Tài liệu Giáo trình Tâm lý học: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
1
LỜI NÓI ĐẦU
Học phần Tâm lý học Nghề nghiệp là môn học trong chương trình đào tạo
Sư phạm kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên,
chúng tôi biên soạn tập đề cương bài giảng này. Môn học này giới thiệu những
kiến thức chung về tâm lý học đại cương và tâm lý học sư phạm: Các quá trình
tâm lý, trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý của con người; các thuyết về dạy
học, hoạt động dạy và hoạt động học. Các kiến thức chuyên sâu về tâm lý học sư
phạm: Cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết và thực, đặc điểm tâm lý học sinh học học
nghề; đặc điểm hoạt động lao động sư phạm và nhân cách của nhà giáo; công tác
hướng nghiệp và việc tổ chức lao động khoa học... Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích
cho các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống
Tập thể tác giả đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu và biên soạn, song khó
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong các bạn đọc góp ý kiến nhận xét đ...
172 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tâm lý học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
1
LỜI NÓI ĐẦU
Học phần Tâm lý học Nghề nghiệp là môn học trong chương trình đào tạo
Sư phạm kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên,
chúng tôi biên soạn tập đề cương bài giảng này. Môn học này giới thiệu những
kiến thức chung về tâm lý học đại cương và tâm lý học sư phạm: Các quá trình
tâm lý, trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý của con người; các thuyết về dạy
học, hoạt động dạy và hoạt động học. Các kiến thức chuyên sâu về tâm lý học sư
phạm: Cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết và thực, đặc điểm tâm lý học sinh học học
nghề; đặc điểm hoạt động lao động sư phạm và nhân cách của nhà giáo; công tác
hướng nghiệp và việc tổ chức lao động khoa học... Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích
cho các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống
Tập thể tác giả đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu và biên soạn, song khó
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong các bạn đọc góp ý kiến nhận xét để
cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Tập thể tác giả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
2
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần 1: Những vấn đề chung của tâm lý học
Chương 1: Khái quát về tâm lý học đại cương
1
1.1. Khoa học tâm lý học 1
1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học 1
1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học 3
1.1.3. Bản chất của hiện tượng tâm lý theo quan điểm của Tâm lý
học hoạt động
5
1.2. Các trường phái tâm lý học 8
1.3. Cơ sở tự nhiên và xã hội của hiện tượng tâm lý 11
1.3.1. Cơ sở tự nhiên của hiện tượng tâm lý 11
1.3.2. Cơ sở xã hội của hiện tượng tâm lý 16
Câu hỏi và bài tập 25
Chương 2: Các hiện tượng tâm lý người 26
2.1. Quá trình tâm lý 26
2.1.1. Cảm giác 26
2.1.2. Tri giác 30
2.1.3. Trí nhớ 36
2.1.4. Tư duy 42
2.1.5. Tưởng tượng 48
2.2. Trạng thái chú ý 51
2.3. Ý chí và hành động ý chí 53
2.3.1. Ý chí 53
2.3.2. Hành động ý chí 55
2.4 Các thuộc tính tâm lý của nhân cách 57
2.4.1. Xu hướng của nhân cách 60
2.4.2. Khí chất 70
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
3
2.4.3 Tính cách 74
2.4.4. Năng lực 76
Câu hỏi và bài tập 79
Phần 2: Tâm lý học sư phạm
Chương 3: Khái quát về tâm lý học dạy học
80
3.1. Tìm hiểu một số thuyết về tâm lý học dạy học 80
3.1.1. Thuyết liên tưởng 80
3.1.2. Thuyết hành vi 81
3.1.3. Thuyết hoạt động 82
3.1.4. Thuyết giao lưu 83
3.1.5. Thuyết kiến tạo 84
3.1.6. Thuyết đa tri tuệ 86
3.2. Hoạt động dạy và học 89
3.2.1. Hoạt động dạy 89
3.2.2. Hoạt động học 90
Câu hỏi và bài tập 100
Chương 4: Cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết và dạy thực
hành nghề
101
4.1. Tâm lý học về dạy lý thuyết 101
4.1.1. Bản chất của hoạt động dạy lý thuyết 101
4.1.2. Một số đặc điểm tâm lý sư phạm trong giảng dạy lý thuyết 104
4.2. Tâm lý học dạy thực hành 106
4.2.1. Kỹ năng 106
4.2.2. Kỹ xảo 109
4.3. Tư duy kỹ thuật 112
4.3.1. Bài toán kỹ thuật 112
4.3.2. Tư duy kỹ thuật 113
4.3.3. Biện pháp phát triển tư duy kỹ thuật 115
Câu hỏi và bài tập 116
Chương 5: Tâm lý học nhân cách người giáo viên kỹ thuật 118
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
4
và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh học nghề
5.1 Tâm lý học nhân cách người giáo viên kỹ thuật 117
5.1.1. Yêu cầu về nhân cách đối với giáo viên kỹ thuật 117
5.1.2 Năng lực sư phạm của giáo viên kỹ thuật 118
5.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh học nghề 119
5.2.1 Khái quát chung về lứa tuổi học sinh học nghề 119
5.2.2. Đặc điểm thể chất 119
5.2.3. Đặc điểm tâm lý 120
Câu hỏi và bài tập 125
Phần 3: Tâm lý học nghề nghiệp
Chương 6: Tâm lý học lao động
126
6.1. Những vấn đề chung về tâm lý học lao động 126
6.1.1. Khái niệm lao động 126
6.1.2. Cấu trúc của hoạt động lao động 127
6.1.3. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học lao động 128
6.2. Hệ thống người – máy – môi trường 129
6.2.1. Khái niệm 129
6.2.2. Các kiểu hệ thống 130
6.2.3. Các thuộc tính của hệ thống 130
6.2.4. Chức năng của hệ thống 131
6.3. Hiện tượng ý vận 131
6.3.1. Định nghĩa 131
6.3.2. Vai trò 132
6.3.3. Một số biện pháp khắc phục ý vận tiêu cực 132
Câu hỏi và bài tập 133
Chương 7: Tâm lý học giám định lao động khoa học 134
7.1. Những vấn đề chung về tâm lý học giám định lao động 134
7.1.1. Giám định lao động 134
7.1.2. Tâm lý học giám định lao động 134
7.2. Nội dung cơ bản của tâm lý học giám định lao động 134
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
5
7.2.1. Công tác hướng nghiệp 134
7.2.2. Các sự cố và phân tích các sai lầm trong quá trình lao động 140
Câu hỏi và bài tập 144
Chương 8: Tâm lý học tổ chức lao động khoa học 145
8.1. Những vấn đề chung về tổ chức lao động khoa học 145
8.1.1. Khái niệm 145
8.1.2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức lao động khoa học 145
8.1.3 Mục đích, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 145
8.2. Nội dung của tâm lý học tổ chức lao động khoa học 146
8.2.1. Không khí tâm lý 146
8.2.2. Môi trường làm việc 147
8.2.3. Chế độ lao động 152
8.2.4. Năng lực làm việc 154
8.2.5. Sự sáng tạo kỹ thuật 158
Câu hỏi và bài tập 160
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
1
Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG
1.1. Khoa học tâm lý
Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý
người và các vấn đề có liên quan đến tâm lý người. Tức là toàn bộ những hiện
tượng tâm lý, ý thức, tinh thần được nảy sinh, hình thành, biểu hiện và biến đổi
trong mỗi con người, nhóm người và cả loài người.
Khoa học này có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng và có hệ
thống phương pháp nghiên cứu riêng.
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học
Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại
Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học là một quá trình tiến triển lâu
dài, là quá trình đấu tranh phức tạp của quan điểm duy tâm và duy vật về mối quan
hiện giữa vật chất – tinh thần, tâm lý – vật chất.
- Quan điểm duy tâm
Thời cổ đại đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng
siêu nhân bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất
lực trước thế giới linh thiêng và huyền bí.
+ Khổng Tử (551- 479) và học trò của ông cho rằng: Số phận con người là
do trời định, con người không thể thay đổi được thứ hạng đẳng cấp “quân tử” và
“tiểu nhân”.
+ Platông (428 -348 TCN) cho rằng: Tâm hồn con người là có trước, thực
tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra, nhập vào thể xác.
- Quan điểm duy vật
Ngay thời cổ đại cũng có quan điểm cho rằng tâm lý, ý thức của con người
cũng là một “chất” gì đó giống như một dạng vật chất đặc biệt.
+ Nhà Triết học duy vật Talet (thế kỷ VII –VI TCN) cho rằng tâm lý, tâm
hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất .
+ Nhà Triết học Đêmôcrít (460 – 370 TCN) cho rằng: tâm hồn do nguyên
tử cấu tạo thành, trong đó “nguyên tử lửa” là nhân lõi tạo nên tâm lý.
+ Gần một thế kỷ sau, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Xôcrat (469 - 399 TCN)
đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “Hãy tự biết mình”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
2
Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học: con nguời có thể và
cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
+ Arixtốt (384 – 322 TCN) đã cho ra đời cuốn sách mới nhan đề “Bàn về
tâm hồn”. Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con
người. Arixtốt cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác.
Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước
- Thuyết nhị nguyên:
R. Đêcac đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng: vật chất và tâm hồn
là hai thực thể song song tồn tại, không cái gì quyết định cái gì.
- Đến thế kỷ XVIII, tên gọi tâm lý học mới xuất hiện trong tác phẩm “Tâm
lý học kinh nghiệm”, “Tâm lý học lí trí” của nhà triết học Đức Vôn Phơ.
- Trong thời kỳ này một quan điểm duy vật cho rằng: tất cả vật chất đều có
tư duy, chỉ có cơ thể người mới có cảm giác. Nhưng đây là một quan điểm duy vật
máy móc khi cho rằng: Não tiết ra tư tưởng gống như gan tiết ra mật bởi vì phải
vật chất nào cũng có tư duy.
L. Phơbach nhà duy vật lỗi lạc nhất trước khi CN Mác đã khẳng định: Tinh
thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát
triển tới mức độ cao là bộ não. (Ông chưa vạch ra được là có não nhưng chưa chắc đã
có tâm lý).
Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
- Từ đầu thế kỷ 19 trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy
sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực KHKT đã tạo điều kiện cho tâm lý học
trở thành một khoa học độc lập.
- Đặc biệt vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (1832 – 1920) đã
sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic.
Một năm sau nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới, xuất bản các tạp
chí tâm lý học. Vuntơ đã bắt đầu nghiên cứu tâm lý ý thức một cách khách quan
bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc
Đầu thế kỷ 20, các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời đó là:
Tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học, tâm lý học nhân văn,
tâm lý học nhận thức.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
3
Sau cách mạng tháng mười Nga thành công vào năm 1917, dòng phái tâm
lý học hoạt động của các nhà tâm lý học Xôviết ra đời đã đem lại những bước
ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học.
1.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học
Đối tượng nghiên cứu
Là các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới
khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý
như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú,
năng lực, khí chất, tính cách. Nói cách khác là nghiên cứu sự hình thành, vận
hành và phát triển các hoạt động tâm lý.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, cả về mặt số lượng và chất
lượng.
- Vạch ra được mối quan hệ và sự tác động giữa các hiện tượng tâm lý.
- Tìm ra cơ chế của các hoạt động tâm lý, đó là cơ chế nảy sinh, diễn biến
và thể hiện tâm lý.
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
Phương pháp quan sát.
Phương pháp này được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học
- Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối
tượng qua những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng
- Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận,
quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp
- Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể,
khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người. Tuy nhiên nó cũng có hạn
chế như: mang tính thụ động, chờ đợi, yếu tố ngẫu nhiên nhiều, mất thời gian, tốn
nhiều công sức
- Muốn quan sát đạt kết quả cao cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống
+ Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực
Phương pháp thực nghiệm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
4
Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý.
- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động,
trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện
về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại
nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan về các hiện tượng
cần nghiên cứu.
-Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên:
+ Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới
điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm
thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội
dung tâm lý cần nghiên cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu tương chủ động
hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. Người bị nghiên cứu biết là mình
đang bị thực nghiệm.
+ Phương pháp thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình
thường của cuộc sống hoạt động. Đối tượng thực nghiệm không biết mình đang bị
thực nghiệm và tiến hành những điều kiện thực nghiệm một cách tự nhiên.
Phương pháp trắc nghiệm (Test)
- Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá
trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn.
- Test trọn bộ thường bao gồm 4 phần: Văn bản test; Hướng dẫn quy trình
tiến hành; Hướng dẫn đánh giá; Bản chuẩn hoá,
Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
- Đó là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để
trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
- Muốn đàm thoại thu được tài liệu tốt thì cần phải:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu)
+ Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với một số đặc điểm
của họ
+ Có một kế hoạch để “lái hướng” câu chuyện
Phương pháp điều tra bằng phiếu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
5
- Đây là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn
đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào
đó.
- Câu hỏi dùng để điều tra có thể là câu hỏi đóng, tức là có nhiều đáp án
sẵn để đối tượng chọn một hay hai, cũng có thể là câu hỏi mở để họ tự trả lời.
- Dùng phương pháp này có thể trong một thời gian nhắn thu thập được
một số ý kiến của rất nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan.
Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
- Đó là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm ( vật chất, tinh thần) của
hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con người
đó, bởi vì trong sản phẩm do con người làm ra có chứa đựng “dấu vết” tâm lý, ý
thức, nhân cách của con người.
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý người khá phong phú, đa dạng. Mỗi
phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Muốn nghiên cứu một chức
năng tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác, cần phải: Sử dụng các
phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu; Sử dụng phối hợp,
đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học, toàn diện.
1.1.3. Bản chất của hiện tƣợng tâm lý theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động
1.1.3.1. Định nghĩa tâm lý
- Quan điểm duy tâm: Tâm lý là nói đến thế giới nội tâm nhưng không ai
biết được, tâm lý có trước.
- Quan điểm duy vật: tâm lý con người là những tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng, mong muốn của con người. tâm lý con người có thể biết được bằng cách
gián tiếp.
- Quan điểm duy vật biện chứng: Tâm lý là những hiện tượng tinh thần tồn
tại và phát triển trong các dạng vận động của cơ thể sống (cả người và động vật).
Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Tâm lý học hoạt
động): Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông
qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội- lịch sử.
1.1.3. Bản chất của hiện tƣợng tâm lý theo quan điểm của Tâm lý học hoạt
động
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
6
- Tâm lý con người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không
phải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lý người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não người.
- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động.
Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả
là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác
động.
- Hiện thực khách quan: là toàn bộ các sự vật hiện tượng và cả con người
có trong tự nhiên, trong xã hội, tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn của con
người.
Hiện thực khách quan vừa là nguồn gốc vừa là nội dung tâm lý. Tức là có
hiện thực khách quan tác động vào não thì mới có hiện tượng tâm lý. Đồng thời
hiện thực khách quan chính là nội dung tâm lý mà con người phản ánh.
- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan tức là hiện thực khách quan
tác động vào não của con người tạo ra hình ảnh tâm lý thông qua các giác quan và
hệ thần kinh. Do đó nội dung của các hiện tượng tâm lý người chính là phản ánh
hiện tượng khách quan, hiện thực khách quan có cái gì thì phản ánh tâm lý lại
những cái đó.
- Phản ánh tâm lý là sự tác động của hiện thực khách quan vào não người,
vào hệ thần kinh, bộ não người – tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần
kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan,
tạo ra trên não hình ảnh tinh thần chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình
sinh lý, sinh hóa trong hệ thần kinh vào não bộ.
- Phản ánh tâm lý khác với các loại phán ánh cơ học, vật lý, sinh học ở chỗ:
Phản ánh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo không máy móc nguyên si (phản
ánh bề ngoài vừa phản ánh thuộc tính bản chất).
Tâm lý mang tính chủ thể
Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu
biết, vốn kinh nghiệm, cái riêng của mình, xu hướng, tính khí, năng lựcvào
trong hình ảnh làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.
- Tâm lý mang tính chủ thể thể hiện:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
7
+ Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thức khách quan
nhưng ở chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ,
sắc thái khác nhau.
+ Cùng một sự vật hiện tượng nhưng tâm trạng, trạng thái cơ thể, trạng thái
tinh thần khác nhau, có thể cho mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau.
- Tâm lý mang tính chủ thể là vì:
+ Mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan và hệ thần kinh
và não bộ.
+ Tâm lý người phụ thuộc vào mức độ và thái độ tham gia hoạt động cũng
như mục đích của hoạt động.
+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục khác nhau
nên tâm lý cũng khác nhau.
Tâm lý có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
- Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, (thế giới tự nhiên và
xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.
Tâm lý người được hình thành trong môi trường xã hội đồng thời tâm lý
người phán ánh toàn bộ những mối quan hệ xã hội mà người đó có. Nói cách khác
các mối quan hệ kinh tế xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con
người với con người trong gia đình, làng xóm, bạn bè các mối quan hệ trên là
đặc trưng, là sản phẩm của xã hội loài người và nó quyết định bản chất tâm lý
người. Nếu con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người - người thì
tâm lý sẽ mất bản tính người.
Mác nói: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối
với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của mình, nó là tổng hoà của tất
cả các mối quan hệ xã hội”.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn
kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người, biến thành cái riêng của mỗi người
thông qua các hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt
động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính
quyết định.
- Kinh nghiệm xã hội- lịch sử là những kinh nghiệm cụ thể, những hiểu
biết, những tri thức về mọi mặt của cuộc sống. Những hiểu biết, những tri thức của
loài người được đúc kết từ nhiều đời, được kết tinh trong nền văn hoá: công tr ình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
8
văn hoá nghệ thuật, kiến trúc, kho tàng văn hoá dân gian, ca dao, tục ngữvà đó
chính là nội dung phản ánh của tâm lý người.
- Quá trình tiếp thu của con người chính là quá trình chuyển biến những sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan vào não người theo cơ chế bắt chước và
học tập.
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi gắn liền với sự
phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Nên tâm lý của mỗi
người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng.
Kết luận sư phạm:
- Dạy học phải sát với đối tượng người học.
- Dạy học phải tính đến vùng miền, giới tính
- Tăng cường đồ dùng trực quan sinh động để tác động vào các giác quan
của người học, giúp người học tiếp nhận tri thức nhanh hơn.
- Tổ chức học sinh tham quan, giao lưu với các lớp, các trường khác để mở
rộng các mối quan hệ và hoạt động, giúp phát triển tâm lý nhân cách người học.
- Học lý thuyết phải đi đôi với thực hành.
1.2. Các trƣờng phái tâm lý học
Tâm lý học hành vi
- Chủ nghĩa hành vi do nhà tâm lý học Mỹ J. Oatsơn sáng lập. Ông cho
rằng: Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu
hành vi của cơ thể. Ở con người cũng như động vật, hành vi được hiểu là tổng số
các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn
bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật phản ánh bằng công thức: S- R
(kích thích - phản ứng).
- Ưu điểm: với công thức trên Oatsơn đã nêu lên một quan điểm tiến bộ
trong tâm lý học: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát
được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo
phương pháp “thử - sai”
- Nhược điểm: chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc
về hành vi, đem đánh đồng hành vi của con người với hành vi con vật.
Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất chủ
thể, tính xã hội.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
9
- Về sau các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới như: Tônmen, Hulơ,
Skinơcó đưa vào công thức S –R những “biến số trung gian” bao hàm một số
yếu tố như: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con ngườinhằm
đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể. Về cơ bản CNHV mới vẫn mang tính
máy móc, thực dụng của chủ nghĩa hành vi cổ điển Oatsơn.
Tâm lý học Gestalt (tâm lý học cấu trúc)
- Dòng phái này ra đời ở Đức, gắn liền với tên tuổi của nhà tâm lý học:
Vecthaimơ, Côlơ, Côpca
- Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri
giác, quy luật “bừng sáng” của tư duy
- Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà tâm lý học Gestalt đã khẳng định: các
quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý con người do các cấu trúc tiền định của não
quyết định
- Các nhà tâm lý học Gestalt ít chú ý đến vai trò của vốn kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm xã hội lịch sử.
Phân tâm học
- Thuyết phân tâm do S.Phrớt (1859 – 1939) bác sĩ người Áo xây dựng lên
- Phrớt tách con người thành ba khối: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi
+ Cái ấy: bao gồm các bản năng vô thức như ăn uống, tình dục, tự vệ, trong
đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và
hành vi của con người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi.
+ Cái tôi là con người thường ngày, con người ý thức, tồn tại theo nguyên
tắc hiện thực.
+ Cái siêu tôi là cái siêu phàm, “cái tôi lí tưởng” không bao giờ vươn tới
được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép.
- Hạn chế: Phân tâm học đã đề cao bản năng vô thức, dẫn đến phủ nhận ý
thức, phủ nhận bản chất xã hội lịch sử của tâm lý con người, đồng nhất tâm lý con
người với tâm lý loài vật.
Tâm lý học nhân văn
- Do C. Rôgiơ (1902 – 1987) và H. Maxlâu sáng lập.
- Các nhà tâm lý học nhân văn quan niệm rằng: bản chất con người vốn tốt
đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kì diệu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
10
- Maxlâu đã nêu lên 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con người xếp thứ tự từ
thấp đến cao:
+ Nhu cầu sinh lí cơ bản;
+ Nhu cầu an toàn;
+ Nhu cầu về quan hệ xã hội;
+ Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ
+ Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt.
- C. Rôgiơ cho rằng con người ta cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị,
cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau.
- Hạn chế: Tâm lý học nhân văn đề cao những điều cảm nghiệm, thể
nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã
hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người vì thế thiếu vắng con
người trong hoạt động thực tiễn.
Tâm lý học nhận thức
- Hai đại biểu nổi tiếng của Tâm lý học nhận thức là G.Piagiê và Brunơ
- Tâm lý học nhận thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của
mình
- Đặc điểm tiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lí học này là nghiên cứu tâm lý
con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và
bộ não.
- Hạn chế: họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí để
đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi,
cân bằng với thế giới mà chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiến của hoạt
động nhận thức.
Tất cả những dòng phái tâm lý học nói trên đều có những đóng góp nhất
định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lý. Song do những hạn chế
lịch sử, do thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, họ vẫn chưa có
quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người. Sự ra đời của tâm lý học Macxit đã góp
phần đáng kể vào việc khắc phục hạn chế nói trên và tiếp tục đưa tâm lý học lên tới
đỉnh cao của sự phát triển.
Tâm lý học hoạt động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
11
- Dòng phái tâm lý học này do các nhà tâm lý học Xôviết sáng lập như L.X
Vưgôtxki (1896 – 1934), A.N. Lêonchiev (1903 – 1979), A.R. Luria (1902 –
1977)
- Dòng phái tâm lý học lấy triết học Mác – Lênin làm cơ sở lí luận và
phương pháp luận xây dựng nền tâm lý học lịch sử con người: coi tâm lý là sự
phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý người mang
tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người được hình thành, phát triển và thể
hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã
hội. Chính vì thế tâm lý học Macxit được gọi là tâm lý học hoạt động.
1.3. Cơ sở tự nhiên và xã hội của hiện tƣợng tâm lý
1.3.1. Cơ sở tự nhiên của hiện tƣợng tâm lý
1.3.1.1. Di truyền và tâm lý
Di truyền là sự tái tạo ở thế hệ mới những đặc điểm giống với thế hệ trước
về mặt sinh vật. Yếu tố di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và
hoạt động cá thể. Nhờ có tính biến dị đó mà cơ thể thích nghi với sự thay đổi của
điều kiện sống trong môi trường tự nhiên và xã hội.
1.3.1.2. Hệ thần kinh trung ương và tâm lý
Nơron thần kinh – dây thần kinh
Nơ ron thần kinh là đơn vị cơ sở cấu trúc nên hệ thần kinh. Nơ ron có nhiều
hình dạng khác nhau: Hình tháp, hình quenhưng phổ biến và đặc trưng là hình
sao.
Về cấu tạo nơ ron thần kinh gồm có:
- Thân bào. Có nhiệm vụ nuôi cả đơn vị thần kinh sơ bộ phân tích các xung
động thần kinh qua nó và giữ lại các “vết” do xung động thần kinh để lại
- Nhánh ngắn. Có nhiệm vụ nhận xung động thần kinh từ các tế bào và dẫn
vào thân bào
- Nhánh dài. Có nhiệm vụ truyền xung động thần kinh sang tế bào khác.
Trên nhánh dài có màng bọc myelin có tác dụng ngăn cách xung động thần kinh.
Nhánh dài lại có các nhánh lan tỏa và nối với các nơ ron khác tạo thành xi náp. Xi
náp có nhiệm vụ làm cho các xung động thần kinh được truyền theo một chiều.
Nhiều nhánh dài của nhiều nơ ron thần kinh hợp lại thành bó dây thần kinh
được bao bọc bởi lớp vỏ trong đó có hai loại: Dây thần kinh hướng tâm: Có nhiệm
vụ đưa luồng thần kinh từ bộ phận nhận cảm đến trung khu thần kinh. Dây thần
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
12
kinh ly tâm: Có nhiệm vụ dẫn các luồng thần kinh từ trung khu thần kinh đến các
bộ phận hoạt động của cơ thể.
Về chức năng: Các nơron thần kinh có chức năng nhận kích thích, tạo ra
luồng xung động thần kinh làm cho quá trình hưng phấn xảy ra, đồng thời nó
truyền xung động thần kinh đến các nơ ron khác khi xung động thần kinh đạt tới
độ mạnh nhất định.
Tủy sống
Cấu tạo: Có hình trụ nằm trong cột sống dài 36-40 cm, nặng 27-28 gam.
Từ bên tủy sống có 31 đôi dây thần kinh hỗn hợp trong đó gần 3/4 là sợi hướng
tâm, còn lại là sợi ly tâm.
Tủy sống gồm 2 phần chính: Chất xám: Gồm trên 1 triệu thân bào, là trung
khu điều khiển hoạt động phản xạ không điều kiện. Chất trắng: Nằm ngoài chất
xám, gồm những sợi dây thần kinh dẫn truyền hưng phấn giữa các đoạn khác nhau
của tủy sống và giữa tủy sống với não bộ.
Về chức năng: Điều khiển các hoạt động phản xạ giản đơn của những phân
thân thể nối với từng đoạn của tủy sống và chịu sự điểu khiển của não bộ.
Não bộ
- Gồm các phần: Hành tủy (nối tiếp tủy sống phình ra thành hình củ hành);
Cầu não (ở giữa não giữa và hành tủy); Não trung gian.
- Nặng người có khối lượng trung bình 1,4 kg, gồm có vỏ não và các phần
dưới vỏ, với khoảng 14 -17 tỷ nơ ron.
- Vỏ não: Có diện tích 2200 cm2, dày từ 2-5 mm. Trên vỏ não có 4 thủy
lớn: thùy trán (miền vận động); thùy đỉnh (miền xúc giác); thùy chẩm (miền thị
giác); thùy thái dương (miền thính giác).
Nằm ở các thùy trên của vỏ não có khoảng hơn 50 vùng. Mỗi vùng có
nhiệm vụ nhận kích thích và điều khiển từng bộ phận trong cơ thể.
Riêng ở người có miền thực hiện thức năng ngôn ngữ đó là: miền nói (trung
khu Broca) nằm ở thùy trán trái; miền nghe (trung khu Vecnicke) nằm ở thùy thái
dương; miền nhìn (trung khu Đêgierin) nằm ở thùy chẩm.
Vỏ não ở vị trí cao nhất của não bộ, ra đời muộn nhất trong quá trình lịch
sử phát triển của vật chất và là tổ chức vật chất cao nhất, tinh vi nhất, phức tạp
nhất. Vỏ não hợp bởi 6 lớp tế bào còn gọi là nơ ron dày khoảng từ 2 -5mm. Nhiệm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
13
vụ chung của vỏ não là điều hòa, phối hợp các hoạt động của cơ quan nội tạng và
đảm bảo sự cân bằng của cơ thể và môi trường.
Các phần dưới vỏ:
+ Tiều nảo: là trung khu phối hợp các cử động và duy trì trương lực bình
thường của các cơ.
+ Trụ não: gồm có: Hành tủy là trung khu điều khiển các phản xạ không
điều kiện như hô hấp nhai, nuốt, tìm mạch và các phản xạ tự vệ (ho, hắt hơi, chớp
mắt). Não giữa: Gồm có củ não sinh tư và cuống não. Não trung gian: Có vùng
đồi thị, là cửa ngõ kiểm soát mọi kích thích đi lên vỏ não.
+ Cấu tạo hình lưới. Gồm các tế bào có hình thù to, kết lại với nhau theo
kiểu đan lưới, nằm rải rác khắp trụ não. Nó giữ vai trò đáng kể đối với các trạng
thái tích cực và tiêu cực, tỉnh táo và uể oải, vui vẻ và buồn sầutrong cơ thể.
Hoạt động thần kinh cấp cao
* Quá trình hưng phấn và ức chế
- Quá trình hưng phấn: là quá trình thần kinh, giúp hệ thần kinh thực hiện
hoặc tăng độ mạnh của một hay nhiều phản xạ.
Ví dụ: nghe một người kể chuyện hấp dẫn, ta quay mặt về phía người đó, tai lắng
nghe, mắt chăm chú nhìn người nói
- Quá trình ức chế: là quá trình thần kinh, làm cho hệ thần kinh kìm hãm
hoặc làm mất đi một hay nhiều phản xạ.
Hưng phấn và ức chế là hai mặt của quá trình thống nhất. Chúng đối lập
nhau, hạn chế lẫn nhau nhưng trong những điều kiện nhất chúng lại hỗ trợ cho
nhau. Không có một hoạt động thần kinh nào lại chỉ có thể dựa vào hưng phấn hay
ức chế mà luôn luôn phải dựa vào cả hai quá trình này.
* Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Phản xạ: “là phản ứng tất yếu, hợp quy luật của cơ thể đối với kích thích
bên ngoài, phản ứng thực hiện nhờ hoạt động của hệ thống thần kinh” (I.P.Pavlov)
Tất cả các hiện tượng tâm lý từ những cử động đơn giản như nổi gai ốc khi
trời xe lạnh, chớp mắt.đến các hiện tượng tâm lý phức tạp như cảm xúc, tình
cảm, trí tuệsuy cho cùng đều có nguồn gốc phản xạ.
- Cung phản xạ: Chuỗi tế bào thần kinh thực hiện một phản xạ gọi là cung
phản xạ, gồm 4 khâu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
14
+ Khâu tiếp nhận: Nhận kích thích từ bên ngoài, biến kích thích ở dạng cơ
năng, nhiệt năngthành xung động thần kinh và truyền xung động thần kinh vào
hệ thần kinh trung ương.
+ Trung ương: Đó là não – tiếp nhận những xung động thần kinh từ ngoài
vào qua phần dưới vỏ và quá trình hưng phấn, ức chế xảy ra trong não để xử lý
thông tin, trên cơ sở đó xuất hiện các hiện tượng tâm lý cảm giác, tư duy, tình
cảm
+ Phần dẫn ra nhận xung động thần kinh từ trung tâm truyền đến các cơ, các tuyến.
+ Liên hệ ngược: Gồm các tín hiệu từ cơ quan vận động về não, báo hiệu
diễn biến và kết quả đã thực hiện.
- Phản xạ không điều kiện là các phản xạ bẩm sinh, được di truyền, mang
tính chất của loài, tương đối ổn định trong suốt đời của cá thể, là phản xạ phát sinh
khi có kích thích ứng tác động lên các trường thụ cảm nhất định. Có sự tham gia
của tủy sống và các phần dưới vỏ.
- Phản xạ có điều kiện là các phản xạ tập nhiễm được trong đời sống của cá
thể, mang tính chất của cá thể, có thể bị mất khi điều kiện tạo ra nó không còn
nữa, là phản xạ có thể được hình thành với các loại kích thích khác nhau tác động
các trường thụ cảm khác nhau. Có sự tham gia của vỏ não và các cấu trúc dưới vỏ.
+ Đặc điểm của phản xạ có điều kiện: phản xạ có điều kiện là phản xạ tự
tạo trong đời sống cá thể; phản xạ có điều kiện thực hiện trên vỏ não; phản xạ có
điều kiện thành lập với kích thích bất kỳ. Ở người tiếng nói là một loại kích thích
đặc biệt có thể thành lập bất cứ phản xạ nào; phản xạ có điều kiện báo hiệu gián
tiếp kích thích không điều kiện tác động vào cơ thể.
* Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
- Quy luật hoạt động theo hệ thống:
Là sự phối hợp nhiều trung khu trên vỏ não cùng hoạt động để tạo lập các
kích thích phản sứng riêng sẽ thành từng nhóm, từng bộ phận hoàn chỉnh. Trong
điều kiện tự nhiên của đời sống, các kích thích tác động một cách riêng lẻ, chúng
thường tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp đến cơ thể. Mặt
khác, cơ thể cũng không phản ứng một cách riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp
với các kích thích riêng lẻ hay không riêng lẻ thành một hệ thống. Đó là quy luật
hoạt động theo hệ thống của vỏ não.
- Quy luật lan tỏa và tập trung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
15
Hưng phấn và ức chế là hai trạng thái cơ bản của hệ thần kinh. Khi vỏ não
có một điểm hưng phấn hoặc ức chế nào đó thì quá trình hưng phấn, ức chế đó sẽ
không dừng lại ở điểm ấy, nó sẽ lan toả ra xung quanh. Sau đó trong những điều
kiện bình thường, chúng tập trung vào một nơi nhất định. Hai quá trình lan toả và
tập trung xảy ra kế tiếp nhau trong một trung khu thần kinh. Nhờ đó mà hình thành
một hệ thống chức năng các phản xạ có điều kiện – cơ sở sinh lý của các hiện
tượng tâm lý.
- Quy luật cảm ứng qua lại
Hai quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế thường xuyên tác động qua lại
với nhau tạo nên quy luật cảm ứng qua lại. Có bốn dạng cảm ứng qua lại cơ bản:
+ Cảm ứng qua lại đồng thời xảy ra giữa nhiều trung khu: Hưng phấn ở
điểm này gây ức chế ở phần kia hoặc ngược lại
+ Cảm ứng tiếp diễn: ở một trung khu (hay trong một điểm) vừa có hưng
phấn sau đó có thể chuyển sang ức chế ở chính trung khu ấy.
+ Cảm ứng dương tính: Ức chế xuất hiện ở một điểm trên vỏ não thì gây ra
hưng phấn ở các điểm lân cận
+ Cảm ứng âm tính: Hưng phấn xuát hiện ở một điểm trên vỏ não thì gây ra
ức chế ở các điểm lân cận.
- Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích
Trong trạng thái tỉnh táo, bình thường của vỏ não nói chung thì độ lớn của
phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích. Có nghĩa là kích thích mạnh cho
phản ứng mạnh, kích thích yếu cho phản ứng yếu. Quy luật này chỉ phù hợp cho
hoạt động của não động vật cao đẳng và người trong giới hạn cường độ nhất định
của kích thích. Nếu kích thích qúa yếu hay quá mạnh thì phản ứng không xảy ra
theo quy luật đó.
Kết luận sư phạm
Yếu tố sinh vật (di truyền, hệ thần kinh) là tiền đề vật chất rất cần thiết
để phát triển tâm lý, nó quyết định màu sắc, tính chất, mức độ của các hiện tượng
tâm lý.
- Không nên dạy bài học quá dài, vì kéo dài bài học sẽ gây mệt mỏi, ức chế
của hệ thần kinh, vì thế phải thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học để gây
hứng thú ở người học.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
16
- Không nên kỉ luật quá nghiêm khắc gây tâm lý ức chế, căng thẳng ở người
học, làm giảm khả năng tiếp thu bài.
1.3.2. Cơ sở xã hội của hiện tƣợng tâm lý
1.3.2.1. Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý
Tâm lý được hình thành trong môi trường xã hội và các quan hệ xã hội.
Các quan hệ xã hội là quan hệ kinh tế, chính trị, quan hệ đạo đức, pháp quyền,
quan hệ người ngườilà sản phẩm của xã hội loài người và nó quy định bản chất tâm
lý người. C.Mác: Bản chất tâm lý người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Trường hợp hai em bé người Ấn độ được sói nuôi. Khi một bác sĩ
người Ấn Độ tìm thấy 2 đứa trẻ được nuôi trong bầy sói. Đứa lớn là Amala 9 tuổi,
đứa nhỏ là Kamala 7 tuổi. Khi tìm được và đưa về xã hội loài người, 2 đứa trẻ này
vẫn không hề có thói quen của con người mà chỉ có những tập tính của loài sói: đi
bằng 4 chi, ăn ở đất, thức và hú về đêm
Các tri thức, kinh nghiệm, những hiểu biết của xã hội loài người được kết
tinh trong nền văn hóa, con người tiếp thu, lĩnh hội nền văn hóa tức là chuyển
những tri thức, kinh nghiệm hiểu biết đó vào đầu óc thành cái riêng của mỗi người
để tạo ra chức năng tâm lý mới, phẩm chất năng lực mới.
Cơ chế lĩnh hội là cơ chế chuyển biến những kinh nghiệm, giá trị văn hóa,
các mối quan hệ xã hộivào não người bằng con đường học tập và bắt chước.
Tóm lại: các mối quan hệ xã hội giữ vai trò quyết định đến sự hình thành và
phát triển tâm lý của con người. Vì khi tham gia vào các mối quan hệ đó con
người phải thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành nhiệu vụ thì phải có hoạt động, từ đó
tâm lý nhân cách phát triển.
Kết luận sư phạm
- Nhà trường phải tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp, các trường.
Như phong trao thi đua học tốt, các hoạt động văn nghệ, thể thaocác phong trào
này có nội dung lý thú, hấp dẫn và phù hợp với độ tuổi để học sinh tham gia vào
những hoạt động đó nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt.
- Xây dựng mối quan hệ với thày cô, bạn bè tốt đẹp để phát triển tâm lý,
nhân cách của người học.
1.3.2.2. Hoạt động và tâm lý
Khái niệm hoạt động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
17
- Dưới góc độ sinh lý: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp
của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãi những nhu cầu của
mình.
- Dưới góc độ tâm lý học:
Để hiểu được bản chất của khái niệm hoạt động trong tâm lý học, để phân
biệt được với khái niệm này trong các lĩnh vực khoa học khác, chúng ta phải hiểu
rõ được lôgic khoa học của khái niệm hoạt động trong tâm lý học.
+ Phân tích ví dụ: Người thợ mộc sản xuất bàn để mô tả quá trình hoạt
động nói chung của con người. Công việc của người thợ mộc ta quy ước gọi là
“Hoạt động sản xuất bàn”. Bản thân người thợ mộc ta quy ước gọi là “Chủ thể”
của hoạt động. Kiểu bàn mới anh ta định sản xuất ta quy ước gọi là “đối tượng”
của hoạt động.
Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng được thiết lập khi người thợ mộc
nảy sinh ý định sản xuất bản. Hay nói cách khác được thiết lập khi người thợ mộc
bắt đầu tiến hành một hoạt động nhằm sản xuất ra kiểu bàn mới.
Mối quan hệ này được thực thi: Người thợ mộc thu thập và nghiên cứu trên
nhiều bản vẽ mẫu, các kiểu bàn cũ khác nhau, trên cơ sở đó, người thợ mộc hình
dung ra trong đầu mình một kiểu bàn mới, đây là một sản phẩm tâm lý do quá
trình hoạt động đem lại, biểu tượng về kiểu bàn mới có thể được người thợ mộc vẽ
ra trên giấy gọi là bản thiết kế. Đến đây người thợ mộc tiếp tục huy động mọi hiểu
biết (về nguyên liệu phải dùng, về quy trình công nghệ phải sử dụng), năng lực
và lòng say mê với công việc của mình để giải quyêt vấn đề đặt ra ở trên.
Trong mối quan hệ đó đồng thời diễn ra hai quá trình là:
Quá trình 1, chủ thể (người thợ mộc) huy động sức mạnh tổng hợp của bản
thân: sức mạnh cơ bắp và sức mạnh tinh thần như sự hiểu biết, năng lực tư duy, kỹ
năng lao động, óc thẩm mỹ, sự say mê với công việctác động vào đối tượng
(kiểu bàn mới).
Trong quá trình này chủ thể phát hiện ra những thuộc tính của đối tượng,
những mối liên hệ có tính quy luật giữa các thuộc tính ấy, nhờ đó, chủ thể xây
dựng được trong đầu mình một biểu tượng về kiểu bàn mới ( đối tượng của hoạt
động), đây là “sản phẩm tinh thần” của qúa trình hoạt động, ở đây những thuộc
tính và các mối liên hệ có tính quy luật giữa các thuộc tính của đối tượng được
chuyển từ đối tượng vào trong đầu của chủ thể. Đồng thời thông qua hoạt động sản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
18
xuất bàn, người thợ mộc tăng thêm kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, tình cảm. gọi
là qúa trình chủ thể hoá (quá trình nhập tâm). Chính nhờ quá trình này mà tâm lý
con người được hình thành và phát triển.
Quá trình 2, chủ thể huy động sức mạnh tổng hợp của mình tiếp tục tác
động vào đối tượng, để biến cái bàn trong đầu mình thành cái bàn vật chất, sức
mạnh tổng hợp của chủ thể, năng lực người của chủ thể được kết tinh lại trên sản
phẩm vật chất này, được gọi là quá trình đối tượng hoá (quá trình xuất tâm) . Chính
nhờ quá trình này mà hiện thực xung quanh chúng ta ngày càng phong phú, đa
dạng hơn.
Qua những điều vừa phân tích ở trên, trong lĩnh vực tâm lý học, ta có thể
hiểu:
Hoạt động là quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa chủ thể và đối
tượng. Trong mối quan hệ đó, đồng thời diễn ra hai quá trình thống nhất với nhau:
quá trình chủ thế hoá và quá trình đối tượng hoá, làm xuất hiện sản phẩm tâm lý ở
chủ thể, đồng thời làm xuất hiện sản phẩm vật chất trong hiện thực khách quan.
Nói cách khác, Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế
giới khách quan, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách
thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.
Tóm tắt nội dung khái niệm trên trong sơ đồ 2 cực chủ thể và khách thể để
minh hoạ:
Quá trình chủ thể hoá
Chủ thể Đối tƣợng
Quá trình đối tƣợng hoá
Sản phẩm tâm lý Sản phẩm vật chất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
19
Như vậy, nhờ có hoạt động con người tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của
bản thân và của xã hội đồng thời qua hoạt động làm cho vốn hiểu biết của mình
tăng, kinh nghiệm của mình nhiều, tạo ra ý chí, và tính kiên nhẫn
Đặc điểm của hoạt động.
- Hoạt động bao giờ cũng là “ hoạt động có đối tượng”. Đối tượng của hoạt
động là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh. Con người hoạt động tác động
vào khách thể để làm thay đổi nó, biến nó thành sản phẩm, hoặc tiếp nhận nó
chuyển nó vào đầu óc mình, tạo nên một cấu tạo tâm lý mới, một năng lực mới.
Nhiều trường hợp đối tượng của hoạt động không phải là một cái gì sẵn có,
mà nó xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động. Đặc điểm này thường thấy khi
nào tích cực hoạt động như trong hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu.
- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể. Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ
thể hoạt động có thể là một hoặc nhiều người
- Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: Mục đích của hoạt động là làm
biến đổi khách thể và biến đổi bản thân chủ thể. Tính mục đích gắn liền với tính
đối tượng.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động lao động
bao giờ cũng tiến hành bằng công cụ. Công cụ gồm 2 loại: là công cụ vật chất như
máy móc, kỹ thuật, công nghệ Công cụ tinh thần như trí tuệ, trình độ, năng lực
nghề nghiệp, ý chí, khả năng sáng tạo, ngôn ngữ Hai loại công cụ này giữ chức
năng trung gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.
- Hoạt động có bản chất xã hội. Hoạt động của con người nó được quy định
bởi môi trường xã hội trong đó con người sống và hoạt động, con người và xã hội
có quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, chính xã hội quy định động cơ, bản
chất, công cụ hoạt động của con người không thể tách rời xã hội.
Vai trò của hoạt động
Hoạt động của cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát
triển tâm lý của mỗi người, song hoạt động đó phải có mục đích, có tổ chức, có
hướng dẫn khoa học, có nội dung và hình thức phù hợp với đặc điểm cũng như trình
độ của đối tượng.
Các loại hoạt động. Có nhiều cách phân loại hoạt động:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
20
- Xét về phương diện cá thể, ta thấy ở con người có bốn loại hoạt động: vui
chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội. Ở mỗi độ tuổi thì có một hoạt động
giữ vai trò là hoạt động chủ đạo
- Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần) người ta chia thành
hai loại hoạt động lớn:
+ Hoạt động thực tiễn: hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật
chất là chủ yếu. Hoạt động lý luận: diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái
niệmtạo ra sản phẩm tinh thần. Hai loại hoạt động luôn tác động qua lại, bổ
sung cho nhau.
- Theo mục đích hoạt động
+ Hoạt động biến đổi, như hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục.Ở đây
cần nhấn mạnh rằng hoạt động này thực sự là một hoạt động sản xuất tinh thần- đào
tạo ra con người lao động có trình độ. Hoạt động biến đổi có dạng điển hình nhất là
lao động. Do đó ta thường nói lao động sáng tạo, làm biến đổi cả thiên nhiên, biến đổi
xã hội
+ Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần không làm biến đối
các vật thể thực, quan hệ thựcNó chỉ phản ánh sự vật, quan hệmang lại cho
chủ thể các hình ảnh, các tri thức, về sự vật và quan hệ ấy.
+ Hoạt động định hướng giá trị là một dạng hoạt động tinh thần, xác định ý
nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động.
Người ta nhận thức để hiểu biết sự vật, nắm bản chất của chúng, hiểu nghĩa chung
của xã hội đã quy cho từng vật thể, từng quan hệTiến hành hoạt động phải dựa
vào các quy luật khách quan và nhằm đạt một yêu cầu nào đó của xã hội và thoả
mãn nhu cầu, hứng thúcủa bản thân người tiến hành hoạt động. Trong xã hội
chủ nghĩa, hoạt động nào cũng phải đi đến chỗ bảo đảm quyền lợi của người tiến
hành hoạt động, của tập thể và toàn xã hội với tư cách là những điều kiện thiết yếu
cho hoạt động của con người
+ Hoạt động giao lưu có tác giả gọi là hoạt động thông báo, thông tin. Thực ra
thông báo, thông tin chỉ là một số thành tố của hoạt dộng giao lưu. Trong hoạt động
giao lưu chủ yếu là các quan hệ người - người (nhóm với thành viên của nhóm, tập
thể với cá nhân, người này với người khác). Hoạt động của con người có bản chất
xã hội - lịch sử, giao lưu là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động ở con người
nói chung.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
21
Tóm lại, con người có nhiều hoạt động, có hoạt động của con người nói
chung và có các hoạt động riêng từng mặt và các loại hoạt động này có quan hệ
gắn bó mật thiết với nhau.
Phân tích hoạt động về mặt tâm lý học (Cấu trúc của hoạt động)
- Chủ nghĩa hành vi cho rằng, hoạt động của con người và động vật có cấu
trúc chung là: kích thích - phản ứng (S-R). quan điểm này đã đánh đồng hành động
của con người như hành động của con vật, tức là không có suy nghĩ, con người chỉ
hành động theo một phản xạ nhất định.
- Quan điểm của A.N.Lêônchiev, đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt dộng,
bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này và chúng có mối quan hệ
qua lại với nhau, để chủ thể hoạt động đạt được sản phẩm, thoả mãn nhu cầu
Khi tiến hành hoạt động, phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ
giữa 3 thành tố này, đó là: hoạt động- hành động- thao tác. Ba thành tố này thuộc
vào các đơn vị thao tác của hoạt động. Còn phía khách thể bao gồm 3 thành tố và
mối quan hệ giữa chúng với nhau, đó là: động cơ- mục đích- phương tiện. Ba
thành tố này tạo nên “nội dung đối tượng”
Hoạt động được hợp bởi các hành động, các hành động diễn ra bằng các
thao tác.
Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục
đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động, động cơ này được cụ thể hoá bằng
những mục đích cụ thể mà từng hành động hướng tới.
Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện, tuỳ vào
các phương tiện công cụ này, mà con người thực hiện các thao tác để tiến hành
hành động đạt được mục đích. Hành động, thao tác, động cơ, mục đích, công cụ
phương tiện chỉ có nghĩa khi hoạt động đang diễn ra.
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội
dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách
thể, cả về phía chủ thể “sản phẩm kép” sản phẩm vật chất ở phía khách thể và sản
phẩm tinh thần ở phía chủ thể).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
22
Có thể khái quát chung về cấu trúc của hoạt động như sau:
Chủ thể Khách thể
Hoạt động Động cơ
Hành động Mục đích
Thao tác Phương tiện
Sản phẩm
1.3.2.3. Giao tiếp và tâm lý
Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật hiện
tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con
người, giữa con người và xã hội đó là quan hệ giao tiếp.
Khái niệm giao tiếp
Trong tâm lý học, “hoạt động” và “giao lưu” là những khái niệm có quan
hệ rất chặt chẽ với nhau, nội hàm của chúng có phần chồng chéo lên nhau. Vì vậy,
“giao lưu” có thể coi là một dạng đặc biệt của “hoạt động”.
Tính chất đặc biệt này thể hiện ở chỗ: Khi nói tới hoạt động, như ta đã biết
là nói tới mối quan hệ giữa “chủ thể” và “đối tượng”. Còn khi nói tới “giao lưu” là
muốn nói tới mối quan hệ giữa những con người, nói tới sự hiện thực hoá các quan
hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác. Có thể diễn tả khái quát mối quan hệ trong
giao lưu bằng cách viết là: Chủ thể - chủ thể
Trong giao lưu các chủ thể thông báo cho nhau những thông tin, trao đổi
với nhau những hiểu biết, những cảm xúc qua đó họ hiểu nhau, đồng cảm và
chia sẻ với nhau, làm cho sự phát triển tâm lý của người này chịu ảnh hưởng sự
phát triển tâm lý của người kia và ngược lại.
Nếu trong hoạt động sản phẩm tâm lý được tạo ra ở phía chủ thể; sản phẩm
vật chất được tạo ra ở phía đối tượng, thì trong giao lưu các sản phẩm được tạo ra
đều là sản phẩm tâm lý ở mỗi chủ thể tham gia giao lưu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
23
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi với nhau
những thông tin, những cảm xúc và tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại
với nhau.
Có thể khẳng định rằng, nhờ hoạt động và giao lưu mà các mối quan hệ con
người với giới tự nhiên, với những người khác được thiết lập và vận hành, qua đó
tâm lý của con người được hình thành và phát triển.
Vai trò của giao tiếp
- Chức năng tâm lý xã hội.
Nhờ có giao tiếp mà các thành viên trong tập thể được liên kế với nhau
thành những nhóm. Giao tiếp là phương tiện để con người chia sẻ kinh nghiệm,
thông báo và truyền đạt cho nhau những suy nghĩ, những tâm tư tình cảm những
tri thức, những kinh nghiệm của xã hội loài người.
- Chức năng thông tin
Được thực hiện trong nhóm, trong xã hội về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội.
- Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
Giao tiếp có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển tâm lý cũng như nhân cách. Con người tiếp thu các chuẩn mực xã hội từ
người khác.
Giao tiếp vừa được coi là một loại hoạt động đặc biệt vừa được coi là một phương
tiện cần thiết để tiến hành hoạt động, vừa được coi là điều kiện cần thiết để con
người tiến hành hoạt động.
Giao tiếp còn là điều kiện cần thiết để đánh giá bản thân mình và người
khác. Từ đó sẽ điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân. Với trẻ em giao tiếp
chính là phương tiện quan trọng để trẻ em học làm người, để phát triển tâm lý.
Phân loại giao tiếp
- Căn cứ vào phương thức giao tiếp có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
+ Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, chủ thể trực tiếp phát và nhận
tín hiệu với nhau. Khi giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
kết quả biết ngay
+ Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, điện tín, có khi qua ngoại cảm, thần giao
cách cảm Kết quả không biết ngay.
- Căn cứ vào thành phần tham gia vào giao tiếp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
24
+ Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân;
+ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm;
+ Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có thể có loại giao tiếp sau:
+ Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): đây là hình thức giao tiếp
đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người trong xã
hội.
- Căn cứ vào quy cách, người ta chia giao tiếp thành hai loại:
+ Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức
trách, quy định, thể chế.
+ Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về
nhau, không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tinh, nhằm mục đích chính là
thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho
mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
25
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý học?
Câu 2: Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của tâm lý học hoạt
động?
Câu 3: Trình bày những nét cơ bản trong lịch sử hình thành và phát triển khoa học
tâm lý?
Câu 4: Phản xạ là gi? Trình bày các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao. Lấy
ví dụ minh hoạ.
Câu 5: Hoạt động là gì? Phân tích cấu trúc và vai trò của hoạt động với sự hình
thành và phát triển nhân cách.
Câu 6: Giao tiếp là gì? Nêu chức năng và vai trò của giao tiếp với sự hình thành và
phát triển nhân cách.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
26
Chƣơng 2: CÁC HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ NGƢỜI
2.1. Quá trình tâm lý
2.1.1. Cảm giác
2.1.1.1. Khái niệm về cảm giác
Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt
những thuộc tính bề ngoài như màu sắc (xanh, đỏ), kích thước (cao, thấp,
vuông, tròn), trọng lượng (nặng, nhẹ), khối lượng (to, nhỏ), tính chất
(nóng, lạnh, cay, đắng). Những thuộc tính đó được liên hệ với bộ não con người
là nhờ cảm giác.
Cảm giác là một mức độ phản ánh tâm lý đầu tiên, thấp nhất của con người
nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng. Cảm giác là hình thức định
hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh.
Cảm giác là một quá trình nhận thức cảm tính, phản ánh từng thuộc tính
riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của con người.
2.1.1.2. Đặc điểm của cảm giác
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng chứ
không phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật
hiện tượng phải trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta thì mới tạo ra được
cảm giác.
- Cảm giác của con người mang tính chất xã hội khác xa về chất so với cảm
giác của con vật Bản chất xã hội của cảm giác ở con người được thể hiện ở những
điểm sau:
+ Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người ngoài sự vật và hiện tượng
vốn có trong tự nhiên còn có cả những sự vật, hiện tượng do lao động của loài
người tạo ra
+ Cơ chế sinh lí của cảm giác ở người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín
hiệu thứ nhất mà còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai
+ Cảm giác của con người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý
cao cấp khác của con người.
+ Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh
hưởng của hoạt động, giáo dục và các mối quan hệ xã hội của người ấy.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
27
2.1.1.3. Các loại cảm giác
Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm ở ngoài hay
trong cơ thể, cảm giác được chia thành hai loại: cảm giác bên ngoài (do kích thích
nằm ngoài co thể gây nên) và cảm giác bên trong (do kích thích nằm trong cơ thể
gây nên).
- Những cảm giác bên ngoài
+ Cảm giác nhìn (thị giác)
Cảm giác nhìn nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng phát ra từ các
sự vật. Cơ sở giải phẫu – sinh lí của nó là cơ quan phân tích thị giác.
Cảm giác nhìn cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của
sự vật. Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài của con người
(90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não là qua mắt).
+ Cảm giác nghe (thính giác)
Cảm giác nghe do những sóng âm, tức là những dao động của không khí
gây nên. Cơ sở giải phẫu – sinh lí của nó là một bộ máy phân tích thính giác.
Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói. Cảm
giác nghe có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người, đặc biệt là trong giao lưu
ngôn ngữ và cảm nhận một số loại hình nghệ thuật (âm nhạc, thơ ca).
+ Cảm giác ngửi (khứu giác)
Cảm giác ngửi do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng
ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên. Cơ sở giải phẫu – sinh lí của cảm
giác ngửi là bộ máy phân tích khứu giác.
Cảm giác ngửi cho biết tính chất của mùi. Ở người hiện đại, cảm giác ngửi
ít quan trọng hơn. Nhưng khi các cảm giác nhìn và nghe bị khuyết tật thì nó và các
cảm giác khác còn lại giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.
+ Cảm giác nếm (vị giác)
Cảm giác nếm được tạo nên do tác động của các thuộc tính hoá học của
các chất hoà tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm
miệng. Cơ sở giải phẫu – sinh lí của các cảm giác nếm là bộ máy phân tích vị giác.
Cảm giác nếm cho biết thuộc tính vị của đối tượng. Cảm giác nếm có 4
loại: cảm giác ngọt, cảm giác chua, cảm giác mặn và cảm giác đắng.
+ Cảm giác da (mạc giác)
Cảm giác da do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
28
nên. Cơ quan giải phẫu – sinh lí của cảm giác da là các bộ máy phân tích mạc giác.
Cảm giác da cho biết thuộc tính nhiệt độ, sức ép của vật vào da. Cảm giác
da gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh
và cảm giác đau.
- Những cảm giác bên trong
+ Cảm giác vận động
Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các
cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co, độ căng, độ gập của cơ, của gân, của
dây chằng và khớp xương trong cơ thể.
Ví dụ: Khi đi ô tô, máy baymặc dù mình vẫn ngồi yên trên xe và chỉ có ô
tô và máy bay chuyển động nhưng mình vẫn có cảm giác vận động, cảm thấy mình
đang chuyển động.
+ Cảm giác thăng bằng
Cảm giác thăng bằng phản ánh vị trí và những chuyển đọng của đầu.
+ Cảm giác rung
Cảm giác rung do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể
tạo nên. Nó phản ánh sự rung động của các sự vật.
+ Cảm giác cơ thể
Cảm giác cơ thể phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng,
bao gồm cả cảm giác đói, no, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên tọng con người.
Những cảm giác bên trong cơ thể vừa trình bày ở trên cho thấy quan niệm cũ cho
rằng con người chỉ có 5 giác quan là không đầy đủ.
2.1.1.4. Các quy luật cơ bản của cảm giác
Quy luật ngưỡng cảm giác
- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích
thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra
được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
Ngưỡng cảm giác là giới hạn của kích thích đủ để tác động vào các giác
quan của con người để gây ra được cảm giác.
- Ngưỡng cảm giác có hai loại: ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm
giác phía dưới.
Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích của sự vật, hiện tượng
tối đa vẫn còn gây được cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
29
thích của sự vật, hiện tượng tối thiểu để gây được cảm giác. Giữa ngưỡng cảm
giác phía trên đến ngưỡng cảm giác phía dưới là vùng cảm giác được tốt nhất .
Mỗi giác quan thích ứng với một loại kích thích nhất định và có những
ngưỡng xác định. Ví dụ: ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn ở ngoài là những
sóng ánh sáng có bước sóng 360 micrômét, ngưỡng phía trên là 780 micrômet,
vùng phản ánh tốt nhất của ánh sáng là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565
micrômet.
Cảm giác không chỉ phản ánh những kích thích tác động vào các giác quan
mà còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng kích thích phải có một
tỷ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự
khác nhau giữa hai kích thích. Và khi cảm giác phản ánh mức độ chênh lệch tối
thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau
giữa hai kích thích đó gọi là ngưỡng sai biệt.
Ngưỡng sai biệt là tỷ lệ giữa lượng kích thích tối thiểu thêm vào kích thích
ban đầu đủ để gây ra cảm giác mới khác với cảm giác cũ.
Quy luật thích ứng cảm giác
- Để bảo vệ được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người
có khả năng thích ứng với kích thích.
Thích ứng cảm giác chính là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác
cho phù hợp với sự thay đổi của kích thích, khi cường độ hoặc tính chất của kích
thích tăng thì độ nhạy cảm giảm; ngược lại khi cường độ hoặc tính chất của kích
thích giảm thì độ nhạy cảm tăng.
Ví dụ: Khi đi từ trong nhà tối ra ngoài sân sáng (cường độ kích thích tăng),
thì sẽ làm cho mắt của chúng ta chói, không nhìn thấy gì. Vì thế chúng ta phải đi
ra từ từ và chớp mắt liên tục nên dần dần chúng ta sẽ nhìn thấy rõ hơn, mắt không
bị chói nữa, đó chính là sự thích ứng với ánh sáng. Trong trường hợp này đã xảy
ra hiện tượng giảm độ nhạy cảm của cảm giác nhìn.
- Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng
khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao (trong bóng tối tuyệt đối,
độ nhạy cảm với ánh sáng tăng gần 200.000 lần sau 40 phút), cảm giác đau hầu
như không thích ứng.( một người bị đánh nhiều lần, nhưng lần nào cũng cảm thấy
bị đau đớn, cảm giác đau ở lần sau so với lần trước không hề giảm sút hoặc mất đi,
như vậy có thể nói là cảm giác đau hầu như không thích ứng).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
30
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động và rèn
luyện.
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 50 độ
C- 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ. Hoặc những người thợ nhuộm, đan nát, họ có
thể nhận biết được 40 sắc thái khác nhau của một màu. Những người uống nhiều
loại rượu thì họ chỉ ngửi rượu cũng biết loại rượu nào ngon loại nào không ngon
Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác
- Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại với nhau làm
tính nhạy cảm thay đối theo quy luật là: Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này
sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác. Và kích thích mạnh
lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích
khác.
- Sự tác động lẫn nhau của cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp
trên cùng một loại cảm giác hay khác loại cảm giác.
Ví dụ: cảm giác nhìn màu sắc. Người có nước da trắng mà mặc áo trắng thì
chúng ta nhìn sẽ cảm thấy da họ trắng hơn. Và ngược lại với người da không trắng
lắm mặc áo trắng sẽ làm nổi bật làn da không trắng đó.
Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp chúng ta treo gương nhìn vào
nhà sẽ có cảm giác nhà rộng hơn, đó chính là ảo giác
Hoặc sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng hơn
Quy luật bù trừ cảm giác
Khả năng của con người thật kỳ diệu. Khi có một cảm giác nào đó mất đi
hoặc kém thì tính nhậy cảm của cảm giác khác được tăng lên rõ.
Ví dụ: người mù thì tai rất thính và xúc giác rất nhậy. ( nghe tiếng bước
chân có thể phân biệt được người này với người khác, hoặc sờ chữ nổi để đọc)
2.1.2 Tri Giác
2.1.2.1. Khái niệm tri giác
Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó
không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ, mà là một sự phản ánh sự vật, hiện
tượng nói chung trong tổng hoà các thuộc tính của nó.
Ví dụ: Một bạn sinh viên cầm một hòn sỏi, khi trước chúng ta chỉ yêu cầu
bạn là cho biết cảm thấy gì khi đặt viên sỏi trong lòng tay, những gì bạn cảm thấy
chính là biểu hiện của cảm giác, còn giờ yêu cầu bạn nắm tay lại, sờ mó và bạn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
31
hãy cho biết thêm về những gì bạn cảm thấy, bạn đó có thể gọi tên vật mà mình
đang cầm, tức đã phản ánh sự vật đang tác động một cách trọn vẹn.
Tri giác là một quá trình nhận thức cảm tính phản ánh một cách trọn vẹn
các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động và các giác
quan của con người.
2.1.2.2. Đặc điểm của tri giác
- Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác. Đây là
sự phản ánh cao hơn cảm giác.
- Tri giác cũng là một quá trình tâm lý, tức là có nảy sinh, diễn biến và kết
thúc.
- Tri giác cũng chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện
tượng. Phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng khi chúng tác động vào giác quan.
- Tri giác cho ta hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng.
- Trong quá trình tri giác có sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống, của tư
duy, ngôn ngữ và các chức năng tâm lý khác.
So sánh giữa cảm giác và tri giác
- Đều là quá trình nhận thức cảm tính
- Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài
- Chỉ xảy ra khi có sự tác động trực tiếp của đối tượng vào giác quan của
con người
Quan hệ giữa cảm giác và tri giác: Cảm giác là cơ sở để hình thành nên tri
giác nhưng không được hiểu là tri giác là phép cộng của cảm giác.
2.1.2.3. Phân loại tri giác
- Căn cứ vào mức độ tham gia của ý thức ta có:
+ Tri giác không chủ định là loại tri giác tự phát, ngẫu nhiên, không có mục
đích từ trước mà do sự hấp dẫn của sự vật, hiện tượng.
+ Tri giác có chủ định là loại tri giác chủ động, có ý thức, có mục đích từ
trước, đòi hỏi ta phải có cố gắng, có biện pháp và kế hoạch tiến hành.
- Căn cứ vào hoạt động của giác quan: Có tri giác nhìn, nghe, ngửi, nếm.
- Căn cứ vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng trong không gian và
thời gian ta có:
+ Tri giác các thuộc tính không gian
Là sự phản ánh khoảng không tồn tại khách quan (hình dáng, độ lớn, vị trí
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
32
của các vật với nhau). Tri giác này giữ vai trò quan trọng trong sự tác động qua
lại của con người với môi trường, là điều kiện cần thiết để con người định hướng
trong môi trường.
Tri giác không gian bao gồm: tri giác hình dáng, độ lớn, chiều sâu, độ xa
của sự vật và tri giác phương hướng. Tri giác không gian, có quan phân tích thị
giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng, sau đó là cảm giác vận động, va chạm, cảm
giác ngửi và nghe.
+ Tri giác thời gian
Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách
quan của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này, con người phản ánh
được các biến đổi trong thế giới khách quan.
Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá các
khoảng thời gian chính xác nhất. Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh
hưởng lớn đến việc tri giác độ dài thời gian.
+ Tri giác vận động
Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian. Ở
đây các cảm giác nhìn và vận động giữ vai trò rất cơ bản. Chúng ta không có khả
năng tri giác trực tiếp sự vận động qua nhanh (vận tốc ánh sáng) hoặc quá chậm
(sự chuyển dịch của kim giờ ở đồng hồ).
2.1.2.4. Các quy luật cơ bản của tri giác
Tính trọn vẹn của tri giác
+ Là thuộc tính cơ bản của tri giác, phản ánh tương đối đầy đủ những thuộc
tính cụ thể, những bộ phận cơ bản của vật và những hình ảnh về chúng được sắp
xếp theo những quan hệ nhất định.
Tức là từ một vài thuộc tính, một vài bộ phận của sự vật hiện tượng, chúng
ta có thể sắp xếp, có thể liên tưởng đến một sự vật hiện tượng nào gọi là tính trọn
vẹn của tri giác.
- Vận dụng trong giáo dục
+ Giáo viên phải tóm tắt bài giảng, viết tiểu kết sau mỗi phần, mỗi chương.
Việc hệ thống lại bài giảng một cách ngắn gọn, súc tích để sinh viên có thể nắm
bắt bài học nhanh và ghi nhớ bài học lâu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
33
+ Cung cấp kiến thức một cách gợi mở để phát huy tính tích cực, chủ động
của nguời học trong quá trình học tập. Để họ biết cách tổng hợp các kiến thức đã
học.
Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
+ Là thuộc tính cơ bản của tri giác, có ý thức gọi tên, xếp loại và thông hiểu
sự vật theo kinh nghiệm của người tri giác.
Tức là khi chúng ta biết được ýnghĩa của sự vật hiện tượng chúng ta có thể
xếp loại các nhóm đối tượng. Ngược lại khi chúng ta biết đối tượng tri giác thuộc
nhóm nào đó thì chúng ta cũng có thể suy ra ý nghĩa của đối tượng đó.
Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của
sự vật hiện tượng. Trong quá trình tri giác, yếu tố tư duy tham gia vào là so sánh,
phân tích các dấu hiệu của sự vật từ đó tổng. Như vậy chúng ta thấy khi con người
hiểu được ý nghĩa của sự vật hiện tượng thì chúng ta có thể gọi tên chúng, sắp xếp
chúng theo nhóm đối tượng cụ thể. Hoặc ngược lại khi biết sự vật hiện tượng này
thuộc nhóm đối tượng nào đó thì chúng ta có thể suy ra được ý nghĩa của chúng.
- Vận dụng trong giáo dục
+ Giáo viên cần đưa ra những kiến thức tổng hợp và giảng giải làm sao để
người học hiểu sâu sắc về bản chất, để có khả năng phân loại và khái quát các vấn
đề. Từ đó tạo cho người học có khả năng vận dụng trong công việc.
+ Giáo viên phải phân chia bài giảng hợp lý và nhóm các nội dung kiến
thức có liên quan vào các phần, các chuyên đề giúp người học tiện theo dõi và biết
cách tổng hợp kiến thức đã học.
+ Khi giới thiệu các kiến thức mới mẻ thì cùng với việc đưa ra những khái
niệm khoa học, những học thuật hàn lâm thì cũng cần khái quát thành những câu
chữ đơn giản gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Nhằm giúp người học tiếp thu
kiến thức một cách dễ dàng.
Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Là thuộc tính cơ bản của tri giác thể hiện thái độ tích cực của chủ thể nhằm
tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.
Sự lựa chọn tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối
cảnh có thể thay đổi cho nhau, tuỳ thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung
quanh khi tri giác
- Vận dụng trong giáo dục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
34
Quy luật này có nhiều ứng dụng trong thực tế như kiến trúc, trang trí, nguỵ
trang trong quân sự
+ Trong dạy học cần chú ý đến việc trình bày chữ viết lên bảng, thay đổi
màu mực hoặc ghạch chân dưới chữ có ý nghĩa quan trọng.
+ Đối với tài liệu, bản đồ, tranh vẽ lời chỉ dẫn của giáo viên có tác dụng
hướng dẫn sự lựa chọn trong tri giác của người học.
Giáo viên dùng ngữ điệu để nhấn mạnh nội dung chính trong các bài giảng.
Thay đổi ngữ điệu: nhanh hơn, mạnh hơn, ngắt ra, và thông báo đâu là kiến thức
trọng tâm để người học tiếp thu được một cách dễ dàng nhất.
Quy luật về tính ổn định của tri giác
Là thuộc tính của tri giác phản ánh về sự vật hiện tượng một cách không
thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Nói cách khác trong mọi điều kiện, hoàn
cảnh thì hình ảnh tri giác phản ánh về sự vật hiện tượng nào đó cũng không thay
đổi.
Ví dụ: Giáo viên dạy kiến thức cơ bản cho học sinh trong nhà trường.
Người học biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó vào trong mọi tình huống,
mọi hoàn cảnh, thì đó chính là tính ổn định của tri giác.
- Vận dụng trong giáo dục
Chính vì vậy điều quan trọng rút ra từ quy luật này là giáo viên phải cung
cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm sống làm sao để người học có sự
thích nghi cao, có óc tư duy, sáng tạo không bê y nguyên trong sách. Vào mỗi
hoàn cảnh thực tế biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, những kiến thức đã học.
Năng động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh thì sẽ dễ thích nghi với cuộc sống.
Quy luật tổng giác
Là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, và
đặc điểm nhân cách của họ.
Ngoài vật kích thích bên ngoài, tri giác còn bị quy định bởi một loạt các
nhân tố nằm tỏng bản thân chủ thể tri giác như: thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở
thích, tình cảm, mục đích, động cơ.
- Vận dụng trong giáo dục
Giáo viên cần có sự quan sát tinh tế, có sự gần gũi, quan tâm tới người học
để có thể biết được tâm tư, tình cảm, hứng thú, nhu cầu của học sinh, để từ đó có
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
35
tác động làm thay dodỏi trạng thái của người học. Sẽ giúp người học tiếp thu bài
tốt hơn.
Quy luật Ảo giác
Ảo giác là sự tri giác không đúng, sai lệch về các đối tượng thực tại
Ví dụ: Người béo mặc áo kẻ xọc sẽ cảm thấy thon thả hơn. người thấp mặc
quần cạp cao, ống đứng, áo ngắn, nhìn vào chúng ta sẽ cảm thấy người ấy cao hơn.
- Vận dụng trong giáo dục
+ Người ta lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc hội hoạ, trang trí, trang
phụcđể phục vụ cho cuộc sống.
+ Trong giáo dục thày cố giảng nhầm, sai thì học sinh không tin vào thày
cô nữa. Chính vì thế trong dạy học đòi hỏi người dạy phải nói chính xác, đầy đủ về
những kiến thức cung cấp cho người học.
Quan sát và năng lực
- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động
và có mục đích rõ rệt. Quá trình tri giác diễn ra trong hoạt động và được rèn luyện
đã hiện tượng nên năng lực quan sát.
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những
thuộc tính, đặc điểm quan trọng chủ yếu của sự vật, hiện tượng.
Những người có năng lực quan sát tốt thì sẽ lao động tốt, năng suất lao động cao,
trong học tập thì sẽ học tập giỏi, đi đường, chọn người yêu trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống đều càn năng lực quan sát.
- Để phát triển quan sát và năng lực quan sát phải xây dựng kế hoạch quan
sát cụ thể:
+ Cần xác định đối tượng quan sát
+ Xác định mục đích quan sát, ý nghĩa
+ Xác định nội dung trọng tâm của đối tượng mà chúng ta cần quan sát
+ Xác định yêu cầu, nhiệm vụ quan sát
+ Chuẩn bị các phương tiện khác để hỗ trợ như máy ảnh, máy ghi âm
+ Chọn vị trí quan sát
+ Tiến hành quan sát phải có kế hoạch, có hệ thống, nội dung quan sát phải
phong phú, đa dạng
+ Phải quan sát nhiều lần để cho quan sát chính xác
+ Trong quan sát dùng cả ngôn ngữ để hỏi. Nếu khi cần có thể phải ghi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
36
chép kết quả quan sát sau đó về nhà phân tích, xử lý kết quả quan sát.
- Vận dụng trong giáo dục
+ Để biết em nào tiếp thu bài nhanh. Thày cô cần tiến hành năng lực quan sát để
nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh: khả năng tiếp thu bài, kiểu khí chất, tính
tìnhtrên cơ sở đó thày cô lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp từng học
sinh.
+ Qua quan sát phát hiện những học sinh có năng khiếu, có tài năng để giáo
viên bồi dưỡng, phát triển năng lực của học sinh đó
+ Qua quan sát phát hiện ra những học sinh hạn chế bởi khả năng tiếp thu,
từ đó có biện pháp phụ đạo, kèm cặp giúp đỡ học sinh đó tiến bộ.
+ Khi giảng bài giáo viên phải tươi cười, để học sinh quan sát và thấy thoải
mái hơn, thấy gần gũi hơn, từ đó sẽ có hứng thú với học tập hơn.
2.1.3.Trí nhớ
2.1.3.1. Khái niệm trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhới, gìn giữ, nhận lại, và nhớ lại những gì cá
nhân đã trải qua.
Nói cách khác trí nhớ là quá trình tâm lý nhận thức phản ánh những cái đã
qua của con người. Trí nhớ bao gồm nhiều quá trình nhỏ thu nhận được những sự
vật hiện tượng tác động đến giác quan của chúng ta, nó còn thu nhận được cả
những cảm xúc của con người đã trải qua những hành vi, cử chỉ đã trải qua, đã tác
động.
Như vậy, nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá
nhân đã trải qua, tức là nó hoạt động một cách máy móc và thật thà; trí nhớ không
làm thay đổi chút gì trong các yếu tố đã được cá nhân trải qua.
Điều này phân biệt trí nhớ với các quá trình tâm lý khác, rõ nhất là với
tưởng tượng. Biểu tượng của trí nhớ mang tính cụ thể hơn, ít tính khái quát và trừu
tượng hơn biểu tượng của tưởng tượng.
2.1.3.2. Vai trò của trí nhớ
- Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm
lý con người. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống
tâm lý bình thường, ổn định, lành mạnh.
- Trí nhớ giúp con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống của mình và sử
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
37
dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng tốt hơn. Nhờ đó mà con người mới học tập,
suy nghĩ và hiểu biết thế giới.
- Đối với nhận thức cảm tính: trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó chính là
công cụ để lưu giữ lại các kết quả của quá trình cảm giác và tri giác nhờ đó nhận
thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây
để có thể ứng xử thích hợp với cuộc sống.
- Đối với nhận thức lý tính: trí nhớ là một điều kiện quan trọng để quá trình
nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) diễn ra và làm cho quá trình này đạt
được kết quả hợp lí. Vì trí nhớ đã cung cấp các tài liện do nhận thức cảm tính thu
nhận được cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ. Trí nhớ làm cơ sở
của sự phát minh và sáng tạo.
2.1.3.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Ghi nhớ
Là quá trình hình thành các dấu vết trên vỏ não tương ứng với sự vật hiện
tượng đang tác động vào con người.
- Ghi nhớ là quá trình bộ phận của trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức,
gắn tài liệu đó với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho quá trình giữ gìn về sau
đó. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để cho con người tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh
nghiệm.
- Cơ sở sinh lý là quá trình hình thành và củng cố các đường liên hệ thần
kinh tạm thời trên vỏ não. Nếu cứ lặp đi lặp lại một kiến thức sẽ tạo thành đường
mòn, từ đó ghi nhớ càng sâu.
- Chất lượng của quá trình ghi nhớ được quy định bởi hành động của con
người tức phụ thuộc vào mục đích, động cơ, phương tiện thực hiện và kết quả hoạt
động của cá nhân với tài liệu đó. Những kết quả nghiên cứu mối quan hệ của ghi
nhớ với hoạt động đã khẳng định rằng, sự ghi nhớ một tài liệu nào đó là kết quả
của hành động với tài liệu đó, đồng thời nó là điều kiện, phương tiện để thực hiện
những hành động tiếp theo của hoạt động.
Muốn ghi nhớ tốt thì phải giúp học sinh xác định mục đích, động cơ học tập
và giúp học sinh xác định được điều kiện, phương tiên để tiến hành học cho tốt.
Và quan trọng nữa là phải đưa vào thực hành, trong hoạt động thực tiễn, ôn luyện
bài thường xuyên.
- Quá trình ghi nhớ của con người thường diễn ra theo 2 hướng:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
38
+ Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ
trước, không đòi hỏi sự nỗ lực nhưng vẫn ghi nhớ tốt, nhờ đối tượng gắn liền với
nhu cầu, hứng thú, tình cảm của cá nhân. Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra
sự tập trung chú ý cao độ hay một cảm xúc mạnh mẽ thì sự ghi nhớ này sẽ đạt
được hiệu quả tối ưu.
Từ đây có thể áp dụng vào dạy học và cho thấy nếu giáo viên tạo được ở
học sinh động cơ học tập và hứng thú đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng ghi
nhớ tài liệu một cách không chủ định và việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Để ghi nhớ có chủ định đạt đạt kết quả cao, giáo viên cần lưu ý một vài
điểm sau:
Xác định rõ nội dung ghi nhớ (phần trọng tâm); hướng dẫn học sinh lựa
chọn phương pháp ghi nhớ; chia nhỏ thành từng phần để học sinh nắm chắc từng
phần sau đó tổng hợp lại toàn bộ và khái quát tài liệu.
+ Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ có mục đích tự giác, có sự nỗ lực ý chí,
đồng thời có sự tìm kiếm những biện pháp mang tính chất kỹ thuật để đạt mục đích
ghi nhớ. Kết quả của sự ghi nhớ này phần lớn phụ thuộc vào động cơ, mục đích của
sự ghi nhớ.
Ghi nhớ có chủ định có hai loại:
Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ một tài liệu trên cơ sở không hiểu nội
dung của nó. Biện pháp ghi nhớ này thường tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cả
những gì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết.
Ghi nhớ loại này dùng nhiều biện pháp như lặp đi lặp lại nhiều lần dưới các
hình thức khác nhau, tạo mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu cần ghi
nhớđể ghi nhớ một tài liệu mà không hiểu nội dung, bản chất của nó. Học theo
cách ghi nhớ này được gọi là “học vẹt”, trí nhớ có thể chất đầy tài liệu nhưng
không có ích.
Ghi nhớ ý nghĩa (ghi nhớ lôgic): Là loại ghi nhớ khi con người hiểu được
nội dung, ý nghĩa, bản chất của điều mình ghi nhớ. Bằng biện pháp ghi nhớ này
con người hiểu nội dung, tức là nội dung được gắn vào vốn tri thức, kinh nghiệm
hiện có trong trí nhớ và có thể dùng để giải quyết các nhiệm vụ mới.
Giáo dục học sinh rèn cho học sinh ghi nhớ ý nghĩa và cả ghi nhớ máy móc
(khi học ngoại ngữ, nhớ các định luật) và kết hợp cả hai loại ghi nhớ trên. Rèn
luyện và phát triển trí nhớ cho học sinh còn phải giúp học sinh rèn luyện và phối
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
39
hợp tất cả các loại ghi nhớ để ghi nhớ có chủ định phải kết hợp với ghi nhớ không
chủ định. Để thu hút, để học sinh ghi nhớ không chủ định thành ghi nhớ có chủ
định bằng cách giảng hấp dẫn, lấy ví dụ cụ thể.
- Một số biện pháp để ghi nhớ máy móc thường gặp trong cuộc sống:
+ Sự lập lại nhiều lần dưới các hình thức khác nhau của vấn đề cần ghi nhớ
mà bản thân mình không hiểu ý nghĩa và nội dung của tài liều đó.
Ý nghĩa: Loại ghi nhớ này giúp học sinh có thể tích luỹ được rất phong phú
những tài liệu cần thiết vào đầu óc của mình.
Nhược điểm: Do không hiểu nội dung của tài liệu nên hay quên, quên hết.
- Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa là: Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của tài liệu
cần ghi nhớ.
Ý nghĩa: Biện pháp này giúp con người gắn nội dung của tài liệu cần ghi
nhớ với vốn tri thức và kinh nghiệm mà mình đã có để giải quyết các nhiệm vụ
của cuộc sống và của các hoạt động. Cách ghi nhớ này bao giờ cũng có tham gia
tích cực của tưởng tượng và tư duy.
Các biện pháp ghi nhớ logíc:
- Biện pháp quan trọng của ghi nhớ lôgíc trong học tập của học sinh là lập
dàn bài cho tài tiệu học tập. Muốn vậy thì phải làm:
+ Phân chia tài liệu thành các đoạn, đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp với
nội dung của nó
- Ôn tập cũng là một biện pháp quan trọng để ghi nhớ một cách vững chắc và
lâu dài.
- Tập trung chú ý cao khi ghi nhớ
- Hiểu được ý nghĩa nội dung tài liệu cần ghi nhớ
- Lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách phù hợp
- Biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ
Giữ gìn (lưu giữ): Khả năng giữ lại những điều mà con người ghi nhớ
được trong một khoảng thời gian nhất định.
Khả năng giữ lại lâu dài hay ngắn ngủi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính
chất ý nghĩa của vấn đề giữ lại, nhu cầu, hứng thú, trạng thái thần kinh và trạng
thái sức khoẻ từng người. Trong học tập tài liệu nào có liên quan đến nhu cầu, sở
thích, hứng thú của cá nhân thì sẽ được lưu giữ lâu hơn và ngược lại.
Nhận lại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
40
- Là làm xuất hiện lại đối tượng (chính là nhớ lại đối tượng) khi sự tri giác
đối tượng được lặp lại. Nhận lại sẽ nhanh và chính xác nếu hình ảnh mới trong
thực tế ăn khớp với hình ảnh cũ trong óc.
Ví dụ: Khi gặp một người quen trong một bữa tiếc sinh nhật của bạn mình
từ năm ngoái. Lúc này chúng ta sẽ nhớ được của người đó và nhớ những sự kiện
đã xảy ra trong bữa tiệc sinh nhật đó.
- Nhận lại có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi người, nó giúp con
người định hướng về nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành động.
Nhớ lại
- Là làm tái hiện lại đối tượng (xuất hiện lại) khi không diễn ra sự tri giác
đối tượng đó.
- Lưu ý: Nhớ lại không bao giờ tự diễn ra mà bao giờ cũng có nguyên nhân,
nó diễn ra theo quy luật liên tưởng, mang tính lôgic và tính hệ thống.
Các quá trình của trí nhớ quan hệ với nhau, tác động với nhau: ghi nhớ, nhận
lại, nhớ lại, vì vậy trình tự của các quá trình này không cứng nhắc mà nó linh hoạt, có
thể thay đổi vị trị của nhau. Nhưng trong 3 quá trình này thì ghi nhớ là quan trọng
nhất vì có ghi nhớ tốt thì mới nhận lại, nhớ lại mới tốt, nhanh, trí nhớ phụ thuộc nhiều
nhất vào ghi nhớ.
- Vận dụng phát triển trí nhớ cho học sinh:
+ Học sinh phải được nghe bài giảng, được nhìn một cách rõ ràng đúng đắn
để ghi nhớ chính xác
+ Thày cô phải chú ý lời giàng, cường độ to rõ ràng, vị trí đứng để học sinh
nghe rõ nhìn rõ. Viết chữ trên bảng to, rõ ràng những nội dung cần chú trọng thì
đánh dấu ghạch. Có ví dụ cụ thể, sinh động, những chuyện vui để làm nảy sinh xúc
cảm, hứng thú đỡ mệt thì sẽ nghe tốt hơn. Có tranh vẽ, hình ảnh minh hoạ tăng
cường kết hợp với sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan có tính khoa học, tính
thẩm mỹ, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.
Sự quên và cách chống quên
- Định nghĩa:
Quên là không làm xuất hiện lại được nội dung hay hình ảnh đã ghi nhớ
trước đây vào thời điểm cần thiết.
Quên diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: quên toàn bộ, quên một phần nào đó,
quên có thể diễn ra một cách dễ dàng hoặc khó khăn. Có cái không thể nào quên, có
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
41
cái phải chật vật lắm mới nhớ lại được, thậm chí có cái không thể nhớ lại được. Song
tâm lý học chỉ ra rằng, nếu hiện tại ta không thể nhớ lại được một sự kiện nào đó thì
điều đó chưa có nghĩa là nó đã bị quên hoàn toàn mà vào một thời điểm khác nó có
thể xuất hiện lại.
- Nguyên nhân của quên:
+ Do quá trình ghi nhớ không tốt (vì thế phải ghi nhớ tốt, để làm được điều
đó thì phải ôn tập thương xuyên, liên tục)
+ Do các quy luật ức chế của hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ.
+ Do không ngắn nội dung cần nhớ vào hoạt động hàng ngày.
+ Do tài liệu ít có ý nghĩa thực tiễn với cá nhân. Vì vậy tài liệu cần ghi nhớ
chúng ta phải cố gắng tìm ra ý nghĩa của nó có liên quan, phục vụ cuộc sống hàng
ngày, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ Do tình trạng sức khoẻ không tốt, đặc biệt là thiếu ngủ, thiếu chất.
- Quy luật của sự quên:
Ngay sau khi tiếp xúc với tài liệu tốc độ quên xảy ra rất nhanh, sau đó chậm
dần. Sự quên diễn ra mang tính quy luật là:
+ Quên những cái ít liên quan đến hoạt động, nhu cầu, hứng thú, sở thích
của cá nhân thì con người hay quên;
+ Không phải mọi vấn đề đều quên như nhau. Chi tiết quên nhanh hơn, có
cái quên nhanh có cái quên chậm;
+ Tốc độ quên tăng nhanh sau khi học và giảm dần ;
+ Nhịp độ quên phụ thuộc vào nội dung và khối lượng tài liệu. Tài liệu viết
rõ ràng, mạch lạc, logic và có liên hệ chặt chẽ với nhau thì sẽ nhớ lâu hơn. Mặt
khác, khối lượng tài liệu quá nhiều sẽ làm người ta dễ quên.
- Biện pháp chống quên.
Từ nguyên nhân và quy luật trên đây có thể rút ra một số biện pháp quan
trọng đối với dạy học để hạn chế và chống lại sự quên như sau:
+ Nhận rõ ý nghĩa của tài liệu, gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập
của học sinh, làm cho nội dung đó trở thành mục đích của hành động, hình thành
được nhu cầu, hứng thú của học sinh đối với tài liệu đó.
+ Cần nghiên cứu, phân tích tài liệu, rút ta những điều cần chủ yếu, hệ thống
hoá các điểm có quan hệ thống hoá các điểm có quan hệ với nhau để ghi nhớ mạch
lạc.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
42
+ Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như cho học sinh giải lao
khi chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai
bộ môn có nội dung tương tự (để tránh các quy luật ức chế).
+ Tổ chức ôn tập thường xuyên, như cho học sinh tái hiện tài liệu học tập,
làm bài tập ứng dụng ngay sau khi ở trường về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài
liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa dần.
2.1.4. Tƣ duy
2.1.4.1. Khái niệm tư duy
Hiện thực xung quanh có rất nhiều cái mà con người chưa biết. Nhiệm vụ
của cuộc sống và hoạt động thực tiễn luôn đòi hỏi con người phải hiểu thấu những
cái chưa biết đó ngày một sâu sắc, đúng đắn và chính xác hơn, phải vạch ra được
cái bản chất và những quy luật tác động của chúng, quá trình nhận thức đó gọi là
tư duy.
Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận
thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Tư duy phản ánh những thuộc tính
bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà
trước đó ta chưa biết. Quá trình phản ánh này là quá trình gián tiếp, độc lập và
mang tính khái quát, được nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức
cảm tính nhưng vượt xa hơn các giới hạn của nhận thức cảm tính.
Tư duy là một quá trình nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
2.1.4.2. Đặc điểm của tư duy
- Tính có vấn đề của tư duy
Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn
kích thích được tư duy con người phải gặp tình huống có vấn đề.
+ Vấn đề là câu hỏi lý thuyết, thực hành, một bài toán hoặc một nhiệm vụ
cần giải quyết. Tức có phần đã biết và chưa biết
+ Tình huống có vấn đề là một trạng thái, một điều kiện cụ thể nào đó đặt
ra trước ta, chứa đựng một điều nào đó cần phải tìm và bản thân ta ý thức được
rằng cái cần tìm đang ở đó. Nếu tình huống nêu ra không có vấn đề, hoặc có vấn
đề nhưng con người không có ý thức được cái cần tìm, không biết vấn đề phải tìm
nằm ở đó thì không thể có sự tích cực tư duy được. Cho nên một tình huống có
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
43
vấn đề thực hiện chức năng là cái kích thích tư duy thì phải đảm bảo 3 điều kiện
sau đây:
* Vấn đề chứa đựng mâu thuẫn. Trước hết là phải gặp hoàn cảnh có vấn đề,
tức hoàn cảnh có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức
giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ, mặc dầu còn
cần thiết, nhưng không còn đủ sức để giải quyết vấn đề mới đó, để đạt được mục
đích mới đó con người phải tìm cách giải quyết, tức là phải tư duy
* Chủ thể phải ý thức được nó như một tình huống có vấn đề với chính bản
thân mình. Cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân. .
* Con người phải có nhu cầu, khả năng giải quyết và chuyển thành nhiệm
vụ tư duy của cá nhân. Những dữ kiện quen thuộc hoặc nằm ngoài tầm hiểu biết
của cá nhân thì tư duy cũng không xuất hiện
Kết luận sư phạm: Đưa người học vào tình huống có vấn đề có tính phức
tạp dần để kích thích tư duy và tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức vấn đề đó. Ví
dụ: thầy cô đặt ra nhiều câu hỏi kiểm tra để học sinh giải quyết nhiệm vụ của câu
hỏi,của bài tập đo.
- Tính gián tiếp của tư duy
+ Tư duy phản ánh thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng mang tính
gián tiếp thông qua sản phẩm của cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, ngôn
ngữ
+ Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa
chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc) và
các kết quả nhận thức (như quy tắc, công thức, quy luật, các phát minh) của loài
người và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
+ Tư duy phản ánh gián tiếp hiện thức khách quan thông qua ngôn ngữ (qua
lời mô tả của nhà văn ta hiểu được tính cách của nhân vật trong tác phẩm văn học).
- Tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện:
Ở giai đoạn cảm tính không cần có ngôn ngữ vẫn có sự phản ánh. Còn ở
quá trình tư duy, thành phần chủ yếu là những từ ngữ, phạm trù, khái niệm. Con
người sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để tiến hành tư duy và ghi lại kết quả
của tư duy, trong nhiều trường hợp nó là phương tiện để thể hiện hoạt động tư duy.
Nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng
thời các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
44
- Tư duy mang tính khái quát và trừu tượng
Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một
nhóm, một loại, một phạm trù, đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ
thể, cá biệt.
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính càng phong phú, càng chính xác thì tư duy đúng
hướng. Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm trên cơ sở
trực quan sinh động.
- Tư duy gắn chặt với thực tiễn
Thực tiễn là nguồn gốc của tư duy, là tiêu chuẩn của chân lý. Những kết
luận khái quát mà con người rút ra được xuất phát từ những nguyên lý chung đều
được thực tiễn kiểm tra lại. Thực tiễn cũng là lĩnh vực ứng dụng những kết quả
của tư duy, uốn nắn và điều chỉnh hoạt động tư duy.
Những đặc điểm của tư duy trên đây có ý nghĩa rất to lớn đối với công
tác dạy học và giáo dục. Cụ thể:
- Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh.
- Muốn thúc đẩy học sinh tư duy thì phải đưa học sinh vào các tình huống
có vấn đề. Tình huống có vấn đề trong dạy học được thực hiện tốt nhất bằng kiểu
dạy học nêu vấn đề vì phương pháp này thúc đẩy học sinh suy nghĩ, kích thích tính
tích cực nhận thức của học sinh.
- Phát triển tư duy phải tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri
thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, không tư duy thì không thể tiếp thu và
vận dụng được tri thức
- Phát triển tư duy phải gắn với trau dồi ngôn ngữ cho học sinh. Không nắm
được ngôn ngữ thì học sinh không có phương tiện để tư duy tốt.
- Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy
cảm, năng lực quan sát và trí nhớ của học sinh. Nếu thiếu những tài liệu cảm tính
thì không có gì để tư duy.
2.1.4.3. Các giai đoạn của tư duy
Tư duy là một hành động. Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết
một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực
tiễn. Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi gặp phải tình huống có vấn
đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
45
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tư duy. Tư duy chỉ nảy
sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề và biểu đạt nó bằng ngôn
ngữ. Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng
nhìn ra và nhìn đầy đủ những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Nếu không xác định
được vấn đề hoặc xác định sai vấn đề thì sẽ dẫn đến việc chúng ta tư duy chệch
hướng và giải quyết sai vấn đề. Có thể nói, việc xác định vấn đề là một giai đoạn
đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình tư duy.
- Huy động các tri thức, kinh nghiệm
Khi đã xác định được vấn đề thì đòi hỏi con người phải tìm cách để giải
quyết vấn đề đó. Và để giải quyết được nhiệm vụ của tư duy, chúng ta cần phải
huy động những vốn tri thức, những kinh nghiệm đã có trước đây để áp dụng, để
xử dụng, làm nguyên liệu tiếp tục cho quá trình tư duy. Và chính ở khâu này đã
làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định
có liên quan đến vấn đề đã được xác định và tiếp tục được biểu đạt bằng ngôn ngữ.
Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào
nhiệm vụ đã xác định.
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
Các tri thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính
chất rộng rãi, bao trùm, chưa khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với
nhiệm vụ đề ra. Nói cách khác sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
chính là việc lựa chọn các tri thức, kinh nghiệm phù hợp nhất với nhiệm vụ đề ra.
Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết, tức là cách giải quyết có thể có
đối với nhiệm vụ tư duy.
- Kiểm tra giả thuyết
Chính sự đa dạng và độ biến động rộng của các giả thuyết cho phép xem
xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau trong hệ thống liên hệ,
quan hệ khác nhau dể tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất. Nhưng cũng chính sự
đa dạng của các giả thuyết mà yêu cầu chúng ta phải kiểm tra xem xét giả thuyết
để tìm ra giả thuyết nào tương ứng với các điều kiện và vấn đề đặt ra. Việc kiểm
tra này có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả kiểm tra sẽ
dẫn đến sự khẳng định, phù định hay chính xác hoá giả thuyết đã nêu.
- Gải quyết nhiệm vụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
46
Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, tức
đi đến trả lời cho vấn đề được đặt ra.
Quá trình tư duy giải quyết những nhiệm vụ thưởng có nhiều khó khăn, do
ba nguyên nhân thường gặp là: Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài
toán; chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa; tính chất khuôn sáo, cứng nhắc
của tư duy.
K. K. Platônôv đã tóm tắt các giai đoạn của một hành động tư duy bằng sơ
đồ sau:
2.1.4.4. Các thao tác tư duy
Là một quá trình con người thực hiện một chuỗi các tao tác tư duy để giải
quyết một nhiệm vụ hoặc một công việc nào đó. Cá nhân có tư duy hay không
chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này ở trong đầu mình hay không, cho
nên các thao tác này còn được gọi là những quy luật bên trong của tư duy.
Trình tự của các thao tác tư duy để tạo thành chuỗi rất phong phú đa dạng và
linh hoạt. Đó là những thao tác: phân tích, tổng hơp; so sánh; trừu tượng hoá và khái
quát hoá.
- Phân tích - tổng hợp
+ Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng (sự vật, hiện
tượng) nhận thức thành những bộ phận hoặc nhiều đặc điểm, thuộc tính khác nhau
để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.
NhËn thøc vÊn ®Ò
XuÊt hiÖn c¸c liªn t-ëng
Sµng läc liªn t-ëng vµ
h×nh thµnh gi¶ thiÕt.
KiÓm tra gi¶ thiÕt
ChÝnh x¸c ho¸ Kh¼ng ®Þnh Phñ ®Þnh
Gi¶i quyÕt
vÊn ®Ò
Hµnh ®éng t-
duy míi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
47
+ Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các bộ phận, các thành
phần, các đặc điểm thuộc tính cụ thể, tạo thành một chỉnh thể.
+ Phân tích - tổng hợp là hai thao tác của tư duy trái ngược nhau nhưng có
quan hệ mật thiết với nhau, sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn
sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.
- So Sánh
So sánh là một thao tác trí tuệ dùng để đối chiếu sự vật, hiện tượng này với
sự vật hiện tượng khác nhằm xác định được đặc điểm giống nhau và khác nhau,
sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các
đối tượng.
Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp và rất quan
trọng đối với trẻ ở giai đoạn đầu nhận thức thế giới xung quanh.
- Trừu tượng hoá và khái quát hoá
+ Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc
tính, những liên hệ, những quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những
yếu tó cần thiết cho tư duy.
+ Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác
nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung
nhất định.
Những t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11200002_5467_1984607.pdf