Tài liệu Giáo trình Quy trình bảo dưỡng máy tính: Giáo trình
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY TÍNH MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY TÍNH
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1. Phạm vi áp dụng
- Tài liệu này áp dụng cho việc quản lý và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy tính.
1.1.2. Quy định về an toàn
- Phải ngắt các nguồn điện áp cung cấp cho máy trước khi tiến hành bảo dưỡng.
- Trong quá trình hiệu chỉnh máy trước khi lắp ráp cần phải chú ý đến các nguồn điện.
- Vị trí đứng kiểm tra hiệu chỉnh máy phải có thảm cách điện, dép cách điện.
1.1.3. Dụng cụ cần thiết cho bảo dưỡng
Khi làm việc với các thành phần máy tính, để có thể làm tốt công việc lau chùi vệ sinh hệ thống chúng ta cần phải có một số công cụ sau:
- Tô vít nhỏ có từ tính - Kìm nhọn
- Tô vít dẹt loại nhỏ có từ tính - Bình phụt khí
- Tô vít loại vừa có từ tính - Bàn chải nhỏ
- Tô vít dẹt loại vừa có từ tính - Máy hút bụi
- Đĩa CD công cụ - Ổ cứng để lưu dữ liệu
- Vải bông mềm không có sợi vải hoặc miếng xốp mềm.
- Cồn 900 và dung dịch BUTIN, chất tẩy SUMO và mỡ bôi t...
127 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Quy trình bảo dưỡng máy tính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY TÍNH MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY TÍNH
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1. Phạm vi áp dụng
- Tài liệu này áp dụng cho việc quản lý và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy tính.
1.1.2. Quy định về an toàn
- Phải ngắt các nguồn điện áp cung cấp cho máy trước khi tiến hành bảo dưỡng.
- Trong quá trình hiệu chỉnh máy trước khi lắp ráp cần phải chú ý đến các nguồn điện.
- Vị trí đứng kiểm tra hiệu chỉnh máy phải có thảm cách điện, dép cách điện.
1.1.3. Dụng cụ cần thiết cho bảo dưỡng
Khi làm việc với các thành phần máy tính, để có thể làm tốt công việc lau chùi vệ sinh hệ thống chúng ta cần phải có một số công cụ sau:
- Tô vít nhỏ có từ tính - Kìm nhọn
- Tô vít dẹt loại nhỏ có từ tính - Bình phụt khí
- Tô vít loại vừa có từ tính - Bàn chải nhỏ
- Tô vít dẹt loại vừa có từ tính - Máy hút bụi
- Đĩa CD công cụ - Ổ cứng để lưu dữ liệu
- Vải bông mềm không có sợi vải hoặc miếng xốp mềm.
- Cồn 900 và dung dịch BUTIN, chất tẩy SUMO và mỡ bôi trơn SILICONE.
1.1.4. Điều kiện làm việc
- Điện áp xoay chiều từ 220 V đến 240 V (±10%) 50/60 (Hz).
- Bàn thao tác phải đảm bảo thuận tiện (không quá cao, không quá thấp), đủ sáng.
1.1.5. Sơ đồ tổng thể quá trình bảo dưỡng
Tiếp nhận máy
Lập hồ sơ bảo dưỡng
Tiến hành bảo dưỡng
Vệ sinh khối nguồn
Vệ sinh card màn hình
Vệ sinh các ổ đĩa
Vệ sinh bo mạch
chủ
Trả máy cho đơn vị
Vệ sinh quạt bộ vi xử lý
Vệ sinh chuột, bàn phím
Lắp ráp, kiểm tra toàn máy
Vệ sinh vỏ máy
Chạy tiện ích Ace-Utilities
Chạy tiện ích Defragmenter
Sao lưu dữ liệu
Diệt Virus
Vệ sinh vỏ màn hình
1.2. TIẾP NHẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG
- Kiểm tra lệnh bảo dưỡng.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài, tem niêm phong, tem quản lý.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy.
- So sánh cấu hình thực trạng với lệnh bảo dưỡng
- Máy vẫn đang hoạt động, cần tiến hành bảo dưỡng theo định kỳ.
- Dự trù vật tư cần thay thế.
1.3. MỘT VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH THÁO LẮP
Trước khi gỡ bỏ hệ thống nên ghi lại tất cả các thiết bị và cấu hình của từng bộ phận, bao gồm các thiết lập chuyển mạch (jumper và switch), các hướng và sắp xếp cáp nối, các vị trí dây thậm chí cả vị trí sắp xếp của các card điều hợp.
Việc ghi chép này hết sức quan trọng, vì nếu các jumper hoặc switch gặp rắc rối khi đó chúng ta sẽ biết lúc đầu chúng được thiết lập như thế nào trong khi tài liệu hướng dẫn không có. Ngoài ra cũng nên ghi lại các định hướng cáp nối, hầu hết các hệ thống có nhãn mác sản xuất đều có sử dụng cáp và đầu nối có khoá để không lắp ngược, tuy nhiên đối với một số thì không có đặc tính này. Thêm vào đó, các cáp nối của ổ cứng và ổ mềm được đặt kèm với nhau, vì thế chúng ta nên đánh dấu và ghi lại từng đầu cáp nối cũng như định hướng thích hợp cho chúng. Cáp nối thường có một dây màu (đỏ, xanh hoặc đen) ở một đầu để cho biết chân số 1, cũng có thể là một dấu hiệu trên đầu nối cáp như một tam giác hay thậm chí là một số 1. Thiết bị được nối cáp cũng được đánh dấu để cho biết định hướng chân số 1. Thông thường bên cạnh chân số 1 có đánh dấu một điểm.
Tuy nhiên việc cắm nhầm hoặc ngược cáp tín hiệu không gây thiệt hại gì ngoài việc mất thời gian cắm lại. Nhưng khi nối cáp nguồn lại là chuyện khác. Nếu cắm ngược hoặc sai đầu nối cáp nguồn của bo mạch chủ thì một điện thế 12V sẽ được đặt vào vị trí mà lẽ ra chỉ là điện thế 5V, trường hợp này có thể dẫn đến nổ bo mạch chủ. Hiện nay việc sử dụng bo mạch chủ và nguồn ATX thì việc cắm ngược khó có thể xảy ra.
Khi làm sạch các thiết bị điện tử, ta nên đề phòng với vấn đề phóng tĩnh điện đặc biệt khi thời tiết hanh khô. Ta nên áp dụng một số biện pháp chống tĩnh điện đối với các thiết bị cần lau chùi để giảm thiểu nguy cơ phóng tĩnh điện. Một số thiết bị chống tĩnh điện tiêu biểu như các dây nối đất, một đầu dây này sẽ được nối từ bo mạch chủ cần làm sạch, đầu còn lại được tiếp đất. Nó có tác dụng loại bỏ hiện tượng tĩnh điện. Một cách khác là chạm tay bàn tay cầm bo mạch chủ xuống đất khi lau chùi, lúc đó tay sẽ đóng vai trò là dây tiếp đất.
Khi tháo các mạch hoặc chíp ta đặc biệt không được để chúng lên bề mặt kim loại dẫn điện. Vì hiện nay có nhiều bo mạch chủ, card và các mạch khác có cài sẵn các pin liti. Những pin này phản ứng mạnh khi chúng bị chập mạch, pin sẽ nhanh chóng bị quá nóng và có thể phát nổ.
1.4. TIẾN HÀNH BẢO DƯỠNG
1.4.1. Sao lưu dữ liệu, diệt virus
Trước khi tiến hành bảo dưỡng máy tính, kỹ thuật viên phải tiến hành việc sao lưu dữ liệu và diệt virus. Sở dĩ phải sao lưu dữ liệu là phòng tránh tình huống hỏng hóc ổ đĩa, làm mất, hỏng dữ liệu trong quá trình bảo dưỡng và quét virus.
1.4.1.1. Các tiện ích sao lưu dữ liệu
Hiện nay có rất nhiều tiện ích phục vụ cho việc sao lưu dữ liệu, có thể kể ra ở đây một số tiện ích như sau:
Tên chương trình
Tính năng
Disk2Disk version 1.2
Hỗ trợ Win9x/ NT, sao lưu dữ liệu (thư mục, ổ đĩa) vào ổ cứng.
Disk Clone ExtraStrength version 1.0
Sao chép đĩa cứng
Diskeeper version 5.3.340.4
Chương trình dồn đĩa cho Windows NT/ 2000
Drive Image version 1.0
Đây là một chương trình đặc biệt dùng để “sao chép” đĩa cứng.Nó có thể:
- Tạo bản sao giống hệt của bất kỳ ổ cứng nào, chúng giống nhau từ dữ liệu cho tới cấu trúc và cả MBR cho đến Boot Record.
- Có thể tạo bản sao của toàn bộ ổ đĩa cứng hay từng Partition (phân khu) riêng rẽ trong ổ cứng.
- Có thể tạo file Image (file nén dạng hình ảnh) cho ổ cứng hay Partition rồi từ file Image này tạo thành hàng loạt bản sao khác.
- Không đòi hỏi 2 ổ cứng phải có cùng dung lượng.
- Hỗ trợ FAT16 và FAT32.
NortonGhost 2003
Đây là chương trình sao lưu dữ liệu ổ cứng và các Partition thành:
- Tạo bản sao giống hệt của bất kỳ ổ cứng nào, chúng giống nhau từ dữ liệu cho tới cấu trúc và cả MBR cho đến Boot Record.
- Có thể tạo bản sao của toàn bộ ổ đĩa cứng hay từng Partition (phân khu) riêng rẽ trong ổ cứng.
- File nén dạng hình ảnh hỗ trợ Win98/Me/2000/XP và OS/2.
Hướng dẫn phần mềm Norton Ghost 2003
Chương trình Ghost tạo ra một ảnh, thật sự là một tập tin nén khổng lồ chứa tất cả các khối lượng dữ liệu trên ổ cứng vào thời điểm thực hiện ghost, để rồi sau đó ta có thể yên tâm làm cái ổ cứng của mình như: fdisk, format, cài thử một phần mềm mới .... mà không hề lo lắng gì đến dữ liệu cũ của mình, nếu cần thiết, chỉ với vài thao tác đơn giản, một chút thời gian, chúng ta lại có được một hệ thống y như cũ.
Những hệ điều hành, phần mềm, bản FAT nào tương thích với Ghost?
Ghost không coi trọng điều đó, chính xác hơn, Ghost không hề phân biệt đó là hệ điều hành nào (95, 98, Me, 2K, XP), phần mềm nào (WinZip, Office, Player ...), hoặc bản phân vùng nào (FAT, FAT32, NTFS), mọi thứ đều bình đẳng trong Ghost và nó coi mọi thứ đều là dữ liệu.
Chức năng chính của chương trình:
Tạo file ảnh cho ổ đĩa (Disk -> To Image)
Tạo file ảnh cho Partition (Partition -> To Image)
Tạo bản sao giống hệt cho ổ đĩa (Disk -> To Disk)
Tạo bản sao giống hệt Partition (Partition -> To Partition)
Giải nén file ảnh của một ổ đĩa (Disk -> From Image)
Giải nén file ảnh của Partition (Partition -> From Image)
...
Tạo file ảnh cho một Partition
Chúng ta có thể tạo file ảnh cho cả một ổ đĩa hay chỉ cho một partition, trong trường hợp tạo file ảnh cho cả ổ đĩa thì chúng ta cần phải có một ổ đĩa khác để lưu file ảnh. Còn trong trường hợp chỉ cần tạo ảnh cho partition thì chúng ta có thể lưu file ảnh của partition đó sang partition khác hoặc sang một ổ đĩa khác có đủ dung lượng trống.
Thực hiện
Chạy phần mềm Norton Ghost 2003
Màn hình khởi động của Ghost, click OK
Giao diện chính của Norton Ghost 2003
Ví dụ: Tạo file ảnh cho một Partition
Chọn Local \ Partition \ To Image
Chọn ổ đĩa vật lý cần Ghost, nhấn OK
Chú ý: Việc chọn ổ đĩa vật lý cần Ghost (ổ đĩa gốc)phải chính xác, tránh trường hợp Ghost “ngược” sẽ mất hết dữ liệu của ổ đĩa hoặc Partition muốn Ghost.
Chọn Partition mà muốn ghost, nhấn OK
Chọn nơi để lưu file ảnh (image)
Chọn nơi muốn lưu file ảnh, thông thường ghost lấy luôn thư mục có chứa file ghost.exe làm thư mục mặc định, chúng ta vẫn có thể chọn nơi khác để lưu. Nhưng chú ý rằng chúng ta không thể để file ảnh nằm trong Partition muốn ghost. Gõ tên file ảnh vào và chọn Save. Giả sử đặt tên là Win98SE
Nếu dung lượng ổ lưu dữ liệu còn hạn chế, chương trình sẽ cho phép ta chọn độ nén, có thể chọn chế độ High để tiết kiệm chỗ trống, cách nén High chỉ chậm hơn không nén một chút không đáng kể.
Sau khi chọn xong chế độ nén hoặc không nén, giao diện sau xuất hiện.
Chọn Yes khi gặp thông báo "Proceed with partition image creation ?"
Chờ đến khi chương trình chạy xong cũng là lúc ta đã hoàn thành
Cách phục hồi partition từ file ảnh
Chúng ta chạy phần mềm Ghost
Chọn Local \ Partition \ From Image
Chú ý: Chúng ta có thể chọn Disk hay Partition thì đều có thể chọn "From Image" được, nhưng tại sao có cả 2 tùy chọn này ? Đây là câu trả lời:
- Nếu chọn "Disk -> From Image" trong khi Image được tạo từ một Partition thì sau khi Un-Ghost, chỉ còn duy nhất một Partition mặc dù trước đó ổ đĩa được chia thành nhiều Partition, Sở dĩ như vậy là vì tùy chọn này có nghĩa là "Tạo một ổ đĩa từ file ảnh" và do file ảnh chỉ là ảnh của một Partition nên sau khi Un-Ghost, Norton Ghost tự động link các Partition lại với nhau tạo thành một Partition duy nhất là C. Tất cả dữ liệu chứa trên các Partition khác đều bị xóa.
- Nếu chọn "Partition from Image" sau khi Un-Ghost chúng ta sẽ có một Partition với dữ liệu mới được Ghost, còn dữ liệu trên các Partition còn lại vẫn được giữ nguyên.
Chọn file ảnh để un-ghost
Sau khi chọn "Partition from Image" hoặc "Disk from Image", chương trình sẽ hỏi file ảnh để Un-Ghost, chọn Win98SE.gho, click Open
Chọn partition muốn un-ghost, click OK
Chọn Yes khi gặp thông báo "Proceed with partition image restore?"
và chờ đến khi chương trình chạy xong cũng là lúc ta đã hoàn thành.
1.4.1.2. Diệt virus
Trên thực tế có rất nhiều phần mềm diệt virus hiệu quả, chúng ta nên chọn phần mềm diệt virus có tiếng với phiên bản cập nhật mới nhất và có thể chạy được trong môi trường DOS như:
McAfee: Chương trình diệt virus của McAffe
F-Prot: Chương trình diệt Virus của F-Prot
Nav: Chương trình diệt Virus của Norton Antivirus
Bkav: Chương trình diệt virus của Bkav
Dưới đây tôi xin hướng dẫn sử dụng hai phần mềm thông dụng nhất hiện nay chạy được trên môi trường DOS:
Khởi động máy tính từ đĩa CD công cụ, chạy phần mềm diệt virus có sẵn trên đĩa như:
McAfee
Màn hình dưới đây sẽ xuất hiện khi chọn chương trình McAfee:
1. Scan of all files (Quét tất cả các files): Lựa chọn này cho phép chương trình quét tất cả các files có trên máy tính.
2. Quick Scan (Quét nhanh): Chỉ quét những file có đuôi là *.DLL, *.EXE, *.COM.
3. Manual Scan (Tự thiết lập chế độ quét): Ta có thể tự mình thiết lập chế độ quét cho chương trình bằng lựa chọn này.
Khi đã lựa chọn xong 1 trong 3 lựa chọn trên, nhấn một số tương ứng với các lựa chọn trên (1,2,3), màn hình tiếp theo sẽ hiển thị và cho phép chọn lựa những phương thức hoạt động của chương trình trong khi quét.
1. Clean Viruses from infected files or rename files (Diệt hoặc đổi tên những files bị nhiễm virus): Lựa chọn này cho phép chương trình quét và khi tìm thấy virus bị nhiễm vào một file nào đó, nó sẽ tự động diệt hoặc nếu không diệt được, nó sẽ đổi tên file đó theo mặc định (khi chương trình tìm thấy virus mà không diệt được, chương trình sẽ đưa ra phương án) để có thể nhận biết dễ dàng và có phương pháp xử lý.
2. Delete infected files: Xoá hết tất cả những file bị nhiễm virus (lưu ý: Chương trình sẽ xoá tất cả những file bị nhiễm virus trên máy tính, hãy cẩn thận với lựa chọn này bởi vì có thể nó sẽ xoá các file quan trọng để có thể khởi động được HĐH).
3. Move infected files to c:\viruses: Chương trình sẽ không làm gì với những file bị nhiễm virus mà nó chỉ di chuyển chúng tới một thư mục đã chỉ sẵn là c:\Viruses. Đây cũng là một lựa chọn an toàn cho máy tính.
4. Default setting only: Chạy chương trình theo mặc định của McAffe.
Sau khi lựa chọn xong, màn hình tiếp theo sẽ xuất hiện cho phép chúng ta chọn ổ đĩa cần quét.
Chúng ta hãy chọn một trong những ổ đĩa cần quét bằng cách nhấn phím số tương ứng với các lựa chọn, chương trình sẽ bắt đầu quét và diệt virus.
F-Prot
Giao diện chính xuất hiện khi chon lựa chương trình F-Prot:
1. Quick Scan (Quét nhanh): Sử dụng lựa chọn này để quét những file có phần mở rộng là EXE, COM, DLL…
2. “Dump” Scan of all files (Quét tất cả các files có trên ổ đĩa):
Không phải lúc nào virus cũng chỉ nhiễm vào những file chương trình (COM, EXE…) mà nó còn có thể nhiễm vào tất cả các file có đuôi mở rộng khác (DOC, JPG, XLS…), vì vậy ta nên chọn lựa chọn này nếu như nghi ngờ máy tính bị nhiễm virus.
3. Scan only files with default Extensions (Quét theo mặc định):
Chương trình sẽ quét theo những thiết lập mặc định của F-Prot.
Sau khi lựa chọn xong, màn hình tiếp theo của F-Prot xuất hiện, bao gồm các lựa chọn:
1. Disinfect automaticly (Diệt virus không cần hỏi): Tự động tiêu diệt virus khi tìm thấy những file bị nhiễm.
2. Ask me before disinfected (Hỏi trước khi diệt): Nên sử dụng lựa chọn này, bởi vì sẽ có những file quan trọng bị nhiễm virus, có thể khi diệt xong, những file đó sẽ bị virus phá và không thể làm việc như trước được nữa.
3. Delete Automaticly (tự động xoá): Xoá những file bị nhiễm virus mà không cần hỏi lại.
4. Ask me before delete (hỏi trước khi xoá): Khi tìm thấy virus, chương trình sẽ hỏi lại chúng ta xem có nên xoá hay không những file bị nhiễm.
5. Rename Automaticly (Com/ Exe to Vom/ vxe): Tự động đổi tên những file bị nhiễm có đuôi *.com, *.exe thành file có đuôi *.vom, *.vxe .
6. Ask before rename (hỏi lại trước khi đổi tên): Chương trình sẽ hỏi lại chúng ta trước khi đổi tên những file bị nhiễm virus.
7. Report only: Không làm gì với những file bị nhiễm, chỉ tổng hợp về những file đó rồi in ra một bản báo cáo.
Sau khi lựa chọn xong bằng cách nhấn một phím số tương ứng với các lựa chọn, màn hình tiếp theo xuất hiện cho phép ta lựa chọn ổ đĩa cần quét. Chọn ổ đĩa tương ứng và đợi chương trình làm việc với ổ đĩa đó cho đến khi quét xong.
1.4.2. Tiến hành bảo dưỡng phần cứng
1.4.2.1. Bảo dưỡng khối nguồn
Dây ra công tắc nguồn
Dây nguồn cung cấp các thiết bị
Qụat khối nguồn
Bảng mạch khối nguồn
- Rút các dây nguồn cung cấp tới các thiết bị (bo mạch chủ, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ CD, quạt bộ xử lý trung tâm,...). Riêng đối với nguồn AT thì thêm thao tác rút 4 dây nguồn ra khỏi công tắc nguồn (nên ghi nhớ lại vị trí màu dây để tiện cho việc lắp lại sau này), cũng có một số loại được hàn trực tiếp lên công tắc, khi đó ta phải tháo cả công tắc.
- Dùng tô vít 4 cạnh tháo lần lượt 4 vít định vị khối nguồn phía sau máy. Nhẹ nhàng lách khối nguồn ra khỏi khung máy.
- Dùng tô vít 4 cạnh tháo lần lượt 4 vít trên khối nguồn, mở vỏ khối nguồn.
- Vệ sinh quạt nguồn:
Trục quạt
Rút dây cắm nguồn cung cấp ra khỏi bảng mạch. Dùng tô vít 4 cạnh tháo 4 vít định vịt quạt trên khung nguồn ra.
Dùng chổi lông kết hợp máy hút bụi làm sạch các lớp bụi bám trên cánh quạt.
Dùng mỡ bôi trơn tra vào trục cánh quạt nguồn làm tăng khả năng vận hành của quạt.
- Vệ sinh bảng mạch khối nguồn: Dùng tô vít 4 cạnh tháo các vít định vị bảng mạch, chân phích cắm trên vỏ khối nguồn ra.
Dùng chổi lông kết hợp máy hút bụi làm sạch các lớp bụi bám trên bảng mạch, mạch điện.
Sử dụng dung dịch BUTIN pha với nhựa thông quét lên bề mặt của bảng mạch và mạch điện để làm sạch các vết ố mốc, các vết gỉ do bị oxi hoá gây nên, sau đó sấy khô bảng mạch và mạch điện.
Chú ý: Sau khi quét dung dịch BUTIN pha với nhựa thông lên bảng mạch và mạch điện phải đảm bảo thật khô mới cho nguồn hoạt động.
1.4.2.2. Bảo dưỡng Card màn hình
Ram
Chân nối
Chíp sét
Đầu ra tín hiệu
- Sử dụng Tô vít 4 cạnh tháo vít bắt giữ card màn hình ra khỏi khung máy.
- Card màn hình được tháo ra sử dụng chổi lông nhẹ nhàng quét sạch kết hợp với máy hút bụi hút sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt bảng mạch và mạch điện, kể cả đầu ra tín hiệu của card.
- Sử dụng dung dịch BUTIN pha với nhựa thông quét lên bề mặt của bảng mạch và mạch điện để làm sạch các vết ố mốc, các vết gỉ do bị oxi hoá gây nên, sau đó sấy khô bảng mạch và mạch điện.
Chú ý: Sau khi quét dung dịch BUTIN pha với nhựa thông lên bảng mạch và mạch điện phải đảm bảo thật khô mới lắp vào máy.
- Sử dụng bông chấm cồn 900 lau chùi sạch các chân cắm của card màn hình rồi để khô. Trong quá trình tháo lắp không nên chạm tay vào vào các chân nối được mạ vàng (trắng) đó.
- Đối với loại card màn hình được cắm RAM. Ta nhấc bỏ RAM ra khỏi card rồi lấy chổi lông quét sạch các bụi bẩn trong đó, kể cả chân RAM. Rồi cắm trả lại, đảm bảo được cắm chắc chắn.
- Đối với card manh hình có bộ phận quạt tản nhiệt (Card có dung lượng lớn) ta cần phải vệ sinh quạt bằng cách dùng chổi lông, bình xịt khí làm sạch các bụi bẩn bám trên quạt. Tra mỡ bôi trơn vào trục quạt.
(Đối với card sound, card máy in... ta đều tiến hành tương tự)
1.4.2.3. Bảo dưỡng quạt bộ xử lý trung tâm
Với bộ xử lý đế cắm:
Quạt bộ xử lý trung tâm
Đế cắm
Bộ khung định vị khối tản nhiệt
Khối tản nhiệt
Bộ xử lý trung tâm
Khoá
Lẫy
Để tháo khối tản nhiệt ra ta cần gạt 2 khoá, bật lần lượt 4 lẫy ở 4 góc khung định vị khối tản nhiệt ra. Nhấc cả khối tản nhiệt ra khỏi bề mặt bộ xử lý.
Một số loại bo mạch về trước, khối tản nhiệt được định vị bởi 1 đai mắc vào 2 mấu trên đế cắm bộ xử lý. Dùng tay, kìm nhọn hoặc tô vít dẹt nhấn đai giữ khối tản nhiệt xuống. Nhấc khối tản nhiệt ra khỏi bề mặt bộ xử lý.
- Dùng tô vít 4 cạnh tháo lần lượt 4 vít định vị quạt trên khối tản nhiệt.
- Dùng chổi lông và bình xịt lau sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt.
- Dùng mỡ bôi trơn tra vào trục quạt.
Lẫy giữ khối tản nhiệt
Quạt bộ xử lý trung tâm
Chân cắm
Trục quạt
Với bộ xử lý sử dụng khe cắm:
- Gạt 2 đai giữ khối tản nhiệt với bộ xử lý. Tháo rời khối tản nhiệt ra khỏi bộ xử lý.
- Tháo quạt ra khỏi khối tản nhiệt.
- Dùng chổi lông và bình xịt lau sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt.
- Dùng mỡ bôi trơn tra vào trục quạt.
1.4.2.4. Bảo dưỡng bo mạch chủ
- Sử dụng Tô vít loại 4 cạnh tháo lần lượt các vít được bắt trên bo mạch với sườn máy (gỡ bỏ các chốt nhựa nếu có).
- Bo mạch chủ được tháo ra và đặt trên bề mặt phẳng và mềm, không dẫn điện, sử dụng chổi lông nhẹ nhàng quét sạch kết hợp với máy hút bụi hút sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt bảng mạch và mạch điện.
- Sử dụng dung dịch BUTIN pha với nhựa thông quét lên bề mặt của bảng mạch và mạch điện để làm sạch các vết ố mốc, các vết gỉ do bị oxi hoá gây nên, sau đó sấy khô bảng mạch và mạch điện.
Chú ý: sau khi quét dung dịch BUTIN pha với nhựa thông lên bảng mạch và mạch điện phải đảm bảo thật khô mới lắp vào máy.
1.4.2.5. Bảo dưỡng ổ đĩa mềm, CD-ROM
Ổ đĩa CD-ROM Ổ đĩa mềm
Sử dụng đĩa lau đầu từ để bảo dưỡng thường xuyên cho thiết bị này. Ngoài ra ta có thể tháo các bộ phận ổ đĩa ra, làm như vậy không những ta có thể lau được đầu từ mà còn có thể bôi trơn một số cơ chế trong ổ đĩa, làm sạch các đầu nối.
Chú ý: Khói thuốc có thể gây ra hiện tượng ăn mòn trên một số bộ phận của máy tính, đặc biệt là đối với một số bộ phận nhạy cảm như đầu đọc của ổ đĩa mềm, các thấu kính trong các ổ đĩa quang. Do đó ta nên tránh hút thuốc lá gần các thiết bị này.
-Ta nên duỗi thẳng và làm sạch các đầu nối của cáp tín hiệu ổ mềm, ổ cứng, ổ CD-ROM...
1.4.2.6. Bảo dưỡng chuột và bàn phím
Bàn phím:
- Khi bàn phím có hiện tượng chập chờn, kẹt phím thì đó là lúc bàn phím cần được làm sạch.
- Sử dụng vải mềm hoặc bàn chải nhỏ có tẩm dung dịch chất tẩy sạch Sumo lau sạch bề mặt và quanh phím.
- Sử dụng tô vít 4 cạnh tháo bỏ các vít ở mặt sau bàn phím.
- Nhắc mặt bàn phím lên.
- Tháo rời từng phím, dùng bàn chải lông và bình xịt khí để lau chùi vùng tiếp xúc giữa phím và bản mạch.
Chuột:
Bi cao su
Trục lăn
Trục lăn
- Khi chuột có hiện tượng dịch chuyển không theo ý muốn cũng là lúc chuột cần được bảo dưỡng.
- Xoay miếng nhựa hình vành khăn ở đáy con chuột theo chiều mũi tên.
- Tháo quả bi cao su ra, sử dụng vải mềm lau sạch bi cao su.
- Sử dụng bông hoặc vải mềm lau sạch bề mặt các trục lăn bên trong của chuột.
- Sử dụng vải mềm hoặc bàn chải nhỏ có tẩm dung dịch chất tẩy sạch Sumo lau sạch mặt ngoài của chuột.
Để hạn chế lỗi do chuột gây ra, ta nên bảo dưỡng chuột thường xuyên hơn và việc dùng bàn di chuột cũng là một biện pháp tăng khả năng chống nhiễm bẩn của chuột.
1.4.2.7. Bảo dưỡng vỏ máy
- Khi các linh kiện được tháo rời hết ra khỏi khung máy cũng là lúc ta tiến hành bảo dưỡng vỏ máy.
- Sử dụng chổi lông quét nhẹ kết hợp máy hút bụi làm sạch các lớp bụi bám trong khung máy.
- Dùng vải ẩm lau sạch lại bên trong.
- Sử dụng vải mềm hoặc miếng xốp mềm được tẩm dung dịch tẩy vết bẩn (như Sumo, hoặc kem Canna...) lau nhẹ nhiều lần lên bề mặt ngoài của vỏ máy. Sau đó dùng vải mềm sạch lau sạch.
1.4.2.8. Vệ sinh vỏ màn hình
- Ngắt nguồn điện cấp cho màn hình.
- Sử dụng chổi lông quét nhẹ kết hợp máy hút bụi làm sạch các lớp bụi bám mặt trên của màn hình, tránh để bụi rời vào trong.
- Dùng vải ẩm lau sạch mặt kính của màn hình.
- Sử dụng vải mềm hoặc miếng xốp mềm được tẩm dung dịch tẩy vết bẩn (như Sumo, hoặc kem Canna...) lau nhẹ nhiều lần lên bề mặt ngoài của vỏ màn hình. Sau đó dùng vải mềm sạch lau sạch.
1.4.3. Tiến hành lắp ráp và hiệu chỉnh
Sau khi bảo dưỡng các thiết bị xong, công việc bây giờ là phải lắp ráp lại chúng thành một PC hoạt động.
1.4.3.1. Lắp đặt bộ vi xử lý lên bo mạch chủ
- Đối với CPU đế cắm: Tìm chân số 1 trên CPU; nó thường nằm ở một góc của CPU và được đánh dấu bằng một chấm nhỏ. Tiếp theo tìm chân số 1 tương ứng trên đế cắm ZIP trên bo mạch chủ; nó cũng thường được đánh dấu ngay trên bo mạch chủ hoặc một góc của đế cắm được uốn cong. Đặt CPU vào đế cắm bằng cách nâng đai bảo vệ thẳng đứng lên, sau đó đặt tương ứng các chân của CPU với các chân đế cắm rồi nhẹ nhàng nhấn xuống. Nếu quá trình nhấn xuống thấy chặt tay phải dừng ngay và kiểm tra các chân CPU xem chân nào bị cong thì dùng kìm nhỏ kéo thẳng. Khi CPU được đặt vào đế, nhấn đai bảo vệ vào đúng vị trí nhằm định vị CPU.
Tiếp theo là lắp bộ tản nhiệt: Đối với dòng máy từ Pentium III trở về trước thì bộ tản nhiệt được cố định bởi một đai được nứu hai đầu vào hai mấu trên đế cắm, trước tiên ta phải đặt một đầu (thường là đầu nhỏ) mắc vào mấu trên đế cắm, dùng tay hoặc kìm nhỏ đẩy đầu còn lại mắc vào mấu đối diện.
Riêng đối với dòng máy Pentium IV hiện nay, bộ tản nhiệt khá lớn, do đó thiết kế lắp đặt cũng khác, cả khối tản nhiệt được chụp bởi một bộ khung, ta mở 2 khoá ở trên bề mặt khối tản nhiệt ra nhằm nới lỏng khung với khối tản nhiệt. Từ từ đưa cả khối đó chụp lên bộ vi xử lý. Khi nào cả 4 chốt trên khung tản nhiệt khớp vào khung trên bo mạch chủ thì ta đóng 2 khoá định vị khối tản nhiệt lại.
- Đối với CPU sử dụng khe cắm: Trước hết định vị hai giá đỡ vào hai bên của khe cắm. Đẩy chốt qua lỗ vít trên giá đỡ và bo mạch chủ cho đến khi vào đúng vị trí (khi nghe thấy tiếng “tách”). Đặt các chân giữ chốt qua lỗ để định vị vị trí. Sau đó đẩy bộ vi xử lý (đã lắp tản nhiệt, quạt) trượt trên giá đỡ cho đến khi vào đúng khe cắm trên bo mạch chủ. Chốt của bộ vi xử lý sẽ tự khoá khi bộ vi xử lý được đặt vào đúng chỗ.
1.4.3.2. Lắp RAM
Tuỳ từng loại RAM mà có những phương pháp lắp khác nhau. Thông thường lắp các thanh RAM vào các khe cắm hoặc bank nhớ được đánh số thấp nhất.
- Đối với SIMM ta phải lắp hoặc là 2 thanh hoặc là 4 thanh. Việc lắp 2 thanh thì yêu cầu 2 thanh đó phải trong cùng một khối nhớ và có dung lượng bằng nhau. Khi tháo lắp phải theo thứ tự vào trước ra sau, giữ ngiêng thanh RAM đặt vào khe cắm rồi đẩy vào khi nào thanh RAM được khoá 2 đầu là được.
- Đối với DIMM vì 1 khối nhớ cần 1 DIMM do đó không nhất thiết phải lắp 2 thanh. Trước khi lắp phải mở khoá ở hai đầu khe cắm ra rồi ấn nhẹ thanh RAM xuống. Khi nào khoá bập vào các khấc trên thanh RAM là được. Nếu không thấy thanh RAM trượt vào khe cắm thì chắc chắn là do ta cắm sai hướng. Việc ấn quá mạnh có thể làm gẫy thanh RAM hoặc vỡ khe cắm. Nếu kẹp giữ của khe cắm bị vỡ, thanh RAM không thể nằm chắc chắn được trong khe cắm do đó khi hoạt động dễ gây lỗi do tiếp xúc chập chờn.
1.4.3.3. Lắp bo mạch chủ vào khung máy
Trước khi lắp bo mạch chủ cần xem trên bo mạch chủ có những vị trí nào có thể bắt vít được, từ đó ta đi lắp các đế nhựa (khi trên lỗ không có vòng đệm) hoặc đế kim loại (khi trên lỗ có vòng đệm) lên khung máy tương ứng với các vị trí đã xác định.
Đặt bo mạch chủ xuống khung máy rồi đẩy nó trượt đi nhờ các đế và khe cắm trên khung máy sao cho khớp vào khung máy. Tức là phải khớp các cổng trên bo mạch chủ với tấm bảo vệ I/O trên khung máy. Khi đặt bo mạch chủ vào vị trí phù hợp, các lỗ vít trên bo mạch chủ sẽ thẳng hàng với các lỗ vít trên khung máy.
Dùng tô vít 4 cạnh có từ tính lần lượt bắt các vít vào đúng vị trí đã bắt đế sau đó xiết chặt lần lượt các vít nhằm định vị bo mạch chủ.
1.4.3.4. Lắp ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD
Theo vị trí đã được nhà sản xuất xác định sẵn trên khung máy từ đó ta tiến hành lắp đặt ổ đĩa sao cho phù hợp. Lựa theo chiều thuận ta đặt ổ đĩa vào vị trí, khi vào đúng vị trí, các lỗ vít trên ổ đĩa sẽ thẳng hàng với lỗ trên khung máy. Dùng tô vít 4 cạnh bắt các vít hai bên ổ, đảm bảo ổ được xiết chặt vào khung máy.
1.4.3.5. Lắp khối nguồn
Đưa khối nguồn phù hợp vào vị trí xác định sẵn. Dùng tô vít 4 cạnh bắt 4 vít nhằm định vị khối nguồn vào khung máy. Sau đó lần lượt xiết chặt 4 vít, đảm bảo khối nguồn được cố định lên khung máy.
Đối với bo mạch và khung máy sử dụng nguồn AT. Ta cần phải cắm 4 chân vào công tắc nguồn. Cần phải chú ý màu dây để cắm cho đúng: Theo chiều công tắc thì dây màu xanh đấu với dây màu nâu, dây màu đen đấu với dây màu trắng.
Sau khi đã lắp đặt xong khối nguồn. Ta tiến hành nối nguồn cung cấp tới: bo mạch chủ, quạt CPU, ổ cứng, ổ mềm, ổ CD..
Riêng với dòng Pentium IV, ngoài dây nguồn ATX (20chân) cho bo mạch chủ còn có một dây nguồn ATX_12V (4chân) cũng được nối xuống bo mạch chủ.
1.4.3.6. Nối cáp I/O và các cáp khác vào bo mạch chủ
- Nối cáp giữa ổ mềm và đầu nối điều khiển ổ mềm 34 chân trên bo mạch chủ.
- Nối cáp IDE giữa ổ cứng, ổ CD-ROM với đầu nối IDE (master, slaver) 40 chân trên bo mạch chủ. Thông thường ta dùng đầu nối IDE chính cho ổ cứng và IDE phụ cho ổ CD-ROM hoặc những thiết bị khác.
- Nối các dây đèn LED (ổ cứng, nguồn, loa trong, nút RESET, nút Power và nút TURBO trên một số hệ thống) từ khung máy vào vị trí tương ứng trên bo mạch chủ (nếu không thì phải xem sách hướng dẫn để nối cho đúng).
- Đối với bo mạch chủ dòng Pentium IV. Ta còn phải nối các dây cho cổng USB từ khung máy lên bo mạch chủ.
1.4.3.7. Lắp đặt các card mở rộng bus
Hầu hết các hệ thống đều sử dụng card mở rộng cho các card màn hình, card âm thanh, card mạng... Những card này được cắm vào các khe cắm mở rộng trên bo mạch chủ.
Giữ các cạnh của card cẩn thận, đẩy vào khe cắm, tránh chạm vào các chip và mạch. Đặt đáy card vào khe cắm phù hợp, ấn nhẹ nhàng từ đỉnh card, cho đến khi card vào đúng vị trí. Dùng vít 4 cạnh xiết chặt giá đỡ card lên khung máy.
Nối dây audio từ card âm thanh tới CD-ROM.
1.4.4. Dùng trình tiện ích để tối ưu hoá hệ thống
1.4.4.1. Trình tiện ích Ace-Utilities
Ace Utilities là một phần mềm được tập hợp hơn 15 công cụ bảo vệ, tối ưu hoá hệ thống, với nó, chúng ta có thể chạy HĐH nhanh hơn rất nhiểu.Chương trình có thể thực hiện việc tối ưu hoá hệ thống máy tính, xoá bỏ đi những File không cần đến và những “file” rác trong trình duyệt Internet. Ace Utilities có thể tìm và xoá những dòng lệnh không cần đến trong Registry, những ứng dụng và Internet history, quản lý cookies và hơn thế nữa, với tiện ích quản lý những file tự động khởi động với Windows cho phép ta có thể dễ dàng Disable hay Enable chúng...Tóm lại, với Ace Utilities, ta có thể hoàn toàn yên tâm với HĐH Windows của mình...
Hình 1: Giao diện của Ace Utilities
Ace Utilities có thể làm việc được với những phiên của những Hệ điều hành sau: Windows 98, Me, 2000, XP và Windows NT 4.0
Cấu hình tối thiểu
+ Chế độ đồ hoạ 800x600 với 16bit màu
+ 5Mb đĩa cứng còn trống
+ Bộ xử lý Intel Pentium hoặc AMD K5 133Mhz
+ 32 Mb RAM
Cấu hình đề nghị
+ Chế độ đồ hoạ 1024x768 với 16,7 triệu màu
+ Hơn 10Mb đĩa cứng còn trống
+ Bộ xử lý Intel Pentium 3/4 hoặc althon 500Mhz
+ 128 Mb RAM
CÁC TIỆN ÍCH CỦA ACE-UTILITIES
Ace Utilities có giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho người sử dụng. Các tiện ích được thiết kế thành những thanh Tab ngay trên màn hình chính của chương trình, ngoài ra còn có các Icon nằm trên thanh Popup Menu tiện cấu hình cho chương trình.
1. Remove Unneeded Files
Windows cũng như hầu hết các ứng dụng khác khi chạy đều tạo ra các file tạm thời để làm việc, nhưng có một điều bất tiện là những ứng dụng đó lại không tự xoá chúng sau khi đã làm việc xong. Vì vậy mà có thể hệ thống sẽ chạy chậm hơn rất nhiều do những file “rác” này, trước đây, thường phải làm công việc xoá chúng bằng cách tìm đến thư mục chứa chúng. Chính vì vậy, Ace Utilities cung cấp cho chúng ta tiện ích này nhằm mục đích tìm và xoá tất cả các file đó.
Trên màn hình chính của Ace utilities, click chuột vào tab Remove Unneeded Files bên trái , sau đó click vào nút Scan. Ace Utilities sẽ tự động quét trên đĩa cứng và hiển thị danh sách của tất cả những file chúng tìm được. Công việc của chúng ta là chỉ việc nhấn nút Delete all trên của sổ xổ xuống của tab Remove Unneeded Files.
2. Clean System Registry
Registry chính là cơ sở dữ liệu của Windows, là nơi được dùng để lưu trữ dữ liệu, trong quá trình cài dặt và xoá bỏ các chương trình ứng dụng, Registry sẽ sinh ra những dữ liệu bị hỏng, hoặc không để làm gì cả, những dữ liệu hỏng này cũng làm cho máy tính chạy chậm lại, không thể xoá được chúng nếu như không hiểu sâu về Registry. Ace utilities sẽ làm thay ta việc này một cách nhanh chóng và có hiệu quả bằng tiện ích Clean System Registry, nó sẽ tự động tìm những dữ liệu hỏng trên toàn bộ Registry và hiển thị toàn bộ chúng lên danh sách trên của sổ Ace utilities.
Cách sử dụng:
Hãy click vào Tab Clean System Registry, sau đó nhấn nút Scan, đợi một chút trong khi Ace Utilities thực hiện việc tìm kiếm, sau đó nhấn vào nút Remove All để xoá bỏ chúng.
Trước khi quét, ta có thể tạo ra một bản Backup (bản lưu) cho Registry để phòng trường hợp có thể phải dùng lại dùng lại bằng cách click vào Menu Regclean-> Backup whole registry->Run ntbackup->Backup wizard, sau đó làm theo hướng dẫn của chương trình backup.
3. Erase Your History
Tiện ích này có thể xoá hết những file link trong history, cookies, cache, các file tạm trên Internet...
Cách sử dụng:
Click vào công cụ Erase Your History đánh dấu đối tượng bên phải màn hình, click Start.
Sau đây là công dụng của các lựa chọn:
- Excute Privacy Plug-ins
Hầu hết những ứng dụng như Winzip, Windows Media Player, Paint, Acdsee...đều lưu lại những tài liệu được mở trước đó (Picture, movie...)
Ace có thể xoá được 88 tài liệu khác nhau trong History nếu đánh dấu vào lựa chọn này.
- Delete recently opened Document history
Bất cứ khi nào có một file được mở thì một lối tắt (Shortcut) sẽ được hình thành để định vị đến vị trí của file đó trên ổ cứng cho người sử dụng dễ dàng truy cập chúng lần sau, những liên kết này sẽ được lưu vào một thư mục có tên là Document trong Menu Start của Windows. Nếu muốn xoá chúng, chỉ việc đánh dấu vào lựa chọn này.
- Delete open/save dialog history
Khi ta mở hoặc ghi lại một tài liệu nào đó, thông tin về tài liệu đó sẽ được cất giữ vào trong Registry của windows, điều này cũng làm cho hệ thống có thể chạy chậm đi. Hãy check vào lựa chọn này để xoá những thông tin đó từ registry.
- Delete all files in the Temporary Internet Files folder
Temporary Internet File là nơi được lưu giữ những trang Web và các file Internet sau khi truy cập Internet, thường là những file này có kích thước nhỏ nhưng chúng lại có rất nhiều. Vì vậy, hãy đánh dấu vào lựa chọn này nếu như không cần sử dụng đến chúng nữa.
- Delete Cookies in the Temporary Internet Files folder
Lựa chọn này cho phép xoá đi những Cookies (một vài website sẽ lưu giữ thông tin về chúng ở trong một file văn bản (Text file) ® chúng được gọi là cookies) nằm trên đĩa cứng của máy tính. Trong cookies có thể lưu giữ những thông tin cá nhân, hoặc có thể là một trang Web đã viếng thăm, tóm lại kookies giống như một lối tắt dẫn ta đến thăm trang web đó vào lần sau một cách nhanh chóng hơn.
- Clear IE browser history
Địa chỉ của những trang web đã nhập vào thành địa chỉ trên Internet Explorer gọi là IE Browser history, những địa chỉ này sẽ được IE lưu lại theo từng ngày, chúng có thể dễ dàng biết được hôm trước mình đã thăm những website nào bằng tiên ích này. Khi nào không cần đến chúng nữa, hãy đánh dấu vào lựa chọn này.
- Clear IE typed URLs
Là nơi những địa chỉ website được nhập trên thanh Address Bar. Ta có thể xoá chúng bằng lựa chọn này.
- Delete all Auto-complete data of Internet Explorer
Một tiện ích nhỏ cho chúng ta khi lướt web, khi cần tìm một trang web nào đó, chúng ta thường nhập tên của trang web đó vào hộp text box tìm kiếm, nhưng sau đó lại quên mất địa chỉ của website đó, muốn tìm lại? để giảm bớt thời gian, IE cho phép chúng ta chỉ cần nhập 1 từ đầu tiên lên Textbox tìm kiếm đó, một danh sách những cụm từ có từ đầu tiên nhập được hiện ra, công việc của chúng ta là chỉ việc lựa chọn tên website muốn tìm kiếm. Auto-complete data of Internet Explorer chính là nơi cất giữ chúng.
- Delete locked URL cache file (index files)
File Index.dat là nơi lưu giữ những thông tin của tất cả các Website đã viếng thăm, Cookies và các file đã được download, nếu chưa bao giờ xoá file Index.dat này thì tất cả những cuộc truy cập Internet đều được lưu giữ ở đây. Điều đặc biệt nếu như gặp nó, chúng ta cũng không thể xoá được file này bởi windows đã khoá nó. Do vậy chỉ có cách duy nhất để xoá nó ra khỏi đĩa cứng của chúng ta đó là bằng phần mềm Ace Utilities.
- Empty Clipboard (paste data)
Cliboard một tiện ích của Windows, nó cho phép chứa các đoạn tài liệu, hình ảnh khi sử dụng Copy, cut trong các tài liệu. Đánh dấu vào lựa chọn này để xoá đi những dữ liệu có trong nó.
- Erase Start > Run history
Khi chạy lệnh Run từ Menu Start của Windows thì những ứng dụng chạy trước đó sẽ lưu giữ lại tiện cho việc lần sau chạy lại nó, nếu muốn xoá chúng, ta chỉ cần đánh dấu vào lựa chọn này.
- Erase Start > Find Files history
Cũng giống như lệnh Run, khi tìm một file, folder hay một đoạn văn bản nào đó, ứng dụng Search của Windows cũng lưu giữ lại những từ khoá cần tìm đó (chẳng hạn như *.txt, *.mp3...), để lần sau muốn tìm lại thì chúng ta có thể truy nhập nhanh hơn dòng chữ ta muốn tìm.
- Erase Start > Find Computer history
Đánh dấu vào lựa chọn này để xoá đi History trong hộp thoại Find Computer. Nếu sử dụng lựa chọn này, chúng ta sẽ phải khởi động lại máy tính.
- Erase Folder streams in the Windows Registry
Mỗi khi mở một File Folder thì Windows sẽ tự động tạo ra một đoạn mã lệnh ở trong Registry. Đánh dấu lựa chọn này để xoá chúng.
- Erase start menu click history
Start Menu của Windows thường nhớ ngày và giờ mỗi khi có một ứng dụng nào đó được mở vào trong một cơ sở dữ liệu được mã hoá, lựa chọn này sẽ giải mã cơ sở dữ liệu đó và tìm những dòng lênh bị lỗi và xoá chúng ra khỏi hệ thống.
- Erase IE favorites menu order history
Lựa chọn này cho phép xoá những liên kết đến các Website trên Internet được lưu trữ trong Favourist của Internet Explorer.
- Erase Outlook Express's deleted mails.
Xoá bỏ những thư điện tử (Email) trong outlook express.
- Empty the Windows XP Prefetch folder
Prefetch là một tiện ích mới và là một công nghệ rất hữu ích của Windows XP. Tuy nhiên, sau khi sử dụng Windows XP một vài lần, thư mục Prefetch sẽ đầy những file và những link (liên kết) rác và chúng sẽ làm chậm hệ điều hành. Chúng ta có thể xoá sạch những file này để lấy lại tài nguyên cho hệ thống. Tất cả những file cần thiết cho Windows sẽ được nó tái tạo lại.
4. AutoStart program
Tiện ích này cho phép quản lý tất cả những ứng dụng tự động chạy khi khởi động Windows, những chương trình này sẽ chiếm một phần tài nguyên hệ thống máy tính và làm cho máy chạy chậm hơn. Tiện ích này có thể quản lý những ứng dụng chạy trong Registry, Startup Folder và trong file Win.ini.
Có thể loại bỏ chúng ra khỏi danh sách tự động chạy khi khởi động Windows bằng cách bỏ dấu ứng dụng đó. Những Shortcut (lối tắt) của những ứng dụng đó sẽ được di chuyển tới một vị trí khác để chờ khi chúng ta có thể đánh dấu cho chúng chạy tự động trở lại.
Cách sử dụng:
Click vào Tab Autostart Program, khi đó một danh sách những shortcut sẽ hiển thị trên màn hình chính của Ace Utilities, bỏ dấu các ứng dụng không muốn nó chạy khi khởi động Windows và Click vào nút Update/Apply.
5. Fix Invalid Shortcut
Nhiều khi, chúng ta cần sắp xếp lại các thư mục trên ổ cứng của mình. Và vô tình, đã làm sai lệch những shortcut trước đó đã được tạo. Những Shortcut đó được gọi là “Invalid Shortcut” (lối tắt sai). Ace Utilities sẽ tự động tìm trên đĩa cứng những shortcut đó và sửa chữa lại chúng bằng cách thay đổi đường dẫn của những shortcut đến đúng thư mục có chứa file tạo ra shortcut đó.
Cách sử dụng:
Click vào Tab Scan bên phải cửa sổ chính, chương trình sẽ tự động quét trên toàn bộ đĩa cứng để tìm những file shortcut bị hỏng và hiển thị chúng ở bên phải của của sổ chính. Sau đó, click vào Tab Fix All để sửa chữa lại cho đúng. Hoặc có thể click vào Tab Delete Selected để xoá đi những shortcut được lựa chọn.
6. Duplicate File Finder (Những File có trùng tên)
Điều này thường xuyên xảy ra trong khi đang Copy, cài đặt ứng dụng lên đĩa cứng. Nó sẽ làm lãng phí dung lượng đĩa cứng và làm chậm tốc độ của hệ điều hành. Mục đích của tiện ích này là tìm và xoá bớt đi những File trùng tên.
Click vào Tab Scan bên trái màn hình, chương trình sẽ tự động tìm toàn bộ ổ đĩa cứng những File trùng tên và hiển thị chúng bên trái của sổ Ace Utilities, đánh dấu vào File cần xoá và Click
7. Uninstall Plus
Tiện ích này cho phép gỡ bỏ những ứng dụng đã được cài đặt trên máy tính nhanh chóng và dễ sử dụng. Nó giống như tiện ích Add/remove trong Control Panel của Windows.
Đôi khi, có những ứng dụng không thể gỡ bỏ chúng bằng Add/remove trong Control Panel của Windows được, bởi vì hoặc là chúng bị sai đường dẫn, hoặc bị xoá mất trên máy tính...Uninstall của Ace Utilities có thể làm được việc đó, nó tự dò tìm tất cả những File cần thiết trên đĩa cứng và tự động xoá bỏ chúng.
THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ CẤU HÌNH CHO ACE UTILITIES
1. Option
Tab này cho phép chọn ổ đĩa cứng muốn quét để tìm và xoá những File rác, File trùng tên và những đường dẫn (Shortcut) bị hỏng...
2. Unneeded Files
Chúng ta có thể tự “set” những đuôi có phần mở rộng muốn quét và xoá bỏ khi sử dụng tiện ích Remove Unneeded Files (chẳng hạn muốn chương trình sẽ quét File có phần mở rộng là *.inf thì nhấn vào nút Add và nhập vào textbox “Filename Ends with” là “*.inf”)
3. Exclude
Công dụng của Tab này cho phép thêm những Folder muốn chương trình sẽ bỏ qua nó bất kể có hay không có những File rác và những File trùng tên.
4. Regclean
Chúng ta có thể Undo lại những file .reg đã xoá trước đó bằng cách sử dụng tab này, click vào File *.reg hiển thị trên danh sách và nhấn Undo.
5. Duplicates
Có thể thêm, bớt những phần mở rộng của File muốn chương trình sẽ quét khi sử dụng tiện ích Duplicate bằng cách nhấn Add hoặc bỏ lựa chọn trên danh sách các đuôi mở rộng.
1.4.4.2. Chạy công cụ Defragmenter trong Windows
Trong quá trình sử dụng, việc ghi và xoá file làm đĩa bị phân mảnh, có nghĩa các file bị phân mảnh thành các mảnh nhỏ và ghi rải rác trên nhiều vùng khác nhau thay vì ghi trên một vùng liên tục. Một trong những biện pháp bảo vệ đĩa cứng tốt nhất là loại bỏ phân mảnh.
- Một là do khi dữ liệu một file được lưu trữ liên tục sẽ giảm thiểu sự dịch chuyển của đầu từ qua đó hạn chế sự bào mòn và hỏng hóc của đĩa. Đồng thời khi các file không bị phân mảnh, tốc độ truy xuất đĩa tăng lên đáng kể do giảm sự nâng lên hạ xuống của đầu từ.
- Hai là dữ liệu dễ đàng được khôi phục nếu chẳng may gặp sự cố với bảng FAT và thư mục gốc. Nói cách khác, khi dữ liệu của file bị phân thành các mảnh nhỏ thì ta khó có thể xác định dữ liệu thuộc file nào khi không còn các thông tin của bảng FAT và thư mục gốc.
- Defragmenter có các chức năng sau:
1. Loại bỏ phân mảnh file
2. Đóng gói file
3. Sắp xếp lại các file
Trước khi chạy công cụ loại bỏ phân mảnh, ta nên chạy chương trình sửa chữa đĩa như Scandisk hay NDD ngay cả khi không gặp một vấn đề gì với ổ đĩa. Làm như vậy đảm bảo ổ đĩa vẫn hoạt động và sẵn sàng thực hiện khi chạy Defragmenter.
Chạy Defragmenter như sau:
Star/ Programs/ Accessories/ System tools/ Disk Defragmenter
Lựa chon ổ đĩa cần Defragmenter (ví dụ chọn ổ đĩa C:\)
Sau đó nhấn nút .
Và chờ đợi cho đến khi Defragmenter chạy xong là xong!
1.4.5. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt được sau khi bảo dưỡng.
1.4.5.1. Khối hệ thống
Toàn khối sạch sẽ. Khi bật mấy đèn hiển thị báo nguồn trên mặt trước của máy tính phải sáng, quạt nguồn và quạt làm mát vi xử lý phải quay êm và đều.. Máy hoạt động bình thường.
1.4.5.2. Hệ điều hành, phần mềm ứng dụng
Máy sau khi tiến hành bảo dưỡng, yêu cầu hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng chạy bình thường.
CHƯƠNG 2. PHÁT HIỆN, THAY THẾ CÁC BỘ PHẬN HƯ HỎNG TRONG KHỐI HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.1. PHÁT HIỆN CÁC BỘ PHẬN HƯNG HỎNG
2.1.1. Lưu đồ xử lý lỗi nguồn
1- Khi nguồn quay, ta có thể nghe thấy tiếng quạt quay, tiếng motor quay, và nhìn thấy đèn trên bảng đèn của case, nghe thấy tiếng bíp.
2- Trong trường hợp nguồn không quay, việc đầu tiên phải nghĩ đến là đã cấp nguồn điện cho nguồn chưa? và phải lựa chọn điện áp cho nguồn cho đúng (110V/220V). Nếu ta thiết lập điện áp cho nguồn là 220V trong khi hệ thống đường điện của ta là 110V, khi đó máy không thể hoạt động được và ngược lại, nếu ta thiết lập điện áp nguồn 110V trong khi điện cung cấp là 220V thì nguồn sẽ hỏng nguồn và các thành phần khác.
3- Tình trạng máy tự khởi động lại, điều đó chứng tỏ tín hiệu Power_ok quá nhanh.
4- Trong quá trình bảo dưỡng, tháo lắp, có thể đã thay đổi các jump, switch, các cáp tín hiệu.... Cần tìm tài liệu đi kèm theo bo mạch chủ để thiết lập lại cho đúng.
5- Kiểm tra lại các giắc nối nguồn tới bo mạch chủ xem đã chắc chắn chưa? dùng đồng hồ vạn năng KIORISU T119 kiểm tra xem điện áp trên các đầu ra đúng quy định không.
6- Có thể bo mạch chủ bị tiếp xúc với vỏ máy dẫn đến tình trạng chập mát, cần kiểm tra lại các đế vít xem có lắp thừa đế không? kiểm tra xem bo mạch chủ có lệch, vênh không? lắp lại card màn hình.
7- Khi thay thế bộ nguồn mới nên thay loại có cùng công suất hoặc có công suất lớn hơn, không được thay loại có công suất thấp hơn bộ nguồn bị hỏng, vì như vậy bộ nguồn có khả năng bị quá tải khiến cho các điện áp tại đầu ra của nguồn không ổn định, máy tính hay bị chập chờn.
2.1.2. Lưu đồ xử lý lỗi card màn hình
1- Kiểm tra xem đã cắm dây nguồn cho màn hình chưa? điện áp cấp có đảm bảo tốt không?
2- Kiểm tra xem các núm điều chỉnh trên màn hình, hãy chỉnh về mức bình thường, vì có thể màn hình đang được chỉnh quá tối.
3- Kiểm tra xem cáp tín hiệu đã bắt chặt vào màn hình và card màn hình chưa?
4-Card màn hình đã được cài cắm chắc chắn chưa? Card màn hình đã bắt vít cố định chưa?
5- Có thể RAM lắp chưa chắc chắn, cần lắp lại RAM sao cho 2 mấu khớp vào và cố định được RAM. Nếu khe cắm đó không chắc chắn, hãy cắm RAM sang khe cắm khác.
6- Dùng thiết bị kiểm tra tín hiệu cáp tín hiệu xem cáp có bị đứt không, kiểm tra đầu cáp tín hiệu xem có bị gẫy không?
7- Khi thay thế card màn hình, cần chú ý chủng loại sao cho phù hợp với bo mạch chủ (đặc biệt là chủng lại card cắm khe AGP), bên cạnh đó cần phải có trình điều khiển (driver) cho card màn hình.
2.1.3. Lưu đồ xử lý lỗi thiết bị IDE
1- Thiết lập chủ/ tớ cho ổ đĩa bằng cách thay đổi vị trí giăm trên ổ đĩa (xem trên bề mặt ổ đĩa để biết vị trí thiết lập cho đúng). Tuy thuộc chủng loại mà yêu cầu loại cáp 40 chân hay 80 chân
2- Lắp cáp vào khe cũng cần chú ý sao cho lắp đúng, đối với loại cáp có định vị (có mấu nhựa nhỏ giữa cáp) thì việc lắp ráp la đơn giản. Tuy nhiên một số loại cáp cũ thường không có, do đó khi lắp cần phải chú ý đến vị trí chân số 1 trên cáp để lắp cho chính xác.
2.1.4. Lưu đồ xử lý lỗi ổ đĩa cứng
1- Khi bật máy, thấy màn hình hiển thị quá trình nạp hệ điều hành không?
2- Xem trong CMOS xem có thiết lập khởi động máy tính từ ổ đĩa cứng không? nếu không hãy đặt lại và ưu tiên khởi động từ ổ đĩa cứng (HDD 0) trước.
3- Thử dùng một đĩa CD có chứa các file khởi động, rồi thiết lập trong CMOS cho máy khởi động từ CD xem có được không.
4- Máy đang chạy tự nhiên bật và tắt theo một chu kỳ nào đó.
5- Khi máy nghi ngờ nhiễm virus, ta nên chuẩn bị một bộ đĩa sạch chứa chương trình diệt virus với phiên bản mới nhất (như McAffe, F-Prot..).
6- Quá trình sử dụng và vận hành máy, yêu cầu tối thiểu đối với Partition chứa hệ điều hành là dung lượng trống phải từ 20% trở lên. Do đó nguyên nhân máy chạy chậm cũng có thể do thiếu dung lượng trống hoặc các file thi hành bị phân mảnh quá nhiều.
2.1.5. Lưu đồ xử lý lỗi ổ đĩa CDRom
2.1.6. Lưu đồ xử lý lỗi bo mạch chủ, vi xử lý, bộ nhớ
2.1.7. Lưu đồ xử lý lỗi khi vận hành của bo mạch chủ, vi xử lý, bộ nhớ.
1- Kiểm tra xem đã cấp nguồn chưa? quạt nguồn có quay không?
2- Có chắc chắn card màn hình hoạt động tốt không?
3- Máy treo cứng khi đang kiểm tra thiết bị, thông số, cấu hình...
4- Máy treo khi kiểm tra đến RAM.
5- Thay Ram sao cho đúng chủng loại, bus... Hãy xem sách đi kèm với bo mạch chủ để biết chính xác.
6- Xem sách đi kèm với bo mạch chủ để thiết lập cho chính xác.
7- Sử dụng đồng hồ vạn năng KIORISU T119 kiểm tra. Tìm và khắc phục điểm tiếp xúc giữa bo mạch chủ với vỏ máy (xem có lắp thừa đế bắt vít không?)
2.1.8. Lưu đồ xử lý lỗi card âm thanh
2.1.9. Lưu đồ xử lý lỗi ổ đĩa mềm
2.1.10. Lưu đồ xử lý lỗi bàn phím
2.1.10. Lưu đồ xử lý lỗi chuột
2.1.11. Lưu đồ xử lý xung đột
2.2. THAY THẾ CÁC BỘ PHẬN HƯ HỎNG
2.2.1. Thay thế nguồn
Khi thay thế bộ nguồn mới nên thay loại có cùng công suất hoặc có công suất lớn hơn, không được thay loại có công suất thấp hơn bộ nguồn bị hỏng, vì như vậy bộ nguồn có khả năng bị quá tải khiến cho các điện áp tại đầu ra của nguồn không ổn định, máy tính hay bị chập chờn.
Một lý do dẫn đến lỗi nguồn đó là sai kết nối công tắc nguồn. Chân cắm công tắc nguồn thường có tên là PW hoặc PW-ON, liên kết được kết nối từ vỏ máy tới bo mạch chủ. Dó đó phải chú ý khi lắp ráp máy tính.
Hệ thống sẽ không hoạt động nếu nguồn không được cấp tới cho bo mạch chủ và không cấp dòng 12V (giắc 4 chân) đối với thế hệ Pentium4.
2.2.2.Thay thế card màn hình
Khi thay thế card mang hình, cần chú ý về chủng loại card sắp thay thế, xem bo mạch chủ co hỗ trợ loại card đó không? đặc biệt với chủng loại card sử dụng khe AGP. Do đó cần có tài liệu đi kèm bo mạch chủ để xem bo mạch chủ đó hỗ trợ card AGP loại nào?
Bên cạnh đó, để hoạt động tốt và phát huy hết hiệu quả của Card màn hình, chúng ta cần phải có trình điều khiển riêng cho card màn hình đó. Thông thường thì khi mua card màn hình sẽ có kèm theo đĩa CD cài đặt.
2.2.3. Thay thế ổ đĩa IDE
Khi thay thế ổ đĩa cứng, chúng ta cũng cần chú ý đến dung lượng ổ đĩa. Đối với những đời main cũ, BIOS không cho phép nhận những ổ đĩa có dung lượng lớn quá 4,3Gb. Dó đó để sử dụng ổ đĩa mới có dung lượng lớn hơn, chúng ta cần phải nạp lại BIOS.
Sau khi lắp ráp xong. Bật máy, vào màn hình BIOS SETUP để kiểm tra xem máy tính có nhận diện được ổ đĩa IDE không, trong màn hình BIOS SETUP chọn thuộc tính Auto detection, nếu máy tính không nhận diện ra được ổ đĩa IDE, tắt máy và dùng đông hồ vạn năng KIORISU kiểm tra xem có các điện áp cung cấp cho ổ đĩa IDE chưa, nếu có tắt máy.
Khi lắp ráp ổ đĩa IDE cũng cần chú ý đến việc thiết lập giăm cho đúng. Tránh trường hợp thiết lập giăm trùng nhau trên 1 cáp tín hiệu.
Riêng đối với ổ đĩa CD hoặc DVD thì ngoài cáp tín hiệu và dây cấp nguồn cho ổ đĩa, còn có cả dây audio từ ổ đĩa tới bo mạch chủ hoặc tới card âm thanh.
2.2.4. Thay thế RAM
Khi thay thế RAM, chúng ta cũng cần chú ý đến chủng loại RAM cho phù hợp với bo mạch chủ. Xem tài liệu đi kèm bo mạch chủ để biết bo mạch chủ hỗ trợ bus nào?
2.2.5. Thay thế CPU
Khi thay thế CPU, cần chú ý đến loại bo mạch chủ đang dùng. Xem có đúng dòng CPU đó không (shocket)? hỗ trợ CPU tốc độ tối đa là bao nhiêu? chủng loại CPU nào?.. Hay tham khảo tài liệu đi kèm bo mạch chủ để biết chính xác.
2.2.6. Thay thế bo mạch chủ
Khi thay thế bo mạch chủ cần chú ý đến loại CPU va RAM đang sử dụng để thay thế cho phù hợp, tránh tình trạng không tương thích chủng loại (RAM) tốc độ CPU, chủng loại card màn hình hiện có.
2.2.7. Thay thế ổ đĩa mềm
Khi thay ổ đĩa mềm cần chú ý cắm cáp cho đúng. Khi khởi động mà đèn ổ đĩa mềm không sáng thì kiểm tra lại dây nguồn cấp cho ổ đĩa mềm.Trong trường hợp đèn ổ đĩa mềm sang liên tục, điều đó có nghĩa là ổ đĩa mềm đang cắm ngược cáp tín hiệu.
Cũng cần chú ý việc chọn lựa loại ổ đĩa mềm trong BIOS cho đúng.
2.2.8. Thay thế bàn phím, chuột
Khi phím, chuột hỏng, việc thay thế cũng rất đơn giản. Vấn đề quan trọng là chọn lựa chung loại sao cho phù hợp. Xem bo mạch chủ có hỗ trợ không? như: sử dụng cổng COM hay PS/2 hay USB..
CHƯƠNG 3: KHỐI NGUỒN MÁY TÍNH
3.1. TỔNG QUAN NGUỒN MÁY TÍNH
Chức năng của bộ nguồn rất quan trọng bởi vì nó cung cấp năng lượng điện cho các thành phần khác trong khối hệ thống máy tính. Thông thường, bộ nguồn thường là một trong những nơi hay sẩy ra nhiều hư hỏng nhất trong hệ thống máy tính. Một bộ nguồn có sự cố không những gây trục trặc cho các thành phần khác của hệ thống mà nó còn làm hỏng các thành phần này do việc cung cấp các điện áp không thích hợp hay không ổn định. Bởi chính tầm quan trọng của bộ nguồn liên quan tới hoạt động của khối hệ thống máy tính, do vậy cần phải hiểu rõ những tính năng và tham số kỹ thuật của bộ nguồn. Chương này sẽ xem xét bộ nguồn một cách chi tiết, nó không những chỉ ra các tính năng về điện của bộ nguồn mà còn cả các dạng cơ khí cũng như các thiết kế vật lý được sử dụng trong các hệ thống nguồn máy tính từ trước cho tới nay.
3.1.1. Các dạng bộ nguồn
Hình dạng và bố trí vật lý nói chung của một thành phần được gọi là dạng (form factor). Khi thiết kế một máy tính, nhà thiết kế có thể chọn để sử dụng một trong những chuẩn PSU (Power Supply Unit - khối nguồn cung cấp) phổ biến hay quyết định tự tạo một dạng của riêng họ. Chọn lựa các dạng có sẵn đồng nghĩa với một nguồn cung cấp vô hạn, khả năng thay thế dễ dàng với đầy đủ các chủng loại và chất lượng. Việc tự chế tạo các dạng mới sẽ tiêu tốn thời gian cũng như chi phí.
Trước đây, ngành công nghiệp máy tính bị thống trị bởi các công ty như IBM họ đã sản xuất hầu hết các thành phần độc quyền của riêng họ. Việc các nhà sản xuất khác bắt đầu sản xuất các máy tính tương thích IBM với tỉ lệ lớn hơn đã dẫn đến các chuẩn khác của các thành phần trong máy tính và tiếp tục cho đến ngày nay.
Intel giới thiệu kiến trúc ATX vào năm 1995, các dạng của bộ nguồn trong hệ thống máy tính khác biệt nhau chủ yếu ở kích thước và hình dạng lắp trong thùng máy. ATX và các chuẩn liên quan giới thiệu một số tính năng mới (như tín hiệu PS-ON) nhưng hầu hết các bộ nguồn trong máy tính ngày nay đều tuân theo cùng một thiết kế điện tử cơ bản. Về mặt kỹ thuật, PSU trong máy tính được mô tả như một điện áp không đổi, chuyển đổi nửa cầu để bật, tắt. Điện áp không đổi nghĩa là PSU đặt vào các thành phần bên trong của máy tính cùng một điện áp, không quan tâm tới điện áp của dòng xoay chiều cung cấp và công suất hoạt động của của bộ nguồn. Chuyển đổi nửa cầu (Half-bridge forward converting) là một thiết kế tắt bật của PSU và kỹ thuật quản lý điện năng của bộ nguồn. Kiểu bộ nguồn này đôi khi được gọi là bộ nguồn chuyển mạch (swiching supply). So với các kiểu bộ nguồn khác, kiểu này cho nguồn điện hiệu quả hơn, sản sinh ra ít nhiệt hơn, kích thước nhỏ và có giá thành rẻ.
Chú ý: Mặc dù hai bộ nguồn có thể có cùng một dạng về thiết kế cơ bản, chúng có thể khác biệt rất lớn ở chất lượng và hiệu quả.
Có ba dạng nguồn dạng nguồn cơ bản được sử dụng trong các hệ thống hiện đại ngày nay đó là: LPX style, ATX style, SFX style. Mỗi kiểu bộ nguồn trên đều có nhiều cấu hình và các mức nguồn ra khác nhau. Bộ nguồn kiểu LPX là chuẩn cho hầu hết các hệ thống cho tới khi bộ nguồn dạng ATX ra đời. Từ khi đó, bộ nguồn dạng ATX trở thành dạng thống trị với kiểu SFX bổ sung cho các hệ thống thu gọn.
Dạng của bộ nguồn liên quan tới dạng của bảng mạch chính theo một cách không rõ ràng lắm. Ví dụ như hầu hết các hệ thống sử dụng bảng mạch chính Baby-AT sử dụng bộ nguồn kiểu LPX và các hệ thống sử dụng bảng mạch chính NLX sử dụng bộ nguồn ATX. Bảng 3.1 dưới đây mô tả các kiểu kết hợp thường thấy của các dạng bộ nguồn và bảng mạch chính.
Dạng bảng
mạch chính
Các dạng bộ nguồn
thường sử dụng
Các dạng bộ nguồn khác
Baby - ATX
LPX style
Baby - AT,AT/Tower, AT/Desk
LPX
LPX style
Không
ATX
ATX sytle
Không
Micro-ATX
ATX style
SFX style
NLX
ATX style
Không
Bảng 3.1. Kiểu kết hợp của các dạng bộ nguồn và bảng mạch chính
Như vậy, hầu hết các hệ thống hiện nay đều sử dụng bộ nguồn dạng ATX còn một số có thể sử dụng các kiểu SFX và LPX. Chú ý rằng, mặc dù tên các dạng bộ nguồn dường như là giống với tên dạng của bảng mạch chính nhưng dạng của bộ nguồn liên quan nhiều hơn tới thùng máy của hệ thống. Tất cả các kiểu bộ nguồn Baby - AT, LPX và AT/Tower đều sử dụng hai đầu nối 6 chân để cắm vào bảng mạch chính, và do đó có thể làm việc với cùng một loại bảng mạch chính. Để bộ nguồn có thể làm việc được thì chúng phải vừa khít vào trong thùng máy.
3.1.1.1. Kiểu PC/ XT
Các hệ thống XT của IBM sử dụng bộ nguồn cơ bản giống như máy tính nguyên thuỷ ngoại trừ bộ nguồn XT mới có công suất đầu ra gấp đôi. Do bề ngoài và kiểu đầu nối giống hệt nhau nên có thể sử dụng bộ nguồn XT mới để nâng cấp hệ thống. Sự phổ biến rộng rãi thiết kế XT và máy tính nguyên thuỷ đã mở đường cho các nhà sản xuất bắt đầu xây dựng các hệt thống bắt chước hình dạng và cách bố trí của IBM. Các hệ thống này, được gọi là tương thích IBM, có thể tráo đổi với hầu hết các thành phần của hệ thống IBM bao gồm cả bộ nguồn. Một số lượng lớn các nhà sản xuất sau đó đã bắt đầu xuất xưởng các thành phần này mà hầu hết đều tuân theo dạng của một trong các hệ thống của IBM. Hình 3.1 dưới đây là bộ nguồn PC/ XT và các đầu nối. Dạng này còn rất ít được sử dụng trong các hệ thống ngày nay.
Hình 3.1. Bộ nguồn PC/ XT và các đầu nối
3.1.1.2. Kiểu AT
- Kiểu AT/ Desk: Các hệ thống để bàn AT, được IBM giới thiệu sau XT, có bộ nguồn lớn hơn và dạng khác so với các hệ thống PC/ XT nguyên thủy. Hệ thống này nhanh chóng được làm “nhái” và là cơ sở cho các thiết kế tương thích IBM. Bộ nguồn sử dụng trong hệ thống này được gọi là bộ nguồn AT/ Desktop (xem hình 3.2). Hàng trăm các nhà sản xuất đã sản xuất bảng mạch chính, bộ nguồn, thùng máy là các thành phần khác có thể tráo đổi một cách vật lý được với hệ thống IBM AT nguyên thủy. Dạng này rất ít được dùng ngày nay.
Hình 3.2. Bộ nguồn dạng AT/ Desk
- Kiểu AT/ Tower: Cấu hình AT/ Tower về cơ bản chính là hệ thống để bàn kiểu AT có kích cỡ thông dụng. Dạng của bộ nguồn và bảng mạch chính khá giống nhau trong hệ thống kiểu tháp (Tower) và trong hệ thống để bàn. Cấu hình kiểu tháp không phải là mới, trong thực tế, các hệ thống AT nguyên thủy của IBM có một 1ogo có thể quay được khi sử dụng hệ thống trên mặt cạnh trong cấu hình tháp. Kiểu bộ nguồn trong hệ thống dạng tháp giống như trong hệ thống để bàn ngoại trừ vị trí của công tắc nguồn. Trên hầu hết các hệ thống AT/ Desktop, công tắc nguồn được định vị trên bộ nguồn (thường là dạng lớn). Hầu hết các hệ thống AT/ Tower sử dụng các công tắc ngoài gắn vào bộ nguồn thông qua một dây cáp ngắn 4 đường dây. Bộ nguồn AT đủ kích thước với một công tắc từ xa được gọi là dạng AT/ Tower (xem hình 3.3). Dạng này cũng rất ít dùng hiện nay.
Hình 3.3. Bộ nguồn dạng AT/ Tower
- Kiểu Baby - AT: Baby - AT là một phiên bản thu gọn dựa trên hệ thống AT kích thước lớn. Bộ nguồn trong các hệ thống này được rút ngắn theo một chiều nhưng vẫn tuân theo các thiết kế AT ở tất cả các chi tiết khác. Bộ nguồn kiểu Baby - AT có thể lắp vừa trong thùng máy Baby - AT và AT. Tuy nhiên, bộ nguồn dạng AT/ Tower không lắp vừa trong thùng máy dạng Baby - AT. Do kích thước nhỏ hơn và tính năng đầy đủ so với bộ nguồn kiểu AT, bộ nguồn kiểu Baby - AT được ưa thích hơn cho đến khi thiết kế tiếp sau xuất hiện. Bộ nguồn dạng này rất ít được sử dụng ngày nay. Hình 3.4 miêu tả bộ nguồn dạng Baby – AT.
Hình 3.4. Bộ nguồn dạng Baby-AT
3.1.1.3. Kiểu LPX
Dạng bộ nguồn tiếp theo đã trở thành phổ biến là kiểu LPX và đôi khi được gọi là dạng PS/ 2 kiểu Slimline. Bộ nguồn dạng LPX có các đầu nối với ổ đĩa và bảng mạch chính giống hệt như với dạng bộ nguồn chuẩn trước đó. Khác biệt chủ yếu nằm ở hình dạng bên ngoài. Các hệ thống LPX được thiết kế với diện tích nhỏ hơn và chiều cao thấp hơn so với kiểu AT. Các máy tính dạng này sử dụng các cấu hình bảng mạch chính khác nhau có các khe cắm mở rộng trên một card thẳng đứng cắm vào bảng mạch chính. Các card mở rộng được cắm vào card thẳng đứng này và do đó nằm song song với bảng mạch chính. Thùng máy LPX thường có kích thước nhỏ nên do đó bộ nguồn cũng nhỏ. Bộ nguồn thiết kế cho các hệ thống LPX thường nhỏ hơn kiểu Baby - AT và chỉ chiếm một nửa không gian so với các kiểu bộ nguồn trước đó. Xem hình 3.5 miêu tả dạng nguồn kiểu LPX. Cũng giống như thiết kế Baby - AT vào thời điểm đó, bộ nguồn LPX cũng có đầy đủ tính năng như các thế hệ trước đó nhưng với kích thước nhỏ hơn. Do đó, bộ nguồn kiểu LPX nhanh chóng có chỗ đứng trong các hệ thống của các nhà sản xuất và trở thành một chuẩn không chính thức. Dạng bộ nguồn này đã trở thành chuẩn công nghiệp trong nhiều năm từ các hệ thống sử dụng bảng mạch chính LPX thực sự tới các hệ thống dạng tháp sử dụng các bảng mạch chính Baby - AT hay thậm chí là AT kích thước lớn. Nó còn được sử dụng trong một số máy tính ngày nay, tuy nhiên trong khoảng 4 năm trở lại đây, LPX đã bị thay thế bởi kiểu nguồn ATX.
Hình 3.5. Bộ nguồn dạng LPX
Chú ý: IBM sử dụng kiểu bộ nguồn này trong một số hệ thống PS/ 2 vào khoảng cuối những năm 1980 nên do đó chúng đôi khi được gọi là bộ nguồn kiểu PS/ 2.
3.1.1.4. Kiểu ATX
ATX là một trong những dạng bộ nguồn mới nhất hiện nay (xem hình 3.6), các đặc tả của dạng ATX, hiện nay là phiên bản 2.01, đã xác định hình dạng mới cho bảng mạch chính cũng như thùng máy và bộ nguồn. Hình dạng của bộ nguồn ATX dựa trên thiết kế LPX nhưng với một số khác biệt quan trọng. Một trong những khác biệt trong đặc tả ATX là quạt của bộ nguồn được gắn dọc theo mặt trong của bộ nguồn, ở đó nó có thể thổi không khí qua bảng mạch chính và hút vào qua mặt sau của thùng máy. Luồng không khí dạng này chuyển động theo chiều ngược so với các bộ nguồn thông thường khác thổi luồng khí qua một lỗ trên thùng máy mà quạt nhô ra. Luồng khí làm mát của bộ nguồn kiểu ATX này chuyển động qua các thành phần nóng nhất của bảng mạch chính như bộ xử lý, các bộ nhớ RAM và các khe cắm mở rộng đã được thiết kế để tận dụng tối đa tác dụng của luồng khí. Kiểu thiết kế này có thể làm giảm bớt số quạt trong hệ thống như quạt bộ xử lý trung tâm (CPU) trong các hệ thống phổ biến hiện nay, và do đó giảm tiếng ồn và năng lượng tiêu thụ. Một lợi ích khác của luồng khí dạng này là khối hệ thống sẽ được giữ sạch hơn. Thùng máy về cơ bản sẽ được điều áp và luồng không khí sẽ hạn chế các vết rạn nứt của thùng máy.
Chính vì lý do này mà kiểu làm mát theo chiều ngược này còn được gọi là thông gió áp lực tích cực. Ví dụ: Như khi hút thuốc trước ổ đĩa mềm của một hệ thống bình thường khói thuốc sẽ bị cuốn vào trong ổ đĩa và sẽ làm hỏng đầu từ. Trong hệ thống ATX, khói thuốc sẽ bị thổi ra xa khỏi ổ đĩa do không khí được lấy vào từ quạt trên bộ nguồn nằm ở sau của thùng máy. Đối với các hệ thống chạy trong môi trường khắc nghiệt, có thể thêm vào một bộ lọc đặt trước quạt để đảm bảo rằng không khí đưa vào hệ thống luôn sạch.
Mặc dù về lý thuyết, đây là một cách thông gió tuyệt vời nhưng các hệ thống áp lực tích cực được thiết kế chuẩn yêu cầu phải có quạt công suất lớn để hút được lượng không khí cần thiết qua bộ lọc và điều áp cho thùng máy. Hơn nữa, bộ lọc phải được bảo dưỡng một cách định kỳ tùy theo điều kiện môi trường. Bên cạnh đó, lượng nhiệt thải ra từ bộ nguồn sẽ đi qua CPU và làm giảm khả năng thoát nhiệt của nó. Trong thực tế, các hệ thống tản nhiệt bằng quạt trên bộ nguồn và quạt trên bộ xử lý trung tâm là một giải pháp tốt nhất. Chính vì vậy, các đặc tả bộ nguồn ATX đã được sửa đổi cho phù hợp với phương pháp tản nhiệt cũ.
Đặc tả ATX được Intel đưa ra đầu tiên vào năm 1995. Năm 1996, đặc tả này trở nên rất phổ biến trong các máy tính Pentium, Pentium Pro và các bảng mạch chính dạng này chiếm tới 18 % trên thị trường. Cùng với sự ra đời của Pentium II vào năm 1997 và Pentium III vào năm 1999, ATX trở thành dạng bảng mạch chính thống trị thay thế các bảng mạch chính dạng Baby - AT trước đó. ATX và các kiểu dẫn xuất từ nó hầu như đã là dạng chủ yếu trong một vài năm trở lại đây.
Dang ATX (xem hình 3.7) có một số điểm khác biệt so với các dạng Baby -AT và Mini-AT. Bộ nguồn máy tính truyền thống có hai đầu nối cắm vào bảng mạch chính. Nếu như cắm ngược một thứ tự quy định các đầu nối này thì sẽ có thể làm hỏng bảng mạch chính. Hầu hết các nhà sản xuất hệ thống đều đánh dấu trên đầu nối của bộ nguồn để không thể cắm chúng ngược thứ tự. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất các hệ thống rẻ tiền thường bỏ qua vấn đề này.
Hình 3.6. Bộ nguồn dạng ATX được dùng với hệ thống ATX và NLX
Hình 3.7. Bộ nguồn dạng ATX /NLX
Khác với các dạng trước đó, dạng ATX bao gồm một ổ cắm nguồn mới cho bảng mạch chính để ngăn chặn việc cắm nhầm. Đầu nối mới có 20 chân được đánh dấu để không thể cắm nhầm. Đầu nối ATX mới cung cấp nguồn + 3.3 V và do đó hạn chế được bộ điều áp trên bảng mạch chính để cung cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm và các mạch tạo nguồn + 3.3 V khác.
Bên cạnh nguồn + 3.3 V, một số tín hiệu khác trong bộ nguồn ATX không tìm thấy trong các dạng bộ nguồn khác là Power - ON (PS - ON) và 5V Standby (5 VSB) và thường được gọi là Soft Power (nguồn mềm). Power-ON là một tín hiệu cho bảng mạch chính mà các hệ điều hành như Windows 9x sử dụng để điều khiển nguồn của hệ thống bằng phần mềm. Nhờ tín hiệu mà các tính năng đã có trước đó như Wake on Wing hay Wake on LAN nhận tín hiệu từ modem hay card mạng có thể thực sự bật hay tắt hệ thống. Nhiều hệ thống dạng này thường có các tùy chọn cho phép đặt thời gian đánh thức mà máy tính dựa vào đó có thể tự động bật để thực hiện các tác vụ đã được lập lịch từ trước. Các tín hiệu này còn cho phép tùy chọn bật hệ thống bằng bàn phím giống hệt như trong các hệ thống Apple Macintosh. Tín hiệu 5V Standby luôn được kích hoạt và cung cấp cho bảng mạch chính một lượng điện hạn chế ngay cả khi hệ thống đã tắt và cho phép bật các tính năng ở trên. Các tính năng này được điều khiển thông qua BIOS của máy tính.
3.1.1.5. Kiểu NLX
Đặc tả NLX cũng được phát triển bởi Intel là một bản thu gọn về thùng máy và bảng mạch chính so với ATX. Để thoả mãn được khả năng tráo đổi, các hệ thống NLX được thiết kế để sử dụng bộ nguồn ATX, dù là kích thước thùng máy và bảng mạch chính khác nhau. Giống như ở các hệ thống Slimline trước đó, bảng mạch chính NLX sử dụng một bo mạch đứng cắm vào các khe cắm mở rộng. Bảng mạch chính NLX cũng được thiết kế để quá trình bảo trì dễ dàng với một chốt đơn giản cho phép trượt toàn bộ bảng mạch chính ra khỏi thùng máy trong vòng 30 giây. Điều này có thể thực hiện được bởi không có gì nối với bảng mạch chính ngoại trừ bảng mạch đứng. Bộ nguồn nối với bảng mạch đứng, như là với các ổ đĩa, với các thiết bị ở mặt trước và với các đầu nối đa phương tiện. Không có bảng mạch hay cáp nào phải tháo ra khi di chuyển bảng mạch chính và chỉ phải trượt nó một cách đơn giản trên một rãnh trượt với thời gian trung bình khoảng một phút.
Cũng giống như kiến trúc ATX được chuẩn hoá đã thay thế các dạng Baby - AT trong các hệ thống để bàn kích thước đủ và dạng hình tháp, NLX được dự báo sẽ thay thế các dạng LPX nặng nề và bán độc quyền trong các hệ thống để bàn nhỏ hơn. Để có thể tráo đổi được với ATX, đặc tả NLX không định nghĩa một dạng bộ nguồn mới mà sử dụng trực tiếp kiểu bộ nguồn ATX. Mục tiêu của NLX là nhằm vào thị trường máy tính tập trung ở đó các yêu cầu về dịch vụ và bảo dưỡng rất khác so với người dùng gia đình. Sự chấp nhận của chuẩn NLX đang kéo sau nó là ATX nhưng một số ít nhà sản xuất máy tính đã thông báo các hệ thống với lợi thế giá thấp, diện tích chiếm chỗ nhỏ và dễ dàng bảo trì với các dạng mới.
3.1.1.6. Kiểu SFX (bảng mạch chính Micro ATX)
Intel gần đây vừa công bố một đặc tả về bảng mạch chính mới thứ ba gọi là micro -ATX nhằm vào các hệ thống cấp thấp được thiết kế với diện tích thậm chí nhỏ hơn NLX và yêu cầu về bộ nguồn nhỏ hơn. Các bảng mạch chính và thùng máy Micro -ATX mới này có thể được thiết kế để sử dụng mặc định bộ nguồn ATX hay bộ nguồn mới rất nhỏ SFX cho dạng Small (xem hình 3.8).
Hình 3.8. Bộ nguồn dạng SFX với quạt làm mát 60 mm
Bộ nguồn SFX được thiết kế một cách đặc biệt để sử dụng trong các hệ thống nhỏ chứa một lượng giới hạn phần cứng. PSU có thể cung cấp 90 W dòng 1 chiều (tối đa là 135 W) với 4 mức điện áp một chiều ở đầu ra (+ 5 V,+ 12 V, âm – 12 V và + 3.3 V). Các nguồn này là đủ cho một hệ thống nhỏ với bộ xử lý Pentium II, giao diện AGP, bốn khe cắm mở rộng và ba thiết bị ngoại vi như ổ đĩa cứng hay ổ CD-ROM.
Chú ý: Bộ nguồn SFX không cung cấp nguồn âm – 5 V tương thích với chuẩn bus ISA. Các hệ thống Micro ATX được giả định là chỉ sử dụng bus PCI hay giao diện AGP cho tất cả các card mở rộng trong máy và không sử dụng bus ISA.
Mặc dù Intel thiết kế bộ nguồn SFX với bảng mạch chính Micro - ATX, SFX, Xét một cách toàn bộ cũng là một chuẩn tương thích với các bảng mạch chính khác. Bộ nguồn SFX sử dụng cùng một đầu nối 20 chân được định nghĩa trong chuẩn ATX bao gồm cả các tín hiệu Power - ON và 5 V standby. Sự khác biệt giữa hai hệ thống SFX và ATX chỉ là thiết kế vật lý của thùng máy. Trong mô hình bộ nguồn SFX chuẩn, một quạt đường kính 60 mm được gắn trên bề mặt thùng máy và hướng về phía trong. Quạt sẽ hút khí vào bộ nguồn qua một lỗ hổng của hệ thống và thổi ra qua một cổng ở phía sau hệ thống. Việc gắn quạt bên trong theo cách này làm giảm tiếng ồn của hệ thống và đạt kết quả như thiết kế áp suất âm chuẩn. Trong nhiều trường hợp, một số quạt bổ sung có thể cần thiết để làm mát bộ xử lý trung tâm (xem hình 3.8).
Đối với các hệ thống yêu cầu khả năng làm mát cao hơn, một phiên bản khác cho phép một quạt 90 mm gắn trên nóc. Quạt với kích thước lớn hơn này sẽ cho khả năng làm mát lớn hơn và tạo ra các luồng khí cho các hệ thống cần nó (xem hình 3.9a, 3.9b).
Hình 3.9a. Bộ nguồn dạng SFX với quạt làm mát 90mm được gắn trên cùng.
Hình 3.9b. Bộ nguồn kiểu SFX với quạt mát 90mm đượcgắn trên cùng.
3.1.2. Các kiểu giắc cắm của bộ nguồn
Bảng 3.2 là sơ đồ bố trí chân của hầu hết các hệ thống LPX, Baby - AT, AT tiêu chuẩn và tương thích PC/ XT. Hai đầu nối 6 chân (P8 và P9) nối bộ nguồn với bảng mạch chính trong khi đó các đầu nối 4 chân giống hệt từ P10 đến P13 được sử dụng để cấp nguồn cho các thiết bị ngoại vi bên trong như ổ đĩa mềm hay ổ đĩa cứng. Hình 3.10 là các đầu nối P8 và P9 (đôi khi được gọi là P1, P2).
Hình 3.10. Các đầu nối P8 và P9 (hay P1/P2)
Tất cả các bộ nguồn máy tính tiêu chuẩn sử dụng các đầu nối P8 và P9 đều phải cài đặt chúng sát cạnh nhau sao cho hai dây màu đen (nối đất) của cả hai đầu nối nằm cạnh nhau. Chú ý rằng các tên gọi P8 và P9 không được chuẩn hoá mặc dù được sử dụng trong hầu hết các hệ thống của IBM. Trong một số bộ nguồn, các đầu nối này được gọi là P1, P2 hay có thể là tên khác. Do các đầu nối này thường có một chốt để ngăn không cho cắm ngược. Khi cắm phải tuân theo quy tắc đen - cạnh - đen mà còn phải đảm bảo là không có một chân nối nguồn nào của bảng mạch chính khi cắm đầu nối nguồn vào bị bỏ sót. Việc có bất kỳ một chân nào bị bỏ sót có thể gây ra những hỏng hóc nặng nề cho bảng mạch chính và tất cả những gì cắm vào đó khi bật máy.
Một số hệ thống có thể có nhiều hơn hay ít hơn các đầu nối với ổ đĩa. Ví dụ như trong hệ thống AT của IBM, bộ nguồn chỉ có 3 đầu nối tới ổ đĩa còn trong các bộ nguồn kiểu AT power có tới bốn đầu nối việc có nhiều hay ít đầu nối là do nó bị phụ thuộc vào công suất hoạt động của bộ nguồn, một số bộ nguồn ATX có thể có tới 8 đầu nối ổ đĩa.
Nếu muốn bổ sung ổ đĩa và cần tới các đầu nối từ bộ nguồn tới ổ đĩa, một cáp tách chữ Y có thể hỗ trợ việc này (xem hình 3.11). Các cáp kiểu này có thể tạo được hai đầu nối từ một đầu nối của nguồn. Phải đảm bảo là tổng đầu ra của bộ nguồn phải nằm trong khả năng mà công suất của bộ nguồn có thể cung cấp được.
Hình 3.11. Cáp chữ Y
Đầu nối
Kiểu AT
Kiểu PC/XT
P8-1
Power_Good (+5V)
Power_Good (+5V)
P8-2
+5V
Key (No connect)
P8-3
+12v
+12v
P8-4
-12v
-12v
P8-5
Ground(0)
Ground(0)
P8-6
Ground(0)
Ground(0)
P9-1
Ground(0)
Ground(0)
P9-2
Ground(0)
Ground(0)
P9-3
-5V
-5V
P9-4
+5V
+5V
P9-5
+5V
+5V
P9-6
+5V
+5V
P10-1
+12v
+12v
P10-2
Ground(0)
Ground(0)
P10-3
Ground(0)
Ground(0)
P10-4
+5V
+5V
P11-1
+12v
+12v
P11-2
Ground(0)
Ground(0)
P11-3
Ground(0)
Ground(0)
P11-4
+5V
P12-1
+12v
P12-2
Ground(0)
P12-3
Ground(0)
P12-4
+5V
P13-1
+12v
P13-2
Ground(0)
P13-3
Ground(0)
P13-4
+5V
Bảng 3.2. Các kết nối của bộ nguồn AT và PC/ XT
Chú ý rằng tất cả các bộ nguồn từ AT/ Desk tới Baby - AT và LPX đều sử dụng cùng một cấu hình chân. Chỉ có một chuẩn công nghiệp khác cho đầu nối từ bộ nguồn tới bảng mạch chính là đầu nối kiểu ATX 20 chân Molex 39-29-9202 (hay tương đương) (xem hình 3.12). Đầu nối kiểu này được sử dụng đầu tiên trong bộ nguồn kiểu ATX và sau đó là SFX. Đây là bộ nguồn 20 chân có khóa và chân được cấu hình như trong bảng 3.3. Màu sắc của các dây được khuyến nghị theo chuẩn ATX, tuy nhiên các màu sắc này không buộc phải tuân theo trong đặc tả ATX (nói cách khác, màu sắc của các dây này có thể khác nhau từ nhà sản xuất này tới nhà sản xuất khác).
Hình 3.11. Đầu nối trên bảng mạch chính kiểu ATX 20 chân
Màu
Tín hiệu
Chân
Chân
Tín hiệu
Màu
Da cam
+3,3V
11
1
+3,3V
Da cam
Xanh
-12v
12
2
+3,3V
Da cam
Đen
GND
13
3
GND
Đen
Xanh lục
PS_ON
14
4
+5V
Đỏ
Đen
GND
15
5
GND
Đen
Đen
GND
16
6
+5V
Đỏ
Đen
GND
17
7
GND
Đen
Trắng
-5V
18
8
Power_Good
Xám
Đỏ
+5V
19
9
+5VSB
Tím
Đỏ
+5V
20
10
+12v
Vàng
Bảng 3.3. Các kết nối của bộ nguồn ATX
3.1.2.1. Đầu nối tùy chọn của bộ nguồn ATX
Bổ sung vào đầu nối 20 chân (xem hình 3.13), đặc tả ATX còn định nghĩa một đầu nối sáu chân tùy chọn (hai hàng ba chân) cung cấp các tín hiệu như trong bảng 3.4. Máy tính có thể sử dụng các tín hiệu này cho màn hình và điều khiển quạt, giám sát điện thế của tín hiệu + 3.3 V tới bảng mạch chính, cung cấp năng lượng và nối đất cho các thiết bị theo chuẩn IEEE 1394 (Fire Wire).
Màu
Tín hiệu
Chân
Chân
Tín hiệu
Màu
Xám
Dự trữ
4
1
FanM
Trắng
1394
5
2
FanC
Xanh
Dự trữ
6
3
+ 3.3 V
Nâu
Bảng 3.4. Các kết nối tùy chọn của bộ nguồn ATX
Tín hiệu FanM cho phép hệ thống giám sát tình trạng quạt của bộ nguồn mà từ đó nó có thể có các tác động tương ứng như đóng hệ thống nếu có lỗi ở quạt.
Hệ điều hành sử dụng tín hiệu FanC với các điện thế biến thiên để điều khiển hoạt động của quạt trong bộ nguồn, chuyển nó về trạng thái năng lượng thấp hay tắt hoàn toàn khi hệ thống chuyển về chế độ chờ. Chuẩn ATX cũng xác dinh mức điện thế +1 V hay thấp hơn chỉ ra là quạt chấm dứt hoạt động và mức + 10.5 V trở lên là khi quạt hoạt động với tốc độ cao nhất. Các nhà sản xuất hệ thống có thể xác định một mức điện thế trung bình để điều khiển tốc độ của quạt. Nếu bộ nguồn không có mạch biến đổi tốc độ quạt, mọi mức điện thế lớn hơn + 1 V ở tín hiệu FanC đều được dịch thành lệnh chạy quạt ở tốc độ tối đa (và duy nhất).
Hình 3.12. Các kết nối tuỳ chọn của bộ nguồn ATX
Chú ý: Đặc tả SFX cũng định nghĩa việc sử dụng đầu nối điều khiển 6 chân nhưng chỉ sử dụng nó để điều khiển quạt trên một chân, 5 chân còn lại được dùng để dự trữ. Các công tắc nguồn.
Hầu hết các bộ nguồn ngày nay đều có một công tắc nguồn từ xa có thể điều khiển được từ mặt trước của thùng máy. Trong các dạng trước đó như AT để bàn hay Baby -AT đều sử dụng một công tắc tích hợp với vỏ của bộ nguồn. Do bộ nguồn được gắn ở góc phía sau của thùng máy, công tắc sẽ nằm ở mặt sau của thùng máy.
Các bộ nguồn trước ATX sử dụng một công tắc từ xa được nối với bộ nguồn thông qua một cáp bốn đường dây. Các đầu mút của dây cáp này lắp vừa với đầu nối dạng vấu cắm vào đầu nối của công tắc. Công tắc thường là một phần của thùng máy nên bộ nguồn thường có cáp và không có công tắc. Cáp từ bộ nguồn tới công tắc của thùng máy chứa bốn đường dây có màu khác nhau. Có thể có dây thứ năm để nối đất cho thùng máy.
Cảnh báo: Công tắc từ xa thường có nguồn 110 V hoặc 220 V xoay chiều tại mọi thời điểm. Có thể bị điện giật nếu sờ vào đầu các dây này khi bộ nguồn được cắm điện. Luôn luôn đảm bảo là bộ nguồn không được cắm điện trước khi nối hay cắm công tắc này.
Các mầu dây được miêu tả như dưới đây:
- Các dây màu nâu và xanh lam là dây nguồn và trung tính từ ổ cắm 110V hoặc 220V xoay chiều tới bộ nguồn. Các dây này luôn có dòng điện xoay chiều khi bộ nguồn được cắm.
- Các dây màu đen và trắng cung cấp dòng xoay chiều từ công tắc tới bộ nguồn. Các dây này chỉ có điện khi bộ nguồn được cắm và công tắc bật.
- Dây màu xanh lục hay màu xanh lục với sọc vàng là dây nối đất. Nó có thể được nối với thùng máy và giúp thùng máy được nối đất thông qua bộ nguồn.
Trên công tắc, các đầu nối cho các dây đều được mã hoá màu. Nếu không mã hoá, ta vẫn có thể cắm chúng một cách dễ dàng bằng cách cắm các dây màu xanh lam và nâu vào các đầu song song với nhau còn các dây đen và trắng được nối với các đầu đặt chéo góc với nhau. Xem hình 3.14 để biết thêm chi tiết.
Cảnh báo: Mặc dù việc mã hoá màu của các dây này được sử dụng trong hầu hết các bộ nguồn nhưng nó không phải là chính xác 100 %. Cũng có thể bắt gặp các bộ nguồn không sử dụng sơ đồ đánh dấu màu như đã nó ở trên. Vì vậy cần phải kiểm tra thật kỹ các dây nối trước khi cắm nó vào công tắc nguồn.
Hình 3.14. Các đầu nối từ xa của hai loại công tắc bộ nguồn
Chỉ cần các dây xanh và nâu nằm trên cùng một phía của đầu cắm còn dây đen và trắng nằm ở đầu kia thì bộ nguồn luôn làm việc đúng. Nếu cắm nhầm thứ tự các dây, khi bật điện sẽ gây ra chập nổ, bởi vì việc cắm sai này sẽ gây ra một dòng đoản mạch của nguồn điện lưới.
Tất cả các bộ nguồn ATX và tiếp sau đều có đầu nối với bảng mạch chính 20 chân và sử dụng tín hiệu PS - On để bật nguồn hệ thống. Do đó, công tắc từ xa không điều khiển một cách vật lý dòng điện từ nguồn 110V hoặc 220V xoay chiều tới bộ nguồn như trong các PSU cũ. Thay vào đó, trạng thái tắt hay bật của hệ thống được điều khiển bởi tín hiệu PS-ON nhận từ chân 14 trên đầu nối của nguồn ATX.
Tín hiệu PS-On có thể được sinh một cách vật lý bởi công tắc nguồn của máy tính hay một cách điện tử bởi hệ điều hành. PS - On là tín hiệu kích hoạt thấp nghĩa là tất cả các tín hiệu nguồn một chiều được sinh bởi bộ nguồn đều không được kích hoạt khi PS-On đang ở mức cao trừ tín hiệu + 5 VSB (standby) trên chân 9 luôn được kích hoạt mỗi khi bộ nguồn được cắm vào nguồn điện lưới xoay chiều. Tín hiệu + 5 VSB cấp nguồn để hoạt động cho công tắc từ xa trên thùng máy khi máy tính tắt. Do đó, công tắc từ xa trên các hệ thống kiểu ATX (bao gồm cả các hệ thống NLX và SFX) chỉ có dòng + 5 V một chiều chứ không phải dòng 110V hoặc 220 V xoay chiều như các dạng cũ.
3.1.2.2. Các bộ nối nguồn với ổ đĩa
Các đầu nối với ổ đĩa của bộ nguồn được chuẩn hoá hoàn toàn từ cấu hình chân và thậm chí là cả màu dây. Bảng 3.5 là sơ đồ bố trí chân chuẩn của đầu nối với ổ đĩa và màu sắc của các dây.
Chân
Màu dây
Tín hiệu
1
Vàng
+12 V
2
Đen
Nối đất
3
Đen
Nối đất
4
Đỏ
+ 5 V
Bảng 3.5. Sơ đồ bố trí chân của đầu nối nguồn ổ đĩa.
Để xác định vị trí chân 1 của đầu nối nguồn, hãy nhìn vào đầu nối nguồn một cách cẩn thận. Nó thường được in nổi trên mặt nhựa của đầu nối tuy nó thường rất nhỏ và khó đọc. Tuy nhiên các đầu nối này thường được đánh dấu và rất khó để có thể cắm sai. Hình 3.15 cho thấy cách đánh dấu tương ứng với các chân trên đầu nối nguồn.
Hình 3.15. Đầu nối cáp nguồn với ổ đĩa
Chú ý: Một số đầu nối có thể chỉ cung cấp hai dây, thường là + 5 V và một chân nối đất (chân 3 hoặc chân 4) do các ổ đĩa mềm loại mới chỉ sử dụng nguồn + 5 V.
3.1.2.3. Các kiểu đầu nối vật lý
Các đầu nối vật lý dùng trong các bộ nguồn máy tính theo chuẩn công nghiệp được IBM xác định lần đầu tiên trong các hệ thống PC/ XT/ AT nguyên thủy. Các hệ thống này sử dụng các kiểu đầu nối đặc biệt giữa bộ nguồn và bảng mạch chính (các đầu nối P8 và P9) và các đầu nối dành riêng cho đĩa cứng. Các đầu nối cho bảng mạch chính sử dụng trong tất cả các bộ nguồn theo chuẩn công nghiệp không có gì thay đổi từ năm 1981 (khi IBM PC xuất hiện) cho đến năm 1995 (khi Intel công bố chuẩn ATX). Các đầu nối nguồn ổ đĩa 4 chân của máy tính nguyên thuỷ được bổ xung thêm một đầu nối nguồn nhỏ hơn (cũng 4 chân) khi ổ đĩa mềm 3 1/2 inch ra đời vào năm 1986. Bảng 3.6 liệt kê các đầu nối chuẩn sử dụng cho ổ đĩa và bảng mạch chính.
Đặc tả đầu nối
Kiểu âm (trên cáp nguồn)
Kiểu dương (trên thành phần)
ATX/ NIX/ SFX (20pin)
Molex 39-29-9202
Molex 39-01-2200
ATX Optional (6-pin)
Molex 39-01-2906
Molex 39-30-1060
PC/ AT/ LPX Motherboard P8/ P9
P9 Burdy GTC6P-1
Burdy GTC 6RI
Disk Drive (large style)
AMP 1- 480424-0
AMP 1- 480426-0
Floppy Drrive (small style)
AMP 171822-4
AMP 171826-4
Bảng 3.6. Các đầu nối nguồn vật lý.
3.1.3. Tải của bộ nguồn
Bộ nguồn máy tính thường là nguồn kiểu xung ngắt mở mà không phải là dạng nguồn tuyến tính. Nguồn xung ngắt mở sử dụng một mạch tạo dao động để chuyển điện thế xoay chiều thành điện thế một chiều thấp hơn cung cấp cho các thành phần bên trong khối hệ thống của máy tính. Các bộ nguồn kiểu xung ngắt mở thường có kích thước nhỏ, trọng lượng thấp và năng lượng cao hơn so với kiểu nguồn tuyến tính. Phương pháp này cho phép bộ nguồn sử dụng một biến áp xung tần số cao có kích thước nhỏ và nhẹ hơn biến áp trong kiểu nguồn tuyến tính. Một đặc tính của tất cả các bộ nguồn kiểu xung ngắt mở là chúng không chạy khi không có tải Điều này có nghĩa là bắt buộc phải nối thiết bị tiêu thụ điện vào bộ nguồn để nó có thể làm việc được, như bảng mạch chính, các ổ đĩa và các card mở rộng. Nếu không có thiết bị nào được cắm vào, bộ nguồn sẽ bị cháy hoặc một mạch bảo vệ sẽ ngắt mạch. Hầu hết các bộ nguồn đều được bảo vệ trong tình trạng không tải và tự động ngắt. một số bộ nguồn “nhái” không có mạch bảo vệ này và do đó sẽ bị cháy sau một vài giây chạy không tải. Một số ít bộ nguồn có sẵn các điện trở làm tải và do đó không bị hỏng khi chạy không tải.
Theo đặc tả của IBM cho bộ nguồn chuẩn 192 W được sử dụng trong các hệ thống AT nguyên thuỷ, tải tối thiểu của dòng 7.0 A phải có điện áp + 5 V và dòng 2.5 A phải có điện áp + 12 V. Các hệ thống không có ổ đĩa cứng thường hoạt động không chính xác do các ổ đĩa mềm không có tải + 12 V trừ khi nó đang quay. Một số bộ nguồn có một tải tối thiểu cho cả nguồn + 5 V và +12 V. bộ nguồn sẽ bị ngắt nếu không đạt tới được tải tối thiểu này. Chính vì đặc tính này, khi IBM thiết kế hệ thống AT nguyên thuỷ không có đĩa cứng, họ đã cắm cáp nguồn cho đĩa cứng vào một điện trở 5 W/ 50 W được gắn trên một hộp kim loại nhỏ lắp ở vị trí ổ đĩa cứng và được gắn vào thùng máy. Thùng máy AT có các lỗ vặn vít trên nắp là được thiết kế để gắn hộp điện trở. Điện trở này được nối giữa chân 1 (+ 12 V) và chân 2 (nối đất) trên đầu nối nguồn của ổ đĩa cứng. Nó đặt dòng 2.4 A với điện áp + 12 V và do đó tiêu thụ công suất 28.8 W để cho phép bộ nguồn hoạt động chuẩn xác. Quạt làm mát trong hầu hết các hệ thống chỉ tiêu thụ dòng xấp xỉ từ 0.1 A đến 0.25 A. Nếu không có điện trở tải, hệ thống sẽ không thể khởi động và hoạt động chính xác. Bảng mạch chính luôn sử dụng điện áp + 5 V còn nguồn + 12 V sử dụng cho các mô tơ. Hầu hết các bộ nguồn ngày nay đều không cần tải lớn như trong hộ nguồn AT nguyên thủy. Trong hầu hết các bộ nguồn, điện áp + 3.3 V có dòng từ 0 A đến 0.3 A, điện áp + 5 V có dòng từ 2.0 A đến 4.0 A, điện áp + 12 V có dòng từ 0.5 A đến 1.0 A. Hầu hết các bảng mạch chính đều tiêu thụ nguồn + 5 V vì thế nguồn + 12 V có thể vẫn gây ra một số vấn đề trong các hệ thống không có lắp các ổ đĩa. Các bộ nguồn có công suất lớn thường yêu cầu tải nhỏ và đặc điểm này là một trong những tiêu chí để đánh giá bộ nguồn. Công suất của bộ nguồn, các thông tin kỹ thuật của bộ nguồn có thể tìm thấy từ nhà sản xuất hệ thống, trên tem dán trực tiếp trên bộ nguồn. Bảng 3.7 và 3.8 liệt kê các đặc điểm bộ nguồn của IBM và các bộ nguồn của các nhà sản xuất khác. Các đặc điểm đầu vào được liệt kê là điện thế các đặc điểm đầu ra là cường độ dòng điện (ampe) và các mức điện áp ra. IBM thông báo mức công suất ra dưới dạng công suất ra lý thuyết. Nếu nhà sản xuất bộ nguồn không có con số này, có thể tính toán công suất bằng công thức đơn giản sau:
Số Watt = Vol ´ Ampe
Ví dụ như bảng mạch chính được liệt kê tiêu thụ dòng 6 A ở điện áp + 5 V thì nó sẽ tiêu thụ công suất là 30 watt.
Bằng cách nhân điện áp và số ampe tại mỗi đầu ra và cộng các kết quả lại, có thể tính toán tổng công suất có thể cung cấp của bộ nguồn.
Tham số
PC
Port-PC
XT
XT-286
AT
Điện áp đầu vào mức tối thiểu
104
90
90
90
90
Điện áp đầu vào mức tối đa
127
137
137
137
137
Chuyển điện áp 110 V/ 220 V
Không
Có
Không
Tự động
Có
Cường độ dòng đầu ra (ampe)
+ 5 V
7,0
11,2
15,0
20,0
19,8
- 5 V
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
+ 12 V
2,0
4,4
4,2
4,2
7,3
- 12 V
0,25
0,25
0,25
0,25
0,3
Công suất đầu ra thực tế
63,5
113,3
129,9
154,9
191,7
Công suất đầu ra lý thuyết
63,5
114,0
130,0
157,0
192,0
Bảng 3.7. Công suất ra của các bộ nguồn trong hệ thống IBM
Bảng 3.7 là các mức đầu ra của bộ nguồn tuân theo các chuẩn công nghiệp. Hầu hết các nhà sản xuất đều có các bộ nguồn có công suất từ 100 W tới 450 W hay hơn. Bảng 3.8 là đầu ra của các bộ nguồn ở các mức điện áp khác nhau.
Công suất ra lý thuyết
100W
150W
200W
250W
300W
75W
450W
Dòng ra
+5V
10.0
15.0
20.0
25.0
32.0
35.0
45.0
-5V
0.3
0.3
0.3
0.5
1.0
0.5
0.5
+12v
3.5
5.5
8.0
10.0
10.0
13.0
15.0
-12v
0.3
0.3
0.3
0.5
1.0
0.5
1.0
Công suất ra thực tế
97.1
146.1
201.1
253.5
297.0
339.5
419.5
Bảng 3.8. Công suất ra của một số bộ nguồn tương thích phổ biến
Việc thêm điện áp + 3.3 V vào bộ nguồn sẽ làm các tính toán thay đổi đáng kể. Bảng 3.9 chứa dữ liệu của các bộ nguồn ATX có điện áp + 3.3 V
Công suất ra lý thuyết
235W
275W
300W
400W
Dòng ra
+ 3.3 V
14.0
14.0
14.0
28.0
+ 5 V
22.0
30.0
30.0
30.0
Max + 3.3 V/ + 5 V
125
150
150
215
- 5 V
0.5
0.5
0.5
1.0
+ 12 V
8.0
10.0
12.0
14.0
- 12 V
1.0
1.0
1.0
1.0
Bảng 3.9. Công suất ra của bộ nguồn ATX
Nếu tính công suất ra theo công thức đã có ở trên thì các PSU này dường như cung cấp đầu ra lớn hơn công suất của họ. Ví dụ như bộ nguồn 300 W có tổng công suất tính toán 1à 354.7 W. Tuy nhiên chú ý rằng bộ nguồn có đầu ra kết hợp tối đa của các điện áp + 3.3 V và + 5 V là 150 W. Như vậy tổng đầu ra chỉ 1à 308.5 W.
Hầu hết các bộ nguồn máy tính đều có công suất từ 150 W đến 300 W. Các bộ nguồn có công suất 300 W hay lớn hơn thường hỗ trợ tốt hơn đối với các hệ thống để bàn hay dạng tháp có đủ khả năng tùy chọn. Các bộ nguồn này có thể cấp nguồn cho mọi bảng mạch chính và card mở rộng cũng như số ổ đĩa lớn và các thiết bị ngoại vi khác.
3.1.4. Các chi tiết kỹ thuật của bộ nguồn
Bên cạnh công suất ra, nhiều chi tiết kỹ thuật cũng như đặc điểm khác của bộ nguồn làm nên một bộ nguồn chất lượng cao. Bộ nguồn chất lượng cao sẽ bảo vệ hệ thống tốt hơn và sẽ không bị ảnh hưởng khi một trong những tình trạng sau xảy ra:
- Ngừng chạy 100 % ở bất cứ khoảng thời gian làm việc nào.
- Nguồn yếu ở bất cứ thành phần nào.
- Có một xung điện tới 2.500 V đặt trực tiếp vào đầu vào xoay chiều (ví dụ như bị sét đánh)
Các bộ nguồn tốt có một có một dòng rò nối đất nhỏ hơn 500 micro ampe. Tính năng an toàn này rất quan trọng khi ổ cắm không có đường nối đất. Bên cạnh những tiêu chuẩn trên còn có những tiêu chuẩn khác để đánh giá một PSU. Để đánh giá được một PSU cần phải biết được các thông số kỹ thuật về bộ nguồn và ý nghĩa của nó như dưới đây:
Thời gian giữa các lần hỏng và thời gian trước khi hỏng: Đây là khoảng thời gian (được tính toán) trung bình, tính bằng giờ, mà bộ nguồn có thể hoạt động tốt trước khi hỏng. Các bộ nguồn thường có khoảng thời gian giữa các lần hỏng hóc khoảng 100.000 giờ hay lớn hơn tính theo lý thuyết. Tuy nhiên trên thực tế sẽ có những thay đổi rất khác.
Dải điện áp đầu vào (hay dải hoạt động): Là dải điện thế mà bộ nguồn có thể chấp nhận được từ nguồn điện lưới xoay chiều. Đối với dòng xoay chiều 110V, dải đầu vào từ 90 V đến 135 V là phổ biến. Đối với dòng 220 V, dải đầu vào thường là từ 180 V đến 270 V.
Dòng khởi động: Là dòng điện tiêu thụ lớn nhất của bộ nguồn ngay sau khi bật nguồn. Thông số này được biểu diễn bằng ampe tại một điện áp nhất định.
Thời gian duy trì: Là thời gian (tính theo mi li giây) mà đầu ra của bộ nguồn còn duy trì khi đầu vào bị ngắt. Thời gian này ở các bộ nguồn hiện nay thường có giá trị khoảng từ 15 ms đến 25 ms.
Thời gian đáp ứng nhanh: Là lượng thời gian (tính theo micro giây) mà bộ nguồn điều chỉnh điện áp đầu ra tới điện áp quy định khi có một biến đổi điện áp nhanh. Nói cách khác, là thời gian bộ nguồn cần để ổn định điện áp ra sau khi một thiết bị trong hệ thống bắt đầu hay kết thúc quá trình tiêu thụ điện năng. Bộ nguồn lấy mẫu dòng đang được sử dụng bởi máy tính tại các khoảng thời gian cố định. Khi một thiết bị dừng tiêu thụ điện trong một khoảng thời gian (ví dụ như ổ đĩa mềm ngừng quay), bộ nguồn sẽ cung cấp một điện áp cao ở khoảng thời gian đó. Lượng điện áp vượt quá này được gọi là quá áp, và thời gian đáp ứng nhanh là thời gian cần thiết để bộ nguồn điều chỉnh điện áp xuống mức bình thường. Thời gian đáp ứng nhanh thường được biểu diễn bằng các khoảng thời gian hoặc theo thay đổi của đầu ra như "các mức đầu ra vẫn giữ ổn định trong khi đầu ra thay đổi tới 20 %".
Bảo vệ khi quá áp: Là điểm ngắt đối với mỗi đầu ra mà ở đó bộ nguồn sẽ ngắt khi điện áp đầu ra lớn hơn mức cho phép. Các giá trị này được biểu diễn dưới dạng phần trăm (ví dụ như 120 % đối với điện áp + 3.3 V và + 5 V) hay giá trị điện áp (ví dụ như điện áp + 4.6 V đối với mức + 3.3 V và + 7.0 V đối với mức + 5 V).
Dòng tải cực đại: Là dòng cực đại (tính bằng ampe) có thể phân phối một cách an toàn qua một đầu ra cụ thể. Giá trị này có thể biểu diễn bằng ampe cho mỗi điện áp ra. Với các giá trị này, có thể tính toán tổng điện năng mà bộ nguồn có thể cung cấp và cả số thiết bị sử dụng các điện áp khác nhau mà bộ nguồn có thể hỗ trợ.
Dòng tải cực tiểu: Là dòng cực tiểu (tính bằng ampe) bị tiêu thụ bởi một đầu ra cụ thể. Nếu dòng tiêu thụ của một đầu ra nhỏ hơn mức cực tiểu này, bộ nguồn có thể hư hỏng hay có thể tự động đóng mạch.
Điều chỉnh tải: Khi dòng tiêu thụ bởi một đầu ra nào đó tăng hay giảm thì điện áp cũng thay đổi theo. Điều chỉnh tải là lượng thay đổi điện áp cho một đầu ra cụ thể một khi nó biến đổi từ tải cực tiểu tới tải cực đại (và ngược lại). Các giá trị này được biểu diễn bằng +/- phần trăm và thường nằm trong khoảng +/- 1% đến +/- 5 % cho các đầu ra + 3.3V, + 5 V và +12 V.
Điểu chỉnh dòng: Là thay đổi điện áp ra khi đầu vào xoay chiều biến đổi từ giá trị thấp nhất tới giá trị cao nhất. Bộ nguồn có khả năng chấp nhận nguồn vào xoay chiều biến đổi trong dải đầu vào và đầu ra chỉ biến đổi trong khoảng 1 %.
Hiệu suất: Là tỉ lệ công suất đầu vào trên đầu ra của bộ nguồn tính theo phần trăm. Giá trị của thông số này từ 60 % đến 85 % là phổ biến trong các bộ nguồn hiện nay. Từ 15 % đến 35 % còn lại bị chuyển thành nhiệt trong quá trình biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều. Mặc dù hiệu suất cao có nghĩa là toả nhiệt ít hơn và tốn ít điện hơn nhưng bên cạnh đó bộ nguồn còn phải thoả mãn các thông số như điều chỉnh tải và các thông số khác.
Độ gợn xoay chiều: Là trung bình điện áp của tất cả các ảnh hưởng của các thành phần xoay chiều lên đầu ra của bộ nguồn và thường được tính bằng mi li vôn. Các ảnh hưởng này là do các thiết bị điện mắc trên nguồn điện lưới xoay chiều gây ra.
3.1.5. Các yêu cầu cần thiết khi tiến hành sửa chữa nguồn máy tính
3.1.5.1. Yêu cầu về an toàn
Phần sơ cấp của nguồn có thể gây nguy hiểm, vì đầu vào của nguồn được kết nối trực tiếp với dòng điện xoay chiều và tụ điện lọc nguồn có điện áp lên tới 320 V khi nguồn làm việc, và sau khi đã tắt nguồn nếu không xả tụ lọc nguồn (vì một lý do nào đó nguồn không làm việc đúng nhưng cầu chì không hỏng dẫn đến có điện áp tích trên tụ lọc nguồn) khi sờ tay vào sẽ gây giật. Vì vậy cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây để tránh khỏi những rủi ro trên:
Khi làm việc cần phải đi giầy, dép, hoặc đứng trên các vật cách điện ví dụ như thảm cách điện.
Cần phải hết sức cẩn thận, không được động trạm tay vào những vùng có điện áp cao của bộ nguồn.
Không được đeo đồ trang sức hoặc những vật dẫn điện khác, vì khi sửa chữa các đồ vật này có thể chạm vào mạch điện và gây ra nguy hiểm.
Tiếp đất các thiết bị điện sử dụng để kiểm tra và sửa chữa nguồn.
Cần phải có sự hiểu biết về các thiết bị điện tử, cần phải biết rõ vị trí nào là điện áp lưới xoay chiều, hoặc một chiều có điện áp cao. Sử dụng đồng hồ vặn năng đo kiểm tra các giá trị điện áp trên đầu vào và nắm được các điểm kiểm tra có điện áp cao.
Nếu cần phải tháo bảng mạch ra khỏi vỏ, hãy đặt nó lên vật có thể cách điện và không được để bảng mạch chạm vào bất kỳ vật gì có thể gây ra ngắn mạch. Thông thường ta có thể đặt bảng mạch lên tấm nhựa hoặc các vật bằng gỗ.
Chỉ được hàn, hoặc chạm tay vào nguồn khi đã tắt nguồn, cần phải xả tụ điện lọc nguồn bằng một điện trở lớn hơn 2W (Ví dụ: đối với tụ có điện áp chịu đựng khoảng 200 V sử dụng một điện trở từ 1 KW đến 10 KW). Dùng đồng hồ vạn năng phù hợp kiêm tra để chắc chắn rằng không còn điện áp dư trên tụ.
Nếu cần phải kiểm tra khi nguồn đang có điện, cần phải đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo có giá trị lớn hơn với nguồn cần đo, tránh hiện tượng nguồn bị sốc có thể gây ra hỏng đồng hồ vạn năng.
3.1.5.2. Dụng cụ kiểm tra
Cần phải có đủ các dụng cụ cần thiết trong quá trình sửa chữa bộ nguồn của máy tính. Phần dưới đây chỉ ra các dụng cụ cần thiết dùng để kiểm tra bộ nguồn của máy tính:
Đồng hồ vạn năng chỉ thị số hoặc kim.
Máy hiện sóng
3.1.5.3. Dụng cụ tháo lắp
Dụng cụ dùng để tháo lắp có thể sử dụng một cách dễ dàng và thuận tiện, các dụng cụ dùng để tháo lắp được mô tả dưới đây:
Hút thiếc dùng để tháo gỡ các tụ điện và điện trở và các linh kiện khác gắn trong bảng mạch của bộ nguồn.
Tô vít các cỡ có cán nhựa dùng để tháo lắp các ốc, vít bắt trên bảng mạch.
CHƯƠNG 4: SỬA CHỮA NGUỒN MÁY TÍNH KIỂU AT
4.1. SƠ ĐỒ KHỐI KIỂU NGUỒN AT
Điện áp ra một chiều
Mạch lọc đầu vào
Khối chỉnh lưu và lọc DC
Mạch tạo xung ngắt mở
Biến áp ngắt mở
Bộ chỉnh lưu thứ cấp
Mạch lọc thứ cấp
Mạch so sánh và hồi tiếp
Chiều điện áp
Điện áp vào xoay chiều
Mạch dao động
4.1.1. Giải thích các thành phần mạch điện trên sơ đồ khối bộ nguồn kiểu AT
- Mạch lọc đầu vào: Mạch lọc đầu vào dùng để lọc bớt các xung nhọn do điện áp lưới hoặc các thành phần khác gây ra.
- Khối chỉnh lưu và lọc một chiều: Bộ chỉnh lưu có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều kết hợp với tụ lọc nguồn để tạo ra điện áp một chiều bằng phẳng cấp cho các thành phần bên trong của bộ nguồn.
- Mạch tạo xung ngắt mở: Mạch tạo xung ngắt mở có nhiệm vụ gây ra sự thay đổi về dòng điện trong cuộn sơ cấp biến áp ngắt mở để tạo ra điện áp cảm ứng cấp cho tải. Trong bộ nguồn máy tính mạch tạo xung ngắt mở không được thiết kế cách ly mát sơ cấp với mát thứ cấp. Nên nếu sờ tay vào vỏ máy thường gây ra giật. Vì vậy đối với nguồn máy tính cần phải nối mát cho vỏ máy để chống giật.
- Biến áp ngắt mở: Kết hợp với khoá ngắt mở để tạo sự thay đổi về dòng bên trong cuộn sơ cấp để đưa ra các mức điện áp thích hợp ở phần thứ cấp. Biến áp ngắt mở của nguồn mát tính kiểu AT được thiết kế để đưa ra các mức điện áp ± 5 V và ± 12 V một chiều. Đối với một số nguồn máy tính điện áp âm – 5 V một chiều được tạo ra bởi IC 7905.
- Bộ chỉnh lưu thứ cấp: Bộ chỉnh lưu thứ cấp kết hợp với tụ lọc nguồn để tạo ra các điện áp một chiều ở đầu ra của biến áp ngắt mở.
- Mạch lọc thứ cấp: Mạch lọc thứ cấp dùng để tạo ra điện áp bằng phẳng ở đầu ra của của nguồn.
- Mạch so sánh và hồi tiếp: Mạch này có nhiệm vụ so sánh và ổn định điện áp đầu ra của nguồn.
- Mạch dao động: Tạo ra xung điều rộng (Pulse Width Modulation) để lái khoá ngắt mở. Mạch này thường sử dụng IC TL494.
4.1.2. Sơ đồ nguyên lý nguồn AT
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý nguồn AT 200 W
4.1.2.1. Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch nguồn AT 200 W
Mạch này là nguồn kiểu xung ngắt mở (Switching Power Supply), mạch nguồn này sử dụng IC TL 494. Tương tự như mạch đã được sử dụng trong hầu hết nguồn có công suất từ 180 W đến 250 W. Điện áp 220 V xoay chiều qua cầu chì 5A qua mạch lọc đường dây (Line Fillter), qua các tụ lọc nhiễu đầu vào C1, C4 (100 nF/ 250 V) tới cầu đi ốt BD1, nắn một chiều 220 V tới tụ lọc C5, C6 (330 mF/ 220 V ) mắc nối tiếp. Điện trở R1, R2 dùng để san bằng điện áp trên hai tụ C5, C6 (khi đặt chuyển mạch về chế độ 220 V). ở chế độ 110 V tụ C5, C6 chuyển thành mạch nhân đôi điện áp. Điện áp này dùng để cấp nguồn nuôi cho tầng công suất của mạch dao động ở phần sơ cấp. Khi chuyển sang điện áp 110 V sẽ có dòng điện đi qua tụ C9 (1mF/ 250 V) qua cuộn 1 biến áp Tr3, cuộn 1 biến áp Tr2, cuộn 3, 2a biến áp Tr1 cấp cho mạch dao động dùng Transistor T1, T2 (2SC4242), lúc này do quá trình phóng nạp trên hai tụ C5, C6 tạo xung điện ban đầu kích cho tầng dao động T1, T2 làm việc. Khi hai Transistor T1, T2 làm việc sẽ tạo ra xung điện trên cuộn thứ cấp biến áp Tr2, khi đó trên cuộn 3a, 3b biến áp Tr2 sẽ có điện áp cảm ứng và được nắn qua đi ốt BD3a, BD3b, và trên đầu ra của biến áp Tr4 sẽ có các điện áp nhưng chưa ổn định. Điện áp + 12 V qua đi ốt D14, tụ lọc C16 (47 mF) cấp nguồn vào chân 12 IC 101 (TL 494). Khi đó IC 101 bắt đầu làm việc, đồng thời điện áp +12 V qua điện trở R23 (1.5 KW) qua đi ốt D5 qua cuộn sơ cấp 1a, 1b của biến áp Tr1 cấp cho Colector Transistor T3, T4. Chân 8 và chân 11 IC 101 cấp dòng điều khiển Transistor T3, T4 làm việc, và ổn định điện áp đầu ra của nguồn. Lúc này trên các đầu ra của biến áp Tr4 sẽ có các điện áp một chiều + 5 V và + 12V, âm – 5 V và âm - 12V. Các cuộn lọc từ L1 đến L4 (30 mH ), tụ lọc từ C24 đến C27 (470 mF) dùng để lọc và san bằng điện áp đầu ra. Để ổn định điện áp đầu ra của nguồn, mạch này sử dụng nguồn âm – 12 V qua điện trở R30 (1.2 KW) mắc nối tiếp với mạch phân áp điện trở R29 (1 KW), R28 (270 W) cấp cho Emiter Transisor T6 (nếu trong quá trình nguồn làm việc, điện áp âm – 12 V bị thay đổi do một nguyên nhân nào đó, thì Transistor T6 sẽ làm cho điện áp dương Transistor T5 thay đổi qua đi ốt D10 vào chân 4 IC 101 để điều khiển độ rộng xung của dao động. Điện áp + 5 V qua phân áp R34 (10 KW), R18 (4.7 KW) cấp vào chân 15 IC 101 và phân áp R17, R16 cấp vào chân 1 IC 101 để so sánh bảo vệ nguồn. Nếu có sự cố ở đầu ra + 5 V thì mạch bảo vệ sẽ làm việc và cắt nguồn. Trong nguồn này mạch so sánh và hồi tiếp sử dụng IC LM339 để làm nhiệm vụ bảo vệ khi có sự cố chập tải hoặc nguồn bị quá áp. Điện áp + 12 V qua đi ốt D15, tụ lọc C18 (100 nF) điện trở R35 (24 KW) đưa tới đầu vào IO 2a và tạo ra trên đầu ra IO2a có một điện áp ra 5V chuẩn dùng để so sánh. Khi có sự cố quá áp hoặc quá tải thì lúc đó điện áp tại chân 13 IC 101 TL 409 sẽ bị thay đổi dẫn đến mạch điều khiển tại chân 8 và chân 11 của IC 101 TL 494 cắt, mạch nguồn mất dao động.
Mạch lật trạng thái IO2b tạo ra trên đầu ra IO2b tín hiệu Power Good. Khi ấn nút (Reset) trên mặt trước của máy tính, sẽ làm cho nguồn khởi động lại.
4.2. THỨ TỰ TÌM PAN TRÊN MẠCH NGUỒN AT
4.2.1 Kiểm tra mạch nắn và chỉnh lưu sơ cấp
Nguồn điện áp cấp cho mạch nguồn ngắt mở bắt đầu từ giắc cắm nguồn điện lưới xoay chiều đưa đến đầu vào của mạch nắn và chỉnh lưu sơ cấp như hình 4.2. Cấp nguồn điện xoay chiều vào bộ nguồn.
Hình 4.2. Nguồn điện lưới đưa đến mạch nắn và chỉnh lưu sơ cấp
Trước cầu đi ốt BD1 sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều tại hai đầu tụ C2, C3 xem có không. Nếu không có, rút cáp nguồn ra. Sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở, kiểm tra cầu chì 5A xem có hỏng không. Nếu cầu chỉ hỏng, sử dụng đồng hồ kiểm tra cầu đi ốt BD1 xem có hỏng không. Nếu có phải thay thế cầu đi ốt BD1 rồi mới lắp cầu chì mới vào. Bởi vì, nếu một trong bốn đi ốt của cầu đi ốt BD1 bị chập, hỏng hoặc bị đánh thủng thì khi thay cầu chì mới vào sẽ có hiện tượng bật điện nổ cầu chì. Trường hợp khác nếu cầu chì 5A và cầu đi ốt không hỏng cần phải kiểm tra tiếp tụ lọc nguồn C5, C6 và điện trở R1, R2 xem có hỏng không, phát hiện hỏng thay thế bằng linh kiện khác. Nguyên nhân hai tụ lọc nguồn C5, C6 hỏng là do một trong hai điện trở R1 hoặc R2 bị đứt, điện áp phân áp trên hai tụ sẽ không cân bằng do đó một trong hai tụ sẽ phải chịu đựng điện áp lớn hơn tụ kia dẫn đến tụ bị đánh thủng, gây ra nổ cầu chì. Ngoài ra nếu Transistor ngắt mở T1 hoặc T2 bị chập CE gây ra hiện tuợng ngắn mạch trên nguồn, cũng dẫn đến hiện tượng khi thay cầu chì mới bật điện nổ cầu chì.
4.2.2. Kiểm tra tải
Đối với mạch nguồn dạng nguồn xung ngắt mở, khi một trong các tải ở đầu ra bị chập sẽ dẫn đến trường hợp mạch bảo vệ bị tác động dẫn đến ngắt dao động, ngắt nguồn đầu ra. Do đó khi xác định các hư hỏng của mạch nguồn cần phải chú ý đến việc kiểm tra phần thứ cấp của nguồn xem có làm việc đúng không, tải ở các đầu ra của nguồn có bị chập không. Cách thức kiểm tra tải của mạch nguồn AT tiến hành như sau:
Cấp nguồn cho bộ nguồn, đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo một chiều kiểm tra các điện áp tại đầu ra của nguồn xem có đủ không. Nếu không có cần phải kiểm tra các đi ốt nắn điện trên các đầu ra, trong mạch nguồn dạng nguồn xung ngắt mở đi ốt nắn điện thường là đi ốt xung. ở trong trường hợp này hãy kiểm tra các đi ốt BD3a, BD3b, BD2a, BD2b. Vị trí của các đi ốt nắn điện áp đầu ra như hình 4.3.
Hình 4.3. Vị trí của các đi ốt nắn điện tại đầu ra của nguồn
4.2.3. Kiểm tra khối dao động
Đây chính là thành phần mạch điện khó kiểm tra nhất trong mạch nguồn máy tính, bởi vì mạch nguồn này được thiết kế rất phức tạp. Đối với mạch nguồn dạng xung ngắt mở kiểu AT thường sử dụng IC dao động loại TL 494. Ngay sau khi cấp nguồn cho IC hoạt động, tín hiệu dao động sẽ xuất hiện ngay tại đầu ra của IC. Trong bộ dao động ngắt mở. Một linh kiện hỏng sẽ làm tê liệt hoạt động của mạch dao động. Để tiến hành kiểm tra bộ dao động được thuận tiện, cần phải chú ý các điều kiện sau:
Xem kỹ phần nguyên lý làm việc của nguồn AT, đây là điều kiện cần thiết để tránh được hiện tượng phát hiện sai hư hỏng, dẫn đến mất thời gian và đôi khi làm hỏng thêm mạch điện.
Phải biết cách kiểm tra, đo đạc linh kiện một cách chính xác. Đây là một việc làm rất quan trọng. Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện hư hỏng, mà bỏ qua một linh kiện nào đó, thì có thể dẫn đến công việc sửa chữa bị bế tắc.
Phải khoạnh được vùng hỏng hóc, biết kiểm tra linh kiện nào dễ bị hỏng, linh kiện nào ít hỏng.
Thông thường, các linh kiện dễ bị hỏng trên mạch nguồn kiểu xung ngắt mở dạng AT được thống kê theo thứ tự dưới đây:
Transistor ngắt mở, các đi ốt Zener, các đi ốt nắn điện, các đi ốt xung, điện trở cầu chì, điện trở bảo vệ, cầu đi ốt, IC tạo dao động…
Thành phần ít hư hỏng nhất trong mạch nguồn là biến áp xung, và các điện trở than.
Lưu đồ dưới đây chỉ ra cách thức tiến hành kiểm tra mạch dao động của bộ nguồn máy tính kiểu AT.
Kiểm tra điện áp cấp cho cực C Tranzitor ngắt mở
Bắt đầu
Kiểm tra Transistor ngắt mở
Kiểm tra dao động
Kiểm tra các đường hồi tiếp
Kết thúc
Thay Transistor ngắt mở
Dò phần nguồn từ bộ chỉnh lưu trở về trước
Kiểm tra các linh kiện liên quan đến mạch dao động
Hỏng
Mất
Mất
Tốt
Có
Có
4.2.4. Kiểm tra mạch bảo vệ
Trong mạch nguồn này mạch bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ khi quá t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY TÍNH.doc