóng cầu dao CD để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút M để động cơ khởi động
- Bấm nút D để đưa nguồn điện một chiều vào hãm động cơ
- Ngắt cầu dao để ngắt nguồn
h. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Bấm M, động cơ
không hãm
Không có nguồn một
chiều
Cấp lại
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 53
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
T
T
Hiện
tượng
Nguyên nhân PP kiểm tra PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
Toàn
mạch
khồn tác
động
- Mất nguồn
- Tiếp điểm thường đóng RN
không tiếp xúc
- Cuộn hút K bị đứt
- Tiếp điểm thường đóng H
không tiếp xúc
- Nút ấn D và M không tiếp
xúc
- Cầu chì CC2 bị hỏng
Đo nguồn
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Cấp nguồn
Đánh sạch
Thay thế
Đánh sạch
Đánh sạch
Thay thế
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
kìm,
giấy
ráp
2
Buông
tay khỏi
nút M thì
động cơ
không
quay
- Tiếp điểm thường mở K
không tiếp xúc
- Dây dẫn nối tới tiếp điểm
thường mở K bị đứt ngầm
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đánh sạch
Thay thế
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
Giấy
ráp,
kìm
3
Bấm nút
D mạch
hãm
không
làm việc
- Tiếp điểm MH không tiếp
xúc
- Tiếp điểm thường đóng K
không tiếp xúc
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đánh sạch
Đánh sạch
Nt
4
Bấm nút
D cuộn
dây H có
điện liên
tục
- Cuộn dây RTG bị đứt nên tiếp
điểm thường đóng RTG đóng
liên tục
Đo thông mạch
Thay thế
nt
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Bấm D, động cơ
không quay
Cấp nhầm điện áp cho
cuộn hút K
Cấp lại
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 54
2. Lắp đặt và sửa chữa mạch Mạch hãm ngược.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
tt
Thiết bị -
khí cụ
SL Chức năng
Ghi
chú
1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch.
2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực
3 2CC 2 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.
4 M; D 2 Nút bấm thường mở, thường đóng điều khiển mở
máy và dừng động cơ.
5 RN 1 Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB).
6 K 1 Công tắc tơ mở máy trực tiếp động.
7 H 1 Công tắc tơ hãm động năng.
8 RTh 1 Rơ le thời gian; định thời gian hãm động năng.
11 1Đ; 2Đ;
3Đ
3 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc, khởi động và
quá tải của động cơ.
3
CD
K
1Cc
đkb
A B C
H
RN
K
5
h
K
h
RTh
RTh K
h
rn 3
1
7
9
11
13
6
2
1
rn
3đ
M D
2cc
2đ
1đ
4
N
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 55
c. Sơ đồ nối dây
d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành
Lắp ráp
Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết.
Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành.
Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây.
Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ:
- Giống hoàn toàn mạch mở máy và hãm động năng (phần 1.4.1).
Lắp mạch động lực theo sơ đồ:
- Giống hoàn toàn mạch đảo chiều quay.
Kiểm tra
Mạch điều khiển và mạch động lực
Chú ý:
Thời gian chỉnh định cho RTh cực ngắn chỉ khoảng (1 - 2) giây, nhằm
tránh hiện tượng động cơ quay chiều ngược lại.
1 2
3 4 5 6
7 8
1CC
CD
2CC
K
OFF
H
ON
RN
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 56
Vận hành:
- Đóng cầu dao CD cấp điện cho toàn mạch
- ấn nút M động cơ hoạt động
- ấn nút D động cơ dừng đồng thời thực hiện quá trình hãm ngược
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
TT
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
ấn nút
M
Động
cơ
không
hoạt
động
- Nút ấn D, M không tx
- Cuộn hút K hỏng
- Tiếp điểm H không TX
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đánh
sạch
- Thay thế
- Đánh
sạch
Kìm,
tôvit,
đồng
hồ,
giấy
ráp
2
ấn nút
D động
cơ
không
hãm
- Tiếp điểm thường đóng K
không TX
- Cuộn hút H hỏng
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đánh
sạch
- Thay thế
nt
3
ấn nút
M Rơle
nhiệt
tác
động
liên tục
- Dòng cấp vào động cơ quá
lớn
- Đo dòng điện - Điều
chỉnh lại
dòng điện
cho phù
hợp
nt
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
Cấp nhầm điện áp
vào công tác tơ
không chú ý trong quá
trình sửa chữa mạch
Thay thế
2
Cấp nhầm điện áp
vào Rơle thời gian
không chú ý trong quá
trình sửa chữa mạch
IV. Mạch điều khiển động cơ nhiều cấp tốc độ. Thời gian:
12h
1. Lắp đặt và sửa chữa mạch Mạch thay đổi tốc độ kiểu - YY.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý:
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 57
b. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện
tt Thiết bị - khí
cụ
SL Chức năng
Ghi
chú
1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ
mạch.
2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực
3 2CC 2 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều
khiển.
4 M; MYY 2 Nút bấm kép, điều khiển mở máy tốc độ thấp
và tốc độ cao.
D 1 Nút bấm thường đóng điều khiển dừng động
cơ.
5 RN 1 Rơ le nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ
(ĐKB).
6 1 Công tắc tơ mở máy tốc độ thấp.
7 YY 2 Công tắc tơ mở máy tốc độ cao.
11 1Đ; 2Đ; 3Đ 3 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc, khởi động
và quá tải của động cơ.
3
C
yy yy yy
A1
x1
A2
x2
CD
1CC
RN
B A
M MYY
YY 1
d
3
3
5
7
11
13
YY
rn 9
15
6
4
rn
3đ
1đ
2đ
N
2CC
2
YY YY
15
6
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 58
c. Sơ đồ nối dây:
d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành
Lắp ráp
Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết.
Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành.
Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây.
Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ:
- Giống hoàn toàn mạch đảo chiều quay trực tiếp. Chú ý rằng, YY phải
dùng 2 công tắc tơ mắc song song vì sử dụng đến 5 tiếp điểm động lực.
Lắp mạch động lực theo sơ đồ:
Lưu ý phải đánh số thứ tự các đầu dây của động cơ. Trường hợp động cơ ra 9
hoặc 12 đầu dây thì phải liên kết trong từng pha trước khi lắp mạch theo sơ đồ.
1CC
CD
2CC
YY
T3 T1 T2
T4
T6
Δ
YY
RN
1Đ
2Đ
3Đ
OFF
YY Δ
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 59
Kiểm tra
Tiến hành tương tự như các phần đã học.
Chú ý:
- Điện áp nguồn cung cấp chỉ là một giá trị duy nhất. Cần đọc kỹ nhãn
máy trước khi cho mạch vận hành.
Vận hành:
1.2. Sửa chữa
a. Lập bảng sửa chữa
TT
Hiện
tượng Nguyên nhân
PP kiểm tra
PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
ấn nút
M
động cơ
không
khởi
động
- Cầu chì C2 bị đứt
- Tiếp điểm thường đóng
YY không TX
- Cuộn hút hỏng
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đánh
sạch
- Đánh
sạch
- Thay thế
Kìm,
tôvit,
đồng
hồ,
giấy
ráp .
2
ấn nút
MYY
động cơ
không
chuyển
sang
chế độ
YY
- Tiếp điểm không TX
- Cuộn hút YY hỏng
- Đo thông
mạch
- Đo thông
mạch
- Đánh
sạch
- Thay thế
nt
3
ấn nút
MYY
động cơ
làm
việc
không
đạt tốc
độ định
mức
- Một cuộn hút YY hỏng
- Điện áp cấp cho động cơ
không đủ
- Đo thông
mạch
- Đo điện áp
- Thay thế
- Cấp lại
điện áp
nt
b. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
Động cơ không hoạt
động
Xác định sai đầu dây Xác định lại đầu dây
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 60
2 Cháy động cơ Chọn sai động cơ Thay thế
2. Lắp đặt và sửa chữa mạch Mạch thay đổi tốc độ kiểu Y - YY.
1.1. Lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
a b c
A B C
A B C
A B C
RN
Kd1 Kd2
cc1
cd
A B C
A B C
Kd3
2
1
CC2
B1
d
6
C1
rn
3 5
MY KD1 KD2
KD1
DY 4
7 9
MY KD1 KD2
KD2
DYY 8
KD2 10 KD3
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 61
b. Sơ đồ đi dây
c. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
+ Thiết bị:
- 1 Động cơ hai cấp tốc độ Y/YY
- 3 Công tắc tơ, 1 rơ le nhiệt
- Cầu dao, cầu chì, nút bấm
+ Dụng cụ: Kìm điện, kìm cắt, tuốc nơ vít, đồng hồ vạn năng.
+ Vật tư: Dây dẫn
d. Gá lắp thiết bị
- ướm thử
- Vạch dấu
- Khoan mồi
- Bắt vít
e. Nối dây
- Nối dây mạch động lực trước. Nối lần lượt từng pha theo thứ tự: Nối từ
hộp đấu dây của động cơ nối về nguồn
- Nối dây mạch điều khiển sau: Phải gọn gàng đi theo tuyến, không chồng
chéo, đảm bảo an toàn khi vận hành.
- Nối nguồn vào công tắc xoay (cầu dao)
f. Kiểm tra
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý.
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra mạch động lực và mạch điều khiển.
- Kiểm tra xem các thiết bị gá lắp đã phù hợp với điện áp chưa.
g. Vận hành
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút MY để động cơ khởi động ở tốc độ thấp
- Bấm nút MYY để động cơ làm việc ở tốc độ cao
- Bấm nút D để dừng động cơ
- Ngắt cầu dao
h. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Động cơ chuyển
sang chế độ YY thì
bị đảo chiều
Đấu nhầm mạch động
lực
Đấu lại
2
Bấm D, động cơ
không dừng
Không đấu qua nút
bấm D
Đấu lại
1.2. Sửa chữa
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Chuẩn bị.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ vạn năng, đồng hồ Ampe kìm ..
- Dụng cụ sửa chữa: Tôvít, kìm, giấy ráp .
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 62
c. Lập bảng sửa chữa
TT Hiện
tượng
Nguyên nhân PP kiểm tra PP sửa
chữa
Dụng
cụ
1
Rơ le
nhiệt
nhảy liên
tục
- Dòng đầu vào động cơ quá
lớn do dây bị chập
- Chỉnh định Iđc của rơ le nhiệt
chưa phù hợp
Đo dòng vào
động cơ
Kiểm tra lại
bộ đấu dây
của động
cơ
Chỉnh lại
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
kìm
2
Mạch Y
mất duy
trì
- Tiếp điểm thường mở 3,4
của KD1 không tiếp xúc
- Dây nối từ KD1 tới 3,4 bị đứt
ngầm
Đo thông mạch
Đo thông mạch
ánh sạch,
thay thế
Thay thế
Đồng
hồ vạn
năng,
tuốc
nơ vít,
Giấy
ráp,
kìm
3
Bấm nút
MY động
cơ không
làm việc
- Mất nguồn
- Nút dừng D không tiếp xúc
- Nút MY không tiếp xúc
- Tiếp điểm KD2 4,5 không
tiếp xúc
- Cuộn dây KD1 bị đứt
Đo Ung
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Thay nguồn
Đánh sạch
Đánh sạch
Đánh sạch
Thay thế
nt
4
Bấm nút
MYY
động cơ
không
làm việc
- Nút DYY MYY không tiếp xúc
- Tiếp điểm KD1 8,9 không
tiếp xúc
- Cuộn hút KD3 bị đứt
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đo thông mạch
Đánh sạch
Đánh sạch
Thay thế
nt
d. Xác định nguyên nhân hư hỏng: Kiểm tra theo nguyên nhân trong
bảng sửa chữa.
e. Lập bảng dự trù vật tư
STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng
1
- Công tắc tơ
- Rơ le nhiệt
- Động cơ
Cái
Cái
Cái
01
01
01
2
- Dây dẫn
- Nút bấm
m
bộ
01
Giáo trình Thực hành Trang bị điện
Khoa Điện - Điện Tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 63
f. Tiến hành sửa chữa. Sửa chữa dứt điểm từng nguyên nhân song mới
chuyển sang phần khác.
g. Kiểm tra lại: Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý. Kiểm tra đo thông mạch:
Gồm mạch động lực và mạch điều khiển bằng cách tác động thử và đo thông
mạch tại các khu vực vừa sửa và đo lại toàn mạch
h. Vận hành thử
- Đóng cầu dao để cấp điện cho toàn mạch
- Bấm nút MY để động cơ khởi động ở tốc độ thấp
- Bấm nút MYY để động cơ làm việc ở tốc độ cao
- Bấm nút D để dừng động cơ
- Ngắt cầu dao
i. Một số sai hỏng thường gặp
TT Tên sai hỏng Nguyên nhân biện pháp khắc phục
1
Động cơ không
chuyển sang chế độ
YY
Cuộn dây KD3 bị đứt
Thay thế
2
Bấm M, động cơ
không hoạt động.
Cấp nhầm điện áp cho
cuộn hút KD1
Cấp lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_hanh_trang_bi_dien_p1_9904.pdf